You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH - NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
--------------------------

Báo cáo thực nghiệm môn Tâm lý học ứng dụng


PHẢN ỨNG CỦA NAM GIỚI VÀ
NỮ GIỚI VỀ GHEN TUÔNG

GVHD: Ths. Trần Văn Thảo


Nhóm: Nhóm 3
Lớp:22DKSA1

HỌ VÀ TÊN MSSV
1. Nguyễn Trần Đức Tấn 2281600199
2. Phạm Thị Thùy linh 2281600107
3. Nguyễn Đức Trí Đạt 2288700046
4. Đinh Thị Thúy Vy 2281600280
5. Nguyễn Thị Thanh Lam 2281600102
6. Nguyễn Quốc Tài 2281603947
7. Vũ Thị Ngọc Diệp 2282700050
8. Nguyễn Khã Huỳnh 2281600081

Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 3/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH - NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
--------------------------

Báo cáo thực nghiệm môn Tâm lý học ứng dụng


PHẢN ỨNG CỦA NAM GIỚI VÀ
NỮ GIỚI VỀ GHEN TUÔNG

GVHD: Ths. Trần Văn Thảo


Nhóm: Nhóm 3
Lớp:22DKSA1

HỌ VÀ TÊN MSSV
1. Nguyễn Trần Đức Tấn 2281600199
2. Phạm Thị Thùy linh 2281600107
3. Nguyễn Đức Trí Đạt 2288700046
4. Đinh Thị Thúy Vy 2281600280
5. Nguyễn Thị Thanh Lam 2281600102
6. Nguyễn Quốc Tài 2281603947
7. Vũ Thị Ngọc Diệp 2282700050
8. Nguyễn Khã Huỳnh 2281600081

Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 3/2023


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập môn Tâm lý học ứng dụng và tiến hành đề tài thực
nghiệm “Phản ứng của nam giới và nữ giới về vấn đề ghen tuông”, chúng em
đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ.

Chúng em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS.Trần Văn
Thảo , người đã tận tình hướng dẫn, theo sát chúng em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài thực nghiệm.

Đồng thời chúng em cũng xin gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến các nghiệm thể
đã tham gia thực nghiệm để chúng em hoàn thành tốt thực nghiệm này.

Việc thực hiện thực nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu của quý
thầy cô và các bạn để thực nghiệm này hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 3 năm 2023

SINH VIÊN

NHÓM 3
LỜI CAM KẾT

Chúng tôi xin cam đoan báo cáo là nghiên cứu của riêng nhóm 3. Các số
liệu, trích dẫn trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu
không có sự trung thực nào trong nghiên cứu này, nhóm 3 xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Sinh viên

Nhóm 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


BIỂU ĐỒ 2.1. Tỉ lệ phần trăm ghen tuông ỏ nam và nữ..................................8

MỤC LỤC
1. Phần 1: Lý Thuyết Thực
Nghiệm ........................................................................................................... 1
1.1. Thực nghiệm trong tâm lí học xã hội...........................................................................................1
1.2. Khái niệm liên hệ xã hội...............................................................................................................1
1.3. Nguồn gốc của sự hình thành liên hệ xã hội...............................................................................2
1.3.1. Sự tham gia.....................................................................................................................2
1.3.2. Sự gắn bó.........................................................................................................................3
1.3.3. Quá trình xã hội hóa của trẻ...........................................................................................3
1.4. Các yếu tố duy trì liên hệ giữa các cá nhân trong xã hội.............................................................3
1.4.1. Hấp dẫn vê thể chất........................................................................................................3
1.4.2. Sự ưa thích lẫn nhau.......................................................................................................3
1.4.3. Sự tài giỏi và sự đức độ...................................................................................................4
1.4.4. Sự gân gũi........................................................................................................................4
1.4.5. Sự khác nhau và giống nhau...........................................................................................4
1.4.6. Tương tác xã hội..............................................................................................................5
2. Phần 2: Nội Dung Thực Nghiệm...............................................................................................................5
2.1. Tên thực nghiệm..........................................................................................................................5
2.2. Mục đích thực nghiệm.................................................................................................................5
2.3. Phương pháp ( các bước tiến hành ) thực nghiệm.....................................................................5
2. 4. Kết quả thực nghiệm và bàn luận................................................................................................7
2. 5. Những nghiên cứu tương ứng.....................................................................................................10
2. 6. Bài học kinh nghiệm khi thực hiện thực nghiệm........................................................................11

