You are on page 1of 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC

SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM

1.1 Khái quát về trẻ em và quyền được chăm sóc của trẻ em

-Khái niệm và đặc điểm của trẻ em

Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên
ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm
1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước
138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Theo
đó, trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định
trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Trẻ em là những người chưa trưởng
thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục và đặc biệt là sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra
đời. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, trẻ em có những đặc điểm cơ
bản trong mỗi nhóm tuổi nhất định.Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, thì “Trẻ em là người dưới 18 tuổi” .Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Trẻ
em năm 2016 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017): “Trẻ em là người dưới 16
tuổi”.

- Khái niệm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là một nội dung cơ bản trong quyền của
trẻ em nói chung. Trẻ em chỉ có thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần khi được
chăm sóc và bảo đảm tốt về sức khỏe. Đó là điều kiện tiên quyết để tồn tại với tư cách
là một con người trong xã hội. Do đó để có thể đảm bảo tất cả các nội dung quyền của
trẻ em thì trẻ em cần thiết phải được đảm bảo chăm sóc về sức khỏe. Nó là một quyền
tự nhiên và bất khả xâm phạm, không ai được phép tước đoạt hay xâm hại đến sức
khỏe của trẻ em. Bản thân trẻ em hầu như không có khả năng tự bảo vệ nên quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em chỉ được đảm bảo thực hiện khi được pháp luật
thừa nhận và có cơ chế bảo đảm thực hiện.

Như vậy, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em có thể hiểu một cách khái quát
nhất là quyền được hưởng một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, không chỉ là sự
chăm sóc về mặt y tế mà quan trọng là đảm bảo tất cả các điều kiện cần thiết cho việc
đạt được sức khỏe tốt nhất. Các điều kiện đó bao gồm cả điều kiện về chất lượng cuộc
sống, điều kiện về chế độ dinh dưỡng và tiếp cận thông tin về sức khi

1.2 Vai trò và ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ
em

Việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt của
không chỉ riêng một quốc gia, một tổ chức hay cá nhân nào. Trẻ em là một trong các
nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, với đặc trưng thể chất và tinh thần chưa
hoàn thiện. Bản thân trẻ em không thể tự chăm sóc, bảo vệ cho mình, đặc biệt là
chăm sóc về sức khỏe; mà ngược lại việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là biểu hiện
cho tình yêu thương của gia đình, xã hội dành cho trẻ em và cũng là sự thể hiện trách
nhiệm của mình. Việc chăm sóc trẻ em đặc biệt về sức khỏe là xuất phát từ tình yêu
thương, lòng nhân đạo; chưa phải là một nghĩa vụ phải tuân thủ. Chính vì điều này
mà khái niệm “quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em đã được đề cập đến khi
cộng đồng thế giới bắt đầu dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em với việc thừa nhận
“quyền” của trẻ em. Sự ra đời của “quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em” - một
nội dung quan trọng trong “quyền trẻ em” đã đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức và
xử sự của con người. Khi đã thừa nhận đây là “quyền” và ghi nhận trong pháp luật thì
đồng thời sẽ có “nghĩa vụ” phát sinh. Nói cách khác, với những đặc trưng vốn có của
mình, pháp luật đã trở thành công cụ đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận “được
chăm sóc sức khỏe” là một quyền cơ bản của trẻ em. Pháp luật cũng đồng thời buộc
các chủ thể có liên quan thể hiện trách nhiệm của mình trong việc hành động bảo vệ
cho quyền này của trẻ em. Với các thuộc tính riêng của mình như phổ biến và bắt
buộc chung, việc pháp luật thừa nhận quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em đã
đảm bảo những nội dung quyền này được thực hiện, được đảm bảo.

