You are on page 1of 35

AN NINH MẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

LỘ, LỌT THÔNG TIN

1
NỘI DUNG

1. Tình hình an ninh mạng


2. Một số phương thức, thủ đoạn tấn công của kẻ địch
3. Thực trạng an ninh thông tin tại Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin

2
1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới
Không gian mạng hình thành từ sự kết hợp của những công
nghệ đột phá đã làm thay đổi thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội, công tác quản lý và điều hành của
các quốc gia; đồng thời đặt ra nhiều thách thức như tội phạm
mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng.
Khả năng kết nối vô hạn, không bị giới hạn bởi không gian,
thời gian và bản chất xã hội của không gian mạng đang đặt ra
nhiều thách thức an ninh mang tính toàn cầu như chiến tranh
mạng, khủng bố mạng, tội phạm mạng, nhiễu loạn thông tin.

3
1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, tội phạm sử
dụng công nghệ cao đứng thứ 2 trong các loại tội phạm nguy hiểm
nhất, sau tội phạm khủng bố. Do đặc thù của loại tội phạm này là
hoạt động trên môi trường mạng, mọi tổ chức, cá nhân có kết nối
với mạng internet đều có thể trở thành nạn nhân.
Trên phạm vi toàn cầu, tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới
khoảng 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương 0,8% GDP toàn cầu.
Trong đó, khu vực Đông Á thiệt hại ước tính từ 120 – 200 tỷ USD,
tương đương 0,53 – 0,89% GDP khu vực.

4
1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới
Hoạt động tấn công mạng gồm 02 hình thức chính:

 Tấn công phá hoại: do cá nhân hay tổ chức tin tặc phi chính phủ thực
hiện các cuộc tấn công mạng, hoặc do một quốc gia tấn công hệ thống
mạng một quốc gia khác. Mục đích có thể vì lý do chính trị, tôn giáo,
tài chính…

5
1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới
Tấn công đánh cắp thông tin tình báo thực hiện nhiệm vụ
chính trị: diễn ra phức tạp, bí mật, thường xuyên; đối với cơ
quan thu thập thông tin tình báo thì thu được kết quả to lớn;
còn các nước, các tổ chức bị lấy cắp thông tin chịu hậu quả
lớn về kinh tế, chính trị, ngoại giao.

6
1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của an ninh mạng, các nước đã đưa ra các
biện pháp bảo đảm an ninh mạng:
 Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 138 quốc gia (trong đó có 95 nước
đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng.
 Ngày 01/5/2019, Tổng thống Nga đã ký ban hành luật "Internet chủ quyền",
theo đó cho phép nước này ngắt truy cập Internet khỏi các máy chủ nước
ngoài, được coi là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo an ninh cho hệ thống
mạng của Nga.
 Ngày 15/5/2019, Tổng Thống Mỹ đã ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình
trạng khẩn cấp quốc gia về việc cấm các công ty công nghệ trong nước được
sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ đối với an ninh quốc gia
của Mỹ.

7
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam
Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên mức kỷ lục
14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017.

 Theo thống kê, có tới hơn 60% cơ quan,


doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc
đào tiền ảo. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh
nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều
khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh
thông tin.
 Mã độc đào tiền ảo còn có khả năng cập nhật
và tải thêm các mã độc khác nhằm xoá dữ
liệu, ăn cắp thông tin cá nhân hay thậm chí
8 thực hiện tấn công có chủ đích APT.
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam
Hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu,

Hai dòng mã độc phổ biến tại Việt Nam khiến người dùng bị mất dữ liệu
là dòng mã độc mã hóa tống tiền ransomware và dòng virus xóa dữ liệu
trên USB.

 Các mã độc mã hóa tống tiền


lây chủ yếu qua email.
 Số máy tính bị nhiễm mã độc
lây qua USB luôn ở mức cao.
Có tới 77% USB tại Việt Nam
bị nhiễm mã độc ít nhất 1 lần
trong năm.
9
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam
Năm 2018 nổi lên hiện tượng lấy cắp tài khoản Facebook
thông qua các comment dạo (bình luận). Hơn 83% người sử
dụng mạng xã hội Facebook đã gặp các bình luận kiểu này.

