You are on page 1of 7

Kiểm tra quá trình lần 3

Môn Kinh Tế Vi mô

Anh/Chị hãy viết một lá thư gửi cho “nhà tài trợ tài chính” cho việc học tập của mình (Ba, Mẹ,
Anh, Chị, tổ chức…hay chính bản thân mình).
Qua lá thư này trước hết Anh/Chị hãy tri ơn những giá trị thiết thực mà “nhà tài trợ tài chính”
đã giúp mình trong thời gian qua.
Anh/Chị hãy nêu ra những thuận lợi, khó khăn từ những ngày đầu tham gia vào đại gia đình
UEH đến nay.
Trong học kỳ đầu này Anh/Chị đã được học những môn gì?
Đặc biệt đối với môn học Kinh tế học Vi mô, Anh/Chị hãy nêu ra những nội dung căn bản của
môn học này? Những vấn đề Anh/Chị đã nắm bắt được, những vấn đề cần tìm hiểu thêm? Kỳ
vọng đạt điểm cao trong học kỳ này Anh/Chị cần chuẩn bị những gì? Phát huy thuận lợi và hạn
chế khó khăn của bản thân như thế nào?
Anh/Chị cam kết gì với “nhà tài trợ tài chính” của mình để tiếp tục được nhận nguồn tài trợ tài
chính trong tương lai?
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2023

THƯ CẢM ƠN CÁC NHÀ TÀI TRỢ TÀI CHÍNH

Kính gửi: Các nhà tài trợ tài chính

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất đến những
nhà tài trợ tài chính, là ba mẹ, anh chị, tập thể lớp MRP001, các quán café gần
nhà và gần trường cũng như dành một sự trân trọng đặc biệt nhất đến bản thân
mình đã là nguồn động lực về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ mục đích học tập
và cũng như những giá trị tinh thần to lớn dành cho quá trình học tập của bản
thân em thời gian qua tại UEH.

Gần hai tháng đặt những bước chân đầu tiên vào giảng đường UEH, đối với em
đó là một trải nghiệm đáng nhớ nhất mà em đã từng ước ao bản thân phải biến
điều ấy thành hiện thực. Những ngày đầu còn e dè với môi trường mới và nhịp
sống mới, em cảm thấy bản thân đã thật sự may mắn khi có cho mình những người
bạn đại học cùng tần số và đến từ nhiều vùng miền khác nhau, cảm thấy bản thân
đã sáng suốt khi lựa chọn ngành Marketing mà em đã nỗ lực để chứng minh bản
thân mình phù hợp suốt ba năm cấp ba, cảm thấy mình thật hạnh phúc vì được gặp
những người giảng viên tâm huyết, con người ở UEH và hơn hết là tự hào khi trở
thành một phần của ngôi trường mà em yêu từ truyện cổ tích bước ra.

Nhưng đi đôi với những điều màu hồng ấy là những khoảnh khắc lặng lẽ mà bản
thân trải qua trước những áp lực đồng trang lứa, các môn đại cương ở trường,
những công việc bên ngoài sách vở và hơn hết đó chính là bản thân phải học cách
tự làm chủ cuộc sống của mình. Đã có những lúc bản thân trở nên mệt mỏi và rã
rời vì những áp lực việc học, phải lo lắng nhiều điều hơn cho bản thân, về quản lý
chi tiêu “mình có nên mua cái này hay không, ăn cái này có tốn kém không…”,
sắp xếp thời gian học và chơi của bản thân, những mối quan hệ bạn bè, những do
dự khi lựa chọn tham gia các câu lạc bộ đội nhóm trong và ngoài trường, việc đi
lại và các khoảng chi phí phát sinh khác,…

Tuy những điều ấy đã có từng lúc nào đó khiến bản thân em trở nên bất lực và mất
động lực, nhưng vẫn còn đó những con người luôn bên cạnh và hỗ trợ em hết mình
để tiếp thêm sức mạnh cho em vượt qua tất thẩy những trăn trở khó nhằn thời gian
qua và cho hiện tại. Đó cũng là những con người với danh xưng “nhà tài trợ tài
chính” của em và đó cũng là một trong những lí do em muốn gửi gắm lá thư này
như một lời tri ân đến họ.

