You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA Y – DƯỢC

CHUYÊN ĐỀ
TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ
(Thời gian thực hiện 27/11/2023 đến 22/12/2023)
LỚP ĐẠI HỌC Y ĐA KHOA KHOÁ 2018

Nhóm 26

TP. Hồ Chí Minh 12/2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA Y – DƯỢC

CHUYÊN ĐỀ
TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ
(Thời gian thực hiện 27/11/2023 đến 22/12/2023)
LỚP ĐẠI HỌC Y ĐA KHOA KHOÁ 2018

Họ và tên MSSV
Thị Thu Thảo 116018242
Nguyễn Thị Thu Thảo 116018236
Trần Thị Anh Thư 116018317
Trương Trần Thuý Văn 116018290
Nguyễn Phạm Thế Vinh 116018292
Lê Trần Tường Vy 116018347
Ngô Yến Xuân 116018312
Trần Thị Ngọc Yến 116018302
TP. Hồ Chí Minh 12/2023

2
CHUYÊN ĐỀ
TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ
MỤC LỤC TỰ ĐỘNG

I. ĐẠI CƯƠNG...................................................................................................5
1. Định nghĩa..................................................................................................5
a. Tăng huyết áp mạn:.............................................................................5
b. Tăng huyết áp thai kỳ:.........................................................................5
c. Hội chứng tiền sản giật - sản giật:......................................................5
d. Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn:........................................5
2. Tần số mắc.................................................................................................5
3. Yếu tố nguy cơ...........................................................................................5
4. Cơ chế bệnh sinh:.......................................................................................6
II. CHẨN ĐOÁN.................................................................................................6
1. Hội chứng tiền sản giật – sản giật..............................................................6
a. Dấu hiệu nặng của tiền sản giật...........................................................7
Tiền sản giật có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây) [3].................................7
b. Sản giật................................................................................................7
2. Tăng huyết áp thai kỳ.................................................................................7
3. Tăng huyết áp mạn.....................................................................................8
4. Tiền sản giật ghép THA mạn......................................................................8
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT........................................................................8
1. U tuỷ thượng thận......................................................................................8
2. Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ........................................................8
3. Hội chứng tán huyết do tăng Ure máu [3]................................................9
4. Xuất huyết giảm tiểu cầu [3]......................................................................9
5. Hội chứng Mirror.......................................................................................9
IV. BIẾN CHÚNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ...............................10

3
1. Biến chứng trên mẹ..................................................................................10
Là hậu quả của tình trạng co mạch gây tổn thương nội mô.........................10
a. Hoại tử tế bào gan.............................................................................10
b. Hội chứng HELLP.............................................................................10
c. Suy thận cấp......................................................................................10
d. Sản giật..............................................................................................10
e. Phù phổi cấp......................................................................................11
f. Xuất huyết não....................................................................................11
g. Nhau bong non..................................................................................11
h. Băng huyết sau sinh..........................................................................12
2. Biến chứng trên thai (liên quan đến chậm tăng trưởng trong tử cung)....12
a. Sinh non.............................................................................................12
b. Thai giới hạn tăng tưởng trong tử cung............................................12
V. ĐIỀU TRỊ......................................................................................................12
1. Các thuốc chống tăng huyết áp................................................................12
· Nhóm thuốc hủy giao cảm : alpha methyldopa..................................13
· Nhóm thuốc tác dụng trực tiếp trên cơ trơn thành mạch: Hydralazin 13
· Nhóm thuốc phong tỏa alpha, beta adrenegic: Labetalol...................13
· Thuốc ức chế kênh canxi: Nifedipine và Nicardipine........................14
· Nhóm lợi tiểu quai Henle: Furosemid................................................14
2. Thuốc phòng ngừa co giật........................................................................14
VI. QUẢN LÝ TIỀN SẢN GIẬT.....................................................................15
1. Quản lý tiền sản giật: quản lý chấm dứt thai kỳ và các vấn đề liên quan 15
2. Thuốc chống tăng huyết áp và Magnesium sulfate..................................18
3. Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật...................................19
VII. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG...............................................................19
1. Theo dõi...................................................................................................19
2. Tiến triển và Tiên lượng...........................................................................20
4
VIII. TẦM SOÁT VÀ DỰ PHÒNG................................................................20

