You are on page 1of 19

Mục lục

Trang 2: FPT Schools Triết lý giáo dục


Phương châm hành động Học tập là hạnh phúc
Giá trị cốt lõi
Trang 3: Linh vật Danh mục từ viết tắt
Tòa nhà Epsilon Sảnh penrose
Tượng Joyful Empowerment Thang máy
Cầu thang
Trang 4: Hội trường Cổng trường
An ninh khi đến và rời trường Đưa đón
Phương tiện giao thông Lưu ý khi phụ huynh tới trường
Trang 5: Phòng Y tế Sức khỏe cá nhân
Khám sức khỏe thường niên Bảo hiểm y tế
Ốm bệnh Sử dụng thuốc
Tâm lý học đường
Trang 6: Các phòng chức năng Thư viện
Mượn sách Sân chơi
Trang 7: Thi đấu thể thao Uống nước
Nhà ăn Bữa ăn bán trú
Nội quy nhà ăn
Trang 8 Học sinh ăn chậm hoặc bỏ bữa Bữa ăn mang theo
Nhà vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản chung
Trang phục học sinh Dụng cụ học tập
Trang 9: Túi ngủ Giám hộ
Mã số học sinh Thẻ học sinh
Tài khoản email Thẻ ra vào cổng
Trang 10 VioEdu Giám sát
Locker (Tủ cá nhân) Tư trang của học sinh
Thất lạc đồ Laptop
Điện thoại di động Quy định về tặng quà
Trang 11 Sinh nhật Các mối quan hệ
Nghỉ học hoặc đến muộn Về sớm
Liên lạc với học sinh tại trường
Nộp học phí và các khoản phí
Trang 12: Liên hệ giữa nhà trường và gia đình
Phòng học Nội quy phòng học
Trang 13: Bài tập về nhà
Quy định đánh giá học sinh
Trang 14: Các kênh tương tác theo dõi tình hình học tập, rèn luyện
Học trực tuyến Thời lượng năm học
Trang 15: Thời gian biểu
Lớp Phát triển năng lực, CLB miễn phí
Các lớp năng khiếu ngoài giờ Dã ngoại
Trang 16: Sự kiện giáo dục Xe tuyến
Đưa đón khi đi xe tuyến
Trang 17: Nội quy trên xe tuyến

1
FPT Schools
Là thành viên của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Education) với hơn hai thập kỷ kinh
nghiệm trong lĩnh vực đào tạo từ Tiểu học – THCS – THPT – Cao đẳng – Đại học - Sau
đại học và bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, đáp ứng những đòi
hỏi của công cuộc toàn cầu hóa, sẵn sàng cho những chuyển giao vĩ đại của cuộc
cách mạng Công nghiệp 4.0.

Triết lý giáo dục


Giáo dục đào tạo là việc tổ chức và quản trị việc tự học của người học.

Phương châm hành động


Làm khác để làm tốt

Học tập là hạnh phúc


Tại FPT Schools nói riêng và toàn bộ FPT Education, chúng tôi luôn tạo ra một môi
trường để phát huy những động lực nghiên cứu, sáng tạo của mỗi học sinh. Trong
một xã hội luôn vận động với sự phát triển của tự động hóa, của trí tuệ nhân tạo hiện
diện ngày càng nhiều hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, sáng tạo và học hỏi
chính là động lực phát triển, giúp mỗi người có thể sẵn sàng thích nghi với hoàn
cảnh mới và làm chủ những cơ hội của bản thân mình.

Chúng tôi cũng tin rằng: Giáo dục chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó mang tới cho học
sinh những tâm hồn lành mạnh, biết yêu thương con người, biết yêu quê hương đất
nước, tự hào dân tộc, biết phấn đấu vì một cuộc sống hạnh phúc, mang đến sự tốt
đẹp hơn cho xã hội xung quanh. Chính bởi vậy, bên cạnh việc cố gắng tạo ra một môi
trường học tập tiên tiến, áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực và các chương
trình đào tạo đa dạng bám sát đòi hỏi của thực tiễn xã hội, mỗi giáo viên của FPT
Schools còn luôn bám sát quá trình phát triển của từng học sinh, từng bước hướng
dẫn để các em hoàn thiện về nhân cách, khỏe khoắn về thể chất và có tư duy tiến bộ.

Tại FPT Schools, chúng tôi trân trọng từng học sinh, vì mỗi học sinh đã là một điều kỳ
diệu, hàm chứa những tiềm năng lớn về sự sáng tạo, cảm xúc và nhân cách. Chúng
tôi tự nhận trách nhiệm tạo lập một môi trường giáo dục hạnh phúc, để từ đó học
sinh giải phóng được tiềm năng của mình, khơi dậy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, làm
giàu đời sống tinh thần để hướng đến hoàn thiện Chân – Thiện – Mỹ.

Giá trị cốt lõi


• NHÂN CÁCH: Học sinh FPT Schools có tâm hồn hướng thiện, biết sống có trách
nhiệm và nhân văn. Biết thấu cảm, yêu thương và chia sẻ với xã hội. Luôn dũng cảm,
bản lĩnh và tự tin trước sự biến động của thời cuộc.
• TRI THỨC: Học sinh FPT Schools có tư duy tiến bộ, kiến thức toàn diện, hiểu biết
sâu sắc về thế giới. Mỗi học sinh tại FPT Schools đều có vốn ngoại ngữ phong phú và
khả năng làm chủ các công nghệ mới.
• KỸ NĂNG: Học sinh FPT Schools được rèn luyện để làm chủ các kỹ năng sống cần
thiết cho kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao
trình độ, khả năng hợp tác làm việc nhóm, tư duy phản biện trước các vấn đề xảy ra
trong cuộc sống.
• TINH THẦN: Mỗi học sinh FPT Schools đều biết suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm
xúc, có tinh thần lạc quan, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
• THỂ CHẤT: Tại FPT Schools, mỗi học sinh luôn được học tập và rèn luyện để có lối
sống lành mạnh, năng động. Thường xuyên rèn luyện sức khỏe nâng cao thể lực.

2
Linh vật
Linh vật của Khối Tiểu học và THCS FPT là Ếch Cốm. Học sinh FSC 1,2 cũng được gọi là
Ếch Cốm, tự xem những kiến thức và hiểu biết của mình chỉ bé như miệng giếng so
với bầu trời bao la. Để từ đó nỗ lực học tập, trải nghiệm, khám phá để "nhảy khỏi
miệng giếng".

Danh mục từ viết tắt


• FPT Schools: Tên gọi chung của khối phổ thông FPT (Tiểu học, THCS, THPT). Tuy
nhiên trong phạm vi tài liệu này dùng để chỉ Khối Tiểu học và THCS FPT Đà Nẵng
• FSC 1,2: Khối Tiểu học và Trung học cơ sở FPT
• GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
• GVBT: Giáo viên bán trú
• GVBM: Giáo viên bộ môn
• BTVN: Bài tập về nhà
• HK: Học kỳ
• GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
• THCS: Trung học cơ sở
• THPT: Trung học phổ thông
• CLB: Câu lạc bộ
• GSX: Giám sát xe
• CB: Cán bộ
• NV: Nhân viên

Tòa nhà Epsilon


Năm học 2021-2022, học sinh Tiểu học và THCS FPT bắt đầu học tập tại tòa nhà
Epsilon, địa chỉ Khu đất A3-1, Khu đô thị FPT, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.
Đối diện là tòa nhà Delta sẽ được xây dựng trong những năm tới.