Bên cạnh những trải nghiệm đáng giá cùng với đại gia đình UEH, không thể
không nhắc đến lí do chính đáng đầu tiên mà em đến đây chính là việc học. Và hai
tháng qua em đã được lĩnh hội tri thức với năm môn học khác nhau. Em được học
Marketing căn bản của cô Nhi – một trong những môn em cực kỳ yêu thích được
học, nhất là ở cách truyền đạt kiến thức mà cô dành cho cả lớp em. Môn thứ hai
đó là môn Tiếng Anh tổng quát của cô Khanh, ban đầu em không có mấy ấn tượng
với những tiết học này nhưng càng về sau em nhận ra rằng mình đã đúng khi đã
không chọn miễn học phần này bằng chứng chỉ. Từ những ngày còn ở cấp 3 khi em
biết đến Triết, em đã từng nghĩ rằng những điều được học sẽ thật khó hiểu, khô
khan và nhàm chán. Thế nhưng khi được gặp cô Tường Duy thì mọi định kiến của
em dành cho môn học này đã không còn đúng nữa, em bắt đầu hiểu những điều
Triết dạy, dù có đôi chỗ mơ hồ thế nhưng sau khi kết thúc học phần vào thứ bảy
tuần trước, những giá trị mà em nhận lại được từ môn học này là rất lớn và có ý
nghĩa với em rất nhiều. Môn học tiếp theo mà tụi em có cơ hội được tiếp xúc đó là
môn Thống kê ứng dụng, mặc dù với lượng kiến thức và công thức rất nhiều, thế
nhưng nếu không nhờ đến môn này, tụi em sẽ không nhận ra được rằng bản thân
mỗi chúng em có thể suy nghĩ logic và tư duy nhiều được như vậy. Đó cũng là một
trải nghiệm đáng nhớ của tụi em với thầy Hà Văn Sơn khi thầy cho tụi em được
thoải mái lên bảng làm bài tập để hiểu bài hơn.

Và môn cuối cùng, cũng là môn học cho em rất nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
đó chính là môn Kinh tế Vi mô của thầy Thịnh, một người thầy đã không dạy tụi
em bằng giáo trình như bao lớp khác thế nhưng cách mà thầy truyền tải kiến thức
đến tụi em thật sự khiến em bị choáng ngợp và rất là nể phục khi thầy nói với tụi
em rằng “thầy muốn cho mấy em học để hiểu chứ không phải chỉ là đọc giáo
trình”

Em đã được học như là về Cung – Cầu và Sự Co giãn giữa 2 yếu tố ấy. Khi điểm
giao nhau giữa hai đường Cung và Cầu tạo nên Pe và Qe. Tuy nhiên giữa một thị
trường rộng lớn và luôn luôn thay đổi, nhu cầu mua và bán của con người sẽ luôn
vận động liên tục, thì Giá cả và Lượng sẽ luôn luôn thay đổi để theo kịp xu hướng
kinh tế thay đổi, và điều đó dẫn đến việc đường Cầu hoặc đường Cung sẽ biến
thiên sang trái hoặc sang phải, hay nói cách khác đó chính là Ed – Es xuất hiện.
Bằng nhiều yếu tố tác động bên ngoài như Hàng hóa thay thế/bổ sung, Hàng hóa
thiết yếu/xa xỉ, Thu nhập Ei, Giá chéo Exy, … đều có tác động và ảnh hưởng đến
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa.

Vấn đề tiếp theo mà em được học hỏi, thứ nhất đó chính là Giá can thiệp. Bởi sự
thay đổi về giá so với Pe, 2 khái niệm về Giá trần và Giá sàn là thực tiễn thể hiện
sự can thiệp của nhà nước tác động vào thị trường nhằm phục vụ các mục đích về
kinh tế, và từ đó chính phủ sẽ có biện pháp nhập khẩu hàng hóa khi xảy ra tình
trạng thiếu Cung hoặc mua hết số hàng thừa khi thừa Cung. Khái niệm thứ hai đó
là về sự xâm nhập của Thuế vào phía cung và phía cầu, dù là tác động từ phía nào
thì cả người tiêu dung và nhà sản xuất vẫn phải chịu thuế khi chính phủ đánh vào,
và sự khác nhau nằm ở khoảng chênh lệch mà 2 bên phải nộp thuế cho nhà nước.
Và bên cạnh việc nộp thuế, sự tác động của thuế cũng góp phần tạo nên tổn thất
kinh tế, được tạo ra khi lấy Tổng thặng du của tiêu dùng và sản xuất trừ đi Thuế
tiêu dùng và sản xuất phải nộp cho nhà nước.

Yếu tố thứ ba em được lĩnh hội là về hai lý thuyết về hành vi Tiêu dùng và Chi phí.
Đối với hành vi tiêu dùng, em được hiểu về mối liên hệ giữa Lượng hàng hóa khi
tiêu dùng với khả năng Thỏa mãn nhu cầu song song theo, hay còn gọi là Hữu
dụng – Utility và làm thế nào để Tiêu dùng tối đa hơn đối với 1 mặt hàng và từ 2
mặt hàng trở lên. Có ba điều mà em rút ra được từ lý thuyết này đó là “Hữu dụng
biên sẽ thay đổi khi thay đổi đơn vị sản lượng hàng hóa và theo quy luật, Q càng
lớn thì Hữu dụng biên – Marginal Utility (MU) sẽ giảm dần” (vẫn có trường hợp
đặc biệt khi MU = const và ngoại lệ với MU tăng dần); “Để tiêu dùng miễn phí tối
ưu, đối với một hàng hóa phải thỏa điều kiện MU = 0, còn đối với 2 hàng hóa trở
lên phải thỏa mãn việc tiêu dùng lần lượt các hàng hóa ấy cho đến khi MU của
các mặt hàng bằng nhau và bằng 0”; “Để tiêu dùng có giá cả tối ưu, phải dựa
trên tiêu chí MU/PRICE, nếu thỏa mãn trên 1 đơn vị tiền bỏ ra cao sẽ đem lại
nhiều thỏa mãn hơn. Bên cạnh đó là yếu tố về Bàng Quan khi thể hiện sự tiêu dùng
của 2 mặt hàng khác nhau đem đến cho người tiêu dùng cùng 1 mức thỏa mãn,
điều đó sẵn lòng đánh đổi để thỏa mãn U không đổi, và có khái niệm MRSxy với
quy luật tương tự với MU “Có xu hướng giảm dần, tồn tại trường hợp đặc biệt khi
MRSxy = const và ngoại lệ khi chúng tăng”
Đối với lý thuyết về chi phí, em đã rút ra được 3 bài học cho mình, thứ nhất là về
“Chi phí cơ hội luôn bao gồm chi phí hiện và chi phí ẩn”; “Khi sản xuất ngắn
hạn, tổng chi phí luôn bằng tổng định phí và biến phí TC = FC + VC, và tương tự
với AC = AFC + AVC” và “khi chi phí biên MC thay đổi xu hướng dẫn đến ảnh
hưởng đến AC và AVC đồng biến hoặc nghịch biến”. Các khái niệm về FC – fixed
cost, VC – variable cost, TC – total cost, AC – average cost, MC – marginal cost
là những khái niệm cần thiết em được có cơ hội được tiếp thu qua cách giảng dạy
của thầy.