Danh mục từ viết tắt


THA Tăng huyết áp
HA Huyết áp
TMC Tĩnh mạch chậm
MIBG Metaiodobenzylguanidine
LCHAD Long Chain 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase deficiency
AFLP Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ
HUS Hội chứng tán huyết do tăng Ure máu
XHGTC Xuất huyết giảm tiểu cầu
I. ĐẠI CƯƠNG
Phân loại tăng huyết áp trong thai kỳ [1] bao gồm:
1. Hội chứng tiền sản giật-sản giật
2. Tăng huyết áp thai kỳ
3. Tăng huyết áp mạn (do bất cứ nguyên nhân nào)
4. Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn.
1. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu tăng ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương tăng ≥
90mmHg. [2]
a. Tăng huyết áp mạn:
Tăng huyết áp mạn là các trường hợp tăng huyết áp xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ
hoặc tăng huyết áp đã có trước mang thai.
b. Tăng huyết áp thai kỳ:
Tăng huyết áp thai kỳ là tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, THA lần đầu được phát hiện sau
tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, không có protein niệu, và HA trở về bình thường trước tuần lễ 12
của thời kỳ hậu sản.
c. Hội chứng tiền sản giật - sản giật:
Tiền sản giật là khi có sự phát triển của tăng huyết áp mới khởi phát kèm protein niệu có thể
có phù sau tuần 20 tuổi thai .
d. Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn:
- Tăng huyết áp mạn có đạm niệu mới xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ.
- Tăng huyết áp mạn có đạm niệu xuất hiện trước 20 tuần nhưng huyết áp tăng cao đột ngột
hoặc cần phải tăng liều thuốc hạ áp, đặc biệt trên các bệnh nhân đang kiểm soát tốt huyết áp,
hoặc mới xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng khác: đạm niệu tăng đột ngột, tăng men gan,
giảm tiểu cầu < 100.000/µL, đau hạ sườn phải, phù phổi…
2. Tần số mắc
Rối loạn tăng huyết huyết áp xảy ra trong khoảng 12-22% các thai kỳ, là nguyên nhân quan
trọng của bệnh suất và tử suất chu sinh cho cả mẹ và thai nhi. Bệnh tăng huyết áp chiếm 20%
tử vong mẹ ở Hoa Kỳ. Việt Nam tỉ lệ này là 16,3 % [2]
3. Yếu tố nguy cơ
- Con so
- Đa thai
- Mẹ trên 35 tuổi
- Thụ tinh ống nghiệm
- Tiền sử có tiền sản giật, tiền sử gia đình tiền sản giật
- Tiền sử giảm tiểu cầu
- Tăng huyết áp mạn hoặc bệnh lý thận mạn hoặc cả hai
5
- Đái tháo đường tuýp I hoặc II
- Bệnh lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid
- Béo phì [2]
4. Cơ chế bệnh sinh:
Cơ chế tiền sản giật hiện nay được chấp nhận nhất là làm tổ bánh nhau với sự xâm nhập bất
thường của các nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn. [1]
- Trong thai kỳ bình thường: Các nguyên bào nuôi biến đổi để có hình dạng giống tế bào nội
mô. Sau đó chúng xâm lấn động mạch xoắn tử cung ở màng rụng và cơ tử cung, thay thế lớp
nội mô mạch máu, phá hủy lớp áo giữa, mô cơ, lớp đàn hồi l,àm các động mạch xoắn từ khẩu
kính nhỏ đề kháng cao trở thành khẩu kính lớn đề kháng thấp, từ đó tưới máu bánh nhau đầy
đủ, phù hợp để dinh dưỡng thai. [1]
- Trong tiền sản giật: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi bị giới hạn, chỉ xảy ra ở màng
rụng, trong cơ tử cung các động mạch xoắn vẫn còn khẩu kính nhỏ, đề kháng cao dẫn đến
thiếu máu nuôi nhau. Để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy nhau, bánh nhau sản sinh nhiều yếu
tố đi vào dòng máu mẹ gây tình trạng rối loạn chức năng tế bào nội mô. Trong các yếu tố đó,
sFlt-1 và sEng được quan tâm nhiều nhất, chúng được sinh ra và đối kháng với PlGF- một yếu
tố tăng trưởng nội mô mạch máu do bánh nhau tiết ra. [1]
II. CHẨN ĐOÁN
1. Hội chứng tiền sản giật – sản giật
Tiền sản giật là một hội chứng bao gồm THA có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của
thai kỳ [1]
Tuy nhiên, có khoảng 10% THA thai kỳ xuất hiện cơn co giật nhưng không có đạm niệu.
Đồng thời các bằng chứng gần đây cho thấy số lượng đạm niệu không có mối liên quan đến
kết cục xấu của thai kỳ.[1]
Bảng 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật theo ACOG 2013 [3]
Huyết áp HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg qua 2 lần đo
cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ ở phụ nữ có HA
bình thường trước đó.
HA tâm thu ≥ 160mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg, THA được
xác định trong thời gian ngắn (vài phút) để thích hợp cho điều trị hạ áp cho
bệnh nhân.

Đạm niệu ≥ 300 mg trong 24 giờ (hoặc lượng đạm này được suy ra từ một khoảng
thời gian thu thập nước tiểu tương ứng)
Hoặc chỉ số protein/creatinin ≥ 0.3
Dip-Stick ≥ 2+ (chỉ sử dụng khi các phương pháp định lượng khác không
có sẵn)
Hoặc trong trường hợp không có đạm niệu, THA mới xuất hiện kèm với 1 trong các dấu
hiệu mới khởi phát sau:
Giảm tiểu Tiểu cầu <100.000/uL
cầu
Suy thận Creatinin huyết thanh <1.1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết
thanh bình thường mà không có nguyên nhân do bệnh lý thận khác
Suy tế bào Men gan trong máu tăng gấp 2 lần bình thường.
gan
Phù phổi