PHẦN 1: LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM


1.1 Thực nghiệm trong tâm lí học xã hội.

- Những đặc điểm tâm lí - xã hội quan trọng tạo nên một mạng liên hệ xã hội
rộng khắp như sự hấp dẫn về thể chất, sự ưa thích lẫn nhau, sự tài giỏi, sự đức
độ, sự gần gũi nhau, sự giống nhau và khác nhau trong tình cảm và ứng xử của
các cá nhân là những yếu tố xác định và duy trì liên hệ xã hội.

- Làm sáng tỏ sự tương hỗ trong liên hệ xã hội theo cơ chế tâm lí trao đổi: cho
và nhận. Được minh chứng bằng các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội.

1.2 Khái niệm liên hệ xã hội


- Liên hệ xã hội là một trong những khái niệm trung tâm trong tâm lý học
xã hội. Liên hệ xã hội góp phần lớn vào việc lý giải các hiện tượng xã hội
cũng như lý giải hành vi của cá nhân. Các nghiên cứu về liên hệ xã hội
thường tập trung vào hai vấn đề chính là: sự thiết lập, phát triển liên hệ xã hội
và các hình thức liên hệ xã hội. Cuộc sống của cá nhân tồn tại những liên hệ
xã hội rộng hoặc hẹp, bền vững hoặc ngắn ngủi, nhưng chắc chắn một điều
rằng, tuỳ với từng người mà cá nhân lựa chọn, phát triển mối liên hệ sao cho
phù hợp. Các liên hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nhu cầu cơ bản
của con người là được chấp nhận, có vị trí an toàn trong nhóm. Liên hệ tình
cảm được coi là nền tảng dẫn đến hạnh phúc hoặc thiếu nó sẽ làm con người
cảm thấy vô giá trị, bất an, đơn độc.
- Khái niệm liên hệ xã hội được nhiều nhà tâm lý học đưa ra trong các
công trình khoa học của mình và được sử dụng rộng rãi cả trong xã hội học.
Chính vì vậy, cho tới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khái niệm liên hệ xã
hội. Theo từ điển Tiếng Việt, liên hệ là sự gắn kết, liên quan đến nhau.

1
- Fischer trong cuốn Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội viết:
liên hệ xã hội là một nét của khả năng sống thành xã hội của thực thể con
người. Bản thân khái niệm mối dây xã hội xác định một cách thức tồn tại của
con người, đồng thời xác định những dạng thức biểu hiện kèm theo nó.

- Trong cuốn Từ điển Tâm lý học (2008) do Vũ Dũng chủ biên định
nghĩa: “Liên hệ xã hội là liên hệ những người khác nhau bao gồm chia sẻ các
suy nghĩ, thường xuyên viếng thăm lẫn nhau, cùng nhau tham dự các bữa tiệc
hay sự kiện xã hội”.

- Tóm lại, định nghĩa liên hệ xã hội dưới góc nhìn tâm lý học xã hội có
thể hiểu: Liên hệ xã hội là một sự tiếp xúc gắn kết giữa các cá nhân trong xã
hội. Đó là sự ràng buộc tâm lý giữa con người theo những chuẩn mực pháp lý,
dư luận hay tình cảm. Liên hệ xã hội thể hiện khả năng chung sống tạo thành
xã hội và mức độ hoà nhập xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ xã hội.
Nó cho phép cá nhân thiết lập liên lạc với người khác, với môi trường xung
quanh và được chấp nhận, trong đó ngôn ngữ giao tiếp là công cụ, phương
tiện chính để thiết lập liên hệ

1.3 Nguồn gốc của sự hình thành liên hệ xã hội

1.3.1 Sự tham gia

- Cho phép cá nhân cảm nhận bản thân mình thuộc về một nhóm xã hội nào
đó, thuộc về đâu đó.

- Thể hiện nhu cầu được bày tỏ bản thân, được thừa nhận trong xã hội và phân
lớn gắn với việc cần thiết phải hợp tác để tồn tại.

