You are on page 1of 35

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
----------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN:
DINH DƯỠNG VÀ ẨM THỰC
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
ĐỀ TÀI:

CÁC NHÓM THỰC PHẨM


CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

GVHD: Nguyễn Thủy Hà

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

BÁO CÁO TIỂU


LUẬN MÔN:
DINH DƯỠNG VÀ ẨM THỰC
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
ĐỀ TÀI:
CÁC NHÓM THỰC PHẨM
CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

GVHD: Nguyễn Thủy Hà


SINH VIÊN THỰC HIỆN NHÓM 4
Nguyễn Thị Mộng Cầm MSSV: 2028192214 10DHDD2
Nguyễn Ngọc Nhả Thơ MSSV: 2028190268 10DHDD2
Nguyễn Thị Thùy Linh MSSV: 2028192085 10DHDD2
Phạm Ngọc Đoan Trang MSSV: 2028190281 10DHDD2
Trần Mai Thy MSSV: 2028190276 10DHDD2
Võ Xuân Lộc MSSV: 2028190304 10DHDD2
Võ Thị Kiều Nhi MSSV: 2028193010 10DHDD2
Võ Nhựt Thanh MSSV: 2028190302 10DHDD2

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC

Tên MSSV Công việc bài tiểu luận Thực hiện


Nguyễn Thị Mộng Cầm 2028192214 Phần 3
Nguyễn Ngọc Nhả Thơ 2028190268 Phần 1
Trần Mai Thy 2028190276 Tổng hợp Powerpoint
Võ Nhựt Thanh 2028190302 Tổng hợp Powerpoint

Nguyễn Thị Thùy Linh 2028192085 Tổng hợp Word

Phạm Ngọc Đoan Trang 2028190281 Phần 2

Võ Xuân Lộc 2028190304 Phần 2

Võ Thị Kiều Nhi 2028193010 Phần 1


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thủy Hà là
giáo viên giảng dạy môn “Dinh dưỡng và Ẩm thực phụ nữ mang thai và cho con bú”.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn học, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, quan
tâm hướng dẫn rất tận tình và tâm huyết của cô, giúp chúng em tích lũy thêm nhiều
kiến thức để hiểu biết hơn về những kiến thức chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang
thai và sau sinh.
Trong điều kiện kiến thức và khả năng phân tích còn hạn chế, quá trình làm bài tập
giữa kì sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy chúng em rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý đến từ cô, mong cô xem xét và bỏ qua.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô !

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1 Nhóm thực phẩm cho phụ nữ mang thai...........................................................2
1.1 Sữa và sản phẩm từ sữa...................................................................................2
1.2 Thực phẩm giàu đạm.......................................................................................3
1.3 Các loại đậu.....................................................................................................5
1.4 Thực phẩm giàu tinh bột..................................................................................6
1.5 Ngũ cốc nguyên cám.......................................................................................7
1.6 Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.........................................................8
2 Nhóm thực phẩm phụ nữ cho con bú...............................................................13
2.1 Thực phẩm thuộc nhóm chất béo lành mạnh tốt cho bà mẹ sau sinh.............13
2.2 Thực phẩm thuộc nhóm sữa...........................................................................14
2.3 Thực phẩm thuộc nhóm thịt...........................................................................14
2.4 Thực phẩm thuộc nhóm cá.............................................................................15
2.5 Thực phẩm thuộc nhóm đậu đỗ......................................................................16
2.6 Thực phẩm thuộc nhóm rau...........................................................................17
2.7 Thực phẩm thuộc nhóm quả..........................................................................18
2.8 Thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc....................................................................19
2.9 Thực phẩm nhóm nước..................................................................................20
2.10 Trứng các loại.............................................................................................21
2.11 Các loại thực phẩm nên tránh.....................................................................21
3 Nhóm thực phẩm không nên ăn.......................................................................23
3.1 3 tháng đầu....................................................................................................23
3.2 6 tháng cuối...................................................................................................24
KẾT LUẬN................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................29

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sữa và chế phẩm từ sữa..................................................................................2


Hình 1.2 Đơn vị quy đổi can xi khẩu phần (1 đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa)......3
Hình 1.3 Phụ nữ mang thai cần tăng cường thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng,
sữa…............................................................................................................................. 4
Hình 1.4 Thiếu folate trẻ có nguy cơ dị tật ống thần kinh.............................................6
Hình 1.5 Khoai lang......................................................................................................6
Hình 1.6 Ngũ cốc có lợi cho bà bầu..............................................................................7
Hình 1.7 Các thực phẩm chứa nhiều sắt........................................................................8
Hình 1.8 Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin phong phú,
rất tốt cho phụ nữ mang thai..........................................................................................9
Hình 1.9 Nước cam.....................................................................................................10
Hình 2.1 Mẹ đang cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí..........................13
Hình 2.2 Các loại sữa, phô mát, sữa chua...................................................................14
Hình 2.3 Thịt bò còn rất giàu sắt, protein và vitamin B12, tốt cho sức khỏe của cả mẹ
và bé............................................................................................................................ 15
Hình 2.4 Cá hồi là loại thực phẩm được khuyến nghị sử dụng dành cho phụ nữ sau
sinh.............................................................................................................................. 16
Hình 2.5 Đậu đỗ rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú..................................................17
Hình 2.6 Các loại rau xanh, củ quả.............................................................................18
Hình 2.7 Trái cây giúp bổ sung nhiều Vitamin cho mẹ...............................................19
Hình 2.8 Các loại ngũ cốc tốt cho bà mẹ cho con bú..................................................20
Hình 2.9 Các bà mẹ mang thai nên uống nhiều nước..................................................20
Hình 2.10 Ăn trứng bổ sung protein............................................................................21
Hình 2.11 Các bà mẹ cho con bú không nên uống rượu bia........................................21
Hình 2.12 Các bà mẹ cho con bú nên hạn chế uống cà phê.........................................22
Hình 2.13 Các bà mẹ cho con bú hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ............................22
Hình 3.1 Sản phụ không nên ăn dưa muối nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ bầu......................................................................................................................... 24
Hình 3.2 Đồ ăn quá mặn có thể tăng nguy cơ bị huyết áp cao.....................................25
Hình 3.3 Thịt xông khói là một thực phẩm không lành mạnh đối với phụ nữ mang thai
.................................................................................................................................... 25
Hình 3.4 Gan động vật nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi
.................................................................................................................................... 26
Hình 3.5 Mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau sống bởi có nguy cơ nhiễm các loại
vi khuẩn......................................................................................................................27

iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Trong 100g thực phẩm chứa số g protein.....................................................14

iv
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình mang thai cũng như sau sinh là giai đoạn rất đặc biệt trong cuộc đời mỗi phụ
nữ. Giai đoạn này các mẹ đã mất nhiều năng lượng cho hoạt động như cung cấp dinh
dưỡng cho thai nhi phát triển, sản xuất sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ và
tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh, mất máu khi sinh… Chế độ dinh dưỡng như thế
nào nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm nào để có một sức khỏe cũng
như tinh thần thoải mái giúp mẹ nhanh chóng hồi phục? Chính vì lý do này mà nhóm 4
chúng em xin chọn đề tài : “Các nhóm thực phẩm cho phụ nữ mang thai và cho con
bú” nhằm đưa ra những nhóm thực phẩm tốt, chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ có
đủ năng lượng trong quá trình này và bên cạnh đó giúp bé có sự phát triển toàn diện về
thể chất và trí não ngay từ khi còn trong bào thai.

1
1 Nhóm thực phẩm cho phụ nữ mang thai
1.1 Sữa và sản phẩm từ sữa
Khi mang thai, người mẹ cần tiêu thụ thêm protein và canxi để đáp ứng nhu cầu cho
thai nhi phát triển. Các sản phẩm sữa có chứa hai loại protein chất lượng cao đó là
casein và whey. Ngoài ra, sữa còn là nguồn canxi tốt nhất trong chế độ ăn cùng với sự
cung cấp lượng phốt pho, vitamin nhóm B, magie và kẽm cao.

Hình 1.1 Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa chua đặc biệt là sữa chua Hy Lạp là món ăn dinh dưỡng rất có lợi cho phụ nữ
mang thai. Nó có chứa nhiều canxi hơn hầu hết các sản phẩm sữa khác. Ngoài ra, nó
còn cung cấp một số vi khuẩn sinh học có lợi và hỗ trợ sức khỏe tiêu hoá. Những
người không dung nạp được đường sữa vẫn có thể dung nạp sữa chua, đặc biệt là sữa
chua có chứa men vi sinh. Bổ sung thêm men vi sinh khi mang thai có thể làm giảm
nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng âm đạo và dị
ứng.
Để thai nhi phát triển tốt cần bổ sung protein và canxi mỗi ngày. Sữa là thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, có đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng giúp cơ thể
phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
+ Chất đạm:Chất đạm (Protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân
đối và độ đồng hóa cao.
+ Chất béo: Chất béo (Lipid) của sữa có nhiều loại acid béo khác nhau bao gồm acid
béo no và không no. Khoảng 29% acid béo không no có một nối đôi và 6% acid béo
không no có nhiều nối đôi. Là dung môi hòa tan và tăn khả năng hấp thu các vitamin
vitamin A, D, E, K.

2
+ Chất khoáng:Sữa có nhiều chất khoáng khác nhau như can xi, đồng, sắt, kẽm,
magie, kali, selen… Đặc biệt, sữa có hàm lượng can xi cao, 100ml sữa cung cấp 100-
120mg can xi. Can xi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số can xi/phospho thích
hợp nên dễ hấp thu.

Hình 1.2 Đơn vị quy đổi can xi khẩu phần (1 đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa)

+ Vitamin:Sữa chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin nhóm B (vitamin B1, B3, B5,
B6 và B9…), vitamin C, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Đặc biệt có hàm lượng
cao vitamin A, vitamin B2 và vitamin B12.
Một đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg can xi tương đương:
- 1 miếng phô mai có trọng lượng bằng 15g.
- 1 hộp sữa chua 100g.
- 1 cốc sữa dạng lỏng 100ml. Sữa dạng lỏng có thể là sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc
sữa bột pha có hàm lượng can xi là 100mg can xi trong 100ml sữa.
Phụ nữ có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương
30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng
lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Bà mẹ cho con bú mỗi ngày nên sử dụng 6,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương
đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 250ml sữa
dạng lỏng (2,5 ly sữa nhỏ).

1.2 Thực phẩm giàu đạm


Bao gồm thịt, cá, trứng, sữa… và các loại đậu đỗ. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp
xây dựng và tái tạo các mô của cơ thể và hoạt động của hệ miễn dịch.

3
Hình 1.3 Phụ nữ mang thai cần tăng cường thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng,
sữa…

 Cá hồi
Cá hồi chưa nhiều omega-3, một loại axit béo rất cần thiết trong việc xây dựng bộ não
và đôi mắt thai nhi.
Cá hồi rất giàu acid béo omega-3 - là acid béo thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết mọi người
kể cả phụ nữ mang thai đều không nhận đủ hàm lượng acid béo omega-3 từ khẩu phần
ăn.
Acid béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ, đặc là acid béo omega-3 chuỗi
dài DHA và EPA. Hai chất này có vai trò trong sự phát triển của trí não và mắt của
thai nhi. Chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong hải sản. Tuy nhiên, phụ nữ mang
thai thường được khuyên nên ăn hạn chế hải sản hai lần một tuần. Do trong hải sản có
chứa thuỷ ngân và các chất gây ô nhiễm. Điều này đã khiến cho một số phụ nữ tránh
hoàn toàn hải sản, dẫn đến việc hạn chế lượng acid béo omega-3 trong khẩu phần ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ăn 2-3 bữa cá béo mỗi tuần đạt
được lượng acid béo omega-3 theo nhu cầu khuyến nghị và tăng nồng độ EPA, DHA
trong máu. Hơn nữa, cá hồi là một trong số những loại thực phẩm có nguồn vitamin D
tự nhiên, thường thiếu trong chế độ ăn. Nó rất quan trọng đối với các quá trình chuyển
hoá của cơ thể bao gồm sức khoẻ xương và chức năng miễn dịch.
 Trứng
Trứng là một nguồn choline tuyệt vời để phát triển trí não, lượng choline thấp khi
mang thai có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và có thể dẫn đến giảm
chức năng não.

