You are on page 1of 27

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

LỚP: PSY 107DV01 0100

MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC

BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ:

HỘI CHỨNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

PEER PRESSURE

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Vui


Danh sách nhóm sinh viên thực hiện:

STT Họ tên SV MSSV

1 Nguyễn Thị Mai Hương 2183578

2 Nguyễn Ngô Trọng Nhân 2153081

3 Trương Thanh Nghị 2183671

4 Nguyễn Đình Đức 2175747

5 Đặng Nguyễn Anh Thư 2181239

6 Lê Huỳnh Tuyết Nhung 2183580

7 Nguyễn Phan Thuý Hằng 2180562

8 Nguyễn Nhất Linh Vân 2172340

8/2020
BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC THỰC HIỆN PHẦN TRĂM

1 Nguyễn Thị Mai Hương 2183578 Mục 1.1 100%

Tổng hợp

PPT

2 Nguyễn Ngô Trọng Nhân 2153081 Mục 1.2.1 100%

3 Trương Thanh Nghị 2183671 Mục 1.2.2 100%

4 Nguyễn Đình Đức 2175747 Mục 3.1, 3.2.1 100%

5 Đặng Nguyễn Anh Thư 2181239 Mục 3.2.2, 3.2.3 100%

6 Lê Huỳnh Tuyết Nhung 2183580 Mục 3.2.4 100%

7 Nguyễn Phan Thuý Hằng 2180562 Mục IV 100%

8 Nguyễn Nhất Linh Vân 2172340 Mục V 100%


MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ....................................................................................

DANH SÁCH HÌNH ẢNH................................................................................................

TRÍCH YẾU......................................................................................................................

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................

NHẬP ĐỀ..........................................................................................................................

I.   MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................................

II.   TỔNG QUAN.............................................................................................................

1.   KHÁI NIỆM VỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA (PEER PRESSURE)......................................


2.   SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU................................................................................................
2.1 Triệu chứng và dấu hiệu........................................................................................
2.2 Nguyên nhân hình thành các nỗi sợ....................................................................

III.   PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................................................................

1.   ĐỐI TƯỢNG THAM GIA.........................................................................................

2.   CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU........................................................................................

2.1 ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CÓ ĐƯỢC PHỔ BIẾN TẠI SINH VIÊN HOA SEN HAY
KHÔNG?..........................................................................................................................

2.2 BIỂU HIỆN CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA...............................................................


2.3 NGUYÊN NHÂN MẮC PHẢI.........................................................................................
2.4 PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ...........................................................................................

IV.   GIẢI PHÁP..............................................................................................................

V.   KẾT LUẬN...............................................................................................................

PHỤ LỤC........................................................................................................................
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ phần trăm sinh viên gặp phải áp lực đồng trang lứa...............................
Hình 2: Biểu đồ phần trăm sinh viên có xu hướng tự so sánh mình với người bên cạnh
.........................................................................................................................................
Hình 3: Biểu đồ thể hiện cảm giác của sinh viên khi thấy những người bạn đồng trang
lứa....................................................................................................................................
Hình 4: Biểu đồ thể hiện sinh viên từng gặp câu hỏi so sánh với con nhà người khác.....
Hình 5: Biểu đồ so sánh thành tích của những người dễ ảnh hưởng đến sinh viên nhất
.........................................................................................................................................
Hình 6: Biểu đồ lượt bình chọn các giải pháp..................................................................
Hình 7:Biểu đồ phần trăm các yếu tố giải quyết áp lực đồng trang lứa............................
TRÍCH YẾU