Các triệu Nhức đầu mới khởi phát không đáp ứng điều trị nội khoa, không có

6
chứng của nguyên nhân khác, có triệu chứng thị giác.
não và thị
giác
Tiền sản giật không dấu hiệu nặng và tiền sản giật dấu hiệu nặng [1]
- Các phân loại trước nay phân biệt tiền sả giật nhẹ và tiền sản giật nặng. Tuy nhiên, do
tiền sản giật là một quá trình động có thể tiến triển nhanh và hơn thế nữa thuật ngữ
tiền sản giật nhẹ có thể làm lơ là việc theo dõi bệnh, nên ACOG không còn dùng thuật
ngữ tiền sản giật nhẹ nữa.
- Thay cho thuật ngữ , người ta phân tiền sản giật thành tiền sản giật không có dấu hiện
nặng và tiền sản giật có dấu hiệu nặng.
a. Dấu hiệu nặng của tiền sản giật
Tiền sản giật có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây) [3]
- HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg qua hai lần đo cách nhau
ít nhất 4 giờ khi bệnh nhân đã nằm nghỉ ngơi trên giường( trừ trường hợp thuốc hạ áp
đã sử dụng trước đó).
- Giảm tiểu cầu : tiểu cầu <100.000/uL
- Suy chức năng gan (tăng gấp 2 lần giá trị bình thường). Đau nhiều ở hạ sườn phải
hoặc đau thượng vị không đáp ứng với thuốc và không có nguyên nhân khác.
- Suy thận tiến triển (creatinin huyết thanh >1.1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin
huyết thanh bình thường mà không do bệnh lý thận khác)
- Phù phổi
- Các triệu chứng của não và thị giác.
Như vậy theo quan điểm mới của ACOG 2013 đã có 2 tiêu chuẩn cũ của chẩn đoán tiền sản
giật nặng đã bị loại khỏi danh sách tiêu chuẩn chẩn đoán mới là đạm niệu > 5g trong 24 giờ
và thai với tăng trưởng giới hạn trong tử cung.[1]
Tiền sản giật khởi phát sớm và tiền sản giật khởi phát muộn
- Thời điểm khởi phát tiền sản giật là một chỉ điểm quan trọng cho kết cục bất lợi của
tiền sản giật.
- Người ta phân tiền sản giật có khởi phát sớm và tiền sản giật có khởi phát muộn.
+ Tiền sản giật khởi phát sớm trước tuần lễ thứ 34 liên quan có ý nghĩa với các kết cục
xấu của thai kỳ: tăng tỉ lệ chết chu sinh và chết sơ sinh, tăng nguy cơ của chết thai, sản giật và
phù phổi,… [3]
+ Tiền sản giật khởi phát muộn là tiền sản giật khởi phát từ tuần lễ thứ 34.
Do đó cho thấy tiền sản giật muộn có tiên lượng tốt hơn tiền sản giật khởi phát sớm.
b. Sản giật
- Sản giật là tình trạng có cơn co giật khởi phát trên phụ nữ bị tiền sản giật mà không
giải thích được bởi nguyên nhân nào khác.
- Cơn sản giật có thể xảy ra trước sinh, trong chuyển dạ hoặc sau sinh 48-72 giờ. [2]
- Diễn tiến điển hình của sản giật: [2]
+ Tiền triệu: đau đầu dữ dội vùng chẩm, trán, mờ mắt, sợ ánh sáng, rối loạn tâm thần
(lơ mơ), tăng phản xạ gân sâu. Tuy nhiên, có thể không triệu chứng.
+ Co cơ toàn thân: bắt đầu rung ở mặt, vài giây sau co cứng toàn thân, kéo dài trong
15– 20 giây
+ Co cơ cục bộ: Các cơ hàm, mi mắt, cơ mặt và tất cả các cơ khác thay phiên co giãn
rất nhanh, kéo dài #01 phút
+ Hồi phục:
· Cử động của các cơ yếu dần, ít dần và cuối cùng thai phụ bất động, có thể ngưng thở
nhưng sau đó thở sâu và có thể hôn mê.
· Không nhớ các sự kiện ngay trước, trong và sau cơn giật
7
2. Tăng huyết áp thai kỳ
- Khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg trong 2 lần đo
cách nhau ít nhất 4 giờ, xuất hiện sau tuần 20 tuổi thai, và sản phụ có HA bình thường
trước đó, không có protein niệu và không có các dấu hiệu nặng khác, HA trở lại bình
thường sau khi sinh
- Thường khó để phân biệt giữa tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ trên sản phụ nếu
tăng huyết áp đột ngột ở cuối thai kỳ. Trong những trường hợp như vậy nên xem và xử
trí như một trường hợp tiền sản giật.
- Thường khó để phân biệt giữa tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ trên sản phụ nếu
tăng huyết áp đột ngột ở cuối thai kỳ. Trong những trường hợp như vậy nên xem và xử
trí như một trường hợp tiền sản giật [3]
3. Tăng huyết áp mạn
Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg trước khi có thai
hoặc trước tuần lễ 20 của thai kỳ và kéo dài sau 12 tuần hậu sản.[3]
4. Tiền sản giật ghép THA mạn
- Người bệnh có tăng huyết áp trước tuần lễ 20 của thai kỳ, protein niệu (+) trước hoặc
sau tuần lễ 20 của thai kỳ, cần phải tăng liều thuốc điều trị huyết áp, tăng men gan đột
ngột, giảm tiểu cầu, đau 1/4 trên phải vùng bụng, sung huyết phổi hoặc phù phổi, giảm
chức năng thận hoặc đột ngột tăng tiểu đạm.
- Tiền sản giật ghép trên THA mạn là hình thái có tiên lượng xấu nhất trong các hình
thái THA trong thai kỳ. [3]
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. U tuỷ thượng thận
- U tuỷ thượng thận là khối u giải phóng Catecholamine của tế bào ưa Crom nằm thượng thận.
Nó gây ra tăng huyết áp dai dẳng hoặc tăng huyết áp kịch phát.
- U tủy thượng thận có thể khó phân biệt với tiền sản giật vì tăng huyết áp và đau đầu xảy ra
với cả hai rối loạn.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Có khoảng 10 % người mắc bệnh không có triệu chứng lâm sàng
+ Tăng huyết áp là triệu chứng gây khó chịu và nổi bật nhất ở khoảng 45% người mắc
bệnh.
+ Ngoài ra còn có một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến:
 Đau đầu nặng
 Nhịp tim nhanh
 Hạ huyết áp tư thế
 Ra mồ hôi
 Thở nhanh, khó thở
 Da lạnh ẩm
 Hồi hộp, đánh trống ngực
 Suy nhược cơ thể
- Cận lâm sàng chẩn đoán:
+ Catecholamin toàn phần > 11,8 nM (2000 pg/ml)
+ Metanephrines tự do huyết tương cao gấp 3-4 lần bình thường
+ Metanephrines trong nước tiểu gấp 2- 3 lần bình thường
+ Chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí khối u thường được thực hiện ở những bệnh
nhân có kết quả sàng lọc bất thường. Các xét nghiệm nên bao gồm CT và MRI ở ngực và
bụng có và không có chất tương phản
+ Có thể là chẩn đoán hình ảnh hạt nhân có I-123 MIBG hoặc chụp PET có Gallium-
68 dotatate
2. Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ
8
- Do Stander và Cadden mô tả lần đầu vào năn 1934.
- Xảy ra ở nửa sau thai kỳ, thường gặp ở tuần thai 34 - 37. Dù bệnh cảnh khá hiếm gặp nhưng
tỷ lệ tử vong cho mẹ và thai cao từ 1 - 20%. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đẻ con so và đa thai.
- Cơ chế:
+ Do thiếu hụt khả năng oxy hoá trong ti thể các acid béo chuỗi dài ở thai
+ Mẹ dị hợp tử LCHAD có nguy cơ bị bệnh. Bệnh xuất hiện khi thai thiếu hụt LCHAD đồng
hợp tử.
- Có sự trùng lặp đáng kể giữa gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ và tiền sản giật có biểu
hiện nặng/HELLP. Trong một nghiên cứu, khoảng một nửa số bệnh nhân AFLP dựa trên tiêu
chí Swansea (xác định mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh) cũng đáp ứng các tiêu chí về hội
chứng HELLP.
- Triệu chứng lâm sàng đầu tiên là buồn nôn và nôn, thường kèm đau bụng, ngứa, vàng da,
sốt, sụt cân,… Tiền sản giật gặp > 50 % trường hợp bệnh, đôi khi có thể kèm sản giật.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Bảng 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

Theo hiệp hội Y học mẹ và bào thai Trung Quốc về việc chẩn đoán AFLT [4]
+ Khuyến cáo 1: Sử dụng tiêu chuẩn Swansea để chẩn đoán AFLP (1C)
+ Khuyến cáo 2: Chẩn đoán AFLP chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, và sinh thiết
gan là không cần thiết (2D).
3. Hội chứng tán huyết do tăng Ure máu [3]
- Cả HUS và tiền sản giật đều có biểu hiện nặng/HELLP đều có đặc điểm là giảm tiểu cầu và
tan máu. Tuy nhiên:
+ Ở HUS, tổn thương thận tiến triển sau sinh và nổi bật hơn nhiều. Trong tiền sản giật có
biểu hiện nặng/HELLP, tổn thương thận thường bắt đầu cải thiện trong vòng 72 giờ sau khi
sinh.
+ Trong HUS, transaminase có thể bình thường hoặc tăng nhẹ.
4. Xuất huyết giảm tiểu cầu [3]
Mặc dù 2 bệnh cảnh đều gây tình trạng xuất huyết do giảm tiểu cầu. Tuy nhiên đối
với XHGTC là bệnh lý miễn dịch xuất hiện từ trước gây giảm số lượng tiểu cầu mắc phải.
5. Hội chứng Mirror
- Được gọi với thuật ngữ là Hội chứng gương là một tình trạng hiếm gặp trong thai kỳ được
xác định: Tam chứng bao gồm thai tích dịch, phù mẹ và phù nhau [5]
- Tổn thương nguyên bào nuôi do phù nhau thai gây rối loạn chức năng nội mô dẫn đến hội
chứng Mirror