Ở nước ta, việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội vừa là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa là quan điểm chính sách xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước. Pháp luật cũng trở thành phương tiện quan trọng nhất trong quá trình
chuyển hóa quan điểm truyền thống tốt đẹp đó trở thành quy tắc xử sự chung cho tất
cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội và các cơ quan nhà nước. Pháp luật cũng là sự
ghi nhận quá trình thể chế hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên về việc
đảm bảo cho quyền của trẻ em.). Sự ghi nhận này đã hình thành nên nguyên tắc hiến
định mang tính nền tảng cho toàn bộ hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật về
lĩnh vực quyền này của trẻ em. Nhà nước thừa nhận đây là quyền cơ bản của trẻ em
và ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan. Trong đó sự ra đời của Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 là minh chứng cụ thể nhất cho quyết định xây dựng
nên một hành lang pháp lý vững chắc cho việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức
khỏe của trẻ em. Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em còn được đảm bảo thông
qua các chương trình hành động quốc gia, các chiến lược quốc gia qua các giai đoạn,
các thời kỳ khác nhau. Các chương trình này là một chính sách đúng đắn trong việc
đảm bảo cho quyền một cách hiệu quả khi đòi hỏi mục tiêu cụ thể cần đạt được qua
một giai đoạn nhất định cụ thể. Chính phủ sẽ giữ vai trò trọng tâm trong việc triển
khai các chương trình này và sẽ thúc đẩy quá trình thực thi quy định trong các văn
bản pháp luật một cách nhanh chóng và thiết thực hơn.
Như vậy, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em cần thiết phải được ghi nhận
bằng các quy định pháp luật, thể hiện ý chí của nhà nước trong việc thừa nhận quyền
và quy định trách nhiệm cho các chủ thể liên quan. Có thể khẳng định, ở đâu và khi
nào quyền này được ghi nhận như là một quyền pháp lý cơ bản thì mới thể hiện được
sự toàn diện trong việc đảm bảo cho quyền của trẻ em và quyền con người nói chung.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ,NGUYÊN NHÂN VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM


SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM

2.1 Phân tích, đánh giá

Quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của trẻ em bước đầu đã đạt được một số thành quả khả quan. Trẻ em đã được
đảm bảo quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền được chăm sóc
sức khỏe của mình. Những thành tựu đạt được đó là động lực mạnh mẽ cho việc tiếp
tục duy trì những điểm tích cực và ngược lại tìm ra những hạn chế còn đang tồn tại để
có hướng khắc phục phù hợp. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi
đã giảm nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá cao và cho thấy việc chăm sóc sức khỏe ban đầu
của trẻ em chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh chiếm gần
60% tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và 40% tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân để việc giảm tỷ lệ tử vong này không đạt như mong đợi
trong đó điều kiện sống của trẻ em, sự chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước khi sinh
chưa được đảm bảo.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn cao đặc biệt là suy dinh dưỡng ở thể thấp còi. So
với các nước láng giềng, trẻ em Việt Nam vẫn được đánh giá là “thấp bé, nhẹ cân”
hơn rất nhiều. Nước ta là một trong số 20 quốc gia có tỷ lệ thấp còi cao nhất thế giới.
Theo các báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì chiều cao trung bình của trẻ
em nữ tuổi 15 thấp hơn so với chuẩn thế giới là 9 cm, còn nam tuổi 15 thì trung bình
thấp hơn so với chuẩn là 8 cm. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của trẻ em còn bị hạn
chế khi mà trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Chính vì
thế, mà tỷ lệ trẻ mắc bệnh do thiếu sức đề kháng- những chất đề kháng có trong sữa
mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy do sử dụng
nguồn nước bẩn và thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh vẫn cao và là một
thách thức cho ngành y tế.Trẻ chưa được chăm sóc sức khỏe đúng mực nên tỷ lệ tai
nạn và thương tích đối với trẻ vẫn tăng cao. Trẻ em chủ yếu bị các tai nạn liên quan
đến chết đuối, tai nạn giao thông, bỏng... Hiện nay, mỗi ngày cả nước có hơn 20 trẻ
em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó nhiều em bị thương tật, tổn thương về
tâm lý vĩnh viễn. Tai nạn thương tích trẻ em đang thực sự trở thành một gánh nặng
lớn của nhiều gia đình và cả cộng đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thương tích là do môi trường sống của trẻ em luôn bị đe dọa, dễ dẫn đến tai nạn. Trẻ
em bị đặt vào một số nguy cơ cố hữu về môi trường, như: mạng lưới ao hồ, sông suối
dày đặc; đường sá xây dựng chất lượng kém, giao thông nguy hiểm, thiếu những khu
vui chơi an toàn; nguy cơ từ thuốc trừ sâu, ổ cắm điện hỏng, khu vực nấu nướng thiếu
an toàn trong nhà... Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV vẫn tăng cao. Khả năng lây truyền
HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam là 25 – 35%; tỷ lệ nhiễm HIV ở bà mẹ mang thai là
0,35 – 0,5%, thậm chí có vùng tỷ lệ này lên đến 2% .Hiện mỗi năm ở nước ta có
khoảng 6.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV, như vậy cũng sẽ có khoảng 2.000 trẻ bị
nhiễm HIV được sinh ra mỗi năm. Theo các quy định pháp luật, trẻ em khuyết tật có
thể nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí nhưng trên thực tế nhận thức của gia đình về
chăm sóc và bảo vệ trẻ khuyết tật còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các gia đình
chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về trẻ khuyết tật, nhận thức của nhiều
gia đình trẻ khuyết tật còn hạn chế. Đồng thời, chúng ta chưa có những biện pháp
tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của gia đình xã hội đối với việc chăm sóc trẻ khuyết
tật. Bên cạnh đó, Việt nam thiếu một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện, vẫn còn nhiều
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt chưa tiếp cận được chăm sóc sức khỏe, thiếu những phương
tiện cơ sở và thiết bị phục hồi chức năng đưa đến kết quả là rất ít trẻ được chăm sóc
sức khỏe chuyên biệt. Do đó, mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục
hồi phù hợp của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn thấp, và hiểu biết của các gia đình
có trẻ tàn tật về các dịch vụ phục hồi chức năng ở địa phương còn rất hạn chế.
2.2Nguyên nhân