4
Trứng là một thực phẩm tốt nhất cho sức khoẻ vì chúng chứa hầu hết các chất dinh
dưỡng mà cơ thể cần. Một quả trứng lớn chứa 77 kcal cũng như protein, chất béo, chất
khoáng và vitamin cao. Mặt khác, trứng cũng là nguồn choline tuyệt vời. Đây là chất
rất cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể bao gồm sự phát triển và duy trì sức khỏe
não. Lượng choline thấp khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và
dẫn đến giảm chức năng não ở thai nhi. Một quả trứng nguyên chất chứa khoảng 113
mg choline, chiếm khoảng 25% nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ mang thai (450mg).
 Thịt nạc
Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là nguồn cung cấp protein, sắt, choline và các vitamin B
khác, tất cả đều cần thiết với số lượng nhiều khi mang thai. Đặc biệt sắt rất quan trọng
vì nó cung cấp oxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể.

1.3 Các loại đậu


Nhóm thực phẩm này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành và đậu
phộng. Các loại họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, axit folic và canxi tuyệt
vời. Folate là một trong những vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với với sức
khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết
phụ nữ mang thai không tiêu thụ lượng thực phẩm để đạt đủ nhu cầu folate trong giai
đoạn này.
Nếu thiếu folate ở giai đoạn này sẽ có thể liên quan đến tăng nguy cơ dị tật ống thần
kinh và nhẹ cân. Lượng folate không đủ cũng có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng và
bệnh tật trong cuộc sống sau này.
Hầu hết các loại đậu đều chứa lượng folate cao. Trong một chén đậu lăng, đậu xanh
hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65 - 90% theo nhu cầu khuyến nghị. Hơn nữa, các
loại đậu này còn có nhiều chất xơ cũng như các chất khoáng khác như sắt, magie, kali
tốt cho phụ nữ khi mang thai.

5
Hình 1.4 Thiếu folate trẻ có nguy cơ dị tật ống thần kinh

Các nhóm họ đậu bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu phộng...Chúng là
nguồn thực phẩm giàu chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi cần thiết trong quá
trình mang thai.

1.4 Thực phẩm giàu tinh bột


Nguồn thực phẩm giàu tinh bột bao gồm các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn…
Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng chủ yếu cần tăng cường để đáp ứng nhu
cầu năng lượng cho sự phát triển của thai nhi.
 Khoai lang

Hình 1.5 Khoai lang

Khoai lang rất giàu chất xơ và beta-carotene, một hợp chất thực vật được chuyển hóa
thành vitamin A trong cơ thể. Khoai lang rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi
khỏe mạnh.

6
Khoai lang rất giàu beta carotene-là một hợp chất tiền vitamin A có nguồn gốc từ thực
vật, khi được cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cho cơ
thể. Vitamin A rất cần cho sự tăng trưởng và biệt hoá của hầu hết các tế bào và mô. Nó
cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai thường được khuyên tăng lượng vitamin A lên 10 -40 %. Tuy nhiên,
họ cũng được khuyến cáo nên tránh sử dụng nguồn vitamin A có nguồn gốc từ động
vật bởi nó có thể gây độc tính khi ăn quá mức.
Do đó, beta carotene từ khoai lang là nguồn bổ sung tuyệt vời cho thai nhi và mẹ. Hơn
nữa, khoai lang có chứa nhiều chất xơ có thể giúp no lâu đồng thời làm giảm đột biến
lượng đường trong máu và cải thiện sức khoẻ tiêu hoá cũng như chức năng vận động.

1.5 Ngũ cốc nguyên cám


Ăn ngũ cốc nguyên cám rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nó chứa
nhiều chất xơ, vitamin B, magie. Tất cả những khoáng chất này thường thiếu trong chế
độ ăn của phụ nữ mang thai.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp phụ nữ mang thai đáp ứng nhu cầu calo tăng cao
đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trái ngược với ngũ cốc tinh
chế, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật khác.
Yến mạch và quinoa là một trong những loại ngũ cốc có chứa lượng protein vừa phải
và quan trong trong quá trình mang thai. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt thường giàu
vitamin nhóm B, chất xơ và magie. Tất cả những chất này đều thiếu trong khẩu phần
ăn của phụ nữ mang thai.

Hình 1.6 Ngũ cốc có lợi cho bà bầu

7
1.6 Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Phụ nữ mang thai cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong
chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, a xít folic, vitamin
A, C, D…
 Sắt
Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho quá
trình tạo máu. Thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở phụ nữ mang thai do cơ thể tăng
nhu cầu dinh dưỡng khi có thai. Thiếu máu gây mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, giảm khả
năng lao động, làm tăng khả năng mắc bệnh và tăng nguy cơ gây tai biến sản khoa.

Hình 1.7 Các thực phẩm chứa nhiều sắt.

Vì vậy, trong bữa ăn của phụ nữ mang thai cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt
như thịt, gan, trứng, tiết; các loại rau như dền, ngót, muống, đậu đỗ các loại đậu. Tăng
cường rau xanh và các loại quả tươi giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, táo, đu đủ,
chuối...) giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
 Canxi
Canxi tham gia trực tiếp cấu thành hệ xương và răng của thai nhi. Do vậy, người mẹ
cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như: Sữa và các sản phẩm từ sữa; Tôm,
cua, ốc; Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; Các loại rau lá xanh thẫm: rau chân vịt, rau
cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…
 Acid folic
Axit folic (Vitamin B9) có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển, phân chia của
tế bào, đặc biệt là hồng cầu. Thiếu axit folic khi mang thai dễ gây thiếu máu hồng cầu
khổng lồ, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai nhi bị khuyết tật
ống thần kinh…

8
Do vậy bên cạnh việc uống viên sắt và axit folic, bà mẹ cần bổ sung các thực phẩm
giàu axit folic như: gan động vật, các loại rau có lá màu xanh thẫm…
 Các vitamin A, C, D
Vitamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt; rau quả có màu xanh, màu
vàng, đỏ. Vitamin C có nhiều trong các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi...), cà chua,
bông cải xanh... Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, cá, trứng, ngũ cốc...

