You are on page 1of 2

Thảo luận về vấn đề chi tiêu của sinh viên

Sau khi được thông báo đậu ở một trường cao đẳng hay đại học nào đó. Chắc có lẽ bạn nào cũng
sẽ háo hức và tưởng tượng ra hàng trăm sự việc thú vị khi được sống ở một môi trường mới, rời
xa vòng tay quản lý của bố mẹ, được thoải mái và tự do vui chơi mà không áp lực về việc thi của
hay thi đại học nữa. Đây sẽ là những suy nghĩ đầu tiên của bạn về cuộc sống của sinh viên. Tuy
nhiên, gần đến những ngày lên thành phố để đi học, bạn chỉ còn một mình và bạn bắt đầu lo sợ
về những khó khăn mà sinh viên năm nhất phải đối mặt.Có rất nhiều khó khăn mà sinh viên năm
nhất phải đối mặt nhưng vấn đề quan trọng nhất là vấn đề về chi tiêu. Bên cạnh việc học tập thì
bạn sẽ phải tự lo cho cuộc sống của mình từ những việc nhỏ nhất như ở đâu, mua gì, ăn gì và học
cách chi tiêu sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất.Tình trạng cháy túi diễn ra thường xuyên khiến cho
rất nhiều bạn sinh viên rơi vào hoàn cảnh nửa khóc nửa cười.Nếu chi tiêu không hợp lí sẽ khiến
cho các bạn sinh viên những ngày cuối tháng phải ăn uống dè giặt,làm bạn với những gói mì
tôm.Dưới đây là một số biện pháp để giúp các bạn sinh viên có thể quản lí tốt việc chi tiêu của
mình.

Thứ nhất là tiết kiệm chi phí thuê nhà.Tiền thuê phòng trọ thường là 1 khoảng chi phí không nhỏ
và chiếm phần lớn các khoản phí sinh hoạt của sinh viên. Do đó, để chi tiêu hợp lý, các bạn tân
sinh viên cần tìm cách tiết kiệm khoản phí này.Hầu hết các trường đại học hiện nay đều có các
chính sách hỗ trợ sinh viên thuộc diện hoàn cảnh khó khăn được ở Ký túc xá của trường. Nếu
được ở trong ký túc xá, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ so với thuê nhà
trọ bên ngoài. Ví dụ: 1 tháng ở ktx bạn chỉ tốn 140.000 đến 600.000 đồng nhưng nếu ở trọ thì
con số này sẽ nhân lớp gấp 3-5 lần luôn ạ. Do đó, bạn nên tận dụng cơ hội này.Vậy nếu bạn
không thuộc diện ở ký túc xá mà phải thuê nhà trọ ở ngoài thì làm thế nào để tiết kiệm chi phí?
Tiền thuê phòng trọ ở thành phố thường khá đắt đỏ. Để thuê phòng trọ phù hợp với hoàn cảnh
kinh tế, bạn cần bỏ thời gian tìm hiểu giá cả, đường xá, an ninh xung quanh..Ngoài ra, rủ thêm
một vài người bạn thật sự đáng tin cậy đến ở cùng để chia sẻ tiền nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được
một khoản tiền sinh hoạt kha khá.

Thứ hai là giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.Một trong những cách chi tiêu hợp lý cho tân
sinh viên đó là nên lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng và tránh những khoản chi không thực sự cần
thiết. Chi tiêu thiếu thận trọng và lỡ “vung tay” vào những thứ không cần thiết sẽ khiến bạn
nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu thốn, nợ nần chồng chất.Nếu ở gần trường, bạn có thể đi bộ
hoặc đi xe đạp còn nếu ở xa, bạn có thể đi xe buýt đến trường với sự hỗ trợ của nhà nước sẽ giúp
bạn tiết kiệm chi phí và rèn luyện sức khỏe. Khi giá xăng tăng vọt, việc đi xe máy không phải là
một quyết định khôn ngoan.

Ăn uống lành mạnh giúp tiết kiệm chi phí dài hạn.Nhiều bạn tân sinh viên lựa chọn cách ăn hàng
cho nhanh chóng, tiện lợi thay vì tự nấu cơm. Tuy nhiên, chi phí ăn hàng thường khá cao và khó
đảm bảo vệ sinh.Để tiết kiệm chi phí về lâu dài, bạn nên sắm một bộ dụng cụ nấu nướng đơn
giản. Đồng thời dành thời gian tự nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tốt cho sức khỏe lại
hợp khẩu vị. Với những bạn không khéo tay trong khoản nấu nướng thì đây chính là cơ hội giúp
bạn được rèn luyện tay nghề trong lĩnh vực này nhiều hơn.

