You are on page 1of 23

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN


----------------------------------------

Nội dung thảo luận:


Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích chính sách kinh tế đối ngoại ảnh hưởng tới cán cân
thương mại của Việt Nam từ 2020 tới nay.

Hướng dẫn: TS. Trần Thị Hòa


Nhóm: 9
Tên thành viên:
Nguyễn Khánh Vân B22DCMR331
Chu Thị Hải Yến B22DCMR 347
Nguyễn Kiến Quốc B22DCMR248
Phùng Hà Châu B22DCMR043
Nguyễn Văn Nam B22DCMR200
Hoàng Hữu Tùng B22DCMR279
Nguyễn Ngọc Như B22DCMR208
Nguyễn Quỳnh Anh B22DCMR017

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………………………………………………
2
I. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay……3
1. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu
chính…………………………………………………...3
1.1 Nhóm ngành xuất khẩu
chính………………………………………………………………….3
1.2 Nhóm ngành nhập khẩu chính…………………………………………………………………
3
2. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất nhập khẩu ở Việt
Nam………………………….3
II. Sự tác động của chính sách kinh tế đối ngoại tới cán cân thương mại
từ 2020 tới
nay…………………………………………………………………...8
1. Khái niệm chính sách kinh tế đối ngoại và cán cân thương mại………………
8
a. Cán cân thương mại là
gì?....................................................................................................8
b. Chính sách Kinh tế đối ngoại là gì?......................................................................................
2. Sự tác động của chính sách kinh tế đối ngoại tới cán cân thương mại từ 2020
tới nay…………………………………………………………………………………….9
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………
19
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN.................................................. …….20

2
I. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính
a. Nhóm ngành xuất khẩu chính:
Điện thoại, linh kiện, máy vi tính.
Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
Hàng dệt may.
Giày dép.
Gỗ, sản phẩm gỗ.
Sắt thép.
Thủy sản.
Gạo
b. Nhóm ngành nhập khẩu chính
Điện thoại, máy tính, linh kiện.
Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
Nguyên liệu dệt may.
Ô tô
2. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Năm 2022 Năm 2023

Thuận Việt Nam đã có nhiều thuận lợi trong


1. Phát triển xuất nhập khẩu
lợi
3
xuất nhập khẩu năm 2022:
xuyên biên giới: Việt Nam
1. Phục hồi kinh tế sau dịch đang tập trung đẩy mạnh phát
Covid-19: Sau hơn 2 năm đầy
khó khăn do dịch bệnh Covid- triển xuất nhập khẩu xuyên
19, Việt Nam đã phục hồi mạnh biên giới.
mẽ, với tăng trưởng GDP cả
năm 2022 ước đạt 8,02% so với
năm trước. 2. Thị trường Trung Quốc:
2. Chính sách hỗ trợ của Chính Trung Quốc vẫn là thị trường
phủ: Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, nhập khẩu lớn nhất của Việt
ngành, địa phương triển khai Nam và là thị trường xuất khẩu
quyết liệt các nhiệm vụ, giải
pháp của Nghị quyết số 01/NQ- lớn thứ hai sau Mỹ. Trong thời
CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ là
Nghị quyết số 11/NQ-CP về
Chương trình phục hồi, phát thị trường còn nhiều điểm sáng
triển kinh tế – xã hội. và kỳ vọng cho các đơn hàng
3. Kinh tế vĩ mô ổn định: Kinh tế
vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là xuất khẩu trong những quý tiếp
tiền đề cho hoạt động xuất, theo.
nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam đứng vững, giữ được đà 3. Thị trường EU: Với việc EU
tăng trưởng và tạo lực kéo quan
trọng cho cả nền kinh tế. là thị trường xuất khẩu lớn thứ
tư của nông sản Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa cả năm 2022 cộng thêm việc miễn giảm thuế
về đích với con số kỷ lục
nhập khẩu theo Hiệp định
732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so
với năm 2021. Thương mại tự do Việt Nam -