Tượng Joyful Empowerment


Đây là tên bức tượng "the little girl on top of the world" được đặt tại sân trường của
tác giả Angela Mia De la Vega thể hiện sự tin tưởng về quyền năng của trẻ em đối với
thế giới, cùng với khát vọng vươn mình bay lên trời cao hướng đến tương lai.

Sảnh penrose
Sảnh giữa tầng 1 được gọi là sảnh penrose (đặt theo tên của nhà vật lý toán, toán học
thường thức và triết học người Anh - Roger Penrose). Đây sẽ là nơi vui chơi và tổ chức
nhiều hoạt động của Nhà trường.

Thang máy
Để đảm bảo an toàn học đường, thang máy chỉ sử dụng trong các trường hợp thực
sự cần thiết. Thẻ từ thang máy được cấp cho CB giáo viên Nhà trường. Học sinh được
sử dụng thang máy khi có sự đồng ý và giám sát đi cùng của GV hoặc NV nhà trường.

Cầu thang
Các bậc cầu thang từ tầng 1 lên đến tầng 5 tại tòa nhà Epsilon được trang trí bằng
202 gáy sách chia theo các chủ đề như: Quan điểm sống, Gia đình, Giáo dục, Sức
khỏe, Kỹ năng sống, Tư duy, Thiên văn, Môi trường, Nghệ thuật, Công nghệ,... Học sinh
có thể tìm đọc 202 đầu sách này tại Thư viện của trường. Ngoài ra, cầu thang được
trang bị dây cáp che các khe hở để đảm bảo an toàn cho học sinh nhỏ.

3
Hội trường
Các hoạt động giáo dục trong nhà với quy mô lớn sẽ tổ chức tại Hội trường. Hội
trường được đặt ở tầng 5 với sức chứa tối đa 800 người, được trang bị hệ thống điều
hòa, âm thanh và màn led hiện đại.

Cổng trường
Trường có 3 cổng:
• Cổng Alpha: Cổng lớn nhất phía Đông (trước tượng Joyful Empowerment)
• Cổng Beta: Cổng phía Tây (sau lưng tượng Joyful Empowerment)
• Cổng Gamma: Cổng nhỏ bên phải cổng Alpha

An ninh khi đến và rời trường


FPT Schools có khuôn viên khép kín. Khách đến Trường phải đăng ký thông tin với
NV Bảo vệ và nhận thẻ khách. Phụ huynh dùng thẻ vào cổng được phát để vào
trường. Học sinh không được phép rời trường một mình khi không có sự chấp thuận
của Nhà trường. Trường hợp học sinh tự đi học bằng xe đạp hoặc đi bộ (không có
phụ huynh đưa đón) thì phụ huynh cần làm bản cam kết tự đảm bảo an toàn cho
con với GVCN để học sinh có thể tự ra khỏi cổng trường khi kết thúc giờ học.

Đưa đón
• Học sinh không đến trường trước 07h00 để đảm bảo có giáo viên/nhân viên quản
lý.
• Phụ huynh có thể đón con từ 16h30 (đối với Tiểu học) và 16h45 (đối với THCS); phụ
huynh phải mang theo thẻ đưa đón.
• Sau 18h00, nếu phụ huynh chưa đến đón, học sinh sẽ ở lại trường cùng NV Bảo
vệ.

Phương tiện giao thông


• Phụ huynh đưa đón con phải để xe bên ngoài khuôn viên trường tại vị trí quy
định, tránh gây ùn tắc giao thông. Học sinh đi xe đạp đến trường phải để xe ở vị trí
quy định trong khuôn viên trường.
• Học sinh đến trường bằng xe máy do phụ huynh điều khiển hoặc bằng xe đạp
phải đội mũ bảo hiểm.
• Học sinh tuyệt đối không được điều khiển xe máy, xe điện và phải chấp hành
nghiêm chỉnh Luật An toàn giao thông.
• Học sinh không được sử dụng ván trượt, giày patin, xe điện cân bằng,... trong
khuôn viên trường.

Lưu ý khi phụ huynh tới trường


• Phụ huynh tới trường cần đảm bảo trang phục lịch sự, không phản cảm và tự bảo
quản tư trang cá nhân.
• Phụ huynh vui lòng hợp tác theo chỉ dẫn của NV Bảo vệ, tuyệt đối không gây mất
an ninh trật tự, không hút thuốc, không mang chất gây nghiện, gây mất an toàn
khi vào khuôn viên trường.
• Phụ huynh không ghi âm, ghi hình, phát tán hình ảnh của học sinh và Nhà trường
khi chưa được sự đồng ý của học sinh cũng như sự đồng thuận của Nhà trường.
• Phụ huynh không sử dụng lời nói thô lỗ và hành vi bạo lực; tuyệt đối không xâm
hại về thể chất và tinh thần học sinh cũng như Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên của
Trường với bất kỳ lý do gì.
• Phụ huynh/người giám hộ được ủy quyền cần kết hợp chặt chẽ với Nhà trường
trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Nhà trường từ chối tiếp phụ huynh trong

4
tình trạng sức khỏe không đảm bảo, trang phục không nghiêm túc, có thái độ và
hành vi không đúng mực.

Phòng Y tế
Trường có CB Y tế thường trực ở phòng Y tế từ 07h30 đến 17h00 tất cả các ngày từ
thứ Hai đến thứ Sáu. Mục đích chính của phòng Y tế là sơ cứu cho học sinh, nhân
viên và khách thăm trường. Phòng Y tế được trang bị tủ thuốc, các dụng cụ thiết yếu
để đảm bảo vận hành theo quy định.

Sức khỏe cá nhân


Phụ huynh vui lòng thông báo cho GVCN về bất kỳ dị ứng, khuyết tật, sợ hãi hoặc bất
kỳ điều kiện nào khác ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh để
Nhà trường có kế hoạch hỗ trợ trong thời gian con học tập và sinh hoạt tại trường.

Khám sức khỏe thường niên


Đầu năm học, Nhà trường sẽ liên kết với cơ sở y tế (bệnh viện) tổ chức khám sức khỏe
cho tất cả học sinh. Mỗi học sinh đều có sổ khám bệnh để theo dõi và tổng kết tình
hình sức khỏe. Nhà trường sẽ thông báo kết quả đến phụ huynh trong trường hợp
học sinh mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em như béo phì, suy
dinh dưỡng, các bệnh răng miệng…, các tật học đường như tật về mắt, cong vẹo cột
sống,... để phụ huynh nắm bắt tình hình sức khỏe kịp thời và có hướng điều trị, can
thiệp sớm.