9
- Mặc dù hội chứng Mirror và tiền sản giật có nguyên nhân khác nhau nhưng chúng có thể có
biểu hiện giống nhau và cùng tồn tại.
- Các triệu chứng của hội chứng gương có thể bao gồm:[6]
 Sưng đáng kể, nghiêm trọng
 Cao huyết áp
 Protein tìm thấy trong nước tiểu (dễ dàng chẩn đoán bằng xét nghiệm nước tiểu tại
phòng khám của bác sĩ)
 Tăng cân đáng kể và quá mức trong một thời gian ngắn

IV. BIẾN CHÚNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ


1. Biến chứng trên mẹ
Là hậu quả của tình trạng co mạch gây tổn thương nội mô
a. Hoại tử tế bào gan
- Lâm sàng: đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, vàng da, tăng men gan.
Co thắt mạch máu trong gan có hệ quả là tắc nghẽn các mạch máu trong gan (gồm động và
tĩnh mạch trong gan) và hoại tử tế bào gan làm căng bao gan (bao Glisson).
Xuất huyết hoại tử trong gan có thể dẫn đến hình thành khối máu tụ to ở gan. Khối máu tụ ở
gan có thể vỡ gan (là một biến chứng hiếm gặp, chỉ gặp ở người lớn tuổi và đa sản)
- Cận lâm sàng:
+ Bilirubin toàn phần > 1.2 mg%
+ men gan tăng cao > 70 UI/L
+ Protid huyết thanh toàn phần giảm là yếu tố tiên lượng nặng khi thai phụ có suy gan
b. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP là mức độ nặng của các tổn thương co mạch nội mô
Tập hợp bộ 3 triệu chứng tán huyết (Hemolysis), tăng men gan (Elevated Liver Enzyme),
giảm tiểu cầu (Low Plateles count). Hội chứng HELLP là một biến thể của tình trạng tiền sản
giật
Lâm sàng: đau vùng thượng vị (90%), buồn nôn-nôn (50%), vàng da và tiểu hemoglobin
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP
1. Tăng bilirubin toàn phần ≥ 1.2 mg/dL
2. Giảm tiểu cầu < 100.000 /μL
3. Tăng men gan SGOT > 70 UI/L
c. Suy thận cấp
Co thắt mạch máu thận gây tổn thương vi cầu thận, hoại tử ống thận cấp
Lâm sàng: thiểu niệu, vô niệu
Cận lâm sàng:
- Tăng tính thấm vi cầu thận thể hiện qua tăng protein niệu
- Hoại tử ống thận được thể hiện bằng biến động tăng cao của ure, creatinin và acid uric
trong máu
=> Các tổn thương cầu thận cấp và ống thận còn có thể dẫn đến suy thận mạn sau này
10
d. Sản giật
Chẩn đoán: 3 yếu tố
(1) những cơ co giật và
(2) hôn mê
(3) xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ trong sản giật
e. Phù phổi cấp
Cơ chế: sự kết hợp của giảm áp lực keo và tăng áp tuần hoàn phổi
Tiền sản giật với huyết áp rất cao có thể đẫn đến tăng thải thất trái, với hệ quả là suy chức
năng thất trái với ứ trệ tiểu tuần hoàn. Tuần hoàn phổi ứ trệ sẽ sẵn sàng cho tình trạng thoát
dịch vào phế nang một khi có quá tải tuần hoàn, hệ quả của điều trị gây quá tải dịch truyền
Nguyên nhân khởi phát:
+ Tự nhiên
+ Sau một thao tác điều trị gây quá tải tuần hoàn
+ Tổn thương viêm phổi hít sau sản giật (viêm phổi hít hay hội chứng Meldenson)
f. Xuất huyết não
Xuất huyết não trầm trọng có thể xảy ra trong sản giật hay sau sản giật gây tử vong
- Cơ địa tiền sản giật ghép ghép trên nền THA mạn hay THA tiềm ẩn. Hiếm khi thấy là
do vỡ túi phình mạch hay bất thường khác của mạch máu
- Thường kèm theo phù não
- Có thế có di chứng liệt nửa người
- Mù mắt do tổn thương bong võng mạc hay phù thùy chẩm. Thường có thể hồi phục (là
một thể đặc biệt của tổn thương thần kinh)
g. Nhau bong non
Nhau bong non là hệ quả của co mạch và xuất huyết của màng đệm với tiên lượng rất nặng
cho mẹ và con
Nhau bong non là nhau bong tróc khỏi diện bám nhau trước khi thai nhi sổ ra ngoai
Tình trạng xuất huyết màng đệm gây ra khối huyết tụ sau nhau. Khối huyết tụ sau nhau này to
dần (500-1500gr), làm bong dần bánh nhau khỏi thành tử cung. Sự trao đổi mẹ và con sẽ bị
gián đoạn, thai sẽ suy rồi chết
Nhau bong non là bệnh lý toàn thân, diễn tiến rất nhanh
Lâm sàng: Phải nghĩ đến nhau bong non khi một bệnh nhân tiền sản giật có ra huyết âm đạo
loãng, bầm, không đông, kèm tử cung co cứng liên tục do bị kích thích bởi tụ máu
Nguyên nhân chảy máu là do rối loạn đông máu và ngược lại chảy máu sẽ gây rối loạn đông
máu. Tụ máu trong nhau bong non là một chảy máu tiêu thụ fibrinogen, làm giảm đến mức
cạn kiệt fibrinogen, do đó càng gây chảy máu nhiều hơn. Hệ quả cuối là tinh trạng đông máu
nội mạch lan tỏa (DIC)

