You are on page 1of 62

VẤN ĐỀ 02: ĐẢM BẢO NHÂN QUYỀN KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HẠN

CHẾ QUYỀN TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19.

I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Quyền con người hay nhân quyền là những quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm
bởi đơn giản chủ thể được hưởng quyền là con người. Bên cạnh đó, việc hưởng quyền
cũng đi kèm với một nghĩa vụ tất yếu là tôn trọng nhân quyền của các chủ thể khác trong
xã hội. Trong đại dịch Covid – 19, đại dịch có sức lây lan lớn không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên toàn thế giới, để đảm bảo nhân quyền cho cả cộng đồng, mà trên hết là quyền
được sống và đảm bảo sức khỏe, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách để hạn
chế một số quyền của con người nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên
thực tế của công tác chống dịch cho thấy một số cá nhân, tổ chức đã đi quá giới hạn của
việc hạn chế ấy. Chính quyền ở một xã cho người phá cửa, trói và đưa người phụ nữ là
F1 đi cách ly tập trung. Ở một phường, lực lượng chống dịch phá khóa vào nhà, “lôi” một
phụ nữ xuống sân, bẻ quặt tay chị để xét nghiệm COVID-19. Ở nơi khác, người ta khóa
trái cửa toàn bộ nhà của cư dân là F2 trong một ngõ. Ở nhiều nơi trong thành phố, hàng
loạt “chiến lũy” xấu xí được dựng lên đầu các ngõ hẻm, nhiều nơi dùng cả dây thép gai
và bêtông. Hàng triệu con người bị nhốt trong những khoảng không gian chật hẹp suốt
mấy tháng1. Những hành động trên cách nào đó đã làm mất đi bản chất các của quyền bị
hạn chế cũng như xâm phạm nghiêm trọng đến phẩm giá của con người, thứ mà như triết
gia Aristotle đã lưu ý rằng “phẩm giá con người không ở những vinh dự nhận được, mà ở
chỗ biết rằng mình thực sự xứng đáng với chúng”. Hiểu được tầm quan trọng của việc
hạn chế quyền cũng như việc đảm bảo cho giới hạn của việc hạn chế ấy, cũng như từ thực
tiễn chống dịch qua những góc khuất đã đề cập. Nhóm quyết định chọn đề tài “Đảm bảo
nhân quyền khi thực hiện chính sách hạn chế quyền trong Đại dịch Covid – 19”, qua việc
phân tích từ góc độ lý luận đến thực tiễn, bài nghiên cứu của nhóm sẽ chỉ ra những góc
khuất còn tồn đọng trong mâu thuẫn giữa pháp quyền và nhân quyền, từ đó đề xuất giải
pháp để cải thiện những chính sách chống dịch vừa hiệu quả, vừa tôn trọng phẩm giá con
người.

II. CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN


1
Nguyễn Đức Lam (2021), Đại dịch , luật pháp và nhân phẩm, truy cập ngày 1/4/2021, tại
https://cuoituan.tuoitre.vn/dai-dich-luat-phap-va-nhan-pham-1609336.html?
fbclid=IwAR1CMDAGMaoLR1WBenDn4iP1N4uxk8mamjf2hC0liFGuuhkgONtGjBGJaI8
Để phân tích và nghiên cứu vấn đề đã nêu trên, bài tiểu luận sẽ được tiếp cận theo
hướng từ lí luận đến thực tiễn. Bao gồm những nội dung chính sau:

- Vấn đề hạn chế quyền trong công pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam
- Hạn quyền trong đại dịch covid – 19 – góc nhìn từ các chính sách chống dịch tại
Việt Nam.
- Tình huống thực tế - Cưỡng chế xét nghiệm tại Bình Dương.

1. VẤN ĐỀ HẠN CHẾ QUYỀN TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VÀ PHÁP


LUẬT VIỆT NAM
1.1. Định nghĩa
Hạn chế quyền con người, hay gọi tắt là hạn quyền, là nguyên tắc được quy định trong
các Công pháp quốc tế, Hiến pháp hay các văn bản quy phạm pháp luật với mục đích giới
hạn các quyền được hiến định, luật định nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà
nước, xã hội hay của các cá nhân khác. Có thể hiểu hạn chế quyền cũng là một cách thức
để bảo vệ quyền.

1.1. Hạn chế quyền trong công pháp quốc tế:


Ngay trong những văn bản Công pháp quốc tế ghi nhận Nhân quyền đầu tiên, vấn đề hạn
quyền đã được ghi nhận như một công cụ để đảm bảo quyền con người nói riêng và lợi
ích xã hội nói chung cụ thể trong chịi tiểu luận này sẽ đề cập đến hai văn bản là Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 (UDHR2), Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và
Chính trị 1966 (ICCPR3), và Công ước Quốc tế về Các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
Hóa 1966 (ICESCR4).

1.2.1. Hạn chế quyền trong UDHR:


Tại Khoản 2, Điều 29 UDHR quy định:
“Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do
luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn
trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một
xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.”

2
Universal Declaration of Human Rights.
3
International Covenant on Civil and Political Rights.
4
International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights
Xuất phát từ Học thuyết Khê ước xã hội, bên cảnh hưởng các quyền tự do của mình, con
người cần có nghĩa vụ tôn trọng quyền tương ứng của các thành viên trong xã hội, và
điều tất yếu rằng trong một số trường hợp một số quyền cần bị hạn chế để bảo về lợi ích
chung cho cả cộng đồng. UDHR đã nêu lên cơ sở của hạn chế quyền là nguyên tắc đối
ứng giữa các cá nhân trong xã hội. Anh có quyền, tôi có quyền và chúng ta đều tôn trọng
nhau. Không chỉ thể, UDHR còn khái quát những bối cạnh cụ thể khi pháp quyền giới
hạn nhân quyền là những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung.
Nếu hiểu theo cách này, những quy định hạn chế tự do đi lại, hay cách ly mà các quốc gia
trên thế giới đang áp dụng trong đại dịch Covid – 19 đang mang tinh thần của điều luật
trên.

1.2.2. Hạn chế quyền trong ICCPR


Tương tự như UDHR, mở rộng hơn tại ICCPR tiếp cận việc hạn chế quyền theo cả quy
định chung5 và trong cả quy định riêng cho những quyền cụ thể. Theo đó, ICCPR phân
chia các quyền thành nhóm tuyệt đối (absolute rights) và các quyền tương đối (non –
absolute rights)6, trong đó nhóm quyền tuyệt đối sẽ không bị giới hạn hay bị đình chỉ
trong bất kì trường hợp nào7. Trong đại dịch Covid – 19, những quyền bị hạn chế thông
thường sẽ thuộc vào nhóm quyền chính trị, dân sự được quy định trong ICCPR, và chúng
thuộc nhóm quyền tương đối cụ thể như quyền tự do đi lại, cư trú, quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư,…

1.2.3. Hạn chế quyền trong ICESCR


Bên cạnh các quyền dân sự và chính trị có thể bị hạn chế trong đại dịch, chính sách chống
dịch của một số chính phủ cũng đã hạn chế một số quyền liên quan đến kinh tế, văn hóa
và xã hội của con người. Như việc phong tỏa hạn chế quyền làm việc, quyền tham gia
vào đời sống văn hóa,... Cũng như các Công ước Quốc tế nêu trên, ICESCR cũng quy
định về vấn đề hạn chế quyền trong văn bản của mình, cụ thể tại Điều 4 của Công ước:
“Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng, trong khi ấn định các quyền mà mỗi cá nhân
được hưởng phù hợp với các quy định của Công ước này, mỗi quốc gia chỉ có thể đặt ra
những hạn chế bằng các quy định pháp luật trong chừng mực những hạn chế ấy không

5
Xem Điều 4, ICCPR.
6
Đặng Minh Tuấn, Lê Quỳnh Mai, Giới hạn quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học
Kiểm sát, (số 05 -2020), tr.54.
7
Xem Khoản 2, Điều 4, ICCPR
trái với bản chất của các quyền nói trên và hoàn toàn vì mục đích thúc đẩy phúc lợi
chung trong một xã hội dân chủ.”

1.2. Hạn chế quyền trong pháp luật Việt Nam


Kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, các bản Hiến pháp của nước ta đều
dành một chương cho chế định về quyền con người, quyền và nghãi vụ cơ bản của công
dân, tuy nhiên các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 đều không có điều
khoản ghi nhận về vấn đề hạn quyền. Cho đến bản Hiến pháp hiện hành năm 2013, vấn
đề hạn chế quyền được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 cụ thể như
sau:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

1.3. Một số nguyên tắc chung về việc hạn chế quyền


Từ những quy định về vấn đề hạn chế quyền trong Công pháp Quốc tế nói chung cũng
như trong Hiến pháp Việt Nam nói riêng, cũng như dựa trên những quan điểm giải thích
các văn bản này, ta có thể kết luận một số nguyên tắc chung cho hạn quyền như sau:

1.4.1. Hạn quyền phải do luật định:


Trong các văn bản quốc tế cũng như Hiến pháp Việt Nam, cụm từ “luật định” hay “theo
quy định của luật” được đề cập đầu tiên như một nguyên tắc hạn chế quyền. Đây là
nguyên tắc đầu tiên cũng là căn bản nhất của hạn quyền. Nguyên tắc này vừa mang tính
bảo về nhân quyền vừa mang tính giới hạn quyền lực của chính quyền. Các nhà lập pháp
và lập hiến đã dự liệu được trước những nguy cơ từ sự lạm dụng quyền lực, khi chính
quyền áp dụng những chính sách hạn chế vô căn cứ, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng nhân
quyền, làm mất đi bản chất của việc hạn quyền. Khi hạn quyền phải do luật định nghĩa là
chính quyền chỉ được phép thực hiện các chính sách hạn quyền trong phạm vi của pháp
luật cho phép, với những hoàn cảnh hay mục đích cụ thể được quy định trong pháp luật.
Đây cũng là cơ sở cho các cơ quan bảo hiến thực hiện hoạt động giám sát của mình đối
với những hành vi, hay những văn bản áp dụng pháp luật thực hiện việc hạn quyền trái
với Hiến pháp sẽ bị tuyên là vi hiến.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đề cập đến cụm từ “ theo quy định của luật”, vậy theo
quy định của luật được hiểu theo cách nào. Là Hiến pháp và các văn bản luật, hay mọi
văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cả các văn bản dưới luật. Nếu Nhân quyền bị hạn
chế bởi mọi văn bản quy phạm pháp luật, thì hiểu theo nghĩa này thực sự là quá rộng, dễ
đẫn đến các vi phạm nhân quyền không thể kiểm soát8. Theo PGS. TS Vũ Văn Nhiêm, thì
Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền hạn chế, bởi đây là cơ quan có khả năng nhất
trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực nhất, toàn diện nhất.
Vì thế các cơ quan nhà nước khác không thể ban hành văn bản quy phạm dưới luật để
hạn chế quyền con người, quyền công dân9
Tuy nhiên, với cách hiểu đương đại của tập quán quốc tế, việc hiểu cum từ “theo quy
định của luật” với nghĩa rộng như đã nêu trên lại mang tính hợp lý hơn. Bởi lẽ nếu chỉ
dừng lại ở các văn bản luật do Quốc hội ban hành, các văn bản này chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát hóa, còn việc cụ thể lại do các văn bản dưới luật quy định. Nếu chấp nhận cách
hiểu luật theo nghĩa rộng theo xu hướng chung của quốc tế. Việt Nam cần phải có một cơ
chế bảo hiến rõ ràng để đảm bảo tính hợp hiến của các văn bản dưới luật cũng như hành
vi của các cá nhân tổ chức trong việc hạn chế quyền con người.

1.4.2. Hạn chế quyền không làm mất đi bản chất của quyền đó
Trong các bình luận chung của Hội đồng Nhân Quyền Liên hợp quốc về các quyền tương
đối trong ICCPR cũng như trong Điều 4, ICESCR đã đề cập đến việc việc hạn chế các
quyền “không làm trái đi bản chất” hay “không mất đi bản chất” của các quyền đó. Việc
hạn chế quyền là một phương thức để bảo về quyền, nếu các biện pháp đi quá giới hạn
không những không bảo vệ được các quyền khác mà còn xâm phạm đến các quyền đang
thực hiện hạn chế. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong hạn chế quyền. Nó giúp
các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách khi áp dụng các biện pháp hạn chế trong
các tình huống nhất định phải cân nhắc thật kĩ lưỡng. Bản chất của một quyền là cái làm
cho quyền đó là chinh nó mà không phải một quyền nào khác.. Tuy nhiên nội dung của
nguyên tắc này lại không được đề cập đến trong Hiến pháp Việt Nam. Trong đại dịch
Covid -19, biện pháp của một số chính phủ đôi khi cũng chạm đến ranh giới của nguyên
8
Bùi Tiến Đạt (2015), Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ, truy cập ngày
3/4/2022, tại
https://tcnn.vn/news/detail/18960/Hien_phap_hoa_nguyen_tac_gioi_han_quyen_con_nguoi_Can_nhung_chua_duall
.html
9
Vũ Văn Nhiêm (2015), Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Hồng Đức, tr.52.
tắc này, bởi lẽ đó mà nhiều biện pháp hạn chế vấp phải sự không ủng hộ và phản đối của
người dân, khi họ cho rằng quyền đó không còn thuộc về mình nữa. Cụ thể sẽ được phân
tích ở phần tiếp theo.

1.4.3. Hạn chế quyền không xâm phạm đến các quyền khác
Một nguyên tắc của hạn quyền chỉ được đề cập đến trong công pháp quốc tế là không
xâm phạm đến các quyền khác. Xuất phát từ mục đích của việc hạn quyền nhằm bảo vệ
các quyền khác, nguyên tắc trên củng cố mục đích đó. Nguyên tắc trên khẳng định tính
liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau (interrelated) của quyền con người: Sự vi phạm một quyền sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và
ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích
cực đến việc bảo đảm các quyền khác10.

1.4.4. Hạn chế quyền phải nằm trong các tình huống được cho là cần thiết
Không phải hạn quyền có thể được áp dụng một cách tùy tiện. Cơ sở căn cứ để giới hạn
quyền là chỉ “trong trường hợp cần thiết”. Tuy nhiên trên thực tế, hiểu “cần thiết” như thế
nào trong mỗi trường hợp lại là điều không đơn giản. Sự cần thiết này hàm ý trong đó
yếu tố có xung đột lợi ích giữa cá nhân và xã hội, mà Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ
của mình phải có cách can thiệp vừa mức11. Nguyên tắc này cho ta thấy giới hạn quyền
chỉ sẽ như là biện pháp cuối cùng để bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của các cá nhân
hay của cộng đồng xã hội nói chung. Việc này gợi ra cho các nhà chính sách những
hướng đi tích cực và hợp lý hơn trong việc bảo đảm các lợi ích hợp pháp của cá nhân
cũng như cộng đồng.

1.4. Công cụ đánh giá chính sách hạn chế quyền12:

10
Dung N.Đ., Thái P.H., Giao V.C., Tùng L.K. (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.26.
11
Đặng Minh Tuấn, Lê Quỳnh Mai, tlđd, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (số 05 -2020), tr.55.
12
Nội dung trong phần này được dẫn nguyên văn từ bài nghiên cứu ThS. Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, NCS Đại học Macquarie, Australia: Bùi Tiến Đạt (2015), Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con
người: Cần nhưng chưa đủ, truy cập ngày 3/4/2022, tại
https://tcnn.vn/news/detail/18960/Hien_phap_hoa_nguyen_tac_gioi_han_quyen_con_nguoi_Can_nhung_chua_duall
.html.
Quay lại với vấn đề bảo hiến cùng những nguyên tắc đã nêu trên, thực tiễn cần phải có
một công cụ, hay một mô hình chung để đánh giá các chính sách hạn chế quyền của nhà
nước một cách khách quan, nhằm phát hiện ra những thiếu sót và trên hết là bảo đảm
nhân quyền. Một phương pháp khởi nguồn từ Luật hành chính của Đức, được áp dụng
rộng rãi tại các nước Châu Âu là phương pháp phân tích cân xứng.
Mặc dù học thuyết cân xứng có một số biến thể khác nhau, nhưng một cách khái quát, nó
đưa ra một bài kiểm tra gồm bốn bước (hay còn gọi là giai đoạn, yếu tố) để đánh giá một
sự hạn chế quyền có cân xứng/hợp hiến hay không. Bài kiểm tra được thực hiện từng
bước từ một đến bốn. Nếu một sự hạn chế quyền vượt qua bốn giai đoạn, nó được xem là
hợp hiến. Nếu nó thất bại ở một giai đoạn, bài kiểm tra dừng lại mà không cần đánh giá
tiếp ở giai đoạn sau, và hệ quả là sự hạn chế quyền đó bị tuyên vi hiến.

1.5.1. Bước 1: Mục đích chính đáng (proper purpose/ legitimate aim)
Ahron Barak đã phân tích rằng, mục đích chính đáng của việc giới hạn quyền khởi nguồn
từ các giá trị dân chủ. Ở đây, các giá trị dân chủ thể hiện ở sự bảo vệ quyền của người
khác và bảo vệ lợi ích công (public interest). Bảo vệ quyền con người bao giờ cũng mang
tính chính đáng nhưng không phải lợi ích công nào cũng mang tính chính đáng. Lợi ích
công được coi là chính đáng nếu nó nhằm đạt được các “mục tiêu xã hội quan trọng”, và
sau đó nhằm đạt được “nền tảng xã hội trong đó công nhận tầm quan trọng hiến định và
nhu cầu bảo vệ quyền con người”. Barak đưa ra danh sách các yếu tố thuộc phạm trù lợi
ích công, bao gồm: sự tồn tại của nhà nước như một nền dân chủ, an ninh quốc gia, trật tự
công cộng, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ trẻ em, sức khỏe cộng đồng, sự khoan dung, bảo
vệ tình cảm con người, các nguyên tắc của hiến pháp và các lợi ích khác không gắn với
phạm trù quyền con người. Nói một cách khái quát, việc hạn chế quyền không có lý do
chính đáng bị coi là vi hiến.
Ví dụ: Một đạo luật (Lord’s Day Act) của Canada đã cấm các cơ sở kinh doanh bán hàng
vào ngày chủ nhật với mục đích tạo điều kiện cho người lao động công giáo nghỉ làm
việc để đi lễ nhà thờ. Quy định này bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người công giáo
nhưng đồng thời là sự hạn chế quyền này đối với người theo tôn giáo khác. Bởi vì, luật
buộc phải nghỉ làm ngày chủ nhật, áp lực cạnh tranh đã làm những người theo tôn giáo
khác không thể nghỉ thêm một ngày khác ngoài chủ nhật để thực hiện nghi lễ tôn giáo của
họ. Tòa án Tối cao Canada đã phán quyền đạo luật vi hiến vì mục đích của việc hạn chế
quyền tự do tôn giáo này không chính đáng.