Bảo hiểm y tế
Nhà trường khuyến khích học sinh tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) tại trường. Trong
trường hợp học sinh đã có BHYT, phụ huynh photo và gửi bản sao cho GVCN. Trường
hợp học sinh đã có bảo hiểm nhân thọ, không có nhu cầu mua BHYT theo quy định,
phụ huynh nộp bản sao bảo hiểm nhân thọ cho GVCN, đồng thời ký giấy cam kết
không mua BHYT tại trường và chịu mọi trách nhiệm trong việc BHYT không chi trả
tiền khám chữa bệnh.

Ốm bệnh
CB Y tế có khả năng xử trí những tai nạn nhỏ hoặc những triệu chứng ốm bệnh ban
đầu. Trong trường hợp học sinh có vấn đề về sức khỏe đột ngột tại trường, GVCN
hoặc GVBT sẽ thông báo ngay để phụ huynh đưa về nhà hoặc cấp cứu tại bệnh viện
nếu cần thiết (gia đình thực hiện thanh toán theo BHYT hoặc tự chi trả các khoản
phí). Học sinh nên nghỉ ở nhà nếu tình trạng sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt là sốt
hoặc mắc các bệnh có khả năng truyền nhiễm.

Sử dụng thuốc
Tất cả các loại thuốc hoặc bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào đều do CB Y tế tiếp
nhận và cho học sinh uống. Học sinh không được phép tự uống thuốc trong thời gian
ở trường. Phụ huynh gửi thuốc tại CB Y tế để nhờ cho con uống thuốc và ghi rõ thông
tin học sinh, liều lượng, thời gian uống.

Tâm lý học đường


Nhà trường có CB Tâm lý học đường trực tiếp tư vấn các vấn đề về tâm lý cho học
sinh, cũng như lên kế hoạch các chuyên đề hoặc talkshow về các vấn đề tâm lý để
trao đổi với phụ huynh và học sinh.

5
Các phòng chức năng
• STEAM Lab: Là không gian học tập được đầu tư chuyên biệt để phục vụ cho việc
học tập, nghiên cứu môn học STEAM (Tiểu học) và Công nghệ 4.0 (THCS) theo
phương pháp sư phạm tiên tiến, biến các ý tưởng thành sản phẩm. Học sinh sẽ
được học thông qua hành theo cách tiếp cận của giáo dục STEAM.
• Phòng Khoa học Tự nhiên: Là không gian học tập, nghiên cứu các môn học thuộc
bộ môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái đất).
• Phòng Khoa học Xã hội: Là không gian học tập, nghiên cứu các môn học thuộc bộ
môn Khoa học Xã hội (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân).
• Phòng Tiếng Anh: Là không gian học tập trong các tiết học bồi dưỡng, sinh hoạt
CLB, thực hành, báo cáo dự án...
• Phòng Nghệ thuật: Là phòng học sử dụng cho một số tiết thực hành bộ môn Âm
nhạc, Mĩ thuật và sinh hoạt CLB.
• Phòng Dance: Sử dụng cho bộ môn nhảy/múa, các hoạt động sinh hoạt CLB.
• Phòng Tin học: Là một không gian học tập, nghiên cứu bộ môn Tin học dành cho
học sinh Tiểu học.

Thư viện
Thư viện mở cửa từ 07h30 đến 18h00 vào các ngày từ thứ
Hai đến thứ Sáu. Thư viện trường được đặt tại tầng 1, là nơi
để học sinh đọc sách, nghiên cứu và học tập. Học sinh có
thể tham gia nhiều tiết học được tổ chức ở thư viện. Ngoài
giờ học, học sinh có thể tự do ra vào và sử dụng sách, các
trò chơi trí tuệ trong thư viện dưới sự kiểm soát của CB
Thư viện. Cuối giờ học, học sinh có thể ở thư viện trong
thời gian chờ phụ huynh đón. Học sinh phải giữ gìn thư
viện sạch sẽ, giữ trật tự và tôn trọng các độc giả khác;
không được phép ăn uống trong thư viện (trừ nước lọc).

Mượn sách
Học sinh có thể mượn tối đa 03 cuốn sách nếu đọc tại thư viện và không được phép
tự ý mang ra khỏi phòng khi chưa có sự cho phép của CB Thư viện. Nếu mượn về
nhà, học sinh mượn tối đa 03 cuốn/lần (sách chủ đề văn học không quá 02 cuốn/lần)
với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, học sinh cần
xin gia hạn (03 ngày/lần và không quá 02 lần gia hạn). Trong trường hợp phát hiện
sách có biểu hiện bất thường (bị rách, thiếu trang, tẩy xóa…), học sinh cần báo ngay
cho CB Thư viện, nếu không sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Khi mang sách về nhà
đọc, học sinh phải giữ gìn sách như hiện trạng lúc mượn. Khi đọc xong, học sinh
mang sách trở lại và bàn giao cho CB Thư viện. Sách được trả phải đúng tên, kí hiệu
và tình trạng sách như trong sổ mượn. Học sinh cần tôn trọng thời hạn mượn sách để
độc giả khác có thể sử dụng sách đó. Nếu làm mất, rách (hỏng) sách, học sinh cần bồi
thường đúng sách hoặc khoản phí tương đương giá thành của sách bao gồm cả phí
vận chuyển và xử lí.

Sân chơi
Đầu giờ, giờ ra chơi và ra về, học sinh có thể ở tại lớp dưới sự quản lý của GVCN hoặc
vui chơi tại hành lang, sảnh penrose dưới sự quản lý của CB Giám thị học đường và
GVBT. Ngoài ra, Nhà trường có khu vui chơi đa năng ngoài trời, sân bóng đá, bóng
rổ,... để học sinh có thể sử dụng.

6
Thi đấu thể thao
Nhà trường chú trọng tổ chức các hoạt đông vận động thể dục thể thao ngoài trời.
Các lớp muốn sử dụng sân bóng đá, bóng rổ cần đặt lịch tại Phòng Công tác học sinh
để được ưu tiên sử dụng.

Uống nước
Uống nước rất tốt cho sức khỏe và học sinh cần có thói quen uống đủ nước. Đầu năm
học, Nhà trường tặng bình nước cá nhân cho tất cả học sinh. Học sinh mang theo
bình nước cá nhân đến trường (hạn chế bình sử dụng một lần, bình dễ vỡ) và tự lấy
nước từ các bình lớn (Thạch Bích) tại hệ thống máy nước nóng lạnh (lõi lọc công
nghệ hiện đại của Nhật Bản) được trang bị rộng rãi trong trường.

Nhà ăn
Nhà ăn được bố trí tại tầng 1 và được sử dụng cho các bữa sáng, bữa trưa tại trường
của học sinh với thực đơn đa dạng, đầy đủ giá trị dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Nhà ăn được thiết kế thông thoáng, hai bên có khu rửa tay, có hệ thống cây xanh dọc
theo nhà ăn. Bàn ăn được bố trí theo lớp, có sơ đồ vận hành để học sinh nhận thức
ăn, ăn và cất dọn dụng cụ ăn uống theo đúng hướng dẫn.