4. Thị trường xuất khẩu mở rộng: Liên minh châu Âu (EVFTA),


Việt Nam đã xuất khẩu rất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
nhiều mặt hàng khác nhau sang
81 quốc gia trên thế giới. đang được tiếp sức để tăng khả
năng cạnh tranh, khẳng định vị
Trong đó có một số mặt hàng
có giá trị xuất khẩu cao như thế của mình trên thương
dệt may đạt giá trị kim ngạch
4
là 18.591,03 triệu USD, thủy
sản: 5.728,82 triệu USD, gỗ trường quốc tế.
và sản phẩm gỗ: 8.342,52
triệu USD, máy vi tính, sản 4. Cơ hội từ FDI: Một số điểm
phẩm điện tử và linh kiện: sáng có thể nhìn thấy từ các dự
27.751,65 triệu USD
án FDI được triển khai thực
5. Bộ Công Thương đã triển khai hiện.
hàng loạt giải pháp nhằm tạo
thuận lợi tối đa cho doanh
5. Hoạt động hợp tác kinh tế
nghiệp, góp phần cho thành
công hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế: Các hoạt động hợp tác
năm 2022.
kinh tế quốc tế được tái khởi
6. Cơ hội từ các Hiệp định
Thương mại tự do (FTA): Các động nhộn nhịp hơn từ tháng
doanh nghiệp đã tận dụng cơ
3/2023.
hội đẩy mạnh xuất khẩu sang
các thị trường có kí kết FTA
với Việt Nam. 6. Thương mại điện tử và du
lịch: Du lịch, bán lẻ hàng hóa
qua thương mại điện tử và triển
vọng giao thương với thị
trường Trung Quốc khi nước
này mở cửa trở lại sau đại dịch
COVID-19.

7. Ngành công nghiệp xuất


khẩu dừa: Ngành công nghiệp
xuất khẩu dừa đạt 1 tỷ USD
trong năm 2023.