2
1.3.2 Sự gắn bó
Đó là liên hệ tình cảm nối liền các cá nhân, được thiết lập từ sự phối hợp
giữa hai yếu tố: chăm sóc thể chất và sự yên ổn tình cảm.

1.3.3 Quá trình xã hội hoá của trẻ

Đứa trẻ bước vào liên hệ xã hội từ những tương tác của nó với bố mẹ,
những tương tác này cho phép trẻ dân dần hòa nhập vào xã hội. Mặt khác,
thông qua những liên hệ mà trẻ thiết lập với người khác, trẻ dần tự phát hiện ra
chính bản thân nó. và khẳng định cái Tôi của mình. Như vậy, quá trình xã hội
hóa trẻ em trong gia đình chính là quá trình bước vào liên hệ xã hội.

1.4 Các yếu tố duy trì liên hệ giữa các cá nhân trong xã hội

1.4.1 Hấp dẫn về thể chất


Là yếu tố được nghiên cứu khá nhiều. Điều này cho thấy hình thức bên ngoài
của cá nhân cũng như một nhân tố thiết lập những liên hệ xã hội.
->Trở thành một yếu tố trong đánh giá xã hội ->Sự phi lí, thiếu chính xác.

Tuy nhiên, sự phi lí này ít nhiều được xã hội chấp nhận. Vì vẻ đẹp tự bản thân
nó đã là một giá trị xã hội.

1.4.2 Sự ưa thích lẫn nhau


Trong liên hệ xã hội nhìn chung con người thường ưa thích những người
thích mình và họ thường tránh người có những phát biểu khó chịu hoặc xúc
phạm đến mình. Các liên hệ được tạo dựng do các cá nhân tìm kiếm những
người họ cảm
thấy ưa thích, mến mộ. Do vậy, sự ưa thích lẫn nhau cũng là cơ sở tạo dụng
và duy trì các liên hệ xã hội.
3
1.4.3 Sự tài giỏi & sự đức độ
Những người có tài, người thông minh trong một lĩnh vực hoạt động có liên
quan tới các nhu cầu của chúng ta, hoặc họ có phẩm chất đạo đức dễ có sức hấp
dẫn hơn những người có khả năng trung bình hoặc tài năng vượt xa so với sự
quan tâm của chúng ta.

1.4.4 Sự gần gũi

- Là một cơ sở để tạo lập các liên hệ.

- Các mối liên hệ liên nhân cách thường diễn ra trên cơ sở của sự gần gũi về
khoảng cách địa lí.

- Về khoảng cách còn cho phép rút ra các quy tắc về sự gần gũi.

- Mặc dù gần gũi với ai đó, nhưng các cá nhân thường không thích những
người luôn xâm phạm khoảng không gian riêng tư của họ.

1.4.5 Sự giống nhau & khác nhau

+ Sự giống nhau:

Chúng ta thường có khuynh hướng thích người giống mình giống về sở thích,
thái độ, ý kiến... do đó việc chọn bạn từ những người giống mình về cơ bản là
cách tốt nhất để được tôn trọng để tránh xung đột.

+ Sự khác nhau:

4
Chúng ta thường cần cái người khác có mà chúng ta không có để bổ sung
những thiếu hụt ở bản thân.
Điều này được giải thích là do con người bị thu hút bởi người không giống
mình theo kiểu một người phục tùng sẽ thu một ai đó thông trị họ. Mặc dù sụ
khác nhau của họ khiến người khác nghĩ họ không xứng đôi nhưng thực tế lại
ngược lại, họ hình thành mối liên hệ từ chính sự khác nhau đó.

1.4.6 Tương tác xã hội

Thể hiện một sự tương hổ trong liên hệ theo cơ chế cho và nhận.

Khi tương tác với người khác, các cá nhân sẽ sử dụng các chiến lược như
hợp tác, chống lại hay tăng cường tương tác theo lối kiên quyết - mềm dẻo.
Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích của cá nhân.

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

2.1. Tên Thực Nghiệm

- “PHẢN ỨNG CỦA NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI VỀ GHEN TUÔNG”

2.2 Mục đích thực nghiệm:

- Nhằm chứng minh rằng ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt khi ghen tuông
trong tình yêu và hôn nhân.