Những quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em còn rất tản
mạn, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cho nên, mặc dù các quy
định đa dạng và khá toàn diện nhưng vẫn có những khó khăn trong quá trình tìm hiểu.
Bởi vì nó bao gồm nhiều nội dung khác nhau và đòi hỏi phải có các cơ chế pháp lý
phù hợp để đảm bảo thực hiện. Một số nội dung chỉ mới dừng lại ở quy định chung
chung, chưa đi vào chi tiết trẻ em sẽ được thụ hưởng những quyền cụ thể nào. Quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em chủ yếu được triển khai thực hiện bằng các văn
bản dưới luật như thông tư, nghị định, cho nên sau khi ban hành vẫn còn tình trạng
các cơ quan nhà nước phải chờ hướng dẫn thi hành.

Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là sự thiếu đồng bộ trong cơ
chế pháp lý đảm bảo thực hiện. Nói cách khác quá trình triển khai thực hiện chưa
hiệu quả vì sự phối hợp giữa các chủ thể liên quan chưa được thực hiện trên một tinh
thần thống nhất. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đảm bảo cho quyền được chăm
sóc sức khỏe của trẻ em chưa được bồi dưỡng đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ nên còn
những hạn chế trong qua trình công tác, đặc biệt là trong công tác cấp thẻ Bảo hiểm y
tế. Đội ngũ cán bộ y tế tại các trường học vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu
của y tế học đường.

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nước ta vẫn có một sự chênh lệch rất lớn về điều
kiện kinh tế giữa các vùng, miền nên việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe
của trẻ em chưa thật sự công bằng, hiệu quả. Trình độ dân trí ở nước ta còn thấp nên
việc nhận thức về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em chưa thật sự đúng đắn,
chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp mà pháp luật quy
định. Ví dụ như người dân vẫn không quan tâm đến việc tham gia Bảo hiểm y tế, đặc
biệt là đối với những vùng kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP


3.1 Tình hình

Hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe
của trẻ em một cách hữu hiệu là một yêu cầu cấp bách trong toàn bộ chủ trương chính
sách của Nhà nước, đáp ứng sự thay đổi của các quan hệ xã hội và cam kết trong các
điều ước quốc tế. Song vấn đề này cũng cần phải có những điều kiện nhất định thì
mới thực hiện hiệu quả được, nói cách khác cần phải có một lộ trình nhất định để
hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và để
các quyền này đi từ các quy định pháp luật vào thực tiễn. Quá trình hoàn thiện các
quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em phải thể hiện ở một
số nội dung cụ thể sau:

-Việc hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em phải thật sự
là một chủ trương, chính sách xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta thể
hiện mục tiêu quan tâm và chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước.

-Việc hoàn thiện pháp luật vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em phải được
hoàn thiện theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành cho phù hợp
với yêu cầu và tình hình thực tiễn. Thực chất đây là quá trình điều chỉnh sự ghi nhận
quyền phù hợp với các cam kết quốc tế và tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất,
đồng bộ về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Pháp luật cũng xây dựng một
cơ chế pháp lý hữu hiệu cho việc đảm bảo quyền trên thực tế thông qua việc ghi nhận
về vai trò trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.