1.5.2. Bước 2: Sự phù hợp (rational connection) của việc hạn chế quyền
với mục đích cần đạt được:
Bước này đòi hỏi phương tiện nhằm hạn chế quyền phải phù hợp (có mối liên hệ đúng
đắn) với mục đích cần đạt được. Việc hạn chế quyền không có mối liên hệ với mục đích
bị coi là vi hiến.
Ví dụ: Một đạo luật của Canada đã hạn chế quyền giả định vô tội khi quy định rằng người
nào tàng trữ ma túy bất hợp pháp thì bị coi là có mục đích buôn lậu ma túy. Sự hạn chế
quyền này được luận giải là nhằm phục vụ cuộc chiến chống buôn lậu ma túy. Tuy nhiên,
Tòa án Tối cao Canada đã tuyên đạo luật này vi hiến với lập luận rằng, nếu một người chỉ
tàng trữ một lượng nhỏ ma túy thì sự hạn chế quyền giả định vô tội không có mối liên hệ
hợp lý nào với cuộc chiến chống buôn lậu ma túy.

1.5.3. Bước 3: Sự cần thiết (necessity) của biện pháp hạn chế quyền nhằm
đạt mục đích.
Yêu cầu về sự cần thiết đòi hỏi sự hạn chế quyền là biện pháp khả dĩ nhất nhằm đạt được
mục tiêu. Hay nói cách khác, không có một phương án khác có mức độ hạn chế quyền
thấp hơn (less restrictive means) mà vẫn đạt được mục tiêu. Việc hạn chế quyền không
phải là giải pháp tốt nhất (trong các phương án có thể lựa chọn) bị coi là vi hiến.
Ví dụ: Một quy định ở Đức cấm bán những loại kẹo, vốn trước đây hay được làm từ gạo,
có chứa bột ca-cao. Quy định này đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của những nhà sản
xuất kẹo. Mục đích của quy định được coi là chính đáng nhằm bảo vệ người tiêu dùng
tránh mua nhầm sản phẩm. Và rõ ràng cũng có sự liên hệ giữa mục đích và biện pháp.
Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp vẫn tuyên quy định vi hiến vì biện pháp này bị cho là
không cần thiết. Hay nói cách khác, vẫn có thể áp dụng các biện pháp khác hạn chế
quyền ở mức độ thấp hơn mà vẫn đạt được mục tiêu, chẳng hạn yêu cầu phải dán nhãn
cảnh báo trên kẹo thay vì cấm bán hoàn toàn.

1.5.4. Bước 4: Sự cân bằng (fair balance) giữa lợi ích thu được và thiệt hại
từ việc hạn chế quyền
Bước này quan trọng nhất. Nó yêu cầu sự cân bằng giữa lợi ích thu được của việc hạn chế
quyền với những thiệt hại do việc hạn chế quyền gây ra.
Ví dụ: Một quy định ở Canada (nhằm thực hiện Canadian Health Disciplines Act 1980)
đã cấm các nha sĩ đăng quảng cáo về dịch vụ của mình. Sự giới hạn quyền tự do ngôn
luận này đã đáp ứng yêu cầu của ba bước trên. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Canada tuyên
quy định này vi hiến vì lợi ích của việc hạn chế quyền (tăng cường sự chuyên nghiệp của
nghề nha sĩ, ngăn ngừa việc quảng cáo bừa bãi) không tương xứng (proportional) với
thiệt hại mà việc hạn chế quyền này gây ra.

2. HẠN QUYỀN TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19. GÓC NHÌN TỪ CÁC CHÍNH
SÁCH CHỐNG DỊCH TẠI VIỆT NAM.
II.1. Tổng quan
Kể từ khi chủng virus SARS-CoV2 xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2019, nó đã kéo theo
một làn sóng đại dịch lan ra toàn cầu, gây nên sự hỗn loạn trong một khoảng thời gian
không hề ngắn. Đặc tính của SARS-CoV2 thường được biết tới bởi sự lây lan nhanh
chóng trong cộng đồng cùng việc các biến thể mới xuất hiện liên tục, gây khó khăn ít
nhiều trong quá trình tìm phương pháp tối ưu chấm dứt đại dịch, đặc biệt trong khoảng
thời gian đầu khi chưa tìm được vacxin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế,
việc ban hành các biện pháp hạn chế quyền được xem là giải pháp khả dĩ đương thời
nhằm kiểm soát sự lan tràn của đại dịch. Dù vậy, làm thế nào xác định được mức độ hạn
chế quyền như thé nào là hợp lý? Nhóm tác giả xin được tham khảo Mô hình phương
pháp phân tích đối xứng đã được đề cập ở phần trên, thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật và các văn bản chỉ đạo đã được ban hành để thực hiện đánh giá các chính sach
hạn chế quyền.

Trong các năm 2020, và 2021, để ứng phó với các làn sóng lây lan của dịch Covid -19,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ thị 15/CT-TTg; 16/CT-TTg và 19/CT-TTg và
các nghị định nghị hiện thực hóa các chỉ thị trên cụ thể Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế cùng các văn bản hướng dẫn ở địa phương đã thể hiện chính sách chống
dịch của Việt Nam. Trong đó có những biện pháp hạn chế một số quyền cụ thể nhằm
kiểm soát làn sóng lây lan của dịch bệnh. Từ việc hệ thống hóa các văn bản trên, nhóm
xin đề ra một số biện pháp hạn quyền của chính phủ Việt Nam, đồng thời dùng mô hình
phương pháp phân tích cân xứng nhằm đánh giá
II.2. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú13
Các biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại, tự do cư trú được thể hiện ở hai góc độ.
Góc độ cá nhân với các biện pháp cách ly y tế, cách ly tập trung đối với các trường hợp
nhiễm bệnh, nhập cảnh và các trường hợp tiếp xúc gần. Góc độ cộng đồng với các biện
pháp giãn cách xã hội khác nhau theo từng cấp độ được nêu trong các chỉ thị của Thủ
tướng14. Với mức độ cao nhất là cách ly toàn xã hội, mọi người dân chỉ ra ngoài khi thật
sự cần thiết và không tụ tập quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Tại Việt Nam không sử dụng biện pháp phong tỏa, mà chỉ áp dụng thuật ngữ Giãn cách
xã hội (Social – Distancing). Dưới đây là những đánh giá sơ bộ về biện pháp trên dựa
trên mô hình phân tích cân xứng.

II.2.1. Mục đích chính đáng (proper purpose/ legitimate aim)


Nhưng Ahron Barak đã đề cập, sức khỏe cộng đồng là một mục đích chính đáng cho một
phương án hạn chế quyền. Quay lại với tình hình dịch trong những năm 2020 và khi sự
phức tạp của dịch bệnh còn cao, đặc biệt chưa có vacxin cũng như chưa có nghiên cứu cụ
thể về virus Sars - Cov - 2, việc hạn chế như thế là hoàn toàn chính đáng và hợp lý. Tuy
nhiên, trong giai đoạn sau, khi đã có vacxin thì những biện pháp được nới lỏng như một
cách để đáp ứng tính chính đáng đã được nêu trên.

II.2.2. Sự phù hợp của việc hạn chế quyền với mục đích cần đạt được
Việc đưa ra các biện pháp cách ly giãn cách đều thực hiện với mục đích tổng quát là giảm
thiểu số ca mắc Covid - 19 trong cộng đồng. Trong cách chính sách nêu trên có những
chính sách phù hợp với mục đích như giãn cách xã hội, cách ly y tế tại nhà. Tuy nhiên
việc cách ly tập trung chỉ mang tính phù hợp trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, việc tiếp
tục cách ly tập trung trong giai đoạn số ca nhiễm tăng cao gây ra tình trạng quá tải y tế,
đồng thời gây lây nhiễm chéo trong khu cách ly15. Điều nay dẫn đến sự mâu thuẫn với
mục đích, và khi chính quyền xác định được sự không phù hợp đó thì hiện tại việc cách
ly tập trung đã không là biện pháp bắt buộc, phương pháp cách ly y tế tại nhà được đảm
bảo hơn.

II.2.3. Sự cần thiết của biện pháp hạn chế quyền nhằm đạt được mục đích
13
Xem Điều 23, Hiến pháp năm 2013
14
Xem Đoạn 1, Chỉ thị 16/CT-TTg và điểm đ, Đoạn 2, Chỉ thị 15/CT-TTg
15
Thùy Linh (2021), Có lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung hay không?, truy cập ngày 5/4/2022, tại
https://laodong.vn/y-te/co-lay-nhiem-cheo-trong-khu-cach-ly-tap-trung-hay-khong-974201.ldo
Một câu hỏi cần được đặt ra khi đề cập đến tính cần thiết của việc hạn chế quyền, đó là
“Đây có phải là giải pháp khả dĩ nhất hay chưa?”. Rõ ràng trong tình hình lúc bấy giờ,
khi mà các phương pháp trị liệu y tế như thuốc đặc trị hay vắc xin chưa được tìm ra, thì
giãn cách xã hội và kêu gọi hạn chế ra đường trở thành phương án được cho là ưu việt
nhất nhằm hạn chế sự lớn thêm của đại dịch tại Việt Nam. Tuy nhiên khi đã có vacxin
phòng ngừa dịch bệnh, việc hạn chế theo mô hình chiến dịch Zero Covid của Việt Nam
(giai đoạn làn sóng dịch thứ 4 từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2021) dường như không được
coi là biện pháp cuối cùng cho việc ngăn chặn dịch bệnh mà biện pháp ưu tiên hơn cả là
cần bao phủ vacxin và thực hiện thích ứng trong trạng thái bình thường mới.

II.2.4. Sự cân bằng giữa lợi ích thu được và thiệt hại của việc hạn chế quyền
Không thể phủ nhận các biện pháp hạn chế tự do đi lại, tự do cư trú đã mang đến những ý
nghĩa tích cực trong công tác phòng chống dịch như đảm bảo được số ca lây nhiễm chéo
không tăng cao, bảo vệ sức khỏe cộng đồng đặc biệt là trong giai đoạn chưa có vacxin
cũng như phác đồ điều trị cụ thể. Các biện pháp được đề cập trong giai đoạn đầu được
ghi nhận mang tính cân bằng. Tuy nhiên kể từ khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát tại nước
ta, sự mất câng bằng giữa lợi ích và thiệt hại là vấn đề đáng quan tâm. Cụ thể tại Thành
phố Hồ Chí Minh, nơi thực hiện chính sách hạn quyền tự do đi lại, tự do cư trú nghiêm
ngặt nhất trên cả nước đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt mức âm,
thiệt hại trong cả hai năm 2020, 2021 lên đến 273.000 tỉ đồng, đồng thời chuỗi cung ứng
bị đứt gãy16. Trước tình hình đó Việt Nam đã thay đổi chính sách để đạt lại sự cân bằng
khi nới lỏng hạn chế và tiến tới thích nghi với đại dịch, đó là một thành công đáng ghi
nhận sau làn sóng dịch thứ 417.

II.3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể18


Một cách tiếp cận không tuyệt đối, nhưng nếu đứng trên cách hiểu quyền này bao
gồm cả quyền tự quyết về thân thể, thì cách chính sách yêu cầu xét nghiệm bắt cuộc có
xu hướng hạn chế quyền này. Khi để xác định được ca nhiễm trong cộng đồng cũng như
các trường hợp liên quan thì việc xét nghiệm là cần thiết. Trong thực tế chống dịch đã
ghi nhận 2 phương thức yêu cầu làm xét nghiệm là xét nghiệm bắt buộc và tự xét nghiệm

16
TTO (2021), Dịch Covid-19 khiến TP.HCM thiệt hại hơn 273.000 nghìn tỉ
17
Trung Kiến (2021), Mở cửa nền kinh tế: Thận trọng nhưng cũng cần tích cực, truy cập ngày 5/4/2021, tại
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/mo-cua-nen-kinh-te-than-trong-nhung-cung-can-tich-cuc-1491886049
18
Xem Điều 20, Hiến pháp năm 2013
tại nhà. Trong phạm vi bài viết này sẽ đánh giá biện pháp xét nghiệm bắt buộc được hiểu
như một biện pháp hạn quyền. Sự đánh giá sẽ dựa trên chính sách nói chung, về thực tế
áp dụng sẽ được đề cập ở phần sau.

II.3.1. Mục đích chính đáng


Như đã đề cập trong phần đánh giá chính sách hạn quyền tự do đi lại, chính sách trên
đang thực hiện với mục đích chính đáng tương tự là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chỉ có
hình thức xét nghiệm mới xác định được đâu là F0 trong chuỗi lây nhiễm nhằm cắt đứt
chuỗi lây nhiễm đó. Nghị định 117/2020/NĐ – CP cũng đã quy định mức xử phạt cho
hành vi không thực hiện biện pháp trên19. Tuy nhiên cần phải nhận thấy trong giai đoạn
thích nghi với đại dịch, thì việc xét nghiệm bắt buộc không còn đáp ứng mục đích chính
đáng, thay vào đó việc tự làm xét nghiệm tại nhà sẽ được ưu tiên.

II.3.2. Sự phù hợp của việc hạn chế quyền với mục đích cần đạt được
Đây là vấn đề còn gây tranh cãi khi xem xét về chính sách hạn quyền này. Mục đích cần
đạt là bóc tách F0 nhằm giảm thiểu số ca lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Tuy nhiên,
một số người dân lại quan ngại việc tập trung đông người tại các điểm lấy mẫu sẽ làm
tăng khả năng lây nhiễm chéo. Đồng thời việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ
các bước trong lấy mẫu xét nghiệm cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Họ phản ánh
việc nhân viên y tế lấy mẫu quên rửa tay sát khuẩn hoặc thay găng tay sau mỗi lần lấy
mẫu20. Suy cho cùng, nếu xét về “ tính có mối liên hệ” của bước này, việc xét nghiệm bắt
buộc được coi là hợp lý do có mối liên hệ mật thiết với công tác tách F0 ra khỏi cộng
đồng.

II.3.3. Sự cần thiết của biện pháp hạn chế quyền nhằm đạt được mục đích
Liệu xét nghiệm bắt buộc có là một phương án cuối cùng để truy tìm F0 trong cộng
đồng? Trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi chỉ có nhà nước mới có thể tiếp cận cách
sinh phẩm xét nghiệm thì đây là phương án cuối cùng. Ngược lại kể từ làn sóng dịch thứ
4 vào quý 3/2021, các sinh phẩm xét nghiệm đã được người dân tiếp cận một cách rộng
rãi thì bắt buộc xét nghiệm không còn coi như biện pháp khả dĩ cuối cùng.

II.3.4. Sự cân bằng giữa lợi ích thu được và thiệt hại từ việc hạn chế quyền:

19
Xem Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP
20
Phương Liễu (2021), Bảo đảm an toàn khi lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19, truy cập ngày 5/4/2021, tại
http://www.baodongnai.com.vn/bandoc/202108/bao-dam-an-toan-khi-lay-mau-xet-nghiem-covid-19-3074482/
Về cơ bản, lợi ích thu được từ việc bắt buộc xét nghiệm là tìm được F0 trong cộng đồng,
cắt đứt được chuỗi lây nhiễm. Ngược lại có một số quan điểm cho rằng xét nghiệm bắt
buộc trên diện rộng sẽ gây tốn kém nhân lực và chi phí phòng chống dịch. Ủng hộ quan
điểm này, với chiến lược ban đầu là xét nghiệm trên diện rộng, ở đâu cũng làm xét
nghiệm để tìm kiếm F0 thì thiệt hại có thể thấy rõ. Để có được cán cân cân bằng giữa lợi
ích và thiệt hại, cần khoanh vùng hay quy định đối tượng cụ thể cho việc xét nghiệm bắt
buộc21. Đồng thời một thiệt hại khác đáng được quan tâm hơn là thiệt hại về nhân quyền,
khi chính sách này tiềm ẩn nguy cơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi các địa
phương áp dụng một cách quá đáng. Việc này làm mất hẳn đi bản chất của quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, hay quyền tự quyết thân thể, vi phạm các nguyên tắc trong hạn
quyền.

II.4. Một số nhóm quyền khác


Từ những quyền bị hạn chế nêu trên, có một số quyền bị hạn chế phái sinh từ các
chính sách hạn chế quyền đã nêu trên. Cụ thể là quyền tự do kinh doanh, quyền làm việc,
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa 22.
Trong 4 bước của phương pháp phân tích cân xứng, ba bước đầu có cách đánh giá tương
tự như những chính sách hạn quyền nêu trên. Tuy nhiên về phần cán cân giữa lợi ích và
thiệt hại có nhiều khác biệt. Trong phần này nhóm nghiên cứu chỉ trình bày về bước 4
trong mô hình nêu trên.

II.4.1. Nhóm quyền tự do kinh doanh, tự do làm việc


Một trong những biện pháp hạn chế quyền trên được quy định tại diểm c, Đoạn 2, Chỉ thị
số 15/CT-TTg:“ Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa chịn, trừ
các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa , dịch vụ không thiết yếu”
Lợi ích có thể thấy rõ nhất là khi các hàng quán không mở cửa, ít tập trung, công nhân
giảm thời gian đến công xưởng thì công tác đảm bảo giãn cách sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, vì
lĩnh vực kinh doanh, buôn bán và việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người

21
H.Lộc, L.Anh (2021), Nên xét nghiệm Covid -19 theo thực tế từng vùng, từng địa phương thay vì “đồng loạt”?,
truy cập ngày 6/4/2022, tại https://tuoitre.vn/nen-xet-nghiem-covid-19-theo-thuc-te-tung-vung-tung-dia-phuong-
thay-vi-dong-loat-20210918195526986.htm
22
Xem các Điều 24,33,35,41 Hiến pháp năm 2013.
dân nên thiệt hại mà quyền hạn chế này mang lại là không hề nhỏ. Nhiều hàng quán
không thể mở cừa khiến chủ các cửa hàng khốn đốn trong việc duy trì kinh doanh cũng
như đảm bảo sinh hoạt khi giờ đây nguồn thu nhập đã bị hạn chế rất nhiều. Có thể nhận
thấy rõ vấn đề này trong thực tế, nhiều chủ cơ sở kinh doanh không thể xoay sở, bám trụ
được cơ sở kinh doanh dẫn đến đóng cửa, thậm chí phá sản. Bên cạnh đó việc công nhân
bị giảm giờ làm do các chính sách giãn cách nơi công xưởng ảnh hưởng rất lớn đến thu
nhập của người dân trong việc trang trải các chi phí sinh hoạt khó khăn trong mùa dịch,
dẫn đến một cuộc “hồi hương” rất lớn trong đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM khi công nhân
không thể cầm cự được. Đánh giá chung, chính sách trên kéo dài dẫn đến cán cân mất cân
bằng nghiêm trọng.

II.4.2. Nhóm quyền tự do, tôn giáo và tiếp cận các giá trị văn hóa:
Một trong những cơ chế hạn quyền trong nhóm quyền này được quy định tại tại diểm c,
Đoạn 2, Chỉ thị số 15/CT-TTg:
“ Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ
sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao giải trí tại
các địa điểm công cộng”
Những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa quy tụ một lượng người lớn trong một
không gian nhất định, do có nhiều cử hành nghi lễ hay văn hóa mà nguy cơ lây nhiễm
chéo là cực kì cao. Lợi ích thu được rõ nhất là giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ các cơ sở
trên. Đặc biệt trong chính sách hạn chế nhóm quyền trên, thiệt hại gây ra là tối thiểu nhất
vì không ảnh hưởng đến các giá trị vật chất lẫn tinh thần. Trong thời đại công nghệ, việc
thực hiện các quyền trên có thể diễn ra trên không gian trực tuyến, điều này vẫn giúp duy
trì niềm tin cũng như đảm bảo được các đời sống văn hóa tinh thần. Các cơ sở tôn giáo,
văn hóa cũng đã hợp tác và đáp ứng nhu cầu của mọi người trong việc thực hiện các
quyền trên.

