You are on page 1of 11

PHÂN LOẠI NHỰA THEO SỐ

1. Nhựa số 1 – PET (Polyethylene terephthalate)


1.1. Cấu tạo
(C10H8O4)n

1.2. Ưu điểm
Không gây phản ứng hóa học khi đựng thức ăn, đồ uống.
Cứng, chắc, chống va đập cực tốt, độ bền rất cao và độ chịu lực cực tốt.
Chống thấm cực tốt. chịu được nhiệt độ lên đến 200oC và chịu lạnh -90oC trong thời gian
ngắn (khoảng 2 phút), có thể cho vào tủ lạnh (mát lẫn đông).
Giá thành không cao
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc sử dụng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh thì xem như
không độc, đảm bảo sức khỏe cho con người.
Nhiều mẫu mã, bề mặt nhựa cực kỳ láng bóng, dễ dàng in ấn logo, hình ảnh, biểu tượng.
1.3. Nhược điểm
Khả năng chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ kém.
Rất khó để làm sạch, khả năng tái chế thấp (khoảng 20%) ,chỉ nên sử dụng dưới 10 ngày là
ổn vì sau đó hàm lượng acetaldehyde, formaldehyde và tổng antimony tăng (vì bề mặt của chúng
có rất nhiều lỗ rỗng nên làm cho vi khuẩn hoặc mùi tích tụ lại, do đó chỉ sử dụng được 1 lần)
Dễ bị biến dạng, móp méo.
Ở nhiệt độ cao ( bỏ trong xe oto, gần bếp gas, ngoài nắng…) sẽ không an toàn và gây nên
những chất gây ung thư (nhiệt độ cao dẫn đến thôi nhiễm antimony hợp chất gây ung thư và đột
biến)
Có thể hấp phụ mùi thực phẩm trong bao bì, làm mất cảm quan và giá trị thực phẩm.
1.4. Ứng dụng
Thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước
khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây… hoặc chế tạo
vỏ chai dầu gội, nước súc miệng, sữa tắm…
1.5. Lưu ý khi sử dụng
Chỉ nên sử dụng 1 lần, ko nên tái sử dụng nhiều lần vì có khả năng thẩm thấu vào thức ăn,
thức uống gây ảnh hưởng sức khỏe, có nguy cơ gây ung thư, ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmôn
trong cơ thể (vd: chai nước suối bỏ trong xe hơi gặp nhiệt độ nóng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến
sức khỏe)
Không được bỏ lò vi sóng.
2. Nhựa số 2 – HDPE (High Density Polyethylene)
Đây là loại nhựa tốt nhất, an toàn nhất, thường có màu xanh lam, đục.
2.1. Cấu tạo
Polyethylene tỷ trọng cao

2.2. Ưu điểm
Giới hạn chịu nhiệt độ cao (110-120oC)
Có khả năng chịu áp lực, chịu va đập mạnh, chống ăn mòn.
Khối lượng nhẹ, trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm, bề mặt trơn tru
khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước.
Tính dẻo và đàn hồi tốt, chịu nhiệt, điện, áp lực từ môi trường.
Có thể tái chế nhiều lần do độ dày và độ bền cao.
2.3. Nhược điểm
Độ cứng thấp hơn so với nhựa Polypropylene
Các liên kết trong nhựa sẽ bị đứt ra khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Khi vượt quá ngưỡng giới hạn chịu nhiệt, nhựa sẽ bị nóng chảy tạo mùi hôi khó chịu
2.4. Ứng dụng
Dùng chứa chất lỏng như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, nước tẩy, hóa chất,…
Có thể dùng đựng thực phẩm lâu dài, thường thấy trên các bình sữa trẻ em, bình nước trái
cây, bình nhựa cứng…
Dùng làm ống nhựa xoắn bảo vệ dây cáp điện, cáp viễn thông, ống cấp thoát nước, ống dẫn
hơi nóng, lạnh.
2.5. Lưu ý khi sử dụng
Khó làm sạch, nên cần lưu ý làm sạch khi tái chế.
Cần chú ý về giới hạn chịu nhiệt khi sử dụng, hạn chế cho vào lò vi sóng.
3. Nhựa số 3 - PVC (Polyvinyl Clorua)
3.1. Cấu tạo
(C2H3Cl)n