-Việc hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là quá trình
tiếp tục thể chế hóa các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, đặc biệt là CRC.

Từ phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật, qua nghiên cứu về thực trạng pháp
luật bao gồm thực trạng quy định và thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em; đánh giá, tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế còn tồn tại thực tế, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em.
3.2 Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề

Thứ nhất, tăng cường hoạt động rà soát các văn bản pháp luật về quyền được chăm
sóc sức khỏe của trẻ em làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định
pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với mục tiêu
bảo vệ cho quyền trẻ em nói chung. Ngoài ra, cần thiết bổ sung việc ghi nhận quyền
cho một số trẻ em có thể được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em là nạn
nhân của bạo hành, trẻ bị lạm dụng, trẻ bị tai nạn thương tích… để có thể đảm bảo
việc thực hiện quyền của trẻ em hiệu quả hơn. Các quy định pháp luật về việc bảo vệ
trẻ khỏi các tai nạn thương tật cũng cần thiết được rà soát, chỉnh sửa và bổ sung để
tăng cường tính hiệu quả của pháp luật đồng thời tăng cường ý thức pháp luật của
mỗi người dân trong quá trình bảo vệ trẻ. Bên cạnh đó cần bổ sung và hoàn thiện quy
định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trên 6 tuổi nhưng không
có điều kiện đến trường vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do gì khác.
Thứ hai, phải hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe
của trẻ em mà trước hết phải kiện toàn hệ thống tổ chức, cán bộ, cơ quan quản lý nhà
nước về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em từ trung ương đến địa phương.
Việc hoàn thiện các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là yếu tố rất quan trọng để cơ chế bảo đảm được
vận hành một cách thông suốt. Cụ thể là cần trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở để có thê đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ
em được hiệu quả, đồng thời giảm tải tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Các cán bộ phụ trách việc cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cần được trang bị kiến thức
cũng như phối hợp hiệu quả với các chủ thể có liên quan để việc ấp phát diễn ra
nhong chóng, chính xác.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm của mình, các cơ quan
quản lý nhà nước về quyền được chăm sóc của trẻ em cần tăng cường hợp tác, phối
hợp đồng bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách. Việc phối
hợp, liên kết trong công tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo cho quyền
được chăm sóc sức khỏe của trẻ em là một yêu cầu cần phải được thực hiện để hạn
chế những vướng mắc phát sinh từ trách nhiệm của các cơ quan này, để cơ chế pháp
lý vận hành một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa
giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường trong việc
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi người dân để thay đổi hành vi
ứng xử trong công tác bảo vệ trẻ em.
Thứ tư, các ban ngành và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đổi mới hoạt động và
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật
về bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Công tác thanh tra, kiểm tra
cần được tiến hành thường xuyên, riêng biệt ở các lĩnh vực cụ thể và ở các cơ quan
nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em.
Bên cạnh đó phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quyền được
chăm sóc sức khỏe của trẻ em và trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Pháp luật
hành chính phải thật sự là sự phòng ngừa trước một bước những vi phạm hình sự đối
với việc thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền được chăm
sóc sức khỏe của trẻ em. Khi đã có hệ thống pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của trẻ em thì một yêu cầu đặt ra cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng
là phải phổ biến rộng rãi các văn bản đó trong cả nước, đặc biệt là tới những nhà
hoạch định chính sách ở tất cả các lĩnh vực, các tổ chức quần chúng, xã hội dân sự và
báo chí. Việc tuyên truyền phổ biến phải hướng đến mục tiêu người dân hiểu và tuân
thủ quy định, đặc biệt là những vùng dân tộc thiểu số, vùng sau vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế khó khăn.

Ngoài các giải pháp trên thì việc hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của trẻ em có thể kết hợp các giải pháp khác như tăng cường hợp tác với các cơ
sở bảo trợ trẻ em, thực hiện chương trình nước sạch, khuyến khích việc cung ứng
dịch vụ y tế của các cơ sở y tế ngoài công lập…và đặc biệt là triển khai có hiệu quả
các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hành động quốc gia vì sức khỏe
của trẻ em.

You might also like