You are on page 1of 6

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH KỸ NĂNG MỀM

NHÓM 09 - ZERO NINE


Chủ đề: Peer Pressure và cách lắng nghe bản thân
“Mình không phải con nhà người ta”

I- GIỚI THIỆU
1. Thực trạng
Cứ 10 người thì ta lại bắt gặp 6 - 7 người đều bị peer pressure, có thể gặp ở hầu hết
chúng ta ngay khi mới bắt đầu đi học cho tới lúc già. Khi còn nhỏ, chúng ta học ở trường, lớn
lên đi làm ở môi trường công sở, áp lực vô hình từ gia đình và cuộc sống khiến bản thân
stress. Những điều này chỉ xuất hiện khi áp lực đồng trang lứa hiện hữu trong bản thân chúng
ta mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Áp lực này luôn khiến chúng ta cảm thấy kém
cỏi, thất bại và khao khát có được thành công như “người ta”.
2. Lý do chọn chủ đề
Những năm gần đây, một “ma lực” mang tên Áp lực đồng trang lứa nổi lên nhanh
chóng. Khi còn nhỏ bạn luôn bị cha mẹ so sánh với “con nhà người ta”, áp lực điểm số thứ
hạng trong lớp. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc stress vì có quá nhiều người tài giỏi
xung quanh là luôn tồn tại.
Các sinh viên ít nhiều cũng gặp phải áp lực nhất định. Khi gặp áp lực, có người biết
vượt lên nghịch cảnh và đặt được vinh quang, có người lại cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kém
cỏi và tự thu mình. Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng thúc đẩy những lợi ích,
nhất là những lúc áp lực quá mức nó có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình và có hướng
đi lệch lạc.
Với mong muốn giúp sinh viên có nhận thức rõ ràng về những hậu quả mà loại áp lực
này gây ra và phần nào tìm cách giải quyết cho bản thân tránh khỏi peer pressure, nhóm
chúng tôi quyết định lựa chọn chủ đề “Peer Pressure và cách lắng nghe bản thân - Tôi
không phải con nhà người ta”

II- NỘI DUNG


1. Định nghĩa
Peer pressure là gì?
Peer pressure (áp lực đồng trang lứa) là khi một cá nhân chịu ảnh hưởng của những người
thuộc cùng nhóm xã hội. Ví dụ như cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên
môn, ... và phải thay đổi giá trị, hành vi, suy nghĩ của họ để phù hợp với các chuẩn mực của
nhóm hay để không có cảm giác thua kém.

2. Các trường hợp peer pressure:


Hiện nay, có rất nhiều các trường hợp peer pressure nhưng mình sẽ đưa ra ba trường hợp peer
pressure thường gặp và phổ biến ở sinh viên chúng mình nhất.

2.1. Áp lực về học tập, điểm số:


Sinh viên thường bị peer pressure khi phụ huynh suốt ngày so sánh với “con nhà
người ta”, luôn cho rằng bạn này, bạn kia học giỏi và không công nhận thực lực của mình.
Hay đơn giản là khi học trong một lớp, việc ai cũng học giỏi, ai cũng nỗ lực khiến bản thân
bạn trở nên cực kỳ mệt mỏi và áp lực, dẫn đến việc bạn tự so sánh bản thân mình với những
người khác khi họ đã đạt được những thứ hạng cao hay những học bổng có giá trị trong khi
bạn thì chẳng có gì.
Nói đơn giản thì để dẫn đến việc peer pressure về học tập cũng như điểm số thì đó là
một từ “So sánh”. Việc bị so sánh và tự bản thân mình so sánh sẽ khiến cho chúng ta càng
thêm tự ti và áp lực
2.2. Áp lực về hoàn cảnh sống:
Học sinh, sinh viên, nhất là khi đang trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên thì về
mặt tâm lý còn chưa vững chắc và họ thường chạy đua theo những trào lưu của bạn bè cùng
tuổi, thường có mong muốn hòa nhập nhiều hơn. Hơn nữa, họ còn rất nhạy cảm với việc bị
bắt nạt, chế giễu hoặc bị tẩy chay. Do đó, họ thường háo hức làm những điều mà bạn bè đồng
trang lứa yêu cầu. Vì vậy, khi có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì họ sẽ thường dễ bị áp lực
hơn những người có hoàn cảnh sống tốt. Bởi phải sống trong gia đình khó khăn khiến họ bị
hạn chế về nhiều mặt, từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạc, vui chơi và điều kiện học
hành.
Vào độ tuổi này, chúng ta thường sẽ có thói quen so sánh khi thấy bạn bè xung quanh
đều được ăn ngon, mặc đẹp, và không lo nghĩ quá nhiều về vấn đề tiền bạc. Từ đó, bản thân
chúng ta sẽ sinh ra tâm lý xấu hổ, tự ti và tự cô lập bản thân mình.
2.3. Áp lực về việc phải thành công:
“Ấy ơi, mình vừa nhận thông báo có tên trong danh sách được nhận học bổng của trường.”
“Ấy ơi, mình đã chính thức trở thành thực tập sinh của agency này nè!”
Một đặc điểm tính cách dễ thấy ở nhiều bạn sinh viên Gen Z là đề cao cái tôi lớn.
Điều này có thể tạo thêm những áp lực vô hình. Một ví dụ đơn giản như khi thấy bạn bè khoe
về những thành công, thành tích trên mạng xã hội thì các bạn ở thế hệ Gen Z có thể bị áp lực
nhiều hơn và họ thường có suy nghĩ “Tại sao cùng tuổi nhưng người đó đã có thể đạt được
thành công như vậy còn mình thì không”.
Nguyên nhân là do cái tôi cao nên họ thường sợ bị thua kém bạn bè. Khi đứng trước
thành công của những người bạn đồng trang lứa, họ bỗng chốc hoài nghi về bản thân và vô
tình phủ nhận những thành quả của chính mình.
3. Tác hại của peer pressure đến sức khỏe tinh thần:
Sức khỏe tinh thần tốt đòi hỏi khả năng đưa ra quyết định cho bản thân một phần dựa
trên các giá trị mà bạn đã phát triển thông qua suy nghĩ độc lập. Khi bạn cư xử theo những
cách trái ngược với các giá trị cốt lõi của mình, lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và bạn
có thể mất đi cảm giác tự chủ và kiểm soát cuộc sống của mình. Điều này dễ dẫn đến những
lựa chọn không tốt khác, ảnh hưởng tiêu cực hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn,
ví dụ như:
3.1. Làm mất đi sự tự tin của bản thân
Đây có lẽ là ảnh hưởng phổ biến nhất của áp lực đồng trang lứa. Cá nhân mất đi niềm
tin vào khả năng của chính họ và trở nên lệ thuộc vào người khác. Trước hết, áp lực này là do
chính họ mang bản thân ra để so sánh với người khác, luôn cảm thấy mình không thể bằng
người khác.
Áp lực và sợ hãi. Những người xung quanh vô cùng nổi bật, vô cùng tài giỏi. Nhìn
các bạn mới vào đậu các cuộc thi, đậu câu lạc bộ, tìm được cho mình một nhóm bạn mới, còn
mình thì chẳng làm được điều gì cả, nhút nhát, thiếu bản lĩnh, và… mình không tin vào chính
bản thân mình. Tại sao mình không tài giỏi như các bạn, tại sao mình lại học trong môi
trường này, và tại sao giờ đây mình lại ghét bỏ chính mình. Ai trong chúng ta khi bước vào
