You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Đề tài:

SƯU TẦM 3 SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC


NĂNG CÓ CÔNG DỤNG HỖ TRỢ PHÒNG NGỪA
BỆNH TIM MẠCH

GVHD: Hà Thị Thanh Nga


Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
1. Phạm Nguyễn Thảo Linh MSSV: 2005191140
2. Đinh Lan Phương MSSV: 2005190522
3. Trần Ngọc Quí MSSV: 2005190535

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Thành viên Công việc Đánh giá & nhận xét


Phạm Nguyễn Thảo Linh Nội dung Word + tài liệu Hoàn thành tốt nhiệm
2005191140 Chương 1 vụ được giao
Đinh Lan Phương Nội dung Word + tài liệu Hoàn thành tốt nhiệm
2005190522 Chương 3 vụ được giao
Trần Ngọc Quí Nội dung Word + tài liệu Hoàn thành tốt nhiệm
2005190535 Chương 2 vụ được giao

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................3

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................5

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................8

1.1. Nguyên nhân.....................................................................................................8

1.2. Phân loại...........................................................................................................9

1.3. Dấu hiệu..........................................................................................................12

1.4. Đối tượng........................................................................................................15

CHƯƠNG 2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THIẾT YẾU......................................17

2.1. Vai trò và chất dinh dưỡng dành cho người bệnh tim mạch...............................17

2.1.1. Ăn uống đa dạng.......................................................................................17

2.1.2. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng.................................................17

2.1.3. Ăn vừa đủ no.............................................................................................17

2.1.4. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo...........................................................17

2.1.6. Hạn chế ăn mặn........................................................................................18

2.1.7. Bổ sung chất sơ, vitamin và chất khoáng..................................................20

2.1.8. Hạn chế uống rượu, bia.............................................................................21

2.1.9. Uống nước theo nhu cầu của cơ thể..........................................................21

2.2. Nhóm thực phẩm hỗ trợ.....................................................................................22

2.2.1. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh mạch vành [6]...............22

2.2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh động mạch ngoại biên...27

2.2.3. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh thiếu máu cơ tim...........27

2.2.4. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh van tim hậu thấp...........28

3
2.2.5 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh viêm cơ tim..................29

2.2.6 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh suy tim............................29

2.2.7 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh rối loạn nhịp tim............30

CHƯƠNG 3. SẢN PHẨM HỖ TRỢ TRÊN THỊ TRƯỜNG.......................................31

3.1. Một số thực phẩm chức năng hỗ trợ người bệnh tim mạch................................31

3.1.1. Thực phẩm chức năng Doctor’s Best Nattokinase.....................................31

3.1.2. Thực phẩm chức năng Blackmores Super Strength Coq10.......................32

3.1.3. Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang.....................................................33

3.1.4. Thực phẩm chức năng Super Power Bi-Q10.............................................34

3.1.5. Thực phẩm chức năng Cholesterol Aid.....................................................35

3.1.6. Thực phẩm chức năng Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10........................35

3.1.7. Thực phẩm chức năng Bios Life C............................................................36

KẾT LUẬN.................................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Bệnh mạch vành thường xuất hiện ở người lớn tuổi, bị thừa cân béo phì......10

Hình 2. Bệnh động mạch ngoại biên quá nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi...................10

Hình 3. Thiếu máu cơ tim gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não............11

Hình 4. Viêm cơ tim gây viêm và hoại tử tế bào cơ tim..............................................11

Hình 5. Rối loạn nhịp tim khiến tim đập quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá
chậm (tần số < 60 lần/phút).........................................................................................12

Hình 6. Các nếp nhăn chéo trên dái tai.......................................................................14

Hình 7. Những người mắc cholesterol cao thường mắc bệnh tim mạch......................16

Hình 8. Thực phẩm chức năng Doctor’s Best Nattokinase.........................................32

Hình 9. Thực phẩm chức năng Blackmores Super Strength Coq10............................33

Hình 10. Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang........................................................33

Hình 11. Thực phẩm chức năng Super Power Bi-Q10................................................34

Hình 12. Thực phẩm chức năng Cholesterol Aid........................................................35

Hình 13.Thực phẩm chức năng Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10............................36

Hình 14. Thực phẩm chức năng Bios Life C...............................................................37

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Hàm lượng muối natri có trong một số loại thức ăn mà chúng ta hay sử dụng
(tính trên 100 gam thức ăn)..........................................................................................19

6
LỜI MỞ ĐẦU

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh
tim mạch ngày càng trẻ hóa do những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt hàng
ngày.

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn
cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống
kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm
33% ca tử vong. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở
người trưởng thành trong độ tuổi 18- 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì
có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên
gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người
không mắc bệnh.

Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần
suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với
bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc
bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Do đó, mỗi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh,
ăn uống hợp lý và nên kiểm soát tim mạch theo định kỳ, nhất là những đối tượng có
nguy cơ mắc bệnh cao.

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch.

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Nguyên nhân

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh
tim mạch ngày càng trẻ hóa do những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt hàng
ngày. Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim
mạch sẽ xảy ra sớm ở người trẻ. Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch ở tuổi
trưởng thành và trung niên là: Hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế
độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo
đường... Bên cạnh đó, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu, cứ 10 trẻ lại có
một trẻ bị béo phì. Béo phì lại dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng
cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá. [1]

Bệnh mạch vành: Sự tích tụ các mảng chất béo trong động mạch (xơ vữa động mạch)
là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh mạch vành. Những thói quen sống không lành
mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít rau quả củ, lười vận động, thừa
cân và hút thuốc có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. [2]

Rối loạn nhịp tim: Các nguyên nhân phổ biến của rối loạn nhịp tim bao gồm 2:

 Bệnh động mạch vành

 Bệnh tiểu đường

 Lạm dụng ma túy

 Sử dụng quá nhiều rượu hoặc caffeine

 Dị tật tim bẩm sinh

 Huyết áp cao

 Hút thuốc

 Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược

 Căng thẳng

 Bệnh van tim

8
Dị tật tim bẩm sinh: Dị tật tim bẩm sinh thường xảy ra khi bé còn trong bụng mẹ.
Các khuyết tật ở tim có thể phát triển cùng với sự phát triển của tim, khoảng một tháng
sau khi thụ thai, làm thay đổi lưu lượng máu trong tim. Một số điều kiện y tế, thuốc và
gen có thể đóng một vai trò trong việc gây ra dị tật tim. [2]

Bệnh cơ tim: Nguyên nhân của bệnh cơ tim, dày hoặc giãn cơ tim, có thể phụ thuộc
vào loại: [2]

 Bệnh cơ tim giãn nở: Nguyên nhân của loại bệnh cơ tim phổ biến nhất này
thường không được biết rõ. Tình trạng này thường khiến tâm thất trái giãn to.
Bệnh cơ tim giãn nở có thể do giảm lưu lượng máu đến tim (bệnh thiếu máu cơ
tim) do tổn thương sau cơn đau tim, nhiễm trùng, độc tố và một số loại thuốc,
bao gồm cả những loại thuốc dùng để điều trị ung thư. Bệnh cũng có thể được
di truyền từ cha mẹ.
 Bệnh cơ tim phì đại: Loại này thường do di truyền. Bệnh cũng có thể phát triển
theo thời gian do huyết áp cao hoặc lão hóa.
 Bệnh cơ tim hạn chế: Đây là loại bệnh cơ tim ít phổ biến nhất, khiến cơ tim trở
nên cứng và kém đàn hồi, có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân. Hoặc có thể
do các bệnh gây ra, chẳng hạn như rối loạn mô liên kết hoặc sự tích tụ của các
protein bất thường (bệnh amyloidosis).

