You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Mẫu KHCN3

KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2017-2018
1. Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây gai xanh (Boehmeria
niveaL.Gaud) bằng phương pháp giâm chồi.
2.Mã số:
3. Lĩnh vực nghiên cứu: Nông Lâm Ngư nghiệp
4. Loại hình nghiên cứu: Ứng dụng
5. Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 12/2017 đến tháng 11/2018
6. Đơn vị chủ trì: Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp
7. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên: Trần Xuân Cương - Học vị: Thạc sĩ
- Chức danh khoa học: - Năm sinh: 1987
- Địa chỉ cơ quan: 565 Quang Trung, - Địa chỉ nhà riêng: SN18A,Ngọc Nữ,
phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa. phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa
- Điện thoại cơ quan: 0373 722534 - Điện thoại nhà riêng: 0373 950592
- Di động: 0946.274.313 E-mail: tranxuancuong@hdu.edu.vn
8.Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh Nội dung nghiên cứu cụ Chữ ký
vực chuyên môn thể được giao
Trần Xuân Cương ThS chuyên ngành Hệ Nghiên cứu ảnh hưởng
thống Nông nghiệp, Bộ chất kích thích sinh
môn Khoa học Cây trồng trưởng đến việc hình
Khoa NLNN thành rễ của các loại
chồi giâm khác nhau.
Lê Thị Thanh ThS chuyên ngành Trồng Nghiên cứu ảnh hưởng
Huyền trọt, Bộ môn Khoa học của giá thể đến việc hình
cây trồng, Khoa NLNN thành rễ của chồi giâm.
Trần Công Hạnh TS chuyên ngành Nông Nghiên cứu đặc điểm sinh
hóa học, Bộ môn Khoa trưởng, năng suất, chất
học Đất, Khoa NLNN lượng và hiệu quả sản
xuất cây gai trồng bằng
cây giống giâm chồi.
9. Đơn vị phối hợp chính
Tên đơn vị Họ và tên
trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu người đại
diện đơn vị
Công ty Cổ phần đầu - Cùng cấp giống cây gai xanh.
tư sản xuất và xuất - Phối hợp triển khai bố trí thí nghiệm, Đỗ Thị
nhập khẩu An Phước đánh giá kết quả và ứng dụng kết quả Thúy
nghiên cứu
10. Tổng quan tình hinh nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
10.1. Nguyên lý cơ bản của viện nhân giồng vô tính cây trồng
10.1.1. Khái quát chung
Theo Richard J. McAvoy, nhân giống cây trồng là quá trình làm tăng hoặc
tái tạo ra một số lượng cây trồng mới từ một cây bố mẹ. Cây trồng có thể được
nhân giống từ hạt, gọi là nhân giống hữu tính (Sexual propaga tion) hoặc là từ cắt
các bộ phận sinh trưởng của cây, gọi là nhân giống vô tính (Asexual propagation).
Ngoại trừ các loại cây trồng theo hàng hàng năm trên đồng ruộng, phần lớn các
loại cây trồng trong nhà kính, đặc biệt là các loại hoa đều được nhân giống bằng
phương pháp vô tính
Các phương pháp nhân vô tính chủ yếu bao gồm: dâm (rễ, cành, thân, lá),
chiết, ghép và tách cây con. Nhìn chung chi phí cho nhân giống vô tính thường
cao hơn so với nhân giống bằng hạt. Do vậy nhân giống vô tính thường được áp
dụng chủ yếu cho các loại cây có giá trị cao hoặc các loại cây khó tạo được cây
giống có đầy đủ tính trạng của cây mẹ do hạt giống bị phân ly. Cây trồng nhân
giống vô tính bằng phương pháp cắt các bộ phận sinh trưởng hoặc chiết cành có
ưu điểm là cây giống mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ. Một ưu điểm
khác nữa đó là việc rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa. Điều này đặc biệt thích
hợp đối với các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dài ở giai đoạn trước khi
trưởng thành như hoa lan và rất nhiều loại cây thân gỗ lâu năm.
Nhân giống bằng việc chiết cành là quá trình đơn giản và không cần đến
các điều kiện đặc biệt. Cành chiết có đầy đủ các bộ phận của một cây hoàn chỉnh
với chức năng của mầm và rễ. Việc tạo ra một cây hoàn chỉnh từ việc cắt và dâm
chồi là phức tạp hơn so với chiết cành, đồng thời yêu cầu điều kiện môi trường
khắt khe trong giai đoạn tạo rễ. Tạo cây con từ lá còn phức tạp hợp so với dâm
cành, dâm chồi vì chúng phải đồng thời vừa tạo chồi, vừa tạo rễ.
10.1.2. Cơ sở giải phẫu và sinh lý của việc hình thành rễ
- Quá trình hình thành rễ của chồi dâm: Khi cắt chồi khỏi cây mẹ, các tế
bào ở bề mặt vết cắt bị chết và hình thành một lớp hoại tử có tác dụng giữ cho các
tế bào bên trong không bị nhiễm bệnh. Các mô dẫn nước trong thân (xylem) được
lấp đầy bằng nhựa cây do đó làm cho chồi không có khả năng hút nước và hút
dinh dưỡng. Một vài ngày sau đó, các tế bảo ở bên ngoài lớp hoại tử bắt đầu phân
chia và hình thành các rễ đầu tiên. Cuối cùng các rễ nguyên thủy bắt đầu lớn lên,
xuyên qua các tế bào thân và đi vào môi trường dâm chồi. Ở một số loài cây
trồng, rễ ngủ đông là có mặt ngay trong thân tại thời điểm cắt mầm.
- Hoocmon điều khiển quá trình phát triển của rễ:
Auxin là hoocmon kích thích các quá trình sinh hóa dẫn đến viếc hình thành
rễ. Quá trình hình thành rễ có thể không xẩy ra ngay cả trong trường hợp có hàm
lượng auxin phù hợp nhưng thiếu các chất xúc tác. Các chất xúc tác hóa học này
hoạt động bằng cách làm tăng khả năng hoạt động của auxin hoặc bằng cách hạn
chế tác dụng của các enzym phá phá hủy auxin trong mô tế bào của cây trồng. Các
loại auxin tổng hợp nhân tạo như IBA (indolebutyric acid) và IAA
(naphthaleneacetic acid) là thường được sử dụng để kích thích ra rễ trong dâm
chồi. Auxin tự nhiên là được sản xuất từ đình sinh trưởng.
Các loại cây trồng khác nhau có phản ứng khác nhau với việc xử lý auxin.
Một số loại cây trồng không cần thiết xử lý auxin vẫn ra rễ bình thường. Một số
loài rất nhanh ra rễ trong hợp có xử lý auxin. Một số loài rất khó nhân giống vô
tính kể và không liên quan đến việc đến việc có xử lý hay không xử lý auxin. Các
loài không dễ ra rễ không cần xử lý auxin là do bản thân chúng có khả năng tự
tổng hợp đủ số lượng auxin và các chất xúc tác cần thiết cho việc hình thành rễ.
Các loài ra rễ nhanh khi xử lý auxin, bản thân chúng có đầy đủ các chất xúc
nhưng không sản xuất đủ lượng auxin tự nhiên cần thiết cho quá trình hình thành
rễ. Các loài khó ra rễ ngay cả trong trường hợp xử lý auxin có thể sản xuất đủ
hoặc không đủ lượng auxin tự nhiên. Các loài này thường thiếu các chất xúc tác
để tăng cường sự hoạt động của auxin hoặc ngăn cản một số enzym phá hủy auxin
trong mô tế bào. Theo Scianna, Joseph, các loại thân gỗ mềm yêu cầu nông độ
auxin xử lý thấp (1.000 đến 3.000 ppm). Các loại cây thân gỗ cứng rung bình yêu
cầu nông độ 3.000 đến 5.000 ppm. Các loại cây gỗ cứng yêu cầu nồng độ 3.000
đến 10.000 ppm hoặc cao hơn. Các loiaj chôi dễ ra rễ thậm chí không cần xử lý
kích thích sinh trưởng.
Ngoài các vấn đề nêu trên, giống cây trồng, điều kiện môi trường trong quá
hình hình thành rễ, tình trạng sinh lý của chồi cắt, điều kiện sống của cây mẹ
trước khi cắt, bộ phận cây trồng và mùa vụ cắt là những yêu tố có ảnh hưởng lớn
đến đến việc nhân giống vô tính cây trồng.
10.1.3. Lựa chọn cây mẹ để cắt chồi:
Lựa chọn cây mẹ sạch bệnh là yêu cầu đầu tiên của nhân giống vô tính cây
trồng. Chồi dâm lấy từ cây mẹ bị nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn hoặc nấm sẽ tạo nên
cây giống chất lượng kém, dẫn đến sinh trưởng và năng suất thấp. Vì vậy cần phải
lựa chọn cây mẹ không có mầm mống sâu, bệnh hại.
Chỉ lựa chọn chồi từ các cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, đủ nước. Chồi cắt từ
cây mẹ bị ảnh hưởng của điều kiện khô hạn ra rễ kém hơn nhiều so với chồi lấy từ
cây mẹ trương nước. Sự hình thành các hoocomon chống chịu điều kiện stress về hạn
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra rễ kém của chôi dâm lấy từ cây mẹ bị ảnh
hưởng của khô hạn. Nhiệt độ không khí trong giai đoạn sinh trưởng của cây mẹ là
không ảnh hưởng đến việc hình thành rễ của chồi dâm. Tuy nhiên nên tránh cắt cành
từ cây mẹ bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ cực đoan.
