You are on page 1of 5

Lập luận của nguyên đơn

 Nga
Nga đưa ra lí do can thiệp vào Syria: Nga đã bắt đầu can thiệp sau khi có một
yêu cầu chính thức từ chính phủ Syria để giúp họ chống lại lực lượng nổi dậy
và các nhóm thánh chiến ở Syria.

Trong tất cả các cuộc phỏng vấn, phía Nga đều bác bỏ tất cả các chỉ trích của
Mỹ và phương Tây về việc các cuộc không kích của Nga nhằm vào dân
thường. Thủ tướng Dmitry Medvedev khi trả lời trong cuộc họp báo khẳng
định Nga không ném bom vào dân thường và nhấn mạnh, những cuộc không
kích của Nga tại Syria chỉ nhằm vào những kẻ khủng bố.

Phản ứng trước cáo buộc của Tổ chức Ân xá Thế giới về việc Nga không kích
vào dân thường, Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho
biết tại cuộc họp báo: "Chúng tôi đã xem xét báo cáo này. Một lần nữa không
có thông tin chính xác và mới nào được nêu ra, chỉ toàn những điều cũ rích và
giả dối mà chúng tôi vẫn liên tục bác bỏ...Tổ chức Ân xá Quốc tế tự tin cáo
buộc không có các mục tiêu quân sự hay phiến quân nào trong những khu vực
Nga không kích, nhưng họ không thể biết điều này và cũng không có cách nào
kiểm tra...Thậm chí ngay trong phần mở đầu của báo cáo cũng nói tất cả các dữ
kiện được liệt kê đều đã được nghiên cứu từ xa với những thông tin thu thập
qua các cuộc trao đổi điện thoại với những người được gọi là các nhà hoạt động
nhân quyền địa phương".

Ông Konashenkov cũng bác bỏ việc Nga sử dụng bom chùm. Ông nói: "Không
quân Nga không sử dụng chúng. Không hề có loại vũ khí này tại căn cứ không
quân Nga ở Syria"

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh tại Hội đồng Liên bang, ông
Franz Klintsevich nói rằng, những động thái (làm bế tắc các hành động của Hội
đồng Bảo an LHQ của Mỹ và các nước phương Tây) như vậy sẽ góp phần "…
dẫn tình hình ở đất nước này (Syria) vào ngõ cụt hoàn toàn." Thượng nghị sĩ
Franz Klintsevich chỉ ra rằng, từ chối ủng hộ dự thảo nghị quyết, các nước Hoa
Kỳ, Anh và Pháp đã không thể hoặc có lẽ không muốn làm "dù chỉ một bước
lệch khỏi các lập trường khối" và tiếp tục hành động trong khuôn khổ hình thái
"phe ta-phe địch" thời "chiến tranh lạnh

Thiếu tướng Igor Konashenkov, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga khăng
định: "Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc rằng máy bay Su-24 của Nga xâm
phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ là hành động tuyên truyền vô căn cứ."Ông Igor
Konashenkov cũng nhấn mạnh Nga bắt đầu chiến dịch tại Syria sau khi cuộc
khủng hoảng người di cư ở châu Âu kéo dài một thời gian, vì vậy không tồn tại
mối liên hệ giữa hai vấn đề này

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev phát biểu
tại cuộc họp với các đại diện của NATO và Arab Saudi tại Moscow ngày
28/10: "Nước Mỹ sẽ đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến mới tiềm ẩn nhiều
nguy cơ khó lường khi điều động bộ binh đến Syria. Mọi hành động can thiệp
của Mỹ và liên quân tại Syria đều không tuân theo luật pháp quốc tế. Kế hoạch
điều động bộ binh đến Syria của Mỹ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng

Phản ứng trước cáo buộc của Anh và các nước phương Tây rằng hoạt động của
Không quân Nga tại Syria không đóng góp gì cho việc giải quyết cuộc khủng
hoảng tại Syria, Bộ trưởng Lavrov cho rằng, không quân của Nga đang hoạt
động một cách hiệu quả tại Syria

 Syria

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters (Anh), Tổng thống Syria Al-
assad khẳng định: "Việc mời một đội quân nước ngoài... là quyền của bất cứ
quốc gia nào. Do đó, không ai có thể cấm họ làm điều đó." Tổng thống Syria
Bashar al-Assad đã khẳng định rằng người dân Syria không muốn quân đội
Nga rời khỏi Syria, kể cả hiện tại lẫn trong tương lai, ông cũng tuyên bố sẵn
sàng chấp nhận để các phần tử phiến quân hạ vũ khí nhằm tránh tình trạng máu
đổ thêm ở Syria