Nhiễm trùng tim: Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng tim bao gồm: [2]

 Vi khuẩn
 Vi rút
 Ký sinh trùng

Bệnh van tim: Nhiều nguyên nhân có thể gây ra các bệnh về van tim. Bệnh van tim có
thể do bẩm sinh, hoặc van có thể bị hỏng do các tình trạng như: [2]

 Thấp tim
 Nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng)
 Rối loạn mô liên kết
1.2. Phân loại

9
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ
tử vong cao nhất tại Việt Nam. Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch
chủ, suy tim,… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không
kịp thời điều trị. [3]

Bệnh mạch vành: Bệnh tim mạch vành là bệnh do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi
các mảng xơ vữa. Bệnh mạch vành tuy để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe
nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách: không ăn quá mặn, nhiều chất béo, chất
ngọt, rèn luyện thể thao và tầm soát tim mạch định kỳ. [3]

Hình 1. Bệnh mạch vành thường xuất hiện ở người lớn tuổi, bị thừa cân béo phì

Bệnh động mạch ngoại biên: Động mạch ngoại vi là hệ thống gồm các động mạch
vừa và nhỏ đưa máu từ tim đi nuôi các bộ phận của cơ thể. Bệnh gồm có 2 thể: Bệnh
Buerger – viêm thuyên tắc mạch máu (xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi, nghiện thuốc lá) và
viêm/tắc động mạch do xơ vữa động mạch (thường xảy ra ở người bệnh cao huyết áp,
rối loạn chuyển hóa mỡ). [3]

Hình 2. Bệnh động mạch ngoại biên quá nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi

10
Thiếu máu cơ tim: Thiếu máu cơ tim (thiếu máu cơ tim cục bộ) là bệnh lý xảy ra khi
lưu lượng máu đến tim bị giảm. Lúc này, tim sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết
cho hoạt động co bóp máu đi nuôi cơ thể. Bệnh làm giảm khả năng bơm của tim, gây
tổn thương cho tim, loạn tim và nhồi máu cơ tim. [3]

Hình 3. Thiếu máu cơ tim gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Bệnh van tim hậu thấp: Là bệnh lý viêm tự miễn, thường gặp ở những vùng có khí
hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh gây ra bởi nhiễm vi trùng
Streptococus beta Hemolytique. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, van tim
hậu thấp có thể dẫn đến hẹp hở van tim, tổn thương mô khớp, thường xảy ra ở phụ nữ
trẻ, sau tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn mà không được điều trị kịp thời. [3]
Bệnh viêm cơ tim: Là bệnh tim mạch có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, chưa từng
mắc bệnh tim, viêm cơ tim có tỷ lệ đột tử cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh là do các loại siêu vi trùng (nhất là siêu vi
trùng Coxacki), hóa chất hoặc sự gia tăng hormone tuyến giáp. [3]

Hình 4. Viêm cơ tim gây viêm và hoại tử tế bào cơ tim

Suy tim: Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể thực hiện chức năng bơm máu đi
nuôi cơ thể hiệu quả. Bệnh có 4 mức độ, bao gồm: Suy tim tiềm tàng, suy tim nhẹ, suy
tim trung bình, suy tim nặng. Cần lưu ý, suy tim có thể điều trị nhưng không thể chữa

11
khỏi hoàn toàn do nguyên nhân gây bệnh là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng
tim. [3]
Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử nếu
không theo dõi sát sao và chữa trị sớm. Hơn thế nữa, đây là một trong những bệnh lý
tim mạch nguy hiểm, gây đau tức ngực, khó thở. [3]

Hình 5. Rối loạn nhịp tim khiến tim đập quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc
quá chậm (tần số < 60 lần/phút)

Bên cạnh 7 bệnh tim mạch nguy hiểm trên, bạn còn cần lưu ý một số bệnh lý tim mạch
nguy hiểm khác như: Bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (đột
quỵ), bệnh tim bẩm sinh, phình động mạch chủ bóc tách. [3]

1.3. Dấu hiệu

Theo thống kê trên thế giới, trong 4 người chết thì có một người bị bệnh tim mạch. Số
người bị bệnh tim mạch tử vong cao vì khi họ phát hiện tim mạch mình bị trục trặc và
lên cơn đau tim thì đã quá muộn. Thông thường, các bác sỹ sẽ khuyến cáo những dấu
hiệu của bệnh tim mạch như: đau ngực, thường xuyên mệt mỏi, ho dai dẳng… để bệnh
nhân thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu mà ít ai ngờ
đến cũng nên biết.

 Những dấu hiệu thường gặp [4]


 Đau ngực

Đây là biểu hiện của tình trạng cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh có cảm giác bị đè
nặng và tức ở ngực trái, ở trên rốn. Cơn đau thắt ở ngực có thể lan lên cằm, lên vai hay
sau lưng. Các biểu hiện đau này thường diễn ra theo chu kỳ, nhất là lúc người bệnh

12
gắng sức hay bị stress và nó thường kết thúc khi người bệnh nghỉ ngơi. Những cơn đau
này thường kéo dài 5-10 phút và thường lặp đi lặp lại.

 Thường xuyên mệt mỏi

Khi cảm thấy thường xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức sau các hoạt động bình thường, thậm
chí là ngay sau khi ngủ dậy, thì đây có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu đến não,
tim và phổi.

 Ho dai dẳng

Suy tim làm cho máu bơm không đủ để đủ nuôi cơ thể, nó thường ứ lại phổi. Dịch,
máu ứ đó sẽ thoát mạch, chui vào mô kẽ và vào các phế nan làm cho người bệnh bị ho
thành cơn và kéo dài dai dẳng. Các cơn ho này sẽ tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống.

 Buồn nôn, chán ăn

Buồn nôn, chán ăn là triệu chứng của nhiều thứ bệnh, nhưng nó cũng là dấu hiệu của
bệnh suy tim. Người bệnh thường có cảm giác no, tức bụng vì máu bị ứ ở gan và ở các
bộ phận tiêu hoá. Điều này làm cho gan và các cơ quan tiêu hoá bị giảm chức năng của
mình, làm người bệnh chán ăn và buồn nôn.

 Nhịp tim nhanh, mạch không đều

Khi bị bệnh tim, tim phải đập nhanh hơn để bù lại sự suy giảm chức năng bơm máu
của mình. Bênh nhân có thể nghe nhịp tim đập nhanh như trống đánh ở ngực.

 Hay lo lắng

Dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với sự lo lắng bình thường khi căng thẳng, nhưng lại
là dấu hiệu phổ biến cảnh báo bệnh suy tim. Khi lo lắng, bệnh nhân thường thở nhanh,
tim đập bất thường, lòng bàn tay, bàn chân bị đổ mồ hôi.