3.2. Ưu điểm
Có thể chịu được nhiệt cao và có khả năng chống cháy (do PVC chứa 57% clo nguồn gốc từ
muối thông thường, khi được đốt cháy, hàm lượng clo của nó sẽ dập tắt ngọn lửa).
Thời gian chịu nhiệt trong vòng khoảng 30 phút, chỉ bị nóng chảy và không hề có khả năng
bắt cháy lan truyền.
Không bị oxy hóa hay chịu tác động bởi các tác động bên ngoài. Hạn chế gặp phải biến dạng
khi va đập (do kết cấu rất đặc nên rất cứng so với các loại nhựa khác).
Có sẵn rộng rãi và chi phí tương đối thấp.
Ở điều kiện thông thường cứng, giòn, chịu lực tốt, nhẹ và dẻo dai.
Mặc dù bị hoà tan hoặc trương nở trong HC thơm, ketone và ete tuần hoàn nhưng nó lại rất
bền với các hợp chất hữu cơ khác, chống lại hầu hết các hóa chất vô cơ và có đặc tính kháng ăn
mòn, kháng tĩnh điện.
Có khả năng chống tia cực tím (nên không bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
Có khả năng chống thấm nước tốt.
Thân thiện với môi trường, không chứa độc tố có hại cho người dùng, khá an toàn khi sử
dụng lâu dài và có thể tái chế.
3.3. Nhược điểm
Độ bền nhiệt kém nên thường được pha các chất phụ gia chịu nhiệt.
Độ mềm dẻo thấp, những sản phẩm làm từ nhựa PVC thường được thêm một số phụ gia để
cải thiện độ mềm dẻo, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, tính chất cứng giòn của nhựa PVC
vẫn quay trở lại.
3.4. Ứng dụng
Xây dựng: khung cửa sổ, đường ống, ống dẫn cáp và dịch vụ, màng lợp trần, ván sàn, ốp
tường,...
Chăm sóc sức khỏe: “da nhân tạo” trong điều trị bỏng khẩn cấp, bộ truyền máu và huyết
tương, túi máu,...
Điện tử: cáp cách điện
Ô tô: tấm che nắng, bọc ghế, lớp phủ gầm,...
Thể thao: xây dựng sân vận động, trang phục, giày và cả thiết bị của các vận động viên.
3.5. Lưu ý khi sử dụng
Đến năm 1970, người ta phát hiện ra trong PVC có chất vinyl chloride (VCM) có khả năng
gây ung thư nên được hạn chế sử dụng hơn, nhất là trong bao bì thực phẩm.
Đốt cháy tỏa ra khói hydro chlorua gây nguy hiểm cho sức khỏe nên không được sử dụng để
sản xuất những sản phẩm có nguy cơ cháy nổ cao.
Hạn chế sử dụng trong lò vi sóng hoặc đựng thức ăn quá nóng.
Hạn chế để bên ngoài môi trường quá lâu.
4. Nhựa Số 4 – LDPE (Low-Density Poly Ethylene)
4.1. Cấu tạo
Nhựa PE mật độ thấp

4.2. Ưu điểm
Có sự trong suốt cao, hơi có ánh mờ, độ bóng bề mặt cao, có độ dẻo cao.
Khả năng chống thấm nước và hơi nước cực kỳ tốt.
Trọng lượng nhẹ, khả năng chống va đập cực kỳ hiệu quả.
Đơn giản, dễ dàng làm sạch.
Chống ẩm mốc và cách điện, cách nhiệt tốt.
Được đánh giá là an toàn, có thể dùng chứa đựng thực phẩm do không phân giải, rò rỉ ra các
chất có hại khi sử dụng.
Trơ về mặt hóa học, có khả năng chống chịu ảnh hưởng môi trường bên ngoài tốt như chống
rạn nứt, chống axit, kiềm và dung môi hữu cơ hiệu quả.
Có thể giặt khô và tái sử dụng lại.
4.3. Nhược điểm
Có độ nhớt cao, trơn giống dạng sáp nên gây cản trở trong chế biến và sản xuất.
Khả năng chống chịu sẽ bị hạn chế khi tiếp xúc với hydrocacbon béo và thơm, dầu khoáng.
Mỏng, chịu nhiệt kém, dễ nóng chảy.
4.4. Ứng dụng
Khá phổ biến ở hộp mì, vỏ bánh, hộp chứa thực phẩm.
Dùng làm chai lọ đựng nước hoặc hóa chất.
Sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi
đựng.
Làm linh kiện trong điện thoại, máy tính (vỏ, bàn phím, chuột…)
4.5. Lưu ý
Không nên để đồ dùng bằng nhựa này ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc cho vào lò vi sóng
để hâm, nấu vì nó dễ nóng chảy, gây hại cho sức khoẻ.
5. Nhựa số 5
5.1. Cấu tạo
(C3H6)n