Hình 1.8 Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin phong phú, rất
tốt cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi vì đây là những loại thực
phẩm cung cấp chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh
đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh.

 Nước cam

Hình 1.9 Nước cam

Nước cam được xem là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Một ly nước cam mỗi
ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và

9
vitamin C để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai
kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe
tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có
tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như
xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà
chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.

 Bí đỏ
Bí đỏ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, bao gồm: beta –
carotene, canxi, chất xơ, selen, magie, kẽm… Còn có axit folic, omega 3 tốt cho sự
phát triển trí não của bé nên được coi là thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai. Đồng
thời ăn bí đỏ còn giúp mẹ giảm stress trong thời kỳ mang bầu.
 Bông cải xanh và rau lá xanh đậm
Bông cải xanh và rau xanh đậm như cải xoăn và rau bina, chứa nhiều chất dinh dưỡng
mà phụ nữ mang thai cần. Chúng cung cấp chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A,
canxi, sắt, folate và kali, giúp ngăn ngừa táo bón, sinh con nhẹ cân.
Bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina... chứa rất
nhiều chất dinh dưỡng mà bà bầu cần. Chúng cung cấp cả chất xơ, vitamin C, vitamin
K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali. Hơn nữa, bông cải xanh và rau có lá xanh đậm
rất giàu chất chống oxy hoá. Chúng cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật có
lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hoá.
Do hàm lượng chất xơ cao những loại rau này có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón -
đây là vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, tiêu thụ các loại rau này
có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh nhẹ cân.
 Dầu gan cá
Dầu gan cá được làm từ gan cá nhiều dầu, thường là cá tuyết. Nó rất giàu axit béo
omega-3 EPA và DHA, rất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của thai nhi.
Dầu gan cá được làm từ gan của cá thường là cá tuyết. Dầu cá rất giàu acid béo
omega-3 EPA và DHA cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Ngoài ra,
dầu cá cũng rất giàu vitamin D.
Lượng vitamin D thấp có liên quan đến tiền sản giật. Biến chứng nguy hiểm tiềm tàng
này được đặc trưng bởi huyết áp cao, sưng tay và chân, protein trong nước tiểu.

10
Một khẩu phần dầu cá (15ml) cung cấp nhiều hơn lượng omega-3, vitamin D, và
vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Nó sẽ không được khuyến khích tiêu thụ
nhiều hơn một khẩu phần mỗi ngày. Vì quá nhiều A được tạo thành trước có thể gây
nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng omega-3 cao cũng có thể làm loãng
máu.
 Quả mọng
Quả mọng thường chứa nhiều nước, vitamin C, chất xơ...có tác dụng rất tốt cho làn da
và chức năng miễn dịch của người mẹ.
Quả mọng có chứa nhiều nước, carbs lành mạnh, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy
hoá. Chúng thường chứa lượng vitamin C cao giúp cơ thể hấp thụ sắt. Vitamin C cũng
rất quan trọng đối với sức khỏe của da và chức năng miễn dịch.
Quả mọng có giá trị chỉ số đường huyết tương đối thấp vì thế chúng không gây ra đột
biến lớn lượng đường trong máu.
Quả mọng cũng là món ăn nhẹ tuyệt vời. Vì chúng chứa cả nước và chất xơ. Chúng
cung cấp hương vị và dinh dưỡng nhưng với lượng calo tương đối ít.
 Bơ
Bơ là một loại trái cây đặc biệt vì chúng chứa rất nhiều axit béo không bão hòa. Nó
cũng giàu chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và
vitamin C. Các chất béo lành mạnh trong bơ giúp xây dựng da, não, các mô của thai
nhi, và folate có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.
Bơ là một loại trái cây khác với các trái cây khác bởi nó có chứa rất nhiều acid béo
không bão hoà đơn. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B
(folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Do hàm lượng chất béo, folate,
và kali tốt cho sức khoẻ nên bơ là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu.
Các chất béo lành mạnh trong bơ giúp xây dựng da, não và mô của thai nhi. Folate có
thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Kali giúp giảm chuột rút ở chân-tác dụng phụ
của thai kỳ đối với một số phụ nữ. Và một điều đặc biệt, bơ có hàm lượng kali cao hơn
chuối.
 Quả táo
Táo được xem là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Vì trong quả táo có chứa những
thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố, vitamin và axit
hoa quả. Ngoài ra, táo còn chứa kali và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh

11
ung thư và lão hóa ở con người. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn trong các loại
hoa quả, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.
Táo không những có hương thơm dễ chịu, vị chua ngọt mà còn là thành phần cần thiết
để tạo thành xương và răng cho thai nhi. Táo còn giúp bà bầu phòng ngừa hiện tượng
mềm xương và bí tiện. Bên cạnh đó, hương thơm của quả táo còn có tác dụng an thần
cho bà bầu.
 Trái cây khô
Trái cây khô thường giàu calo, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác
nhau, giúp nhuận tràng, chống táo bón.

1.7 Nước
Khi mang thai cần uống tối thiểu 1.5 lít nước mỗi ngày. Các triệu chứng của tình trạng
mất nước nhẹ bao gồm nhức đầu, lo âu, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ. Việc
tăng lượng nước có thể giúp giảm táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
thường gặp trong thai kỳ
Khi mang thai, lượng máu của bà bầu sẽ tăng lên. Do đó, điều quan trọng đối với phụ
nữ mang thai cần phải giữ nước đúng cách. Các triệu chứng mất nước nhẹ bao
gồm: đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ. Hơn nữa,, tăng lượng
nước uống cho bà bầu có thể giúp giảm táo bón và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường
tiết niệu.

2 Nhóm thực phẩm phụ nữ cho con bú


Dinh dưỡng cho người mẹ là cơ sở vật chất của việc tiết sữa, có quan hệ trực tiếp đến
số lượng và chất lượng của sữa tiết ra. Khi người mẹ đẻ, lượng chất dinh dưỡng đều bị
hao tổn. Trong thời gian cho con bú, ngoài việc bù lại những hao tổn này, còn phải
nuôi dưỡng đứa trẻ. Nếu trong thời gian cho con bú, bữa ăn của người mẹ không được
đảm bảm dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng và số lựng sữa được tiết ra.
Trong giai đoạn sau sinh - nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng
lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con.
Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động,
nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.