Và gần đây nhất là những Mục tiêu doanh nghiệp, mà bản thân em đã từng cho
rằng doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận của họ thôi. Em được biết về 4
mục tiêu mà doanh nghiệp phải quan tâm, thứ nhất là để đạt được TC min thì TC
> TC* hoặc Q<Q*, thứ hai là để doanh thu đạt mức tối đa – TR max thỏa mãn
Cầu co giãn đơn vị |Ed| = 1 hoặc Doanh thu biên MR = 0, thứ ba là để Lợi nhuận
max, doanh nghiệp phải sản xuất và bán hàng hóa tại sản lượng Q thỏa điều kiện
MR = MC, tức doanh thu biên = chi phí biên, và thứ tư là về sự Hòa vốn và Ngừng
kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ hòa vốn khi TR = TC hoặc P = AC, và sẽ đến 1 thời
điểm phải ngừng kinh doanh khi Thua lỗ > Định phí hoặc Giá bán < hoặc = Biến
phí trung bình.

Bên cạnh những kiến thức đã được học tại lớp và tự tìm hiểu của bản thân, em vẫn
còn những vấn đề khác liên quan đến lý thuyết sản xuất, 10 nguyên lí trong kinh tế
học, … cần phải trau dồi và tìm hiểu thêm. Và để chuẩn bị thật tốt cho các bài thi
giữa kỳ và cuối kỳ, bản thân em cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm
hiểu thêm những kiến thức liên quan còn thiếu sót cũng như phản tư lại những bài
giảng đã được giảng dạy ở trên, cùng với đó là nhờ đến sự trợ giúp học tập từ bạn
bè và các anh chị khóa trên để có thể đạt được điểm số xứng đáng với khả năng
của bản thân em. Với khả năng hiểu bài nhanh và ứng dụng vào bài tập khá tốt,
em nghĩ rằng đó là một trong những lợi thế để bản thân em hiểu những lý thuyết
cao cấp ấy sâu hơn và có thể truyền tải ngược lại đến với các bạn khác trong lớp,
tuy nhiên vì việc ôn tập khá mất nhiều thời gian để ghi chép và sắp xếp lại các đề
mục nên vẫn còn chậm chạp trong quá trình note lại bài vở. Thế nhưng sau nhiều
lần tự phản tư bản thân sau buổi học và cần lên to-do-list trước buổi học đã giúp
em hạn chế việc trì trệ và tận dụng tối đa khoảng thời gian nhất định để có được
hiệu suất học tập tốt hơn và đem lại kết quả cao hơn.

Đối với sự cam kết, bản thân em mong muốn rằng với những quyết tâm mãnh liệt
của bản thân và thể hiện rõ qua những hành động và mục tiêu hoạch định rõ rang
mỗi ngày dành cho việc học các môn ở trường, cũng như dành cho môn Kinh tế Vi
mô nói riêng, em tin và mong rằng “các nhà tài trợ tài chính” sẽ ghi nhận và công
nhận những cố gắng nỗ lực hết sức mình của bản thân em trong khoảng thời gian
cực kỳ quan trọng sắp tới trước khi kết thúc học kỳ cuối của 2023. Sự quan tâm,
động viên và giúp sức của các nhà tài trợ tài chính sẽ là động lực cổ vũ tinh thần
to lớn đối với em rất nhiều, em xin tri ân và ghi nhận tất cả tình yêu thương và sự
quan tâm của các nhà tài trợ dành cho em và hứa rằng sẽ dốc lòng học tập thật tốt
để không phụ công sức của mọi người.

Chúc các nhà tài trợ tài chính có thật nhiều sức khỏe, niềm vui và đạt được nhiều
thành tựu mới.

Trân trọng,

Nguyễn Minh Khoa

You might also like