You are on page 1of 2

Phần III: Cách khác phục khó khăn

Sinh viên là khoảng thời gian đẹp và đáng quý đối với mỗi người từng trải qua nó. Mặc
dù cuộc sống xa nhà gặp nhiều khó khăn nhưng một khi cố gắng, nỗ lực tìm ra cách khắc
phục chúng ta sẽ vượt qua tất cả.
1. Học hành
-Rèn cho bản thân tính tự học và kết hợp đọc sách tham khảo.
- Quản lý thời gian học và thời gian nghỉ. Lập thời gian biểu để phân bố thời gian học tập
hợp lý.
-Không ngại hỏi hay nhờ giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè khi học đại học.
Cụ thể: Nên học với các bạn cùng lớp để đạt được hiệu quả cao hơn cũng như có thêm cơ
hội giao lưu kết bạn. Hỏi trước những anh chị đi trước về kinh nghiệm học tập cũng như
giao tiếp trong môi trường đại học.
-Tự rèn luyện bản thân với các kỹ năng mềm.
-Cần cân bằng việc học với thời gian nghỉ ngơi để tránh bị áp lực, stress khi chưa kịp
quen với cuộc sống sinh viên.
2. Tài chính
-Học cách quản lý chi tiêu và quản lý bản thân: cần ghi chép từng khoản chi tiêu và cân
đo đong đếm chi tiêu hợp lý tránh thâm hụt vào số tiền mình có hàng tháng tránh dẫn đến
tình trạng đi vay nợ, … .
-Cần phân biệt rõ giữa “Cần” và “Thích”: Ví dụ, bạn Thích một chiếc iPhone nhưng thực
tế bạn chỉ Cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web, giá 1/2 chiếc Iphone đó. Vì
thế hãy hiểu rõ cái bạn thật sự Cần chứ không phải cái bạn Thích và luôn nhớ mình là
sinh viên, chi tiêu cần giới hạn.
-Ngoài ra, có thể đi làm thêm để có thêm khoản tiền tiêu sài cho cá nhân. Tuy nhiên, cần
tìm chỗ làm thêm có uy tín và không để ảnh hưởng, sa sút tới việc học hành.
- Nên cẩn thận với thẻ tín dụng vì nó sẽ khiến người dùng lâm vào cảnh nợ nần.
-Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn vặt, đây cũng là cách bạn vừa tiết kiệm được tài chính
mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân: Nhiều bạn tân sinh viên lựa chọn cách ăn hàng
cho nhanh chóng, tiện lợi thay vì tự nấu cơm. Tuy nhiên, chi phí ăn hàng thường khá cao
và khó đảm bảo vệ sinh. Để tiết kiệm chi phí về lâu dài, bạn nên sắm một bộ dụng cụ nấu
nướng đơn giản. Đồng thời dành thời gian tự nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tốt
cho sức khỏe lại hợp khẩu vị.
-Nên cố gắng học hành chăm chỉ và đạt được kết quả học tập tốt nhất như đạt học bổng
và tránh học lại, thi lại vì nó rất tốn kém tiền của và thời gian của bản thân.
- Tận dụng tối đa thẻ sinh viên: hãy dùng nó để vào thư viện trường đọc sách điều này
giúp bạn giảm được một khoản chi cho việc mua giáo trình hay sách tham khảo. Hay bạn
muốn đi xem phim và thật may là các rạp chiếu phim thường có chương trình giảm giá
cho sinh viên và bạn phải biết tận dụng thời điểm ấy để tiết kiệm tài chính cho cá nhân.
Ngoài ra, bạn phải biết tiết kiệm chi phí đi lại, không nên chi quá nhiều cho các buổi đi
chơi, giảm tối thiểu các khoản chi tiêu không cần thiết,…

3. Các mối quan hệ


-Học tính tự kết bạn, hoạt bát và năng động.
-Biết nhìn nhận người tốt, người xấu để tránh bị lợi dụng.
-Luôn cởi mở chân thành và biết lắng nghe mọi người xung quanh. Điều này giúp bản
thân sinh viên dễ gần hơn với mọi người và gắn kết được các mối quan hệ.
-Học cách mở rộng mối quan hệ với mọi người như tham gia các sự kiện của trường, các
câu lạc bộ, ….
Như vậy, với cuộc sống sinh viên xa nhà mỗi chúng ta cần học các tự chăm sóc bản thân
mình thật tốt. Chắc hẳn, khi xa nhà như thế ai cũng mang theo nỗi nhớ nhà nhưng khi bạn
biết cân bằng mọi thứ và khắc phục được mọi khó khăn cũng như mở rộng được mối
quan hệ thì bạn sẽ hoàn thiện được bản thân và trưởng thành hơn rất nhiều.

You might also like