Ngoại trưởng Syria, Walid Muallem nhận định với hãng tin Sputnik rằng: "Nga
đã đang thực hiện chiến dịch không kích hiệu quả hơn 10 lần so với Mỹ. Chúng
tôi hi vọng quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Nga và Syria sẽ duy trì vì đây
không chỉ là điều tốt cho đất nước chúng tôi mà nó còn là biện pháp tự vệ cho
Nga. Với sự phối hợp giữa máy bay Nga và lính bộ binh Syria, quân đội chính
phủ giờ đã tái chiếm được nhiều vùng lãnh thổ tại Syria"

Tổng thống Syria Al-assad trong chuyến thăm Nga ngày 20/10/2015 đã cảm ơn
Nga như sau: "Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc của cá nhân tôi đến
giới lãnh đạo Liên bang Nga vì đã giúp đỡ Syria. Nếu không có hành động
quyết liệt từ Nga thì chủ nghĩa khủng bố giờ đã lan tràn trong khu vực và có thể
chiếm được nhiều lãnh thổ hơn nữa...Nga đang giúp "tạo nên một sự cân bằng
toàn cầu mới".

Lập luận của bị đơn


Lý do Mỹ, Anh, Pháp can thiệp và Syria: Năm 2017 Mỹ dùng tên lửa tấn
công vào Syria với cáo buộc trừng phạt Syria sử dụng vũ khí hoá học. Năm
2018 Liên minh Mỹ, Anh, Pháp phóng tên lửa vào lãnh thổ của Syria với cáo
buộc nhằm trừng phạt Syria với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Anh là nước
duy nhất trong ba nước đưa ra lập luận pháp lý biện minh cho hành động sử
dụng vũ lực này dựa trên can thiệp nhân đạo

 Hoa kì
Hoa Kỳ cũng cáo buộc Nga, cho là lực lượng không quân Nga tại Syria rõ ràng
đã tấn công các cơ sở y tế, trường học và khu chợ búa. Về sự gia tăng thương
vong dân sự, Hoa Kỳ cho là "đáng lo ngại". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ
Mark Toner ở Washington tuyên bố rằng cách tiếp cận này của Nga, làm suy
yếu việc tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Ngày 13/6/2013, lần đầu tiên Mỹ tuyên bố có bằng chứng xác thực về việc
chính phủ Assad đã nhiều lần sử dụng một lượng hạn chế vũ khí hóa học tấn
công vào các lực lượng nổi dậy, khiến ít nhất 100 đến 150 người chết. Kể từ
đây, Mỹ quyết định bơm viện trợ "chính thức" vũ khí cho phe nổi dậy.

Ngày 4/4/2017, Mỹ có cáo buộc cho rằng chính phủ Syria đã thực hiện một
cuộc tấn công hóa học, giết chết hàng chục người tại tỉnh Idlib, phía Tây Nam
thành phố Aleppo. Phía Mỹ cho rằng Chính phủ của Tổng thống Bashar al-
Assad đứng sau cuộc tấn công này. “Nhà Trắng” miêu tả đây là cuộc tấn công
“tàn ác” và nhấn mạnh “cuộc tấn công hóa học này ở Syria nhắm tới dân
thường gồm phụ nữ và trẻ em, là đáng trách và không thể phớt lờ bởi thế giới
văn m”.

- Tổng thống Trump cho rằng phía Mỹ có hai lý do dẫn đến quyết định tấn
công tên lửa nhắm vào Syria: Thứ nhất, lý do dài hạn để nhằm chống khủng
bố, chống chính quyền của Tổng thống Assad và ngăn chặn khủng hoảng di cư.
Thứ hai, lý do trực tiếp để bảo vệ “lợi ích an ninh quốc gia sống còn” của Mỹ
nhằm ngăn chặn và loại trừ vũ khí hóa học, và trừng phạt chính phủ Assad khi
cho rằng chính phủ này đã tiến hành cuộc tấn công hóa học ngày 4/4 vừa qua.