Khác với COVID-19 chỉ mới gây sóng gió trong năm 2020 này, Peer pressure là loại
COVID đã có từ ngàn đời qua với tốc độ lây lan chóng mặt trong cộng đồng. Nó có vô
vàn các loại biến thể, tùy vào độ tuổi và thế giới quan của người bệnh, phải kể đến như
“Peer pressure theo chiều hướng tích cực”, “Peer pressure đầy tiêu cực” hay “Peer
pressure của người lớn” và “Peer pressure của thiếu niên”. Thế nhưng, chung quy lại
thì nhóm chúng tôi nhận thấy vẫn còn đó những điểm chung về các biểu hiện nhiễm
COVID Peer pressure mà không phải ai cũng nhận ra. Vì vậy đề án lần này được hình
thành để giúp bạn hiểu hơn về Peer pressure.
LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên, nhóm chúng tôi xin gửi đến cho cô Nguyễn Thị Ngọc Vui - giảng
viên môn TÂM LÝ HỌC - KHÁI NIỆM & ỨNG DỤNG, đã tận tình chỉ bảo, giảng
dạy kiến thức cho chúng tôi, ngoài ra cô còn đưa ra những ví dụ thực tế giúp chúng tôi
có thể nhận thức rõ hơn để áp dụng vào bài báo cáo này.
Chân thành cảm ơn cô!
NHẬP ĐỀ

Nhóm chúng tôi chọn “Peer pressure” - áp lực đồng trang lứa làm đề tài phân tích và
tìm hiểu.
Dựa vào những số liệu từ bảng khảo sát, chúng tôi đã biết được áp lực từ những người
bạn đồng trang lứa là có thật, nó hiện diện và từ sâu trong tiềm thức, khiến cho bản
thân chúng ta làm những phép so sánh hết sức thiếu căn cứ giữa bản thân và những
người xung quanh. Từ đó làm nảy sinh những áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng
có. Dựa vào đó chúng tôi đã phân tích ra những dấu hiệu, cũng như đưa ra các biện
pháp khắc phục.
Các mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu về định nghĩa của Peer pressure - áp lực đồng trang lứa và các triệu
chứng.
 Giúp sinh viên nhìn nhận rõ hơn về mặt lợi ích cũng như tác hại của hội chứng
này.
 Nhận ra những ảnh hưởng của hội chứng trong cuộc sống.
 Đưa ra những biện pháp hữu dụng để hạn chế những mặt xấu do hội chứng
mang lại.
I.   MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát


 Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, theo đó là con người ngày càng phải
chịu nhiều loại áp lực vô hình. Một trong số đó là áp lực đồng trang lứa
(peer pressure), chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao con người lại chấp nhận
thay đổi bản thân để phù họp với các chuẩn mực của xã hội, chấp nhận tự so
sánh bản thân mình với người khác. Đặc biệt đối tượng nghiên cứu lần này
là các bạn sinh viên Hoa Sen, những người đang phải chịu ảnh hưởng của áp
lực đồng trang lứa (peer pressure).
Mục tiêu cụ thể
 Giúp các bạn sinh viên Hoa Sen hiểu được như thế nào là áp lực đồng trang
lứa (peer pressure) và bản thân mình có đang gặp phải hay không.
 Tìm hiểu những nguyên nhân chính làm cho các bạn sinh viên Hoa Sen bị
áp lực đồng trang lứa.
 Đưa ra các giải giáp để giúp các bạn sinh viên giải toả được áp lực và tránh
việc tự gây áp lực cho bản thân.
II.   TỔNG QUAN

1.   Khái niệm về áp lực đồng trang lứa (peer pressure)

Hội chứng Peer Pressure hay còn gọi là hội chứng áp lực đồng trang lứa là hội chứng
tâm lý mà đa số ai trong chúng ta đều mắc phải. Hội chứng xuất phát do bản thân
chúng ta tự cảm thấy áp lực trước mỗi lần tự so sánh bản thân với các bạn đang thành
công cùng trang lứa. Chính vì sự so sánh này đã khiến hội chứng trở thành một áp lực
tâm lý lên mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy áp lực, buồn bã khi thắc mắc rằng, tại
sao bản thân không được như họ. (Thu, 2021)
Hơn thế nữa, nhiều người còn sinh ra lòng đố kỵ, ghen ghét, thậm chí còn dìm người
khác xuống để mình đi lên. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hội chứng này ở bất cứ
đâu như việc bạn bè được điểm cao hơn, có thành tích tốt, vật chất…