Điều kiện ánh sáng trog giai đoạn sinh trưởng cảu cây mẹ có ảnh hưởng đến
sinh trưởng của chồi dâm. Chất lượng ánh sáng, độ dài ngày và số giờ chiếu sáng
là rất quan trọng. Nhìn chung điều kiện ánh sáng thúc đẩy sự sinh trưởng dinh
dưỡng nhiều hơn so với thúc đẩy ra hoa và ra rễ của chồi dâm. Đối với các loại
cây trồng ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, cây mẹ nên được duy trì trong điều
kiện ngày dài để hạn chế sự hình thành hoa. Điều kiện ánh sáng thúc đẩy sự ngủ
đông cũng sẽ ức chế sự hình thành rễ của chồi dâm. Một số loài cây trồng rễ chỉ
phát triển nhanh khi cây mẹ là được che bóng giai đoạn trước khi cắt chồi.
Hàm lượng carbohydrate của cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra rễ của
chồi dâm. Cây mẹ sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng thích hợp sẽ cho chồi dâm có
nguồn dự trữ carbohydrate dồi dào. Vì vậy sau khi cắt khỏi cây mẹ, nguồn
carbohydrate này sẽ là nguyên liệu cho phát triển rễ mới. Tình trạng dinh dưỡng của
cây mẹ là cũng rất quan trọng, Bất kỳ trường hợp thiếu dinh dưỡng nào cũng đều ảnh
hưởng đến việc ra rễ của chồi dâm, trừ trường hợp đối với đạm. Bón thừa đạm trong
giai đoạn phát triển của cây mẹ sẽ làm giảm chất lượng chồi cắt và sự hình thành rễ
của chồi dâm. Đối với một số loài cây trồng, cây mẹ sinh trưởng trong điều kiện
lượng đạm thấp sẽ thúc đẩy sự hình thành rễ của chồi dâm.
10.1.4. Môi trường dâm chồi:
Trong bất kỳ mọi trường hợp, không để cho chồi cắt bị héo. Phun sương và
bảo quản chồi dâm ngay sau khi cắt ở nhiệt độ 40-45 0F cho đến khi trồng. Sau khi
dâm, cần áp dụng các biện pháp nhằm duy trì tình trạng cân bằng nước cho chồi dâm
vì chồi dâm không có khả năng hút nước nhanh qua thân, đồng thời đảm bảo độ
thông thoáng cần thiết trong luống dâm, tránh các trường hợp nhiệt độ tăng cao.
Phun sương quá nhiều cho luống dâm trong tình trạng bão hòa nước, làm mất dinh
dưỡng trong thân, ảnh hưởng đến ra rễ.
Nhiệt độ vùng rễ chồi dâm cần được điều chỉnh bằng việc phun sương. Đối với
hầu hết các loài cây trồng, nhiệt độ vùng rễ thích hợp cho việc ra rễ là 65-77 oF. Nhiệt
độ không thí thích hợp cho ra rễ phù thuộc vào từng loại cây. Nhìn chung nhiệt độ
khoog khí ban ngày trong phạm vi từ 70-80oF, và 60oF vào ban đêm là giới hạn phu
hợp cho dâm chồi. Mức độ chiếu sáng phải đảm bảo đủ cho hoạt động quang hợp
nhưng không làm tăng nhiệt độ vườn dâm. Thông thường mức độ che bóng khoảng
2/3 được coi là thích hợp cho dâm chồi. Theo Scianna, Joseph, trong giai đoạn hình
thành rễ, nhiệt độ không khí ban ngày nên duy trì ở mức 18-27 oC, ban đêm từ 16-
18oC. Độ ẩm không khí duy trì mức càng cao càng tốt nhưng không nên cao tới giới
hạn kích thích các bệnh hại phát triển. Thường xuyên tưới phun sương là rất cần thiết
để hạn chế hô hấp. Che bóng từng phần là giải pháp hữu hiệu để hạn chế việc khô chồi
dâm, song phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng cần thiế cho sự phát triển của các mô sinh
trưởng để chồi dâm tồn tại và sinh trưởng bình thường.
Giá thể dâm chồi: theo Theo Scianna, Joseph, có nhiều loại giá thể sử dụng
để làm giá thể dâm chồi như đất, cát, than bùn, vermiculite… Tất cả các loại giá thể
này cần được khử trùng. Không nên sử dụng lại giá thể đã qua sử dụng. Do phải
thường xuyên tưới phun sương để giữ ẩm cho bề mặt dâm chồi nên yêu cầu giá thể
phải tơi xốp, thoát nước tốt, đảm bảo độ thoáng khí để chồi dâm tồn tại sinh trưởng.
Một số loaifcaay khó ra rễ yêu cầu có sự phối hợp hợp lý giữa độ thoáng khí và hàm
lượng nước trong giá thể mới hình thành rễ.
10.1.5. Huấn luyện cây con:
Khi chồi dâm đã hình thành rễ chức năng, rất cần thiết phải cho cây dâm làm
quen dần với các điều kiện stress môi trường, bắt đầu bằng việc cắt giảm việc phun
sương tạo ẩm, kết hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tăng dần độ chiếu sáng cho đến
khi cây con sinh trưởng tốt trong điều kiện ngoài trời mà không cần phun sương.
Thời gian để huấn luyện cây con khoảng 10 ngày.
10.2. Một số kết quả nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng và giá thể
nhân giống vô tính cây trồng ở trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và sản xuất cây giống bằng phương pháp nhân
giống vô tính đã được tiến hành trong nhiều năm qua. Hiện nay, nhân giống vô
tính bằng phương pháp giâm hom đang được sử dụng rộng rãi đối với các loài
bạch đàn, keo, thông và một số loài khác để nhân nhanh và cung cấp giống cho
trồng rừng quy mô lớn. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về giâm hom:
Từ năm 1973 đến nay Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đã cho phép Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp Phù Ninh,
Lâm trường thực nghiệp Quảng Ninh và xí nghiệp giống Hồ Chí Minh nhập một
số dây chuyền sản xuất cây con bằng mô - hom của Trung Quốc. Đến nay trung
tâm Phù Ninh đã sản xuất được hàng chục vạn cây con Bạch đàn (E.urophylla), xí
nghiệp giống Hồ Chí Minh hàng năm sản xuất 1 triệu cây con Bạch đàn, Keo cho
các chương trình trồng rừng. Hiện nay những công nghệ này đã được đưa đến tận
tay người dân.
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp - Ba
Vì cũng đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc nhân giống bằng hom: theo
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa năm 1990 đối với cây Sở (Camellia oleosa)
giâm hom bằng NAA có một số công thức cho tỷ lệ ra rễ đạt 80% (kết quả nghiên
cứu khoa học Lâm nghiệp 1987- 1988). Lê Đình Khả và Đoàn thị Bích giâm hom
Bạch đàn trắng bằng IBA nồng độ 75ppm cho tỷ lệ ra rễ cao hơn27,5% so với
công thức đối chứng
Năm 1992, Dương Mộng Hùng nhân giống Phi lao bằng hom cành với công
thức xử lý IBA nồng độ 0,2% có số hom ra rễ rất lớn, gấp 4 lần so với đối chứng,
đạt tới 76,6%. Lê Đình Khả nhân giống Keo lá chàm bằng hom cho tỷ lệ ra rễ ở
công thức đối chứng là 92,9%, và khi xử lý bằng IBA ở nồng độ 0,2% tỷ lệ này
chỉ đạt 85,7%
Năm 1996, Lê Đình Khả và cộng sự nghiên cứu giâm hom với loài Thông đỏ
(P.taxus chinensis) cho thấy Thông đỏ thích hợp với loại thuốc TTG2 cho tỷ lệ rễ
đạt 71,9%
Trung tâm giống cây rừng Ba Vì đã đạt được một số thành tựu nhân giống
bằng hom khoảng 10 loài cây như: Thông, Sao đen, Trắc bách diệp, Bách tán, Trà
cảnh…đặc biệt là Keo lai đã được sản xuất trên quy mô lớn và rất thành công với
thuốc bột TTG 1% cho tỷ lệ ra rễ từ 76%- 95,5%.
Năm 1999, Nguyễn Thị Tâm, Trần Thanh Trăng, Trần Đình Mạnh, Nguyễn
Trọng Luận… đã thu được những kết quả nhất định về giâm hom cho loài Quế
(C.cassia Blume). Nội dung nghiên cứu tập chung vào ảnh hưởng của các biện
pháp tác động đến khả năng ra rễ của hom giâm đối với Quế 2 tuổi và Quế 7 tuổi,
các tác giả đã sử dụng một số biện pháp xử lý hom trước cây mẹ như: ken cành,
che sáng kết hợp với các loại Auxin NAA, IBA ở các nồng độ 250ppm đến
1000ppm với thời gian xử lý khác nhau
Năm 2004, Nguyễn Tiến Duy trong luận văn tốt nghiệp của mình đã có
nghiên cứu về đặc điểm tái sinh và khả năng nhân giống vô tính loài cây Vạng
trứng . Kết quả cho thấy ở nồng độ 500ppm với loại thuốc IBA cho tỷ lệ ra mô sẹo
cao nhất là 50% và tỷ lệ ra rễ là 29%.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2006) đã tiến hành nhân giống
bằng hom cây Bách vàng tại trung tâm thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai. Kết quả
cho thấy, khi sử dụng IBA 2% và ABT1 1% cho hiệu quả ra rễ cao nhất.