 Chóng mặt, ngất xỉu

13
Dấu hiệu này thường thấy ở người bị gián đoạn hay rối loạn nhịp tim ở mức độ
nghiêm trọng. Dù sau đó có tỉnh lại bình thường, nhưng không nên bỏ qua cảnh báo
này, mà phải đến bác sỹ ngay.

 Có hiện tượng phù nề

Khi cảm thấy bị phù ở mặt hoặc ở chân, mí mắt nặng trĩu..., nhất là sau khi ngủ dậy,
hãy đến bác sỹ để kiểm tra, vì có thể đây là dấu hiệu của suy tim.

 Những dấu hiệu ít ngờ [4]


 Dái tai có nhiều nếp nhăn Frank

Hình 6. Các nếp nhăn chéo trên dái tai

Các nếp nhăn chéo trên dái tai được bác sỹ Mỹ Sanders Frank nghiên cứu chỉ ra rằng
đây là dấu hiệu tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm cho hình thành mảng bám tích tụ
bên trong động mạch. Gần đây nhất, người ta cũng thấy rằng, những nếp nhăn này có
liên quan đến bệnh mạch máu não. Vì các nếp nhăn này được bác sỹ Frank phát hiện
và mô tả đầu tiên, nên người ta lấy tên ông đặt tên cho nó.

 U mỡ vàng

Các mụn mỡ màu vàng, được gọi là “xanthomas”, có thể xuất hiện ở khuỷu tay, đầu
gối, mông hay mí mắt cũng là một dấu hiệu ít gặp của bệnh tim mạch. Các nốt mụn
này thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tăng cholesterol máu, nhất là ai có mức
độ cholesterol xấu cao trong máu sẽ khiến chúng lắng đọng trong da. Những chất béo
này cũng tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tim.

14
 Vòng xám chung quanh tròng đen

Chất béo tích tụ cũng có thể được nhìn thấy trong mắt, dưới dạng một vòng tròn hay
một vòng cung màu trắng hay xám hoặc xanh chung quanh tròng đen mắt. Người ta
gọi đó là hiện tượng đục rìa giác mạc. Vòng này có đường viền ngoài sắc nét nhưng
đường viền bên trong lại mờ hơn. Dấu hiệu này thường không được rõ ràng nên nhiều
người không để ý. Vòng tròn thường bắt đầu từ phần trên và dưới của tròng đen rồi từ
từ mới mới tạo thành nguyên vòng xung quanh tròng đen. Nó hoàn toàn không cản trở
tầm nhìn.

Khoảng 45% những người trên 40 tuổi có quầng mỡ xung quanh tròng đen và khoảng
70% những người trên 60 tuổi mắc triệu chứng này. Và khoa học cũng đã chứng minh
vòng mỡ này có liên quan đến một số nguy cơ của bệnh tim mạch vành.

 Nướu bị hư và răng lung lay

Dựa vào răng miệng, người ta cũng có thể dự báo chính xác sức khỏe của tim mạch.
Miệng chứa đầy vi khuẩn, cả tốt lẫn xấu. Vi khuẩn xấu có thể từ miệng xâm nhập vào
máu và gây viêm mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ
ra rằng, rụng răng và viêm nướu hay viêm nha chu cũng là dấu hiệu của bệnh tim
mạch.

 Môi tím tái

Môi thường có màu hồng, nhưng khi nó chuyển sang tím tái thì có thể là do vấn đề về
tim, do thống hệ tim mạch không cung cấp đủ máu có chứa oxy đến các mô. Tất nhiên,
môi có thể bị tím tái nếu bị quá lạnh hay đang ở độ cao bất thường và do thiếu oxy tạm
thời. Và điều này sẽ hết đi nhanh chóng.

Trong thực tế, các triệu chứng trên cũng có thể do nguyên nhân lành tính. Nhưng nếu
ta nghi ngờ và cảm thấy lo lắng thì nên đến bác sỹ sớm nhất để phát hiện bệnh và điều
trị kịp thời, bởi vì bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm. Nó được ví như “kẻ giết người
thầm lặng”, có thể cướp đi sinh mạng con người nếu không được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời.

1.4. Đối tượng

15
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây bệnh tật và tử
vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Mỗi năm, các bệnh lý tim mạch đã cướp đi
mạng sống khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới. Ngày nay, bệnh tim mạch có xu
hướng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy,
phòng và kiểm soát bệnh lý tim mạch rất cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh, nâng
cao chất lượng cuộc sống. [5]

Bệnh tim mạch được hiểu đơn thuần là các rối loạn  tại tim và mạch máu. Những năm
gần đây các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh tim mạch đang có xu hướng   ngày
càng tăng và gặp ở mọi lứa tuổi. 

6 nhóm đối tượng thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như: [5]

Những người hay hút thuốc lá, thuốc lào: Các chất có trong khói thuốc như
Nicotine, Carbon monoxide ... là các yếu tố gây co thắt mạch máu, tổn thương lớp nội
mạc mạch máu gây nên quá trình huyết khối thành mạch và xơ vữa mạch máu. 
Những người ăn nhiều muối, ăn nhiều chất béo và Cholesterol: Thường có tình
trạng giữ nước, rối loạn chuyển hóa Lipid gây tăng huyết áp, đột quỵ não…

Hình 7. Những người mắc cholesterol cao thường mắc bệnh tim mạch

Những người ít hoạt động thể lực.


Những người thừa cân, béo phì.
Những người hay lo âu, căng thẳng kéo dài. Ví dụ người bị stress về tâm lý,
mắc bệnh trầm cảm kéo dài thì đều ảnh hưởng quá trình xơ vữa mạch máu. 
Những người bị rối loạn mỡ máu: Đối tượng này cũng gần giống với các đối
tượng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên nhóm đối tượng này thường có tính gia đình, tăng

16
Cholesterol, Triglyceride, các lipid nhỏ đậm đặc.. từ đó gây ra các bệnh xơ vữa mạch
máu và gây nguy cơ tim mạch rất cao.

17
CHƯƠNG 2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THIẾT YẾU

2.1. Vai trò và chất dinh dưỡng dành cho người bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, thiếu máu cơ
tim, bệnh van tim hậu thấp, bệnh viêm cơ tim,… rất phổ biến ở xã hội hiện đại.
Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn
nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v.v... Thật ra,
Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá...),
chất béo (dầu, mỡ...), chất tinh bột (gạo, khoai...), chất xơ (rau củ), hay potasium (có
nhiều trong nho, chuối)... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là
bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu người bệnh không ăn thịt
nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì.

Không nên ăn muộn vào bữa tối, tốt nhất là ăn trước giờ đi ngủ khoảng 1,5-2 tiếng.
Nếu hay ngủ muộn, bạn nên uống 1 cốc sữa trước khi lên giường. Đừng đi ngủ khi
thấy đói bụng. Để phòng bệnh tim mạch, ngoài việc tập luyện thể dục thể thao hợp lý,
bạn cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp với các nguyên tắc:

2.1.1. Ăn uống đa dạng

Bao gồm thức ăn có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thực vật (rau củ,
hoa quả, gạo, mỳ, các loại đậu).