2.   Sơ lược nghiên cứu

2.1 Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng thường gặp của Peer Pressure


 Chênh vênh, hụt hẫng, thua kém khi bản thân không bằng ai.
 Khó chịu, ghét bỏ, phủ nhận khi thấy người khác hơn mình.
 Tự đánh lừa bản thân: đổ thừa hoàn cảnh, tại mình xui (nó hên thôi), tại
mình không có mối quan hệ, tại nó được sếp ưa ái, nó có điều kiện hơn
mình, tại sếp không thích mình, tại sếp không công nhận năng lực và tiềm
năng của mình,...

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải Peer Pressure

 Tránh trường học, môi trường làm việc hoặc các tình huống xã hội khác
 Có những thay đổi trong hành vi
 Cảm giác mình không phù hợp trong môi trường làm việc
 Tâm trạng thấp thỏm
 So sánh xã hội
 Khó ngủ
 Nhiều dấu hiệu của áp lực đồng trang lứa cũng có thể là những thứ khác,
như bắt nạt hoặc lo lắng về sức khỏe tâm thần. Bất kỳ thay đổi nào trong
hành vi hoặc tâm trạng đều đáng được chú ý.

2.2 Nguyên nhân hình thành các nỗi sợ

Trãi nghiệm tích cực, tiêu cực:


Áp lực này diễn ra từ việc hiện nay có rất nhiều bạn trẻ thành công từ rất sớm hay
những bạn không có khả năng giỏi như những người xung quanh dẫn đến việc bản
thân bị đem ra so sánh với bạn bè hay việc tự nhìn nhận mình không bằng người khác,
không bằng bạn bè từ đó xảy ra suy nghĩ quá nhiều dẫn đến tình trạng áp lực đồng
trang lứa.
Áp lực đồng trang lứa sẽ có hai mặt cũng như sẽ có những trải nghiệm tích cực bên
cạnh những trãi nghiệm tiêu cực . (MenBack, 2021)
 Trãi nghiệm tích cực : “ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng “ áp lực đồng
trang lứa không phải lúc nào cũng chỉ mang lại những trãi nghiệm tiêu cực
nghiên cứu cho thấy chỉ cần chúng ta biết khai thác và học hỏi ở cạnh những
người giỏi chúng ta sẽ phát triển những hành vi tươg tự.Bạn bị triệu chứng
áp lực đồng trang lứa điều này cũng cho thấy rằng bản thân bạn biết phấn
đấu bạn nỗ lực bạn có trách nhiệm với chính sự phát triển của bản thân
mình.Và có cái trãi nghiệm giúp bạn phấn đấu vượt lên chính bản thân mình
để đạt được mục đích và đam mê của chính bản thân mình.
 Trãi nghiệm tiêu cực: áp lực đồng trang lứa khiến cho bản thân bạn cảm
thấy mệt mõi, buồn bã khó chịu hay thiếu an toàn vì những người xung
quanh toàn là những người giỏi giang...hay nặng hơn có thể dẫn đến các căn
bệnh về tâm lý nhưu trầm cảm ..
Yếu tố tâm lý, xã hội:
 Mong muốn được hoà nhập : cũng là lý do tạo ra áp lực đồng trang lứa vì để
được công nhận chúng ta phải cố gắng để bằng với những người xung quanh
điều này đã một phần dẫn đến áp lực đồng trang lứa
 Chuẩn mực xã hội: là những suy nghĩ cảm xúc được hình thành và được
chấp nhận bởi cùng một nhóm trong xã hội bởi nó được coi là đúng đắn, phù
hợp vì thế bạn phải làm theo dẫn đến tình trạng bị áp lực.
 Chủ nghĩa tập thể: những người được nuôi dậy trong một nền văn hoá tập
thể sẽ dễ hình thành việc soa sánh với những người xung quanh mình.
 Mạng xã hội: đây cũng là một yếu tố không nhỏ dẫn đến việc hình thành áp
lực đồng trang lứa.
III.   PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

1.   Đối tượng tham gia

Sinh viên của trường Đại học Hoa Sen

Số lượng mẫu: 100

Để tìm hiểu rõ hơn về sự áp lực dồng trang lứa, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện
khảo sát trên các đối tượng là sinh viên trường Đại học Hoa Sen. Nhóm đối tượng bao
gồm sinh viên của trường Hoa Sen ở mọi giới tính và có độ tuổi trung bình là 18 - 22
tuổi.