10
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam
Lỗ hổng an ninh mạng tăng đột biến về số lượng: Trong hai
năm 2017 và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần
mềm, ứng dụng được công bố tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ
hổng, gấp khoảng 2,5 lần những năm trước đó.
Đặc biệt, nhiều lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên các phần
mềm phổ biến như Adobe Flash Player, Microsoft Windows…
và cả trong nhiều dòng CPU của Intel, Apple, AMD...

11
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam
Những vụ tấn công mạng và rò rỉ thông tin lớn nhất năm 2018:

 Facebook liên tiếp gây rò rỉ thông tin người dung.


 Khai tử Google+ do tồn tại lỗ hổng bảo mật gây rò rỉ dữ liệu người dùng
 Tin tặc đánh cắp 90 GB dữ liệu của Apple
 Rò rỉ thông tin dữ liệu của 5,4 triệu khách hàng Thế Giới Di Động
 Lộ dữ liệu thông tin khách hàng của FPT Shop
 275 nghìn dữ liệu Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bị tin tặc khai thác…

12
1.2. Tình hình an ninh mạng ở Việt Nam

Trước tình hình đó, nước ta đã nghiên cứu, xây dựng và


ban hành nhiều văn bản, thông tư, nghị định về lĩnh vực an
ninh, an toàn thông tin: Quốc hội ban hành Luật an toàn
thông tin mạng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016; thông qua Luật
An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Thành lập các cơ quan chuyên trách thực hiện công tác bảo
đảm an ninh, an toàn thông tin của Bộ Thông tin truyền
thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

13
2. Một số phương thức, thủ đoạn tấn công của kẻ địch

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm
mạng; nhận định một số phương thức, thủ đoạn kẻ địch lợi
dụng để thu thập thông tin như sau:

14
2.1. Thông qua các Website
Kẻ địch tạo lập hoặc lợi dụng
các website có nội dung hấp dẫn
thu hút người dùng, khi người
dùng truy cập sẽ âm thầm cài cắm
mã độc vào máy tính và các thiết
bị thông minh mà người dùng
không hề hay biết để thu thập
thông tin.
Ví dụ: các trang game online, các
trang web có nội dung đồi trụy….

15
2.2. Thông qua phần mềm miễn
phí trên mạng

Một số phần mềm bị tin tặc cài


cắm mã độc, khi người dùng tải về
máy và tiến hành cài đặt thì vô tình
cài đặt mã độc lên thiết bị của
mình.
Ví dụ: các chương trình crack,
patch phần mềm; một số phần
mềm diệt virus giả mạo như
AntivirusGold, Antivirus PC 2009,
AntiSpyware Shield Pro,
DoctorTrojan, v.v.

16
2.3. Tấn công qua hòm thư điện tử
Các mẫu virus mới thường giả mạo địa chỉ email của cán bộ,
đồng nghiệp trong cơ quan để gửi file cho cán bộ khác bằng
tiếng Việt với nội dung như liên quan tiền lương, xin ý kiến,
chương trình công tác… Kẻ địch thường tìm hiểu kỹ tên tuổi,
chức vụ của người trong cơ quan trước khi tiến hành phát
tán mã độc qua email.

17
2.4. Tấn công sử dụng USB là vật trung gian
Đây là các mã độc được viết riêng, có chủ định, không bị
các chương trình diệt vi rút phát hiện. Các mã độc này sử dụng
USB làm vật trung gian. Đặc biệt tin tặc có thể cài cắm các mã độc
này vào cả những USB mới, được bán trôi nổi trên thị trường.
Khi các USB đã nhiễm mã độc cắm vào máy tính, chúng
tiến hành thu gom dữ liệu do kẻ địch quy định ( file tài liệu, file
ảnh…), dữ liệu được nén và mã hóa trong các thư mục mà bình
thường không phát hiện được. Khi có điều kiện kết nối Internet
sẽ gửi ra máy chủ đặt ở nước ngoài.