2.1.2. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng

Nên ăn 3 bữa/ngày (người già 4-5 bữa/ngày), ăn đúng giờ quy định để tạo cho cơ thể
hình thành phản xạ: dạ dày tiết nhiều dịch vào khoảng thời gian nhất định, khiến sự
tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và dễ dàng.

2.1.3. Ăn vừa đủ no

Để tránh bị thừa cân và phòng ngừa bệnh tật, mỗi người nên ăn vừa đủ no, không ăn
nhiều, ăn cố.

2.1.4. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo

Với chế độ ăn giành cho bệnh nhân suy vành và bệnh nhân mắc động mạch chi dưới:
Người bệnh không nên uống sữa chưa tách bơ, ăn sô cô la, uống ca cao, ăn thịt có
cánh, lòng đỏ trứng và các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ), không dùng mỡ

18
động vật, thịt lợn, thịt cừu, thịt vịt, thịt gà tây, thịt ngỗng. Nên dùng các loại dầu có
nhiều axít béo không no như dầu ngô, dầu hướng dương hoặc dầu ô lưu khi chế biến
thức ăn. Đồng thời với việc áp dụng chế độ ăn, người bệnh cần dùng các thuốc hạ
lipides máu theo hướng dẫn của thày thuốc.

Hạn chế sử dụng các loại thịt, cá xuống còn 150-200 gam/ngày. Sử dụng thịt thăn, thịt
bắp không dính mỡ. Loại bỏ tất cả những phần mỡ nhìn thấy trước khi chế biến và
lượng mỡ được tạo ra trong quá trình đun nấu. Không ăn nước xào, nước ninh xương
ống, xương cục; không ăn da, đầu, cổ, cánh, chân của các loại gia cầm; hạn chế ăn phủ
tạng động vật.

Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, nhưng cũng phải hạn chế. Không ăn quá 2-3
quả trứng trong một tuần và phải cách ngày.

Nếu bác sĩ cho biết người bệnh bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn
chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng
cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não...

Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo
(như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là
các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ
năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào
cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý.

2.1.5. Hạn chế đồ ngọt

Đường là chất cung cấp một lượng lớn gluxit và calo, không có vitamin và khoáng nên
được gọi là chất chứa “calo rỗng”. Khi hấp thụ chất đường, cơ thể phải tiêu tốn một
lượng lớn vitamin nhóm B. Người thường xuyên ăn nhiều đường sẽ phát triển bệnh xơ
vữa động mạch, tiểu đường, ung thư.

2.1.6. Hạn chế ăn mặn

Thói quen ăn mặn rất có hại, là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim và xuất hiện
các cơn đau tim.

19
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim, cao huyết
áp. Ăn mặn ở đây không phải là chay-mặn mà là mặn-lạt, nghĩa là bạn phải hạn chế
muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông,
mắm,... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. Một câu hỏi thường được
đặt ra là phải hạn chế đến mức độ nào? Xin nêu một ví dụ, người bệnh suy tim nặng
chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả
ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu. Chế độ ăn như vậy sẽ làm thay đổi khẩu vị
nên đa số mọi người (nhất là ở nông thôn) có thói quen ăn mặn hầu như không thể
thực hiện được. Như vậy phải làm sao? Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến
mức tối đa có thể được.

Đầu tiên giảm dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy
nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những
bệnh thuyên giảm mà còn giúp giảm bớt được thuốc men.

Trong giai đoạn bệnh ổn định, có thể chỉ cần giảm lượng muối dùng khi chế biến thức
ăn và tránh sử dụng những thức ăn chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, trứng
muối, cá biển, thực phẩm đóng hộp,... Các thuốc lợi tiểu mà bệnh nhân phải dùng hàng
ngày có tác dụng ức chế tái hấp thu natri ở ống thận đã giúp cho bệnh nhân có thể áp
dụng một chế độ ăn giảm muối tương đối "lỏng lẻo" như chúng tôi vừa trình bày, tuy
nhiên, chế độ ăn giảm muối đơn giản này không áp dụng cho bệnh nhân đang trong
giai đoạn suy tim nặng, nhất là khi bệnh nhân bị phù nhiều. Lúc này ngoài việc không
sử dụng muối khi chế biến thức ăn còn phải loại bỏ tất cả thức ăn có nhiều muối natri
ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Để thực hiện tốt, người bệnh cũng như những người
thân trong gia đình nên nắm được):

Bảng 1. Hàm lượng muối natri có trong một số loại thức ăn mà chúng ta hay sử
dụng (tính trên 100 gam thức ăn)

Thịt 30 - 60 mg

Cá 60 - 80mg

Trứng 130 mg

20
Khoai tây, gạo, đậu cô ve, cà chua, đậu Hà Lan, cải
< 5mg
bắp

Cà rốt, đậu cô ve khô 50 mg

Bánh mì thường 500 mg

Bánh mì không muối 10 mg

Phô mai 500-1200 mg

Sữa toàn phần 50 mg

Hoa quả tươi < 5mg

Sô cô la 12 mg

2.1.7. Bổ sung chất sơ, vitamin và chất khoáng

Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có
tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa
nhiều chất có lợi cho sức khỏe được gọi là các flavonoid, hoạt động như các chất
chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch các hoa
quả như: chuối, nho, cam… rất giàu vitamin và khoáng chất. Chất xơ còn giúp hoạt
động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Nói chung loại thức ăn này thường
chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp hoạt động của hệ
tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt
đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm
nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Tuy nhiên trước những thông tin như vậy, người
bệnh thường lại hay áp dụng một cách quá đáng, như mỗi ngày ăn tới vài ký bưởi,
uống đến chục ly nước cà chua. Nguyên tắc quan trọng nhất trong vấn đề ăn uống vẫn
là điều độ.

Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả
như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định,
không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh tim, có loại thuốc làm giảm

21
potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó, người bệnh phải hỏi
kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?

Ngoài ra, hoa quả và rau xanh chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng lượng
cholesterol tốt cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một
số loại rau lá xanh thẫm (rau muống, dền,…) có chứa folate và vitamin B9. Folate
không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ tim mạch khỏe mạnh còn có thể làm giảm
homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ, giảm huyết áp,....

2.1.8. Hạn chế uống rượu, bia

Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói
chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nhưng đối với những người chỉ uống ít thì sao?
Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml
rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim
mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người
bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ
luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh
hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh
tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nghiện rượu gây ra những rối loạn trầm trọng
về tâm thần kinh. Với hệ tim mạch, rượu gây tổn thương cơ tim, tăng kích thước tim,
giảm khả năng đẩy máu của tim và khi đó, những công việc nhẹ có thể gây khó thở.
Rượu làm giãn các mạch máu ngoại vi, máu dồn ra ngoài da nhiều hơn, bởi vậy người
uống rượu dễ bị nhiễm lạnh (mất nhiệt), nhất là vào mùa đông. Nếu bị bệnh này, người
bệnh phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.

Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh
hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não,
thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết người bệnh phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút
thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.

2.1.9. Uống nước theo nhu cầu của cơ thể

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra,
quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một
người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt

22
nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay
bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể
gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện
qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu
cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ,
việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên
hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất
nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu
cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của từng người bệnh.