2.3 Phương pháp ( các bước tiến hành ) thực nghiệm:

5
Bước 1: Xác định khu vực diễn ra thực nghiệm ( trường Đại học Công nghệ
TP.HCM )
- Khuân viên trong trường( căn tin, cửa hàng tiện lợi….)

- Trước cổng trường( các quầy bán thức ăn ,đồ uống…)

Bước 2: Xác định đối tượng tham gia tình huống thực nghiệm.(nghiệm thể).

-Những nghiệm thể mà được nhóm chủ yếu hướng đến là:

+Sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM .

+Người mua hàng và bán hàng trước cổng trường.

Bước 3: Tiến hành đi phỏng vấn các nghiệm thể.

- Lập một bảng danh sách các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chủ đề thực
nghiệm.

- Mang theo các trang thiết bị dể phục vụ cho việc phỏng vấn(máy ghi âm,máy
chụp ảnh…).

-Tiếp xúc nghiệm thể và xin phỏng vấn ( quan sát,tiếp cận một cách nhẹ nhàng
và xin ít phút phỏng vấn).

Bước 4 : Kết thúc cuộc phỏng vấn.

6
- Chụp ảnh và ghi âm lại các cuộc vừa phỏng vấn dể làm minh chứng cho thực
nghiệm.
-Và tùy vào trường hợp nếu nghiệm thể không đồng ý chụp ảnh nhóm sẽ xóa
mọi hình ảnh và clip quay lại quá trình phỏng vấn.Nếu nghiệm thể đồng ý thì
nhóm sẽ ghi hình lại.

2.4. Kết quả thực nghiệm và bàn luận.

- Sau quá trình tiến hành khảo sát thực tế trên cả nữ giới và nam giới nhóm
thực nghiệm đã đúc kết được những kết quả sau:

+Một số nghiệm thể đã cho rằng ghen tuông là cách để thể hiện cho đối
phương thấy rằng họ muốn được yêu thương chăm sóc.Tuy nhiên cái nào cũng
có mặt trái,khi lòng ghen tuông trở nên mãnh liệt và mất kiểm soát nó có thể
đẩy mối quan hệ đến bờ vực thẳm, thậm chí gây tổn thương cho cả hai người,
nhiều khi còn ảnh hưởng đến người khác.

Qua các đoạn phỏng vấn tương tác với các nghiệm thể cũng đã phần nào thể
hiện được một số sự khác biệt trong biểu hiện tâm lí giũa hai giới:

+Đầu tiên là ở mức độ ghen tuông của cả hai giới:

7
TỈ LỆ PHẦN TRĂM GHEN TUÔNG Ở NAM
VÀ NỮ

Cả hai
9%
Nữ
Nữ Nam
Nam 51% Cả hai
40%

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ phần trăm ghen tuông ỏ nam và nữ

Qua biểu đồ 2.1 Tỉ lệ phần trăm ghen tuông ỏ nam và nữ , nhóm nghiên cứu đã
thấy được sự chênh lệch rõ ràng giữa nam giói và nữ giới,thông qua các
nghiệm thể ta có các số liệu sau:

+Chiếm hơn một nửa tỉ lệ nghiệm thể khoảng 51% đã nhận định rằng trong
tình yêu nữ giới dễ có xu hướng ghen tuông nhiều hơn.

+Ít hơn khoảng 11% so với tỉ lệ nghiệm thể cho rằng nữ giới ghen tuông nhiều
hơn thì khoảng 40% nghiệm thể lại nhận định rằng nam giới có xu hướng ghen
tuông nhiều hơn.

+ Và một phần nhỏ còn lại là khoảng 9% cho rằng cả hai có xu hướng ghen
như nhau.

Thông thường thì mọi người sẽ nghĩ rằng đàn ông sẽ khó kiểm soát cơn ghen
nhiều hơn nhưng thông qua tỉ lệ trên ta có thể thấy được nữ giới đang có xu
hướng ghen tuông nhiều hơn.
8
Để rõ hơn tại sao nữ giới hiện nay lại ghen tuông nhiều hơn trong tình yêu thì
sau đây sẽ là những điểm khác biệt giữa hai giới trong ghen tuông:

-Theo như các nghiệm thể ,ở nữ giới:

+Thay đổi tâm trạng bất thường,trở nên phớt lờ di bạn trai.Hay suy đoán nghi
ngờ lung tung phức tạp hóa mọi vấn đề lên.

