You are on page 1of 1

Chủ đề quyền an tử và trợ tử đã luôn là một vấn đề nhân quyền nhức nhối

trên khắp thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Năm 2023, Việt
Nam đã trải qua một thập kỷ đầy biến động và phát triển kinh tế nhanh
chóng. Tuy nhiên, trong bước tiến này, nhiều vấn đề liên quan đến quyền
an tử và trợ tử đã nảy sinh và tạo ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Trên thế
giới hiện nay, an tử, quyền an tử là những vấn đề còn để mở, bao hàm
nhiều quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam, an tử, quyền an tử là những vấn
đề mới mẻ còn có sự nhầm lẫn trong quan niệm cũng như trong nhận thức
của nhiều người. Vấn đề này cũng chưa được quy định trong các Hiến
pháp cũng như pháp luật của Việt Nam, tuy nhiên Điều 19 của Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được luật pháp bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”, việc
này càng tăng sự không đồng thuận họp pháp hóa quyền an tử và trợ tử.
Ở Việt Nam, quyền an tử chưa được công nhận, mọi hành vi an tử đều bị
coi là hành vi xâm phạm tính mạng người khác trái pháp luật và có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, số lượng các quốc gia trên thế
giới thừa nhận quyền an tử và trợ tử rất ít, có thể kể đến như là Thụy Sỹ,
Luxembourg, Hà Lan, Bỉ, Đức, và một số bang ở Mỹ ( Oregon,
Washington, Montana, và Vermont), đi đầu trong số đó là Thụy Sỹ - quốc
gia đầu tiên được nhắc tới khi đề cập đến việc trợ tử, nước này cho phép
công dân ra đi với sự hỗ trợ của bác sĩ mà không yêu cầu về độ tuổi tối
thiểu, kết quả chuẩn đoán hay triệu chứng. Một số lý do mà quyền an tử
và trợ tự chưa được họp pháp hóa trên thế giới chính là vấn đề nhân
quyền, tiêu biểu trong vấn đề này chính là quyền được sống - đề cập đến
quyền của mỗi con người được sống một cuộc sống an toàn, không bị đe
dọa tính mạng và sức khỏe của họ, đây là một quyền tự nhiên, không thể
tước đoạt và không bị hạn chế mà mọi người đều được sinh ra đã có. Một
trong những vấn đề được đặt ra là, nếu trong bối cảnh đại dịch đang bùng
nổ, một thách thức được đặt ra do sự hạn chế của trang thiết bị y tế cũng
như nhân lực ngành y, đối với những bệnh nhân được xác định không thể
cứu chữa, thì có thể nhường máy thở (trang thiết bị y tế) cho những bệnh
nhân có khả năng cứu sống hơn? Cùng với đó, những bệnh nhân sống
trong tình trạng - thực vật, việc duy trì sự sống đòi hỏi một chi phí khá
lớn và khả năng hồi phục là không có thì việc này có là nhân đạo nếu cho
phép người thân họ đồng ý việc dừng điều trị nhằm mang lại sự ra đi êm
ái cho người bệnh cùng với đó là giảm thiểu gánh nặng tài chính cho
người nhà bệnh nhân. Vì tính cấp thiết trên, bài nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu về quyền an tử và trợ tử, cũng như những vấn đề về nhân
quyền liên quan đến việc an tử và trợ tử. Từ đó gợi đó gợi mở cho pháp
luật Việt Nam về quyền an tử và trợ tử.

You might also like