2.2. Nhóm thực phẩm hỗ trợ

2.2.1. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh mạch vành [6]

 Thực phẩm chống oxy hóa

Trái cây tươi nhiều màu sắc, rau củ màu đậm như: súp lơ xanh, cảo xoăn, cam, dưa
hấu, quýt, dâu tây, cà rốt,…

Ngũ cốc các loại: gạo lứt, bột yến mạch,…

Nên sử dụng dầu thực vật: dầu lạc, dầu hướng dương,…

23
Các loại quả hạch: hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó,…

Ormega 3 trong các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích (mỗi tuần nên ăn từ
3-5 buổi),…

Những loại thực phẩm trên không có nhưng có nhiều chất oxy hóa mà còn giàu chất
chống viêm cao, giúp giảm diễn tiến bệnh mạch vành.

Nếu đang sử dụng các thuốc chống đông máu kháng vitamin K cần hạn chế các thực
phẩm: hành tươi, cải bắp, rau chân vịt, rau mùi tây, củ cải tươi, rau cải son.

24
 Thực phẩm giúp tăng lưu thông máu

Lưu thông máu tốt rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, những thực
phẩm này đều chứa nhiều salicylate, giúp lưu thông máu tốt hơn bởi nó ngăn ngừa
hình thành cục máu đông.

Gia vị: gừng, tỏi, nghệ, hành tây, cam thảo, quế,…

Trái cây: việt quất, nho tươi, nho khô, dâu tây,…

 Thực phẩm giúp giảm cholesterol

Một số thực phẩm giúp giảm cholesterol máu là chất xơ hòa tan bởi nó giúp giảm hấp
thu chất béo tại ruột và tăng đào thải ra khỏi máu.

Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen

Rau xanh có độ nhớt cao, rau họ đậu: mồng tơi, rau đay, đậu hà lan, đậu đỏ,…

25
Trái cây: ổi, cam, táo, đu đủ, lê,…

2.2.1.1. Cách chế biến thực phẩm cho người bệnh mạch vành

Ưu tiên các món rau trộn, hấp, luộc

Loại bỏ da của gia cầm

Không sử dụng nước luộc thịt (trong chế biến canh, cháo)

Giảm sử dụng muối, bột canh khi chế biến

Không nên dùng cùng lúc bơ và sốt mayonnaise

2.1.1.3. Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành

 Buổi sáng:
 1 lát bành mì đen + 1 miếng trái cây + 180ml sữa không béo
 1 bát bún nhỏ + Nhiều rau + 1 hộp sữa chua tách đường
 1 cốc bột ngũ cốc + 1 miếng trái cây

 Buổi trưa:
 1.5 chén cơm lưng + 1 dĩa rau của quả luộc + 1 lạng cá/ 1 lạng thịt già/vịt

26
 Buổi tối
 1 chén cơm nhỏ + 1 dĩa rau củ quả luộc + 1 miếng đậu phụ/ 1 quả trứng gà

 Ăn nhẹ
 1 phần trái cây + 1 hộp sữa chua tách đường + 1 cốc sữa không đường

Ăn mặn làm tăng huyết áp và biến chứng bệnh mạch vành vì thế cần giảm lượng muối
hoặc bột canh dùng trong chế biên thực phẩm

Ngoài ra bệnh động mạch vành nên tránh ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, hạn chế
trứng, sữa bò nguyên kem vì dễ làm tăng cholesterol, tăng yếu tố viêm và từ đó thúc
đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa.

27
2.2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh động mạch ngoại biên

Nhiều bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên có mỡ máu tăng cao, bệnh cạnh việc
dùng thuốc, một chế độ ăn ít cholesterol và mỡ bão hòa là rất cần thiết để giúp làm
giảm mỡ máu, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B-6, C và E, folate, ormega 3. [7]

2.2.3. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh thiếu máu cơ tim

Rau: Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn, cần tây, rau muống,...là nguồn bổ
sung vitamin K lý tưởng, giúp bảo vệ thành mạch và đảm bảo quá trình đông máu
được diễn ra bình thường. Ngoài ra, rau xanh còn chứa các muối nitrat là giúp làm
giảm huyết áp giảm tính xơ cứng của mạch máu, thực phẩm giàu chất xơ như rau
xanh, trái cây giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn do làm giảm thời gian rỗng
dạ dày và có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, theo chuyên gia mỗi
ngày cần ăn khoảng 500gr rau củ và trái cây, việc ăn nhiều rau củ, trái cây giúp hạn
chế thu nhận các thực phẩm có lượng calo cao như thịt bò, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thức
ăn nhanh.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại hạt ngũ cốc được dùng phổ biến là gạo lứt, yến mạch,
lúa mì, kiểu mạch,…so với ngũ cốc tinh chế thì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ
hơn, có thể làm giảm lượng LDL-C, một loại cholesterol xấu tham gia vào quá trình
hình thành màng xơ vữa, hạ huyết áp, thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan như
yến mạch, các loại đậu và lúa mạch rất tốt để giảm mức cholesterol toàn phần bên
cạnh đó các loại đậu và hạt là nguồn cung cấp protein thực vật, chất xơ, chất béo lành
mạnh và chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Quả mọng: là những quả như dâu tây, việt quất, mâm xôi,.. chứa anthocyanin là hoạt
chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa sự phát triển mảng xơ
vừa động mạch, bên cạnh đó, quả mọng còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và
hạ huyết áp.

Quả bơ: là nguồn bổ sung chất béo không bão hòa đơn và kali tuyệt vời cho tim, một
nghiên cứu cho thấy, nếu ăn một quả bơ mỗi ngày,bạn có thể giảm được chỉ số LDL,
cholesterol, huyết áp và nguy cơ đột quỵ xuống thấp hơn 15%.

28
Thực phẩm giàu ormega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… các axit béo ormega 3 hữu ích
trong việc hạ huyết áp, giảm sự hình thành của các màng xơ vữa bám trong động
mạch, giảm nguy cơ đột từ do bệnh tim mạch,… nếu ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần liên tục
trong 8 tuần thì sẽ giảm được cả chỉ số huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính
trong máu nhưng tùy vào tình trạng của người bệnh theo chỉ định phù hợp.

Quả óc chó: là quả rất giàu chất xơ và các nguyên tố vi lượng như magie, đồng,
mangan,…theo một nghiên cứu thực hiện trên 365 người cho thấy chế độ ăn bổ sung
quả óc chó giúp làm giảm 16% LDL-cholesterol và huyết áp tâm trường xuống 2-3
mmHg. Ngoài óc chó , bạn có thể dùng những hạt khô khác như hạnh nhân, hạt bí, hạt
điều, hướng dương, hạt lanh… cũng cho tác dụng tương tự

Hạt họ đậu: Đậu chứa tinh bột khoáng có tác dụng hạ cholesterol và triglycerid trong
máu, ăn đậu thường xuyên còn giúp bạn cải thiện chỉ số huyết áp và ngăn ngừa phản
ứng viêm gây xơ vữa động mạch.