2.   Công cụ nghiên cứu

Như dự định ban đầu chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện khảo sát offline nhưng với tình
hình dịch bệnh Covid đang rất căng thẳng như hiện nay chúng tôi đã chuyển sang thực
hiện khảo sát online bằng cách đăng lên group Sinh viên HSU.

Để có được sự thuận lợi đơn giản và chính xác nhóm chúng tôi dùng bảng khảo sát là
công cụ chính để thực hiện. Bảng khảo sát được xây dựng bởi 16 câu hỏi. Nhóm chúng
tôi đưa ra 4 mức độ trả lời với một số câu hỏi biểu hiện tương ứng bao gồm: mức 1
(không), mức 2 (có), mức 3(thỉnh thoảng), mức 4(thường xuyên)
2.1 Áp lực đồng trang lứa có được phổ biến tại sinh viên Hoa Sen hay không?

Hình 1: Biểu đồ phần trăm sinh viên gặp phải áp lực đồng trang lứa

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy có 84,8% người được
hỏi xác nhận từng gặp phải “Áp lực đồng trang lứa". Trong khi đó, số lượng người
không mắc phải triệu chứng tâm lý trên ở mức 15,2% - chỉ bằng ¼ số lượng người
mắc phải.
Tỉ lệ này chứng minh cho việc các bạn sinh viên bị áp lực đồng trang lứa đang ở mức
báo động. Con số cho chúng ta biết nên nhanh chóng hành động và tìm ra cách để giúp
cho sinh viên giảm bớt áp lực này.
2.2 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa

Hình 2: Biểu đồ phần trăm sinh viên có xu hướng tự so sánh mình với người bên cạnh

Kết quả khảo sát cho thấy có 74,5% người được hỏi chọn có và 24,5% người chọn
không khi được hỏi bạn có hay tự so sánh mình với những người bên cạnh không.
Thông qua số liệu cho thấy phần lớn các bạn sinh viên vẫn thường so sánh bản thân
mình với những người bên cạnh. Việc so sánh bắt nguồn từ thói quen hay hành động
trong vô thức khi bạn bè có những thành tựu ưu tú.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện cảm giác của sinh viên khi thấy những người bạn đồng trang lứa

67% người tham gia khảo sát chọn có khi được hỏi cảm giác tự ti có xuất hiện khi thấy
những người bạn đồng trang lứa được điểm cao hơn mình. Con số này minh chứng cho
việc các bạn sinh viên để ý đến điểm số của bạn bè và cảm thấy tự ti khi bản thân
không bằng mọi người xung quanh. 
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy biểu hiện của áp lực đồng trang lứa là
cảm giác tự ti, xấu hổ và ghen tị khi có những so sánh về bản thân với bạn bè xung
quanh.

2.3 Nguyên nhân mắc phải

Hình 4: Biểu đồ thể hiện sinh viên từng gặp câu hỏi so sánh với con nhà người khác

Khi được hỏi có từng gặp câu hỏi so sánh với con nhà người khác chưa 75,5% người
tham gia khảo sát chọn có, một số ít chọn luôn luôn. Điều này cho thấy đây là câu hỏi
thường gặp và phổ biến mà các bạn sinh viên thường gặp phải. Việc bị mang ra so
sánh gây ra không ít áp lực cho các sinh viên khi bản thân luôn không bằng “con nhà
người ta”.
Hình 5: Biểu đồ nguyên nhân cốt lõi dẫn đến áp lực đồng trang lứa

Câu hỏi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến “áp lực đồng trang lứa” có kết
quả 71,7% áp lực từ bản thân, 62,3% đến từ Áp lực xã hội và 52,8% đến từ gia đình.
Điều này cho thấy nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến các bạn sinh viên là từ áp lực
bản thân, nhất là những bạn sinh viên năm 3, năm 4 sắp tốt nghiệp ra trường không chỉ
áp lực về điểm số mà còn công việc và những dự định cho tương lai.