Hà Văn Tiệp (2009), đã tiến hành nghiên cứu giâm hom Vù hương tại Sơn
La. Kết quả cho thấy sau thời gian 21 ngày giâm, hom Vù hương bắt đầu ra rễ, số
lượng rễ trung bình trên một hom dao động trung bình từ 1,5-5,5 rễ/hom, chiều
dài trung bình rễ 2,0-4,6cm. Hom có thể ra rễ cả khi không cần dùng thuốc kích
thích, nhưng tỷ lệ hom ra rễ thấp chỉ đạt trung bình 16-23%. Hom được xử lý
bằng chất kích thích ra rễ ABT1 nồng độ 1,5% cho tỷ lệ cao nhất 76%, trong khi
đó sử dụng thuốc IAA nồng độ 1% cho tỷ lệ ra rễ đạt 60%.
Đòan Thị Mai và cộng sự (2009), khi nghiên cứu nhân giống Xoan ta bằng
phương pháp giâm hom và ghép cây mầm kết quả cho thấy: Các chất khác nhau
cho tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ khác nhau. Hai chất IBA, IAA ở nồng độ ở nồng độ
khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau, riêng NAA tỷ lệ khác nhau không rõ rệt.
Trong 3 chất kích thích đã sử dụng trong nghiên cứu thì IBA ở nồng độ 0,75%, tỷ
lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ là cao nhất đạt 63,70% và 57,78%.
Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Mai và cộng sự (2009) về nhân giống
sinh dưỡng và xây dựng mô hình trồng một số dòng Keo lá tràm mới tuyển chọn.
Kết quả cho thấy trong hai loại chất kích thích ra rễ được sử dụng trong thí
nghiệm , IBA có tác động mạnh hơn IAA. Trong đó ở công thức IBA 1% cho tỷ lệ
sống của hom đạt cao nhất từ 89,7 đến 96,6%.
Nhằm mục đích bảo tồn Tạ Quang Nhiệm và cộng sự đã thăm dò khả năng
nhân giống bằng hom cây Ba gạc bốn lá (Rauvolfia vomitoria) ở Phú Thọ, kết quả
cho thấy các hom dài có khả năng ra rễ và nảy chồi nhưng tỷ lệ sống ít (<10%),
các hom ngắn hơn không có khả năng ra rễ .
Phạm Duy Hùng và cộng sự đã thăm dò phương pháp giâm cành và rễ cây
Ba gạc hoa đỏ, có sử dụng chất kích thích ra rễ. Kết quả cho thấy các cành giâm
đều chết và không ra rễ, trong khi đó các hom rễ có khả năng ra rễ tốt khi không
sử dụng chất kích thích ra rễ.
Nguyễn Đinh Hải (2009), đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm giống và
nhân giống sinh dưỡng cây Macadamia ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, giâm hom
Mắc ca dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom
thích hợp cho Mắc ca từ tháng 4 đến tháng 9, giá thể giâm hom thích hợp nhất là
hỗn hợp 1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai.
Giổi xanh là loài cây gỗ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả
nước nói chung. Hiện nay giá của cây giống Giổi xanh rất cao mà hạt giống khó
bảo quản. Đặc biệt hạt giổi lại là thương phẩm có giá trị trên thị trường.
Trong khi đó các chương trình trồng rừng thường gặp khó khăn về giống đối
với loài cây giổi, hoặc về số lượng hoặc về chất lượng. Thêm vào đó, chưa có nhiều
các công trình nghiên cứu công bố về cây Giổi xanh, đặc biệt là nghiên cứu về cải
thiện giống loài cây này. Nên giống cung cấp trên thị trường thường là giống được
thu hái xô bồ, chưa qua chọn lọc dẫn đến chất lượng, năng suất rừng trồng không
cao.
10.3. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và sản xuất cây gai xanh
10.3.1. Khái quát về cây gai xanh
10.3.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây gai xanh (Boehmeria nivea L. Gaud) thuộc họ tầm ma (Urticaceae), là
loại cây lấy sợi, thân thảo, sống lâu năm, trồng 1 năm cho thu hoạch 8-10 năm,
mỗi năm thu hoạch 3 lần bằng việc cắt phần thân cây gai trưởng thành và không
làm ảnh hưởng đến phần gốc rễ dưới mặt đất. Cây gai xanh là cây công nghiệp có
nguồn gốc từ Trung Quốc, có khả năng chịu hạn, cải tạo đất.Vỏ gai làm nguyên
liệu để lấy sợi với đặc điểm trắng dai, độ bền cao, cách nhiệt. Lá cây có thể dùng
nuôi tằm,thức ăn gia súc. Hạt có dầu dùng để chế tạo xà phòng và nước tẩy
rửa.Ngoài ra lõi thân còn là nguyên liệu để sản xuất nấm, mộc nhĩ, sản xuất
etanol, màng phủ nông nghiệp…
Trên thế giới, cây gai được trồng ở các nước như Trung Quốc, Braxin,
indonesia,Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước ở khu vực Nam
châu Á. Trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất sợi gai lớn nhất, chiếm 96.3% sản
lượng sợi gai toàn cầu. Năm 2011, diện tích trồng gai ở Trung Quốc là 72.934 ha,
năng suất trung bình 1.700 kg sợi/ha, sản lượng 124.000 tấn sợi (FAO 2013).
10.3.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây gai xanh
- Rễ: Rễ cây gai thường mọc sâu xuống đất, sâu chừng 1 – 1,5m, sâu nhất
có thể lên tới 2,5 – 3m, đại đa số quần thể rễ phân bố trong tầng đất canh tác
khoảng trên dưới 50cm. Những chủng loại có rễ khác nhau sẽ cắm vào lòng đất
với độ nông sâu khác nhau, loại cắm rễ sâu sẽ cắm vào lòng đất sâu hơn, loại cắm
rễ nông sẽ cắm vào đất nông hơn, loại rễ trung bình sẽ giới hạn ở giữa hai loại.
Các loại rễ cấp 1, cấp 2, cấp 3 đan xen vào nhau tạo điều kiện giữ đất, chống xói
mòn cho đất dốc trên núi. Thường loại rễ sâu thường chia gốc khá dày, loại rễ
nông khá thưa. Mỗi khóm gai chia gốc phụ thuộc vào chủng loại, năm tuổi của
gai, mật độ, sự khác biệt giữa các mùa khác nhau và điều kiện trồng trọt , thường
là 10 – 20 gốc, trồng thưa có thể đạt mười mấy gốc. Trong đó có loại gốc trồng
sinh trưởng nhỏ bé, chín không kịp thời, không thể thu hoạch được gai gọi là gốc
không có hiệu quả, thường gọi là “gai chân”.
- Thân: Thân trên mặt đất của cây gai có hình trụ vuông, phần gốc khá thô,
phần ngọn khá mảnh, đứng thẳng. Thân cây lúc trưởng thành cao khoảng 2m, cao
nhất là hơn 3m. Đường kính giữa thân thường khoảng 1cm. Thời kỳ sinh trưởng
thân có màu xanh nhạt hoặc xanh sẫm, bên ngoài có lớp lông, khi trưởng thành vỏ
bên ngoài đã hoàn toàn phát triển thành gỗ nên dần dần biến thành màu nâu vàng,
màu nâu xanh, màu nâu hoặc màu nâu xanh đen. Cây gai lúc trưởng thành thường có
40 – 50 đốt, giữa các đốt thường dài khoảng 2 – 6cm, đốt giữa dài nhất. Thân cây gai
thường không phân nhánh, nhưng cây gai mới trồng hay cây gai trồng quá thưa
những điểm sinh trưởng phần ngọn bị phá hoại hoặc cây gai già bị thu hoạch muộn
có lúc cũng phân nhánh.
Kết cấu của cây gai khi trưởng thành từ ngoài vào trong có thể chia thành vỏ
ngoài, tầng vỏ và lớp vỏ dai mới mọc, lớp vỏ dai mọc tiếp theo, tầng hình thành phần
gỗ và cốt tủy. Sợi có giá trị kinh tế sinh trưởng ở trong phần vỏ dai mới mọc. Sợi vỏ
thứ cấp mọc lần 2 không phát triển bằng lần đầu, khi cắt gai thường cắt vỏ đi.
Thân gai ở trên mặt đất mọc rất nhanh, đa số vùng trồng gai ở lưu vực sông
Đà đều thu hoạch 3 lần 1 năm. Phần thân dưới của cây gai là dạng biến thái của
thân, hình dáng giống rễ còn gọi là thân ngầm. Ở những vùng sản xuất gai đều
dùng thân ngầm để trồng nên gọi là hom thân. Thân dưới đất lúc còn non có màu
trắng ngà, sau này lớp vỏ biến thành gỗ dần có màu nâu hoặc màu nâu sẫm. Thân
dưới đất có đốt, trên đốt có lá thoái hóa dưới dạng lớp vảy bọc mầm, trong nách lá
của những lá thoái hóa đó có chồi nách, đoạn đỉnh rễ ở thân dưới đất còn có chồi
ngọn, chồi ngọn và chồi nách có thể sinh trưởng ra bốn phía hình thành thân dưới
rất to rộng hoặc vươn ra mặt đất, phát triển thành thân trên mặt đất.Thân dưới đất
thường sinh trưởng ở tầng đất 5 đến 15cm, do hình dạng và vị trí trên gốc gai
không giống nhau nên có thể chia thành 3 loại gốc: gốc cấp I, gốc cấp II và gốc
cấp III. Gốc cấp I sinh trưởng nhờ vào bề mặt đất, giống như đầu rồng, mọc mầm
nhanh, nảy mầm nhiều. Rễ cấp II dài mảnh, từ mầm đơn mọc khắp tứ phía quanh
gốc gai, giống thân trúc, nảy mầm nhanh, nhưng khá mảnh và yếu. Gốc cấp III to
và thô, nằm ngang ngay trong lòng đất giống cấp II, nảy mầm chậm nhưng mọc
mầm to khỏe, rễ cấp III của loại gốc sâu to thô. Rễ cấp II khá ít, mọc gốc khá
chậm, rễ đòn gánh của loại gốc nông và rễ cấp II mảnh, nhiều, mộc gốc khá
nhanh.