Socola đen được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ vôi hóa động mạch xuống
thấp hơn 32%, nguy cơ thiếu máu cơ tim ở người ăn sô cô la ít nhất 5 lần mỗi tuần
thấp hơn 57% so với những người không ăn.

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong động
mạch, cũng có thể hoạt động như một chất chống đông máu và cải thiện sự giãn nở của
mạch máu cho phép tăng lưu lượng máu.

Tỏi trong tỏi có chứa một chất gọi là allicin có tác dụng làm giảm cholesterol toàn
phần và LDL trong máu do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Củ nghệ có chứa curcumin là thành phần chính tạo nên màu vàng đặc trưng cho nghệ,
có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và hữu ích cho việc ngăn ngừa các cục máu
đông, không chỉ vậy curcumin có thể làm giảm chỉ số cholesterol xấu giảm sự hình
thành các màng bám trong lòng mạch.

Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và lượng muối cao như thịt bò,
muối, nước giải khát có gas, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn. [8]

2.2.4. Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh van tim hậu thấp

Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt trắng
như cá tươi, thịt gà,…

29
Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo như: thịt mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chiên
xào,... Ăn giảm mặn

Luyện tập thể dục mỗi ngày với các hoạt động vừa sức, phù hợp với tình trạng sức
khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… [9]

2.2.5 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh viêm cơ tim

Dầu oliu nguyên chất được tạo thành từ các chất béo không bão hòa lành mạnh, loại
dầu chứa một hợp chất chống viêm tốt gọi là oleocanthal giúp cải thiện các triệu
chứng do viêm gây ra đồng thời giám đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Thực phẩm chứa kali như khoai tây giàu tình bột xó xu hướng gây cảm giác không tốt
nhưng nó có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch lý do nạp nhiều thực phẩm giàu kali
cũng quan trọng như việc giảm natri để giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.

Cá nước lạnh có chứa nhiều chất béo hơn những loại khi sống trong môi trường khác.

Các loại hạt chống viêm như quả óc chó, hạnh nhân có chứa các axit béo không bão
hòa, chất xơ folate, vitamin E chống oxy hóa, các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học
như phytosterol có tác động chống viêm.

Một số loại rau xanh, củ quả.

Người bị viêm cơ tim không nên sử dụng caffein và rượu vì có thể khiến tim đập
nhanh hơn gây nguy hiểm cho người bệnh bị viêm cơ tim, thực phẩm chứa nhiều
muối, thc phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thịt. [10]

2.2.6 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh suy tim

Ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ có giá trị dinh dưỡng và
hàm lượng chất xơ cao giúp tiêu hoá tốt, kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa
huyết áp tốt.

Đạm ít béo: cá, thịt gia cần, thịt nạc hoặc các thực phẩm được chế biến từ những
nguồn đạm ít béo như trứng, sữa ít béo, dầu hạt cải, đậu nành,…

Ăn nhiều rau xanh, củ quả như rau chân vịt, rau đay, mồng tơi, khoai củ, cam, dưa
hấu, dâu tây,… rau xanh, củ, quả, là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên tốt
cho sức khỏe tim mạch.

30
Thực phẩm giàu Kali như thịt lợn nạc, khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải, bông cải
xanh, bơ, nho, chuối,…có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đau tim. [11]

2.2.7 Vai trò các chất dinh dưỡng với tình trạng bệnh rối loạn nhịp tim

Thực phẩm giàu khoáng chất làm giảm và ổn định nhịp tim như magie, natri, canxi,
kali, là những khoảng chất tuy cơ thể không cần quá nhiều nhưng sự thiếu hụt lại là
nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Các thực phẩm giàu ormega 3 như cá thu, các trích, cá chim trắng, cá hồi, cá ngừ, hoặc
ormega 3 nguồn gốc thực vật có trong hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, hạt
điều, việt quất,… giúp làm giảm nhịp tim, ngăn chặn nguy cơ rối loạn nhịp, đồng thời
hạ triglyceride và giảm nguy cơ tử vong.

Rau xanh, trái cây và chất xơ tốt cho0 tim mạch như bông cải xanh, cà chua, ớt
chuông, cà rốt, măng tây, táo, chuối, cam, quýt, kiwi, nho,… giúp tăng cường hệ miễn
dịch của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất và giảm viêm. [12]

31
CHƯƠNG 3. SẢN PHẨM HỖ TRỢ TRÊN THỊ TRƯỜNG
3.1. Một số thực phẩm chức năng hỗ trợ người bệnh tim mạch

Sản phẩm Theo các thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh tim ngày
một gia tăng và gây ra nhiều trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm
sinh, di truyền, lối sống không lành mạnh,…
Bên cạnh việc điều trị bằng cách can thiệp y tế, bạn có thể phòng ngừa cũng như cải
thiện sức khỏe tim mạch bằng các thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng tốt cho
tim có tác dụng tăng cường và hỗ trợ hoạt động tim mạch. [13]
3.1.1. Thực phẩm chức năng Doctor’s Best Nattokinase

Viên uống Doctor’s Best Nattokinase chứa enzyme được tìm thấy trong quá trình lên
men của đậu tương. Quy trình sản xuất dựa trên công thức của người Nhật với nguyên
liệu tự nhiên, an toàn. Doctor’s Best Nattokinase không chứa chất độc hại, và không
gây tác dụng phụ cho người dùng. Đây là thực phẩm chức năng tốt cho tim dùng được
cho cả người ăn chay,… [13]
Thành phần chính: Nattokinase, Magnesium Stearate, Contains Soy, Modified
Cellulose…
Công dụng của sản phẩm:
Ngừa sự hình thành các cục máu đông, hạn chế tình trạng ứ huyết, tai biến hay đột
quỵ.
Hỗ trợ điều hòa huyết áp cho người dùng, bảo vệ hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh.
Tăng tuần hoàn máu, cải thiện chứng tê bì chân tay hay đau vai gáy do tuần hoàn máu
kém gây ra.
Hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh sau tai biến hay đột quỵ.
Cách dùng: uống với nhiều nước, liều dùng 1-2 viên mỗi ngày sau bữa ăn.
Bao bì: sản phẩm dạng viên nang, được đóng gói ở dạng hộp,1 hộp có thể chứa 90
viên hoặc hộp chứa 270 viên.
Xuất xứ: Sản phẩm Nattokinase Doctor’s Best được sản xuất tại Mỹ và được nghiên
cứu bởi hãng  Doctor’s Best là hãng dược phẩm đứng top đầu ở Mỹ.
Giá bán: Giá bán của viên uống Doctor’s Best Nattokinase là 790.000 VNĐ.