Hình 6: Biểu đồ so sánh thành tích của những người dễ ảnh hưởng đến sinh viên nhất

Gia đình, bạn bè và bạn trên mạng xã hội là những đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề tâm lý “áp lực đồng trang lứa”, với 43,4% lượt bình chọn bạn bè trở thành đối
tượng hàng đầu ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của các bạn sinh viên. Điều này rất dễ
hiểu khi bạn bè có cùng xuất phát điểm như nhau nhưng trong quá trình học tập, biểu
hiện của mỗi người sẽ khác nhau dẫn đến những kết quả khác nhau từ đó dễ ảnh hưởng
đến tâm lý của các bạn sinh viên.
Số lượng sinh viên chọn yếu tố áp lực từ gia đình (anh, chị ,em,..) chiếm ½ số lượng
sinh viên chọn yếu tố áp lực từ bạn bè. Anh, chị trong gia đình thường là tấm gương để
các em noi theo, từ quan điểm đó áp lực đè nặng lên những người con/cháu khi không
được để bản thân thua kém ai trong gia đình.

2.4 Phương thức điều trị

Hình 7: Biểu đồ lượt bình chọn các giải pháp

Theo bảng khảo sát, các bạn sinh viên đã chọn cho mình rất nhiều cách để giải toả
những cảm xúc tiêu cực mà bản thân đang gặp phải khi chịu áp lực đồng trang lứa.
Trong đó, biện pháp giải trí như xem phim, nghe nhạc được các bạn ưu tiên lựa chọn
nhiều nhất, có tới 85 lượt bình chọn dành cho biện pháp này, có thể nói đây là giải
pháp tốt nhất hiện nay cho các bạn sinh viên. Kế tiếp các bạn lựa chọn “lên kế hoạch
cho bản thân” để giải toả áp lực của mình, giải pháp này đã chiếm 52 lượt chọn trên
tổng 180 lượt bình chọn của các bạn sinh viên. “Đọc sách” là biện pháp đứng thứ ba
với 36 lượt chọn trên tổng 180 lượt chọn, đọc sách sẽ giúp các bạn tập trung và giúp
các bạn tư duy tốt hơn, hiểu thêm về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra, có 7 lượt bình
chọn cho những giải pháp khác như nói chuyện với gia đình, ngồi thiền, sơn sửa lại
phòng của bản thân,…hoặc các bạn chọn cách không làm gì để giải toả.

Hình 8:Biểu đồ phần trăm các yếu tố giải quyết áp lực đồng trang lứa

Tiếp theo, sẽ là các yếu tố có thể giúp các bạn sinh viên giải quyết áp lực đồng trang
lứa. Có tổng cộng 5 yếu tố chính được các bạn sinh viên chọn ra. Trong đó, không
ngừng cải thiện bản thân được các bạn chọn nhiều nhất, có thể nói trong xã hội hiện
nay, nếu bản thân không tiến bộ thì sẽ bị đào thải, đây là một hiện thực khá khốc liệt.
Trung thực, tư duy tích cực và sẵn sàng tiếp thu là yếu tố được lựa chọn nhiều thứa hai
để các bạn có thể cải thiện và nâng cao bản thân. Các bạn sinh viên cũng ưu tiên yếu tố
tư duy độc lập để thể hiện chất riêng của bản thân, việc này có tác dụng tránh ảnh
hưởng từ môi trường xung quanh đến bản thân, làm bản thân có thể phát triển tốt nhất.
Hai biện pháp còn lại là học hỏi thêm cái mới và xem xét lại các mối quan hệ xung
quanh cũng được các bạn sinh viên chọn là một trong những yếu tố ưu tiên để tránh
việc mắc phải áp lực đồng trang lứa (peer pressure).
IV.   GIẢI PHÁP