Khó
1. Dịch Covid-19: Những tháng đầu 1. Giảm kim ngạch xuất nhập
khăn
5
năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục khẩu: Tổng kim ngạch xuất
diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng nhập khẩu hàng hóa ước đạt
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so
kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu với cùng kỳ năm trước.
hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm Nguyên nhân chủ yếu là do
trọng. kinh tế thế giới còn gặp nhiều
khó khăn, nhu cầu tiêu dùng
2. Chi phí vận chuyển tăng cao: Chi
giảm, dẫn đến đơn hàng cũng
phí vận chuyển tăng cao do xung
giảm.
đột giữa Nga và Ucraina.
2. Thị trường xuất khẩu giảm:
3. Thị trường dưới tác động của đại
Kim ngạch xuất khẩu của Việt
dịch Covid-19: Các nước có xu
Nam tới hầu hết các thị trường,
hướng sử dụng sản phẩm nội địa
đối tác thương mại lớn đều
thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc
giảm. Thị trường Hoa Kỳ là thị
biệt là các mặt hàng nông sản, thủy
trường xuất khẩu lớn nhất của
sản.
Việt Nam với kim ngạch ước
4. Biến động kinh tế thế giới: Năm đạt 37,2 tỷ USD, giảm 24,9%
2022 cũng diễn ra trong bối cảnh so với cùng kỳ.
kinh tế thế giới có nhiều biến động
3. Thị trường nhập khẩu giảm:
nhanh, khó lường làm gia tăng rủi
Thị trường nhập khẩu lớn nhất
ro đến thị trường tài chính, tiền tệ,
của Việt Nam là Trung Quốc
an ninh năng lượng, an ninh lương
với kim ngạch ước đạt 24,5 tỷ
thực toàn cầu.
USD, giảm 16,7% so với cùng
5. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Cơ kỳ năm trước.
cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải
4. Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn
thiện theo chiều hướng tích cực,
6
đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu và cầu do dịch bệnh: Sự sụt giảm
định hướng về chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ về cầu hàng hóa, dịch
hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng vụ do các thị trường xuất khẩu
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói bị khủng hoảng kinh tế.
chung.
5. Cạnh tranh mạnh mẽ từ các
6. Thách thức từ các FTA: Việt Nam quốc gia xuất khẩu khác và
đang ngày càng khai thác, tận dụng những hạn chế nội tại trong sản
tốt hơn các cơ hội từ hội nhập kinh xuất và hàng hóa xuất khẩu.
tế quốc tế, tham gia các FTA để
6. Thách thức từ chính sách
phát triển thị trường xuất nhập khẩu
kinh tế và thương mại của các
và nâng cao hiệu quả xuất nhập
nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ,
khẩu hàng hóa sang các thị trường
EU có thể thay đổi nhanh và có
đã ký FTA.
tác động đa chiều.
7. Tranh chấp thương mại giữa Mỹ
7. Khó khăn về thủ tục hành
và Trung Quốc:
chính khiến khoảng 38%
 Trung Quốc là công xưởng của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu
thế giới, Trung Quốc sản xuất
gặp khó.
mạnh nên nó nhập nguyên liệu
thô của Việt Nam. Khi diễn ra 8. Sự sụt giảm mạnh mẽ về cầu
chiến tranh thương mại thì sản hàng hóa, dịch vụ do các thị
xuất ở Trung Quốc giảm. Vì thế trường xuất khẩu bị khủng
mà xuất khẩu nguyên liệu thô hoảng kinh tế.
của nước ta giảm.
 Nền kinh tế Trung Quốc yếu đi
thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa
(Ví dụ: nông sản) của nước ta
7
giảm. Điều này ảnh hưởng cả về
nông nghiệp và công nghiệp.
8. Chiến tranh giữa Ukraine- Nga:
 VN có 1 số mối quan hệ kinh tế
khăng khít với Nga, một số lĩnh
vực sẽ không được làm vì bị các
nước lớn như Mỹ khắt khe dò
xét
 EU không nhập khí đốt của Nga,
Nga cũng không bán khí đốt giá
rẻ cho Châu Âu; thì các nước có
nền Công Nghiệp phát triển
mạnh như Đức Anh Ý Pháp (nền
kinh tế lớn của Châu Âu sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng). Vì thế
mà việc làm ăn xuất khẩu của
Việt Nam với những nước đó bị
ảnh hưởng.
9. Chính sách lãi xuất toàn cầu:
(những nước phát triển, lãi suất điều
hành thấp) Mỹ tăng lãi suất, nguồn
vốn FDI của VN bị sụt giảm (gần
đây thu nhập bình quân đầu người
của Việt Nam cao lên, FDI đầu tư
chủ yếu vì thuế và giá nhân công rẻ)
FDI sẽ tìm đến nơi có chi phí thấp
hơn (Doanh nghiệp may mặc đóng

8
cửa hàng loạt ví dụ như trong Bình
Dương, chuyển hết sang Bangladesh
vì ở đó chi phí nhân công rẻ)

II. Sự tác động của chính sách kinh tế đối ngoại tới cán cân thương mại
từ 2020 tới nay.
1. Khái niệm chính sách kinh tế đối ngoại và cán cân thương mại.

a. Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại là sự so sánh giữa giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu (export) và giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu (import) của một quốc
gia trong một khoảng thời gian cụ thể, thường được tính bằng đơn vị tiền tệ, chẳng
hạn như đô la Mỹ hoặc euro.

Vai trò của cán cân thương mại:


Cán cân thương mại (trade balance) là một chỉ số kinh tế quan trọng, thường được sử
dụng để đo lường sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia
trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm. Vai trò của cán cân thương mại
có thể được hiểu như sau:

+ Quốc gia dựa vào cán cân thương mại để đánh giá khả năng cạnh tranh về thương
mại trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa nhu cầu
tiêu dùng của xã hội và khả năng sản xuất, đồng thời có thể đưa ra các chính sách
và phương án hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc gia;
+ Góp phần thay đổi tỷ giá hối đoái nhờ phản ánh được quan hệ cung-cầu tiền tệ
của đất nước đó. Khi cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu, dòng tiền ngoại tệ
chảy vào quốc gia nhiều hơn dẫn đến việc tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì giao
thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ nên đồng nội tệ tăng giá. Từ đó một đồng
nội tệ cũng đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Tương tự với trường hợp ngược lại
khi nhập siêu;
+ Hiểu biết được tình trạng cán cân vãng lai;

9
+ Cán cân thương mại thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia trên
cán cân thanh toán: Nếu cán cân thương mại thâm hụt thì quốc gia đó đang chi
nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại.