32
Hình 8. Thực phẩm chức năng Doctor’s Best Nattokinase

3.1.2. Thực phẩm chức năng Blackmores Super Strength Coq10

Thương hiệu Blackmores không còn quá xa lạ với người dùng bởi nhiều sản phẩm
chăm sóc sức khỏe chất lượng. Blackmores Super Strength Coq10 có thiết kế dạng
viên nén dễ uống, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Đây được coi là giải
pháp chăm sóc tim mạch ưu việt nhất hiện nay. [13]
Thành phần chính: CoQ10 và tá dược.
Công dụng: 
Chống lại tác hại của các gốc tự do, bảo vệ màng lipid của tế bào.
Tăng cường chuyển hóa năng lượng và giúp các tế bào hoạt động tốt hơn.
Bảo vệ các cơ quan trong hệ tim mạch, ngừa bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ,…
Hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu của người dùng.
Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả, ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn.
Cách dùng: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người lớn nên uống 1 viên
Blackmores super strength coq10 mỗi ngày, sau khi ăn. Trẻ em muốn sử dụng cần có
sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Bao bì: Sản phẩm được điều chế với hàm lượng 300mg CoQ10 có trong mỗi viên nén.
Hộp 30 viên, 90 viên.
Xuất xứ: Viên uống được sản xuất bởi thương hiệu Blackmore nổi tiếng của Úc.
Giá bán: Giá bán của Blackmores Super Strength Coq10 là 469.000 VNĐ.

33
Hình 9. Thực phẩm chức năng Blackmores Super Strength Coq10

3.1.3. Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang

Ích Tâm Khang là sản phẩm được chứng minh lâm sàng và công bố trên Tạp chí Khoa
học Toàn cầu Canada năm 2014. Sản phẩm được khuyên dùng hỗ trợ cho người đang
điều trị bệnh tim mạch. Sử dụng sản phẩm giúp làm chậm tiến triển bệnh, hạn chế tần
suất nhập viện. [13]
Thành phần chính: Cao Natto, cao đan sâm, cao vàng đằng, L-carnitin,…
Công dụng: 
Hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau tức ngực, hồi hộp, khó thở, tăng lưu thông máu vào
tim và các bộ phận khác trong cơ thể.
Ngừa tai biến, suy tim, phù phổi, rối loạn nhịp tim, ngừa xơ vữa động mạch.
Tăng cường các hoạt động của tim mạch, ổn định huyết áp.
Cách dùng: đối với người có triệu chứng tim mạch nên uống 4 viên, chia 2 lần mỗi
ngày. Đối với người có nguy cơ tim mạch, người lớn tuổi nên uống 2 viên mỗi ngày.
dùng 4 viên chia thành 2 lần, uống trước bữa ăn từ 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Bao bì: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này được sản xuất dưới dạng viên nén. Hộp 3 vỉ x
10 viên.
Xuất xứ: tại Việt Nam, nhà sản xuất Hồng Bàng.
Giá bán: của Ích Tâm Khang là 210.000 VNĐ.

Hình 10. Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang

34
3.1.4. Thực phẩm chức năng Super Power Bi-Q10

Bi-Q10 là một sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ, gan và thận có xuất
xứ từ Mỹ. Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là người lớn muốn giảm
thiểu mệt mỏi và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim. [14]
Thành phần chính: coenzyme Q10 (CoQ10) 100MG, EPA /DHA HY-Concentrate
600mg, dầu lanh (flaxseed oil) 400mg, soy-lecithin 400mg, Vitamin E (d-alpha
Tocoferol) 30 IU và Gelatin.
Công dụng:
Tăng lưu thông máu tới động mạch vành, điều hòa và ổn định nhịp tim.
Giảm huyết áp, nhất là những người bị cao huyết áp giai đoạn đầu.
Nới lỏng và làm giãn nở các mạch máu, đặc biệt là tại vị trí gần tim, bảo vệ các lớp
màng bên trong động mạch khỏi tổn thương.
Cách dùng: Dùng sau bữa ăn
Người lớn sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị: mỗi ngày sử dụng 3 viên chia làm 3
lần trong ngày. Dùng trong vòng 8 tuần -12 tuần.
Sau đó duy trì mỗi ngày 2 viên, 1 viên/lần và dùng trong vòng 8 tuần – 12 tuần.
Ngoài ra có thể sử dụng liều lượng khác theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, dược sĩ
chuyên môn.
Bao bì: dạng viên nang mềm, hộp 60 viên hoặc hộp 100 viên.
Xuất xứ: Công ty Wand Health – Mỹ. Hãng sản xuất : Bio-Care
Giá bán: 645.000 VNĐ.

Hình 11. Thực phẩm chức năng Super Power Bi-Q10

35
3.1.5. Thực phẩm chức năng Cholesterol Aid

Cholesterol Aid là sản phẩm độc đáo dành cho người có nồng độ cholesterol trong
máu cao hoặc những người có tiền sử mắc mỡ máu trong thời gian dài. Viên uống này
cung cấp các sản phẩm tốt cho sắc đẹp và sức khỏe được nhiều người tin dùng.
Thành phần chính: Men gạo đỏ (Red Yeast Rice) 375mg, Cao Trầm (Gum Guggul)
110mg, Chromium (ACC) 200mcg. [13]
Công dụng:
Giảm thiểu cholesterol trong máu và đưa chỉ số này về mức ổn định qua đó hỗ trợ điều
trị bệnh mỡ máu.
Hỗ trợ hoạt động của tim mạch nhờ giúp đào thải đáng kể lượng triglyceride có trong
máu.
Tái tạo các tế bào khỏe mạnh mới, ngăn chặn quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Cách dùng:
Cholesterol Aid thường được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường hoặc có chỉ số
cholesterol và triglycerides cao trong máu. Nên sử dụng đủ liệu trình 3 tháng để có kết
quả tốt nhất.
Bao bì: dạng viên nang, hộp 60 viên.
Xuất xứ: Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Vitamins For Life – thương hiệu
hàng đầu ở Mỹ.
Giá bán: Cholesterol Aid trên thị trường khoảng 390.000 VNĐ.

Hình 12. Thực phẩm chức năng Cholesterol Aid

3.1.6. Thực phẩm chức năng Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10

Viên uống bổ tim mạch, điều hòa huyết áp Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10 là một
dẫn chất benzoquinon, phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể người và trong tự nhiên, có

36
đặc tính tương tự vitamin, nghĩa là cơ thể con người cần chúng với số lượng rất nhỏ.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt chất này sẽ gây ra các bệnh tật liên quan đến tim mạch. [15]
Thành phần: Hàm lượng 1 viên gồm Coenzyme Q10 30 mg, Hawthorn fruits powder
50 mg, Vitamin B1 0.55 mg, Vitamin B6 0.7 mg, Vitamin B12 1.25 µg,…Phụ liệu:
Dầu đậu nành (nguyên chất), gelatin, dầu đậu nành (đã hydro hóa một phần), glycerol,
sorbitol, lexithin (đậu nành) (chất nhũ hóa), sáp ong vàng (chất làm bóng), sắt oxit và
hydroxit, xanh brilliant FCF (phẩm màu).
Công dụng:
Làm chậm sự lão hóa.
Giảm nguy cơ tai biến tim mạch
Kích thích tế bào miễn dịch
Cung cấp vitamin và các dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạc
Giảm cholesterol trong máu
Điều hòa huyết áp
Giúp cơ tim mạch hoạt động tốt hơn.
Cách dùng:
Uống 1 viên/ngày, uống với nước trong bữa ăn. Không được nhai.
Bao bì: dạng viên nang mềm, hộp 30 viên.
Xuất xứ: DoppelHerz (Thương hiệu thuộc tập đoàn Queisser Pharma - Đức).
Giá bán: 330.000 VNĐ.

