You are on page 1of 3

Làm thế nào để học sinh có nhiều cơ hội thử

nghiệm (lặp đi lặp lại)?


 Khi tổ chức các hoạt động HTQC, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh khám
phá, tìm hiểu các khái niệm mới qua các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu,
thử đi thử lại các giả thuyết để tìm ra câu trả lời thỏa đáng, như vậy học sinh
sẽ khám phá và hiểu nội dung bài học sâu hơn.
 Khi cho học sinh học về cách giải quyết vấn đề, giáo viên có thể thực hiện các
bước theo qui trình sau: giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết học sinh làm
việc cá nhân hoặc chia sẻ ý tưởng của mình với bạn để đưa ra một số giải pháp
 lựa chọn giải pháp khả thi  Phân tích, chọn khả năng thực hiện giải pháp
đó  chia sẻ với bạn để bạn góp ý  điều chỉnh theo góp ý của bạn và cân
nhắc xem liệu có phương án nào khác nữa không  thử nghiệm giải pháp.
Quá trình này khuyến khích sự lặp đi lặp lại trong HTQC, cho phép học sinh có
cơ hội tự khám phá và học sâu hơn do được thử nghiệm thực tế, nếu thất bại
sẽ thử đi thử lại cho đến khi tìm ra được kết quả. Giáo viên có thể khuyến
khích việc lặp lại thông qua hướng dẫn học sinh bằng các mục tiêu, câu hỏi,
các gợi ý và mô hình.
 Dưới đây là một số gợi ý cho giáo viên cách tạo nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi
lặp lại) cho học sinh:
Thiết kế hoạt động học tập thông qua chuỗi các nhiệm vụ, câu
hỏi, tình huống có vấn đề để kích thích các ý kiến trái chiều
nhau; đòi hỏi học sinh phải thử nghiệm; đặt ra nhiều giả thuyết; có nhiều
cơ hội thử đi thử lại thực hiện các hoạt động với kết quả mở.
Khi tổ chức dạy học về tính chất của không khí, thay vì việc giáo
viên đưa ra nhận định: không khí là vật chất và nó tồn tại xung
quanh chúng ta, giáo viên A tổ chức dạy học như sau:

 Chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 6 học sinh; Phía trên khu vực lớp học có để
một số đồ dùng học tập: những chiếc chậu nhỏ, những chiếc tăm nhọn, xô
đựng nước, bơm tay…
 Giáo viên giơ 1 cái túi bóng cho học sinh quan sát và đưa ra tình huống có vấn
đề: Mỗi nhóm hãy lấy cho thầy/cô 1 túi không khí và chứng minh cho cả lớp
biết rằng trong túi đó chứa không khí.
 Các nhóm thảo luận từ 5 đến 10 phút để viết, lập ra phương án giải quyết
nhiệm vụ học tập của giáo viên.
 Sau đó, giáo viên mời một nhóm trình bày. Nếu nhóm đó trình bày được một
cách chứng minh tốt, giáo viên có thể hỏi học sinh làm thế nào để có cách
chứng minh hay hơn?. Nếu nhóm trình bày không chứng minh được là trong
túi có không khí, giáo viên có thể đưa thêm các câu hỏi gợi ý để nhóm tiếp tục
tìm ra cách chứng minh có không khí trong túi.
 Các nhóm khác đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi và nêu gợi ý cụ thể giúp nhóm
trình bày có thể cải tiến cách làm của nhóm, hoặc thử nghiệm một cách làm.
Quá trình này có thể lặp lại và cuối cùng là học sinh tìm được cách chứng minh
không khí có trong chiếc túi bóng.