Tóm lại, cán cân thương mại không chỉ là một chỉ số thống kê kinh tế mà còn là một
công cụ quan trọng giúp hiểu về tình hình kinh tế của một quốc gia và tác động của nó
đến các khía cạnh khác của nền kinh tế và xã hội.

Tình hình cán cân thương mại 2020 đến nay:


Năm 2020: Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 xuất siêu khoảng 19,1 tỷ USD,
mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Đây là kết quả ấn
tượng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu
cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu.
Năm 2021: Theo Tổng cục thống kê, tháng 12, ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD.
Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 11 xuất siêu 1,26 tỷ USD,
11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng
hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD.
Năm 2022: Cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ
USD, trong khi đó, năm trước chỉ xuất siêu ~4 tỷ USD, thặng dư thương mại 7 năm
liên tiếp.
Năm 2023: Theo số liệu thống kê tại Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số
01/NQ - CP, cán cân thương mại trong tháng 11 tiếp tục xuất siêu khoảng 1,28 tỷ
USD, nâng tổng xuất siêu trong 11 tháng năm 2023 là 25,83 tỷ USD.

b. Chính sách Kinh tế đối ngoại là gì?


Chính sách Kinh tế đối ngoại là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc
cùng với các công cụ biện pháp do nhà nước xây dựng và thực hiện để điều chỉnh
các hoạt động Kinh tế đối ngoại của 1 quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm
đạt được các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.

Chính sách KTĐN bao gồm:


1. Chính sách TMQT
2. Chính sách ĐTQT
3. Chính sách về hợp tác về khoa học và công nghệ
4. Chính sách tỷ giá hối đoá

2. Sự tác động của chính sách kinh tế đối ngoại tới cán cân thương mại từ
2020 tới nay.
10
Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại:

Nhập khẩu và xuất khẩu là yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại. Các yếu tố
cơ bản khác có ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: tỷ giá hối đoái, lạm phát và các
chính sách thương mại & phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
Nhập khẩu:
Có xu hướng tăng khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng và có khi nó còn
tăng nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhập khẩu phụ thuộc vào giá cả tương đối giữa hàng
hóa sản xuất trong nước và tại nước ngoài. Nếu như giá cả trong nước giảm tương
đối so với giá trị thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ giảm và ngược lại nếu giá cả
trong nước tăng so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu tăng lên theo nhu cầu.
Từ đó, nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến là ngoại tệ sẽ tăng về cung.

Ví dụ: Nếu giá sản phẩm điện thoại thông minh (Vsmart) được Việt Nam sản xuất
cao tương đối với hãng điện thoại (Oppo) của Trung Quốc, thì người tiêu dùng sẽ
chi tiêu nhiều hơn cho điện thoại Trung Quốc, do đó hoạt động nhập khẩu tăng lên.

Xuất khẩu:

Diễn biến của xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình hàng hóa của quốc gia
khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước kia. Chính vì vậy,
xuất khẩu nó được phụ thuộc chính yếu vào sản lượng hàng hóa và thu nhập của
quốc gia khác. Trong các mô hình kinh tế, xuất khẩu thường được coi là yếu tố tự
định.

Ví dụ: Mặt hàng nông sản là trái vải của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật với
giá cao là do ở Nhật khó trồng loại trái cây này và do thu nhập của người dân nơi
đây cao hơn mức trung bình trong khu vực.

Tỷ giá hối đoái

Khi đồng tiền nội địa tăng giá trị thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, hàng xuất
khẩu trở nên đắt đỏ với người nước ngoài, gây bất lợi cho xuất khẩu, từ đó cán cân
thương mại giảm. Ngược lại, giá trị tiền nội tệ giảm thì sẽ thuận lợi cho xuất khẩu,
bất lợi cho nhập khẩu khiến thặng dư thương mại.