Hình 13.Thực phẩm chức năng Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10

3.1.7. Thực phẩm chức năng Bios Life C

Bios Life C là sản phẩm an toàn đã được chứng minh lâm sàng tại các trung tâm
nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ. Unicity Bios Life C được bào chế với công thức có chứa

37
chất xơ, vitamin và khoáng chất và các thành phần từ thiên,... giúp ngăn ngừa và điều
trị các bệnh về tim mạch hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, Bios Life C còn tăng
cường chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột, chống táo bón. [14]
Thành phần: Guar Gum, Phytosterols (Beta-sitosterol, Campesterol, Stigmasterol),
Gum Arabic, Locust Bean Gum, đường Maltodextrin, hương cam, Pectin, Yến mạch,
Bột cam, Citric Acid, Calcium Carbonate, Ascorbic Acid, Beta-carotene, Beta-
glucans, Sucralose, Niacinamide, D-Alpha Tocopheryl Acetate, cúc Morifolium,
Cyanocobalamin, Policosanol, Zinc Gluconate, Pyridoxine HCL, Riboflavin, Folic
Acid, Biotin, Thiamin HCL, Chromium.
Công dụng:
Cân bằng lượng Cholesterol, điều hoà chỉ số LDL và HDL về mức an toàn. Ổn định
huyết áp.
Hạn chế cảm giác thèm ăn, qua đó cải thiện đáng kể vóc dáng cho người thừa cân, béo
phì.
Bổ sung chất xơ, các dưỡng chất cần thiết và năng lượng tích cực cho cơ thể người
dùng.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp cơ quan này hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.
Cách dùng: Uống 1-2 gói (6.5g)/ngày, Uống tốt nhất từ 10-15 phút trước bữa ăn
chính. Trộn đều mỗi gói với 240-300 ml nước, nước trái cây, sữa hoặc nước giải khát.
Uống ngay lập tức. Có thể uống bất kỳ lúc nào có hoặc không có thức ăn.
Bao bì: dạng bột, 390g (60 gói/hộp).
Xuất xứ: Công ty Pro-Form Laboratories, Mỹ.
Giá bán: Bios Life C có giá giao động khoảng 1.500.000 VNĐ - 1.700.000 VNĐ 1
hộp.

Hình 14. Thực phẩm chức năng Bios Life C

38
KẾT LUẬN

Thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch là những sản phẩm có tác dụng bồi bổ và tăng
cường sức khỏe của tim nhờ vào việc làm chậm quá trình oxy hóa, chống lại gốc tự do.
Trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh
lý về tim mạch, chẳng hạn như suy tim, cao huyết áp, đột quỵ hay xơ vữa động mạch,

Tuy nhiên cần chú ý, thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch không phải là thuốc. Bởi
vậy nó cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị bệnh do bác sĩ kê đơn. Các sản
phẩm này có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau bởi đa phần đều được
bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, đảm bảo độ an toàn và lành tính tuyệt đối. Việc
sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn không cần sự
kê đơn từ bác sĩ, tuy nhiên bạn cần phải tuân thủ đúng liều lượng, thời điểm và lộ trình
uống được nhà sản xuất khuyến cáo.
Sản phẩm đó phải được nghiên cứu và sản xuất bởi một công ty uy tín, nổi tiếng trong
nước hoặc trên thế giới, phải được các cơ quan có trách nhiệm kiểm nghiệm nghiêm
ngặt và cấp giấy chứng nhận. Đã được nghiên cứu lâm sàng đồng thời có nhiều thông
tin liên quan được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống trong nước
cũng như nước ngoài.
Ngoài những yếu tố trên, sau một thời gian sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ tim
mạch thì người dùng nên kiểm tra xem sản phẩm này có phát huy tốt tác dụng hay có
xảy ra các phản ứng lên cơ thể hay không. Phương pháp được áp dụng lúc này là xét
nghiệm các chỉ số tại gan, thận, máu để xem lượng axit uric có tăng không. Trong
trường hợp các chỉ số xét nghiệm trên tốt lên hoặc không xấu đi thì bạn có thể yên tâm
sử dụng sản phẩm tiếp. Mỗi người đều có một cơ địa và sự phản ứng với thuốc khác
nhau, bởi vậy hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch cũng không
giống nhau.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Bệnh lý tim mạch: nguyên nhân gây tử vong hàng đầu," Vinmec international
hospital
https://centralpharmacy.vn/article/viem-co-tim-an-gi-kieng-gi.
[2] "Bệnh tim mạch - P2: Nguyên nhân - Phòng ngừa," Vinmec international
hospital
https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/benh-tim-mach-p2-nguyen-
nhan-phong-ngua/
[3] "7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình," Hệ thống Phòng
khám quốc tế CarePlus được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam
https://careplusvn.com/vi/7-benh-tim-mach-thuong-gap-va-cac-trieu-chung-dien-hinh.
[4] "Những dấu hiệu ít ngờ của bệnh tim mạch," Tạp chí khoa học công nghệ Việt
Nam
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/5255/nhung-dau-hieu-it-ngo-cua-benh-tim-mach.aspx, 2021.
[5] "Nhận biết và phòng tránh các bệnh lý tim mạch," Bệnh viện bãi cháy
http://www.benhvienbaichay.vn/news/tin-tuc-su-kien/nhan-biet-va-phong-tranh-cac-
benh-ly-tim-mach.html, 29/09 2021.
[6] "Bệnh mạch vành nên ăn gì và cách phòng ngừa bệnh," Medlatec
https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-mach-vanh-nen-an-gi-va-cach-phong-ngua-benh-s63-
n21507.
[7] "Bệnh động mạch ngoại biên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị "
Nhà Thuốc Long Châu
https://nhathuoclongchau.com/benh/benh-dong-mach-ngoai-bien-213.html.
[8] "BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CƠ TIM NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ," HỆ
THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
https://tamanhhospital.vn/thieu-mau-co-tim-nen-an-gi-kieng-gi/.
[9] "Bệnh van tim hậu thấp tim," Vinmec international hospital
https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/benh-van-tim-hau-thap-tim/.
[10] "Người bị viêm cơ tim nên ăn gì? Kiêng gì?," centralpharmacy.vn
https://centralpharmacy.vn/article/viem-co-tim-an-gi-kieng-gi.
[11] "Người bệnh suy tim nên ăn gì để sống khỏe?," suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-suy-tim-nen-an-gi-de-song-khoe-
169210909221536621.htm.
[12] "Những thực phẩm “khắc tinh” của bệnh rối loạn nhịp tim," suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-khac-tinh-cua-benh-roi-loan-nhip-tim-
169156047.htm.
[13] "Top 12 thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch," Dr Vitamin
https://drvitamin.vn/danh-gia/thuc-pham-chuc-nang-tot-cho-tim-mach.
[14] "Top 5 thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch được ưa chuộng," Bệnh viện đa
khoa Phương Đông
https://benhvienphuongdong.vn/top-5-thuc-pham-chuc-nang-tot-cho-tim-mach-duoc-
ua-chuong/.
[15] "Thực phẩm chức năng Doppelherz Aktiv Coenzyme Q10," Doppelherz
Vietnam
https://doppelherz.vn/.

40

You might also like