You are on page 1of 8

TỔNG HỢP BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ VĨ MÔ

Kịch bản Đóng kịch (Trọng Thoại và Minh Thư)


Trong bữa cơm gia đình, người con muốn xin tiền đóng học phí.

Con: Ba ơi, cho con xin tiền để đóng tiền đi ạ! Trường học nhắc đến hạn đóng tiền
rồi.

Ba: Con à, hay là con đừng học đại học nữa.

Con: Sao thế ạ???

Ba: Ba thấy báo đài người ta nói sinh viên Đại học ra trường thất nghiệp rầm
rầm ...nên thôi con ở nhà tiếp nối truyền thống gia đình nhà ta đi.

Con (nói lớn tiếng): Sao ba có thể suy nghĩ như vậy được. Học đại học rất quan
trọng đây là một bước đệm lớn để có thể thành công trong công việc mà con yêu
thích.

Ba (quát lên): Ba bảo nghỉ học, là nghỉ học không đóng tiền gì hết, lo chuẩn bị
ngày mai đi theo ba mà học hỏi cách làm việc.

Con: Con không chấp nhận nghỉ học đâu. (Quay đầu bỏ đi)

Sau đó quay sang MC.

Những tích cực khi học Đại học (Ngọc Hân và Thảo Vân)
1. Khám phá được nhiều tài năng, khía cạnh của bản thân.

2. Tăng cơ hội có được việc làm.

(Để có được công việc đàng hoàng thì yếu tố cần thiết là một tấm bằng đại học
trong tay. Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu những người có năng lực làm việc cho
những vị trí tốt nên họ khó lòng mà lựa chọn 1 người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm
và chẳng có gì trong tay để chứng minh trình độ của mình. Khi ấy, tấm bằng đại
học như là một bằng chứng nhằm đảm bảo rằng bạn đã có nên tảng kiến thức và
kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu trong công việc).
3. Rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn tại môi trường đại học.
(Như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tư duy phản biện,...)

4. Học được cách tự học.


(Học ở đại học khác với các cấp dưới, sinh viên phải tự nghiên cứu là chính. Nhờ
đó, bản thân sẽ hình thành được thói quen tự học. Tự làm mọi thứ mà không phải
chờ nhắc nhở).

5. Tạo dựng các mối quan hệ.


(Đại học giúp bạn mở rộng mối quan hệ không chỉ giúp kết bạn mà còn có cơ hội
học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế từ các anh chị, bạn bè đi trước).
6. Có thể có được mức thu nhập cao.
(Trung bình thu nhập: Hiện tại những người theo học các trường đại học có mức
lương cao hơn so với các trường cao đẳng và học nghề).