3. TÌNH HUỐNG THỰC TẾ - CƯỠNG CHẾ XÉT NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG.
3.1. Xét nghiệm bắt buộc trong các văn bản quy phạm pháp luật
3.1.1. Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm phòng chống dịch:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm
2007 (Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất
nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.) và Quyết định
số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì
được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Như vậy để điều chỉnh các hành vi vi phạm, không chấp hành nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế quy định cụ thể các mức xử phạt đối với các
hành vi vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 như sau:
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (điểm a, khoản 3, Điều 7 Nghị
định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/20203 của Chính phủ).
- Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng (điểm b, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của
Chính phủ) và buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi
này (khoản 3, Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ).
- Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã
được công bố là có dịch. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm a,
khoản 2, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ).
- Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã
được công bố là có dịch. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm a,
khoản 2, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ).
- Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá
trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 (điểm a, khoản 2, Điều 7 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020
của Chính phủ).
- Điều 21 nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm (Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm):
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở
người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
3.1.2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, gồm có các hình thức xử phạt
dưới đây:

 Phạt cảnh cáo;


 Phạt tiền;
 Tước chứng chỉ hành nghề, quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc tạm đình
chỉ hoạt động có thời hạn;
 Tịch thu các phương tiện, tang vật vi phạm hành chính không vượt quá mức tiền
phạt theo quy định của trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền;
 Trục xuất;

3.1.1. Các trường hợp vi phạm bị xử lý theo quy định Bộ luật Hình sự:
Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 nếu đủ yếu
tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2017) và được hướng dẫn tại Công văn số 45/TANDTC-PC ngày
30/3/2020 về việc hướng dẫn xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như: Người đã được thông
báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã
được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh
Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự
và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: Trốn khỏi nơi cách ly;
Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly,
cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
*Đến nay các trường hợp được chỉ định xét nghiệm bao gồm:
 Trường hợp nghi ngờ theo đúng tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế gồm các trường
hợp có triệu chứng nghi ngờ và có yếu tố dịch tễ nguy cơ nhiễm bệnh.
 Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác
 Trường hợp xuất hiện chùm ca bệnh trong cộng đồng thì Trung tâm kiểm soát
bệnh tật thành phố sẽ xác định những ca bệnh này có cần xét nghiệm để thực hiện
giám sát sớm trong cộng đồng hay không. 
 Tuy nhiên, thời gian gần đây do bệnh covid-19 bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng
nên có thể xét nghiệm tất cả các đối tượng tiếp xúc gần với trường hợp  nhiễm
bệnh Covid 19 mà không đợi có xuất hiện triệu chứng.

3.1.1. Các vấn đề xử lý trái quy định: 


Thế nhưng vẫn có một số trường hợp bị xử phạt và cưỡng chế không theo quy định của
pháp luật. Cụ thể như việc chị L ở Bình Dương, bị cưỡng chế xét nghiệm, xâm phạm
danh dự và nơi cư trú, dù bản thân chị không thuộc diện nghi nghiễm và tiếp xúc F0. Hay
việc anh T ở Nha Trang bị bắt khi đi mua bánh mì…
Tóm lại, một số cán bộ đã thực hiện theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020
của Chính phủ) nhưng không hiểu đúng tinh thần của nó. Bản thân Nghị định số
117/2020/NĐ-CP cũng không tuân theo tinh thần của Điều 21- Luật phòng chống dịch
bệnh truyền nhiễm, chỉ thực hiện xét nghiệm và giám sát các trường hợp được coi là cần
thiết và có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế Nghị định trên không đề cấp đến
vấn đề cần thiết mà lại xử phạt thiếu sự xem xét và mang tính cào bằng.

3.1. Tóm tắt tình huống thực tế


3.1.1. Tình hình phòng chống dịch bệnh tại Bình Dương khi sự việc xảy ra
Vào khoảng thời gian xảy ra sự việc, tỉnh Bình Dương đang tích cực thực hiện chỉ
thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường một số biện pháp thực hiện
chỉ thị 16 trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa chịn thành phố nhằm xanh hóa địa
chịn và bảo vệ thành quả chống dịch 23. Thành phố Thuận An trước đó cũng đã lập ra Ban
chỉ đạo Phòng chống dịch của phường do ông Võ Thanh Quan - Bí thư Đảng ủy phường
Vĩnh Phú - làm Trưởng ban. Riêng trên địa bàn phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An cũng đã
được công nhận là vùng xanh vào ngày 12/9/202124.

3.1.2. Toàn cảnh sự việc


Ngày 28/9/2021, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy dân quân tự vệ,
cảnh sát cơ động đã phá khoá cửa, ập vào nhà chị H.T.P.L - 38 tuổi, cư dân đang sinh

23
Minh Duy, Đỗ Trọng (2021), Tập trung quyết liệt thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, truy
cập ngày 23/4/2022 tại https://baobinhduong.vn/tap-trung-quyet-liet-thuc-hien-chi-thi-so-12-ct-tu-cua-ban-thuong-
vu-tinh-uy-a256452.html
24
Minh Duy (2021), TP.Thuận An công bố 4 xã, phường “vùng xanh” trở lại trạng thái bình thường mới, truy cập
ngày 24/04/2022 tại https://baobinhduong.vn/tp-thuan-an-cong-bo-4-xa-phuong-vung-xanh-tro-lai-trang-thai-binh-
thuong-moi-a255884.html
sống tại tầng trệt, Block B khu chung cư Ehome 425. Cụ thể hơn, trong nhóm bao gồm đại
diện của phường Vĩnh Phú, công an mặc sắc phục, cảnh sát cơ động và ban quản lý
chung cư, đặc biệt có sự xuất hiện của ông Võ Thanh Quan - bí thư Đảng ủy phường
Vĩnh Phú, đồng thời là trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời,
cảnh sát cơ động khi tới còn mang vũ khí quân dụng, cụ thể là hai cây dùi cui. Sau khi
khóa cửa đã bị phá, ông Quan còn nói “Cùng vô, mấy anh em cơ động cùng vô. Vô hết!”.
Khi đột nhập vào gia cư của chị L, yêu cầu chị L đi xét nghiệm COVID-19, chị L có trả
lời “Tôi nói tôi chờ xong việc rồi tôi ra, chứ tôi đang làm việc mà!”. Ngay lập tức hai
chiến sĩ cảnh sát cơ động có mặt tại hiện trường đã khóa tay chị về phía sau, trực tiếp lôi
chị ra ngoài để xét nghiệm COVID-19 trong tiếng la khóc của con chị và sự phản đối của
chị. Lý do chị L đưa ra khi không thực hiện xét nghiệm tập trung là chị lo ngại tình trạng
lây nhiễm chéo khi xét nghiệm, hơn nữa chị cũng nói thêm rằng bản thân đã tự test tại
nhà và vẫn an toàn. Chị L có chia sẻ: “Khi họ đang phá khóa tôi thấy không được an toàn
nơi đang ở và sốc. Theo tôi biết tôi có thể từ chối test nếu không thấy an toàn, họ không
được có hành động như vậy. Khi họ chưa ập vào tôi nghĩ có quyền từ chối khi thấy không
an toàn. Khi họ dùng vũ lực thì sốc toàn tập. Tôi thấy hành động của họ sẽ tác động đến
con tôi về chế độ bây giờ”. 
Chưa dừng lại ở đó, ở đoạn clip sau, có giọng người đàn ông liên tục la lớn “Bây
giờ ý thức của chị đâu?” cùng “dọa” lập biên bản xử phạt chị L vì tội “chống người thi
hành công vụ”26.   

3.1.3. Diễn biến liên quan sau vụ việc


Sau khi video được đăng tải, mức độ nghiêm trọng của sự việc cùng sự bùng nổ
tranh cãi của cộng đồng khiến các cơ quan có thẩm quyền không thể làm ngơ trước sự
việc. Ngay trong ngày 29/4/2021, đoàn công tác của Thành ủy Thuận An đã có buổi làm
việc trực tiếp với chị L và xác định đoạn video được lan truyền vào ngày 28 xuất phát từ
2 nguồn: một video là do chị L thực hiện livestream trên nền tảng mạng xã hội Facebook,
một video khác là do đội cưỡng chế ngày hôm đó ghi hình lại. Ông Võ Thanh Quan -
Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh đồng thời là nhân vật xuất hiện trong clip

25
Đài truyền hình tỉnh Tây Ninh (2021), PHÁ CỬA, CƯỠNG CHẾ dân đi xét nghiệm: đúng luật hay không?, truy
cập ngày 23/4/2022 tại https://www.youtube.com/watch?v=TlrQBlVw_w8&t=260s
26
Bá Sơn (2021), Cán bộ phường phá khóa căn hộ, cưỡng chế một phụ nữ đi xét nghiệm COVID-19, truy cập ngày
23/4/2022 tại https://tuoitre.vn/can-bo-phuong-pha-khoa-can-ho-cuong-che-mot-phu-nu-di-xet-nghiem-covid-19-
20210928221032374.htm
cũng đưa ra lời xin lỗi công khai tới chị L 27. Sau đó, Ông Quan đã bị Ban chỉ đạo Phòng,
chống dịch phường Vĩnh Phú họp và thống nhất kiểm điểm, phê bình ông về cách cưỡng
chế chưa đúng quy trình, không khéo léo, gây phản cảm, phẫn nộ. Vào ngày 4/10, UBND
phường Vĩnh Phú cũng đã đưa ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng với chị L vì
hành vi "Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong
quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm" quy định tại điểm a, khoản 2, điều 7
nghị định 117/202028.
Về phía dư luận, sau khi đoạn clip được đăng tải, luồng quan điểm được chia làm
hai phía khá rõ rệt. Một số người phê bình gay gắt hành vi được cho là “phản cảm” của
ông Quan và nhận định chị L bị đối xử “không khác gì tội phạm”. Bên cạnh đó, số khác
cũng chỉ trích chị L vì đã không hợp tác trong phòng chống dịch trong tình hình lúc bấy
giờ, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch của địa phương.

3.2. Phân tích hành vi của các chủ thể


Từ tình huống nêu trên, qua các hành vi của các cá nhân, tổ chức, nhóm đề ra một số
phân tích hành vi của các chủ thể nhìn từ góc độ của Hiến pháp dưới hai khía cạnh. Hiến
pháp là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước và Hiến pháp là công cụ để bảo vệ nhân
quyền.

3.2.1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid – 19 phường Vĩnh Phú, Tp. Thuận
An, Tỉnh Bình Dương
Đầu tiên, xét về cơ cấu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid – 19, cơ cấu tổ chức của
Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
là trái với quy định của pháp luật. Cụ thể tại điểm b Khoản 2 Điều 46 Luật Phòng chống
Bệnh Truyền nhiễm 2007 quy định Trưởng ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh huyện xã là
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp. Tuy nhiên theo thông tin từ các cơ quan báo chí
cũng như xác nhận của chính quyền địa phương, trưởng ban chỉ đạo lại là ông Võ Thanh
Quan, bí thư Đảng ủy của phường. Từ cơ cấu trên có thể kết luận việc ông Quan chỉ đạo
phá cửa cũng như cưỡng chế chi L đi cách ly là trái với quy định của pháp luật. Đồng

27
Bá Sơn (2021), Bí thư phường xin lỗi công khai người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID-19, truy cập ngày
23/4/2022 tại https://tuoitre.vn/bi-thu-phuong-xin-loi-cong-khai-nguoi-phu-nu-bi-cuong-che-xet-nghiem-covid-19-
20210929135947627.htm
28
Bá Sơn (2021), Xử phạt 2 triệu đồng người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID-19, truy cập ngày 23/4/2022
tại https://tuoitre.vn/xu-phat-2-trieu-dong-nguoi-phu-nu-bi-cuong-che-xet-nghiem-covid-19-
20211004234506034.htm
thời trách nhiệm thuộc về cơ quan đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch của
phường này.
Thứ hai, xét đến hành vi cưỡng chế xét nghiệm chị L trong tình huống nêu trên, hành
động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, cụ thể là các cá nhân có mặt trong tình huống
nêu trên mang có nội dung được hiểu như việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và
áp giải người chống đối quyết định tạm giữ. Tuy nhiên thực tế tình huống chỉ ra việc tạm
giữ cũng như áp giải chị L là trái với quy định của pháp luật. Điều 20 Hiến pháp năm
2013 có quy định “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm; 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, Luật Xử lí Vi
phạm Hành chính năm 2012 có hiệu lực, có quy định về việc tạm giữ người theo thủ tục
hành chính được quy định tại điều 122 của Luật này “1. Việc tạm giữ người theo thủ tục
hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những
hành vi gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho người khác.” Xét về bản chất
của việc từ chối xét nghiệm của chị L, Nghị định số 117/NĐ-CP của Chính phủ về quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, việc không thực hiện xét nghiệm theo yêu
cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền theo khoản 2 Điều 7 của Nghị định này chỉ là vi
phạm về giám sát bệnh truyền nhiễm, không mang tính chất của hành vi gây rối trật tự
công cộng và gây thương tích cho người khác và chỉ bị xử phạt hành chính. Đồng thời
cũng không có quyết định nào cụ thể về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, ban
chỉ đạo chỉ đề cập đến việc vận động mà không có quyết định tạm giữ người theo thủ tục
hành chính theo mẫu được đề cập trong Phụ lục Một số biểu mẫu trong xử phạt vi phạm
hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Vì thế lấy lí do chị L
không chấp hành lệnh mà tiến vào phá cửa nhà mà áp giải chị đi là trái với quy định của
pháp luật về xử lí vi phạm hành chính.
Thứ ba, trong tình huống được ghi lại có xác định hành vi phá khóa cửa nhà chị L. để vào
nhà và cưỡng chế chị. Tại các Khoản 2,3, Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định: “2. Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người
khác nếu không được người đó đồng ý; 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”. Điều trên
đã giới hạn quyền lực nhà nước trong việc khám xét chỗ ở của công dân. Việc khám xét
chỗ ở của công dân có hai trường hợp, một là khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính theo điều 129 của Luật Xử lí Vi phạm Hành chính, hai là theo quy định
tại Khoản 1, Điều 192, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015: “ Việc khám xét chỗ ở của công
dân chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội,
tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên
quan đến vụ án.” Qua các căn cứ pháp lý nêu trên việc phá khóa cửa và vào nhà chị L. là
trái với quy định của pháp luật.
Do đó, hành vi cưỡng chế người dân xét nghiệm Covid-19 (phá khóa, tự vào nơi ở, để
cưỡng chế, ép buộc người dân thực hiện xét nghiệm...) là trái với các quy định của pháp
luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân. Nội
dung vụ việc, sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có liên quan như thế
nào sẽ còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những hành vi phá khóa, vào nơi ở và cưỡng chế
người dân đi xét nghiệm này đã có có dấu hiệu của “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái
pháp luật” (Điều 157) và “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” (Điều 158) của Bộ luật
Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.29
Qua các phân tích nêu trên hành vi của các lực lượng chức năng trong tình huống, đặc
biệt là sự chỉ đạo của ông Võ Thanh Quan có dấu hiệu của vi phạm pháp luật hình sự, đặc
biệt là vi phạm Hiến pháp do xâm hại đến quyền hiến định của chị L. Tuy nhiên hành
động của các cơ quan chỉ dừng lại ở việc Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Vĩnh Hòa đến xin lỗi công khai chị L. Không có bất kỳ hình thức kỷ luật nào được
công khai, và đặc biệt không có cơ quan tố tụng nào tiền hành việc lấy bằng chứng và
khởi tố vụ án do có dấu hiệu tội phạm. Đây là thiếu sót lớn nhất, có dấu hiệu bỏ lọt tội
phạm, cần phải xử lí một cách công minh để tránh tạo tiền lệ xấu về sau này.

3.2.2. Cảnh sát cơ động có mặt trong tình huống


Trong đoạn video quay lại sự việc, có sự xuất hiện của cảnh sát cơ động với một số trang
bị, họ cũng là người trực tiếp cưỡng chế áp giải chị L xuống địa điểm xét nghiệm. Việc
29
“Có được cưỡng chế người dân đi xét nghiệm Covid -19 không”, truy cập ngày 22/4/2022, tại
https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-duoc-cuong-che-nguoi-dan-di-xet-nghiem-covid-19-khong-141704-
faqs.html#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%20Lu%E1%BA%ADt%20X%E1%BB%AD%20l%C3%BD,vi
%E1%BB%87c%20x%C3%A9t%20nghi%E1%BB%87m%20b%E1%BB%87nh%20d%E1%BB%8Bch.
dùng cảnh sát cơ động để áp giải chị L đã gây ra rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng cảnh
sát cơ động. Hiện tại đang có dự thảo Luật Cảnh sát cơ động nhưng chưa được thông qua.
Tuy nhiên nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát Cơ động được quy định tại Pháp lệnh số
08/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Cảnh sát Cơ động. Tại Điều 7
của Pháp lệnh trên có quy định về quyền hạn nhiệm vụ của cảnh sát cơ động, trong đó nội
dung liên quan đến tình huống trên là “3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra
theo quy định của pháp luật.” Việc từ chối xét nghiệm của chị L vì lí do lo ngại sức khỏe
và bận việc cá nhân không thể nào được coi là một hành vi vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. Theo Nghị định 117/ NĐ-CP/2020, thì hành vi của chị L chỉ được
liệt kê vào vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Vì thế việc sử dụng cảnh sát cơ động
trong việc cưỡng chế chị L là trái với quy định của Pháp lệnh về Cảnh sát Cơ động, do
việc cưỡng chế một người từ chối xét nghiệm Covid -19 không thuộc quyền hạn của
Cảnh sát Cơ động.
Sự việc nêu trên không đề cập rõ ai là người đã điều động cảnh sát cơ động thực hiện
nhiệm vụ trong trường hợp này. Theo Điều 10 của Pháp lệnh thì thẩm quyền điều động
thuộc về thủ trưởng và chỉ huy các cấp trong ngành công an. Tuy nhiên nhìn theo diễn
biến vụ việc thì ông Quan là người chỉ huy đoàn công tác đến cưỡng chế chị L thì việc
điều động này đang được thực hiện bởi ông Quang, ông Quang đã yêu cầu 2 cảnh sát cơ
động xông vào nhà và áp giải chị L. Có thể kết luận đây là hành vi trái pháp luật do
không phải là người có thẩm quyền điều động cảnh sát cơ động.
Tất cả hành vi nêu trên đã vi phạm nguyên tắc chung được nêu trong Hiến pháp là chính
quyền chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, Các hành vi trên đã vi phạm Điều 6
của Pháp lệnh về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể tại Khoản 1: “1. Tổ chức, điều động,
sử dụng Cảnh sát cơ động trái với quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.”