Bữa ăn bán trú


FPT Schools lựa chọn một đơn vị uy tín để tổ chức bữa ăn bán trú với quy trình kiểm
soát chặt chẽ về chất lượng thực phẩm đầu vào. Việc nấu thức ăn được tổ chức tại
bếp trong khuôn viên trường. Nhà trường tổ chức 03 bữa ăn (sáng, trưa, xế) dành cho
học sinh Tiểu học và 02 bữa (sáng, trưa) dành cho học sinh THCS. Học sinh có thể
đăng ký bữa ăn bán trú ở trường hoặc tự mang theo thức ăn. Đối với học sinh không
đăng ký ăn bán trú tại trường, phụ huynh cần ký cam kết đảm bảo về an toàn vệ sinh
thực phẩm. Tất cả học sinh đều được GVBT hỗ trợ trong giờ ăn tại nhà ăn.

Thực đơn bữa ăn được xây dựng dưới sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và
công bố tại website của Nhà trường.
• Bữa sáng: ít nhất 2 món/ngày, thực đơn thay đổi theo ngày đảm bảo dinh
dưỡng và định lượng phù hợp với lứa tuổi, thể trạng của học sinh.
• Bữa trưa: đa dạng món ăn; thực đơn thay đổi liên tục từng ngày đảm bảo cân
bằng dinh dưỡng giữa thịt, cá, trứng với rau, củ, quả theo mùa.
• Bữa xế (áp dụng cho Tiểu học): những món ăn nhẹ như trái cây, sữa chua,
bánh,...

Vào bữa trưa thứ Sáu cuối cùng của mỗi tháng, Nhà trường tổ chức bữa ăn tự chọn
(buffet) với thực đơn phong phú (15 - 16 món)… đảm bảo tính đa dạng trong lựa chọn
món ăn, thức uống cũng như tạo điều kiện giáo dục văn hóa buffet cho học sinh.

Nội quy nhà ăn


• Học sinh cần tuân thủ quy định nhà ăn dưới sự giám sát và hướng dẫn của GVCN,
GVBT.
• Học sinh rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.
• Học sinh trật tự, xếp hàng khi lấy suất ăn; ngồi đúng vị trí theo lớp đã được bố trí;
không đùa giỡn trong giờ ăn dẫn đến đổ, rơi vãi thức ăn.
• Học sinh thực hành tiết kiệm, không để thừa thức ăn; có thể lấy bổ sung
cơm/thức ăn theo nhu cầu dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên. Trong trường
hợp thức ăn không được sử dụng hết vì lý do bất khả kháng, cần đổ thức ăn thừa
đúng nơi quy định.

7
• Học sinh sử dụng bình nước cá nhân để uống nước, không dùng chung dụng cụ
uống với người khác.
• Khi ăn xong, học sinh cần tự vệ sinh vị trí ngồi ăn, xếp ghế đúng vị trí cũ và tự cất
dọn dụng cụ ăn uống về điểm nhận được chỉ định.

Học sinh ăn chậm hoặc bỏ bữa


GVBT sẽ điểm danh và giám sát giờ ăn của học sinh để đảm bảo học sinh ăn đồng
đều các nhóm thức ăn, động viên học sinh hoàn thành suất ăn. Nếu học sinh bỏ bữa,
GVBT của lớp sẽ liên hệ trực tiếp phụ huynh để được xác nhận thông tin kịp thời.

Bữa ăn mang theo


Học sinh mang theo thức ăn có thể để tại nhà ăn theo vị trí đã được chỉ định. Tới giờ
ăn, học sinh sẽ xuống nhà ăn và ăn cùng các bạn trong lớp theo vị trí lớp đã bố trí.

Nhà vệ sinh
Mỗi tầng tại tòa nhà Epsilon đều được bố trí 02 nhà vệ sinh nam nữ riêng biệt. Nhà vệ
sinh được dọn dẹp 05 lần/ngày. Học sinh và toàn bộ CB-GV-NV cần tuân thủ nội quy
sử dụng nhà vệ sinh để đảm bảo vệ sinh chung.

Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản chung


• Bỏ rác vào thùng rác.
• Ăn đúng nơi quy định, không mang đồ ăn ra hành lang.
• Sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định, không lãng phí xà phòng và giấy.
• Chăm sóc, bảo vệ cây cối, các trang thiết bị trong trường lớp.
• Tiết kiệm điện, nước.
• Nếu học sinh gây ra thiệt hại về tài sản của người khác hoặc của Trường, gia đình
học sinh có trách nhiệm đóng góp một phần hoặc tất cả (tùy trường hợp) các chi
phí sửa chữa, mua mới.

Trang phục học sinh


• Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi,
thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường.
• Học sinh được yêu cầu mặc đồng phục (áo cam và quần soóc/chân váy màu be)
vào thứ Hai, Ba, Năm, Sáu. Vào thứ Tư, học sinh mặc trang phục tự do, tuy nhiên
phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự, kín đáo (quần/váy dài trên gối không quá 5cm,
không mặc trang phục quá mỏng, trang phục dễ lộ nội y hoặc in ấn các họa tiết
không phù hợp, phản cảm).
• Vào mùa lạnh, học sinh được quyền thay quần soóc/chân váy bằng quần dài và
mặc thêm áo khoác để đảm bảo giữ ấm (khuyến khích mặc áo khoác đồng phục).
• Vào giờ Vovinam, học sinh phải mặc võ phục đúng quy cách.
• Học sinh đến trường phải mang dép có quai hậu như xăng-đan hoặc giày thể
thao hay các loại giày nói chung; không được đi dép lê, dép xỏ ngón. Học sinh
không nhuộm tóc màu sặc sỡ và không trang điểm lòe loẹt khi đến trường.

Dụng cụ học tập


• Học sinh từng khối lớp cần chuẩn bị đầy đủ sách và đồ dùng học tập theo danh
mục được gửi đến phụ huynh và học sinh hoặc được đăng tải tại các kênh truyền
thông của Nhà trường.
• Sách vở và đồ dùng học tập của học sinh cần được dán nhãn và ghi tên đầy đủ.
• Khuyến khích phụ huynh hướng dẫn các con bọc sách vở bằng giấy, hạn chế sử
dụng nylon.

8
• Đối với môn Mĩ thuật ở Tiểu học, giáo viên sẽ thu lại dụng cụ học tập vào đầu năm
học và để ở tủ lớp, các dụng cụ còn lại học sinh cất vào tủ cá nhân và không
mang về nhà.
• Học sinh có thể tái sử dụng đồ dùng của năm học trước (nếu còn dùng được) để
tránh lãng phí.

Túi ngủ
Học sinh sử dụng túi ngủ FPT Schools để ngủ nghỉ trưa tại phòng học dưới sự quản lý
của GVCN hoặc GVBT. Túi ngủ có kèm sẵn gối nhỏ để kê đầu hoặc nếu muốn, học
sinh có thể tự trang bị thêm gối ôm. Đối với học sinh không có thói quen ngủ trưa,
cần nằm nghỉ ngơi tại vị trí, giữ im lặng nhằm tôn trọng tập thể.

