You are on page 1of 2

Chủ đề: Xã hội nào dân chủ hơn ?

Vấn đề Nhà Nước:


1. Luận điểm 1: Mặt trái của tam quyền phân lập
- Học thuyết phân quyền chứa nhiều yếu tố bất hợp lý, do việc đề cao sự phân
quyền một cách tuyệt đối nên chưa thấy rõ được những phương thức kiểm
soát quyền lực ngoài nhà nước, mất đi vai trò giám sát thường xuyên của
nhân dân.
- Nếu thiếu sự giám sát này, việc phân lập các quyền cũng không giải quyết
được vấn đề khi mà trên thực tế, ba quyền đều thuộc về liên minh của các
nhóm chính trị. Việc phân quyền tuyệt đối ở các nước tư bản dẫn đến nạn
tranh giành quyền lực thường xuyên giữa các đảng chính trị, các nhóm xã
hội khác nhau để nắm một quyền hay toàn bộ quyền lực nhà nước. Trong
điều kiện thiếu đạo đức chính trị và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện thì
sự tranh giành quyền lực này sẽ gây ra mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh
hưởng đến cuộc sống nhân dân.
Dẫn chứng:
 Đóng cửa chính phủ liên bang Hoa Kỳ năm 2013: xuất phát điểm từ đạo
luật Bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền hay còn được
gọi là Obamacare do Tổng thống Obama đề xuất. Đạo luật này vấp phải
sự phản ứng gay gắt từ các Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa vốn
nắm đa số ở Hạ viện Mỹ khi đó và mọi rắc rối chỉ được giải quyết khi
Obamacare được Thượng viện Mỹ thông qua khi đó vốn do đảng Dân
chủ chiếm đa số.
→ khoảng 800.000 nhân viên chính phủ buộc phải nghỉ làm tạm thời và
1,3 triệu công chức buộc phải tiếp tục làm việc mà không xác định được
thời hạn thanh toán lương và trần nợ công của nước Mỹ lên mức đỉnh
điểm 16.700 tỷ USD.
→ Sự đối trọng quyền lực giữa các Đảng → Không có sự thống nhất
quyền lực → Ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân

2. Luận điểm 2: Sự thống nhất quyền lực của các nước XHCN
- Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân”
 Tỉ lệ bầu cử của VN là 99,57%, các cuộc bầu cử là ngày hội bầu cử của
toàn dân trong khi tỉ lệ bầu cử của Mỹ chỉ đạt 66,7%
 Các kì họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp trên cả nước, mở các
phiên chất vấn trực tiếp công khai, minh bạch giúp nhân dân có cơ hội
giám sát, đánh giá → Qua đó thể hiện sự giám sát quyền lực Nhà nước
của người dân
 Tổng bí thư, Chủ tịch nước ra lời kêu gọi cả nước Việt Nam thực
hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19, với tư tưởng
xuyên suốt 'chống dịch như chống giặc', hi sinh lợi ích kinh tế ngắn
hạn để bảo vệ tính mạng nhân dân
 Khi đại dịch Covid diễn ra, người dân Việt Nam được chữa bệnh miễn
phí, được trả phí đi khám bệnh nếu có dấu hiệu của bệnh dịch
+ Thứ trưởng Bộ Y Tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh Việt Nam được tiêm
vaccine COVID-19 miễn phí, không thu, nhận bất kỳ chi phí nào kể cả tự
nguyện ủng hộ
+ Hỗ trợ người lao động là F0, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ
1,5 – 3 triệu đồng
+ Có các chính sách miễn giảm thuế, lệ phí, hỗ trợ doanh nghiệp trong
đại dịch Covid-19
 Ngoài ra, người Nga được miễn viện phí và chi phí điều trị COVID-19
theo Quỹ Bảo hiểm Y tế Bắt buộc Liên bang. Quỹ này do nhà nước thành
lập để tài trợ các dịch vụ y tế cho người dân.
 Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã ra quy định chi phí chẩn đoán, điều trị
và thuốc men điều trị bệnh nhân COVID-19 phải được bảo hiểm y tế xã
hội và một quỹ công đặc biệt chi trả toàn bộ. Quỹ An sinh Y tế Xã hội
của nước này hoàn trả hầu hết các chi phí điều trị cơ bản, trong khi quỹ
đặc biệt chi trả chi phí còn lại.
 Trong khi đó ở Mỹ, chi phí điều trị covid-19 trung bình có thể từ 9.763
USD lên tới 20.292 USD cho những người có bảo hiểm lao động, trong
một số trường hợp, con số có thể lên đến 1 triệu USD đối với những
người không có bảo hiểm - chiếm hơn 11% dân số người trưởng thành ở
Mỹ.

You might also like