3.2.3. Chị H.T.P.L và gia đình


Hành vi của chị L. có vi phạm Nghị định 117/NĐ-CP/2020 hay không vẫn còn là vẫn đề
đang còn tranh cãi. Chị L đã bị phạt 2 triệu đồng theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều
7 Nghị định này. Tuy nhiên hành vi của chị L không hoàn toàn không thực hiện yêu cầu
của cơ quan y tế có thẩm quyền, chị lấy ly do là mình sẽ xuống sau do bận dạy yoga trực
tuyền (màn hình laptop minh chứng cho việc dạy có xuất hiện trong đoạn clip được quay
lại), đồng thời chị quan ngại về việc lấy mẫu xét nghiệm tập trung nên có đề nghị được
lấy mẫu riêng tại nhà. Điều đáng lưu tâm là theo quy định tại Điều 21 Luật Phòng chống
Dịch bệnh Truyền nhiễm 2007, tại Đoạn 2, Khoản 1 Điều 21: “ Trong trường hợp cần
thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc
bệnh truyền nhiễm để giám sát.”. Bối cảnh chống dịch lúc này phường Vĩnh Hòa đã được
chuyển qua vùng xanh từ ngày 12/9/2021, ngày 28/9/2021 là ngày xảy ra vụ việc thì việc
cần thiết trong trường hợp này liệu còn được lưu tâm, đặc biệt chị L cũng không phải là
đối tượng tiếp xúc gần của người mắc bện Covid – 19.

Qua vụ việc trên, xét dưới góc độ Hiến pháp bảo vệ quyền con người thì những quyền
hiến định của chị L cũng như của các thành viên trong gia đình xuất hiện trong đoạn clip,
cụ thể là đứa con trai của chị. Trước hết quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm cũng như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở quy định tại các điều
20 và 22 của Hiến pháp 2013. Thân thể của chị bị xâm phạm nghiêm trọng khi bị áp giải
trái pháp luật với các hành vi của cảnh sát cơ động: bẻ ngoặt tay,xóc nách và khóa tay
trong lúc xét nghiệm. Một cách nào đó những hành động trên còn mang hình thức của
việc tra tấn. Danh dự và nhân phẩm của chị cũng bị xúc phạm khi bị đối xử ngang với
một tội phạm vừa thực hiện một hành vi gây rối hay một hành vi nguy hiểm, đồng thời
phải hứng chịu lời đe dạo xử phạt của cán bộ trong đoàn công tác. Phẩm giá của chị L
trong tình huống trên đang bị coi thường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó tại thời điểm chị L bị áp giải từ nhà đến nơi thực hiện xét nghiệm đã có đoạn
clip ghi lại vụ việc đó và được phát tán trên mạng. Người đã ghi hình và phát tán đoạn
clip trên đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình quy định tại Điều 21 Hiến pháp. Hành vi này ít được để ý và quan tâm
trong vụ việc nhưng đáng cần phải lưu tâm vì quyền đối với hình ảnh cá nhân của chị L
là một trong những quyền Hiến định cần được bảo vệ.
Cuối cùng, việc đi quá giới hạn của việc hạn chế quyền trong việc cưỡng chế xét nghiệm
chị L đã gây ảnh hưởng tâm lý của con trai chị M. Khi chứng kiến mẹ mình bị những
người có vũ trang đến áp giải đi đã gây cho bé tâm lý hoang mang, hoảng sợ, đặt biệt ảnh
hưởng đến việc phát triển tâm lý sau này. Việc làm này vi phạm đến Khoản 1, Điều 3 của
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em “ 1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em,
dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án,
các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải
là mối quan tâm hàng đầu.

4. KẾT LUẬN
Nhìn chung, vấn đề hạn chế quyền sẽ hợp lý và không gặp bất cập nếu nó không ảnh
hưởng tiêu cực đến các quyền khác có liên quan. Tuy nhiên, việc làm thế nào cân đối
giữa việc áp dụng hạn chế quyền vào thực tiễn một cách hiệu quả và giảm thiểu tối đa
nguy cơ các điều luật hạn chế tác động đến các quyền khác luôn là một vấn đề cần được
xem xét kĩ trong một khoảng thời gian. Trong khi đó, tình hình đại dịch Covid-19 lại
xoay chuyển quá nhanh và cần giải pháp tức thời, nên dù được cho là giải pháp hiệu quả
và phụ hợp với hoàn cảnh, việc ban hành và áp dụng ít nhiều sẽ có khó khăn, thậm chí là
có sai sót, điều này được thể hiện rõ quá trình áp dụng đã xảy ra nhiều vụ việc gây xôn
xao dư luận. Từ vụ việc cụ thể nêu trên, cho thấy rằng lỗ hổng của việc hạn chế quyền
nằm ở việc các bên liên quan không nắm rõ các quy định của pháp luật, đặc biệt là tinh
thần của Hiến pháp dẫn đến sự lạm dụng trong việc hạn chế quyền, làm tổn hại nghiệm
trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, chưa có chế tài thật sự
nghiêm khắc để xử lí những trường hợp như vậy để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra
sau này. Đại dịch Covid – 19 đã gây ra bao đau thương, mất mát trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên không vì thế mà làm đánh mất luôn cả phẩm giá
con người qua những gì họ xứng đảng được hưởng như vậy. Đây là bài học lớn cho
những nhà hoạch định chính sách, những nhà lập pháp trong việc sử dụng công cụ hạn
chế quyền. Cũng như cho từng địa phương trong việc áp dụng công cụ đó. Am hiểu pháp
luật và hiểu rõ thực tế chính là hai chìa khóa quan trọng để một chính sách hạn chế quyền
đạt được hiệu quả cao nhất. Vừa đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng vừa bảo vệ những
quyền hiến định của mỗi cá nhân. “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đó
chính là những gì công dân của một nhà nước pháp quyền hướng đế
2.1. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1 Khái niệm về kỷ luật
Trên thực tế, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỷ luật. Theo sách giáo khoa Giáo
dục công dân lớp 8, kỷ luật là “Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc
của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan...) yêu cầu mọi người phải tuân theo
nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.” 30 và một
số cách định nghĩa khác theo các trang điện tử thì kỷ luật là “Kỷ luật là những quy tắc xử sự
chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó
phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước.” 31
Tuy nhiên, ở đây khi phân tích chúng ta sẽ đi theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt.
Theo đó, kỷ luật được hiểu là “tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt
động của các thành viên trong một tổ chức, để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức” 32.
2.1.2 Đặc điểm của kỷ luật
Kỷ luật là những quy định được tạo ra dựa trên nền tảng thuần phong mỹ tục và các
chuẩn mực đạo đức xã hội.
Các ngành nghề, lĩnh vực và tổ chức khác nhau thì đều có các quy định riêng về kỷ
luật.
Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý:
- Đối với các tổ chức ngoài nhà nước (không phải cơ quan nhà nước) thì kỷ luật ở đây
chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo.
Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ
chức đó quy định, không mang tính pháp lý.
- Ngược lại, với các cơ quan nhà nước, kỷ luật là khuôn mẫu nhất định buộc các cán
bộ, công chức, viên chức phải làm theo. Nếu không thực hiện theo các quy tắc đó họ sẽ bị
xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý.
2.1.3 Kỷ luật học đường:
Như đã đề cập, với mỗi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức khác nhau đều có các quy định
riêng về kỷ luật và ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Kỷ luật trong ngành giáo dục
được gọi là kỷ luật học đường. Kỷ luật học đường được hiểu đó chính là những quy tắc,

30
Hà Nhật Thăng (2021), SGK Giáo dục công dân 8, Nxb Giáo dục, tr.15
31
"Kỷ luật là gì? Đặc điểm của kỷ luật? - Luật Hoàng Phi." Ngày truy cập tháng 4 8, 2022.
https://luathoangphi.vn/ky-luat-la-gi/.
32
Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.519
quy định, những điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh để có thể như để cùng
nhau xây dựng một môi trường có kỷ luật và khuôn phép. Kỷ luật học đường đồng thời
cũng như được xem là một công cụ hữu hiệu để quản lý cũng như dùng kiểm soát những
hành vi của các thành viên trong nhà trường đặt ra và có những hình thức xử lý vi phạm.

2.2 VẤN ĐỀ KỶ LUẬT HỌC SINH THPT HIỆN NAY:


2.2.1 Xử lý kỷ luật:
Trong một tập thể nói chung và cơ quan, tổ chức nói riêng nếu một cá nhân có những
hành vi có tính chất vi phạm những quy định, nội quy được cơ quan, tổ chức đặt ra hoặc
những quy định do pháp luật đặt ra thì cá nhân đó thiếu tính kỷ luật. Việc thiếu tính kỷ
luật của một cá nhân có thể tạo ra tiền lệ xấu cho các cá nhân khác làm theo và gây ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của tập thể. Thế nên, những cá nhân có hành vi vi phạm kỷ
luật sẽ phải chịu những hình thức xử lý kỷ luật tương xứng với mức độ vi phạm trong
hành vi.
2.2.2 Hình thức xử lý kỷ luật học sinh THPT:
Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học và Điều lệ trường
THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, thì “học sinh vi phạm khuyết điểm
trong quá trình học tập, rèn luyện sẽ được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức:
Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách,
thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Theo đó, ta thấy nội dung về xử lý kỷ luật học sinh đã có sự thay đổi rất lớn so với
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Thông tư 12 quy định: “Học sinh vi phạm khuyết
điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo
các hình thức: phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình;
cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.” 33Hình thức xử lý kỷ luật mới được ban
hành này đã có sự thay đổi, đáng chú ý là nhà trường không còn được xử lý kỷ luật học
sinh dưới hình thức phê bình trước lớp, trước trường như trước đây nữa. Theo đó, hiện
hành Nhà trường chỉ được xử phạt học sinh dưới các hình thức như nhắc nhở, khiển
trách, thông báo với phụ huynh hoặc mức độ kỷ luật cao nhất đối với học sinh đó là cho
thôi học có thời hạn, không còn hình thức kỷ luật đuổi học,. Bởi vì việc xử phạt học sinh
dưới hình thức phê bình trước lớp, trước toàn trường nó sẽ tạo nên tâm lý hoang mang, lo

33
"Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS và THPT." Ngày truy cập tháng 4 8, 2022.
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html.
sợ thậm chí áp lực cho học sinh khi đến lớp đến trường và điều này sẽ gây nên nhiều ảnh
hưởng xấu đối với bản thân học sinh cũng như nhà trường.
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục, xử lý kỷ luật học sinh không sử
dụng các hình thức mang tính chất trừng phạt như trước kia mà thay thế vào đó là sử
dụng những hình thức khác mang tính tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu
những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực. Hay là phương pháp dạy và
cung cấp cơ hội để cho trẻ em có thể nhận thức được hành vi của mình, tự giác sửa đổi
không thực hiện những hành vi sai trái như vậy nữa.
Hình 1. Phân biệt kỷ luật tích cực và trừng phạt

Bên cạnh đó cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều từ hướng các giáo viên về nội
dung của thông tư 32 của Bộ GD&ĐT giáo viên không được kỷ luật học sinh vi phạm
bằng việc phê bình trước trường, trước lớp.
Việc giảm nhẹ các hình phạt được xem như là xu hướng trong thời đại mới, thay thế
cho hình thức giáo dục bằng đòn roi, giáo dục kiểu cũ. Tuy nhiên có các ý kiến cho rằng
việc giảm nhẹ các hình thức kỷ luật sẽ khiến hình phạt sẽ mất đi tính răn đe. Một số học
sinh đặc biệt, cá biệt cần phải có những phương pháp giáo dục riêng biệt, thực tế và sát
với từng trường hợp mới đảm bảo hiệu quả cao…
Trước các lo lắng được đưa ra, Giáo sư Thái Văn Thành Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Nghệ An cho rằng, ‘’Không có hình thức đuổi học thì áp dụng nhiều hình thức kỷ luật
khác, áp dụng linh hoạt các hình thức kỷ luật để giúp các em nhận ra lỗi lầm, như: yêu
cầu học sinh tạm dừng học, không tham gia lớp học, các hoạt động sinh hoạt… là cách
để học sinh tự nhận thức, ý thức để sửa chữa sai lầm. Giúp học sinh thấy được không
đến lớp thì thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa. Để các em thấy được đến trường là
một hạnh phúc’’. Ở đây, cái chúng ta cần thay đổi là tư duy áp đặt, chối bỏ của thầy cô,
của gia đình và xã hội về học sinh vô kỷ luật. Đặc biệt là các bậc giáo viên phải mở
lòng, phải học cách kiên nhẫn hơn để dẫn dắt các học sinh lầm đường lạc lối quay trở lại
quỹ đạo vốn có của mình.
2.2.3 Thực trạng của kỷ luật học sinh hiện nay
Ngày nay vấn đề kỷ luật cần được nâng cao và quản lý chặt chẽ hơn nữa vì trường học
nó là nơi giáo dục bồi dưỡng học sinh trở thành những người giúp ích cho tương lai của
đất nước. Kỷ luật học đường càng trở nên quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nhân
cách sau này của học sinh. Bên cạnh những bạn học sinh ngoan ngoãn lễ phép tuân thủ
chấp hành tốt những nội quy kỷ luật đặt ra ở trường THPT thì thời gian gần đây, tại
nhiều trường học đã xảy ra những vụ việc đáng báo động không những là tình trạng học
trò hỗn láo với thầy cô giáo - vụ việc trò tát cô trước lớp, hoặc bắn đạn giấy vào cô giáo
mà còn có những vụ bạo lực giữa học trò với nhau đầy ám ảnh, hay việc học sinh gian lận
trong giờ kiểm tra…
Đây chính là những dấu hiệu đáng lo ngại. Bạo lực học đường, thời nào cũng có, ở
Việt Nam cũng có và nước ngoài cũng có. Thế nhưng gần đây chúng ta thấy rằng bạo lực
học đường bắt đầu có xuất hiện việc học trò bạo lực thầy cô, vấn đề này trước đây ít xuất
hiện hơn.
Trước kia, bạo lực học đường thường diễn ra ở những học sinh trong cùng một cấp
học, nghĩa là nạn nhân và học sinh thực hiện hành vi bạo lực đều cùng cấp 1, cấp 2 hoặc
cấp 3 với nhau. Nhưng hiện nay các vụ bạo lực học đường có xu hướng diễn ra một cách
rộng rãi, liên thông giữa các cấp, các khối học sinh với nhau. Điều này vừa phản ánh các
mối quan hệ học đường của các em đang mở rộng, nhưng bên cạnh đó cũng đang phát
triển theo hướng phức tạp hơn, diễn biến theo một hình thức khó lường hơn.
Điều đáng nói ở đây nữa chính là sự vô cảm, thể hiện qua những người chứng kiến các
vụ bạo lực học đường. Ngày trước chúng ta vẫn thấy, học sinh đứng quay clip để đưa lên
mạng là vấn đề đáng lo ngại, thì bây giờ cả người lớn cũng thế - đứng xem nhưng vô
cảm.
Điều này tác động rất nguy hiểm đến tâm thức, nhận thức của học sinh, những người
được xem như là ‘’tờ giấy trắng’’ đang học tập theo cái mẫu, cái chuẩn mực do người lớn
vẽ nên trước mắt chúng. Tức là khi các em thấy người lớn cũng đứng xem và vô cảm với
hành vi bạo lực sai trái đó, thì các em cho rằng bản thân mình có thể tái diễn lại các hành
vi này. Bởi vì trong nhận thức của rất nhiều em nhỏ, thì người lớn là một chuẩn mực
không bao giờ sai.
Theo TS Học : “Thông thường khi học trò bạo lực, học trò học kém thì người ta hay
đặt ra những vấn đề đối với những người có trách nhiệm chính, ở đây chính là nhà
trường. Nhưng mà tôi cũng khẳng định lại ngay là, bạo lực học đường rồi tất cả những
vấn đề của học sinh, chúng ta phải nhìn nhận rất đa chiều. Vì giáo dục là một hệ thống.
Những thành tố tác động đến một học sinh chính là xã hội, thành tố phổ rộng nhất, sau đó
đến nhà trường, là khuôn khổ thứ hai và cái lõi trong cùng là gia đình.”34
2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm kỷ luật của học sinh:
Đầu tiên phải khẳng định là do từ chính giới trẻ, chính các em - chủ thể của các hành
vi vô đạo đức, vô kỷ luật, đã chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về phẩm chất
đạo đức, nhân cách do các tác động từ môi trường sống, bạn bè xung quanh. Trong những
tình huống nảy sinh, dù có nhiều tác nhân gây nên tình trạng suy thoái đạo đức, nhân
cách, nhân phẩm của một bộ phận học sinh. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất
phát từ bản thân của mỗi học sinh. Cái xấu luôn tồn tại trong đời sống xã hội. Nếu mỗi
học sinh biết rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chăm lo học tập, làm theo điều tốt, tránh xa
cái xấu, sống có lý tưởng cao đẹp, có mục đích học tập rõ ràng, có hoài bão, ước mơ,
hướng đến tương lai thì nhất định đạo đức cũng sẽ trở nên trong sáng, cao đẹp, đạt thành
tích cao trong học tập và yêu cuộc đời này hơn.
Tiếp đến là nguyên nhân từ phía gia đình các em học sinh này với nhiều lý do khác
nhau. Nhiều phụ huynh và học sinh đua đòi lối sống thời thượng, tôn sùng vật chất, chỉ
chú trọng vào môn học chính, học để thi, để lấy bằng cấp mà không xem trọng việc rèn
luyện đạo đức, tác phong, hoàn thiện nhân cách khiến học sinh xem thường trường lớp,
thiếu tôn trọng bạn bè, thầy cô. Cũng có gia đình, khi biết con mắc các khuyết điểm về
đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không biết chỉ bảo một cách tâm tình để con
nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa. Có gia đình, bố mẹ lục đục, cãi cọ nhau, mạt sát nhau,
anh chị em mâu thuẫn đánh chửi nhau, con cái vì thế ít nhiều đã bị ảnh hưởng, mang cái
không khí “vô đạo đức” của chính gia đình mình vào lớp học, vào trường học và thực
hiện với các bạn bè của mình.