Học sinh tự bảo quản và vệ sinh túi ngủ của mình. Sau khi sử dụng, học sinh cần xếp
túi ngủ gọn gàng và cất vào tủ locker; cuối tuần có thể mang túi ngủ về nhà để làm
sạch.

Giám hộ
Toàn bộ học sinh phải luôn được giám hộ bởi cha mẹ hoặc một người giám hộ hợp
pháp được ủy quyền. Cha mẹ/người giám hộ được ủy quyền có trách nhiệm thông
báo cho Trường biết những thay đổi về thông tin liên lạc và tình trạng giám hộ của
cha mẹ/người giám hộ được ủy quyền.

Mã số học sinh
Mỗi học sinh FPT Schools được cấp 01 mã số học sinh có cấu
trúc gồm: FSP (Tiểu học) hoặc FSS (THCS) và 05 kí tự số chỉ số
thứ tự khi học sinh nhập học vào trường. Ví dụ: FSP00123.

Thẻ học sinh


Tất cả học sinh của Trường đều được phát Thẻ học sinh (thẻ nhựa) sau khi nhập học
và sử dụng trong suốt cấp học. Trong quá trình sử dụng, học sinh phải bảo quản thẻ
cẩn thận. Nếu thẻ hư hỏng hoặc mất, học sinh cần báo ngay với GVCN để đăng ký
làm lại với chi phí 50.000đ.

Thẻ ra vào cổng


Mỗi học sinh sẽ được cấp 02 thẻ (thẻ từ) để ra vào cổng mỗi khi đến trường, trong đó
học sinh giữ 01 thẻ và phụ huynh giữ 01 thẻ xem như thẻ đưa đón. Trong quá trình sử
dụng, phụ huynh và học sinh phải bảo quản thẻ cẩn thận; trường hợp thẻ hư hỏng
hoặc mất, cần báo với GVCN để đăng ký làm lại với chi phí 50.000đ. Trường hợp học
sinh thôi học tại FPT Schools, phụ huynh và học sinh phải bàn giao thẻ cho Nhà
trường.

Tài khoản email


Mỗi học sinh FPT Schools được cấp 01 email nhằm phục vụ quá trình học tập. Email
cấp cho học sinh có cấu trúc là: Tên học sinh_Mã số học sinh@fpt.edu.vn. Ví dụ:
anfsp00286@fpt.edu.vn, trong đó "an" là tên học sinh không dấu, "fsp00286" là mã
học sinh. Học sinh được cấp mật khẩu lần đầu và có trách nhiệm đổi lại mật khẩu,
ghi nhớ mật khẩu. Khi quên mật khẩu, học sinh phải báo với GVCN để Nhà trường
lập danh sách xin cấp lại mật khẩu.

9
VioEdu
VioEdu là hệ thống giáo dục trực tuyến ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phương pháp
học tập thích ứng, giúp học sinh hứng thú học tập và tiến bộ rõ rệt với lộ trình cá
nhân hóa. Học sinh FPT Schools đóng phí mua tài khoản VioEdu từ đầu năm học
(thuộc khoản phí "Tài nguyên học tập online" với mức ưu đãi hơn so với cá nhân tự
mua) để ôn tập, củng cố kiến thức và tự luyện thêm các dạng bài đã học ở lớp hoặc
tham gia trải nghiệm các đấu trường Violympic. Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện thực
tế, VioEdu còn là nền tảng được FPT Schools lựa chọn để tổ chức kiểm tra học kỳ khi
có yêu cầu chỉ đạo về việc tổ chức kiểm tra trực tuyến từ Sở GDĐT.

Giám sát
Toàn bộ khuôn viên trường đều được lắp camera. Ngoài ra, ở mỗi tầng học đều có CB
Giám thị học đường giám sát và quản lý học sinh. Tại các cổng trường, luôn có NV
Bảo vệ đảm bảo kiểm soát ra vào trường.

Locker (Tủ cá nhân)


Mỗi học sinh được cung cấp 01 ngăn tủ đựng đồ cá nhân để có thể xếp cất túi ngủ,
sách vở và đồ dùng học tập. Học sinh phải đảm bảo tủ cá nhân luôn gọn gàng, sạch
sẽ trong suốt năm học.

Tư trang của học sinh


FPT Schools luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý để đảm bảo an ninh
chung trong tòa nhà và khuôn viên trường học. Tuy nhiên, vì lí do an toàn, học sinh
không nên mang đến trường những đồ dùng cá nhân, đồ chơi, các loại trang sức
(dây chuyền, lắc tay,…) có giá trị cao về mặt tiền bạc hoặc tình cảm. FPT Schools
không chịu trách nhiệm đền bù những đồ dùng bị mất, thất lạc hoặc hỏng hóc. Phụ
huynh vui lòng ghi tên học sinh lên toàn bộ đồ dùng, tư trang của con.

Thất lạc đồ
Học sinh khi thất lạc đồ đạc cần chủ động tìm lại ở những nơi mình đã đi qua và
thông báo cho GVCN trong vòng 24 giờ để được hỗ trợ. Học sinh khi nhặt được đồ
thất lạc cần chuyển ngay đến cho CB Giám thị học đường hoặc GVBT để trả lại cho
người mất.

Laptop
Học sinh THCS cần tự trang bị laptop cá nhân để sử dụng trong học tập các môn Tin
học, Công nghệ 4.0 hoặc một số tiết học theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh không
được tự ý sử dụng laptop nếu không được sự cho phép của giáo viên.

Điện thoại di động


Học sinh được mang thiết bị liên lạc tới trường. Tuy nhiên học sinh chỉ được sử dụng
điện thoại và các thiết bị điện tử khác khi có sự cho phép của GVCN với lý do chính
đáng.

Quy định về tặng quà


FPT Schools hiểu việc bày tỏ sự trân trọng, biết ơn, chia sẻ tình cảm là nét văn hóa tốt
đẹp. Tuy nhiên, Nhà trường sẽ không tiếp nhận quà hoặc hoa có giá trị vật chất do
phụ huynh hay học sinh mua tặng cho giáo viên và nhân viên trong trường. Để bày tỏ
lòng biết ơn hay chia sẻ niềm vui vào những dịp đặc biệt, học sinh có thể tự tay làm
các sản phẩm sáng tạo (thư/thiệp, hoa giấy,…) để tặng các thầy cô.

10
Sinh nhật
Các lớp có thể tổ chức sinh nhật cho học sinh theo tháng hoặc quý với sự tham gia
của tất cả thành viên trong lớp vào giờ sinh hoạt lớp hoặc đầu giờ.

Các mối quan hệ


• Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử.
• Không được phép chửi thề, xúc phạm người khác.
• Tôn trọng, quan tâm và hợp tác với bạn bè.
• Lễ phép với người lớn.
• Nói KHÔNG với bắt nạt. Nếu thấy hiện tượng bắt nạt xảy ra, hãy báo ngay với giáo
viên.
• Không tẩy chay, nói xấu hoặc lan truyền thông tin bôi nhọ hình ảnh người khác
trong các hoạt động trường học hay trên mạng xã hội.