Những tiêu cực khi học Đại học (Minh Hiếu và Lan Quế)
1. Phần lớn học phí khá cao, đặc biệt là những trường tư thục, nhiều gia đình
không đủ khả năng chi trả học phí. Ngoài ra còn phát sinh nhiều chi phí khác.
(Một số phí có thể kể đến đó là: phí sinh hoạt, tiền xăng, tiền ăn, tiền chi cho các
khoản dịch vụ, ...)
2. Chọn sai ngành, sai trường, học tròn tâm thế gượng ép và không có đam
mê, dẫn đến việc dễ nản và tốn thời gian.
(Khi chọn sai ngành cũng như trường không mong muốn, khiến bản thân dễ nản
chí và không thể tự phấn đấu trong suốt khoảng thời gian học Đại học).
3. Không cân bằng được cuộc sống cá nhân, khó hòa nhập có thể gây ra căng
thẳng.
(Nhiều sinh viên có xu hướng vừa học vừa làm để kiếm thu nhập, nhưng do không
phân bổ thời gian hợp lí dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng, không thể tập trung vào
việc học).
4. Có xu hướng “Lên đại học nhàn lắm!” và không tập trung vào việc học.
(Một xu hướng khá phổ biến và bắt gặp ở giới trẻ, có thể là do bản thân có ý nghĩ
đó hoặc do tác động của những người trước đó).
5. Một bộ phận sinh viên khi chọn trường, chọn ngành thường theo bạn bè và
khi bước chân vào trường, vào ngành nghề cảm thấy chán nản và không hứng
thú.
(Một tình huống rất dễ thấy ở các bạn trẻ là luôn muốn có bạn có bè dù ở đâu).
6. Một số sinh viên không tự trang bị cho mình những bằng cấp, chứng chỉ khi
tốt nghiệp ra trường dẫn đến không có việc làm.
(Học Đại học mà sinh viên không tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết
thì có thể dẫn đến thua thiệt người khác trong việc xin việc làm).
7. Việc sao nhãng và học tập không đúng phương pháp khi bước chân vào
giảng đường Đại học dẫn đến một lỗ hổng kiến thức.
(Ngoài việc tập trung thì việc học tập đúng phương pháp một cách khoa học cũng
rất quan trọng. Nó góp phần dẫn đến con đường thành công của một sinh viên sau
này).
8. Việc học Đại học sẽ tốn nhiều thời gian của sinh viên hơn khi là học nghề
hoặc học ở các trường Cao đẳng khác.
(Thời gian học tập tại các trường Đại học thường rơi vào 4-6 năm. Trong khi các
trường Cao đẳng nghề khác rơi vào 3-4 năm).
9. Khi học Đại học cũng đồng nghĩa là khoảng thời gian bạn tự bước đi khi
không có cha, mẹ bên mình.
(Một số sinh viên do luôn có cha, mẹ kề cạnh nên khi bước vào Đại học- sống một
cuộc sống xa nhà sẽ dẫn đến nhớ nhà, nhớ gia đình và không thể tập trung học).
10. Học Đại học sẽ tiêu hao sức lực và trí lực nhiều hơn là khi học Cao đẳng
hoặc đi làm.
(Do thời gian học nhiều hơn nên lượng kiến thức sẽ nhiều hơn so với hệ Cao đẳng
và các trường nghề khác).
11.Một số trường Đại học dù đóng học phí rất cao, nhưng sau khi tốt nghiệp
ra trường, cơ hội việc làm lại rất hạn chế.

Phỏng vấn (Ngọc Quí và Thùy Vân)


Một số câu hỏi gợi ý:
1. Anh/ Chị đang theo học ngành nào?
2. Tại sao anh chị lại chọn học ngành này ở Đại học?
3. Anh/ Chị nghĩ sao về vấn nạn thất nghiệp hiện nay?
4. Theo anh/chị vì những lý do nào mà các bạn trẻ mắc phải dẫn đến tình trạng thất
nghiệp?
5. Anh/ Chị có định hướng gì cho công việc sau này mình sẽ làm gì?
6. Theo anh/ chị thì trong khoảng thời gian học đại học thì các bạn sinh viên cần
phải bổ sung điều gì để hạn chế tình trạng thất nghiệp?
7. Liệu việc dành nhiều thời gian cho việc trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường
và việc dành thời gian cho trải nghiệm thực tế thì bạn sẽ nghiêng về phía nào?

Phân tích và đưa ra giải pháp (Diễm My và Thùy Trang)

I. Phân tích
1.1 Thất nghiệp là gì
- Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm của người trong độ tuổi lao động có
đăng ký tìm việc và sẵn sàng làm việc. Hay
- Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm của những người thuộc lực lượng lao
động.