Ví dụ: Tình hình tỷ giá hối đoái năm 2020 đến nay

Thời điểm cuối năm 2022, tỷ giá đã trở thành “điểm nóng” trong giai đoạn
bước vào đầu quý IV. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ giá đồng
Việt Nam giảm so với USD khoảng 4% trong vòng gần 9 tháng (từ đầu năm đến
ngày 20/9/2022). Đặc biệt, thời điểm đó tỷ giá cũng chịu sức ép của các đợt tăng lãi
11
suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), với 5 lần tăng liên tiếp từ đầu năm đến
cuối tháng 9. Đến giữa tháng 10, tỷ giá USD/VND đã tăng 7% so với cuối năm
2021. Trước động thái này, NHNN đã đưa ra một quyết định khá táo bạo là nới
lỏng biên độ tỷ giá vào ngày 17/10/2022. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay
USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức ±3% lên ±5%, kết thúc một giai đoạn dài
biên độ tỷ giá được neo ở mức ±3% (từ năm 2015).
Năm 2023, tỷ giá không còn là yếu tố quá căng thẳng như diễn biến năm ngoái,
nhưng cũng vẫn có những yếu tố cho thấy diễn biến tỷ giá vẫn cần được theo dõi
sát sao để có thể có những giải pháp hợp lý kịp thời. Thực tế, diễn biến tỷ giá trong
nửa đầu năm 2023 đã diễn ra khá ổn định và theo đó, có nhiều thời điểm NHNN đã
có thể thực hiện đưa tiền Việt Nam ra để mua USD vào nhằm tăng tỷ lệ dự trữ
ngoại hối. Tuy nhiên, tỷ giá bắt đầu có tín hiệu nhúc nhích tăng kể từ quý III và đặc
biệt vào cuối quý. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá USD riêng tháng
9/2023 đã tăng 1,53%, cao hơn số lũy kế của cả 9 tháng cộng lại (9 tháng tăng
0,35% so với tháng 12/2022).
Mặc dù vậy, một số chuyên gia cũng vẫn cảnh báo những khó khăn cũng có thể gặp
phải bởi biến động tỷ giá là yếu tố khó lường. Ví dụ như, xuất nhập khẩu hàng hóa
trong trạng thái thặng dư là yếu tố thuận lợi cho tỷ giá, nhưng cán cân dịch vụ lại
đang trong trạng thái thâm hụt cũng là yếu tố cảnh bảo liên quan đến cân đối cung
cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó, diễn biến chênh lệch lãi suất trong nước và lãi suất đồng
USD trên thị trường quốc tế ngày càng thu hẹp cũng là yếu tố cảnh báo có thể ảnh
hưởng tỷ giá.

Lạm phát
Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là
lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy lạm phát là sự tăng
lên của mức giá cả trung bình theo thời gian. Lạm phát được coi là một trong
những yếu tố quan trọng có mức ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại. Khi một
quốc gia có lạm phát cao sẽ kéo theo sự khan hiếm của hàng hóa, giá cả trở nên đắt
đỏ. Điều này sẽ dẫn đến mức cạnh tranh trong xuất nhập khẩu với các nước khác
giảm đi.
Lạm phát chi phí đẩy: CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ
yếu sau:
· Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu
cầu tiêu dùng trong nước tăng.
· Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI
chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung
chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến
tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão,
lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho
12
diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,
…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng;
· Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao.
· Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-
CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm
2019.
Như vậy, bình quân lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều
này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và
giá dịch vụ giáo dục tăng. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ
mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 0,99% trong tháng 12/2020, đã phản ánh
kết quả của điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả trong năm 2020 của Ngân hàng
Nhà nước.
Như vậy, bình quân lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều
này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và
giá dịch vụ giáo dục tăng. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ
mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 0,99% trong tháng 12/2020, đã phản ánh
kết quả của điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả trong năm 2020 của Ngân hàng
Nhà nước
Trong năm 2023, Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết
liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,
đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhiều giải pháp được tích cực triển khai
như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải
ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn,
giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; gia hạn visa cho
khách du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh
nghiệp, bất động sản; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Theo đó, thị
trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được
bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen. Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng
3,16% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