Nghỉ học hoặc đến muộn


Để thông báo con nghỉ học hoặc đến muộn, phụ huynh vui lòng liên hệ với GVCN
trước 07h45 và với Nhân viên Giám sát xe tuyến ít nhất 15 phút trước giờ đón (nếu
đăng ký xe tuyến). Trong trường hợp học sinh đến muộn hoặc nghỉ học không báo
trước, GVCN sẽ liên hệ xác nhận lại với phụ huynh. Học sinh nghỉ học cần gửi đơn có
xác nhận của phụ huynh hoặc đơn qua email để được tính nghỉ học có phép. Nhà
trường sẽ hoàn phí ăn đối với các học sinh nghỉ học có thông báo trước 15h00 ngày
hôm trước.

Về sớm
FPT Schools có khuôn viên khép kín. Chính vì vậy, học sinh không được rời trường khi
chưa có sự cho phép của Nhà trường. Nếu một học sinh cần ra khỏi trường trước giờ
tan học, phụ huynh phải liên hệ với GVCN để thông báo về giờ đón và xác nhận về
người đến đón con.

Liên lạc với học sinh tại trường


Trong thời gian học sinh học tại trường, nếu có việc cần liên lạc với con, phụ huynh
có thể liên hệ thông qua GVCN hoặc GVBT. Tuy nhiên trong tiết dạy, giáo viên có thể
không sử dụng điện thoại. Vì thế, nếu cấp bách, phụ huynh có thể liên hệ qua hotline
Nhà trường: 0347 444 579.

Nộp học phí và các khoản phí


Cuối mỗi học kỳ, Nhà trường sẽ thông báo các khoản phí cần đóng của học kỳ tiếp
theo cùng với thời hạn đóng phí. Phụ huynh nếu có thắc mắc có thể liên hệ bộ phận
Thu ngân để được giải đáp. Sau khi nhận thông báo, phụ huynh đóng phí theo số tài
khoản của Nhà trường qua giao dịch trực tuyến hoặc thực hiện thanh toán qua thẻ
trực tiếp tại trường. Theo quy định của FPT Schools, các trường hợp quá hạn đóng
phí không có lý do được xem là thôi học tự nguyện. Học sinh cần đóng bổ sung mức
phí 1.000.000 đồng nếu nhập học trở lại.

Thông tin chuyển khoản:


• Người thụ hưởng: Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT
• Số tài khoản: 3377 3377 703
• Ngân hàng: TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Đà Nẵng
• Nội dung: Học tên học sinh + Lớp + Nội dung nộp tiền

11
Liên hệ giữa nhà trường và gia đình
Nhà trường hoan nghênh phụ huynh trao đổi cởi mở trên tinh thần tôn trọng, hợp
tác. Tùy theo yêu cầu, phụ huynh vui lòng liên hệ với Nhà trường qua email, điện
thoại hoặc trao đổi trực tiếp với GVCN tại các buổi Họp Phụ huynh hay qua các kênh
hỗ trợ liên lạc thường xuyên.

Trong trường hợp phụ huynh có bất kỳ câu hỏi hoặc cần trao đổi thêm thông tin, vui
lòng liên hệ với các đầu mối:
• Phòng Công tác học sinh (xe tuyến, bán trú): qua hotline 0984.210.839 hoặc
email: cths.fsc12.dn@fe.edu.vn
• Bộ phận Thu ngân (đóng phí và hoàn phí): qua hotline 0236.350.1545 hoặc
email: vanphong.fsc12.dn@fe.edu.vn
• Ban Đào tạo (dạy học, thông báo kết quả học tập): qua GVCN của lớp hoặc
email: daotao.fsc12.dn@fe.edu.vn

Nếu phụ huynh cảm thấy việc trao đổi với đội ngũ lãnh đạo của Nhà trường phù hợp
hơn, vui lòng liên hệ với phòng Tuyển sinh theo số hotline 0347 444 579 để được sắp
xếp một cuộc hẹn vào chiều thứ Năm hằng tuần.

Phòng học
Phòng học đảm bảo diện tích và tiêu chuẩn chiếu sáng học đường; phòng được
trang bị đầy đủ hệ thống đèn, điều hòa không khí, smart TV, wifi, camera; hệ thống
bàn ghế, bảng và tủ.
Mỗi phòng có 03 bảng: bảng phấn, bảng nỉ và bảng mica trắng.
• Bảng phấn: Đặt giữa lớp để phục vụ tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập chủ
đạo (giảng bài, ghi bài,...);
• Bảng trắng: Dùng để thể hiện các thông tin học sinh, thông tin giáo dục, các
hoạt động, thành tích của lớp.
• Bảng nỉ: Dùng để ghim bằng đinh mũ các sản phẩm hoạt động trải nghiệm
của học sinh cũng như trang trí không gian lớp học.

Mỗi học sinh được trang bị 01 bàn, 01 ghế học sinh (bàn có thể điều chỉnh chiều cao
để phù hợp với từng em), 01 locker để cất vật dụng cá nhân (học sinh Tiểu học được
trang bị thêm 01 rổ nhựa vuông để đựng các đồ dùng học tập và sinh hoạt cá nhân).

Nội quy phòng học


• Phòng học được mở từ 07:00 đến 17:00 các ngày từ
thứ Hai đến thứ Sáu.
• Học sinh phải giữ vệ sinh và trật tự phòng học: bỏ
rác đúng nơi quy định, tự vệ sinh khu vực cá nhân;
xếp bàn ghế ngay ngắn; bỏ dép đúng nơi quy định,…
• Học sinh phải giữ gìn, bảo vệ tài sản: không làm hư
hỏng đồ dùng, thiết bị; không viết vẽ bậy; không dán
băng dính 2 mặt lên bảng, bàn ghế, sàn nhà và
tường,…
• Học sinh phải sử dụng đồ đạc đúng chức năng: không ngồi lên bàn, trèo lên ghế;
không tự ý sử dụng TV ngoài mục đích học tập; không tự ý di chuyển đồ ra khỏi
phòng,…
• Học sinh phải thực hành tiết kiệm điện: ra vào phải đóng cửa khi phòng đang bật
điều hòa; tắt đèn hoặc các thiết bị điện khi không có ai trong phòng học.

12
Bài tập về nhà của học sinh Tiểu học
Theo quy định, giáo viên không giao BTVN cho học sinh Tiểu học. Tuy nhiên, căn cứ
theo năng lực và tiến độ học tập của từng học sinh tại từng thời điểm, cũng như đáp
ứng nhu cầu của phụ huynh, giáo viên hỗ trợ xây dựng phiếu tổng hợp kiến thức
tuần và các nội dung luyện tập (dạng thử thách Ếch Cốm, đố vui để học,...) để học
sinh tự học ở nhà vào cuối mỗi tuần. Đây là hình thức khuyến khích học sinh rèn kĩ
năng tự học, tự nghiên cứu trên tinh thần hỗ trợ tăng cường kết nối giữa phụ huynh
và học sinh; việc làm này hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc.

