You are on page 1of 2

CÂU HỎI BÀI TẬP NHÓM BUỔI 4

Chủ đề 15: Chương 4. Anh/ chị hãy chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của nhà
nước tư sản?
Dân chủ tư sản:
- Dân chủ là phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là một trong
những hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước của xã hội thực thi quyền lực của giai
cấp thống trị
- Dân chủ là sản phẩm phản ánh tính chất các mối quan hệ xã hội, trình độ và yêu
cầu phát triển của xã hội, nhất là mối quan hệ, trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế
-Dân chủ tư sản là một trong những hình thức chính trị của nhà nước tự sản
- Dân chủ tư sản là nền dân chủ chật hẹp, dân chủ của thiểu số, chỉ phục vụ lợi ích
của một thiểu số nắm quyền lực về kinh tế và chính trị trong xã hội tư bản chủ
nghĩa
=>Đó là nền dân chủ mà giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, với chế
độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đồng thời nắm quyền lực trong thể chế nhà
nước tư sản và chi phối xã hội ý thức, tư tưởng, lối sống, đạo đức với hệ tư tưởng
tư sản, đó là chủ nghĩa tự do cá nhân tư sản.
Tích cực của nền dân chủ tư sản
- Chế độ dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn góp phần thủ tiêu quan hệ
phong kiến phản động, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa tư
bản. Đó cũng là thành quả chung của sự phát triển của loài người trên tất cả các
lĩnh vực tư tưởng, văn hoá và sau nhiều thế kỳ tồn tại và phát triển, nền dân chủ tư
sản đã đạt tới một trình độ mới với những thành quả to lớn đó là xây dựng một xã
hội công dân và một thể chế xã hội thúc đẩy cho sản xuất hàng hóa - thị trường tư
bản chủ nghĩa phát triển
- Có một hệ thống chính trị mà việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua
bầu cử tự do và công bằng
- Bảo đảm sự tham gia tích cực của công dân trong chính trị và đời sống dân sự
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
- Bảo đảm pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, không ai đứng trên luật pháp
- Góp phần thủ tiêu quan hệ phong kiến phản động, tạo động lực cho sự phát triển
toàn diện của chủ nghĩa tư bản
Hạn chế của nền dân chủ tư sản
Tuy có nhiều tiến bộ và những thành tựu đáng kể nhưng bản chất của nền dân chủ
tư sản vẫn không thay đổi, bởi nó vẫn là nền dân chủ thiểu số, chịu sự chi phối của
quyền lực giai cấp tư sản và bảo vệ lợi ích của giai cấp này, dân chủ chỉ được thực
hiện trong khuôn khổ sự thống trị và lũng đọan của các tổ chức độc quyền đối với
toàn bộ xã hội, Lênin đã chỉ rõ: là một chế độ dân chủ tư sản, thì chỉ có thể là phục
vụ cho lợi ích của giai cấp bóc lột mà thôi. Song thực tế đã cho thấy rằng sự bất ổn
về chính trị, xã hội luôntiềm ẩn những xung đột do sự tranh giành quyền lực của
nhiều đảng phái khác nhau; tệ tham nhũng là căn bệnh trầm kha; trong cạnh tranh
để đạt mục tiêu chính quyền nhà nước thì các đảng chính trị không từ một thủ đoạn
nào, kể cả những thủ đoạn không văn minh: khủng bố, mua chuộc, hối lộ, tung nói
tin xấu lẫn nhau… hoàn toàn không phải là những kết quả tốt đẹp mà nền dân chủ
tư sản mang lại.
- Bản chất của nhà nước: nhà nước tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản và nhà
nước đó thực hiện cơ chế là tam quyền phân lập, đó là quyền lập pháp, hành pháp,
quyền tư pháp độc lập với nhau, kìm chế lẫn nhau, kiểm soát lẫn nhau.
- Mang bản chất của giai cấp lãnh đạo xã hội, thống trị xã hội, đó chính là gia cấp
tư sản.
- Lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản làm chủ đạo, giữ vai trò chi phối trong mọi
lĩnh vực của đời sống, ý thức xã hội.
-Tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa
gia cấp vô sản với giai cấp tư sản

You might also like