You are on page 1of 5

1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ


 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thường được gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ, là một quốc
gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu,
 gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. thủ đô là Washington, D.C.,
thành phố lớn nhất là New York.
 Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây
Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. 
 Với diện tích 3,8 triệu dặm vuông (9,8 triệu km²) và hơn 331 triệu người,
Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích cũng như đứng thứ ba về
quy mô dân số.
 Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển cao. Đây là
nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai
thế giới tính theo ngang giá sức mua.
 Hoa Kỳ là nhà nước liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới.
 Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị 
 Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của
chính quyền liên bang (tam quyền phân lập) theo Hiến pháp.
 Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực: Lập pháp, Hành
pháp, Tư pháp.
2. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện Châu Mỹ.


Nước Mỹ trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người In-di-an
Ngày 19/4/1775, những cuộc đấu tranh cách mạng đầu tiên ở Mỹ nổ ra ở Bô-xtơn.
Ngày 4/7/1776, các nhà cách mạng Mỹ công bố "Tuyên ngôn Độc lập", tách Mỹ
khỏi Đế quốc Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ gồm 13 bang.
Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của nước Mỹ.
Ngày 7/9/1787, Hiến pháp Liên bang đầu tiên của Mỹ được thông qua và đến
4/3/1789 có hiệu lực => George Washington được bầu là Tổng thống đầu tiên của
nước Mỹ.
Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865) đã dẫn đến việc thủ tiêu chế độ nô lệ ở Mỹ
=>Mỹ trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất thế giới
Ngày 6/4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức, tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 7/12/1941, sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ tham gia Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Sau Chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành đế quốc mạnh nhất, tiến hành chiến lược
toàn cầu
Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào hai cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 -
1953) và Việt Nam (1964 - 1975).
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Chiến tranh Lạnh và trật tự thế giới hai cực kết
thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh toàn diện về kinh tế, quân sự
Sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm thương mại quốc tế 11/9/2001 và khủng
hoảng kinh tế 2008 - 2009 đã tác động lớn đến đời sống chính trị, an ninh, kinh tế -
xã hội Mỹ
=>do đó tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.

3. Thể chế chính trị


a. Đặc điểm của Đảng dân chủ:
- Đảng Dân chủ thường bảo vệ quyền lợi giới lao động, chủ trương phân phối
lại sản phẩm quốc dân có lợi cho tầng lớp nghèo và trung lưu, mở rộng hệ thống
bảo hiểm và phúc lợi xã hội, nên thường nhận được sự ủng hộ của những người
Thiên chúa giáo, Do Thái, da màu, người lao động bình dân.
b. Tổ chức của đảng Dân chủ
- Uỷ ban Quốc gia Dân chủ (The Democratic National Committee)
Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) chịu trách nhiệm cổ xuý các mục
tiêu của tổng thống (khi đảng kiểm soát Nhà Trắng) hoặc quảng bá chính
sách của đảng (trong trường hợp Đảng Cộng hòa cầm quyền).
- Hiệp hội các Thống đốc Dân chủ (The Democratic Governors’ Association)
Các DGA cung cấp hỗ trợ về chính trị và chiến lược trong các chiến dịch
tranh cử thống đốc.
- Ủy ban vận động thượng viện (Democratic Senatorial Campaign
Committee)
Mục đích của Ủy ban vận động thượng viện của đảng Dân chủ là nhằm vận
động bầu cử được nhiều hơn nữa đảng viên Dân chủ vào Thượng viện Hoa Kỳ.
- Ủy ban vận động Quốc hội của đảng Dân chủ (The Democratic
Congressional Campaign Committee)
Ủy ban vận động Quốc hội của đảng Dân chủ được coi là Ủy ban vận động
Dân chủ quốc gia chính thức hỗ trợ ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử vào Hạ
viện Mỹ.
- Ủy ban vận động lập pháp Dân chủ (The Democratic Legislative Campaign
Committee)
Ủy ban vận động lập pháp Dân chủ cung cấp hỗ trợ về chiến lược và hỗ trợ
tài chính cho các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ và ứng cử viên ở cấp độ lập pháp
bang.
- Hiệp hội các Chủ tịch đảng Dân chủ ở các bang (The Association of State
Democratic Chairs)
Nhiệm vụ của Hiệp hội các Chủ tịch đảng Dân chủ ở các bang là củng cố tổ
chức của Đảng Dân chủ ở các bang nhằm tạo điều kiện để ứng cử viên đảng Dân
chủ thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống.

4. Về các lĩnh vực CT - KT- VHXH


Về chính trị:
 Đảng Dân chủ được thành lập vào năm 1828 bởi Andrew Jackson. Đảng
Dân chủ được coi là một trong những chính đảng lâu đời nhất thế giới.
 Với ý thức hệ là tư tưởng tự do, đảng Dân chủ có chủ trương loại bỏ các
ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, loại bỏ các ước thúc đạo đức, thúc
đẩy tự do cá nhân theo bản bản năng.
 Với ý thức hệ là thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng, ủng hộ nhập cư, ủng
hộ phúc lợi xã hội nên đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng
người đồng tính, đa phần cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nhập cư
gốc Latinh.
Về kinh tế:
 Đảng dân chủ có chủ trương phân phối lại thu nhập xã hội, thúc đẩy chính
sách phúc lợi xã hội là trọng tâm về vấn đề kinh tế của đảng Dân chủ.
 Họ ủng hộ thuế mức thuế cao, đặc biệt là với người giàu, tăng tiền lương tối
thiểu, bảo hiểm y tế giá rẻ, ủng hộ nghiệp đoàn.
 Đảng Dân chủ ủng hộ việc chi tiêu nhiều cho dịch vụ xã hội và chi tiêu ít
cho quân sự. Họ phản đối việc cắt giảm trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
Về văn hóa – xã hội:
 Nạo phá thai: đảng Dân chủ do theo xu hướng tự do cá nhân nên coi việc
nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. Lập luận của họ là “cơ thể tôi,
tôi có quyền” (my body, my rights) và gạt bỏ về ước thúc đạo đức trong
vấn đề này.
 Nhập cư: Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp.
 Hôn nhân đồng tính: Đảng Dân chủ ủng hộ hôn nhân đồng giới do theo
đường lối tự do cá nhân, loại bỏ ước thúc về tín ngưỡng, đạo đức, truyền
thống.
 Kiểm soát súng: đảng Dân chủ với nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra
các đạo luật để hạn chế

You might also like