Bài tập về nhà của học sinh THCS


Mỗi tuần học sinh sẽ có 03 tiết tự học tại lớp, vì vậy học sinh sẽ làm bài tập về nhà vào
các tiết đó với sự hỗ trợ của GVCN và các GVBM (nếu cần). Ngoài ra, tùy theo môn
học, học sinh cũng sẽ nhận được thêm nhiệm vụ/bài tập về nhà trên nền tảng Google
Classroom/Email. Học sinh có thể hoàn thành các bài tập trực tiếp trên Google
Classroom/Email hoặc làm vào vở (tùy theo yêu cầu của giáo viên).

Quy định đánh giá học sinh Tiểu học


Nhà trường thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học dựa trên Thông tư 27/2020/TT-
BGDĐT (đối với lớp 1, 2) và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (đối với lớp 3, 4) của Bộ
GD&ĐT về Quy định đánh giá học sinh Tiểu học.

Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt
động giáo dục và về sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng
lực: Thông qua quá trình theo dõi, đánh giá nhận xét của giáo
viên, tự đánh giá của học sinh và phối hợp theo dõi của gia
đình.

Đánh giá định kỳ vào giữa HK 1, cuối HK 1, giữa HK 2 và cuối năm học:
• Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
(1) Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra theo đúng văn bản chỉ đạo
của Sở GD&ĐT, phù hợp với điều kiện dạy và học của Nhà trường đối với các môn học
bắt buộc theo quy định; Bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo
thang điểm 10.
(2) Giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu
hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để
đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: Hoàn
thành tốt (T), Hoàn thành (H) hoặc Chưa hoàn thành (C).
• Về sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực: GVCN phối hợp với các giáo
viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét cũng như các biểu hiện trong quá trình
đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng
lực cốt lõi của mỗi học sinh để đánh giá theo các mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng
(C).

Quy định đánh giá học sinh THCS


Nhà trường thực hiện đánh giá học sinh THCS dựa trên Thông tư số 26/2020/TT-
BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và
học sinh THPT ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT. Cụ thể:
• Mỗi học kỳ học sinh có các bài kiểm tra thường xuyên (hệ số 1), 01 bài kiểm tra
giữa kỳ (hệ số 2) và 01 bài kiểm tra cuối kỳ (hệ số 3) đối với từng môn học.
• Trong suốt học kỳ, GVBM sẽ theo dõi quá trình học tập của học sinh, nếu có dấu
hiệu sa sút thì GVBM sẽ báo cho GVCN để kết hợp cùng gia đình hỗ trợ học

13
sinh. Cuối mỗi học kỳ, GVBM sẽ nhận xét về toàn bộ quá trình học tập của mỗi
học sinh.
• Hằng tháng, GVCN sẽ căn cứ vào sự theo dõi từng học sinh để đánh giá xếp loại
hạnh kiểm học sinh. Cuối mỗi học kỳ, GVCN kết hợp cùng CB Giám thị để đánh
giá hạnh kiểm học sinh. Sau đó, Nhà trường họp hội đồng để xét hai mặt học
lực, hạnh kiểm học sinh.

Các kênh tương tác, theo dõi tình hình học tập, rèn luyện giữa Nhà trường và Gia
đình
• Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh (phiếu báo) được gửi qua email
của phụ huynh vào các giữa kỳ và gửi tận tay trong các cuộc họp phụ huynh
vào cuối học kỳ 1, cuối năm học. Ngoài ra, gia đình có thể theo dõi kết quả đánh
giá định kỳ của học sinh qua ứng dụng VnEdu Connect dành cho phụ huynh và
học sinh.
• Những biến động trong tình hình học tập và rèn luyện thường xuyên của học
sinh trong suốt năm học được GVCN và GVBT theo dõi và kịp thời phối hợp,
trao đổi với phụ huynh thông qua email hoặc số điện thoại liên lạc.
• Những thông tin liên quan về nội dung tổng hợp kiến thức và hỗ trợ tự học sẽ
được giáo viên tương tác qua Google Classroom/VioEdu.
• Những thông tin liên quan chuyên cần, thời khóa biểu, sinh hoạt bán trú (thực
đơn, giờ giấc xe tuyến) sẽ được thông báo qua ứng dụng nội bộ MyFschool-
Student.
• Những thông tin chính thức về chủ trương, chính sách, thông báo,... của Nhà
trường được gửi đến phụ huynh qua email hoặc tin nhắn (sms) từ hệ thống
VnEdu.

Học trực tuyến


Trong điều kiện dịch bệnh và khi có sự chỉ đạo từ Sở GD&ĐT, FPT Schools sẽ triển khai
lớp học trực tuyến qua nền tảng Google Meet như một giải pháp thay thế các lớp
học trực tiếp. Các tiết học trực tuyến sẽ được tính như
tiết học chính khóa theo quy định chương trình đào
tạo. Kế hoạch cụ thể và các quy định, hướng dẫn lớp
học trực tuyến được gửi đến học sinh và phụ huynh
trước giai đoạn học trực tuyến diễn ra. Chính sách học
phí khi học trực tuyến được tính theo thời lượng triển
khai thực tế và khoản phí đó sẽ được bù trừ cho học
phí ở học kỳ tiếp theo.

Thời lượng năm học


Một năm học tại FPT Schools gồm 02 học kỳ, tương đương 40 tuần học. Dự kiến năm
học 2021-2022 bắt đầu từ ngày 16.8.2021. Nhà trường đã và đang tiếp tục theo dõi
thông tin ban hành về Khung thời gian năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT quy định,
cũng như sẽ căn cứ vào chỉ đạo của Ban Điều hành Tổ chức Giáo dục FPT dựa trên
tình hình diễn biến dịch bệnh để tiếp tục cập nhật và thông báo kịp thời về thời gian
chính thức đến phụ huynh cùng các em học sinh.

14
Thời gian biểu Tiểu học Thời gian biểu THCS

Lớp Phát triển năng lực - Câu lạc bộ (miễn phí)


• Vào đầu mỗi kỳ học, học sinh lớp 6, 7 đăng ký tham gia luân phiên các lớp Phát
triển năng lực theo sự lựa chọn năng lực học sinh muốn trau dồi. Thời lượng mỗi
khóa học kéo dài 01 học kỳ. Lớp Phát triển năng lực do giáo viên được phân công
phụ trách trực tiếp giảng dạy. Cuối mỗi khóa, Nhà trường gửi đến phụ huynh
phiếu nhận xét và đánh giá năng lực cũng như xác nhận của giáo viên phụ trách
về việc hoàn thành khóa học của mỗi học sinh.
• Học sinh lớp 8 tham gia các CLB theo đúng sở trường và mong muốn của mình.
Các CLB do học sinh tự chủ sinh hoạt dưới sự cố vấn hỗ trợ của giáo viên phụ
trách chuyên môn được phân công (giáo viên đóng vai trò mentor).