12
Giảm cân sau khi sinh có thể là điều các chị em quan tâm đầu tiên. Nhưng có những
việc còn quan trọng hơn đối với cơ thể sau khi em bé chào đời, đó là ăn những thực
phẩm lành mạnh giúp mẹ có đủ các dưỡng chất cần thiết.

Hình 2.10 Mẹ đang cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

2.1 Thực phẩm thuộc nhóm chất béo lành mạnh tốt cho bà mẹ sau sinh
Bà mẹ sau sinh không cần ăn nhiều chất béo, nhưng chúng ta vẫn không thể loại bỏ nó
ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Theo các nghiên cứu khoa học, 18 – 24% trọng lượng tế bào của người trưởng thành là
chất béo. Chất béo giúp chúng ta ổn định thân nhiệt, cung cấp và dự trữ năng lượng
cũng như vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ.
Ngoài nguồn chất béo trực tiếp từ mỡ động vật thì các bà mẹ có thể bổ sung một số
loại chất béo lành mạnh như dầu oliu, quả bơ, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu
hạt cải, cá hồi. Đây đều là những thực phẩm tốt cho bà bầu sau sinh.

2.2 Thực phẩm thuộc nhóm sữa


Trước đây, chúng ta chỉ biết đến các loại sữa động vật, mà phổ biến nhất là sữa bò và
sữa dê. Chúng được sản xuất thành nhiều sản phẩm sữa khác nhau như sữa tươi, sữa
đặc có đường, sữa chua, phomat (hay phomai). Tuy nhiên trên thực tế, trong nhóm sữa
còn có sữa thực vật – thứ mà các bà mẹ thường bỏ qua.
Thực phẩm nhóm sữa giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa cho con bú. Có nhiều tranh cãi về
việc sữa thực vật hay sữa động vật tốt hơn, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu
khoa học nào chứng minh điều đó. Mỗi loại sữa lại có một thế mạnh riêng, trong đó
sữa động vật giàu canxi và protein, còn sữa thực vật (sữa từ các loại hạt) lại giàu chất
xơ và chất chống oxy hóa. Cả hai đều được đánh giá là những thực phẩm tốt cho sữa
mẹ.
13
Sữa, sữa chua, pho mát và các sản phẩm từ sữa cũng góp một phần quan trọng trong
việc bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ. Sữa cung cấp vitamin D giúp cho xương săn
chắc. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa còn cung cấp protein, vitamin B và canxi tốt nhất.
Nếu người mẹ đang cho con bú, canxi trong sữa mẹ sẽ giúp cho sự phát triển xương
của bé.

Hình 2.11 Các loại sữa, phô mát, sữa chua

2.3 Thực phẩm thuộc nhóm thịt


Thịt là nguồn cung cấp năng lượng và protein chính của cơ thể. Bà đẻ cần được cung
cấp đủ thịt để tái tạo tế bào, làm lành các vết thương cũng như đảm bảo đủ khỏe mạnh
để có sữa cho con bú. Vì vậy thịt luôn luôn nằm trong danh sách những thực phẩm tốt
cho phụ nữ sau sinh.
Theo đó, tốt nhất là bà mẹ nên ăn thịt nạc để tránh dư thừa chất béo động vật. Không
cần quá bận tâm đến việc nên ăn thịt gì mà chỉ cần bố trí xen kẽ giữa các bữa ăn sao
cho cảm thấy ngon miệng nhất.
Để tăng cường năng lượng, người mới làm mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt như
thịt bò nạc. Thiếu sắt làm người mẹ tiêu hao năng lượng nhiều hơn và khó khăn hơn
trong việc đáp ứng mọi nhu cầu cho em bé sơ sinh. Ngoài ra, thịt bò còn là nguồn cung
cấp tuyệt vời protein và vitamin B12. Đây là 2 chất dinh dưỡng mà những người mới
sinh rất cần bổ sung.

14
Hình 2.12 Thịt bò còn rất giàu sắt, protein và vitamin B12, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và

2.4 Thực phẩm thuộc nhóm cá


Trong nhóm thực phẩm nên ăn sau sinh, chúng ta không thể bỏ qua các loại cá, bởi cá
không chỉ cung cấp năng lượng mà còn rất giàu DHA – yếu tố hỗ trợ cực tốt cho sự
phát triển não bộ của trẻ.
Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh, chẳng hạn
như cá thu, cá mập, cá ngừ, cá kiếm chứa rất nhiều thủy ngân có thể gây nguy hiểm
đến sức khỏe. Trong khi đó, một số loại cá khác như cá chép, cá hồi, cá mòi lại được
khuyến khích nên sử dụng hàng tuần.
Cá hồi gần như là một lựa chọn hoàn hảo để cung cấp chất dinh dưỡng cho những
người làm mẹ. Cá hồi cung cấp một loại chất béo rất quan trọng với việc phát triển hệ
thần kinh của bé được gọi là DHA. Sữa mẹ có chứa DHA ở mức độ cao và cao hơn
những thực phẩm cung cấp DHA từ việc ăn uống.
DHA trong cá hồi còn có thể giúp tâm trạng của người mẹ trở nên tốt hơn. Các nghiên
cứu đã cho thấy nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng trầm cảm
sau sinh.
Tuy nhiên, FDA khuyến cáo rằng phụ nữ đang mang thai và cho con bú phải giới hạn
việc ăn cá hồi khoảng 340 g trong 1 tuần bởi cá hồi có chứa thuỷ ngân mức độ thấp.
Một số loài cá khác như cá kiếm, cá thu có lượng thủy ngân cao và hoàn toàn không
nên ăn.

