You are on page 1of 2

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN CLISE KHỐI 7

(ĐÁNH GIÁ LẤY ĐIỂM GIỮA HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC


CÔNG DÂN)

Học sinh lựa chọn 1 trong 2 tình huống sau đây để thực hiện hoạt động nhóm.

Tình huống 1/2:

A bước vào lớp với vẻ mặt tức giận. Những người bạn thân trong nhóm của A đang cố gắng
giúp bạn ấy áp dụng các chiến lược quản lí cảm xúc để bình tĩnh và có suy nghĩ tích cực hơn.

Em hãy sáng tác 1 truyện ngắn/ truyện tranh dựa vào tình huống trên.

Tình huống 2/2:

“Mới đây, Khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi trung ương) đã tiếp nhận hai học sinh
gặp các rối loạn về tâm lý liên quan đến áp lực học tập, thi cử căng thẳng. Điển hình là nữ sinh
15 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc…
Những biểu hiện này diễn ra thường xuyên khi kỳ thi đến gần khiến phụ huynh vô cùng lo lắng
và đã đưa con đến khám, điều trị..”

(Nguồn: Báo Hà Nội mới - Ngày 24/6/2023)

Lựa chọn 1: Từ những kiến thức và trải nghiệm của bản thân, em hãy lập kế hoạch tổ
chức 1 buổi toạ đàm dành cho học sinh lớp 7 với chủ đề Cảm xúc tích cực.

Lựa chọn 2: Em hãy thiết kế 1 poster/ cẩm nang để tuyên truyền về các giải pháp giúp
học sinh giải toả cảm xúc, giảm áp lực thi cử.

Yêu cầu:

- Số lượng thành viên mỗi nhóm tối đa là 6 học sinh


- Không có giới hạn về hình thức thể hiện (truyện ngắn, truyện tranh, sách ảnh, poster,…)

Các mục tiêu học tập được đánh giá trong dự án:

MTC 3.a: Học sinh nêu được dấu hiệu tiềm ẩn có thể dẫn tới mâu thuẫn về lợi ích trong mối
quan hệ với bạn bè, thầy cô, các cán bộ nhân viên trong trường.

MTC 3.b: Học sinh giải thích được nguyên nhân khiến khúc mắc nhỏ trở thành xích mích lớn
trong các tình huống xảy ra tại trường học.

MTC 3.c: Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giải quyết xung đột về
lợi ích trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cán bộ nhân viên trong nhà trường.

MTC 3.d: Học sinh áp dụng được chiến lược quản lí cảm xúc phù hợp khi giải quyết xung đột
nảy sinh trong các hoạt động học tập theo nhóm và hoạt động ngoại khóa tại trường học.

MTC 3.e: Học sinh đánh giá được vấn đề dựa trên góc nhìn của người khác trong một tình
huống nảy sinh xung đột tại trường.
MTC 3.f: Học sinh trình bày được quan điểm của bản thân nhưng vẫn tôn trọng quan điểm của
người khác trong quá trình giải quyết xung đột về lợi ích tại trường học.

MTC 3.g: Học sinh trình bày được giải pháp tốt nhất giúp giải quyết xung đột, chữa lành mối
quan hệ trong nhà trường dựa trên việc phân tích và đánh giá tính hiệu quả các giải pháp khả
thi.

MTC 3.h: Học sinh áp dụng được các cách giúp phát triển và duy trì các mối quan hệ tích cực
với bạn bè, thầy cô qua các dự án học tập, hoạt động ngoại khóa dưới hình thức trực tiếp và
trực tuyến.

You might also like