một môi trường mới cũng sẽ cảm thấy choáng ngợp như vậy, mất đi sự tự tin vốn có để rồi
cảm thấy mất phương hướng, mất hết nghị lực, ý chí vươn lên.
3.2. Trở nên đố kỵ với bạn bè
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Sự ghen tị thực sự kích hoạt một vùng của não có
liên quan đến những đau đớn về thể xác. Cảm giác ghen tị cũng gần như là không thể tránh
khỏi. Bởi vì sự ghen tị là một hậu quả vô hình của một việc chúng ta thường làm đó chính là:
so sánh”
Những người ghen tị thường nhìn vào thành công, hạnh phúc và vẻ đẹp của người
khác rồi sinh ra tâm lý đắm chìm trong những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo
lắng, hận thù và cảm giác tự ti. Hơn nữa, họ luôn tập trung vào những khuyết điểm hoặc lỗi
lầm của người khác. Đố kỵ không chỉ phá hủy mối quan hệ giữa con người với nhau, ảnh
hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bạn đánh mất chính mình.
3.3. Sức khỏe suy giảm, tinh thần sa sút
Áp lực đồng trang lứa là một trong các nhân tố tạo sức ép cho con người, đặc biệt là
sinh viên chúng ta trong quá trình học tập. Điều này làm cho chúng ta cảm thấy căng thẳng,
gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người.
Trạng thái căng thẳng này gây ra tình trạng khó chịu hoặc thương tổn về mặt cảm xúc, tinh
thần và có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Có thể dễ dàng nhận thấy, khi tôi hoặc bạn bị áp
lực đồng trang lứa, chúng ta thường xuất hiện các dấu hiệu: Mất ngủ hoặc ngủ không ngon
giấc, không muốn học tập, làm việc, giao tiếp một cách bình thường, cảm giác khó chịu và ưu
phiền. Lâu dần tình trạng này sẽ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh cao huyết áp,
bệnh tim, đồng thời làm tăng nguy cơ các bệnh tâm thần, tâm lý. Có lẽ chúng ta vẫn nhớ về
vụ việc thương tâm của một bạn nam sinh lớp 10 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy từ tầng 28 xuống tự tử. Theo thông tin ban đầu, gần đây nạn
nhân có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Có lẽ việc học trong một ngôi trường danh tiếng, việc
học trong một lớp chuyên có tỉ lệ gần như 100% học sinh giỏi và sự thiếu quan tâm từ gia
đình đã dẫn em đến quyết định dại dột này.
Ngoài ra, những bạn sinh viên bị áp lực tâm lý nặng nề thường có xu hướng sử dụng
bia rượu, thuốc lá các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, điều này càng làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
3.4. Bị cuốn theo những cám dỗ
Trong vài cuộc khảo sát đã được thực hiện với sinh viên một số trường đại học, sau
khi lựa chọn ý kiến “Bạn từng bị áp lực từ đồng trang lứa”, những người tham gia được mời
chia sẻ về trải nghiệm của lần tiếp xúc với áp lực đó. Trong đó, có tâm sự nói rằng họ mong
muốn có được những thứ mà nhiều người khác đang có, ví dụ nếu mọi người mang một đôi
Vans thì họ cũng muốn sở hữu một đôi Vans. Đây là một ví dụ điển hình về việc cố gắng hoà
nhập bằng cách chạy theo trào lưu, kết quả là họ sẽ bị rơi vào khủng hoảng nếu không làm
được điều mà người khác đang làm. Lời tâm sự khác kể về việc được bạn bè mời đi dự tiệc,
nhưng người này lại thích ở nhà đọc sách hơn, kết quả, người này bị gọi là mọt sách và bị
trêu chọc suốt khoảng thời gian sau đó. Những người bạn vừa được đề cập ở trên là minh
chứng rõ nhất cho thấy áp lực từ bạn bè có thể tiêu cực đến mức độ nào
Nguy hiểm hơn khi bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè là sự hình thành nên những tệ nạn xã
hội rất khó kiểm soát như hút thuốc ở tuổi vị thành niên, sử dụng chất cấm, chất kích thích,…
Người sử dụng nghĩ đó là một hình thức giải trí thông thường, phô trương “sự trưởng thành”
của mình. Những hành động này được gọi là đua đòi, a dua, rất phổ biến trong giới trẻ.
Không chỉ mang đến hậu quả tiêu cực cho cá nhân mà cho cả xã hội và cộng đồng.

