You are on page 1of 2

Chế độ đơn đảng ở Việt Nam:

 Khái niệm: Quốc gia đơn đảng hay hệ thống độc đảng hay hệ thống đơn đảng hay
chế độ đảng trị là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do một đảng chính trị
thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên
của mình ra tranh cử
 Ưu điểm:
1. Khẳng định lịch sử cách mạng của Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt
Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-> Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm
trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Và thực tế cho thấy, khi thực dân Pháp
quay lại xâm lược nước ta, mặc dù khi ấy có nhiều đảng, nhưng chỉ có duy nhất là
Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên lãnh đạo dân tộc chống thực dân Pháp. Dưới sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã
đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động
Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời
“tự do, hạnh phúc”.
2. Bảo đảm sự ổn định và tính thống nhất trong mọi đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước đều là vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến
của nhân dân.
-> Thực hiện một đảng duy nhất lãnh đạo, mọi người dân đều có thể trực tiếp hay
gián tiếp (thông qua người đại diện của mình) đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến
cho các cơ quan công quyền. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trở thành quy
chế, thiết chế dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội, trong các hoạt động của xã
hội; là phương châm hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị; là
yêu cầu ứng xử của cán bộ trong tiếp xúc, quan hệ với dân và chăm lo đến dân. Nhân
dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách
nhiệm, cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
-> Nếu thực hiện chế độ đa đảng, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái sẽ
khiến đất nước đi đến cảnh hỗn loạn, làm đổ vỡ nền kinh tế. Rút cục, Việt Nam không
còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai
trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.
 Nhược điểm:
1. Dễ dàng dẫn đến xu hướng quan liêu, xa rời nhân dân.
-> Chế độ một đảng cầm quyền mà không thực hiện dân chủ đầy đủ, vi
phạm dân chủ thì cũng tiềm ẩn nguy cơ, trở ngại. Đó là chủ quan duy ý chí và
quan liêu trong xác định chủ trương, đường lối.. Đảng dễ áp đặt ý chí của mình
vào nhà nước và xã hội, áp đặt không hợp lý người của đảng, không đủ các tiêu
chuẩn vào các cơ quan nhà nước và đoàn thể, tự đặt đảng lên trên nhà nước và
pháp luật. Đảng bao biện, làm thay công việc nhà nước mà không chịu trách
nhiệm pháp lý về các quyết định của mình. Người dân khó kiểm soát, giám sát
được các cơ quan quyền lực và cán bộ trong hệ thống quyền lực. Đảng và nhà
nước không bị thúc bách, tìm tòi, thực hiện các hình thức dân chủ linh hoạt, cởi
mở trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản của chế độ.
2. ( cái gì đó )

You might also like