You are on page 1of 4

Làm thế nào để tăng cường tương tác xã hội cho

học sinh
 Khi thực hiện HTQC, quá trình tương tác xã hội thể hiện ở việc học sinh chủ
động trao đổi ý kiến cá nhân với các bạn trong nhóm và lớp; lắng nghe và phản
hồi tích cực; cùng nhau thống nhất và hợp tác tìm ra giải pháp giải quyết vấn
đề hiệu quả.
 Dưới đây là gợi ý một số cách giúp giáo viên xây dựng và tạo ra môi trường
tương tác xã hội tích cực trong HTQC:
Thiết lập và duy trì cách ứng xử dựa trên sự tôn trọng giữa giáo viên với
học sinh, giữa học sinh với học sinh trong HTQC.
Mối quan hệ này có thể được thiết lập thông qua những cử chỉ thân
thiện, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, sử dụng nhiều lời khen
ngợi, không chê bai; tạo tiếng cười trong mỗi tiết dạy.
Khi một học sinh hoặc nhóm học sinh không tìm ra được phương án trả
lời cho câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời không chính xác, thay vì trách
móc, chỉ trích học sinh thì giáo viên có thể động viên học sinh khác trả lời câu
hỏi: “Có bạn nào có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này không?; rèn luyện cho học
sinh cách bày tỏ ý kiến cá nhân, nhận xét, tranh luận một cách khéo léo, ví dụ:
nếu không đồng tình thì có thể dùng cách diễn đạt tích cực như: “Mình nghĩ
khác bởi vì….”; “Mình nghĩ cần phải cân nhắc lại câu trả lời này….”; “Theo ý
kiến của mình thì ,…”…
Thay đổi bối cảnh, hình thức học tập mới mẻ, khác lạ như: học ngoài
trời, học qua đi thực tế hoặchoạt động thử nghiệm... Các hình thức này
giúp mở rộng kết nối học sinh với xã hội và xóa bỏ rào cản giữa các cá
nhân và các nhóm. Những cơ hội này thúc đẩy các kĩ năng giao tiếp giữa
các cá nhân và kĩ năng xã hội cho học sinh.
Tổ chức cho học sinh cùng làm việc theo nhóm: Việc chia nhóm và yêu
cầu học sinh ngồi theo nhóm để hợp tác là chưa đủ, giáo viên cần phải
tạo ra các quy tắc, điều kiện để các nhóm làm việc hiệu quả và phù hợp.
Để tất cả các học sinh tham gia tích cực và tương tác có chất lượng, giáo
viên cần đưa ra các hướng dẫn và kết quả mong cụ thể (mục tiêu và yêu
cầu) cho từng hoạt động để học sinh biết và cùng nhau chia sẻ trách
nhiệm thực hiện.
Các kĩ thuật dạy học phát huy tính tương tác:

Suy nghĩ- Cặp đôi- Chia sẻ:

 Giáo viên nêu một câu hỏi hoặc bài tập về chủ đề;
 Mỗi học sinh tự suy nghĩ về nhiệm vụ trong 2- 5 phút (suy nghĩ);
 Sau đó học sinh quay sang bạn bên cạnh để cùng thảo luận (Thảo luận cặp
đôi);
 Hai học sinh cùng trình bày trước lớp (Chia sẻ).

Cho học sinh dự đoán xem điều xảy ra trong một tình huống cụ thể
liên quan đến bảo vệ cơ quan hô hấp (môn Tự nhiên và Xã hội lớp
2); học sinh nêu ý nghĩa của một bài đọc hoặc của câu chuyện (môn Tiếng
Việt); chia sẻ các cách giải một bài toán (môn Toán)…
Tranh luận: .

 Có thể áp dụng hình thức tranh luận chính thức hoặc không chính thức, cá
nhân hoặc theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Tranh luận khuyến
khích học sinh nêu quan điểm riêng và thu thập thông tin, lý giải để chứng
minh cho quan điểm đó.
 Giáo viên đưa ra một câu hỏi hoặc một chủ đề cụ thể.
 Học sinh trình bày quan điểm riêng về câu hỏi hoặc chủ đề đó.
 Tìm các bạn cùng quan điểm tạo thành một nhóm;
 Nhóm cùng xây dựng lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.

Tìm hiểu đặc điểm của làng quê và đô thị, giáo viên tổ chức cho học sinh
tranh luận câu hỏi: “Bạn thích sống ở làng quê hay đô thị hơn? Vì sao?”.
Các nhóm cùng tranh luận để biện luận cho quan điểm của mình.
Mảnh ghép: theo 2 vòng

 Vòng 1 Nhóm chuyên gia: Lớp học chia thành các nhóm với 4-6 học sinh, mỗi
nhóm được giao 1 nhiệm vụ với nội dung học tập cụ thể. Các thành viên nhóm
cùng thảo luận để tìm hiểu và trình bày được nội dung học tập của nhóm.
 Vòng 2 Nhóm mảnh ghép: các thành viên trong nhóm chuyên gia sẽ di chuyển,
ghép với các nhóm khác để tạo thành nhóm mới, trao đổi các nội dung đã thảo
luận ở nhóm chuyên gia với các thành viên nhóm mới, sau đótrình bày trước
lớp.
 Cách phân nhóm và cách tiến hành kĩ thuật Mảnh ghép được thể hiện tóm tắt
qua sơ đồ dưới đây:

Bài về bão, lũ, lụt, hạn hán (môn Tự nhiên và Xã hội).

 Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh, từng nhóm tìm
hiểu một trong các hiện tượng thiên tai (có thể viết, vẽ, làm bộ sưu tập
tranh…).
 Tiếp theo, cho học sinh sẽ đếm theo thứ tự từ 1 đến 4, những học sinh có cùng
số đếm sẽ ngồi cùng nhau tạo thành nhóm mới, các thành viên nhóm mới chia
sẻ với nhau về những nội dung mình đã tìm hiểu được từ nhóm ban đầu.
 Các thành viên nhóm mới tổng hợp các ý kiến và trình bày trước lớp về cả 4
hiện tượng thiên tai; so sánh, tìm mối quan hệ giữa các hiện tượng thiên tai.

Ổ bi (vòng tròn xoay):

 Chia lớp thành 2 nhóm ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm; học sinh ở hai vòng
tròn quay mặt vào nhau để tạo thành các cặp đôi. Một lớp có thể có nhiều cặp
ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm khác nhau.
 Giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu một tình huống cụ thể.
 Các cặp thảo luận với nhau trong thời gian ngắn, sau đó một trong hai vòng sẽ
di chuyển sang trái hoặc phải một hoặc dịch lên/xuống hai vị trí để tạo thành
các cặp đôi mới.
 Tiếp tục như thế cho đến khi giáo viên muốn dừng nội dung thảo luận.
 Kĩ thuật Ổ bi được thể hiện qua sơ đồ sau:

Khi thực hành đặt câu “Ai là gì?” (Tiếng Việt lớp 2)

 Giáo viên tổ chức cho học sinh đứng thành hai vòng tròn đồng tâm và quay
mặt vào nhau tạo thành các cặp đôi.
 Sau 10 giây suy nghĩ, các học sinh ở vòng tròn bên trong chia sẻ một câu mà
mình đã đặt với bạn đối diện ở vòng tròn bên ngoài, sau đó vòng tròn bên
ngoài sẽ chia sẻ lại ý kiến với vòng trong.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh vòng ngoài bước sang trái 1 bước để tạo
cặp mới, để thảo luận và đưa ra một câu mới.

You might also like