11
Trường hợp nặng gây phong huyết tử cung nhau. Đây là 1 tình trạng rất nặng, ngoài chảy máu
do nhau bong non còn nhồi máu, chảy máu ở tử cung và phủ tạng khác. Thai nhi sẽ chết, tinh
trạng mẹ bị đe dọa nghiêm trọng
Cần xử trí thật sớm để hạn chế chảy máu
Máu tươi, fibbrinogen,..là cần thiết
h. Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh làm nặng thêm rối loạn đông máu đã có, tạo vòng xoắn bệnh lý gây tử
vong mẹ
Ở phụ nữ tiền sản giật, rối đông máu là một trong những nguyên nhân của băng huyết sau
sinh, ngược lại mất máu do băng huyết sau sinh càng làm trầm trọng thêm sự rối loạn đông
máu, Sự tác động qua lại, tạo vòng xoắn bệnh lý
2. Biến chứng trên thai (liên quan đến chậm tăng trưởng trong tử cung)
a. Sinh non
Do tiền sản giật là bệnh lý khởi phát từ nhau, nên chấm dứt thai kỳ là biện pháp điều trị triệt
để nhất trong các trường hợp nặng
Nguyên nhân đưa đến quyết định chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng thường do thai chậm
tăng trưởng nặng
Ngoài ra cũng có sinh non tự nhiên trong trường hợp nhau bong non, nhưng ít
Tỉ lệ sinh non trong tiền sản giật rất cao, 30-40%. Sinh non là gánh nặng trong chăm sóc thai
kỳ với tiền sản giật, trẻ sinh ra chậm phát triển thể lục và trí tuệ
b. Thai giới hạn tăng tưởng trong tử cung
Là hệ quả của bất thường trao đổi qua nhau
Là biến chứng thường gặp, 56% xuất hiện trong trường hợp tiền sản giật
Tại các vi nhung mao và hồ máu của thai phụ với tiền sản giật, hiện tượng thoát quản, tổn
thương thành mạch dẫn đến các lắng động của fibrin, kết tập tiểu cầu. Các lắng đọng này có
thể làm hẹp hay nghẽn mạch, hoại tử dẫn đến suy giảm trao đổi qua nhau từ đó gây thiếu oxy
trường diễn dẫn đến chậm tăng trưởng hay chết trong tử cung [1]
V. ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị :
- Thuốc chống tăng huyết áp
- Thuốc phòng ngừa co giật
1. Các thuốc chống tăng huyết áp
Phải đạt được 2 mục tiêu sau:
 Huyết áp mục tiêu:
- Huyết áp tâm trương thai phụ ổn định 90-100 mmHg
- Huyết áp tâm thu của thai phụ ổn định 140-150 mmHg
 Mục tiêu là đạt được huyết áp ở mức hợp lí chứ không phải đạt một trị số bình thường
 Duy trì ổn định huyết áp mục tiêu:

12
Trong tiền sản giật, thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định khi có tình trạng tăng huyết áp
nặng:
+ Huyết áp tâm thu >= 160 mmHg
+ Hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg
Bảng 3 : Phân loại thuốc chống tăng huyết áp trong thai kỳ
Thuốc Cơ chế tác Ảnh hưởng
dụng
Alpha ức chế thụ Cung lượng tim không thay đổi, lượng máu tới thận
methyldopa thể alpha không đổi
trung ương Sốt nhẹ, lơ mơ viêm gan thiếu máu tán huyết
Hydralazin Giãn mạch Cung lượng tim tăng, , mẹ đỏ bừng, nhịp tim nhanh, hội
ngoại vi trực chứng lupus
tiếp
Propranolol Ức chế thụ Giảm cung lượng tim, giảm lưu lượng máu tới thận
thể beta Tăng cơn co trong tử cung, có thể làm giảm tưới máu thai
nhi
Suy hô hấp sơ sinh
Labetalol Ức chế thụ Mẹ run cơ đỏ bừng đau đầu
thể alpha và Chống chỉ định thai phụ có hen suyễn, suy tim
beta Suy hô hấp sơ sinh
Nifedipine Ức chế kênh Hạ huyết áp tư thế của mẹ, đau đầu
Nicardipine canxi
Trong đó 2 nhóm thuốc: Nhóm lợi tiểu và nhóm ức chế men chuyển không được dùng
để kiểm soát huyết áp trong điều trị tiền sản giật. Vì:
+ Thuốc lợi tiểu làm giảm Na + và thể tích dịch lưu hành. Từ đó giảm thể tích tuần hoàn tử
cung nhau
+ Không dùng thuốc ức chế men chuyển do nguy cơ gây dị tật thai nhi

· Nhóm thuốc hủy giao cảm : alpha methyldopa


- Là 1 trong những nhóm thuốc thường chỉ định trong tiền sản giật
- Liều lượng và cách dùng: Viên 250 mg: Khởi đầu 1-3 viên mỗi ngày, liều tối đa 8
viên/ ngày
- Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc giãn mạch khác
- Chống chỉ định: Viêm gan cấp, mạn tính, xơ gan, thiếu máu tán huyết, trầm cảm trầm
trọng
· Nhóm thuốc tác dụng trực tiếp trên cơ trơn thành mạch: Hydralazin
- Đánh trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật là co thắt các tiểu động mạch
ngoại vi
- Tác dụng nhanh và ngắn. Nên có thể gây hạ huyết áp đột ngột gây suy thai
- Kết hợp hydralazin và labetol là một kết hợp có thể khắc phục được các nhược điểm
của hydralazin
- Chống chỉ định: bệnh mạch vành, van 2 lá do thấp, lupus ban đỏ, quá mẫn với
hydralazin
- Liều lượng và cách dùng: tiêm mạch chậm với liều đầu là 5mg trong 1-2 phút. Sau 15
-20 phút không đạt được hạ áp cho 5-10mg TMC. Sau tổng liều 25 mg mà không kiểm
soát được huyết áp đổi sang thuốc khác
· Nhóm thuốc phong tỏa alpha, beta adrenegic: Labetalol
13
- So với hydralazin thì labetalol có khởi phát tác dụng nhanh hơn, giảm nguy cơ nhịp
tim nhanh
- Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực đau nửa đầu
- Chống chỉ định: suy tim sung huyết, hen suyễn, nhịp chậm xoang
- Liều dùng và cách dùng: liều bolus 20-80 mg( tối đa 220 mg), sau đó duy trì bằng
đường uống 200mg x 3 lần/ ngày, tối đa 800 mg/8 giờ. Sau 2- 3 ngày điều trị, điều
chỉnh theo từng bệnh nhân
· Thuốc ức chế kênh canxi: Nifedipine và Nicardipine
- Tác dụng nhanh hơn hydralazin
- Khi kết hợp nifedipine và MgSO4 có thể dẫn đến tụt huyết áp
- Nicardipine có thể dùng trong tiền sản giật nặng khi thất bại với các thuốc khác
- Chống chỉ định: Cơn đau thắt ngực không ổn định, cấp, sốc tim, hẹp van động mạch
chủ giai đoạn muộn. Thận trọng khi dùng 2 tam cá nguyệt đầu, có thể dùng tam cá
nguyệt 3
- Liều dùng và cách dùng :
+ Nifedipine: 10-20 mg/ 20-30 phút ( viên uống tác dụng nhanh) tối đa 50mg
+ Nicardipine: Uống 20 mg x 3 lần mỗi ngày. Hoặc truyền tĩnh mạch với liều bolus 0,5-1
mg, sau đó duy trì 2 mg mỗi giờ , chỉnh liều theo huyết áp bệnh nhân
· Nhóm lợi tiểu quai Henle: Furosemid
- Dùng khi có triệu chứng dọa phù phổi cấp, phù phổi cấp
- Liều lượng và cách dùng : Furosemid 1 ống 20mg x 8 ống, tĩnh mạch chậm
- Không dùng dung dịch ưu trương