15
Hình 2.13 Cá hồi là loại thực phẩm được khuyến nghị sử dụng dành cho phụ nữ sau sinh

2.5 Thực phẩm thuộc nhóm đậu đỗ


Đậu đỗ được coi là thực phẩm nhiều sữa sau sinh vì chúng hoạt động tương tự như
estrogen, giúp hệ thống tuyến sữa phát triển phục vụ cho quá trình tiết sữa và làm giảm
tình trạng khô rát sau sinh. Ngoài ra, đậu đỗ cũng cung cấp một lượng đáng kể chất xơ
và canxi cho sữa mẹ. Các cây họ đậu có nguồn chất sắt và protein dồi dào, đặc biệt là
những cây họ đậu có màu sắc tối như đậu đen và đậu đỏ. Chúng còn rất tốt cho sữa mẹ
và phù hợp với những người ăn chay
Thực phẩm đậu đỗ rất tốt cho sức khỏe và sữa mẹ sau khi sinh. Người mẹ có thể sử
dụng nhiều loại đậu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hầm nhừ với xương,
nấu cháo, nấu canh hay làm sữa, hoặc uống các loại bột từ hỗn hợp các loại đậu này.

Hình 2.14 Đậu đỗ rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú

16
2.6 Thực phẩm thuộc nhóm rau
Rau cung cấp chất xơ, canxi cùng rất nhiều vitamin. Ăn rau là cách tốt nhất để làm
giảm tình trạng táo bón sau sinh. Mẹ đang cho con bú ăn rau có thể giúp sữa mẹ mát
hơn, con bú không bị rối loạn tiêu hóa.
Phần lớn các loại rau đều là những thực phẩm tốt cho bà mẹ mới sinh, tuy nhiên một
số rau tính hàn thì nên hạn chế. Ngược lại, cũng có một số rau đặc biệt tốt cho sữa mẹ,
giúp mẹ nhiều sữa và phục hồi nhanh chóng các tổn thương sau sinh, đó là rau ngót,
rau đay, rau lang, giá đỗ, mồng tơi, rong biển, cải xoăn, bông cải xanh.
Rau xanh như rau dền, củ cải và bông cải xanh là những thực phẩm chứa nhiều
vitamin A rất tốt cho người mẹ và em bé. Chúng còn là nguồn cung cấp canxi, vitamin
C và sắt dồi dào. Rau xanh cũng còn là chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch nhờ
hàm lượng calo thấp.

Hình 2.15 Các loại rau xanh, củ quả

2.7 Thực phẩm thuộc nhóm quả


Tương tự như rau xanh, hoa quả cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ
thể, giúp đào thải chất độc, cholesterol dư thừa và giảm thiểu táo bón. Ngoài ra, hoa
quả còn cung cấp một lượng đường đáng kể cho cơ thể.
Hoa quả cùng với rau xanh là những thực phẩm tốt cho bà mẹ sau sinh nhưng không
thể thay thế được cho nhau. Trong đó, hàm lượng chất xơ trong rau được đánh giá cao
hơn trái cây, ngược lại trái cây lại giàu đường và vitamin hơn rau xanh. Do đó, nên cân
bằng cả hai nhóm thực phẩm này để đảm bảo dinh dưỡng.

17
Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm tốt sau sinh và không thể thay thế được cho
nhau trong thực đơn. Đối với các thực phẩm cho bà đẻ, có một số loại hoa quả được
đánh giá tốt hơn các nhóm quả còn lại, đó là vú sữa, dâu tây, đu đủ chín, quả bơ, kiwi,
nho, dưa hấu, cam quýt, bưởi, chuối.
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày. Các loại trái
cây họ cam quýt giàu vitamin C rất tốt cho người mẹ sau sinh. Quả việt quất cũng là
một lựa chọn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Loại quả mọng này
chứa nhiều vitamin, khoáng chất và một lượng carbohydrate lành mạnh để duy trì năng
lượng trong ngày.

Hình 2.16 Trái cây giúp bổ sung nhiều Vitamin cho mẹ

2.8 Thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc


Ngũ cốc là khái niệm để chỉ chung các loại cây lương thực, chứ không đơn thuần là “5
loại hạt” theo nghĩa đen của nó. Hiện nay, ngũ cốc là nguồn thực phẩm chính của các
nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong các loại ngũ cốc thì gạo là thực phẩm cho mẹ sau sinh quen thuộc nhất. Ngay cả
khi áp dụng chế độ ăn kiêng, bà mẹ cũng không thể loại bỏ cơm ra khỏi bữa ăn của
mình. Ngoài ra, các loại ngũ cốc khác như ngô, yến mạch, đậu đỗ cũng cần được bổ
sung vào thực đơn. Nên ưu tiên cho ngũ cốc nguyên hạt vì lớp vỏ lụa của chúng rất
giàu vitamin.
Chăm con sẽ làm người mẹ mất nhiều năng lượng. Một trong những loại thực phẩm để
tăng cường năng lượng tốt nhất cho những người mới làm mẹ vào buổi sáng là ngũ cốc
nguyên hạt. Nhiều loại ngũ cốc còn được tăng cường vitamin và chất dinh dưỡng cần
thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của người mẹ

18
Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt: Cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ và tạo sữa chất
lượng cho bé. Mẹ có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và sữa không béo cho bữa
một bữa sáng lành mạnh.

Hình 2.17 Các loại ngũ cốc tốt cho bà mẹ cho con bú

Nếu không muốn ăn ngũ cốc, mẹ có thể dùng bánh mì ngũ cốc. Đây là thực phẩm
được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt và chứa axit folic rất quan trọng đối với sự phát
triển của bé.

2.9 Thực phẩm nhóm nước


Trong những thực phẩm giúp mẹ nhiều sữa, chúng ta không thể bỏ qua nước. Nước
còn là chất không thể thiếu cho sự trao đổi chất và là dung môi để vận chuyển mọi thứ
trong cơ thể. Nước cũng là thành phần chính của huyết tương trong máu. Con người có
thể chết nếu nhịn uống nước 3 ngày. Nước là thực phẩm tốt và không thể thiếu cho bà
đẻ sau sinh.
Phụ nữ cho con bú thường bị mất nước, dẫn đến bị mất nhiều năng lượng. Để giữ cho
mức năng lượng và việc sản xuất sữa ổn định, người mẹ phải cung cấp đủ nước cho cơ
thể. Người mẹ cũng có thể uống nước trái cây thay vì nước lọc.

