You are on page 1of 1

Talk show: 

Nếu phải tiến hành một giảng bài nhàm chán, hãy thay đổi nó thành
một chương trình talk show như trên truyền hình. Học sinh có thể đóng vai thành
các đối tượng khác nhau để phỏng vấn giáo viên hoặc các bạn cùng lớp trên sân
khấu, các học sinh còn lại sẽ là các khán giả. Hãy cho học sinh một chút thời gian để
chuẩn bị và học sinh sẽ tạo ra một hoạt động thực sự thú vị, và tham gia với rất
nhiều năng lượng.

Giữ cho học sinh luôn bận rộn: Thay vì làm học sinh cảm thấy nhàm chán với
những bài giảng thông thường, hãy tìm cách khiến học sinh luôn phải làm việc trong
suốt thời gian của bài học. Thay vì giảng bài trong một giờ, hãy dành thời gian để
tương tác với một bài kiểm tra, thăm dò ý kiến hoặc thậm chí là tạo ra những mô
hình minh họa cho nội dung bài học…

Phối hợp nhiều phong cách giảng dạy: Học sinh sẽ chán nếu bạn sử dụng một kỹ
thuật giảng dạy và lặp đi lặp lại mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần kết hợp các phong cách
giảng dạy để thu hút sự quan tâm của học sinh, để mang đến sự tò mò và giảm đi
sự nhàm chán. Bạn có thể đơn giản yêu cầu học sinh đoán hoặc trả lời một câu đố
trước khi bạn nói về nó, điều này sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh, khiến nội dung
giảng dạy hấp dẫn hơn và khiến học sinh tích cực suy nghĩ.

Sử dụng mindmap

Việc sử dụng một cách đa dạng các hình thức học tập sẽ khiến học sinh có hứng thú hơn khi
tham gia lớp học. Tuy nhiên việc lựa chọn và kết hợp các phần mềm với nhau cũng vô cùng quan
trọng. Để khởi động lớp học, tạo tâm thế học tập, thầy cô có thể sử dụng các video clip liên quan
đến bài học hoặc trang web bouncyballs.org,… Để quản lý, tạo động lực cho lớp học thầy cô có
thể sử dụng phần mềm ClassDojo để cộng/trừ điểm, tạo group học tập, chọn học sinh random,…
Trong tiết học, thầy cô có thể tạo ra các bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức Quizzes, Kahoot,
Baamboozle,… Việc được tương tác với câu hỏi thông qua những hình thức khác nhau sẽ khiến
học sinh thích thú hơn việc làm bài tập trên giấy hoặc giáo viên hỏi, học sinh trả lời.” 

You might also like