- Lá: Lá cây gai là lá đơn, mọc lẫn nhau, phiến lá to, viền bên có răng cưa.
Hình dáng lá khác nhau tùy từng loại, thường có hình elip hoặc gần tròn, hình bầu
dục và hình tim. Lá dài 7 – 17cm, rộng 6 – 14cm, chóp lá nhọn, phần gốc hình
nêm, không có răng cưa. Lá non của đợt gai đầu có màu xanh sẫm, màu đỏ tím,
màu vàng cùng với sự sinh trưởng phiến lá dần trở thành màu vàng xanh, màu
xanh, xanh sẫm, mặt sau của lá có lớp lông màu trắng hoặc xanh nhạt ( tùy theo
chủng giống), phiến lá là mạch lá dạng lưới. Lúc lá non của cây gai mở rộng,
phiến lá dần biến thành màu xanh sẫm, đây là giai đoạn tác dụng quang hợp của
phiến lá là mạnh nhất, thân vươn dài nhanh, kết quả của tác dụng quang hợp là
nhiều nitơ. Khi màu phiến lá thoái hóa lượng nitơ sau quá trình quang hợp giảm
bớt, nhưng sợi và tích lũy tinh bột tăng lên.
- Hoa: Hoa cây gai là chùm hoa có hình bông, hoa đực và cái cùng một gốc.
Hoa cái mọc ở trên 10 đốt phía dưới chỗ sinh trưởng của thân; hoa đực mọc ở đốt phía
dưới hoa cái và nhiều hơn hoa cái, chỗ giao thoa giữa hoa đục và hoa cái thường mọc
lẫn.
Hoa cái: Chùm hoa cái mọc trên cành hoa, mọc thành chùm như quả cầu
nhỏ, mỗi chùm hóa có khoảng hơn 100 bông hoa tạo thành quả cầu nhỏ. Đài hoa
hình ống tròn, phần chóp tách ra làm bốn, xung quanh có lớp lông, tơ, một bầu
nhụy, một đài hoa, dài mảnh màu trắng, lúc nở hoa vươn ra khỏi đài, cánh đài hoa
bao lấy bên ngoài quả không rơi. Trước khi hoa cái nở có màu đỏ vàng, xanh
vàng, trắng vàng, màu đỏ, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận biết
chủng loại gai khác nhau.
Hoa đực: Nụ hoa hình quả cầu dẹt, màu vàng nhạt, cuống hoa ngắn không
rõ rệt, nụ hoa sống trên cành hoa, mỗi cành hoa đều do một trục chính chia thành
3 – 7 nhánh, mỗi nhánh có 5 – 9 nụ đực. Nụ hoa có 4 cánh đài hoa, phần gốc kết
hợp, mọc lông tơ. Cánh đài hoa có màu xanh nhạt hoặc màu trắng vàng, phần giữa
có một bầu nhụy thoái hóa, do một bầu cấu thành. Nhụy đực có 4 bông, dài
khoảng 7cm, phấn hoa hình quả cầu. Phấn hó mượn lực đàn hồi của tơ hoa khi
hoa đực nở bay trong không khí, nhờ gió để truyền phấn hoa.
- Quả và hạt: Quả gai hình bẹt hoặc hình cọc sợi ngắn, rất nhỏ, một bầu một
hạt. Quả chín có màu nâu sẫm, trên ngọn còn sót lại cuống hoa. Vỏ ngoài có màng
bên ngoài có lớp lông. Hạt gai rất nhỏ, có màu nâu sẫm hoặc màu nâu, hình tròn
bẹt, có sữa mầm, nghìn hạt nặng khoảng 0,05 – 0,11g, mỗi gam hạt khoảng 1,5 –
3,4 vạn hạt.
10.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây gai xanh
10.3.2.1. Khí hậu
Điều kiện khí hậu nóng ẩm, tổng lượng mưa trong năm từ 1500-2000 mm
và phân bố đều ở các tháng trong năm được coi là rất thích hợp cho sự sinh trưởng
của cây gai. Mặc dù cây có thể chịu được điều kiện khô nhưng sinh trưởng bị hạn
chế, vì vậy tưới nước là rất cần thiết. Cây gai rất mẫn cảm với điều kiện ngập ứng,
sương muối và gió mạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 25-31oC, tối đa là
35oC. Độ ẩm không khí không được thấp dưới 21%, thích hợp nhất là 80%.
10.3.2.2. Đất đai
Cây gai xanh có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau, song để phát triển tốt
cho thân dài, sợi tốt nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Đất thịt nhẹ, pha cát và đất cát nhẹ thoát nước tốt thích hợp cho cây gai phát triển.
Cây gai rất mẫn cảm với độ ẩm trong đất, không chịu được ngập úng. Gai phát
triển tốt ở đất có tưới, tiêu tốt, không phát triển ở chân đất cát khô và trên đất
thoát nước kém. Giới hạn pH đất cây có thể chịu được là từ 4.3-7.3, thích hợp
nhất là 5,5-6,6.
10.3.3. Khái quát về các phương pháp nhân giống vô tính cây gai
Cây gai có thể được trồng bằng nhiều cách khác nhau: thân ngầm (củ gai),
tách cây con; cắt thân; dâm chồi.
10.3.3.1. Trông bằng củ gai:
Đây là phương pháp phổ biến ở các vùng trồng gai trên thế giới. Rễ củ lấy
từ ruộng gai 4 năm tuổi có đường kính 1.2 đến 2.5 cm được cắt thành đoạn dài 12-
15 cm, khối lượng khoảng 10-15g. Rễ củ gai sau khi lên phải được bảo quản trong
túi nilong và để ở noi thoáng mát hoặc tưới nước thường xuyên để tránh bị khô.
Củ gai rất nhanh dễ mất sức nảy mầm vì vậy cần được trồng trong vòng 72 giờ kể
từ lúc đào. Trung bình 1 ha gai lấy củ, trồng mới được 20 ha. Trồng gai bằng rễ
củ, gai mọc nhanh, đồng đều, ruộng gai nhanh kín, dễ đạt năng suất cao. Song đây
là trở ngại lớn do phải phá bỏ ruộng gai 4 năm tuổi, đồng thời chi phí lao động
cho việc đào lấy củ gai là rất cao.
10.3.3.2. Trồng bằng cây con tách từ cây mẹ
Tách cây con có chiều cao dưới 1m với 2-5 cm đoạn thân nằm dưới đất tách
từ ruộng gai 1 năm tuổi rở lên. Đây là phương pháp có hiệu quả để có vật liệu cho
trồng mới. Cây con là được trồng trực tiếp trên đồng ruộng. Sau trồng 15-30 ngày,
tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đất, mầm sẽ mọc lên từ đoạn thân 2-5 cm
ở dưới mặt đất và từ đoạn thân 5-10 cm ở trên mặt đất. yêu cầu khi trồng đất phải
đủ ẩm. Trong điều kiện khô, phải tưới cho cây 1-2 lần. Cây con có thể được lưu trữ,
vận chuyển trong trong thời gian 2-3 ngày mà không mất sức sinh trưởng. Trong
điều kiện đảm bảo độ ẩm đất, tỷ lệ sống của cây con khi trồng đạt trên 90%.
10.3.3.3. Trồng bằng đoạn thân
Sử dụng 2/3 đoạn thân phía trên của cây gai đã đến tuổi chín cho thu hoạch nhưng
không đủ tiêu chuẩn cho lấy sợi (cây cao trên 1m), loại bỏ phần ngọn non, cắt thân thành
từng đoạn, mỗi đoạn có 2-3 đốt và đem trồng ngoài đồng ruộng, nghieeng 45 o. Yêu cầu
khi trồng đất phải đủ ẩm. Trong điều kiện khô hạn, phảii tưới 1 đến lần sau trồng.
10.3.3.4. Giâm chồi: Giâm chồi là phương pháp nhân giống phổ biến ở các
vùng trồng gai ở Trung Quốc. Chồi giâm được lấy từ ruộng sản xuất và giâm ngoài
đồng ruộng, khi cây con sinh trưởng tốt thì bấng đi trồng. Song cho đến nay, các
thông tin chi tiết về kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp này vẫn chưa được phổ
biến.
10.3.4. Tình hình nghiên cứu về cây gai xanh ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: cây gai được biết đến từ cổ xưa, người ta trồng cây gai lấy sợi
dệt thành vải “bố”, một loại vải thô dùng làm bao tải hoặc sợi để đan lưới bắt cá và
làm dây cung, tên, nỏ…Cây gai phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam,
dưới dạng cây trồng hoặc cây bán hoang dã. Các tỉnh có cây gai phân bố là: Lào
Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên,…Một số địa phương của tỉnh Nam
Định, Hải Dương, Thanh Hóa trồng cây gai xanh với mục đích lấy lá làm bánh gai.