19
Hình 2.18 Các bà mẹ mang thai nên uống nhiều nước

2.10 Trứng các loại


Trứng là một thực phẩm dễ tìm để đáp ứng nhu cầu protein hằng ngày. Hãy dùng hai
quả trứng cho bữa ăn sáng, một quả trứng luộc cho món salad vào giờ ăn trưa hoặc
một món trứng ốp lết và salad cho bữa tối. Trứng vừa tăng cường DHA vừa tăng
cường mức độ axít béo thiết yếu trong sữa mẹ.

Hình 2.19 Ăn trứng bổ sung protein

2.11 Các loại thực phẩm nên tránh


Khi cho con bú, các loại thực phẩm người mẹ ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé.
Vì vậy, phụ nữ đang nuôi con bú cần cẩn thận với các loại thực phẩm sau:
- Rượu, bia: hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên cần được bảo vệ
bởi chất cồn dù là rất nhỏ. Hơn nữa, rượu bia còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sản
xuất sữa của người mẹ.

Hình 2.20 Các bà mẹ cho con bú không nên uống rượu bia

- Trà, cà phê: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên uống quá nhiều các chất kích thích
này. Các chất này hoàn toàn qua được sữa mẹ, tác động xấu đến thần kinh của trẻ và
dễ khiến trẻ khó ngủ, hay bồn chồn, giật mình, khóc quấy.

20
Hình 2.21 Các bà mẹ cho con bú nên hạn chế uống cà phê

- Các loại cá có chứa thủy ngân: Cá kiếm, cá mập, cá ngừ,... có chứa nhiều thủy ngân,
có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của bé.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Các thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán… có
hàm lượng calo cao mà lại ít chất dinh dưỡng nên mẹ cần hạn chế sử dụng. Đồng thời
lượng dầu mỡ trong các loại thực ăn này còn có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sữa mẹ
cũng như gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Hình 2.22 Các bà mẹ cho con bú hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ

- Các loại gia vị nặng mùi: Hành, tỏi có thể gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ,
khiến bé khó chịu khi bú;
- Đồ ăn cay: Có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ và tác động xấu tới đường ruột
của bé. Bởi lẽ trẻ sơ sinh rất “nhạy”, sẽ quấy khóc hay thậm chí là bỏ bú nếu người mẹ
ăn nhiều các món này.
- Đậu phộng: Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây dị ứng như nổi mề đay, khó thở, tiêu
chảy… Do đó, mẹ nên tránh những món có đậu phộng khi đang trong thời gian cho
con bú để phòng trường hợp bé bị dị ứng đậu phộng

21
- Thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ bị ôi thiu
- Dinh dưỡng sau sinh quan trọng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên không ăn
ngon, chán ăn sau sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa và hồi phục sau sinh. Bà mẹ dễ
rơi vào suy dinh dưỡng sau sinh, mất sức sau sinh không hồi phục.
Đồng thời, người mẹ sau khi ăn một loại thực phẩm nào cũng nên theo dõi phản ứng
của bé vì có thể chúng khiến bé dị ứng với các biểu hiện như bú kém, tiêu chảy, khó
tiêu, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, sưng môi, chảy nước mũi, nôn trớ,... Các loại thực phẩm
dễ gây dị ứng gồm sữa bò, thịt bò, trứng, sò, tôm, cua,...

3 Nhóm thực phẩm không nên ăn


3.1 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của thai nhi, bởi đây là giai đoạn trẻ
bắt đầu hình thành các cơ quan các hệ thần kinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng 3 tháng
đầu thai kỳ là yếu tố quyết định tới cân nặng và sự phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh
đó, giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ phải đối mặt với rất nhiều tình trạng
nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu, vì thế cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng
trong giai đoạn này.
Theo đó, để trả lời cho câu hỏi không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì các bác
sĩ khuyến cáo các thai phụ không nên ăn các thực phẩm sau:

 Rau mầm: các loại rau mầm như giá đỗ luôn tồn tại vi khuẩn trong hạt giống trước
khi cây mầm lớn lên, vì thế các thai phụ tuyệt đối không được ăn sống ( có thể ăn nếu
nấu chín). Nếu cố tình sử dụng thì các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây dị
dạng cho thai nhi.
 Đồ muối chua: các loại đồ muối như dưa muối, cà muối,... thường được để lên men
chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Trong giai đoạn vi sinh vật chuyển hóa
nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm cho hàm lượng nitrit tăng cao rất có hại
cho cơ thể.
 Hải sản: Hải sản chứa rất nhiều protein, tuy nhiên một số loại cá như cá thu vua, cá
đồng, cá ngừ, cá kiếm, cá kình,..., các loại cá càng lớn, nhiều tuổi sẽ chứa hàm lượng
thủy ngân càng cao. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi không nên ăn gì khi mang thai 3
tháng đầu thì câu trả lời là các thai phụ không nên ăn loại cá này.
 Các loại đồ uống: trà thảo mộc, đồ uống có ga, có cồn, cà phê,... không chỉ ảnh
hưởng tới sức khỏe mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tăng nguy cơ
sảy thai.

22
 Ngoài các thực phẩm trên thì một số loại rau củ như: rau ngót, rau răm, củ
dền,...đều là những thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu để phòng ngừa
nguy cơ sảy thai. Các loại thực phẩm này có chứa những chất làm kích thích co bóp tử
cung, tăng nguy cơ sảy thai cho các bà mẹ.

Hình 3.23 Sản phụ không nên ăn dưa muối nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ bầu

3.2 6 tháng cuối


Khi thai nhi đã dần ổn định, trong 6 tháng cuối của thai kỳ sẽ tập trung phát triển cân
nặng. Bên cạnh đó, đến tháng thứ 4 thai phụ cũng đã dần giảm các triệu chứng ốm
nghén nên sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn và thèm ăn vặt. Vì vậy, trong 6 tháng
cuối, thai phụ cần có một chế độ ăn hợp lý phòng ngừa tăng cân quá mức, rối loạn
đường huyết, tăng huyết áp gây tiền sản giật. Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên
ăn trong quá trình mang thai bao gồm:
 Đồ ngọt
Trong quá trình mang thai chức năng thải đường ở thận sẽ giảm. Nếu ăn đồ ngọt nhiều
sẽ làm cho đường máu tăng cao, thận làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu
khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và
nhiễm virus. Tuy nhiên vẫn sử dụng 1 lượng vừa phải theo nhu cầu hằng ngày của cơ
thể.
 Đồ ăn quá mặn
Tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hàng ngày. Vì vậy, nếu ăn đồ ăn
quá mặn thai phụ sẽ có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, đây cũng là một trong những
nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe
trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên ăn khoảng 6g muối/ngày.