Bảng 4: Khuyến cáo ESC 2018 các thuốc lựa chọn điều trị THA thai kỳ
Chọn lựa đầu tay Chọn lựa hàng thứ 2 Chống chỉ định
Labetalol Clonidine - Ức chế men
Methyldopa Hydralazin chuyển
- Ức chế renin
Nifedipine tác dụng kéo dài Lợi tiểu thiazides
Thuốc ức chế thụ thể beta
dạng uống: acebutolol,
Clonidine
metoprolol,pindolol và
propanolol

Bảng 5: Thuốc hạ huyết áp được sử dụng để kiểm soát huyết áp khẩn cấp trong thai kì
theo ACOG 2020 [7]
Thuốc Liều lượng
Labetalol 10-20mg IV, sau đó 20-80 mg, tối đa 300mg, hoặc truyền liên tục 1-
2 mg/ phút
Hydralazine 5mg IV, IM, sau đó 5-10 mg, tối đa 20mg; truyền liên tục 0,5 -
10mg/h
Nifedipine 10-20 mg uống, lặp lại sau 20 phút (nếu cần), sau đó mỗi 2 - 6 h,
tối đa 180 mg
Theo nguồn cung cấp từ Cochrane Library bài viết với tiêu đề: “Antihypertensive drug
therapy for mild to moderate hypertension during pregnancy” một số tác giả nghiên cứu và so
sánh kết cục thai nhi khi điều trị hạ áp ở sản phụ tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình bằng
Methyldopa hoặc chẹn calci hoặc chẹn beta, ghi nhận: Không có sự khác biệt về kết cục của
thai như thai lưu, sanh non, thai nhẹ cân và nguy cơ xuất hiện tiền sản giật [8]
14
2. Thuốc phòng ngừa co giật
- Trong tiền sản giật không dùng diazepam hay pheyltoin.
- MgSO4 được dùng để phòng ngừa co giật. Vì:
+ Tại các bản điểm thần kinh- cơ, ion Mg ++ cạnh tranh với Ca++, do đó ngăn cản co
giật xuất hiện.
+ Kích hoạt giãn mạch máu não, làm giảm thiếu máu cục bộ do co thắt mạch máu não
trong co giật
- Không gây nguy hiểm cho thai nhi:
Thải trừ hoàn toàn MgSO4 trong vòng 36-48h sau sinh và hầu như không có tác dụng phụ trên
trẻ
- Nhiều bài nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu trên 1 nhóm sản phụ sử dụng MgSO 4
không những có tác dụng phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ mà còn có tác dụng bảo vệ
não cho thai [9]
- Cần nhớ rằng đối với cơn co giật, thì ngoài việc dùng MgSO 4, điều trị nền tảng, căn cơ
nhất, phải là:
+ Kiểm soát huyết áp
+ Chấm dứt thai kì sau điều trị nội khoa
 Chỉ dùng MgSO4 cho tiền sản giật biểu hiện nặng
- Liều dùng và cách dùng:
+ Khởi đầu 4-6 g MgSO4 trong 20 phút (6g MgSO4 pha trong 100ml Glucose 5%)
+ Duy trì 2g MgSO4 mỗi giờ , trong chuyển dạ và sau sanh 12-24 h
+ Ngưng MgSO4 sau 24h, hoặc có dấu ngộ độc
- Những điều lưu ý khi dùng MgSO4:
+ Khi nồng độ Mg 2+ bắt đầu vượt ngưỡng điều trị, dấu hiệu mất phản xạ gân xương bánh
chè là dấu hiệu sớm nhất

Bảng 6: Các dấu hiệu ngộ độc MgSO4 xuất hiện tuần tự theo nồng độ trong máu tăng dần
của ion Mg2+
Nồng độ Mg2+ trong máu Biểu hiện
(mEq/dl)
1,5-3 Nồng độ bình thường
4-6 Nồng độ điều trị
5-10 Thay đổi trên ECG
8-12 Mất phản xạ xương bánh chè
10-12 Lơ mơ, nói sảng
15-17 Liệt cơ, khó thở
30 Ngừng tim

 Ngộ độc MgSO4 được xử lí bằng calcium gluconate 10% 10ml tiêm mạch trong 10
phút
 Xem xét tạm ngưng MgSO4 khi có thiểu niệu. Vì MgSO4 thải trừ qua thận nên phải
duy trì lượng nước tiểu thải ra> 25 ml/giờ hoặc 100 ml trong 4 giờ để tránh tích tụ
thuốc
VI. QUẢN LÝ TIỀN SẢN GIẬT
1. Quản lý tiền sản giật: quản lý chấm dứt thai kỳ và các vấn đề liên quan
Ø Ứng dụng tỉ số sFit-1/PIGF trong TSG [3]
- Tỉ số sFlt-1/PIGF có giá trị tham khảo trong phối hợp với các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng của TSG để:

15
+ Tiên lượng khả năng dưỡng thai trong các trường hợp TSG năng điều trị mong đợi.
+ Tiên lượng khả năng chuyển theo dõi và điều trị ngoại trú.
- Đánh giá kết quả tỉ số sFlt-1/PIGF
+ SFlt-1/PIGF: khả năng không bị TSG trong vòng 1-4 tuần
+ 38 ≤ sFlt-1/PIGF < 85 với thai < 34 tuần, 38 ≤ sFlt-1/PIGF < 110 với thai ≥ 34 tuần:
dự đoán TSG trong 4 tuần tới, có thể lập lại xét nghiệm sau 2 tuần.
+ 85 ≤ sFlt-1/PIGE ≤ 655 với thai 34 tuần, 110 ≤ sFlt-1/PIGF ≤ 201 với thai ≥ 34 tuần,
để tiên lượng diễn tiển bệnh có thể lập lại xét nghiệm mỗi 2-4 ngày, nếu tỉ số ổn định
thì có thể lập lại sau 1 tuần: Quyết định điều trị dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cần
làm sáng khác
+ sFlt1/PIGE > 655 với thai < 34 tuần, sFlt-1/PIGF > 201 với thai > 34 tuần, tiên lương
khả năng xảy ra kết cục xấu cho mẹ và bé, cần theo đõi dựa vào các dâu hiệu làm sàng
và cận lâm sàng khác
1.2. Quyết định chấm dứt thai kỳ [1]
Quyết định chấm dứt thai kỳ cần cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của mẹ và con, ưu tiên tình trạng
mẹ
Ø Tình trạng mẹ tại thời điểm đánh giá
- Tiên lượng diễn tiến bệnh có nặng không?
- Mong ước của mẹ
- Đã có chuyển dạ chưa
Ø Tình trạng con tại thời điểm đánh giá
- Sức khỏe thai
- Tuổi thai
- Ối còn hay vỡ
Lưu đồ xử trí tăng huyết áp trong thai kỳ, TSG không có dấu hiệu nặng* phác đồ Từ
Dũ THA thai kỳ