Từ kết quả khảo sát và dữ liệu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất các giải
pháp cho vấn đề áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến sinh viên đại học Hoa Sen như
sau:
1. Giải pháp cho áp lực gia đình:
 Trò chuyện thẳng thắn và gần gũi: Khoảng cách thế hệ cũng là lý do dẫn đến
những bất đồng về mong muốn. Trong trường hợp này, sự phối hợp của cả gia
đình và người trẻ là điều hết sức cần thiết để giảm thiểu áp lực tiêu cực.
2. Giải pháp cho áp lực xã hội:
 Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Tiết chế và sử dụng mạng xã hội
đúng cách là điều cần được quan tâm. Loại bỏ những thông tin tiêu cực và tránh
suy nghĩ quá nhiều về những thành tựu của người khác trên mạng xã hội là một
cách cần được cân nhắc nghiêm túc.
 Việc điều chỉnh lối sinh hoạt và lối suy nghĩ phù hợp nên được tập trung: Đọc
sách, tham gia các khóa học nhằm trau dồi bản thân và hạn chế những khoảng
thời gian suy nghĩ quá nhiều một cách tiêu cực.
3. Giải pháp cho áp lực bản thân:
Việc nhận thức đúng đắn về bản thân trở nên cấp thiết và quan trọng. Biết cách trân
trọng bản thân, hiểu rõ giới hạn và những điểm mạnh của chính mình là những tư duy
thường bị thiếu ở người trẻ. Sự suy ngẫm sâu sắc về bản thân sau mỗi hành trình là
một thói quen nên được chú trọng. (Lê, 2021)
 Xác định mục tiêu của bản thân: Đặt những mục tiêu ngắn hạn và nghiêm khắc
với những kế hoạch đã đặt ra nhằm tránh trì hoãn.
 Hiểu rõ bản thân : Sự suy ngẫm sâu sắc về bản thân sau mỗi hành trình là một
thói quen nên được chú trọng. Biết cách trân trọng bản thân, hiểu rõ giới hạn và
những điểm mạnh của chính mình
 Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực: Nhìn nhận vấn đề với nhiều khía cạnh và góc độ
khác nhau nhằm tìm ra giải pháp phù hợp sẽ giúp sinh viên giảm thiểu khả năng
suy nghĩ tiêu cực và chú trọng hơn vào cách giải quyết.
 Chọn lọc ý kiến tiếp thu: Lắng nghe, tiếp cận và phân tích những ý kiến đóng
góp có chọn lọc nhằm tăng cường tư duy nhạy bén và thấu hiểu vấn đề.
 Ghi nhận nỗ lực của bản thân: Dành thời gian cho bản thân, học cách trân trọng
và biết ơn những nỗ lực của chính mình nhằm tạo động lực nội tại.
V.   KẾT LUẬN