23
Hình 3.24 Đồ ăn quá mặn có thể tăng nguy cơ bị huyết áp cao

 Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao


Cá thu, cá ngừ, các loại cá đóng hộp,... là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân
cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm thủy ngân tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương đến hệ
thần kinh và sự phát triển của thai nhi.
 Các loại thịt cá sống tái
Bò bít tết, sushi, thịt cá còn sống đều có chứa vi khuẩn như salmonella, toxoplasmosis,
coliform,... gây ngộ độc.
 Thịt nướng, thịt xông khói
Đây là những thực phẩm có hương vị thơm ngon được chế biến bằng than hay chất đốt
để nướng. Tuy nhiên, khi đốt than sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn và có
khả năng gây ung thư. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm là đồ nướng
nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hình 3.25 Thịt xông khói là một thực phẩm không lành mạnh đối với phụ nữ mang thai

 Các loại thịt chế biến sẵn

24
Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, giăm bông, xúc xích,... đều có nguy cơ
chứa vi khuẩn listeria. Thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai cao khi nhiễm vi khuẩn listeria.
Vì vậy, thai phụ không nên ăn những loại thực phẩm này, nếu muốn ăn để thay đổi
khẩu vị thì cần chế biến và nấu chín kỹ.
 Gan động vật
Gan động vật là thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên trong quá trình
mang thai, thai phụ đã được bổ sung sắt và hấp thụ vitamin A từ các loại vitamin tổng
hợp. Do đó, nếu thường xuyên ăn gan động vật sẽ làm dư thừa lượng sắt và vitamin A
gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là dị dạng thai nhi.

Hình 3.26 Gan động vật nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

 Sữa và các chế phẩm từ sữa không tiệt trùng


Hầu hết các loại sữa đều được tiệt trùng và là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi
dào giúp trẻ phát triển tốt. Bên cạnh đó, một số chế phẩm không được tiệt trùng như
phomat sẽ có chứa vi khuẩn Listeria gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.
 Các loại rau
Các rau sống chứa nhiều vi khuẩn e.coli, salmonella,...có nguy cơ gây ngộ độc. Vì thế,
thai phụ cần tránh các loại rau này. Bên cạnh đó, rau ngót cũng chứa thành phần
Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau. Nếu thai phụ ăn nhiều loại
rau này sẽ làm cổ tử cung co thắt và tăng nguy cơ sảy thai.
Khổ qua có chứa thành phần Monodicine, Quinine,... kích thích co bóp tử cung làm
tăng nguy cơ bị sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn khổ qua.
Ngoài các thực phẩm trên thì măng tươi cũng là một thực phẩm mẹ bầu cần tránh, vì
chúng có chứa cyanide một chất nguy hiểm đối với cơ thể. Thai phụ có thể bị ngộ độc

25
nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn. Các triệu chứng có thể xuất hiện như nôn,
đau đầu, khó thở,... trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Hình 3.27 Mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau sống bởi có nguy cơ nhiễm các loại vi
khuẩn

 Một số loại trái cây


- Mặc dù, hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng một
số loại quả có thể làm ảnh hưởng đến thai phụ khi mang thai như:
- Đu đủ xanh, dứa: có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy
thai.
- Nhãn, na: chứa nhiều glucose, nếu ăn nhiều mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc đái tháo
đường thai kỳ và táo bón. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế ăn những loại quả có hàm
lượng đường cao.
 Để đảm bảo sức khỏe, các mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang
thai để giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, các thai phụ cũng cần
lưu ý một số thực phẩm không nên ăn khi mang thai để phòng ngừa nguy cơ sảy thai,
ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài việc khám thai định kỳ, các bà mẹ có
thể đến cơ sở y tế để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn khoa học, phù
hợp.

26
KẾT LUẬN
Mang thai và cho con bú là hai giai đoạn vô cùng quan trọng, là sự mong chờ, niềm
hạnh phúc của mỗi gia đình, cần phải chú trọng không chỉ về chế độ chăm sóc mà còn
cả chế độ dinh dưỡng để đảm bảo mẹ khoẻ mạnh và con phát triển tốt. Dinh dưỡng là
yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người trong suốt cả
vòng đời, đặc biệt là trong thời gian phụ nữ có thai và cho con bú. Phụ nữ có thai cần
thêm nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ, hình thành  và phát triển thai nhi. Phụ nữ cho con
bú cần bổ sung thức ăn để tăng cường sản xuất sữa cho con bú.
Dinh dưỡng tốt khi mang thai, cho con bú là một trong các yếu tố quyết định bảo đảm
sức khỏe cho bà mẹ, sự lớn lên và phát triển của trẻ. Vì vậy bà mẹ cần ăn đủ chất dinh
dưỡng, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các
loại đậu, sữa; kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món quay rán,
cần nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực. Nếu bị nôn quá nhiều
khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải…, cần phải đến các cơ sở y tế để
được hướng dẫn chăm sóc hợp lý.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/chu-de-sau-sinh-khac/12-
sieu-thuc-pham-phu-nu-cho-con-bu-khong-the-bo-qua/
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/che-do-dinh-
duong-sau-sinh-cho-ba-me-cho-con-bu/
3. Thu Minh – Quốc Trung (2007). Tri thức bách khoa về dinh dưỡng, Nhà xuất bản
từ điển bách khoa Hà Nội
4. Bài giảng Dinh dưỡng người, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Bài giảng Dinh dưỡng người, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Bài giảng Dinh dưỡng ẩm thực phụ nữ mang thai và cho con bú, Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. http://benhvienquan11.vn/tin-tuc-benh-vien/nhung-loai-thuc-pham-tot-nhat-cho-me-
bau-trong-mua-dich-n1796.html
8. https://hongngochospital.vn/thuc-pham-tot-cho-phu-nu-mang-thai/
9. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cac-
thuc-dinh-duong-cho-ba-bau/

28

You might also like