Khuyến khích học sinh liên tục suy nghĩ bằng cách luôn đặt ra các
câu hỏi sau mỗi hoạt động học tập. Ví dụ: Tại sao em lại trình bày
theo cách này? Điều gì khiến em băn khoăn? Em có muốn thử làm
theo cách khác không?... Để khuyến khích học sinh liên tục suy nghĩ và rèn
thói quen tư duy liên tục để cải tiến các biện pháp khi giải quyết nhiệm vụ
học tập thì kĩ thuật “Nhìn thấy – suy nghĩ- băn khoăn” có nhiều ưu điểm.
Đứng trước một nhiệm vụ học tập, học sinh rèn luyện và hình thành thói
quen tư duy để trả lời cho 3 câu hỏi: Em nhìn thấy gì? Em có suy nghĩ, nhận
xét gì? Điều gì khiến em còn băn khoăn.
Chia sẻ cùng bạn
Làm việc theo cách chia sẻ cùng bạn trong lớp (chia sẻ đồng đẳng)
là một cách làm hữu hiệu để kích thích sự lặp lại trong lớp học. Cách làm
này đều có thế áp dụng trong mọi hoàn cảnh như làm việc nhóm, bài tập
viết và bài tập sáng tạo. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đưa ra các
góp ý, phản hồi hữu ích và mang tính xây dựng bằng cách áp dụng các 03
nguyên tắc vàng sau:

 Tích cực: Các ý kiến phản hồi cần mang tính xây dựng.
 Cụ thể: Các ý kiến phản hồi cần liên quan đến những điều học sinh nhìn thấy,
đọc được, nghe được. …
 Có tính hỗ trợ: Các ý kiến phản hồi cần đưa ra các gợi ý về cách thực hiện cải
tiến như thế nào, cần những gì để thực hiện và dẫn chứng các ví dụ cụ thể về
cách làm.

Trong tiết học Mĩ thuật: Bài học vẽ con bướm.


Đối với bài học này, bạn A phải vẽ một con bướm. A đã chọn hình mẫu là hình ảnh một con
bướm ‘Bướm hổ đuôi én’. Loài bướm này có hình dáng và màu sắc khá đặc biệt.
- Bức vẽ đầu tiên của A giống một con bướm nhưng nó không giống hình bướm hổ đuôi én , Các
bạn cùng lớp đã đưa ra những nhận xét, góp ý để A hoàn thiện bức vẽ của mình.
- Đầu tiên, các bạn cùng lớp đưa ra lời khuyên rất cụ thể về hình dạng của đôi cán h như: “bạn ấy
có thể vẽ lại cho đôi cánh ‘nhọn hơn’, thay đổi góc của cánh, làm cho chúng dài hơn, làm cho đôi
cánh giống hình tam giác hơn.
- Với lời khuyên này, A quay lại bàn vẽ và thực hiện bức vẽ thứ hai.
- Hình vẽ thứ hai trông giống một con bướm hổ đuôi én hơn, A đã lắng nghe phản hồi của các
bạn cùng lớp nhưng hình vẽ vẫn chưa thực sự tốt.
- Các bạn đã tiếp tục cho A nhiều góp ý và phản hồi về hình vẽ. Khi bản vẽ đẹp hơn, phản hồi của
các bạn thậm chí còn cụ thể hơn.
- A đưa ra bản thảo thứ ba và một bản thảo thứ tư. Bạn ấy đã lắng nghe phản hồi và hình dạng
bản vẽ của bạn trở nên thực sự tốt.
- Cuối cùng, A vẽ thêm các hoa văn trên cánh bướm, tô màu với sự giúp đỡ của những người
bạn cùng lớp và A đã tạo ra bản vẽ thứ năm đúng mẫu và bản vẽ thứ sáu với màu sắc đẹp.
- Cuối cùng, với sự giúp đỡ, góp ý của các bạn trong lớp, bạn A đã có thể vẽ một con bướm trông
giống hệt như một con bướm hổ đuôi én. Các bạn đã đưa ra phản hồi rất cụ thể và hữu ích cho
A mà không hề chê bai, chỉ trích. Và A đã lắng nghe, kiên trì, tiếp tục lặp lại và thành công.
Như vậy, trong hoạt động này, 3 nguyên tắc vàng để đưa ra các góp ý/phản hồi hữu ích bao
gồm:
 Tích cực: Các ý kiến góp ý rất cụ thể và hữu ích cho học sinh A mà không hề chê bai, chỉ
trích. Và A đã lắng nghe, kiên trì và tiếp tục lặp lại.
 Cụ thể: Các góp ý đều phải rất cụ thể liên quan đến những điểm chưa hoàn thiện trên
bức vẽ hình con bướm của bạn A.
 Có tính hỗ trợ: Các giải pháp gợi ý đã giúp bạn A điều chỉnh bức tranh vẽ của mình để
giống với con bướm hổ đuôi én hơn.

You might also like