18
2.5. Tấn công khai thác lỗ hổng Website

Các webiste tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, kẻ


địch có thể từ xa tấn công thay đổi nội dung, hình ảnh của các
bài viết trên website; thay đổi đường dẫn bất kỳ khi người
dùng truy cập website; hoặc lừa người dùng cài phần mềm
gián điệp… Từ đó, tấn công vào mạng máy tính nội bộ nhằm
thu thập thông tin.

19
2.6. Tấn công có chủ đích (APT)
Đây là kiểu tấn công dai dẳng và có chủ đích vào một đối tượng cụ thể (cá nhân, tổ
chức). Kẻ tấn công có thể được hỗ trợ bởi chính phủ của một nước nào đó nhằm tìm
kiếm thông tin tình báo từ một chính phủ nước khác. Tấn công APT thường được dùng
với mục đích:
 Thu thập thông tin tình báo có tính chất thù địch.

 Đánh cắp dữ liệu và bán lại bí mật kinh doanh cho các đối thủ.

 Làm mất uy tín của cơ quan tổ chức.

 Phá hoại, gây bất ổn hạ tầng CNTT, hàng không, ngân hàng, viễn thông, điện lực,....

Trước khi tổ chức các đợt tấn công, kẻ địch thường có bước trinh sát thu thập thông

tin nhằm tìm ra sơ hở, từ đó kẻ địch lợi dụng để cài cắm phần mềm gián điệp nằm vùng
bằng nhiều hình thức (gửi, tặng, cài cắm nội bộ…), phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

20
2.6. Tấn công có chủ đích (APT)

 Sự kiện Hàng không Việt Nam bị tấn công cuối năm 2016 là ví dụ
điển hình của hình thức tấn công APT. Mã độc được viết riêng,
tấn công vào một số người cụ thể, xâm nhập vào hệ thống hàng
năm trước đó để thu thập thông tin, cài cắm nhiều "vũ khí" khác
và chuẩn bị một kế hoạch phá hoại hoàn hảo.

21
2.7. Tấn công các thiết bị
thông minh (IoT)
Các thiết bị thông minh có kết

nối internet (IoT- Internet of


Things) như: Router Wifi,
Camera an ninh, điện thoại
thông minh… là tiêu điểm của
các cuộc tấn công mạng trong
năm 2017 và dự báo sẽ hết sức
phức tạp trong thời gian tới.

22
2.7. Tấn công các thiết bị thông minh (IoT)

Kẻ địch tiến hành rà quét nhằm phát hiện và lợi dụng


các lỗ hổng an ninh phổ biến trên các thiết bị này như: sử
dụng tài khoản và mật khẩu mặc định của nhà sản xuất, không
cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên… Từ đó, cài cắm mã độc
nhằm theo dõi, thu thập dữ liệu, đe dọa hoặc tống tiền người
dùng.

23
2.8. Thu thập thông tin bằng các thiết bị chuyên dụng

Kẻ địch còn kết hợp lợi dụng rất nhiều thiết bị nghe lén
tinh vi khác để tiến hành thu thập thông tin:

24
05 nguy cơ an ninh mạng trong năm 2019

 Tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử
dụng trí tuệ nhân tạo AI;
 Tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài
chính - ngân hàng... với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ
liệu cá nhân của người dùng;
 Tấn công vào hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh, đồng
thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn
công mạng;
 Tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà
nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu;
 Giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu
và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
25
3. Thực trạng an ninh thông tin tại Viện

 Căn cứ Công văn số 1619/VKSTC-VP ngày 19/4/2019 của Viện


Kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị Cục Bảo vệ an
ninh Quân đội hỗ trợ kiểm tra an ninh mạng và an toàn
thông tin.
 Từ ngày 22/4 – 15/5/2019, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội đã
phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao triển khai thực
hiện, kết quả kiểm tra đã được thông báo cụ thể.

26
Nguyên nhân mất an ninh an toàn thông tin

Nhận thức của cán bộ, nhân viên về nguy cơ mất an ninh, an
toàn thông tin còn hạn chế, tác phong làm việc còn tùy tiện.