5.2. Ưu điểm
Có sẵn và tương đối rẻ.
Có độ bền uốn cao do bản chất bán tinh thể của nó, có bề mặt tương đối trơn.
Có khả năng hút ẩm rất tốt.
Polypropylene có khả năng kháng hóa chất tốt trên nhiều loại bazơ và axit.
Khả năng chống mỏi tốt.
Chịu lực va đập tốt.
Polypropylene là chất cách điện tốt.
5.3. Nhược điểm
PP có hệ số giãn nở nhiệt cao do đó nên hạn chế trong các ứng dụng ở nhiệt độ cao.
Dễ bị suy giảm bởi tia cực tím.
Có khả năng kháng dung môi Clo và chất thơm kém.
Khó sơn vì nó có tính chất liên kết kém.
Polypropylene rất dễ cháy.
Polypropylene dễ bị oxy hóa.
Bất chấp những khuyết điểm của nó, nhìn chung polypropylene là một vật liệu tuyệt vời. Nó
có một sự pha trộn độc đáo của những phẩm chất mà không có ở bất kỳ vật liệu nào khác làm cho
nó trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều ứng dụng chuyên biệt
5.4. Ứng dụng
Khay nhựa định hình: Các loại khay PP đựng thực phẩm, đựng cơm, thịt, bánh trái… được
dùng nhiều tại các siêu thị, quán ăn, nhà hàng…..
Hộp nhựa đựng cơm: PP được ưu tiên để tạo ra các sản phẩm hộp nhựa đựng cơm dùng 1
lần hoặc dùng nhiều lần.
Chai lọ nhựa, bình đựng nước: Các chai nhựa, bình đựng làm từ PP có thể cọ rửa và tái sử
dụng nhiều lần mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn.
Ly nhựa: Các loại ly đựng làm từ PP có đặc tính mềm dẻo, chịu nhiệt tốt. Bạn có thể đựng
thức uống nóng hoặc lạnh tùy theo nhu cầu.
Sản xuất đồ chơi: PP cũng được lựa chọn để sản xuất các loại đồ chơi trẻ em nhờ đặc tính an
toàn, không chứa chất độc hại.
Vật dụng khác: Nhựa Polypropylen còn được ứng dụng để làm bàn, ghế nhựa, thùng nhựa,
ống nhựa… phục vụ cho nhu cầu con người
5.5. Lưu ý
Việc sử dụng PP được coi là an toàn vì nó không có bất kỳ tác dụng đáng kể nào từ quan
điểm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, về mặt độc tính của hóa chất.
6. Nhựa số 6 – PS (Polystiren)
6.1. Cấu tạo
(CH[C6H5]-CH2)n
6.2. Ưu điểm
Không màu nên dễ dàng tạo màu trong quá trình sản xuất
Dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công khoảng 180oC – 200oC)
Có đặc tính cứng, giòn, rất nhẹ nên dễ tạo hình sản phẩm
Không bị hòa tan trong các dung dịch kiềm, axit sunfuric, photphoric, boric
Bền vững khi tiếp xúc với HCl với nồng độ 10% – 36% và các axit gốc hữu cơ khác
Không bị phá hoại khi tiếp xúc với xăng và các dung dịch muối
6.3. Nhược điểm
Sản phẩm làm từ hạt nhựa PS rất giòn và có độ bền chịu sức kém thấp
Bị biến dạng khi ở môi trường có nhiệt độ 80oC
Khả năng kháng các loại hóa chất không cao, dễ bị tác động khi biến đổi thời tiết
Dễ bị biến đổi cấu trúc phân tử khi ở nhiệt độ cao và sinh ra độc hại
6.4. Ứng dụng
Được ứng dụng để để sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD, đồ chơi
trẻ em, máy vi tính, máy sấy tóc và các thiết bị trong nhà bếp.
Nhựa định hình PS được sử dụng để sản xuất hộp nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa
bánh kẹo nhờ vào đặc tính cứng và giòn.
6.5. Lưu ý
Bất kỳ sản phẩm nào làm từ hạt nhựa đều có chung một đặc điểm là chịu nhiệt không cao.
Có loại chịu tốt nhưng khi bị đốt nóng, chảy ra đều sinh ra mùi và chất độc hại.Đối với các sản
phẩm làm từ hạt nhựa PS thì không được dùng để chứa đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao. Mức nhiệt
độ làm nhựa PS sinh ra chất độc hại vào khoảng 70oC.
Trong hạt nhựa PS có chứa các thành phần độc hại là Styren và Benzen. Tuy chưa có một
báo cáo cụ thể nói đích danh sản phẩm nào nhưng các nhà nghiên cứu khuyến nghị không nên.
Không dùng sản phẩm làm từ hạt nhựa PS để đựng nước sôi, giấm, các loại dưa ủ muối và
thức ăn nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm kể trên đều có tính ăn mòn đối với sản phẩm.
Styren và Benzen là hai thành phần gây ung thư và rối loạn thần kinh theo tạp chí y khoa
công bố. Chính vì thế việc sử dụng sản phẩm cần lưu ý để an toàn cho sức khỏe.
7. Nhựa số 7 - Other
Là những loại nhựa còn lại, nhưng phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan:
+ Nhựa PC thường được đưa vào sản xuất các loại bình đựng nước, bình sữa em bé, hộp
đựng thực phẩm,... Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn, gây ung thư vì
chứa BPA.