Ngày nay nhu cầu về bông, sợi của các nhà máy dệt ở nước ta là rất lớn, hàng năm
phải nhập khẩu hơn 80%. Trong khi đó, việc trồng bông gặp rất nhiều trở ngại như
cây bông thường bị sâu, bệnh phá hoại, sinh trưởng phát triển lại chậm, do lượng
mưa quá cao…Tất cả những trở ngại đó đều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
của bông. Đối với cây gai thì lượng mưa nhiều lại rất phù hợp cho sự sinh trưởng,
phát triển. Sợi được chế tạo từ vỏ cây gai là loại sợi đặc chủng, trắng, dài, óng
mượt với độ bền cao, thấm nước và dễ nhuộm mầu. Mặc dù vậy cây gai xanh ở
Việt Nam chưa bao giờ được trồng theo quy mô công nghiệp, cây chỉ được trồng
rải rác ở khắp mọi nơi. Nhưng từ năm 2003, khi có chương trình liên doanh sản
xuất sợi Ramie của Công ty chế biến Nông lâm sản xuất khẩu Hữu nghị (FAF)
giữa Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học) và Trung
Quốc (Công ty Uy sỹ Phương Đông Trùng Khánh), sản phẩm của nó mới được
chú trọng. Tuy nhiên việc trồng cây gai xanh để cung cấp nguyên liệu (sợi vỏ cây)
cho các nhà máy cũng chỉ ở mức trồng thăm dò.
Ở Thanh Hóa: Cây gai xanh được biết đến từ thế kỷ XIX, người dân trồng gai
xanh để lấy vỏ làm sợi dệt thành vải, lá để làm bánh gai và rễ củ gai dùng làm thuốc;
cây gai xanh phân bố rải rác tại các huyện vùng núi và trung du dưới dạng cây trồng và
cây bán hoang dã. Cây gai xanh là một trong những cây lấy sợi từ vỏ rất có giá trị vì
sợi gai có nhiều đặc tính quý và do đó có nhiều công dụng quan trọng. Vải dệt từ xơ
gai có đặc tính dễ nhuộm, có khả năng kháng khuẩn, nấm mốc, chống thối rữa, bền với
ánh sáng, có khả năng chống bám bẩn tự nhiên, thấm hút nước tốt, chịu được nhiệt độ
cao của nước khi giặt… nổi bật là giống gai xanh bản địa (TH2). Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh để lấy sợi ở Thanh Hóa còn
hạn chế. Cây gai chủ yếu trồng tự phát với mục đích lấy lá làm bánh gai và lấy sợi dệt
theo phương pháp thủ công với quy mô nhỏ lẻ ở các huyện: Thọ Xuân, Cẩm Thủy,
Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước.
Từ năm 2012 - 2016, Công ty cổ phần đầu tư phát triể sản xuấ và xuất nhập
khẩu An Phước phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam tiến hành
nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm cây gai
xanh AP1 (giống được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống Lá tròn xanh và Trúc lau
xanh) ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thạch Thành, Thường Xuân,
Như Xuân, Bá Thước. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống gai xanh AP1 ổn định
về mặt di truyền và có nhiều đặc tính ưu việt: Chiều cao cây dao động từ 150-156
cm; đường kính thân từ 1,29-1,37cm; số thân hữu hiệu/khóm đạt 8,5-9,8 thân;
khối lượng vỏ thân từ 3,9- 4,05g/thân; năng suất gai xanh (thân lá tươi) đạt 24,6-
28,9 tấn/lần thu hoạch; 1 năm thu hoạch trung bình 4 vụ.
Hiện nay, tổng diện tích trồng thử nghiệm cây gai xanh AP1 ở Thanh Hóa
khoảng 200 ha, phân bố ở 56 xã, thuộc địa 15 huyện (Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc
Lặc, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước, Nông Cống và Vĩnh Lộc). Gai được
trồng chủ yếu trên các loại đất feralit đỏ vàng vùng đồi, đất phù sa ngoài đê sông
Mã, sông Chu, ít được bồi hàng năm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và xây dựng
mô hinh sản xuất thử nghiệm giống gai xanh AP1. Ngày 10/8/2017, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 308/QĐ-TT-CCN về công
nhận giống cây trồng cho sản xuất thử tại khu vực Bắc miền Trung.

10.3.5. Kỹ thuật nhân giống và trồng cây gai xanh ở Thanh Hóa.
10.3.5.1. Nhân giống cho trồng mới
Cây gai xanh ở Thanh Hóa hiện nay được trồng từ cây giống nhân từ hạt,
lấy từ ruộng chuyên nhân giống của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu An
Phước. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn bao gồm: Thời gian từ gieo hạt đến xuất
vườn tối thiểu 100 ngày; Cây con có 12 lá thật trở lên, thân, lá có màu xanh đặc trưng
của giống (chưa chuyển màu), không bị sâu, bệnh. Chiều cao cây ≥ 20 cm; Đường
kính cổ rễ 0,5 cm; Đường kính rễ củ ≥ 0,5cm; Cây còn nguyên bộ rễ, có một ít đất
bám trên rễ, không bị khô, héo lá. Số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn
trên 1 ha nhân giống từ 2.8 đến 3 triệu cây, đủ giống cho trồng mới khoảng 100
ha. Mỗi ha cần 8-10kg/hạt giống (mua của Trung quốc với giá khoảng 100 triệu
đồng/kg). Giá thành sản xuất 1 cây giống trung bình từ 500 – 700 đồng/cây tùy
theo địa điểm trồng mới. Thời vụ gieo hạt bắt đầu từ cuối tháng 9, đầu tháng 10
đến tháng 3 năm sau. Gieo thành 6 đợt, mỗi đợtcách nhau 5 ngày. Thời gian xuất
cây giống cho trồng mới bắt đầu từ tháng cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm sau.
10.3.5.2. Kỹ thuật trồng cây gai xanh
Theo khuyến cáo của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển sản xuất An
Phước, qui trình kỹ thuật trồng cây gai xanh AP1 cụ thể như sau:
1) Thời vụ trồng: Trồng vào 2 thời vụ chính: vụ xuân và vụ thu theo lịc
trình cụ thể như sau
Trồng gai vụ xuân
Năm thứ 1 Năm thứ 2
15/2 đến 15/3 Làm đất, tròng mới
15/3 đến 30/5 Chăm sóc, thu hoạch 15/2 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 1
lần 1 (75 ngày) 30/5 (75 ngày)
30/5 đến 20/7 Chăm sóc, thu hoạch 30/5 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 2
lần 2 (50 ngày) 20/7 (50 ngày)
20/7 đến 10/9 Chăm sóc, thu hoạch 20/7 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 3
lần 3 (50 ngày) 10/9 (50 ngày)
10/9 đến 30/11 Chăm sóc, thu hoạch 10/9 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 4
lần 4 (80 ngày) 30/11 (80 ngày)
30/11 đến 15/2 năm sau: Để gai qua đông
Năm thứ 3, 4, trở đi: Lặp lại thời vụ như năm thứ 2
Trồng gai vụ thu
Năm thứ 1 Năm thứ 2
15/7 đến 15/8 Làm đất, tròng mới 15/2 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 1
30/5 (75 ngày)
15/8 đến 30/11 Chăm sóc, thu hoạch 30/5 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 2
lần 1 (75 ngày) 20/7 (50 ngày)
30/11 đến 15/2 năm sau: Để gai qua 20/7 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 3
đông 10/9 (50 ngày)
10/9 đến Chăm sóc, thu hoạch lần 4
30/11 (80 ngày)
Từ 30/11 đến 15/2: Để gai qua đông
Năm thứ 3, 4, trở đi: Lặp lại thời vụ như năm thứ 2
2) Làm đất
- Làm đất cho trồng gai phải đảo bảo yêu cầu về độ sâu, độ mịn, độ tơi xốp,
giữ ẩm, mặt rộng bằng phẳng (tránh ngập úng cục bộ) và sạch cỏ dại. Các bước
qui trình làm đất trồng gai bao gồm.
+ Vệ sinh đồng ruộng trước khi làm đất: dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng.
+ Cày sâu không lật lần 1: độ sâu 30-35 cm
+ Cày sâu không lật lần 2, vuông góc với lần 1: độ sâu 35-40 cm.
+ Cày lật bằng chảo 3 hoặc trụ 4, lần 1: độ sâu 20-22 cm.
+ Bừa chảo 7,8: độ sâu 15-18 cm.
+ Cày lật bằng chảo 3 hoặc trụ 4 , lần 2: độ sâu 22-25 cm.
+ Phay đất nhỏ, tơi, xốp sâu từ 10-20 cm
+ Rạch hàng: khoảng cách hàng 90 cm; sâu 20-25 cm.
3) Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ trồng: 28.000 – 32.000 cây. Khoảng cách hàng cách hàng 90 cm; cây cách
cây 35-40 cm.
4) Trồng
- Trồng vào ngày râm mát, tốt nhất là buổi chiều. Rạch hàng xong trồng ngay.
- Rải đều phân chuồng, phân bón lót vào rãnh, phủ 1 lớp đất dày 1,0-1,5
cm, đặt cây, lấp đất kín cổ rễ, tưới nước xung quanh gốc (1 lít/cây). Đối với trồng
bằng cây con, hạn chế việc làm tổn thương bộ rễ khi trồng.Tuyệt đối không để rễ
cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón lót.
5) Trồng dặm
Sau khi gai nảy mầm (15-20 ngày), tiến hành kiểm tra đồng ruộng, phát
hiện và trồng dặm các cây bị chết. Chăm sóc cá biệt (bón thêm phân hữu cơ, tưới
nước) để cây trồng dặm sinh trưởng tốt.
6) Phân bón
Đối với gai trồng mới:
- Vôi bột: 1,5 tấn /ha. Bón rải đều trên mặt trước khi cày lần 1.