Đề tài “Áp lực đồng trang lứa” mà nhóm đã nghiên cứu trong thời gian qua nhận được
sự tham gia khảo sát nhiệt tình từ các bạn sinh viên đã giúp nhóm đúc kết được một số
điều như sau:Áp lực đồng trang lứa xảy ra khi các cá nhân ở trong cùng một nhóm xã
hội (cùng lớp, cùng ngành, cùng môi trường làm việc,...) họ sẽ có xu hướng phải thay
đổi hành vi, thái độ,... với mong muốn được hòa nhập, được công nhận để phù hợp với
những chuẩn mực, giá trị của tập thể mà họ tham gia.
Giới trẻ hiện nay là những đối tượng dễ gặp phải áp lực đồng trang lứa nhất.
 Thứ nhất, do thiếu kinh nghiệm sống, nhận thức còn non nớt tự tạo áp lực cho
mình.
 Thứ hai, những kỳ vọng quá lớn từ người thân.
 Thứ ba, những thay đổi về tâm sinh lý, môi trường xã hội dễ khiến họ bị tác
động.
Mọi vấn đề đều có 2 mặt, áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng xấu. Khi
chúng ta biết cách khai thác những mặt tích cực của nó, biết lắng nghe và học hỏi từ
nhau những điều đúng đắn thì nó sẽ mang đến những ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực
trong cuộc sống và công việc. Lúc này, áp lực đồng trang lứa sẽ trở thành một nguồn
động lực thúc đẩy giúp bạn nỗ lực vươn đến những mục tiêu của bản thân
Áp lực đồng trang lứa có thật sự đáng sợ hay không đều phụ thuộc vào cách chúng ta
đón nhận và giải quyết nó. Trong suốt thời gian thực hiện khảo sát, đây là 2 tư tưởng
tích cực mà nhóm đã nhận được nhiều sự đồng ý nhất từ những người tham gia khảo
sát:
1. Không ngừng cải thiện bản thân.
2. Duy trì trạng thái tích cực
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã đúc kết thêm được một vài cách giải
quyết khác:
 Ngừng so sánh bản thân với người khác
Mỗi cá nhân đều có những mục tiêu riêng, điểm xuất phát và mong muốn khác nhau.
Việc so sánh bản thân với người khác chính là sự so sánh khập khiễng và bạn đang tự
tạo ra áp lực cho mình. 
 Loại bỏ những mối quan hệ không lành mạnh
Việc tránh xa những mối quan hệ tiêu cực, mang sự tính toán, hơn thua sẽ giúp cuộc
sống, tâm lý thoải mái, lành mạnh hơn 
 Lựa chọn kỹ càng những thông tin tiếp nhận được 
Khi bạn tiếp nhận một số lượng lớn thông tin tiêu cực hoặc nhìn những hình ảnh phù
phiếm trên mạng xã hội, những người thành công hơn mình sẽ dễ làm bạn sinh ra cảm
giác đố kỵ và tự gây áp lực cho bản thân.
 Hài lòng với những gì mình đạt được
Biết cách hài lòng với những thành tựu của bản thân dù lớn hay nhỏ cũng là một cách
để lên dây cót tinh thần cho bạn nỗ lực cho những mục tiêu tiếp theo hơn là so đo
thành tích với người khác.
Cùng với những kiến thức đã được học trong thời gian vừa qua, nhóm đã hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đây chưa hẳn là một nghiên cứu chuyên sâu
nhưng nhóm hy vọng rằng với những nội dung và giải pháp mà nhóm đã đưa ra sẽ góp
phần giúp ích trong việc giải quyết các vấn đề trong áp lực đồng trang lứa, giảm thiểu
đi số lượng người gặp phải áp lực này. Bởi trên thực tế đây là vấn đề mang yếu tố tâm
lý cần phải được điều chỉnh, nhận thức đúng đắn và cần sự hỗ trợ tác động tích cực từ
những mối quan hệ trong cuộc sống. Tuy nhiên, phạm vi của báo cáo này vẫn phản
ánh một số nội dung nhất định khi áp lực đồng trang lứa ngày càng trở nên phổ biến và
nhiều đối tượng đang bị chi phối bởi các yếu tố khách quan, chủ quan thì những
phương thức điều trị sẽ có những tác động tích cực lên suy nghĩ giúp họ tự nhận thức
và thay đổi suy nghĩ lành mạnh hơn nhằm đảm bảo một xã hội mà con người được
phát triển ổn định về mặt tâm lý.
Thời gian thực hiện báo cáo của nhóm có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình
bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, nhóm rất mong nhận được những ý
kiến của Cô để rút kinh nghiệm vào lần sau. Nhóm xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê, T. (2021, 8). Retrieved from Trẻ con, người lớn và áp lực đồng trang lứa:
https://vietcetera.com/vn/tre-con-nguoi-lon-va-ap-luc-dong-trang-lua
MenBack. (2021, 8). Retrieved from Peer Pressure là gì?: https://menback.com/phong-
cach-song/peer-pressure-va-cach-vuot-qua-ap-luc-truoc-thanh-cong-cua-ban-
be.html
Thu, M. (2021, 8). Retrieved from Peer Pressure - Có khó để giải thoát?:
https://www.linkedin.com/pulse/peer-pressure-c%C3%B3-kh%C3%B3-
%C4%91%E1%BB%83-gi%E1%BA%A3i-tho%C3%A1t-daisy-sarah/
PHỤ LỤC