Tuy nhiên, "Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công
bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và
kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép". Vì vậy mà hiện nay các đồ dùng bằng
nhựa này đều được in thêm chữ BPA Free - nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung
thư.
Ưu điểm
- Có khả năng va đập tốt
- Độ cứng cao, kích thích ổn định
- Kém tương thích với các loại nhựa khác
- Khả năng chống ăn mòn và chống mài mòn
- Có khả năng ổn định nhiệt tốt
- Có hình thức đẹp
- Tính ứng dụng cao
Nhược điểm
- Dễ bị trầy xước
- Cấu trúc nhựa dễ sản sinh ra chất độc hại
- Nó dễ vỡ trong môi trường áp suất cao
Chất liệu PC ứng dụng trong thực tế
- Sử dụng để làm Vali du lịch. Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là chất liệu nhựa PC
kết hợp với ABS. Hợp chất này để gia cố và tăng cường sự chắc chắn, khả năng chịu lực.
- Sử dụng làm đồ dùng gia dụng và đồ bếp. Cốc uống nước, hộp đựng bảo quản thực phẩm,
các bộ lọ đựng gia vị Các sản phẩm này vừa dễ bảo quản mà lại tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên khi sử dụng những loại lọ hay hộp đựng thực phẩm các bạn nên tiệt trùng đúng cách để
đảm bảo an toàn.
- Sử dụng trong ứng dụng kỹ thuật. Trong lĩnh vực kỹ thuật như làm bảng điều khiển, làm
hệ thống các đường ống hay tấm bìa cứng để lót viết, kính chống đạn, phụ tùng cho các thiết bị
chiếu Slide. Nhựa PC có những nhược điểm nhất định là độ bền không được cao. Vì vậy nó chỉ
thích hợp làm phụ kiện đi kèm. Ngoài ra, còn làm đĩa CD, cáp quang, các bảng hiệu quảng cáo
hiện đại. Các hộp đèn quảng cáo và một số vật liệu trang trí cần thiết trong nhà.
- Trong lĩnh vực xây dựng có tính ứng dụng cao như tăng cường lớp kính chống ồn, giảm
tiếng ồn đô thị. Ngoài ra còn làm cửa, vật liệu xây dựng nhà kính nông nghiệp, chuồng chăn nuôi,
kính chắn gió,...
Lưu ý khi sử dụng PC:
- Thông thường thì các chất có hại sẽ được xử lý sao cho thân thiện với người dùng. Nên bạn
vẫn có thể sử dụng mà không phải lo ảnh hưởng sức khoẻ.
- Tuy nhiên, nếu nước nóng hoặc các chất nhờn còn sót lại được thêm vào khi sử dụng hộp
nhựa, các chất có hại có thể được giải phóng. Nó sẽ ảnh hưởng tới cho cơ thể con người. Do đó,
để ngăn chặn sự hòa tan của các chất có hại trong PC, bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm
khi tiếp xúc với sản phẩm từ PC.
- Đồng thời, khi sử dụng hộp PC, thực phẩm cần được bảo vệ phù hợp và đúng cách. Bảo
quản và khử trùng theo hướng dẫn, để tránh sử dụng nhiều lần các sản phẩm bị lão hóa hay hư
hỏng.
+ Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ
cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,...
- Tritan là nguyên liệu được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Eastman Chemical
Company - công ty hóa chất đặc biệt toàn cầu. (Độc quyền => không được công bố công thức hóa
học)
- Ưu điểm: Không chứa chất BPA (Bisphenol A), đây là chất gây ra các bệnh nguy hiểm cho
con người, đặc biệt là ung thư. Tritan chịu được nhiệt độ cao, sử dụng được trong lò vi sóng. Bề
mặt nhẵn, trong suốt và khó trầy xước.

Ưu tiên chọn loại nhựa an toàn cho đựng thực phẩm theo thứ tự là 2>4>5>1

You might also like