- Bón lót: 20 tấn phân chuồng/ hoặc 1.5 tấn/ha trở lên phân vi sinh (tùy theo
loại phân) + 600 kg NPK 18-6-12.
- Bón thúc: Căn cứ tình hình sinh trưởng của ruộng gai để bón bổ sung đạm
ure (100 kg/ha) để thúc đẩy gai sinh trưởng, đẻ nhánh.
Đối với gai lưu gốc:
Bón thúc 1.5 tấn phân vi sinh (trong trường hợp không bón lót phân chuồng) +
700 kg NPK: 18 - 6 -12 vào thời điểm ngay sau khi thu hoạch (1-3 ngày). Dùng máy,
hoặc trâu, bò cày rãnh hai bên hàng gai sâu 15-20 cm, cách gốc gai 10-15 cm, sau đó
rải đều phân NPK vào rãnh, cày lấp kín phân. Tuyệt đối không bón vãi phân trên mặt
đất.
7) Chăm sóc
- Xới xáo, làm cỏ gốc: Căn cứ tình hình thực tế cỏ dại trong ruộng gai để
tiến hành xới xáo, làm cỏ gốc tạo điều kiện cho gai sinh trưởng tốt (đặc biệt là đối
với gai trồng mới).
- Tỉa cây vô hiệu: Khoảng 40-50 ngày (đối với gai trồng mới) và 10-15 ngày
(đối với gai lưu gốc), tiến hành kiểm tra đồng ruộng, đánh giá mật độ cây để tỉa các
cây vô hiệu, chỉ giữ lại mỗi khóm 6 -8 cây to, khỏe, đồng đều.
8) Phòng trừ sâu bệnh hại
- Sâu hại gai: Sâu hại gai chủ yếu là bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu róm ăn lá. Thời
gian, mức độ xuất hiện tùy thuộc vào điều kiện thời tiết từng vụ, từng năm.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các loại sâu hại để diệt trừ.
Trong trương hợp mật độ sâu xuất hiện cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật có hoạt chất Imidacloride; Cypemethrin; Abamectin; Fipronil; Benzoate;
Cabendazin… để phun.
- Bệnh hại gai: Cho đến nay, về cơ bản chưa thấy xuất hiện các loại bệnh
gây hại trên cây gai.
9) Thu hoạch
- Thời điểm thích hợp cho thu hoạch gai là khi có 1/2 thân cây (tính từ gốc
lên) chuyển màu nâu nhạt; bóc vỏ gai không có sợi gai bám dính vào lõi cây, bề
mặt bên trong của vỏ bóng mịn. Thu hoạch sớm hơn hay muộn hơn đều dẫn đến
giảm năng suất, chất lượng sợi gai.
- Cắt gai sát mặt đất, vết cắt ngọt, không dập gốc gai. Loại bỏ các cây
không đủ tiêu chuẩn chế biến sợi (dưới 1,2 m). Bó gai thành bó 12-15 kg, bốc, xếp
và vận chuyển về cơ sở sơ chế ngay trong ngày.
- Không thu hoạch gai vào ngày trời mưa. Trong trường hợp trời nắng to,
không kịp vận chuyển, tuyệt đối không xếp gai thành đống, không che phủ bằng
cứ vật liệu nào để tránh làm hư hỏng gai.
10) Để gai qua đông
Sau khi thu hoạch vụ gai thứ tư/thứ năm trong năm, giữ nguyên ruộng gai
(không cày xới) để gai qua đông. Nếu có điều kiện, dùng các vật liệu hữu cơ (phế
phụ phẩm sơ chế gai, rơm rạ…) rải trên mặt đồng để chống rét cho gai, đặc biệt là
những năm có nhiệt độ thấp, kéo dài trong mùa đông.
11) Chăm sóc gai tái sinh
Vào khoảng tháng 2, 3 (tùy điều kiện cụ thể hàng năm), khi nhiệt độ, độ ẩm
không khí tăng dần và có mưa xuân là thời điểm thích hợp để xúc tiến gai tái sinh.
Các hoạt động chăm sóc bao gồm: Phát mầm gai; làm cỏ, xới xáo gốc, cày chăm
sóc giữa hàng và bón thúc phân vi sinh + NPK 18-6-12 cho vụ thu hoạch vụ gai
đầu tiên trong năm.
10.4. Nhận xét rút ra từ tổng quan
Nhân giống vô tính cây trồng là đã và đang được áp dụng rộng rãi với nhiều đối
tượng cây trồng, đặc biệt là các loài cây quí hiếm, khó nhân giống bằng hạt hoặc dễ bị
phân ly tính trạng trong quá trình thu phấn. Các phương pháp nhân giống vô tính chủ
yếu bao gồm: dâm, chiết, ghép, tách cây con. Các yếu tố cơ bản trong kỹ thuật nhân
giống vô tính bằng phương pháp dâm chồi là: xử lý chất kích thích sinh trưởng; lựa
chọn cây mẹ cho cắt chồi, lựa chọn giá thể, quản lý và điều khiển môi trường dâm cây;
huấn luyện cây dâm. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng khác nhau có yêu cầu khác nhau về
các yếu tố nêu trên.
Gai xanh là cây thụ phấn chéo nên việc nhân giống hữu tính từ hạt sẽ làm giảm
chất lượng hạt giống, ảnh hưởng sinh trưởng, năng suất, phẩm chất sợi. Nhân giống vô
tính cây gai xanh là phương pháp được sử dụng phổ biển ở các vùng trồng gai trên thế
giơi hiện nay. Mặc dù vậy, cho đến nay thông tin về các phương pháp nhân giống này
có rất hạn chế.
Ở Thanh Hóa, giống gai cho trồng mới chủ yếu được nhân từ hạt. Trong khí đó,
gai là cây trồng mới được chú ý phát triển trong thời gian gần đây nên chưa có các cơ
sở chuyên nghiên cứu và sản xuất hạt giống mà phải nhập từ nước ngoài, Vì vậy việc
nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây gai bằng phương pháp giâm chồi là rất cần
thiết, nhằm góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất, hiệu quả sản xuất để mở rộng và
phát triển vùng nguyên liệu cây gai, phục vụ công nghiệp nghiệp chế biến sợi.
10.2. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong
và ngoài nước.
1. Nguyễn Đinh Hải (2009), Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm giống và
nhân giống sinh dưỡng cây Macadamia ở Việt nam. Kỷ yếu hội nghị
khoa học công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía bắc.
2. Dương Mộng Hùng (2005), Kỹ thuật nhân giống cây rừng. NXB Nông
nghiệp.
3. Đoàn Thị Mai và cộng sự (2009), Nhân giống Xoan ta bằng phương
pháp giâm hom và ghép cây mầm. Viên khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam
4. Đoàn Thị Mai và cộng sự (2009), Nhân giống sinh dưỡng và xây dựng
mô hình trồng một số dòng Keo lá tràm mới tuyển chọn. Viện khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2006), Nghiên cứu khả năng
giâm hom cây Bách Vàng, phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng. Viện
khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
6. Hà Văn Tiệp (2009), Kết quả nghiên cứu gieo ươm Trai lý và giâm
hom Vù Hương tại Sơn La. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
7. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2001), Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây giổi xanh là cơ sở xây
dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Theo báo cáo của Tập đoàn dệt may Việt Nam, trong năm 2016, mặc dù các
quốc gia nhập khẩu dệt may chính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may rất thấp hoặc suy giảm so với các
năm trước đó. Song kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam vẫn ước
đạt 28,3 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2015. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ
đạt 11,8 tỷ USD; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, đi Nhật đạt 3,1 tỷ USD, đi Hàn Quốc đạt
2,6 tỷ USD. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 của Tập đoàn ước đạt 38.353
tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.511 triệu USD; doanh thu ước đạt 41.337
tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.430 tỷ đồng, mỗi năm tạo thêm việc mới,
ổn định cho gần 100 nghìn người với mức lương thu nhập bình quân 6,7 triệu
đồng/người/tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, bất cập lớn nhất của ngành dệt
may trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên liệu, phụ liệu đầu vào. Hiện
tại ngành dệt may mới đáp ứng được khoảng 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu
xơ. Sản lượng sản xuất khẩu sợi toàn ngành đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong đó xuất
khẩu 70%. Sợi sử dụng trong nước chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc (43%),
Hàn Quốc (20%), Đài Loan (15%), các nước tham gia hiệp định TTP (9,7%). Qua
đó có thể thấy, ngành dệt may phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu, phụ liệu nhập
khẩu từ các nước không tham gia TTP. Điều này đồng nghĩa với việc dệt may Việt
Nam hầu như không được hưởng lợi nhiều từ các ưu đãi về thuế quan và không
đáp ứng yêu cầu về qui tắc xuất xứ theo qui định của TTP.
Cây gai (Boehmeria nivea) là cây lấy sợi, nguồn gốc nhiệt đới, có tiềm năng sinh
khối lớn, thời gian sinh trưởng ngắn, 1 năm thu hoạch 4-5 lần. Do những ưu điểm nổi
bật của sợi gai như có độ bền cao, tản nhiệt tốt, thoáng, mát, hút ẩm và có khả năng
kháng khuẩn nên sợi gai được coi là nguyên liệu có tiềm năng rất lớn trong ngành dệt
may, đặc biệt là các sản phẩm dệt may cao cấp.
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tổng diện txuích tự nhiên
1.111.464 ha trong đó, đất nông nghiệp 914.282 ha; dân số gần 3,5 triệu người.
Điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh được đánh giá là khá phù hợp cho việc phát
triển cây gai. Vì vậy để phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của
tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời tạo việc
lam mới, tăng thu nhập người dân các địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước,
UBND tỉnh Thanh Hoá ký Quyết định số 742/QĐ-UBND, ngày 4/3/2016 về việc
chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết
hợp với phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy
do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước làm
chủ đầu tư. Theo dự án, công suất nhà máy sản xuất sợi dệt (giai đoạn 1: 2018-
2020) là 10.000 cọc sợi năm, sản phẩm đầu ra 1.500 tấn sợi gai loại 1 và 1.300 tấn
bông, yêu cầu diện tích vùng nguyên liệu 3.500 ha ; sản lượng cây gai tươi (thân +
ngọn lá tươi) là 3.500 tấn/năm. Giai đoạn 2 (từ 2021 trở đi) nâng công suất nhà
máy và mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên gấp 2 lần.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cây gai cho nhà máy hoạt động, từ năm
2016, Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước
phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu,
khảo nghiệm giống gai xanh AP1 trên diện tích 142,8 ha tại 65 xã ở 14 huyện
trong tỉnh (Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước, Như
Thanh, Lang Chánh, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng
Hóa, Nông Cống, Yên Định, Vĩnh Lộc). Năng suất gai tươi đạt 20-25 tấn/ha/vụ
thu hoạch, 1 năm thu hoạch 4 vụ. Giống giai xanh AP1 đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận giống cây trồng mới cho sản xuất thử.
Kết quả điều tra ban đầu hiện trạng sản xuất cây gai xanh AP1 ở các địa phương
cho thấy, cây giống cho trồng mới được gieo từ hạt. Mức độ đồng đều của ruộng gai
còn thấp, cây sinh trưởng chậm, nhiều cây vô hiệu, lâu kín ruộng. Trong khi đó, các
nước có diện tích, năng suất, sản lượng gai lớn trên thế thới như Trung Quốc, Ấn độ,
Philipin, Braxin… chủ yếu sử dụng thân ngầm (củ gai) lấy từ ruộng gai 2 năm tuổi trở
lên để trồng hoặc trồng bằng cây giống nhân vô tính (tách cây con, giâm thân, giâm
chồi).
Gai là cây thụ phấn chéo, chất lượng hạt giống không đều và dễ bị phân ly.
Việc sử dụng cây giống nhân từ hạt để trồng có thể là một trong những nguyên
nhân dẫn đến hạn chế sinh trưởng, năng suất, chất lượng sợi so với tiềm năng của
giống. Bên cạnh đó các nguồn thông tin về kỹ thuật nhân giống và sản xuất cây gai
trong nước và trên thế giới còn rất hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống vô tính cây gai là vấn đề rất có ý nghĩa về mặt khoa học, thực tiễn và mang
tính thiết cao. Từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống
vô tính cây gai xanh (Boehmeria niveaL.Gaud) bằng phương pháp giâm chồi.
12 Mục tiêu đề tài
12.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây gai xanh bằng phương pháp
giâm chồi, tạo cơ sở để phổ biến vận dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất để mở rộng và phát triển bền vững vùng nguyên liệu
trồng cây gai xanh phục vụ công nghiệp sản xuất sợi dệt ở Thanh Hóa.
12.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được loại và nồng độ chất kích thich sinh trưởng, loại chồi và
giá thể phù hợp cho nhân giống vô tính cây gai bằng phương pháp giâm chồi.
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất cây gai trồng bằng cây giống giâm chồi so với trồng bằng cây giống gieo từ hạt.
- Đề xuất được kỹ thuật nhân giống vô tính cây gai bằng phương pháp giâm
chồi phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.
13 Đóng góp mới của đề tài
13.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung dữ liệu khoa học về nhân
giống vô tính cây trồng bằng phương pháp giâm chồi trong nghiên cứu trường hợp
đối với cây gai xanh.
13.1. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phổ biến, khuyến cao và nhân rộng
trong sản xuất. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản
xuất để mở rộng và phát triển bền vững vùng trồng cây gai xanh cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp sản xuất sợi dệt ở Thanh Hóa.
14. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
14.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây gai xanh AP1 do Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất
nhập khẩu An Phước, phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên
cứu khảo nghiệm tại Thanh Hóa, được công nhận giống và cho sản xuất thử theo
Quyết định số 308/QĐ-TT-CCN, ngày 10/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Các chất kích thích sinh trưởng (NAA; IBA), các loại giá thể trồng cây,
nguyên vật liệu, đất, phân bón hiện có tren thị trường.
14.2. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm được thực hiện ở qui mô Pilot tại khu thí nghiệm thực hành
trường Đại học Hồng Đức. Trong đó tập trung chủ yếu nghiên cứu các nội dung về xử
lý chất kích thích sinh trưởng, loại chồi dâm và giá thể dâm chồi, tình hình sinh
trưởng, năng suất, phẩm chất sợi của cây gai trồng bằng cây giống dâm chồi.
15. Cách tiếp cận
Đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Thông qua nghiên cứu hiện trạng sản xuất, phát hiện những
tồn tại hạn chế có liên quan đến kỹ thuật nhân giống để xác định vấn đề cần nghiên
cứu.
- Tiếp cận phân tích: Bố trí các thí nghiệm chính qui theo nội dung nghiên
cứu để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
16. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
16.1. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung
cụ thể như sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng loại và nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến sự
hình thành và phát triển bộ rễ của các loại chồi giâm khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự hình thành và phát triển bộ rễ
của chồi giâm.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất cây gai trồng bằng cây giống giâm chồi.
16.2. Tiến độ thực hiện
Thời gian
Nội dung công việc Sản phẩm, Người
TT
thực hiện kết quả thực hiện
Bắt đầu Kết thúc
1 Xây dựng thuyết minh Thuyết minh 12/2017 12/2017 Chủ nhiệm
đề tài được duyệt ĐT, CTV
2 Thu thập các tài liệu Thu được các 12/2017 1/2018 Chủ nhiệm
có liên quan đến đề tài,
số liệu sơ cấp, ĐT, CTV
thứ cấp.
3 Chuẩn bị đất và vật Chuẩn bị 1/2016 1/2016 Chủ nhiệm
liệu thí nghiệm được đất và ĐT, CTV
mua đầy đủ
vật liệu phục
vụ thí nghiệm
4 Thi công thí nghiệm Thi công thí 2/2018 7/2018 Chủ nhiệm
vụ Xuân năm 2018 nghiệm đảm ĐT, CTV
bảo đúng yêu
cầu kỹ thuật.
5 Theo dõi các chỉ tiêu Sổ số liệu thô 2/2016 7/2016 Chủ nhiệm
nghiên cứu theo nội ĐT, CTV
dung của thuyết minh
6 Xử lý số liệu và viết Bài báo đăng 7/2016 9/2016 Chủ nhiệm
bài báo tạp chí chuyên ĐT, CTV
ngành
7 Hoàn thành báo cáo và Đề tài được 10/2016 12/2016 Chủ nhiệm
nghiệm thu đề tài nghiệm thu ĐT, CTV

17. Phương pháp nghiên cứu


17.1. Bố trí thí nghiệm
17.1.1. Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ và loại chất kích sinh trưởng
đến việc hình thành rễ của các loại chồi giâm khác nhau
Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại chất kích thích sinh trưởng
(IAA và IBA) ở 4 nồng độ khác nhau (0; 500; 1000 và 1500 PPM) đến việc hình
thành rễ của 2 loại chồi giâm (chồi lấy từ ruộng nhân giống gieo từ hạt (CH) và chồi
lấy từ ruộng sản xuất (CSX). Thí nghiệm gồm 12 công thức, cụ thể như sau:
CT1: CH - Ngâm trong nước cất 30 giây (ĐC-1)
CT2: CSX -Ngâm trong nước cất 30 giây (ĐC-2)
CT3: CH - Ngâm trong IAA 500 ppm 30 giây
CT4: CSX - Ngâm trong IAA 500 ppm 30 giây
CT3: CH - Ngâm trong IAA 1000 ppm 30 giây
CT4: CSX - Ngâm trong IAA 1000 ppm 30 giây
CT5: CH - Ngâm trong IAA 1500 ppm 30 giây
CT6: CSX - Ngâm trong 1500 ppm 30 giây
CT7: CH - Ngâm trong IBA 500 ppm 30 giây
CT8: CSX - Ngâm trong IBA 500 ppm 30 giây
CT9: CH - Ngâm trong IBA 1000 ppm 30 giây
CT10: CSX - Ngâm trong IBA 1000 ppm 30 giây
CT11: CH - Ngâm trong IBA 1500 ppm 30 giây
CT12: CSX - Ngâm trong IBA 1500 ppm 30 giây
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến việc hình thành rễ của
chồi giâm
Sử dụng kết quả nghiên cứu xác định nồng độ, loại chất kích thích sinh
trưởng và loại chồi từ thí nghiệm 1 để bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của
3 loại giá thể (đất, giá thể tự tạo và giá thể chuyên dụng trên thị trường đến việc ra
rễ của chồi giâm.
CT1: Đất đỏ vàng
CT2: Giá thể tự tạo: đất đỏ vàng, phân gà, vôi, các loại phân khoáng.
CT3: Giá thể chuyên dùng bán trên thị trường
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất cây gai xanh trồng bằng cây giống giâm chồi.