 Anh

Ngày 13/4/2013, Anh tuyên bố tìm thấy chứng cứ có sử dụng vũ khí hóa học ở
Syria thông qua xét nghiệm mẫu đất được vận chuyển từ Syria. Sau đó 10
ngày, tờ New York Times cho biết chính phủ Anh và Pháp đã gửi thư cho Tổng
Thư ký LHQ tuyên bố có bằng chứng xác đáng về việc chính phủ ông Assad sử
dụng vũ khí hóa học

 Các chỉ trích từ phương Tây


Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) đã điều tra 25 cuộc không kích của Nga ở Syria từ
tháng 9 đến tháng 11 năm 2015. Theo AI, dựa vào nhân chứng, hình ảnh và
video, và các chuyên gia vũ khí, trong 6 cuộc tấn công ít nhất 250 thường dân
và một chục tay súng đã thiệt mạng, gây thiệt hại tại các khu vực dân cư và phá
hủy cơ sở hạ tầng y tế. Một trong các cuộc tấn công có nhiều nạn nhân nhất là
vào một khu chợ ở trung tâm của Ariha thuộc tỉnh Idlib 49 thường dân đã bị
giết chết. Ngoài ra, trong một cuộc tấn công vào khu nhà cư trú vào ngày 15
tháng 10 năm 2015, ở thị trấn nhỏ al-Ghantu ở tỉnh Homs bom nhiệt áp đã
được sử dụng, 46 người, trong đó có 32 trẻ em đã bị giết chết [93] Trong tháng
3 năm 2016 AI cáo buộc thêm, các cuộc tấn công vào các bệnh viện đã trở
thành một phần của chiến lược quân sự của quân đội Nga và Syria.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đưa ra tài liệu cho thấy từ ngày 26
tháng 1 năm 2016 cho đến đầu tháng 2 năm 2016 trong ít nhất 14 trường
hợp, bom chùm đã được sử dụng, gây thiệt mạng cho 37 thường dân và hàng
chục người bị thương.

* Việc một quốc gia giúp đỡ chính phủ nước ngoài trong cuộc đấu tranh
nội bộ của họ:

Luật quốc tế không ngăn cấm từng quốc gia quyền được giúp đỡ chính phủ
nước ngoài về quân sự, kinh tế... trong trường hợp có âm mưu lật đổ bằng vũ
lực. Sự giúp đỡ chính phủ hợp pháp trong cuộc đấu tranh với các phái vũ trang
độc lập dựa vào sự ủng hộ của nước ngoài không phải là sự can thiệp. Bởi việc
làm này không nhằm mục đích ép buộc quốc gia khác phải phục tùng quyền lợi
của mình. Khác với chính phủ hợp pháp được bầu cử dân chủ, mọi sự giúp đỡ
của lực lượng đối lập có ý định lật đổ chính quyền đều được coi là sự can thiệp
gián tiếp.

Thực tế cho thấy, khi việc chống chính phủ có sự tham gia của phần lớn nhân
dân và dẫn đến nội chiến ở phạm vi toàn quốc thì vấn đề giúp đỡ chính phủ trở
nên rất phức tạp. Nhiều cường quốc thường lợi dụng “can thiệp theo lời mời”,
thông qua các “thỏa thuận” cho phép nước ngoài can thiệp trong trường hợp có
nội chiến hoặc có thỏa thuận hình thức của chính phủ chống đối bắt đầu từ một
cuộc cách mạng. Ủy ban quốc tế của LHQ coi những hành vi can thiệp như vậy
là cực kỳ nghiêm trọng, vì nó biểu hiên như một sư châm ngoài hoặc đổ thêm
dầu vào lửa cho cuộc nội chiến của quốc gia khác, là một trong những tội ác
chống hòa bình và an ninh quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_chi%E1%BA%BFn_Syria
2.https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-/
asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/muoi-nam-cuoc-chien-syria-tu-mua-
xuan-arab-den-cuoc-chien-tranh-the-gioi-thu-nho-#
3.https://vi.wikipedia.org/wiki/Can_thi%E1%BB%87p_qu%C3%A2n_s
%E1%BB%B1_c%E1%BB%A7a_Nga_trong_n%E1%BB%99i_chi%E1%BA
%BFn_Syria
4.https://vi.wikipedia.org/wiki/Can_thi%E1%BB%87p_qu%C3%A2n_s
%E1%BB%B1_c%E1%BB%A7a_Nga_trong_n%E1%BB%99i_chi
%E1%BA%BFn_Syria
5.https://tienphong.vn/nhung-nuoc-nao-dang-can-thiep-vao-syria-
post816618.tpo
6.Antv. (n.d.). Hậu Quả Của Cuộc Nội chiến tại Syria. ANTV. Retrieved
March 22, 2023,
https://antv.gov.vn/tin-tuc/the-gioi/hau-qua-cua-cuoc-noi-chien-tai-
syria-194661.html

You might also like