13
Biểu đồ lạm phát 9 tháng đầu năm 2023
Các chính sách kinh tế đối ngoại

Các chính sách kinh tế đối ngoại có thể bao gồm các rào cản trong việc xuất nhập
khẩu một số mặt hàng (thuế quan, hạn ngạch, các tiêu chuẩn các điều kiện đối với
sản phẩm trong các lĩnh vực nhất định…) hoặc hỗ trợ của Chính phủ khiến giá cả
cũng như số lượng sản xuất thay đổi… sẽ khiến thay đổi giá trị xuất nhập khẩu và
khi đó cán cân thương mại cũng thay đổi. Cụ thể như sau:
Thuế quan
Các quan hệ đa phương và song phương là những thỏa thuận thương mại giữa
các nền kinh tế, nhằm loại bỏ các rào cản thương mại và hướng tới tự do thương
mại giữa các thành viên. Thuế quan là một trong những rào cản thương mại được
áp dụng để bảo vệ sản phẩm nội địa. Khi sử dụng thuế quan, các quan hệ đa
phương và song phương sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm hoặc tăng thuế quan. Việc
giảm thuế quan sẽ giúp cho các sản phẩm xuất khẩu của các thành viên được tiếp
cận với thị trường của các thành viên khác một cách dễ dàng hơn, tăng cơ hội tiếp
cận thị trường mới và tăng cường sự cạnh tranh. Tuy nhiên, việc giảm thuế quan
cũng có thể gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các sản phẩm nội địa và sản
phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, việc giảm thuế quan cũng có thể dẫn đến tình trạng
nhập khẩu quá mức, gây ảnh hưởng đến sản xuất nội địa và tình trạng thất nghiệp.
Điều này có thể ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của các thành viên trong các
quan hệ đa phương và song phương.
Thuế quan rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, do đó giai
đoạn quan trọng đối với nền kinh tế nước ta là gia nhập WTO. Để trở thành thành
viên của WTO, VN đã phải cắt giảm hàng nghìn thuế nhập khẩu- chiếm 22% tổng
nguồn thu ngân sách cả nước năm 2007.
14
· Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trang nhập siêu trầm trọng cho nước
ta khi mà các sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với các nước lớn. Năm 2008 mới
qua 6 tháng đầu năm, nhập khẩu đã lên đến 45,5 tỷ USD, tăng tới 64% so với cùng
kỳ năm trước, lớn hơn mức nhập khẩu trong cả năm từ năm 2005 trở về trước. Do
nhập khẩu cao hơn xuất khẩu nên nhập siêu tăng mạnh: nếu năm 2000 mới có
1.153,8 triệu USD, bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và bằng 3,7% GDP thì năm
2007 đã lên đến 14.120,8 triệu USD, bằng 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu và
bằng 19,8% GDP. Năm 2008 mới qua 6 tháng, nhập siêu đã lên 14,7 tỷ USD,cao
gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước (bằng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn
nhiều so với tỷ lệ 23,1% của cùng kỳ), lớn hơn mức nhập siêu kỷ lục trong cả năm
2007. Việc giảm thuế khiến sức cạnh tranh hàng nội- ngoại trở nên gay gắt.
· Giảm thuế để gia nhập WTO cũng tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội cho Việt
Nam hợp tác và phát triển với các nước. Tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở
các nước thành viên, tạo điều kiện cho thị trường xuất khẩu. Cụ thể:

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt 645 ngàn tấn,
với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng, tăng 13,23% về trị giá so với năm
2007. Như vậy, so với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su đạt 82,8% về lượng và 87%
về kim ngạch. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2008, ước đạt hơn
220 triệu USD, bằng 109,7% so với cùng kì năm 2007.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam trong tháng 01/2011 đạt 15,06 tỷ USD, tăng 37,3% so với tháng
01/2010; trong đó xuất khẩu đạt 7,09 tỷ USD, tăng 41,4% và nhập khẩu 7,97 tỷ
USD, tăng 33,7%. Từ kết quả xuất nhập khẩu này tính toán cho thấy thâm hụt cán
cân thương mại hàng hóa trong tháng là 877 triệu USD, bằng 12,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu và giảm 32,2% so với mức nhập siêu của tháng 12/2010.