+Khóc lóc ,cáu gắt, nói chuyện mia mai và đá xoáy bạn trai.

+Và khi quá ghen con gái sẽ trở nên giận dữ, gào thét,trút hết những ngôn từ
thật nặng nề lên bạn trai , muốn kiểm soát hết mọi thời gian trong ngày của bạn
trai.

-Còn ở nam giới:

+Họ sẽ không khóc lóc như con gái vì tự tôn của họ thường rất là cao, không tỏ
rõ thái độ như bên con gái mà cư xử một cách lạ thường.

+Trở nên mặc cảm và tự ti về bản thân ( ngoại hình, gia thế….)

+Đi tìm cảm giác mới với người con gái khác.

+Chiếm hữu cao, trở nên dễ nổi nóng và không kiểm soát được hành vi của
mình.
-Thông qua những kết quả trên nhóm thực nghiệm chúng tôi sẽ đưa ra những
phân tích và đánh giá sau:
+Trong cuộc ghen tuông nữ giới sẽ thường là người chịu thiêt nhiều hơn ,nói
chung là họ ở thế yếu hơn.Bởi vì nam giới thường có xu hướng theo đuổi thứ
mới mẻ, nếu không có người này thì họ sẽ kiếm nguòi khác.
9
+Trong một mối quan hệ điều quan trọng nhất là sự tin tưởng lẫn nhau ở hai
bên , nếu một trong hai mất niềm tin vào nhau thì mối quan hệ sẽ tan vở.

+Nam giới thường sẽ có xu hướng làm lành trước khi xảy ra cãi vã xung đột
giữa cả hai.

+ Bạn thân khác giới ko có sức ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ của các
nghiệm thể

+Cũng có một số ít trường hợp cả nam giới và nữ giới khi ghen thường ko cáu
gắt hay thể hiện cảm xúc của mình ra ,đến một thời gian nào đó họ không thể
kìm chế được nữa thì họ sẽ bùng nổ những gì mà họ đã dồn nén trước đây.
2.5. Những nghiên cúu tương ứng
Nghiên cứu về những lợi ích của ghen tuông của David Buss, nhà tâm lý học
thuộc Đại học Texas, Mĩ đã cho thấy sự ghen tuông ở chừng mực nhất định sẽ
mang lại ít nhất ba lợi ích : Giúp tổ tiên chúng ta đảm bảo được thế hệ sau là “
của mình ” , giúp tình cảm gắn bó hơn và giúp định hướng tính cách cho trẻ.
Theo David Buss, ghen tuông là một dạng tình cảm ,giúp con người dò tìm,
nhận biết và ngăn cản sự không chung thủy.David Buss đã thực hiện và tổng
hợp hàng chục nghiên cứu từ 20 năm ở 40 quốc gia và kết luận là ghen tuông
không phải là một thói xấu.Buss khẳng định: Ghen là sự ứng xử khôn khéo
trong tình cảm mà tổ tiên chúng ta đã truyền lại cho thế hệ sau và có thể tìm
thấy điều này ở mọi nền văn hóa.Cơn ghen mà ngày nay con người cảm nhận
cũng giống hệt như tổ tiên của chúng ta vậy.Ghen tuông được coi như một
phương tiện bảo vệ quyền lợi của con người.Đàn ông bị cắm sừng dễ phải nuôi
dạy đứa trẻ mình không sinh ra, còn phụ nữ bị bỏ rơi dễ rơi vào trạng thái sốc
khi mất đi chỗ dựa cho bản thân và con cái.Từ xưa tính ghen đã giúp cho đàn
ông đoán trước được sự phản bội và giúp phụ nữ tránh bị ruồng bỏ. Đó chính là
cách mà tổ tiên chúng ta bảo vệ “chiến lược sinh sản”.