34
"Kỷ luật học đường đang... có vấn đề - Báo Đại Đoàn Kết." Ngày truy cập tháng 4 8, 2022.
http://daidoanket.vn/ky-luat-hoc-duong-dang-co-van-de-558146.html.
Rồi nguyên nhân từ tập thể lớp học, nhà trường đã chưa đủ sức trở thành tấm gương,
nguồn sức mạnh giáo dục răn đe con trẻ. Tập thể lớp học không mạnh, chưa đủ sức định
hướng các giá trị đạo đức tốt đẹp cho các em. Bầu không khí tâm lý lớp học thiếu lành
mạnh. Kỷ luật, kỷ cương lớp học không nghiêm. Cái sai không được phân tích phê phán.
Những điều tốt đẹp không được biểu dương. Các vụ việc xảy ra lại bị xử lý thiếu khách
quan, công bằng. Liên quan đến điều này phải kể đến đội ngũ thầy, cô giáo. Nhiều thầy,
cô đã tạo nên những áp lực học tập quá mức, không cần thiết, thiếu minh bạch, công tâm,
đôi lúc chưa thực sự gương mẫu trước các em. Trong giáo dục chưa coi trọng tình người,
còn nể nang, trù úm học sinh có những biểu hiện đạo đức yếu kém.
Hành vi vô đạo đức của một số em nào đó có chịu tác động xúi bẩy của một số người
hoặc nhóm bạn xấu trong lớp mà nhà trường, thầy cô giáo chưa biết cách ngăn chặn kịp
thời. Nhà trường chưa có những giải pháp thiết thực để giáo dục đạo đức học sinh, tiến
tới chấm dứt hiện tượng học sinh nói tục chửi thề, trốn học, bỏ học, lười học, đi học trễ,
trang phục không đúng quy định,… Nhiều biện pháp mạnh mẽ đã được thực hiện song
vẫn chưa sâu sát và kiên trì đến cùng.
Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số lượng học sinh vô kỷ luật là do nhà trường thiếu
kiên quyết và kiên nhẫn trong việc giáo dục học sinh của mình. Những đứa bé ngoan
ngoãn và chăm chỉ luôn là tâm điểm chú ý và thu hút sự yêu thích của các thầy cô. Ngược
lại các thành phần ‘’cá biệt’’, quậy phá hơn lại là những ‘’quả bom nổ chậm’’ có thể
bùng phát bất kỳ lúc nào. Giáo dục Việt Nam còn đang đè nặng vấn đề thành tích lên cả
cô và trò. Gián tiếp khiến cho áp lực của cả hai bên tăng lên. Nhiều giáo viên tìm mọi
cách để cho học sinh của mình có thành tích tốt, lớp đạt chỉ tiêu mà quên đi mất việc giáo
dục, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những hành vi đang còn lệch lạc của bộ phận nhỏ học
sinh cá biệt. Chúng ta phải thay đổi để sản phẩm của giáo dục không chỉ còn là điểm số.
Một nguyên nhân nữa phải kể đến là tác động của văn hóa đạo đức thiếu lành mạnh từ
các trò chơi điện tử đang phổ biến lan tràn hiện nay một cách thiếu kiểm soát đã là một
trong những nguyên nhân khiến học sinh có những hành vi thiếu chuẩn mực.
Sự xâm nhập mãnh liệt của các nền văn hóa ngoại lai mang tính nổi loạn, lai căng phá
hỏng nét đẹp thẩm mỹ truyền thống, một biểu hiện của mặt trái cơ chế thị trường. Điều
này lại phù hợp với những học sinh có sở thích làm nổi bật mình một cách kệch cỡm, lố
lăng bằng những kiểu trang phục phản cảm, những hành vi vô văn hóa, những kiểu nói
tối nghĩa, tục tĩu,…gây nhiều bức xúc trong xã hội. Tệ nạn xã hội xâm nhập sâu vào nhà
trường và diễn biến ngày càng phức tạp.
Xã hội thiếu quan tâm đến vấn đề đạo đức và tác phong của học sinh. Một hiện tượng
thường thấy là nhiều người thờ ơ, không để ý, không thèm nhắc nhở bởi không muốn
phiền phức.
Người lớn nêu gương xấu về đạo đức và tác phong khiến học sinh bắt chước một cách
khập khiễng. Từ một điều sai mà không được nhắc nhở, giáo dục lâu dần sẽ khiến học
sinh ngộ nhận là điều đúng.35

35
Nguyên nhân suy thoái đạo đức, tác phong của học sinh hiện nay." Ngày truy cập tháng 4 8, 2022.
https://theki.vn/nguyen-nhan-suy-thoai-dao-duc-tac-phong-cua-hoc-sinh-hien-nay/.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

3.1 SAI PHẠM TRONG KỶ LUẬT HỌC SINH


3.1.1 Tình huống:
Ngày 16-11 Trường THPT Vĩnh Xương mời cha mẹ học sinh Y. đến trường trao đổi
về việc vi phạm của em tại trường. Theo nhà trường, em Y. vi phạm nhiều lần về "mặc áo
mỏng", "đi xe phân khối lớn". Trường đã nhắc nhở nhiều lần.
Tại buổi làm việc, gia đình thừa nhận Y. vi phạm hai nội dung trường đưa ra. Em Y.
cũng đã xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Lãnh đạo trường yêu cầu em Y. viết kiểm điểm
đồng thời hứa sửa chữa, khắc phục và em phải vào trường học tập nội quy... Tuy nhiên,
sau đó em Y. không nhận lỗi và khẳng định mình không sai gì cả.
Vào trước thời điểm ngày 20-11, nhà trường tổ chức lớp học phụ đạo, yêu cầu HS
đăng ký các môn. Vì lý do sức khỏe nên Y. chỉ đăng ký môn Anh văn trong sáu môn và
có nói rõ với GVCN. Tuy nhiên, đến khi đi đóng tiền học thì cô thủ quỹ tỏ thái độ khó
chịu, nói rằng phải học tất cả các môn và báo lên ban giám hiệu giải quyết.
Sau đó, theo Y., GVCN thỉnh thoảng lên lớp nói dạng ám chỉ có một bạn trong lớp gây
ảnh hưởng mất đoàn kết và cô hiệu phó hay kêu em lại hoặc vào phòng nói chuyện.
Y. đã về nhà nói với ba mẹ để lên làm việc với thầy hiệu trưởng. “Sau khi trình bày lý
do, thầy yêu cầu em phải viết bản cam kết cuối năm em phải là HS giỏi, không được HS
khá hay trung bình” - Y. kể lại.
Sau đó, một hôm gia đình bận việc, không có ai đưa em đi học, em phải chạy xe phân
khối lớn đến trường. Cô biết chuyện, gặp và bắt em viết tự kiểm về việc chạy xe quá
phân khối.
Về vấn đề ghi âm giáo viên, Y. thừa nhận mình có dùng điện thoại để ghi âm giáo
viên. Bởi theo Y., nhiều lần nói chuyện với em, các cô thường lớn tiếng nhưng khi tiếp
xúc với gia đình, thái độ của các cô lại thay đổi như tất cả chuyện cô làm vì thương HS.
Do đó, dù đúng dù sai em đều phải xin lỗi. Vì thế, em muốn ghi âm lại về cho bố mẹ
nghe để làm bằng chứng.
Nhà trường, cô giáo chủ nhiệm đã yêu cầu Y. viết kiểm điểm nhận lỗi nhưng Y. chưa
viết vì cho rằng chưa rõ phạm lỗi gì. Phụ huynh Y. cho biết, vào ngày 23/11, Y. xin nghỉ
học một buổi do lên TP Hồ Chí Minh khám sức khỏe. Trong ngày này, Y. được các bạn
học cho biết Y. bị nhà trường đọc tên ở dưới giờ chào cờ do vi phạm, bị hạ hạnh kiểm.
Trường THPT Vĩnh Xương đã thông báo về việc học sinh vi phạm điều lệ trường
THPT năm học 2020 - 2021. Theo thông báo, em N.T.N.Y đã sai phạm: phản ánh không
đúng sự thật, gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình gây ảnh hưởng không tốt
đến danh dự và uy tín nhà giáo; sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ
học.
Tuy nhiên Y. vẫn chưa nhận rõ lỗi của mình. Vì vậy em Y. phải viết kiểm điểm và
thực hiện cấm túc hằng ngày trong vòng 2 tuần kể từ ngày 1/12 đến 12/12.Thậm chí,
trường buộc em Y. từ ngày 1 đến 12-12 phải có mặt tại trường từ 6 giờ 30 đến 6 giờ 50
để các cô giáo luân phiên dạy quy tắc ứng xử đạo đức và lao động.
Vào ngày 30/11/2020, gia đình em N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4, Trường THPT Vĩnh
Xương, Thị xã Tân Châu, An Giang) được nhà trường cho hay em bị ngất xỉu trong khu
vực nhà vệ sinh của trường. Gia đình đến đưa em đi cấp cứu kịp thời và mới biết em
uống thuốc tự tử, để lại thư tuyệt mệnh trong lớp.
Theo học bạ của em Y, các năm học trước (học THCS) em được đánh giá là học sinh
ngoan, hiền, lễ phép, vâng lời thầy cô, thân thiện với bạn bè, chủ động trong học tập. Em
là học sinh giỏi 9 năm liền. Theo phụ huynh, em Y. tự tử do bức xúc vì bị nhà trường, cô
chủ nhiệm bạo hành tinh thần nên gây ức chế. Khi chuẩn bị đưa Y. đi cấp cứu, người nhà
của Y. tìm thấy hai bức thư tuyệt mệnh do Y. viết tay.
Một bức thư Y. gửi người nhà và nhà trường, trong đó bức thư gửi cho trường có nội
dung: “Kính gửi Trường THPT Vĩnh Xương, gửi thầy hiệu trưởng, cô Ngọc Hạnh, cô
Huệ cùng với các giáo viên có tên trong giấy kỷ luật em. Em mong các giáo viên trên xin
đừng chèn ép làm vậy sau cái chết của em, mong nhà trường tự suy xét lại và đối xử tốt
hơn các học sinh sau này.
Xin cô hiệu phó đừng lấy quyền uy ra trấn áp học sinh, xin cô chủ nhiệm đừng bạo lực
các bạn. Sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ
ràng và bạo lực tinh thần các bạn khác. Em từng rất hâm mộ các thầy cô khi còn nhỏ,
nhưng giờ đây mọi thứ sụp đổ. Nay em sẽ lấy sinh mạng bản thân đề chứng minh lời nói
là thật”.
Hình 2. Thư tuyệt mệnh do em N.T.N.Y viết trước lúc tự tử
Hình 3. Thông báo của trường THPT Vĩnh Xương.

Theo thầy Hiệu trưởng, trong văn bản thông báo ngày 27/11 do bộ phận giúp việc sử
dụng từ ngữ chưa phù hợp nên gây hiểu nhầm. Do đó, ông cho biết, nhà trường cũng xem
đây là bài học kinh nghiệm quản lý học sinh của mình và sẽ điều chỉnh trong thời gian
tới.
Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã có quyết định tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng Trường
THPT Vĩnh Xương đối với ông Nguyễn Việt Hùm và Phó Hiệu trưởng đối với bà
Nguyễn Ngọc Hạnh trong 15 ngày (kể từ ngày 07/12/2020).
Vào ngày 8/12, Đoàn công tác của Sở đã đến trường THPT Vĩnh Xương để họp với
cán bộ chủ chốt của trường để kiểm điểm, phân tích những sai phạm của ban giám hiệu
nhà trường, nhằm thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Việt Hùm, Hiệu
trưởng và bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng về các sai sót báo chí đã nêu liên quan
vụ nữ sinh lớp 10 uống thuốc tự tử.
Kết quả, trong buổi họp nêu trên, tập thể trường đề xuất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối
với ông Nguyễn Việt Hùm, Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Xương và hình thức kỷ luật
khiển trách đối với bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng nhà trường. Sở GD&ĐT tỉnh
An Giang thông tin, sắp tới Hội đồng kỷ luật của Sở sẽ họp và quyết định hình thức kỷ
luật theo đúng quy định của pháp luật.
Hơn một tháng từ khi nữ sinh trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử, vụ việc vẫn
chưa có kết luận chính thức. Nữ sinh này vẫn chưa đi học trở lại.
Bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, thông tin sở chưa thể đưa
ra kết luận cuối cùng về vụ việc nữ sinh trường THPT Vĩnh Xương nghi tự tử.
"Chúng tôi đã họp liên quan vụ việc này rồi nhưng hiện tại, công an điều tra nên sở sẽ
đợi kết quả để có kết luận chính xác. Ai sai, ai đúng thế nào sẽ có hình thức kỷ luật
nghiêm", bà Diễm nói.
Ngoài ra bà Diễm cho biết thêm: "Hiện nữ sinh này vẫn đang ở nhà, chưa đi học lại,
còn thầy Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Xương đã đi làm bình thường do hết thời hạn
tạm đình chỉ"
Đại diện công an thị xã Tân Châu (An Giang) cũng cho biết vụ việc đang trong quá
trình điều tra.
"Sau vụ việc xảy ra, gia đình có gửi đơn tố cáo đến công an. Lãnh đạo sở, nhà trường
và công an đã phối hợp gặp gỡ, giải thích cho gia đình em Y. Nhưng sau đó, phụ huynh
của em vẫn giữ nguyên đơn kiện nên công an phải điều tra. Mọi việc điều tra đều phải
theo quy trình, chúng tôi chưa biết chính xác thời điểm nào kết thúc", đại diện công an thị
xã Tân Châu thông tin.
Công an cho biết gia đình Y. yêu cầu cơ quan điều tra xử lý hành vi của lãnh đạo
trường vì có dấu hiệu xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nữ sinh, khiến Y. tự tử.
Hiện giờ vẫn chưa có thông tin được cập nhật thêm.
3.1.2 Phân tích tình huống:
Theo nhà trường, em Y. vi phạm nhiều lần về "mặc áo mỏng", "đi xe phân khối lớn".
Trường đã nhắc nhở nhiều lần. Tại buổi làm việc, gia đình thừa nhận Y. vi phạm hai nội
dung trường đưa ra. Em Y. cũng đã xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Lãnh đạo trường yêu cầu
em Y. viết kiểm điểm đồng thời hứa sửa chữa, khắc phục và em phải vào trường học tập
nội quy... Nếu đúng việc em Y. có hành vi vi phạm nội quy nhà trường thì việc phải chịu
các hình thức kỷ luật cho các hành vi này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, sau đó em Y.
không nhận lỗi và khẳng định mình không sai gì cả. Hiện không rõ nguyên nhân đằng sau
việc này là gì nên sẽ hạn chế bình luận về vấn đề này.
Ngoài ra, cách hành xử của giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp này là không đúng
với chuẩn mực nhà giáo khi trong lớp học đập bàn đập ghế mắng học sinh và đã bị học
sinh ghi âm lại. Việc xử lý bắt em Y. viết bản kiểm điểm về vấn đề ghi âm giáo viên, Y.
thừa nhận mình có dùng điện thoại để ghi âm giáo viên. Bởi theo Y., nhiều lần nói
chuyện với em, các cô thường lớn tiếng nhưng khi tiếp xúc với gia đình, thái độ của các
cô lại thay đổi như tất cả chuyện cô làm vì thương HS. Do đó, dù đúng dù sai em đều
phải xin lỗi. Vì thế, em muốn ghi âm lại về cho bố mẹ nghe để làm bằng chứng. “Việc
"ghi âm" cuộc gọi điện thoại sẽ bị coi là trái pháp luật khi người ghi âm sử dụng nội dung
ghi âm vào những mục đích trái pháp luật như tiết lộ thông tin cuộc ghi âm để thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật khác như: hạ thấp uy tín của người khác, xúc phạm người
khác, tiết lộ bí mật cá nhân hoặc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp…mới được coi là
trái pháp luật và là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-
CP.”36. Vậy theo quan điểm của nhóm tác giả, hành động ghi âm của em Y. là một hành
động để bảo vệ bản thân, bên cạnh đó bản ghi âm cũng là phương tiện dùng để khiếu nại,
tố cáo các hành động sai phạm của các cá nhân, tổ chức, theo Điều 30 Hiến pháp 2013
quy định “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.’’. Quyền khiếu
nại, tố cáo không chỉ là quyền hiến định của công dân Việt Nam mà đã được công nhận
là quyền con người.
“Giáo dục bằng yêu thương là cách tốt nhất để giáo dục kỷ luật. Kỷ luật học sinh vi
phạm bằng lòng vị tha, lòng yêu thương là kỷ luật nặng nhất với học trò. Chỉ có đi từ trái
tim người thầy đến trái tim học trò, mới là con đường ngắn nhất, thành công nhất của
giáo dục.”37
Thế nhưng, trong khi em Y đang nguy kịch, chuyển viện thì cô H.T.T.H (giáo viên chủ
nhiệm lớp 10A4) đã lên mạng đăng bài viết cho rằng cô bé giả vờ để đổ oan cho cô và
nhà trường. Và cùng với đó là thái độ mỉa mai, cay độc thông qua những lời lẽ ẩn ý, bình
luận không hay, vô cảm về sự việc em Y. tự tử.

36
"Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại như thế nào là trái pháp luật? - VOV." 24 thg 4. 2020, https://vov.vn/phap-
luat/tu-van-luat/nghe-ghi-am-cuoc-dam-thoai-nhu-the-nao-la-trai-phap-luat-1040355.vov. Ngày truy cập 14
thg 4. 2022.
37
"Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh, lợi cả đôi đường! - Giáo dục Việt ...." 25 thg 9. 2020,
https://m.giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thay-doi-hinh-thuc-ky-luat-hoc-sinh-loi-ca-doi-duong-
post212561.gd. Ngày truy cập 11 thg 4. 2022.
Hình 4. Bình luận của cô giáo trên trang mạng xã hội

Ngoài ra, trong phần bình luận dưới bài viết cô giáo còn trả lời: “Tự tử chết có coi là
vinh quang không con?”, “Cò bảo có xáo thì xáo nước trong có nghĩa là cho đến chết
cũng phải trong sạch con à! Còn đằng này con chim chuyên nhả nước bọt kia mượn cái
chết giả để vu oan giá họa cho người khác hèn uổng công xúc tép nuôi… chim”.
Tuy nhiên, chúng ta lại không thể xử lý cô giáo với tội danh làm nhục người khác theo
Điều 155 Bộ luật Hình sự trong trường hợp này vì những bình luận của cô H nói một
cách ẩn ý, chung chung, không chỉ rõ đối tượng nhắm đến là ai nên không đủ chứng cứ
kết tội cô giáo với tội danh này.
Theo Luật giáo dục 2019 thì cô H. đã có các hành vi vi phạm nghiêm trọng khoản 3
Điều 69 khi đã không có cách đối xử đúng đắn đối với học sinh của mình. Thay vì nhận
thức ra lỗi sai của mình thì cô lại có hành vi đăng bài trên trang mạng xã hội nói ẩn ý,
mỉa mai, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của nữ sinh Y.
“Điều 69:
3. Nhiệm vụ của nhà giáo: “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn
trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người
học.”. ”38
Trong luật pháp hiện nay không có quy định hay hướng dẫn cụ thể nào về việc đảm
bảo "tâm lý" cho học sinh. Hành vi bạo hành ở đây có thể là giọng nói, ánh mắt,... rất mơ
hồ nhưng ảnh hưởng nó mang lại cho tâm lý ở độ tuổi mới lớn là không thể cân đo đong
đếm được. “Trong lớp học đập bàn đập ghế mắng học sinh, lên lớp nói dạng ám chỉ, cô
hiệu phó hay kêu em lại hoặc vào phòng nói chuyện” thì liệu một đứa trẻ mới 16 tuổi có
thể chịu được việc hằng ngày bị gây áp lực đến tâm lý như thế này hay không?
Trong môi trường giáo dục, trách phạt là cần thiết để học sinh nhận ra khuyết điểm và
sửa chữa kịp thời. Tuy nhiên trách phạt ở đây là sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực
chứ không phải là các biện pháp trừng phạt gây tổn thương sâu sắc về tinh thần cho
những đứa trẻ đang ở tuổi vị thành niên này.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong quy định kỷ luật học sinh phổ thông
hiện nay chưa có khái niệm cấm túc như hình thức phạt của trường THPT Vĩnh Xương.
Tuân theo ý chí của Hiến pháp 2013, cụ thể ở khoản 1 Điều 20 quy định về việc: “Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, Bộ giáo dục
và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đã bỏ hình thức xử phạt kỷ luật
học sinh bằng hình thức nêu tên trước toàn trường vì đây là hành vi trực tiếp gây ảnh
hưởng, xúc phạm đến danh dự của nữ sinh này, vậy mà Ban giám hiệu trường THPT
Vĩnh Xương lại vẫn xử lý kỷ luật nữ sinh này bằng hình thức đó. Chả lẽ cả Ban giám
hiệu trường học này lại không hề biết về Thông tư này, hay là biết nhưng vẫn cố tình làm
theo cách kỉ luật cũ, bất chấp quy chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Việc nêu tên học
sinh dưới cờ là nguyên nhân trực tiếp khiến nữ sinh Y nghĩ quẩn tự tử. Do đó, có thể
thấy, đây là hình thức kỷ luật đáng được lên án và cân nhắc xử lý.