Tháng 1/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 6,79 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng 12/2010 và tăng 42% so với
tháng 1/2010. trong đó kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 3,45 tỷ USD, giảm
1,3% so với tháng 12/2010 và tăng 44,6% so với tháng 01/2010; kim ngạch nhập
khẩu là hơn 3,33 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2010 và tăng 39,3% so với
tháng 01/2010.

Việt Nam xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ yếu: gạo, cao su, dệt may, gỗ, sắt thép,...
Xuất khẩu gạo trong tháng 1/2011 đạt gần 541 nghìn tấn với trị giá là 282 triệu
USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với tháng 12/2010. So với
tháng 01/2010, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 42,1% về lượng và tăng 37,6% về
trị giá.Trong tháng 1/2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang: Inđônêxia đạt 203
nghìn tấn; Bănglađét đạt 110 nghìn tấn; Cuba đạt 47,8 nghìn tấn; Malaysia: 47,7
nghìn tấn;...Nước ta là một nước nhập siêu hàng năm , với các mặt hàng nhập
15
khẩu : Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu
ngành dệt may, da, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, ô
tô... ví dụ nhập ô tô nguyên chiếc: Trong tháng này, Việt Nam nhập khẩu hơn 6,1
nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống
là hơn 4,9 nghìn chiếc, tăng 7,5% so với tháng trước và tăng gấp 2,1 lần so với
tháng 1/2010. Việt Nam nhập khẩu ô tô 9 chỗ trở xuống từ các thị trường truyền
thống: Hàn Quốc 2,5 nghìn chiếc; Nhật Bản 711 chiếc, Hoa Kỳ 538 chiếc,…

Chính phủ Việt Nam cũng đã áp dụng thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa.
Thuế xuất và nhập khẩu mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2023, và sẽ dựa
trên bảng thuế xuất và nhập khẩu mới. Thuế mới sẽ được áp dụng cho một loạt các
hàng hóa, bao gồm máy móc, thiết bị và linh kiện, cũng như nguyên liệu, sản phẩm
bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện. Tỷ lệ thuế sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại
hàng hóa và nước xuất xứ của chúng.
Hạn ngạch quốc gia
Hạn ngạch là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để
quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa
xuất khẩu tại một thời điểm nhất định. Hạn ngạch được áp dụng đối với một số mặt
hàng có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế trong nước. Ví dụ:

Theo dự thảo, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2023 đối với muối (mã
2501) là 84.000 tấn; trứng gà, trứng vịt, ngan và các loại khác là 67.117 tấn.

Phương thức điều hành, phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia
cầm năm 2023 được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III, Nghị định số
69/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý ngoại thương và các thông tư của Bộ Công Thương.

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử
dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế và làm nguyên liệu sản xuất
hóa chất.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có
nhu cầu nhập khẩu.

Về thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, Bộ Công Thương trao đổi
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm
phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm.

