You are on page 1of 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

Đề tài nghiên cứu: “PEER PRESSURE” hiện tượng áp lực đồng trang lứa
1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu:
 Đặt vấn đề:
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) nghe qua thì rất “trẻ con” nhưng lại là vấn đề vô
cùng “người lớn”
 Lý do nghiên cứu:
Những năm gần đây, xã hội lại nổi lên một loại áp lực mang tên “Áp lực đồng trang lứa”
nó đã ảnh hưởng sâu sắc cả thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Loại áp lực này không
phải gần đây mới có mà khi còn nhỏ chúng ta ít nhiều gì ai trong chúng ta cũng từng trải
qua. Đó là khi bạn luôn bị cha mẹ so sánh với “con nhà người ta”, bạn bị áp lực trước
điểm số, thái độ học tập của bạn cũng như thứ hạng bạn phải đạt được. Và cùng với sự
thay đổi đến chóng mặt của thời đại, xã hội cũng phải có sự thay đổi tương ứng, phải nói
rằng việc gặp vấn đề “stress” do xung quanh quá nhiều người tài giỏi là điều khó có thể
tránh khỏi.
Trong quá khứ, áp lực đồng trang lứa dường như chưa thực sự thể hiện rõ ràng qua từng
khía cạnh của xã hội. Bởi lẽ lúc ấy tính cạnh tranh của vấn đề trên còn chưa cao, chưa có
quá nhiều thử thách cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm,
làm việc… Còn trong thời đại xã hội phát triển, vấn đề áp lực đồng trang lứa dường như
ngày càng trở nên nặng nề hơn đối với thế hệ GEN Z. Gen Z là thế hệ được sinh ra trong
thời kỳ công nghệ bùng nổ nên họ được tiếp cận sớm với Internet, di động và các phương
tiện truyền thông xã hội như Facebook, Google, Youtube, Instagram, …  Dù là điểm xuất
phát của thế hệ này có phần thuận lợi song đây cũng là một nguyên nhân lớn gây nên
những áp lực và các chứng bệnh về tâm lý ở Gen Z. Thứ áp lực đó khiến họ trở nên khép
mình với thế giới, ngày càng trở nên đơn độc và sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh
hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày” và phải gồng
mình để khẳng định vị thế bản thân, cùng với nỗi lo không sánh bằng bạn bè đồng trang
lứa.

Chính vì thế, nhóm chúng tôi với tư cách là thế hệ gen z cũng như mong muốn giúp đỡ
được cho các bạn sinh viên thuộc thế hệ như chúng em có nhận thức rõ ràng hơn về
những hậu quả mà loại áp lực này gây ra và một phần nào đó tìm ra cách giải quyết cho
bản thân khỏi “PEER PRESSURE” và chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài trên.

2. Câu hỏi nghiên cứu:


 Vì sao chúng ta bị ảnh hưởng bởi “Áp lực đồng trang lứa”?
 Bạn có phải là nạn nhân của “Peer pressure”?
 Làm cách nào bạn vượt qua và chiến đấu với vấn đề áp lực đồng lứa?
 Áp lực đồng trang lứa là tốt hay xấu?

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Xuất phát từ chính bản thân chúng tôi, những người đã và đang chịu áp lực đồng trang
lứa, nghiên cứu này hi vọng có thể tiếp cận được những khía cạnh cụ thể hơn như biểu
hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng … và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các tác
động tiêu cực do Peer pressure mang lại.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
5. Các khái niệm (nếu có):
Có rất nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung thì Peer pressure (tạm dịch: Áp lực
đồng trang lứa) là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã
hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực, chuyên môn, …) và thay đổi thái độ,
giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Trong đó, thanh
thiếu niên là đối tượng thường được nhắc đến khi chúng ta đề cập tới áp lực đồng trang
lứa bởi sự thiếu hụt kinh nghiệm - kỹ năng sống, cũng như những thay đổi về tâm sinh lý,
… khiến họ dễ bị tác động hơn.
6. Cơ sở lý thuyết:
7. Phương pháp và mô hình nghiên cứu:
8. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian:
 Về thời gian: hiện nay
 Dữ liệu nghiên cứu:
9. Ý nghĩa và hạn chế nghiên cứu:
10. Kết cấu dự kiến của luận án nghiên cứu:
11. Tiến độ thực hiện nghiên cứu:
12. Tài liệu tham khảo:

You might also like