Bảng khảo sát ( Nghiên cứu về ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)
đến sinh viên trường Đại học Hoa Sen.)

1. Giới tính của bạn


 Nam
 Nữ
 Khác
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
 Khác
3. Bạn hiện tại đang học khoa
 Kinh tế và Quản trị
 Thiết kế và Nghệ thuật
 Khoa học Xã hội
 Công nghệ thông tin
 Ngoại ngữ
 Du lịch
4. Bạn đã từng gặp phải áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) hay chưa?
 có
 không
Triệu chứng

Bạn có thường xuyên cảm thấy khó có thỉnh thoảng thường xuyên không
ngủ không?

Trong một bầu không khí (học tập,


làm việc, trò chuyện,...) bạn có dễ
sinh ra cảm giác mình không phù hợp,
lạc lõng không ?

Bạn có xu hướng tránh các tình huống


xã hội (trường học, môi trường làm
việc,...) không ?

Tâm trạng của bạn có dễ thay đổi thất


thường không ?

Bạn có cảm thấy mình kém cỏi, tự ti


trước các thành công của bạn bè,
đồng nghiệp không ?

5. Bạn có từng gặp câu hỏi so sánh bạn với con nhà người khác chưa?
 có
 không
6. Bạn có thường xuyên gặp phải câu hỏi : “Sao không nhìn con nhà người
ta mà học ” từ gia đình không?
 có
 không 
7. Thành tích của ai sẽ làm ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
 Gia đình (Ba, mẹ, anh, chị, em,...)
 Bạn bè
 Những người trên mạng xã hội
 Cả 3 ý trên
8. Cảm giác tự ti có xuất hiện khi bạn thấy những người bạn đồng trang lứa
được điểm cao hơn mình?
 có
 không
9. Bạn có hay tự so sánh mình với những người bên cạnh không?
 có
 không
10. Theo bạn, nguyên nhân chính gây ra áp lực đồng trang lứa của bản thân
mình?
11. Đánh giá mức độ hiểu của bạn về triệu chứng tâm lý “áp lực đồng trang
lứa”:
 Chưa từng nghe nói đến
 Đã từng nghe nói đến nhưng không tìm hiểu sâu
 Hiểu rõ về triệu chứng tâm lý trên
12. Theo bạn, đâu là nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến “áp lực đồng trang
lứa”?
 Áp lực từ gia đình
 Áp lực từ xã hội
 Áp lực từ bản thân
13. Theo bạn, những thói quen nào sẽ làm tiêu cực hóa ảnh hưởng của “áp
lực đồng trang lứa” đến sinh viên:
 Thói quen sử dụng mạng xã hội quá nhiều
 Thói quen so sánh bản thân với người khác
 Thói quen suy nghĩ tiêu cực về vấn đề
14. Bạn có đang hài lòng về những thành tựu mà mình đạt được trong quá
trình học hoặc làm việc?
 Hài lòng
 Chưa hài lòng
 Không có thành tựu nào

15. Giải pháp của bạn khi bản thân có những cảm xúc tiêu cực là gì?
 Đọc sách
 Giải trí (xem phim, nghe nhạc,..)
 Lên kế hoạch cho bản thân
16. Theo bạn, yếu tố nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề về
“áp lực đồng trang lứa”?
 Tư duy độc lập
 Không ngừng cải thiện bản thân
 Xem xét các mối quan hệ cá nhân
 Trung thực, tư duy tích cực và sẵn sàng tiếp thu

You might also like