38
"Điều 69 Luật giáo dục 2019." https://hethongphapluat.com/luat-giao-duc-2019/dieu-69. Ngày truy cập 14
thg 4. 2022.
Hình 5: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về sự việc
Theo Văn bản số 3396/BC-SGDĐT, ngày 05/12/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) tỉnh An Giang về báo cáo vụ việc xảy ra tại Trường THPT Vĩnh Xương, thị xã
Tân Châu, nguyên nhân sâu xa đằng sau sự việc nữ sinh tự tử này đến từ các hình thức kỷ
luật không hợp lý và xác đáng trong lớp học. Có hình thức phê bình, kỷ luật học sinh
không đúng với quy định của Ngành. Cụ thể, lãnh đạo trường đã nêu họ tên học sinh có
vi phạm nội quy trường dưới cờ, làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và là nguyên nhân
dẫn đến sự việc xảy ra như báo cáo trước đây đã nêu. Ngoài ra, có thể dễ dàng nhận thấy,
hành vi cảnh cáo trước cờ và công bố thông tin nữ sinh trên bản báo cáo chẳng những gây
ảnh hưởng, xúc phạm đến danh dự của nữ sinh Y. mà còn khiến cho thông tin riêng tư
của nữ sinh bị công khai và xâm phạm đến đời sống riêng tư của nữ sinh này. Như vậy,
hành vi này đã trực tiếp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 ‘’Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình’’, đi ngược tới những gì mà tinh thần
Hiến pháp đã đề ra.
Theo thông tin từ gia đình cung cấp, em Y thường xuyên bị giáo viên chủ nhiệm nói
về việc em không tham gia học phụ đạo có thu phí do trường tổ chức. Có tổ chức dạy
thêm, học thêm trong trường không đúng với quy định của ngành (Dạy thêm học thêm
đại trà cho tất cả học sinh theo lớp chính khóa). Bộ Giáo dục Đào tạo có văn bản cấm dạy
thêm thế nhưng trường lại vẫn bắt học sinh học thêm: “nhà trường tổ chức lớp học phụ
đạo, yêu cầu học sinh đăng ký các môn.” Và khi học sinh không đăng ký học đủ tất cả
các môn thì giáo viên chủ nhiệm có ám chỉ và cô hiệu phó còn kêu em vào phòng nói
chuyện. Y. đã về nhà nói với ba mẹ để lên làm việc với thầy hiệu trưởng. “Sau khi trình
bày lý do, thầy yêu cầu em phải viết bản cam kết cuối năm em phải là học sinh giỏi,
không được học sinh khá hay trung bình” - Y. kể lại. Đây là hành vi sai phạm đến từ vị trí
nhà trường khi bắt ép học sinh đi học phụ đạo dù cho học sinh và gia đình không có nhu
cầu. Khi học sinh không đăng ký đủ thì lại có hành vi chì chiết, ép buộc, gây khủng
hoảng tinh thần cho học sinh. Việc này vi phạm nghiêm trọng đến quyền của học sinh
quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Ngoài ra, đối với hành vi thu tiền
học phụ đạo vô lý của cô thủ quỹ, cụ thể là cô thủ quỹ đã thu nhiều hơn số tiền thực tế mà
nữ sinh Y. đáng lẽ phải đóng, có thể thấy, hành vi này đã vi phạm vào khoản 2 Điều 21
Luật Giáo dục 2019 về việc hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi, đây là hành vi bị cấm
trong luật này.
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Giáo dục 2019 quy định về giáo dục hòa nhập với nội
dung: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng
khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù
hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt
của người học và không phân biệt đối xử”. Có thể thấy, việc nhà trường bắt buộc em Y.
phải viết cam kết đạt được học sinh giỏi là trái với luật định, không có điều khoản nào
cho phép nhà trường ép buộc học sinh phải có thành tích cao hơn so với khả năng của
mình. Thậm chí nếu học sinh đó có khả năng đạt được thành tích học sinh giỏi, thì cũng
không có nghĩa là em ấy không được quyền đạt được một thành tích thấp hơn. Ở đây nhà
trường đã vi phạm quyền được bình đẳng trong học tập của học sinh, không chú trọng
vào khả năng học tập, đặc điểm và nhu cầu của mỗi cá nhân.
Việc gia đình em nộp đơn tố cáo hành vi sai phạm của giáo viên và nhà trường là hoàn
toàn đúng luật. Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trong vụ việc này, gia đình của nữ sinh Y
đã làm đơn trình báo lên cơ quan công an để điều tra làm rõ hành vi làm nhục người khác
hoặc bức tử là hoàn toàn phù hợp. Tuy vậy, sự việc này xảy ra trong đó vẫn có phần trách
nhiệm của học sinh và gia đình. Gia đình trong trường hợp này chưa có sự quan tâm tới
con em mình, không có sự phối hợp hiệu quả trong việc giáo dục giữa nhà trường và phụ
huynh. Việc đưa nhau ra tòa không phải là một phương pháp giáo dục tốt đối với con em
mình. Điều quan trọng nhất là giúp cho em học sinh đó giải tỏa được tâm lý trở lại cuộc
sống bình thường.
Việc nhà trường có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh trước toàn trường
không chỉ vi phạm Luật Giáo dục 2019 mà còn là hành vi làm nhục người khác, khi có
đơn thư tố cáo của gia đình, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc làm rõ hình thức kỷ luật của nhà
trường với học sinh này ra sao để em phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình. Nếu
quá trình điều tra phát hiện giáo viên, nhà trường thường xuyên có các đối xử mang tính
chất làm nhục học sinh dẫn đến em này phải tự sát, cơ quan điều tra có thể khởi tố hình
sự, khởi tố bị can về tội bức tử theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015.
Không thể không nói đến cách xử lý của hiệu trưởng trong hoàn cảnh này. Khi sự việc
xảy ra, thay vì xin lỗi và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì hiệu trưởng lại đổ lỗi
cho “trong văn bản thông báo ngày 27/11 do bộ phận giúp việc sử dụng từ ngữ chưa phù
hợp nên gây hiểu nhầm. Do đó, ông cho biết, nhà trường cũng xem đây là bài học kinh
nghiệm quản lý học sinh của mình và sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.”. Một học sinh bị
áp lực tâm lý dẫn đến tự tử bất thành vì nguyên nhân là hình thức kỷ luật sai lầm của nhà
trường mà tại sao hiệu trưởng của một trường có thể nói như thể trách nhiệm không liên
quan gì tới mình như thế? Phải chăng cần phải có một chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý
những hành vi như vậy.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Theo đó, tinh thần của Hiến
pháp về quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm cũng được thể hiện rõ qua
khoản 1 Điều 22 Luật Giáo dục 2019: “Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của
cơ sở giáo dục và người học”.

3.2 SỰ XUỐNG CẤP CỦA ĐẠO ĐỨC


3.2.1. Tìm hiểu chung
3.2.1.1 Thực trạng về nền giáo dục hiện nay
Ngày xưa, giáo dục chẳng thiếu đòn roi, chẳng thiếu kiểm điểm… nhưng những câu
chuyện buồn về giáo dục hầu như ít xảy ra. Bởi khi ấy, mối quan hệ giữa “thầy” – “trò”
là một mối quan hệ khăng khít, gắn bó, và có sự tôn trọng, thứ bậc rõ ràng. Người làm
nghề giáo khi ấy rất có vị thế rất lớn, nhận được sự kính trọng của học trò và của toàn xã
hội. Học sinh khi xưa cũng ý thức rất rõ việc mình đến trường để nhằm mục tiêu phát
triển tri thức mà chỉ người thầy có thể mang lại cho họ điều ấy. Chính nhờ mối quan hệ
nhận thức này, trật tự trong trường học được xây dựng mà chẳng cần bất cứ những nội
quy, quy định rườm rà nào.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, với sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường,
nhận thức về mối quan hệ “thầy” - “trò” dần bị phai nhạt. Nhìn lại, rất nhiều người sẽ
phải giật mình khi “nghề giáo” lại dần được xếp cùng hàng với những ngành nghề kinh
doanh đơn thuần khác. Đó là khi hoạt động giảng dạy được coi như một hình thức “kinh
doanh tri thức”: “trò” trả tiền để nhận tri thức, “thầy” nhận tiền để giảng tri thức. Mà đã
là kinh doanh, mua bán thì vai vế giữa “kẻ mua” và “người bán” là bình đẳng, và không
có thứ bậc. Thử hỏi, khi học sinh không còn tôn trọng, không còn tình cảm với giáo viên
và ngược lại, giáo viên không có uy tín, không có ảnh hưởng về địa vị đối với học sinh
thì điều gì sẽ xảy ra trong mối quan hệ giảng dạy?
3.1.1.2 Hậu quả khi nền giáo dục bị xuống cấp
Các em học sinh ngày càng đi xuống về đạo đức dẫn đến những hành động sai lệch từ
đó ảnh hưởng đến tương lai không chỉ của bản thân mà là của một hệ thống xã hội. Gây
mất đoàn kết trong tập thể, làm ảnh hưởng đến những con người có lối sống và suy nghĩ
tích cực trong môi trường đó. Tạo ra một môi trường theo chiều hướng tiêu cực, tiền lệ
xấu nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh sau
này
3.2.2 Tình huống:
Sự việc xảy ra vào ngày 25/05/2020, trong tiết học môn Toán lớp 8 tại Trung tâm giáo
dục thường xuyên quận Ba Đình do cô giáo P.T.T giảng dạy. Học sinh T.M.S có mượn
tai nghe của nam sinh Đ.N.N.K và sử dụng trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở
nhiều lần nhưng học sinh T.M.S vẫn tiếp tục sử dụng, nên cô giáo đã thu và nói “cô thu
để đây, cuối giờ sẽ trả lại”. Lúc này, nam sinh Đ.N.N.K đi từ cuối lớp lên rồi văng tục với
cô giáo, tự ý lấy lại tai nghe trên bàn giáo viên, rồi quay ra tát cô giáo. Sau khi sự việc
xảy ra, cô T. đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và báo cáo Ban giám đốc trung tâm,
đồng thời lập biên bản về sự việc.

Hình 6: Học sinh ngồi cuối lớp chửi tục rồi xông lên bục giảng lấy điện thoại bị cô giáo tịch thu và
khi quay về không quên tát thẳng vào mặt cô giáo