10
Shettel-Neuber,Bryson và Young đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu
mức độ thân thiết của mọi người-cách họ tương tác vói người khác ảnh hưởng
thế nào tới hành vi tình dục của người đó.Họ yêu cầu 210 người làm bài kiểm
tra về tính cách.Những người này cũng trả lời họ đã quan hệ tình dục với bao
nhiêu người.Khi so sánh đối chiếu, các nhà nghiên cứu đã xác nhận bản tính
thống lĩnh là đặc điểm chủ chốt ở những người có nhiều bạn tình. Họ cũng tìm
thấy những ai hoặc quá thân thiện, xới lới với người khác hoặc quá lạnh lùng
vói người khác cũng có xu hướng quan hệ bừa bãi.Còn những người thân thiện
một cách vừa phải thì ít có bạn tình nhất.Những người chuyên chống đối thích
có nhiều bạn tình nhằm tránh quan hệ một vợ một chồng do lo sợ rằng sẽ bị
người bạn đời đối xử không tôt hoặc bỏ rơi.

2.6 Bài học kinh nghiệm khi thực hiện thực nghiệm

+Thuận lợi:
-Các thành viên trong nhóm đa số nhiệt tình, hợp tác đóng góp ý kiến xây
dựng.Hoàn thành các công việc được giao đúng hạn nhóm đề ra.

-May mắn khi gặp được đa số bạn chịu hợp tác dể thực nghiệm.

+Khó khăn:

-Nhóm tốn khá nhiều thời gian cho việc hình thành và chọn lựa ý tưởng, cách
thức thực hiện thực nghiệm

-Khó sắp xếp thời gian làm thực nghiệm do sự khác nhau trong thời gian biểu
của mỗi thành viên

-Thiếu kinh nghiệm khi đi phỏng vấn còn ngại.

11
Phần 3: Minh Chứng Thực Nghiệm

3.1. Minh chứng thực nghiệm

3.2 Bảng hỏi/Câu hỏi phỏng vấn sâu.

1. Quan điểm của các bạn như thế nào về việc ghen tuông mù quáng? Nếu 1
trong 2 bạn có một người đang có tình trạng nhu vậy thì sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến mối quan hệ.

2. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ không lành mạnh, bạn có lo lắng hay
bất an ko?

3. Bạn thấy việc 1 chàng trai /1 cô gái đã có bồ nhưng đi chơi nhiều lần với
bạn thân khác giới như thế nào? Nếu bồ của bạn cũng vậy thì bạn sẽ phản ứng
như thế nào?

4. Theo bạn, đàn ông và phụ nữ ai dễ ghen tuông hơn ?vì sao?

5. Nếu bạn trong một mối quan hệ ghen tuông bạn sẽ xử lý thế nào?

6, Có sự khác biệt trong ghen tuông giữa nam và nữ không?Vì sao?

7.Nếu bạn là người ghen tuông bạn chọn làm rõ hay bỏ qua? Vì sao.
PHỤ LỤC
ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

TT Họ tên sinh viên được Mức độ tham Căn cứ xếp thứ hạng hoặc
đánh giá gia theo thứ đánh giá phần trăm(%)
hạng hoặc
phần trăm(%)
1 Nguyễn Trần Dức Tấn 100% Luôn hoàn thành đúng tiến
độ,đạt kết quả tốt, hợp tác
với mọi người,..
2 Phạm Thị Thùy Linh 100% Luôn hoàn thành đúng tiến
độ,đạt kết quả tốt, hợp tác
với mọi người,..
3 Nguyễn Đức Trí Đạt 100% Luôn hoàn thành đúng tiến
độ,đạt kết quả tốt, hợp tác
với mọi người,...
4 Vũ Thị Ngọc Diệp 90% Nhiệt tình hợp tác, thường
hoàn thành tốt công việc
được giao
5 Đinh Thị Thúy Vy 90% Nhiệt tình hợp tác,thường
hoàn thành tốt công việc
được giao
6 Nguyễn Thị Thanh Lam 70% Còn vắng mặt trong một số
buổi làm, chưa thật sự hoàn
thành tốt công việc dược
giao lắm(tạm)
7 Nguyễn Quốc Tài 50% Thường vắng mặt trong các
buổi làm
8 Nguyễn Khã Huỳnh 50% Thường dvắng mặt trong
các buổi làm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr115-116.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr117-118.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr118-119.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội,tr120-121.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội,tr152-153.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội,tr153-154.
_Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong Tâm lý học Xã hội. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr155-156.

You might also like