Hạn chế mua các vật dụng không cần thiết.Nhiều bạn sinh viên có thói quen mua các hàng giảm
giá, khuyến mãi vì “thích” cho dù nó thực sự không cần thiết và thậm chí là chưa chắc bạn đã
dùng đến. Khoản chi phí này là không hề nhỏ. Bạn nên nhớ “thích” thì vô cùng mà “cần” thì chỉ
có hạn nên hãy mua cái bạn thực sự cần chứ không phải cái bạn “thích”.

Chia sẻ giữa các bạn cùng phòng.Nếu ở ghép, đồ gia dụng các bạn nên chia ra mỗi người mua
một loại hoặc góp tiền mua chung để tránh lãng phí. Căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà
chi phí vẫn được san sẻ. Điều này cũng tiện khi chuyển ra ở riêng hoặc không sống cùng nhau
nữa, bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ đạc thuộc sở hữu của mình.

Thứ ba là mua lại hoặc xin giáo trình, tài liệu.Đặc thù chung của học đại học là đa số các môn
chỉ học 1 kỳ, do đó, giáo trình môn học kỳ này sẽ tuyệt nhiên không thể dùng lại cho kỳ sau.
Khoản tiền mua giáo trình sử dụng trong thời gian ngắn thực sự tốn kém và lãng phí đối với sinh
viên vốn có khoản ngân sách eo hẹp.Vì vậy, có 2 giải pháp giúp bạn tiết kiệm tối đa khoản chi
phí này là tận dụng nguồn sách ở thư viện hoặc xin sách của các anh chị sinh viên khóa
trước.Thư viện là kho tài liệu vô giá với sinh viên

Thứ tư là hạn chế học lại, thi lại.Học lại thi lại sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.Không qua
điểm trung bình tối thiểu đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học lại và thi lại. Việc học lại, thi lại
không những tốn thời gian mà chắc chắn sẽ khiến bạn tốn không ít tiền. Vì thế, các bạn sinh viên
nên cố gắng học hành chăm chỉ và đạt được kết quả học tập tốt nhất để tiết kiệm chi phí và thuận
lợi cho quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp.

Thứ năm là tận dụng sức mạnh của thẻ sinh viên.Ngoài ý nghĩa hành chính, thẻ sinh viên còn có
nhiều quyền năng hơn bạn tưởng! Hãy cố gắng tận dụng nó để nắm bắt những ưu đãi hấp dẫn
nhé!Ví dụ, bạn sẽ được giảm giá, thậm chí miễn phí khi tham quan bảo tàng, khu du lịch, di tích
lịch sử,…Sinh viên thường đi xem phim rất nhiều. Thật may là các rạp chiếu phim cũng thường
giảm giá cho sinh viên. Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện công cộng, giá vé dành cho sinh
viên cũng rẻ hơn so với người bình thường đấy ạ!

Thứ sáu là hạn chế dùng thẻ ngân hàng khi thanh toán.Việc dùng thẻ thanh toán khá tiện lợi
nhưng nó cũng dẫn đến tình trạng “vung tay quá trán”. Để tiết kiệm chi phí, hãy ưu tiên dùng
tiền mặt hơn, đặc biệt khi mua những món nhỏ. Khi đó sinh viên sẽ kiểm soát tốt hơn số tiền đã
tiêu, tiền còn lại của mình. Bằng việc nhìn rõ số tiền còn lại trong ví sẽ giúp sinh viên cân nhắc
hơn khi chi tiêu những lần sau.

Thứ bảy là bạn nên tạo thêm nguồn thu nhập.Ngoài việc tiết kiệm các chi phí, để cuộc sống có
thể thoải mái hơn và giảm bớt gánh nặng cho gia đình, các bạn tân sinh viên có thể kiếm thêm
tiền để trang trải cuộc sống bằng cách làm một công việc bán thời gian.Có nhiều công việc bán
thời gian dành cho sinh viên như: phục vụ nhà hàng, quán cafe, gia sư, bán hàng online hay cộng
tác viên các báo hoặc các trang mạng xã hội,…đặc biệt, trong những dịp lễ, tết thì những công
việc thời vụ luôn chào đón bạn. Tuy nhiên, cố gắng đừng để việc làm thêm ảnh hưởng đến việc
học của bạn.

Thứ tám là ghi chép lại các khoản đã chi.Đây được coi là phương pháp chi tiêu thông minh cực
kỳ hiệu quả. Hãy cố gắng ghi lại những khoản chi và thu dù là nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn biết
được mình đã chi tiêu những gì? Đâu là khoản khiến bạn tốn nhiều tiền nhất? Từ đó có giải pháp
điều chỉnh sao cho phù hợp.

You might also like