Sau khi xem xét ý kiến của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và quá trình học tập của
nam sinh này, hội đồng kỷ luật xác định hành động của học sinh dù bộc phát do tâm lý
bất ổn, tuy nhiên đã xúc phạm đến danh dự, thân thể giáo viên, ảnh hưởng xấu đến hoạt
động giáo dục của trung tâm. Do đó đã quyết định đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi học
đối với học sinh này từ ngày 26/5/2020 đến hết năm học 2019-2020. Sang năm học 2020-
2021, phụ huynh học sinh Đ.N.N.K đã có đơn trình bày nguyện vọng, xin cho con được
quay trở lại và học lại lớp 8 sau thời gian bị kỷ luật. Xét hoàn cảnh và chia sẻ khó khăn
với gia đình, để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được tiếp tục học tập và rèn luyện,
Ban giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Ba Đình đã chấp thuận nguyện
vọng này. Hiện, nam sinh này đang tiếp tục được học tập tại trung tâm.
3.2.3 Phân tích tình huống:
Đầu tiên, hành vi của nam sinh trong trường hợp này vi phạm khoản 1 Điều 37 Thông
tư 32/2020/TT-BGDĐT là: “Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo
viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.”. Việc có cử chỉ,
lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp
luật theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 5, Điều 22 và Khoản 3 Điều 134 Luật xử
lý vi phạm hành chính 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp cố ý
thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, trường hợp nam sinh lớp 8 ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới
16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
bằng hình thức cảnh cáo. Ngoài ra theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2014 thì khoản 3
Điều 31: “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
không áp dụng hình thức phạt tiền.” . Và cũng tại Luật này, theo điểm a Khoản 1 Điều 5
thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý…”, tuy nhiên nam sinh có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm nên hành vi của nam
sinh là xảy ra bộc phát do tâm lý không ổn định. Do đó, việc xử lý vi phạm hành chính
nam sinh này là không đúng luật vì nguyên nhân hành vi này không phải do cố ý mà chủ
yếu mang tính bộc phát do áp lực tâm lý. Một số trang mạng đăng các bài báo yêu cầu xử
lý vi phạm hành chính nam sinh này là hành vi không đúng.
Điều 39 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Nghĩa vụ học tập của công dân được quy định trong khoản 3 Điều 14 Luật Giáo dục
2019: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập
giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.” Luật Giáo dục quy định giáo dục tiểu học là
giáo dục bắt buộc; Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và
phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nam sinh này đang ở độ tuổi phổ cập giáo dục nên
phải thực hiện việc học tập đúng quy định.
Tại khoản 1 điều 35, khoản 4 điều 37 trong điều lệ trường trung học cơ sở, trung học
phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT , học sinh được phép
sử dụng điện thoại di động cho mục đích học tập khi được giáo viên cho phép. Hành
động cô giáo tịch thu tai nghe, điện thoại của học sinh trong trường hợp này có một số
quan điểm cho rằng là đang xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, thuộc Điều 176 Bộ luật
hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản. Việc giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh
phải căn cứ vào mục đích của việc tịch thu, hành vi đi kèm với việc tịch thu đó để xác
định việc có hay không việc xâm phạm quyền sở hữu. Điều 176 bộ luật hình sự 2015 có
quy định rõ ‘’Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp
hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm
hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ
quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật’’. Mà ở
đây, giáo viên trong đoạn video chỉ tạm thời thu giữ tài sản của học sinh vì em học sinh
này có hành động sử dụng điện thoại ngoài mục đích học tập, bên cạnh đó cô giáo cũng
có nói rõ là ‘’Chỉ thu để đây, cuối giờ học sẽ trả lại” chứ không hề có hành vi chiếm đoạt
tài sản và không trả lại. Trong trường hợp này nam sinh đang vi phạm điều lệ trường
trung học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ
GDĐT có quy định “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác
khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho
phép”. Vậy nên cô giáo thu điện thoại của nam sinh không hề phạm tội xâm phạm quyền
sở hữu. Chỉ khi nào cô giáo tự ý mở xem hay sử dụng điện thoại của học sinh mới là có
hành vi vi phạm, bởi Điều 21 Hiến pháp 2013 đã quy định: “ Mọi người có quyền bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được
bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư của người khác.”
Thay vì bảo vệ cô giáo, ngăn cản nam sinh thì các học sinh lại quay clip. Sau khi quay
thì đã đăng tải lên mạng mà không được sự đồng ý của giáo viên và nam sinh. Đây là
hành vi vi phạm khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn”. Việc các học sinh trong lớp đăng tải video về hành vi
đó là không phù hợp với đạo đức, tình thầy trò: "Hình ảnh đó có ý nghĩa để tố cáo, tố
giác, làm chứng cứ xem xét kỷ luật học sinh chứ không phải là hình ảnh để đăng tải công
khai với những động cơ mục đích cá nhân". Bởi vậy, trong vụ việc này cơ quan chức
năng cũng sẽ làm rõ nguyên nhân, động cơ mục đích, lý do đăng tải. Trường hợp vụ việc
đã xảy ra lâu rồi, đã được xử lý rồi và học sinh đó thực hiện hành vi do bị trầm cảm mà
người có được clip đó không biết, đăng tải lên không nhằm mục đích điều xấu xúc phạm
danh dự người khác thì có thể sẽ không bị xử lý.
Trở lại với sự việc xảy ra vào 05/2020 trong clip, nếu học sinh này hoàn toàn bình
thường về trí tuệ mà có hành vi bạo lực với giáo viên của mình thì đây là hành động
không thể chấp nhận và phải xử nghiêm. Trong rất nhiều trường hợp, nếu nhà trường,
thầy cô và gia đình có sự phối hợp chặt chẽ thì rất có thể đã hạn chế được những hành
động này xảy ra gây ảnh hưởng về danh dự và nhân phẩm của cô giáo và bạn học. Thế
nhưng, có giả thiết học sinh này có vấn đề về thần kinh thì việc học sinh nào đó quay clip
rồi tung lên mạng cũng là một tội ác vì các em đã vô cảm, đã cười cợt, chế giễu khuyết
tật và hạn chế của bạn bè trong nhận thức và hành vi. Nam sinh đang mắc chứng trầm
cảm nên không thể làm chủ hành vi của mình trong hoàn cảnh này. Thế nhưng, thay vì
can ngăn bạn tránh cho hành vi xảy ra thì các học sinh trong lớp lại có hành vi cười cợt,
đùa giỡn, mặc kệ cho hành vi sai trái này diễn ra.
Ngày 26/05/2020, Trung tâm đã tổ chức họp Hội đồng kỷ luật để giải quyết sự việc, có
sự tham dự của phụ huynh học sinh. Hội đồng đã biểu quyết hình thức kỷ luật đối với học
sinh Đ.N.N.K là buộc thôi học kể từ ngày 26.5.2020 đến hết năm học 2019-2020. Xét
hoàn cảnh và chia sẻ khó khăn với gia đình, để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được
tiếp tục học tập và rèn luyện, Ban giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Ba
Đình đã chấp thuận nguyện vọng này. Hướng giải quyết của nhà trường trong tình huống
trên cũng đã tạo điều kiện cho nam sinh Đ.N.N.K có cơ hội thực hiện quyền học tập theo
đúng tinh thần của Hiến pháp cụ thể tại Điều 39.
Trên các trang mạng xã hội và các trang báo, có vô số bình luận chỉ trích hành vi của
nam sinh và đại đa số là các bình luận có nội dung:
- Đưa vào trại giáo dưỡng
- Đuổi học
- Thêm cả mắng chửi cậu học sinh này: mất dạy,....
.....
Tuy nhiên, thông qua cách hành xử của công chúng sẽ thấy hiện tượng xuống cấp đạo
đức này này chỉ là kết quả của một quá trình đi xuống từ rất lâu rồi, và những sự trừng
phạt và chửi được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói về hành vi
này có lẽ đều không hợp lý.
Liệu những câu chửi và sự trừng phạt nặng nề như vậy có giúp gì để cậu học sinh đó
thay đổi?
Hơn nữa, theo chia sẻ của Nobuyoshi Hirai trong "Giáo dục không la mắng", "một đứa
trẻ bị trách phạt càng nhiều thì sẽ mang trên mình sự lừa dối càng lớn, và khi đứa trẻ ấy
bước vào tuổi vị thành niên sẽ chất chứa nhiều âu lo, gây ra rất nhiều vấn đề. Đứa trẻ cảm
thấy khúc mắc giữa con người thật sự của mình và con người mà mình cố gắng thể hiện.
Vì vậy, trong lòng luôn cảm thấy khổ sở". Nên nếu chúng ta áp dụng một cách áp đặt góc
nhìn của người trưởng thành mà trách mắng một đứa trẻ thì hậu quả để lại cho tương lai
của trẻ sẽ ngày càng đáng lo ngại.
Theo Điều 61 Hiến pháp 2013 thì phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tuy nhiên, ở tình huống
trên lại diễn ra theo hướng ngược lại, chưa thật sự phát huy được tinh thần của Hiến
Pháp, bởi lẽ, hành vi bạo lực của học sinh đối với giáo viên về cơ bản nó thể hiện trình độ
dân trí vẫn còn thấp, điều này đồng nghĩa với việc nền giáo dục đang xuống cấp nghiêm
trọng, đến mức báo động.
Theo Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định: “ mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không
bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”
Tinh thần của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm cũng
được thể hiện rõ qua khoản 1 Điều 22 của Luật Giáo dục 2019: “Các hành vi bị nghiêm
cấm trong cơ sở giáo dục: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo,
cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.”
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013, viên chức phải tôn trọng
Nhân dân, ở tình huống này có thể hiểu là cô giáo phải tôn trọng học sinh. Tuy nhiên, lại
chưa có quy định về việc nhân dân cũng cần phải dành sự tôn trọng nhất định đối với đối
tượng này.
Trước đó, học sinh này bị xử lý theo Thông tư Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT,
Thông tư 12 quy định: “Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện
có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức: phê bình trước lớp, trước
trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời
hạn”. Tuy nhiên đây là cách xử lý mang tính chất trừng phạt khi đình chỉ học. Việc xử lý
đình chỉ học tập học sinh có hành vi bạo lực với giáo viên là tuân theo đúng tinh thần của
khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 15 của Hiến pháp 2013. Tuy nhiên đây mới chỉ là cách
xử lý khi hậu quả đã xảy ra. Việc đình chỉ học tập trong trường hợp này lại mang xu
hướng phản tác dụng. Xử lý bằng cách tước bỏ quyền đi học của một đứa trẻ hư không
làm cho nó ngoan ngoãn hơn trong hiện tại và tương lai mà trái lại càng có thể hư hỏng
thêm. Việc đình chỉ học học sinh trong một năm không chỉ tước đi cơ hội thực hiện
quyền học tập mà trên thực tế còn đẩy học sinh này vào việc không được hưởng giáo dục
trong một thời gian dài.
Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Theo
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì kỷ luật buộc thôi học có thời hạn được thay thế bằng
tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác. Vậy nên,
theo Thông tư này thì nhà trường đã tạo cơ hội cho nam sinh được đi học trở lại.
Tuy nhiên, hình thức đây có thể tạo thành tiền lệ cho các học sinh khi rõ ràng trong
trường hợp này giáo viên không hề được bảo vệ trước học sinh của mình khi các biện
pháp xử lý đưa ra không thỏa đáng và không giải quyết được vấn đề. Chính sách về giáo
dục đang hạn chế tối đa "quyền thưởng/phạt" của giáo viên. Các thầy/cô giáo không có
công cụ pháp lý để chế tài các học sinh hư hỏng.
Nhìn chung, có thể thấy nam sinh trong tình huống này đã phạm vào nhiều điều sai trái
và đáng phải nhận những hình phạt kỷ luật trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng những hình phạt
như đình chỉ tạm thời, bắt buộc tạm dừng việc học thì lại đi ngược với tinh thần của pháp
luật Việt Nam, cụ thể là Điều 39 Hiến pháp 2013 và Điều 16 Luật Giáo dục 2019, bởi lẽ,
việc tạm dừng học hành sẽ gây ảnh hưởng đến nam sinh này, khiến cho nam sinh bỏ lỡ
cơ hội học tập, không được bình đẳng với các bạn. Do đó, có thể thay thế hình phạt này
bằng những hình phạt nhẹ nhàng nhưng vẫn không kém hiệu quả, áp dụng các biện pháp
tích cực như viết thư thành tâm xin lỗi giáo viên, lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây
xanh,... Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục 2019, ranh giới phân biệt giữa các biện pháp tích
cực và tiêu cực vẫn chưa thực sự rõ ràng cũng như chưa có chuẩn mực cụ thể nào để
đánh giá được mức độ nghiệm trọng của hành vi khiến cho các chủ thể bối rối khi áp
dụng. Từ đó, dẫn đến không ít trường hợp đi ngược với tinh thần của pháp luật, không có
tác dụng như mong đợi. Chính vì lẽ này, cần có cơ chế pháp lý rõ ràng hơn để giúp cho
nhà trường phân biệt, áp dụng đúng với luật, phù hợp với lỗi nhưng vẫn hiệu quả, khắc
phục được vấn đề, tình trạng này.
KẾT LUẬN
Phát triển giáo dục với trung tâm là học sinh được xem là quốc sách quan
trọng hàng đầu của Việt Nam - “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải
sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo
dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên … Sự sụp đổ của giáo
dục là sự sụp đổ của một quốc gia." - Nelson Mandela. Trong hệ thống Pháp luật
Việt Nam có rất nhiều điều Luật về việc giáo dục học sinh, nhưng từ những con
chữ trên giấy tờ đến việc áp dụng trong thực tiễn lại là một câu chuyện khác.
Qua bài tiểu luận này, ta đã thấy phần nào những vấn đề bất cập, còn tồn đọng
trong việc kỷ luật học sinh của hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam. Mặc dù
đã có nhiều văn bản, Thông tư quy định việc xử lý, kỷ luật học sinh nhưng việc
xử lý trong môi trường giáo dục hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, cảm tính
của nhà trường. Trong các tình huống trên ta thấy các vấn đề của nhà trường, ban
giám hiệu đểu gây tranh cãi khi đi ngược lại tinh thần phát triển giáo dục mà Việt
Nam ta hướng đến.
Dù vậy bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống đều xuất phát từ nhiều phía, nhiều
khía cạnh và ta cần phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, một con mắt sáng để có
thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan và rõ ràng nhất. Vấn đề kỷ luật sai
quy định của nhà trường là lỗi đến từ phía ban giám hiệu và quản lý nhà trường.
Tuy nhiên những người học sinh trong các tình huống trên đều cũng đều có hành
xử không chuẩn mực với tư cách là một người học sinh ngồi trên ghế nhà trường.
Cách kỷ luật sai quy định của nhà trường, hành xử trái với tư cách của một cô
cậu học sinh chung quy lại đều là những vấn đề bất cập còn tồn đọng trong hệ
thống giáo dục Việt Nam. Và muốn cải thiện, chấm dứt tình trạng trên cũng như
phát triển nền giáo dục Việt Nam thì các nhà lãnh đạo, các nhà làm giáo dục cần
thực hiện có những quy định và cải cách thật sự hiệu quả và mang tính đột phá.
“Giáo dục là một hệ thống. Những thành tố tác động đến một học sinh chính là
xã hội, thành tố phổ rộng nhất, sau đó đến nhà trường, là khuôn khổ thứ hai và
cái lõi trong cùng là gia đình.”. Việc thay đổi không chỉ xuất phát từ nhà trường,
bản thân người học sinh mà còn có sự phối hợp quan tâm từ gia đình, “Sự giáo
dục đến từ những người thân thiết nhất là sự giáo dục hiệu quả nhất, tốt nhất và
thân thiện nhất” - Khuyết danh. Cũng như xã hội cần phải dành sự quan tâm đến
những vấn đề liên quan đến trẻ em, học sinh và giáo dục - chìa khóa tương lai
của đất nước. Sự đồng bộ trong việc đổi mới giáo dục phải xuất phát từ xã hội,
nhà trường, gia đình và cuối cùng là người học sinh. Khi tế bào được chăm sóc
kỹ thì sức khỏe xã hội mới ổn định.
BÀI 2: HIỆN TƯỢNG LIVESTREAM TRÊN NỀN TẢNG
MẠNG XÃ HỘI - VẤN ĐỀ GIỚI HẠN QUYỀN TỰ DO NGÔN
LUẬN
1. Lý do chọn vụ án:
Tự do ngôn luận luôn là một trong những lý do “chính đáng” cho những
cuộc bạo lực ngôn từ, bạo lực mạng khiến cho công luận phải đặt ra một dấu hỏi
chấm đối với giới hạn của một trong những quyền tự do dân chủ này. Đặc biệt
nhất, gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng - một nữ doanh nhân người Việt Nam,
Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam bị
bắt vì việc công kích, bôi nhọ, vu khống nhiều cá nhân trên sóng livestream trong
hơn 1 năm trời, gây ra nhiều sự náo loạn trong dư luận càng làm dấy lên nhiều
nghi vấn và vấn đề xoay quanh tự do ngôn luận. Thông qua phân tích vụ án,
nhóm sẽ đưa ra những bình luận chủ quan và khách quan liên quan đến vấn đề
này.

2. Toàn cảnh ồn ào của bà Nguyễn Phương Hằng và dàn nghệ sĩ


Việt Nam.
Cách đây hơn một năm, cộng đồng mạng xã hội dậy sóng với các buổi live
stream hàng triệu lượt theo dõi của bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc
Điều hành Công ty cổ phần Đại Nam với những phát ngôn có dấu hiệu vi phạm
pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Cụ
thể vào tháng 3/2021, từ vụ việc bà Phương Hằng tố hành vi lừa đảo của ông Võ
Hoàng Yên, bà Hằng cho rằng giới nghệ sĩ Việt đã cấu kết với ông Võ Hoàng
Yên để che giấu hành vi lừa gạt, lấy đi số tiền bà Hằng quyên góp với mục đích
từ thiện:
“Sự việc như vậy mà đám nghệ sĩ không ai lên tiếng bênh vực ông Yên hết
vậy, nhiều người thắc mắc lắm. Nào là Hoài Linh, Kỳ Duyên, Thanh Hà, Trường
Vũ, nhiều người lắm nhưng sao không ai lên tiếng".
Phát ngôn này đã mở ra hàng loạt các vụ việc về “ngâm” tiền từ thiện, sao
kê,...với dàn nghệ sĩ Việt.
2.1. Tố cáo danh hài nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh
Hưng, nghệ sĩ Trấn Thành, vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh,
nghệ sĩ Việt Hương về vấn đề tiền từ thiện.
Bà Hằng đã gọi tên NSƯT Hoài Linh vì cho rằng nam danh hài và ông Yên
có mối quan hệ tương đối thân thiết và tố vô căn cứ NSƯT Hoài Linh lợi dụng
nhà thờ Tổ để tổ chức các buổi mê tín dị đoan. Đỉnh điểm tháng 5-2021, bà Hằng
tố Hoài Linh chưa giải ngân hơn 14 tỷ - số tiền quyên góp đồng bão lũ lụt miền
Trung tháng 10/2020.
Tiếp theo sau đó là vụ lùm xùm với vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên,
không có chứng cứ rõ ràng, bà Hằng chỉ nói với mọi người qua livestream “nằm
mơ” thấy số tiền từ thiện gửi vào tài khoản của Thủy Tiên là 320 tỷ đồng, chênh
lệch với số tiền 178 tỷ đồng công khai trước đó. Đáng chú ý ở đây là những lời
nói của bà Hằng là vô căn cứ, xúc phạm nặng đến danh dự, nhân phẩm, mang
tính lăng mạ người khác.
Tháng 8/2021, bà Hằng tiếp tục livestream khẳng định giữ đang giữ 1,9kg
giấy sao kê tài khoản ngân hàng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, khẳng định số tiền từ
thiện lên đến 96 tỷ đồng chứ không phải 1,8 tỷ như công bố và tạo áp lực dư luận
yêu cầu nam ca sĩ sao kê minh bạch.
Bà Phương Hằng cho rằng Trấn Thành mập mờ trong chuyện từ thiện khi
không trực tiếp thực hiện mà phải chuyển tiền và nhờ người này, người kia. Dù
nam nghệ sĩ đã công khai sao kê minh bạch nhưng bà Hằng vẫn tiếp tục xúc
phạm, kể cả động chạm để gia đình của nghệ sĩ Trấn Thành trong buổi live
stream trưa 17/02/2022:
“Bởi vậy ta nói cây độc không trái, gái độc không con là vợ mày đó Trấn
Thành. Kiểu làm phim của mày là kiểu làm mất dạy ở đỉnh cao, vừa thâm vừa
mất dạy. Phải gọi mày là thằng mất dạy nhất, không thua Đàm Vĩnh Hưng đâu.
Độ thâm của mày còn hơn cả Đàm Vĩnh Hưng nữa”.
2.2. Lùm xùm liên quan đến Cố ca sĩ Phi Nhung
Đầu tháng 6/2021, bà Hằng thẳng thừng gọi ca sĩ Phi Nhung là “Phi Phi”,
cho răng cô là người đứng sau “kích hoạt” đội ngũ đánh sập các trang mạng của
mình để bảo vệ Hoài Linh, kể ra hàng loạt quá khứ và có phát ngôn xúc phạm
nặng nề khi nữ ca sĩ đang điều trị Covid-19. Sau khi ca sĩ Phi Nhung qua đời, bà
Hằng tiếp tục phát ngôn làm dậy sóng cộng động mạng khi yêu cầu quản lý cố ca
sĩ trả tiền cho Hồ Văn Cường - con nuôi của Phi Nhung:
“Chỉ cần quản lý Phi Nhung trả lời một câu rằng "tôi không liên quan tới
Hồ Văn Cường" - một câu thôi, lập tức tôi cho Hồ Văn Cường 500 triệu liền. Tôi
sẽ thay Phi Nhung, trả món nợ ân tình này cho Hồ Văn Cường”.
2.3. Vô căn cứ tố cáo ca sĩ Vy Oanh giật chồng, đẻ thuê, xâm
phạm đời tư cá nhân
Từ ngày 16/5 đến 9/10/2021, trong các buổi livestream, bà Nguyễn Phương
Hằng đã sử dụng ngôn ngữ phản cảm“Dĩ vãng dơ dáy dễ gì giấu diếm - Vy
Oanh ơi em nói em không có giật chồng, đúng rồi em không giật chồng, chị đang
nói em đẻ mướn…”, “Phương Hằng đã sử dụng ngôn ngữ phản cảm, giọng điệu
quy chụp không có căn cứ với mục đích bôi nhọ, vu khống, xúc phạm với hàng
loạt từ ngữ như "làm bé", "giật chồng", "đẻ thuê", "làm gái bao" ...". Đây hoàn
toàn là những phát ngôn vô căn cứ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
2.4. Công an, pháp luật vào cuộc:
Ngày 21/9/2021, Công an Tp.HCM xác nhận đã tiếp nhận đơn của nhiều
người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng về các hành vi vu khống, làm nhục người
khác và đứa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng xã hội.
Ngày 23/9/2021, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đề nghị Công an
Tp.HCM rà soát, đánh giá tình hình hoạt động kêu gọi từ thiện có dấu hiệu chiếm
đoạt tài sản.
Ngày 15/10/2021, Bộ Công an tiến hành mời những người gửi đơn tố cáo
đến làm việc và xác minh vụ việc. Đồng thời, Bộ Công an đã gửi công văn đến
các tỉnh - thành nơi các nghệ sĩ phát tiền từ thiện cung cấp chứng cứ, dữ liệu điện
tử để đối chiếu và đưa ra kết luận cuối cùng.
Ngày 24/3/2022, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi
hành lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công
ty Cổ phần Đại Nam) về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331,
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

3. Ứng xử và hành động của chủ thể liên quan (chính quyền, công
dân và công luận)
Vụ việc kéo dài gần một năm của bà Nguyễn Phương Hằng đã gây ra nhiều
phản ứng trái chiều trong dư luận. Thời gian đầu khi những livestream của bà
Nguyễn Phương Hằng xuất hiện đã lôi kéo hàng trăm nghìn lượt người theo dõi,
gây bàn tán sôi nổi trên các trang mạng xã hội. Thậm chí, những phát ngôn của
nữ đại gia này cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và trở thành trào lưu trên
mạng xã hội của một bộ phận người dùng như “Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân
về nha quý vị" hay “Im lặng là vàng còn tôi nói ra là kim cương nè".
3.1. Phản ứng của nghệ sĩ
Tuy nhiên, vụ việc không dừng lại mà sự lộng ngôn của bà Hằng ngày càng
động chạm đến uy tín, nhân phẩm của nhiều cá nhân khác như các nghệ sĩ, khiến
cho các nghệ sĩ đã có những hành động đáp trả lại những cáo buộc của bà. MC
Trấn Thành trước hành động của bà Hằng cũng tung ra bản sao kê 1000 trang để
làm rõ những khoản chi liên quan đến việc kêu gọi từ thiện. Nữ ca sĩ Thuỷ Tiên
cùng ông xã Công Vinh cũng công bố 18.000 trang sao kê và tuyên bố sẽ khởi
kiện tất cả những tổ chức và cá nhân đã lăng mạ mình. Nghệ sĩ Hoài Linh sau
một thời gian im lặng cũng lên tiếng để giải thích và công khai bản sao kê ngân
hàng. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh, nghệ sĩ Hoài Linh và nhiều nhà báo,
cá nhân khác cũng nộp đơn tố cáo bà về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để
vu khống, làm nhục người khác. Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận
được nhiều đơn của các cá nhân tố cáo bị bà Nguyễn Phương Hằng xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, nhục mạ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân cũng như đe doạ “truy cùng giết tận" những cá nhân đã gửi đơn tố giác
bà.39