Sử dụng kết quả các thí nghiệm 1 và để nhân giống cây gai cho bố trí
nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất cây gai xanh trồng bằng cây giống giâm chồi. Thí nghiệm gồm 2 công thức:
CT 1: Trồng bằng cây giống gieo từ hạt theo qui trình hiện đang phổ biến áp dụng
CT2: Trồng bằng cây giống giâm chồi
17.1.2. Cách bố trí thí nghiệm
a) Đối với các thí nghiệm giâm chồi (thí nghiệm 1, 2)
Bố trí thí nghiệm trong khay nhựa 75 lỗ. Mỗi công thức trồng 1 khay, không
nhắc lại.
b) Đối với thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng
và hiệu quả sản xuất cây gai xanh trồng bằng cây giống giâm chồi (thí nghiệm 3):
Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Diện tích ô thí nghiệm 45 m 2/ô (trồng 5
hàng gai, dài 10m, khoảng cách hàng 0.9 m, khoảng cách cây 0.4 m). Mỗi ô trồng 125
cây (27.777 cây/ha). Các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên,
nhắc lại 3 lần.
17.1.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
a) Đối với thí nghiệm giâm chồi
- Tỷ lệ cây sống: đếm số cây sống và sinh trưởng bình thường. Tính tỷ lệ cây sống.
- Khối lượng rễ/chiều dài dễ: khi kết thúc giai đoạn đâm chồi, mỗi ô thí
nghiệm lấy ngẫu nhiên 9 cây, chia làm 3 nhắc lại, rửa sạch đất, để ráo nước, đo
chiều dài rễ, cân khối lượng rễ tươi.
a) Đối với thí nghiệm ngoài đồng:
Theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến điểm cao nhất của ngọn cây của tất cả
các cây trong khóm, tính chiều cao cây trung bình. Định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/kỳ theo dõi): = Chiều cao kỳ sau –
Chiều cao kỳ trước liền kế trước đó
- Đẻ nhánh:
+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu đẻ nhánh: số ngày từ trồng đến khi có 5%
số cây theo dõi xuất hiện nhánh đầu tiên.
+ Thời gian từ trồng đến kết thúc đẻ nhánh: số ngày từ trồng đến khi số
nhánh tăng giữa 2 kỳ theo dõi nhỏ hơn 5%
+ Thời gian đẻ nhánh (ngày): Thời gian từ trồng đến kết thúc đẻ nhánh -
Thời gian từ trồng đến bắt đầu đẻ nhánh.
+ Hệ số đẻ nhánh (lần): [(Tổng câ mẹ + cây con) – cây mẹ]/cây mẹ
- Mật độ cây (cây/m2): Đếm toàn bộ số cây của các khóm theo dõi.
+ Mật độ cây (cây/ha) = Mật độ trồng x số cây trung bình/khóm.
+ Tỷ lệ cây hữu hiệu (%): (Số cây có chiều cao từ 70cm trở lên/Tổng số cây)
x 100
+ Đường kính thân: đo đường kính của tất cả các cây trong khóm ở vị trí
cách cổ rễ 15cm. Tính đường kính cây trung bình.
+ Khối lượng cây tươi (g): cân khối lượng (thân + lá) của các cây trong
khóm. Tính khối lượng cây trung bình.
- Năng suất sinh khối (tấn/ha): Cân khối lượng cây tươi của toàn ô thí nghiệm.
- Năng suất thân tươi (tấn/ha):Cân khối lượng thân tươi sau khi loại bỏ lá và
ngọn non.
- Vỏ khô: Tách vỏ, phơi khô, cân khối lượng vỏ khô. Tính
+ Tỷ lệ vỏ khô (%) = khối lượng vỏ khô/năng suất sinh khối) x 100
+ Độ dày vỏ: đo ở vị trí 15cm tính từ gốc lên.
- Năng suất sợi (kg/ha): tách keo, phơi khô, cân khối lượng sợi khô.
Hiệu quả kinh tế:
+ Lợi nhuận thuần: Tổng giá trị sản lượng sinh khối – chi phí sản xuất
- Tỷ suất lợi nhận cận biên: Tổng giá trị sản lượng sinh khối tăng thêm do
trồng bằng chồi giâm – chi phí tăng thêm do trồng bằng chồi giâm, so với trồng
bằng cây nhân giống từ hạt.
18. Sản phẩm
18.1. Sản phẩm khoa học
- Báo cáo khoa học
- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học
18.2. Sản phẩm nghiên cứu phục vụ đào tạo:
01 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học.
18.3. Sản phẩm ứng dụng:
- Xác định được loại và nồng độ chất kích thich sinh trưởng, loại chồi và giá
thể phù hợp cho nhân giống vô tính cây gai bằng phương pháp giâm chồi.
- Đề xuất được kỹ thuật nhân giống vô tính cây gai bằng phương pháp giâm
chồi phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.
19. Hiệu quả
19.1. Đối với giáo dục, đào tạo:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để bổ sung, cấp nhật cập nhật bài
giảng các học phần: Chọn tạo và nhân giống cây trồng; Cây công nghiệp dùng để
giảng dạy cho sinh viên ngành thuộc khoa Nông Lâm Ngư nghiệp.
+ Tạo địa bàn thực hành, thực tập, rèn kỹ năng nghề nghiệp và thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành ngành
Nông học, Bảo vệ thực vật.
+ Nâng cao năng năng lực nghiên cứu khoa học của các cán bộ và sinh viên
tham gia thực hiện đề tài
19.2. Đối với kinh tế, xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phổ biến, khuyến cáo và nhân rộng
trong sản xuất. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất
để mở rộng và phát triển bền vững vùng trồng cây gai xanh cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp sản xuất sợi dệt ở Thanh Hóa.
20. Phương thức chuyền giao kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng
Kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao cho công ty Cổ phần đầu tư
phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước để phổ biến, khuyến cáo và áp
dụng trong sản xuất cây gai xanh ở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa.
21. Kinh phí thực hiện đề tài
22.1. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà trường
Số Đơn giá Thành tiền
TT Nội dung các khoản chi ĐVT
lượng (đ) (đ)
1 Thuê khoán chuyên môn
- Thuê lao động phổ thông: Ngày 20 180.000 3.600.000
Làm đất, đóng bầu, ủ phân, hỗ
trợ thi công, làm cỏ, phun
thuốc trừ sâu bệnh.
2 Nguyên vật liệu
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Xơ dừa bao 15 40.000 600.000
+ Phân chuồng Tạ 5 150.000 750.000
+ Đạm ure Kg 10 10.000 100.000
+Phân supe lân Kg 50 5.000 250.000
+ Phân kali Kg 10 10.000 100.000
- Thuốc trừ sâu, bệnh Gói 10 21.000 210.000
- Vôi bột Kg 20 3000 60.000
- Cọc đánh dấu công thức Cọc 150 3.000 450.000
- Cọc chia ô thí nghiệm cọc 500 500 250.000
- Cọc định cây thí nghiệm Cọc 200 500 100.000.
- Biển ghi tên thí nghiệm Cái 3 40.000 120.000
- Dây nilong Cuộn 3 30.000 90.000
- Sơn nước Hộp 3 95.000 285.000
-Lưới che màu đen Cuộn 3 300.000 900.000
3 Chi khác
3.1 Nghiệm thu đề tài cấp trường
.
- Phản biện đề tài Người 2 120.000 240.000
- Chủ tịch hội đồng Người 1 150.000 150.000
- Ủy viên, thư ký Người 6 100.000 600.000
- Phục vụ, máy chiếu Người 2 30.000 60.000
- Đại biểu tham dự Người 1 100.000 100.000
3.2 Chi văn phòng phẩm

- Sổ theo dõi thí nghiêm, sổ số Quyển 2 30.000 60.000


liệu tinh.
- Bút sơn đánh dấu lá Cái 2 25.000 50.000
- Bút chì mềm, bút bi Cái 6 5.000 30.000
- Cặp 3 dây Cái 2 5.000 10.000
- Phô tô thuyết minh Quyển 8 15.000 120.000
- Pho tô báo cáo tổng kết Quyển 8 25.000 200.000
3.3 Quản lý đê tài 500.000
Tổng 9.985.000
22.2. Kinh phí được quy từ số giờ thực hiện đề tài
Số
TT Nội dung công việc Người thực hiện ĐVT
lượng
1 Xây dựng và bảo vệ thuyết Trần Xuân Cương Giờ chuẩn 10
minh đề tài NCKH cấp cơ sở.
2 Điều tra hiện trạng sản xuất lạc Trần Công Hạnh Giờ chuẩn 30
và kỹ thuật bón phân cho lạc tại Lê Thị Thanh Huyền
3 xã của huyện Tĩnh Gia.
3 Thuê địa điểm , chuẩn bị vật Trần Xuân Cương Giờ chuẩn 20
liệu thí công thí nghiệm Lê Thị Thanh Huyền
4 Triển khai thi công thí nghiệmTrần Xuân Cương Giờ chuẩn 60
Trần Công Hạnh
Lê Thị Thanh Huyền
5 Theo dõi các chỉ tiêu thí Trần Công Hạnh Giờ chuẩn 80
nghiệm Lê Thị Thanh Huyền
6 Xử lý số liệu và viết báo cáo Trần Xuân Cương Giờ chuẩn 50
Trần Công Hạnh
7 Hoàn thành báo cáo và nghiệm Trần Xuân Cương Giờ chuẩn 20
thu đề tài. Trần Công Hạnh
Lê Thị Thanh Huyền
Tổng 270

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 270 giờ chuẩn và 9.985.000đ (Chín triệu
chín trăm tám mươi lăm nghìn đồng).
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Hiệu trưởng Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài


TRƯỞNG KHOA

Trần Công Hạnh Trần Xuân Cương

You might also like