1.2 Phân loại thất nghiệp


- Để phân loại thất nghiệp người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau ví dụ
như phân loại theo độ tuổi, giới tính, khu vực….Tuy nhiên cách phân loại thường
được sử dụng nhất trong kinh tế vĩ mô là phân loại theo nguồn gốc (nguyên nhân)
và theo tính chất (tự nguyện và không tự nguyện) của thất nghiệp:
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp được chia thành những loại sau:
- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần
có thời gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng
khớp giữa công nhân và việc làm thích hợp. Thất nghiệp tạm thời là loại thất
nghiệp cố hữu trong mọi nền kinh tế, nó không thể tránh khỏi đơn giản vì nền kinh
tế luôn luôn thay đổi để giảm loại thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ
hơn về thị trường lao động.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu
cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động hay nói cách khác là lượng
cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao
động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo
không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.
- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất
nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp.
Để giảm loại thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ
mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
Phân loại theo tính chất thất nghiệp được chia thành những loại sau:
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không
chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp tự
nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt,
khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm tại mức lương hiện
tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường
cạnh tranh.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao động
sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.

1.3 Những tác động của thất nghiệp


Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển kinh tế - xã hội
Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Đâ sẽ là sự lãng phí lao động xã hội -
nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa
nền kinh tế đang suy thoái - suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn
tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu
thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là
nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người
lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, họ sẽ không có việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập.
Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị
trường lao động. Không những thế, thất nghiệp còn kéo theo rất nhiều hệ lụy như
con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để
bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến
bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm
đáng tiếc…
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng cũng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công,
bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực
xã hội cũng phát sinh nhiều như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng
hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có
những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.

 
1.4 Tình trạng thất nghiệp của thế giới
Theo ILO, Covid-19 có tác động kéo dài lên thị trường lao động khiến tỷ lệ thất
nghiệp duy trì ở mức cao ít nhất đến 2023.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị
trường lao động trong năm 2022. Theo đó, số giờ làm việc trên toàn cầu mất đi
trong 2022 so với quý IV/2019 (thời điểm trước Covid-19) sẽ tương đương 52 triệu
việc làm, tăng gấp đôi so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 5/2021.

ILO cũng cho biết, số lượng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ đạt 207 triệu người trong
năm nay, tăng 2 triệu người so với dự báo trước đó. Năm 2019 - thời điểm Covid-
19 chưa xuất hiện, số người thất nghiệp là 186 triệu người.

"Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến duy trì cao hơn mức trước Covid-19 ít nhất cho
đến năm 2023", tổ chức này nhận định.

Với Việt Nam, ILO dự báo số người thất nghiệp là 1,3 triệu người trong 2022, sau
đó giảm còn 1,2 triệu người trong 2023.
Bên cạnh đó, phụ nữ dự kiến còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng
hoảng trong những năm tới. Trong khi đó, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào
tạo "sẽ có tác động cộng gộp lâu dài" đối với thanh niên, đặc biệt là những người
không được tiếp cận Internet.

1.5 Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam


Báo cáo tổng kết năm 2022 của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (LĐ-TB-XH) cho thấy năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến, vượt mốc 4%,
cao nhất 10 năm qua.
Trước đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hạ mức dự báo về khả năng phục
hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Đặc biệt, ILO dự báo số người thất
nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng. Theo dự báo của ILO, số lao động thất nghiệp tại Việt
Nam trong năm 2022 khoảng 1,3 triệu người, so với khoảng 1,2 triệu người của
năm 2021.

II. Biện pháp khắc phục thất nghiệp


- Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu;
giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế.
Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu
tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói
riêng với các khoản.
Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu.
- Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động. 
- Tăng nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi,
thủy điện giao thông. Đồng thời, nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục
hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người
dân. Song song đó, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các
doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
- Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự
án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp thông
qua việc giảm thuế, hoàn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc
làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn
cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho
người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu
công nghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công
nhân.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, 
- Đào tạo lao động nông thôn
- Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh, các
khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa sản xuất công
nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mối liên kết kinh tế giữa các
thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo ra nhiều việc làm tại chỗ.
- Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ thị trường hàng hóa, thị trường đất đai,
thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tín dụng.
- Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm
được việc làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm. Bên cạnh việc giải quyết
việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém
phần quan trọng.
- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục tình
trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phối
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết.

You might also like