39
Trang Nguyễn (2022), Mở rộng điều tra vụ án Nguyễn Phương Hằng, Báo Vietnamnet,
https://vietnamnet.vn/mo-rong-dieu-tra-vu-an-nguyen-phuong-hang-cong-an-moi-nha-bao-han-ni-lam-
viec
3.2. Phản ứng của công luận, cộng đồng mạng
3.2.1. Về phía phản đối
Về phần người dân, người dùng mạng và độc giả các trang báo, phần lớn
đều đồng thuận phải có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng mạng
xã hội để lộng ngôn, “ngáo" quyền, chửi bới, mạt sát người khác vô căn cứ, gây
hệ lụy tiêu cực đến trật tự an ninh xã hội, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-
19 diễn ra căng thẳng.40 Hầu hết mọi người đều cho rằng hành động của bà Hằng
là trái pháp luật, cần được xử lý nghiêm để làm gương cho những trường hợp
tương tự. Hầu hết những người có hành vi này đều ảo tưởng rằng lộng ngôn là có
quyền lực, liên tục sử dụng những thông tin không rõ nguồn gốc để làm ảnh
hưởng đến đời tư của người khác.
3.2.2. Về phía ủng hộ
Tuy nhiên bên cạnh đó, khi những livestream của bà Hằng mới lên sóng, đã
có không ít người và một bộ phận của cộng đồng mạng ra sức ủng hộ nữ đại gia
này, tạo lên làn sóng tẩy chay các nghệ sĩ bị bà Nguyễn Phương Hằng đề cập đến
thông qua giấc mơ của mình. Với tầm ảnh hưởng của mình, nhiều hội nhóm ủng
hộ bà Hằng mọc lên khắp nơi, cùng với đó là những khẩu hiệu tẩy chay - anti
nghệ sĩ, đòi họ phải thực hiện việc sao kê tài khoản ngân hàng. Thậm chí, có
trường hợp một thanh niên 16 tuổi đã có hành vi kích động, tạo các tài khoản ảo
để tấn công nhiều nền tảng của Báo điện tử VOV, làm tràn băng thông và tê liệt
truy cập sau khi Báo này đăng tải hai bài viết có nội dung cho rằng bà Nguyễn
Phương Hằng livestream trên mạng xã hội với nội dung lệch chuẩn và xúc phạm.
3.3. Phản ứng của chính quyền
Trước những hành động của bà Nguyễn Phương Hằng trong suốt khoảng
thời gian từ tháng 3/ 2021 nên gần đây nhất vào tối 24/3/2022, bị can Nguyễn
Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương) đã
bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm
giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân”. Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, bà Hằng đã lợi dụng sức
ảnh hưởng của bản thân, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung
thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác.41 Mới đây, vào
ngày 04/03, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh tập trung
lực lượng để điều tra vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng42. Được biết trước đó vào
tháng 4/2021, 1 tháng ngay sau livestream đầu tiên, bà Nguyễn Phương Hằng đã
bị sở thông tin truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính

40
Nhiều độc giả đồng thuận việc cần xử lý nghiêm những lộng ngôn trên mạng xã hội, Báo thanh niên
https://thanhnien.vn/nhieu-doc-gia-dong-thuan-viec-can-xu-ly-nghiem-nhung-long-ngon-tren-mang-xa-
hoi
41
'Ngáo' quyền lực mạng xã hội - Kỳ 1: Biết giới hạn để không rơi vào vòng lao lý, Báo thanh niên
https://thanhnien.vn/ngao-quyen-luc-mang-xa-hoi-ky-1-biet-gioi-han-de-khong-roi-vao-vong-lao-ly
42
Minh Chiến (2022), Bộ Công an chỉ đạo Công an TP HCM tập trung lực lượng điều tra vụ bà Nguyễn
Phương Hằng, Báo Người lao động https://nld.com.vn/phap-luat/bo-cong-an-chi-dao-cong-an-tp-hcm-
tap-trung-luc-luong-dieu-tra-vu-ba-nguyen-phuong-hang
do thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận và
chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
3.4. Phản ứng của bà Nguyễn Phương Hằng
Về phần mình, trong suốt quá trình thực hiện hành vi lộng ngôn trên các
livestream của mình, bà Nguyễn Phương Hằng đã liên tục bị cơ quan chức năng
mời lên nhắc nhở, khuyến cáo ít nhất là 4 lần. Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương
hằng né tránh, tỏ thái độ thách thức, không chấp hành khuyến cáo, phân tích của
các cơ quan chức năng.
Trong suốt quá trình thực hiện điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có thái độ
không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung đông người đến
nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn với mình gây mất an ninh trật tự tại địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác như vụ việc bà Hằng tìm
đến Thiền am bên bờ vũ trụ (Tịnh thất bồng lai). Ngoài ra, bà Hằng còn có hành
vi đuổi đánh, dọa giết nhà báo Hàn Ni - người đã gửi đơn tố cáo mình.

4. Cơ sở ứng xử của các chủ thể có liên quan:


4.1 Cơ sở ứng xử của các nghệ sĩ Việt Nam:
Đối với việc bà Nguyễn Phương Hằng liên tục nhắc đến tên mình trên
livestream với những việc không có thật, thậm chí có ý công kích cá nhân, bịa
đặt, xúc phạm danh dự của mình, thì các nghệ sĩ hoàn toàn có thể kiện bà Phương
Hằng với những tội danh sau nếu có đủ bằng chứng.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018,
nếu các cá nhân có hành vi chửi bới, công kích, xúc phạm nghiêm trọng danh dự,
uy tín, nhân phẩm của một người cụ thể nào đó có thể bị xử lý về hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Ngoài ra, theo điểm a khoản 1 Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày
3/2/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi lợi dụng
mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá
nhân sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì
mức phạt tiền bằng 1/2. 43
Thậm chí, hành vi “bóc phốt” của bà Phương Hằng trên sóng livestream có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ
luật hình sự 2015, quy định về tội làm nhục người khác như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm:
43
Vũ Thị Minh Huyền, “Bóc phốt” trên mạng đẻ lầm nhục, VNEXPRESS, https://vnexpress.net/boc-
phot-tren-mang-de-lam-nhuc-
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
Hay tội vu khống tại điều 156 Bộ luật hình sự:
"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để
phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
4.2. Cơ sở ứng xử của chính quyền:
Chính quyền có thể dựa trên những đơn tố cáo và bằng chứng mà người bị
hại nộp để xem xét xử lý bà Phương Hằng theo những điều luật trên. Tuy nhiên,
có thể thấy được chính quyền vẫn chưa có những giải pháp xử lý kịp thời (vụ
việc của bà Phương Hằng đã kéo dài suốt hơn 1 năm), cụ thể vào chiều 24.3,
Viện KSND TP.HCM đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Phương Hằng theo Điều 331 Bộ
luật hình sự, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, đối với việc công dân hiểu sai về quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí được quy định trong điều 25 hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định.” và vi phạm vào khoản 2 Điều 15
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác” thực sự không cần thiết, vì khái niệm “lợi ích quốc gia, lợi ích
dân tộc, lợi ích hợp pháp của người khác”, thì chính quyền vẫn chưa có những xử
lý thích đáng, kịp thời.
4.3. Tổng quan về quyền tự do ngôn luận và việc hiểu sai từ
phía người dân:
Quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của công dân. Đây là quyền
của con người trong việc tự do biểu đạt cũng như là tự do tìm kiếm, tiếp nhận và
truyền đạt thông tin, ý kiến của mình với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
không kể biên giới quốc gia, dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc
đánh máy) hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật (tranh vẽ, biểu diễn nghệ
thuật, ...) hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác (email,
facebook, zalo, ...).
Như đã nói trên, quyền tự do ngôn luận được quy định trong Điều 25 Hiến
pháp 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng.
Và tất nhiên cũng như những quyền khác của công dân thì việc thực hiện
quyền tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Chính vì thế
mà khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân phải tuân thủ các quy định của
pháp luật nhằm củng cố, bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân và của người khác.
Hiện nay khi tham gia thực hiện quyền tự do ngôn luận này thì lại bắt đầu
nảy sinh không ít những suy nghĩ và nhận thức phiến diện ở một số người: Họ
cho rằng quyền tự do ngôn luận chính là ngôn luận tự do, nghĩ đây là quyền được
tự do nói năng, phát ngôn, chia sẻ bình luận và phát tán thông tin mà không phải
chịu bất cứ trách nhiệm liên quan hay rào cản nào, cho dù đó có thể là các hành
động lệch lạc như phát ngôn xuyên tạc sự thật, thông tin sai lệch không chính
thống, bình luận khiếm nhã, phiến diện một cách tùy tiện, … Quan trọng hơn là
nếu ai hạn chế quyền “ngôn luận tự do” nói trên sẽ bị họ cho là vi phạm quyền tự
do ngôn luận của công dân. Quyền tự do ngôn luận ở đây được hiểu là một quyền
tự do không tuyệt đối bởi nó còn bị giới hạn của các yếu tố như pháp luật, phong
tục tập quán và chuẩn mực đạo đức, nếu để một quyền tự do trở nên tuyệt đối thì
đồng nghĩa đó là một quyền tự do vô chính phủ, ai cũng có thể phát ngôn thiếu ý
thức bất chấp là đúng hay sai thì sẽ dẫn đến một xã hội bất ổn về an ninh, mất
kiểm soát về thông tin xã hội.
Và vấn đề hiểu sai về quyền tự do ngôn luận hiện nay không thể không kể
đến đó là việc lộng quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng,
tiêu biểu chính là vụ việc kéo dài suốt gần một năm qua của Bà Nguyễn Phương
Hằng - Tổng giám đốc công ty CP Đại Nam tại Bình Dương).
Một số hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng
- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho
hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

5. Bình luận về vụ việc và giới hạn quyền tự do ngôn luận


Có thể nói vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng là một trong những hiện tượng
livestream trên nền tảng mạng xã hội được quan tâm nhất hiện nay ở Việt Nam.
Những clip livestream của bà được cơ quan chức năng xác định "nội dung thông
tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác"
Với nền tảng mạng xã hội - thế giới ảo, nhiều người nghĩ rằng có thể muốn
làm gì thì làm, có thể thoải mái vu khống, nhục mạ người khác. Thế nhưng suy
nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Họ không biết rằng đã có rất nhiều người dùng
mạng xã hội chửi bới, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác
để rồi phải vướng vòng lao lý. Cụ thể gần đây là vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị
khởi tố và bắt tạm giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Hành động của bà
Hằng chính là sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên,
nhiều người ủng hộ, cho rằng bà Hằng có quyền tự do ngôn luận. Thế nhưng
quyền tự do ngôn luận là gì?
“Thượng tôn pháp luật” có nghĩa là “pháp luật là trên hết”. Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam xác định: Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ
bản của con người. Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định công dân có
quyền tự do ngôn luận; đồng thời, nhấn mạnh “Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định”44. Như vậy, tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận,
thể hiện các ý kiến, quan điểm của mình trên MXH. Tuy nhiên, không phải thích
nói gì thì nói, hay phát ngôn như thế nào cũng được mà đó phải là sự phát ngôn
chuẩn mực, có văn hóa và đúng pháp luật, không được phép xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm trái pháp luật đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác, đó đều
là các hành vi trái pháp luật và sẽ phải chịu các chế tài xử lý theo quy định của
pháp luật.
Không ít cá nhân đã ứng xử tùy tiện, thiếu văn hóa, thậm chí tiêu cực trên
MXH, khiến dư luận xã hội không khỏi bất bình, lên tiếng gay gắt. Dường như
các công dân đó lầm tưởng MXH là nơi tự do ngôn luận không có giới hạn,
không ở trong phạm vi hiệu lực của luật pháp quốc gia, không liên quan đến
chuẩn mực văn hóa cộng đồng nên họ ứng xử bất chấp luật pháp, chuẩn mực văn
hóa. Rồi khi cơ quan chức năng khuyến cáo, xử lý, họ lại lớn tiếng cho rằng
quyền tự do ngôn luận bị xâm phạm, tạo cớ để kẻ xấu lợi dụng vu cáo Việt Nam!
Về bản chất, khi đưa ra ý kiến, bình luận, chia sẻ nội dung, ... trên MXH là
tổ chức, cá nhân đã thực hiện một hành vi liên quan tự do ngôn luận. Ý kiến, bình
luận, chia sẻ, ... có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực, văn hóa hay phản văn hóa đều
trực tiếp tác động đến người xem, nghe. Như vậy, hành vi nêu trên không còn ở
trong giới hạn phạm vi cá nhân mà là hoạt động cộng đồng, vì thế phải tuân thủ
những giới hạn mà luật pháp cho phép. Vượt qua giới hạn đó, tổ chức, cá nhân sẽ
tự đẩy mình đến chỗ vi phạm pháp luật, nên cần được khuyến cáo để tự điều
chỉnh.
Những ai lợi dụng hay ngộ nhận về quyền tự do ngôn luận, thông qua nền
tảng MXH để phát ngôn bừa bãi, bất chấp pháp luật, gây nhiễu loạn thông tin làm
bất ổn tình hình an ninh, trật tự xã hội, ... đều phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Trước khi muốn truyền tải nội dung gì cũng phải cân nhắc để không vi
phạm các quy chuẩn cho phép. Ngoài việc chịu trách nhiệm trước những nội
dung mình truyền tải, người livestream phải lường những nguy cơ có thể phát
sinh,... để tiết chế phát ngôn cho phù hợp. Đồng thời, người tham gia MXH dựa
vào quy tắc chung để có căn cứ đề xuất, xử lý những livestream vượt quá giá trị
đạo đức, pháp luật.
Cần lưu ý rằng, quyền tự do ngôn luận của công dân được pháp luật nước ta
bảo hộ, được ghi nhận trong hiến pháp như một bộ phận của quyền con người.
Thế nhưng, nội dung, thông điệp đưa ra thế nào, có phục vụ lợi ích của xã hội, tốt
cho cộng đồng hay xâm hại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì lại phải xem
xét. Quan sát phát ngôn của bà Hằng trong cả một quá trình, dễ nhận thấy thời
gian đầu bà nói ở một chừng mực có thể chấp nhận được, như kể về những giấc
44
Điều 25 Hiến pháp năm 2013
mơ. Cách nói ám chỉ không trực tiếp xâm hại danh dự, nhân phẩm của người
được đề cập. Nhưng càng về sau, dường như bị ảo giác bởi những tung hô của
cộng đồng mạng, bà hăng hái “bóc phốt” nhiều người, với ngôn từ không phù
hợp, làm đối tượng bị công kích cảm thấy tổn thương. Không dừng lại trước các
cảnh báo, bà tiếp tục đẩy câu chuyện đi quá xa, với những cáo buộc khá cụ thể,
mang màu sắc đấu tố cá nhân.
Việc mỗi cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận hay bàn luận các vấn đề
trong xã hội luôn được trong giới hạn, nguyên tắc và đặc biệt là không làm ảnh
hưởng đến các quyền khác được Hiến pháp đề ra để bảo vệ quyền lợi của mọi
công dân, đồng thời việc thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng không được vi
phạm điều cấm được quy định trong Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin
mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật Hình
sự 2015 và một số văn bản pháp luật khác.
Từ các giới hạn về quyền tự do ngôn luận nêu trên mà mỗi cá nhân có hành
vi vi phạm ngoài việc bị xử lý trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính thì
còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất những thiệt hại gây ra cho cá
nhân, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật Dân sự (nếu có).
Thời gian vừa qua, bà Nguyễn Phương Hằng đã thông qua nhiều tài khoản
YouTube, Facebook, TikTok để phát ngôn trực tiếp qua mạng internet, đưa các
thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ
chức, cá nhân. Bên cạnh đó, bà Hằng liên tục sử dụng từ ngữ tục tĩu để phát
ngôn, gây bất bình trong dư luận. Do đó, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh
bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Phương Hằng là
quyết định vô cùng đúng đắn của chính phủ. Thế nhưng, bà vẫn không thực hiện,
tỏ thái độ thách thức cơ quan chức năng, coi thường công luận. Bà Hằng còn tổ
chức các hoạt động tụ tập đông người tại TP.HCM và tại một số tỉnh, thành khác
gây phức tạp về an ninh trật tự, bức xúc dư luận địa phương. Đối mặt trước vấn
đề này, các cơ quan cần phải ráo riết hơn nữa, phải nhanh chóng điều tra, làm rõ
vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thế nhưng, hiện tượng livestream trên mạng xã hội ngày càng phổ biến và
lan truyền nhanh một cách chóng mặt. Chỉ cần một phát ngôn sai lầm có thể dẫn
đến hệ lụy vô kể. Nhiều người không biết gì cứ a dua theo, ủng hộ; chửi bới,
nhục mạ người khác một cách vô tội vạ. Như vậy ta thấy rằng quyền phải đi liền
với trách nhiệm, con người muốn tự do phải hiểu rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình
trước pháp luật, trước xã hội, mình được làm gì, và không được làm gì, quyền tự
do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ như vậy. Đồng thời cũng cần phải
nâng cao ý thức pháp luật của mỗi người dân và nghiêm khắc trong việc xử lý
các vụ việc tương tự như trên.
Vụ việc kéo dài gây ra nhiều rối loạn, làm mất ổn định trật tự xã hội và ảnh
hưởng nặng nề đến nhiều cá nhân, tuy nhiên mất hơn 1 năm công an mới vào
cuộc và tạm giữ bà Nguyễn Phương Hằng để phục vụ công tác điều tra. Điều này
đặt ra một câu hỏi lớn với nhiều người vì cùng một sự việc tương tự, nhưng hành
vi của bà Nguyễn Phương Hằng nhằm vào các cán bộ của nhà nước thì lại bị xử
lý ngay lập tức. Điều lạ là chính quyền và cơ quan tố tụng Bình Dương đã chậm
trễ đến khó hiểu trong việc ngăn chặn, xử lý. Nếu việc này tiếp tục rơi vào lặng
im thì đây sẽ là tiền đề, biến việc xúc phạm nhân phẩm, công kích tổ chức, cá
nhân thành tiền lệ nguy hiểm. Lý giải cho vấn đề này, một vị lãnh đạo Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Bình Dương cho hay “Quan điểm của chúng tôi là xử lý
nghiêm các hành vi khi đủ cấu thành tội phạm.”45 Trong khi đó, sự việc bà
Nguyễn Phương Hằng liên tục bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của rất
nhiều cá nhân khác nhau trong các buổi livestream trong khi không có chứng cứ
xác thực đã đủ để cấu thành tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Việc này
cho thấy các cơ quan liên quan đã vô cùng chậm trễ trong việc tiếp nhận và xử lý
đối với vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng khi bà này đã nhiều lần xâm phạm
quyền lợi của các cá nhân, khác hẳn với cách xử phạt ngay sau khi bà này xúc
phạm một cán bộ chủ tịch tỉnh. Về phía công an thành phố Hồ Chí Minh, một
nguồn tin cho biết thời gian qua đơn vị này đã âm thầm điều tra, củng cố chứng
cứ đầy đủ, vững chắc, làm việc liên tục 5 tháng, hệ thống hóa những vi phạm của
bà Hằng và đợi thời điểm chín muồi để thực thi pháp luật.46 Đối với cách giải
thích này, có lẽ khoảng thời gian để đợi thời điểm chín muồi thực thi pháp luật
đối với bà Phương Hằng đã tạo ra một tiền lệ xấu, khi mà một vụ việc gây náo
loạn khắp nơi lại cần đến hơn một năm mới được đưa ra pháp luật. Trong khoảng
thời gian đó, đối tượng liên tục có thái độ thách thức, coi thường pháp luật, lộng
ngôn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cá nhân. Có lẽ các cơ quan chức
năng đối với vụ việc này cần làm tấm gương để rút ra những kinh nghiệm với
những vụ việc khác có thể xảy ra sau này, cần xử lý nhanh hơn những khiếu nại,
tố cáo của nhân dân đối với những sự việc gây rối loạn trật tự xã hội.

45
Phú Hải (2022), Chuỗi 'livestream rác' của bà Phương Hằng: Bao giờ mới xử lý?, Báo Pháp luật
https://plo.vn/chuoi-livestream-rac-cua-ba-phuong-hang-bao-gio-moi-xu-ly-post672518.html
46
Phạm Dũng (2022), Vì sao đến bây giờ bà Nguyn Phương Hằng mới bị bắt, Báo Người lao động,
https://nld.com.vn/phap-luat/vi-sao-den-bay-gio-ba-nguyen-phuong-hang-moi-bi-bat-
20220325122735618.html

You might also like