16
17
Đối với tiền sản giật có dấu hiệu nặng [3]

18
CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT THAI KỲ ( BẤT KỲ TUỔI THAI NÀO) -
ACOG 2020 *
v Mẹ
- Tăng huyết nặng không kiểm soát được (huyết áp tâm thu ≥ 160 mmH liên tục
hoăc tâm trương≥ 110 mmHg mà không đáp ứng điều trị hạ áp)
- Đau đầu liên tục không đáp ứng điều trị
- Đau thượng vị hoặc ¼ trên phải không đáp ứng với giảm đau nhiều lần
- Rối loạn thị lực, mất vận động hoặc thay đổi cảm giác
- Đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim
- Hội chứng HELLP
- Suy thận mới xuất hiện hoặc nặng dần lên (creatinine trên 1.1 mg/dl hoặc tăng gấp
hai lần)
- Phù phổi
- Sản giât
- Nghi ngờ nhau bong non hoặc ra máu âm đạo mà không do nhau tiền đạo
v Thai:
- CTG bất thường
- Thai lưu
- Thai nhi không có tiên lượng sống tại thời điểm chẩn đoán (thai quá non tháng
hoặc dị tật gây chết thai)
- Đảo ngược sóng cuối tâm trương dai dẳng của động mạch rốn

1.3. Xử trí sau sanh

Biện pháp kiểm soát tăng huyết áp và dự phòng sản giật vẫn phải được duy trì.
- Nếu bệnh nhân đang dùng MgSO4 thì điều trị này phải được tiếp tục kéo dài 12-24 giờ
sau sanh.
- Không nên kê toa thuốc NSAID để giảm đau hậu sản đối với bệnh nhân tiền sản giật
nặng.
- Tại thời điểm xuất viện, nếu huyết áp vẫn còn cao, cần duy trì thuốc chống THA, và
đánh giá lại sau 01 tuần.Điều quan trọng bệnh nhân phải được thông tin về những
diễn biến có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản, nhắc triệu chứng trở nặng của bệnh. Khi
có bất thường, thai phụ phải được tái nhập viện.
v Lưu ý: Một số bệnh nhân vẫn có thể khởi phát tăng huyết áp tiền sản giật lần đầu trong
thời gian hậu sản. Đa số các trường hợp đặc biệt này xảy ra vào 3-7 ngày sau sanh. [1]
2. Thuốc chống tăng huyết áp và Magnesium sulfate
Thuốc chống tăng huyết áp [1]
Thuốc trong điều trị tiền sản giật gồm có các thuốc chống tăng huyết áp và thuốc ngừa co giật
- Thuốc chống tăng huyết áp là điều trị nền tảng
- Thuốc ngừa co giật chỉ ngăn sự xuất hiện của cơn co giật, mà không tác động lên cơ
chế gây co giật => Bản chất, nó là một thuốc điều trị triệu chứng
Điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp phải đạt được cả 2 mục tiêu sau:
- Trị số huyết áp mục tiêu phải đạt
- Sự ổn định của huyết áp trong suốt quá trình điều trị
Ø Cụ thể được thể hiện ở phần điều trị
Magnesium sulfate [1]
- MgSO4 được dùng để phòng ngừa co giật, chỉ dùng trong TSG có dấu hiệu nặng
- MgSO4 không thay thế thuốc chống tăng huyết áp
19
- Luôn chú ý đến biểu hiện ngộ độc MgSO4 khi dùng MgSO4
- Ngộ độc MgSO4 được xử lý bằng Calcium gluconate
- Xem xét tạm ngưng liều duy trì khi có thiểu niệu
+ Vì MgSO4 bài tiết qua thận nên duy trì lượng nước tiểu thải ra > 25 ml/giờ hoặc
100ml/4 giờ để tránh tích tụ thuốc
+ Ở những thai phụ bị tiền sản giật nặng nước tiểu < 30ml/giờ thì cần ngưng dùng khi
cung lượng nước tiểu vẫn còn ở dưới ngưỡng này
Ø Cụ thể tại phần điều trị
3. Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật
3.1. Hội chứng HELLP [1]
Hội chứng HELLP là tính trạng rất nặng, tử vong cao.
Hội chứng HELLP được hiểu như một tập hợp gồm ba triệu chứng: tán huyết (Hemolysis),
tăng men gan (Elevated Liver Enzyme) và giảm tiểu cầu (Low Platelete count), hiện diện
trong bối cảnh tiền sản giật
Các nguyên tắc chung của quản lý Hội chứng HELLP
Nội dung điều trị Hội chứng HELLP bao gồm:
- Chấm dứt thai kỳ trong khuôn khổ của cá thể hóa các quyết định điều trị (chấm dứt
thia kỳ ngay khi có chẩn đoán xác định, không chờ đợi thời gian tác dụng liệu pháp
corticosteroids trước sinh)
- Ổn định tình trạng tim mạch
- Điều chỉnh các rối loạn đông - cầm máu
3.2.Sảngiật
Chẩn đoán sản giật đòi hỏi có sự nhận diện phải có 3 yếu tố:
(1) những cơn co giật và
(2) hôn mê
(3) xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật [1]
- Nguyên tắc điều trị:
+ Phòng ngừa thiếu oxy và chấn thương (té ngã, cắn lưỡi,…) cho sản phụ
+ Điều trị THA hoặc TSG nặng (nếu có)
+ Phòng ngừa co giật tái phát
+ Cân nhắc các phương pháp chấm dứt thai kỳ
- Đặt sản phụ nằm đầu nghiêng, thở oxy 6-8 L/phút
- Magnesium sulfate: liều tấn công (4-6g) TMC, sau duy trì TTM liều 1-2g/giờ ít nhất
24 giờ sau sinh
- Nếu co giật tái phát: Lặp lại Magnesium sulfate liều 2-4g TMC > 5 phút. Nếu không
đáp ứng, có thể sử dụng Midazolam 1-2mg (TMC) hoặc Lorazepam 4mg (TMC), đặt
nội khí quản và hỗ trợ thông khí + cân nhắc chụp CT sacn hoặc MRI não trong các
trường hợp không đáp ứng MgSO4
- Chấm dứt thai kỳ khi tình trạng nội khoa ổn định, không chờ đợi đủ thời gian tác dụng
của liệu pháp Corticosteroids trước sinh
- Nếu tim thai chậm kéo dài > 5 phút cần Mổ lấy thai cấp cứu
- Sản giật không phải là chỉ định MLT tuyệt đối, phương pháp chấm dứt thai kỳ sau cơn
sản giật phụ thuộc vào tuổi thai, kiểu thế, tình trạng cổ tử cung, chỉ số Bishop.. [3]
VII. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG
1. Theo dõi
Mức độ nặng của tiền sản giật và sự trưởng thành của thai là những điểm cân nhắc chính
trong quyết định xử trí. Chăm sóc nên chú ý từng trường hợp cụ thể nhưng chú ý nguyên tắc
điều trị chung. Theo hướng dẫn điều trị của bệnh viện Hùng Vương năm 2019 [2] để quản lý
bệnh nhân tiền sản giật chưa có dấu hiệu nặng cần:

20
- Nghỉ ngơi và theo dõi các dấu hiệu nặng là cơ sở quản lý chính
- Đếm cử động thai mỗi ngày
- Siêu âm Doppler velocimetry 1-2 lần/tuần
- Non Stress Test hai lần một tuần hoặc mỗi ngày tùy tình trạng thai.
- Siêu âm đánh giá tăng trưởng của thai nhi và lượng ối mỗi 2 tuần.
- Xét nghiệm bilan tiền sản giật mỗi tuần, 2 lần/tuần hoặc mỗi ngày tùy thuộc diễn tiến
bệnh.
 Theo dõi tình trạng huyết áp ở thai kỳ sau là một biện pháp tầm soát nguy cơ tăng
huyết áp mãn tính ở những bệnh nhân bị tiền sản giật
 Phụ nữ có tăng huyết áp trong thai kỳ cần được theo dõi nhiều tháng sau sinh và tư
vấn về nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.
2. Tiến triển và Tiên lượng
- Huyết áp đạt đỉnh 3 đến 6 ngày sau sinh và có thể cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước và
trong cuộc đẻ [10]
- Tình trạng tăng huyết áp thường tự khỏi sau vài tuần và tối đa 12 tuần. Một số trường hợp có
thể kéo dài đến 6 tháng. Nếu sau giai đoạn này huyết áp vẫn cao thì nên được điều trị như
bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ không mang thai. [10]
- Tình trạng tiền sản giật biểu hiện và được chẩn đoán càng sớm, khả năng bị tiền sản giật ở
các lần có thai tới càng cao
- Những phụ nữ có tiền sử tiền sản giật hoặc tăng huyết áp có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật ở
lần có thai tới. Phụ nữ sinh nhiều lần, bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ tiền sản giật ở lần có thai
sau cao hơn sản phụ mới bị tiền sản giật lần đầu.
- Những phụ nữ bị sản giật, nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp mãn tính cao gấp 3 lần ở
phụ nữ đã sinh nhiều lần so với phụ nữ mới sinh lần đầu.
VIII. TẦM SOÁT VÀ DỰ PHÒNG
Tầm soát được thực hiện hiệu quả trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Thực hiện từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày. Xét nghiệm sàng lọc lần hai thường được thực hiện vào tuần thứ 20 – 24. Nó bao gồm:

- Nguy cơ với tiền sử gia đình và bệnh sử bản thân.


- Đo huyết áp động mạch trung bình.
- Siêu âm đo chỉ số xung động mạch tử cung (UA-PI).
- Sinh hoá: qua PAPP-A, PIGF và sFlt-1.
Theo khuyến cáo WHO: thai phụ có nguy cơ tiền sản giật nên sử dụng Aspirin liều
thấp, bắt đầu từ 12 – 16 tuần liên tục cho tới thời điểm chấm dứt thai kỳ 10 – 14 ngày
Nguy cơ cao Nguy cơ trung bình
- Tiền sử tiền sản giật - Con so
- Đa thai - Béo phì (BMI>=30)
- Tăng huyết áp mạn - Tiền sử gia đình tiền sản giật (mẹ, chị ruột)
- Đái tháo đường type 1 và 2 - Đặc điểm văn hóa xã hội (da đen, trình độ
- Bệnh thận văn hóa thấp)
- Bệnh lý miễn dịch - Tuổi >=35
- Yếu tố khác: thai chậm tang trưởng, kết cục
thai kì trước xấu, khoảng cách 2 lần có thai
trên 10 năm
Aspirin

21
· 81 mg: 01 – 02 viên (uống)
· 100mg: 1,5 gói (uống)
· Uống 01 lần trước khi đi ngủ, sau ăn 15 – 30 phút
· Bắt đầu điều trị khi có nguy cơ TSG tính trên phần mềm FMF >1/100
· Điều trị đến tuần thứ 36 thai kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Bài giảng sản khoa Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ môn Phụ sản. 2020: NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC. 253-257.
2. Hướng dẫn điều trị 2019 Tập 1. 2019, Sở y tế TP HCM, Bệnh viện Hùng
Vương Nhà xuất bản Thanh niên
3. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2022. 2022: Nhà xuất bản tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh
4. Piñón García, K., Y. Almeida Esquivel, and M. Correa Borrell, Manejo
anestésico en gestante con hígado graso agudo. Revista Cubana de
Anestesiología y Reanimación, 2023. 22.
5. Mathias, C.R. and C. Rizvi, The diagnostic conundrum of maternal
mirror syndrome progressing to pre-eclampsia–A case report. Case
reports in women's health, 2019. 23: p. e00122.
6. Wolf, H.T., et al., Magnesium sulphate for fetal neuroprotection at
imminent risk for preterm delivery: a systematic review with meta‐
analysis and trial sequential analysis. BJOG: An International Journal of
Obstetrics & Gynaecology, 2020. 127(10): p. 1180-1188.
7. American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on
Clinical Practice Guidelines—Obstetrics, Clinical Guidance for the
Integration of the Findings of the Chronic Hypertension and Pregnancy
(CHAP) Study. ACOG 2020, .
8. Abalos, E., et al., Antihypertensive drug therapy for mild to moderate
hypertension during pregnancy. Cochrane database of systematic reviews,
2018(10).
9. Merrill, L., Magnesium sulfate during anticipated preterm birth for infant
neuroprotection. Nursing for Women's Health, 2013. 17(1): p. 42-51.
10. August, P., C.J. Lockwood, and G. Bakris, Management of hypertension
in pregnant and postpartum women. Up to Date, 2013.

22

You might also like