Các lớp năng khiếu ngoài giờ (có phí)


Hoạt động ngoại khóa là một phần không thể thiếu vì mục tiêu mang lại cho học
sinh cơ hội học tập ở bên ngoài lớp học và phát triển những đam mê, kĩ năng riêng.
Trường có các lớp ngoại khoá, lớp năng khiếu ngoài giờ có thu phí, Nhà trường sẽ
căn cứ theo nhu cầu của học sinh để thực hiện chiêu sinh vào thời điểm cụ thể.

Dã ngoại
FPT Schools tổ chức những chuyến dã ngoại ở bên ngoài Trường nhằm củng cố và
tăng cường những trải nghiệm học tập đáng nhớ cho học sinh. Mỗi học kỳ, học sinh
được tham gia 01 chuyến dã ngoại, thường được tổ chức vào cuối kỳ. Các chuyến dã
ngoại sẽ được kết hợp với việc triển khai các dự án môn học dựa trên phương pháp
dạy học kiến tạo xã hội. Nhà trường sẽ thông báo kế hoạch chuyến đi, lịch trình, địa

15
điểm cũng như những nội dung thông tin cần thiết phải chuẩn bị cho phụ huynh và
học sinh trước khi hoạt động diễn ra tối thiểu 01 tuần.

Sự kiện giáo dục


Nhà trường thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn như: Tuần định hướng vào tuần
đầu tiên khi học sinh nhập học giúp các em làm quen với trường lớp; hoạt động Vui
Trung thu, Lễ hội hóa trang Halloween, Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáng
sinh, Hội làng, Trạng Ếch,… giúp học sinh nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu cảm xúc, cho
các em nhiều cơ hội khám phá, học tập kiến thức, kĩ năng.

Xe tuyến
FPT Schools lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có
kinh nghiệm và uy tín để tổ chức hoạt động đón trả học sinh
có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Xe tuyến được đưa vào sử dụng
là xe ô tô đời mới (không quá 05 năm) loại 16 hoặc 35 chỗ
được trang bị đầy đủ điều hòa không khí, trang thiết bị y tế,
camera hành trình theo quy chuẩn, có dán logo FPT Schools
và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Học sinh có thể lựa
chọn đón tại điểm trung chuyển hoặc đón tận nhà. Học sinh
tham gia xe tuyến cần đăng ký và đóng phí từ đầu kỳ. Đối với
trường hợp hủy tham gia dịch vụ giữa kỳ, Nhà trường sẽ hoàn phí theo tỷ lệ thời gian
học còn lại của kỳ đó. Học sinh có nhu cầu đăng ký dịch vụ phát sinh giữa kỳ, nếu
tuyến xe còn chỗ, Nhà trường có thể bố trí để học sinh tham gia dịch vụ các tháng
còn lại trong kỳ. Học sinh đăng ký đi xe tuyến một chiều sẽ nộp 60% phí xe tuyến.

Trên xe, bên cạnh tài xế luôn có 01 Nhân viên Giám sát xe (GSX) nhằm đảm bảo quy
trình an toàn được tuân thủ và học sinh được đón trả tại đúng điểm. Phụ huynh sẽ
được cung cấp đầy đủ thông tin về đầu mối Nhân viên GSX để liên lạc khi cần thiết.
Ngoài ra, phụ huynh cần cài app My Fschools-Student để nhận được tin nhắn về hoạt
động lên xuống xe tuyến của con.

Đưa đón khi đi xe tuyến


Đón: Phụ huynh và học sinh cần có mặt tại điểm đón 05 phút trước giờ xe đến. Xe
tuyến chỉ dừng lại không quá 03 phút. Trong trường hợp học sinh bị lỡ xe, gia đình
phải tự túc phương tiện di chuyển; những phát sinh (nếu có) do học sinh muộn xe,
Nhà trường không chịu trách nhiệm. Trường hợp xe không đến đúng giờ đón vì các
lý do bất khả kháng, GSX sẽ chủ động gọi điện trước để thông báo kịp thời cho phụ
huynh.

Trả: Phụ huynh hoặc người giám hộ được ủy quyền cần đợi các con ở nhà hoặc tại
điểm trung chuyển ít nhất 05 phút trước giờ về đã được thông báo. GSX sẽ bàn giao
các con lại cho phụ huynh/người giám hộ để xe tiếp tục đi trả học sinh khác.
• Nếu đột xuất học sinh không đi xe chiều về thì phải được sự cho phép của phụ
huynh và phụ huynh cần thông báo trước cho GSX.
• Đối với địa chỉ đăng ký đón trả không thuận tiện (nhà trong hẻm): GSX đón và
trả đúng địa điểm thuận tiện nhất (đầu hẻm), phụ huynh/người giám hộ vui
lòng đón con tại điểm dừng xe. GSX không chịu trách nhiệm các vấn đề phát
sinh liên quan (đưa vào tận nhà, chờ phụ huynh quá 05 phút,…) nhằm tránh ảnh
hưởng đến lịch trình di chuyển của các học sinh còn lại.

16
• Trong trường hợp gia đình muốn học sinh tự đi bộ qua đường về nhà, tự đi bộ
vào hẻm hoặc tự lên nhà ở chung cư, gia đình cần làm cam kết đảm bảo an
toàn cho con.
• Trong trường hợp xe đến nhà/điểm trung chuyển nhưng không có phụ
huynh/người giám hộ ra đón, xe tuyến sẽ tiếp tục hành trình và liên hệ với phụ
huynh để đón học sinh tại điểm dừng tiếp theo.
• Xe trả hết học sinh tại điểm cuối cùng mà phụ huynh chưa đón con, GSX đưa
con trở lại trường bằng phương tiện của GSX/xe taxi, đồng thời thông báo cho
phụ huynh biết để đến đón con tại trường. Nhà trường sẽ thông báo các khoản
phí về sử dụng phương tiện phát sinh, thời gian quản lý học sinh tại trường
trong lúc chờ đợi để phụ huynh thực hiện chi trả theo thực tế.
• Phụ huynh không tự ý yêu cầu tài xế, GSX cho học sinh xuống xe ở địa điểm
khác với địa điểm đã đăng ký mà không có sự xác nhận của Nhà trường.
• Người trực tiếp đón con phải là phụ huynh hoặc người giám hộ được ủy quyền
đã đăng ký với Nhà trường. GSX có quyền từ chối người lạ đón học sinh tại điểm
trả khi không có thông báo xác nhận trước từ phụ huynh.

Nội quy trên xe tuyến


Để đảm bảo an toàn trên xe tuyến, học sinh cần phải:
• Luôn luôn cư xử đúng mực, tuân thủ các quy định của Nhà trường khi di chuyển
trên xe tuyến.
• Tuân thủ hướng dẫn của lái xe và GSX.
• Thắt dây an toàn, không rời khỏi chỗ ngồi khi xe đang chạy.
• Để cả cánh tay và bàn tay bên trong xe; không đưa tay, thò đầu ra ngoài cửa sổ.
• Không lên xuống, di chuyển khi xe chưa dừng hẳn.
• Không ăn những thức ăn nặng mùi trên xe hoặc thức ăn lỏng (dễ đổ) ảnh hưởng
đến vệ sinh chung trên xe.
• Chỉ xuống xe tại địa điểm đã quy định sẵn.

17
18

You might also like