Cơ quan, đơn vị chưa có đủ nhân lực, vật lực để thực hiện
công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; chưa kiểm soát hết
khả năng mất an ninh, an toàn thông tin do các phần mềm, thiết
bị phần cứng nhập ngoại.

27
Nguyên nhân mất an ninh an toàn thông tin
Nhu cầu trao đổi thông tin qua USB, thư điện tử ngày càng nhiều
nhưng chưa có các biện pháp cụ thể và toàn diện để đảm bảo an ninh,
an toàn thông tin trong toàn quân.
Chưa có một quy định cụ thể phân loại và sử dụng máy tính trong
mỗi cơ quan, đơn vị: máy tính kết nối Internet; máy tính chuyển nhận
tài liệu từ các đơn vị khác; máy tính kết nối mạng LAN cơ quan; máy
tính độc lập không kết nối mạng.

28
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin

Về chính sách

 Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản
quy định về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
 Kiểm tra và xây dựng các văn bản chính sách bảo mật đặc thù đối
với của từng cơ quan, đơn vị. Các quy định này phải được tuyệt đối
tuân thủ và quán triệt trực tiếp tới người sử dụng (có quy chế, chế
tài cụ thể đối với từng vi phạm).
 Nâng cao hiệu quả quản lý về bảo đảm an ninh an toàn thông tin,
thường xuyên tổ chức phối hợp giữa các cơ quan chức năng kiểm
tra thực tế việc chấp hành các quy định bảo đảm an ninh an toàn
thông tin mạng.

29
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin
Giải pháp kỹ thuật tổng quan:

 Tiến hành kiểm tra rà soát tất cả các hệ thống mạng, hệ


thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý để phát hiện các nguy cơ mất an ninh an toàn.
 Tăng cường theo dõi giám sát mạng máy tính, cổng/trang
thông tin điện tử, máy chủ, hệ thống tác nghiệp điều hành
quản lý để ghi nhận các hình thức bị tấn công.
 Khi phát hiện bị tấn công phải tổng hợp báo cáo tình hình
về cơ quan chuyên trách để phân tích và đánh giá tình hình.

30
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin
Tiến hành kiểm tra quét vi rút, làm sạch máy và vá các lỗ
hổng hệ thống. Các máy tính cần cài đặt phần mềm diệt vi rút
thường xuyên cập nhật. Việc cài đặt các phần mềm cần đảm
bảo an ninh, an toàn. Đối với các máy tính có chứa dữ liệu
quan trọng nên có biện pháp mã hóa dữ liệu trên ổ cứng.

31
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin
Tiến hành vô hiệu hóa wifi, micro, camera của máy tính được lắp
đặt và triển khai trong cơ quan trọng yếu, cơ mật tránh bị kẻ dịch lợi
dụng thu thập thông tin bí mật từ xa.
Đầu tư thiết lập hạ tầng, xây dựng đội ngũ chuyên trách về bảo
đảm an ninh mạng. Khi mua các trang thiết bị phải được kiểm tra
ANAT thông tin trước khi đưa vào sử dụng. Hạn chế sử dụng các
thiết bị xuất xứ Trung Quốc như ZTE, HUAWEI.
Chấp hành nghiêm quy định của đơn vị khi mang thiết bị công
nghệ thông tin ra nước ngoài công tác.

32
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin
Sử dụng tổ hợp máy tính an toàn. Hệ thống máy đồng bộ có hiệu năng cao
được cấu hình và cài đặt các phần mềm bản quyền, ngoài ra máy không thể
cài đặt bất cứ phần mềm nào khác để đảm bảo hiệu năng và phòng ngừa vi
rút lây lan vào máy tính thông qua các phần mềm không rõ nguồn gốc.

Mô hình tổ hợp máy tính an toàn


33
4. Công tác phòng chống lộ, lọt thông tin
 Xây dựng hệ thống phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn lộ lọt thông tin và chống gián điệp mạng để đảm
bảo an ninh an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống mạng máy tính và máy tính độc lập.

34
35

You might also like