4. Cách bảo vệ sức khỏe tinh thần trước áp lực peer pressure
Lắng nghe bản thân, vượt qua peer pressure, bạn cần bước ra rào cản, một vùng an toàn của
chính bản thân mình, hướng bản thân đến những giá trị cá nhân nhiều hơn.
4.1. Hãy trân trọng cảm xúc của mình
Một điều tất nhiên rằng bạn được sinh ra là một sự riêng biệt và duy nhất không nhất
thiết phải làm hay thay đổi giống bất cứ ai nếu như bạn không thoải mái hay nó không có 1
tác động tích cực đối với chính bản thân bạn. Nhưng nó không phải bạn cứ khư khư cứng đầu
không chịu thay đổi để tiến bộ. Tất nhiên, trong mỗi con người đều có một cuộc sống, lý
tưởng và mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Vì là khác nhau nên những điều hữu ích của người
khác chưa chắc đã là điều mà bản thân của bạn cần và giúp đỡ bạn trong cuộc sống này.
Vì thế, điều quan trọng là hãy luôn tìm hiểu và hiểu thật rõ bản thân của mình và những điều
mình thật sự cần, hãy nhắc nhở bản thân rằng mình là duy nhất, biết yêu thương và trân trọng
chính mình sống theo phương châm “I love myself”. Hãy tự tin rằng “Chúng ta đều là những
bông hoa duy nhất trên thế giới này, mỗi người đều mang trong mình một hạt giống khác
biệt. Bạn cần nỗ lực hết mình để bông hoa ấy hé nở.” (Cuốn sách Mình là cá, việc của mình
là bơi). Chúng ta đã là một “hạt giống” rồi vậy tại sao phải chịu áp lực khi không có được
“hạt giống” của một “bông hoa” khác?
4.2. Hiểu rõ giới hạn và điều kiện bản thân, đặt ra một mục tiêu cụ thể
Một nguyên nhân dẫn đến peer pressure chính là lấy chuẩn bị của người khác để áp
đặt vào cuộc sống của mình. Vậy tại sao trước khi tự tạo ra áp lực phải “hơn người” thì tại
sao không nghĩ đến giới hạn khả năng và những điều kiện bạn có trong tay.
Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu, giới hạn của bản thân, nỗ lực đạt được nguyện
vọng của mình mặc dù đôi khi bạn hơi buồn bã khi mình thành công chậm hơn người khác,
nhưng hãy đừng lo lắng thành công của mỗi người không đong đếm bằng thời gian như có
người thành công ở tuổi 22 nhưng hãy nhớ rằng người sáng lập KFC mãi 88 tuổi mới thành
công, vì thế chỉ cần bạn luôn phấn đấu và đi đúng con đường của mình, bao lâu cũng không
quan trọng.
Bên cạnh đó, không nên bỏ qua mục tiêu trong cuộc sống. “Nếu bạn muốn sống hạnh
phúc, hãy theo sát mục tiêu của mình thay vì một thứ gì hay một ai đó” (Albert Einstein).
Hãy tự đặt cho mình mục đích sống phù hợp, một lẽ sống mà đó là lý do khiến mỗi sáng bạn
thức dậy và xác định hướng đi để hoàn thành lẽ sống đó.
4.3. Tránh xa những tác động tiêu cực
Đôi khi một lời từ chối thẳng cũng là cách giải quyết đơn giản nhất. Không một ai có
thể gây áp lực hay bắt buộc bạn phải làm những điều bạn không muốn, thậm chí phê phán
quyết định của bạn.
Bạn nên biết rằng quyền quyết định luôn nằm trong tay bạn, nếu bạn thấy rằng những
điều đó không phù hợp với mình, hãy từ chối thay vì cố gắng chạy theo họ, chỉ vì muốn mình
thành công như họ.
4.4. Thay đổi nhận thức
Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể làm được tất cả. Lấy một ví dụ:
“Làm thế nào để con cá có thể leo cây?”, (cái này Đăng với Linh có thể hỏi các bạn trong lớp
cũng được á) chắc hẳn 1 điều rằng câu trả lời các bạn đều nghĩ là “Con cá không thể leo cây”,
đấy chính là thông điệp mà vũ trụ đã gửi xuống cho bạn. Con cá sẽ chẳng thể leo cây, nó chỉ
là nhà vô địch khi ở dưới nước. Vì thế, đừng bắt ép bản thân làm những việc mình không có
thế mạnh, đừng nhìn mọi người xung quanh làm tốt điều đó mà bạn bắt ép bản thân thực hiện
rồi lại thất bại.
4.5 Hãy ở bên những người mà bạn là chính mình
Bạn bè cũng là một nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa vì thế chọn bạn mà chơi
là điều quan trọng. Nếu bạn đang có một nhóm bạn hay đang kết bạn với một số người mà
bạn càng tệ hơn khi duy trì mãi mối quan hệ đó, thì bạn thấy rằng mối quan hệ đó không phù
hợp với mình, hãy mạnh dạn “ giữ khoảng cách”, bớt gặp nhau, hay chỉ đơn giản là kết bạn
mà không follow. Người trồng cây để bảo vệ trái, vì thế để tránh sâu ăn trái người ta cũng
thường bao bọc hay rào lại, chúng ta cũng thế, phải tự bảo vệ lấy mình nhé các bạn!
→ Nếu tại thời điểm này bạn đang cảm thấy thua kém bạn bè, bạn cảm thấy thất vọng vì đã
từng đưa ra những quyết định sai,.. hãy tha thứ và bao dung cho những lỗi sai của bản thân
mình. Điều quan trọng là bạn đã nhận ra và tiếp tục bước đi theo giá trị của mình chứ không
phải giá trị của người khác.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 09 - ZERO NINE


STT Họ và tên Chức vụ

1 Vũ Hoàng Hải Đăng Đội Trưởng

2 Nguyễn Khánh Linh Đội phó

3 Trần Khánh Linh Thành viên

4 Nguyễn Gia Hân Thành viên

5 Đỗ Bích Ngọc Thành viên

6 Võ Khánh Linh Thành viên

7 Nguyễn Lý Thúy Vy Thành viên

8 Phan Trần Thu Vân Thành viên

9 Lê Minh Triều Thành viên


10 Nguyễn Minh Trang Thành viên

11 Quách Mỹ Tuyết Thành viên

You might also like