Tuy nhiên, hạn ngạch cũng có những ưu và nhược điểm. Một số ưu điểm của
hạn ngạch là giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh quy mô sản xuất dẫn đến
thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế cho quốc gia, quản lý tốt cán cân trong
nước nhờ kiểm soát được số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia
16
dựa vào đó đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp, và giúp nhà nước quản lý
tốt số lượng, giá trị của một mặt hàng trong một thời kỳ để có thể đưa ra các nhận
định đúng về kinh tế trong nước. Nhược điểm của hạn ngạch là chính phủ không
thu được lợi nhuận, một số công ty nhận được lợi nhuận lớn và có thể khiến công ty
đó thành đơn vị độc quyền về hàng hóa đó ảnh hưởng xấu đến thị trường, hạn
ngạch sẽ làm giảm nhập khẩu dẫn đến việc người tiêu dùng phải trả giá cao hơn,
giảm phúc lợi kinh tế và có thể dẫn đến việc trả đũa các nước khác áp thuế lên hàng
xuất khẩu của quốc gia.
Hàng rào kỹ thuật:
Theo WTO có đưa khái niệm Hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT) là những
quy định, tiêu chuẩn hoặc thủ tục có thể khiến việc xuất khẩu sang một quốc gia
khác trở lên khó khăn hơn, TBT thường là trở ngại lớn cho các nhà xuất khẩu so
với thế quan (phí nhập khẩu)
Ví dụ: quy định về bảo vệ môi trường (ISO 14000 – ISO 14001), dán mác sinh thái
(C/E); quy định về sức khỏe và an toàn ( HACCP), quy định về quản lý chất lượng
(ISO 9000), …
Hiệp định về các rào cản kĩ thuật đối với thượng của WTO phân biệt 3:
Quy chuẩn kĩ thuật là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng
Tiêu chuẩn kỹ thuật là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã
được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hình đánh giá sự phù hợp của một
loại hàng hoá với cái quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật
Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận trong Hiệp định TBT thì
nước nhập khẩu là thành viên WTO có nghĩa vụ:
Không đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho hàng hoá tương tự đến từ các
nước thành viên khác nhau của WTO (nguyên tắc tối huệ quốc)
Những quy định hàng rào kĩ thuật khi khi hàng nước ngoài vào Việt Nam
Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Hàng hóa phải tuân thủ các tiêu
chuẩn kỹ thuật quy định bởi cơ quan chức năng. Điều này áp dụng cho các tiêu
chuẩn về an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường, và các yêu cầu khác tương ứng
với từng loại hàng hóa.
Chứng nhận và giấy tờ liên quan: Hàng hóa có thể yêu cầu các chứng nhận và giấy
tờ liên quan để chứng minh rằng nó tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ, các loại
hàng hóa như thiết bị điện, sản phẩm y tế, thực phẩm, mỹ phẩm, vv có thể yêu cầu
chứng nhận an toàn, chứng nhận chất lượng hoặc giấy chứng nhận xuất xứ.
Kiểm tra và xác minh: Hàng hóa có thể phải trải qua quá trình kiểm tra và xác minh
để đảm bảo tuân thủ các quy định kỹ thuật. Cơ quan chức năng có thể thực hiện
kiểm tra ngẫu nhiên hoặc định kỳ trên hàng hóa để đảm bảo tuân thủ các quy định.
Đăng ký và giấy phép: Một số loại hàng hóa cần phải đăng ký hoặc có giấy phép
trước khi được đưa vào Việt Nam. Ví dụ, một số loại hàng hóa như hóa chất, thuốc

17
trừ sâu, vũ khí, vv có thể yêu cầu đăng ký hoặc có giấy phép từ các cơ quan chức
năng.
Thanh toán phí và lệ phí: Khi đưa hàng hóa vào Việt Nam, bạn có thể phải trả các
loại phí và lệ phí liên quan đến việc tuân thủ hàng rào kỹ thuật, bao gồm phí kiểm
tra, phí chứng nhận, phí giấy phép, vv. Thông tin về các khoản phí và lệ phí này
thường được cung cấp bởi các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức liên quan.

Một số ví dụ về Hàng rào kỹ thuật:


Hàng rào kỹ thuật trong thương mại từ quy định nhãn mác mới của Liên Bang
Nga tháng 4 năm 2019 công bố áp dụng quy định dán nhãn điện -tử số 792P cho
một số loại hàng hóa nhập khẩu trong đó có sản phẩm dệt may, da giầy được áp
dụng theo lộ trình năm 2019 và 2020. Đây là quy định dán nhãn bắt buộc đối với
hàng hóa lưu thông trong lãnh thổ Nga sẽ áp dụng cho mặt hàng giày dép và dệt
may. Với quy định mới này các doanh nghiệp xuất khẩu quần áo giày dép từ Việt
Nam sang Nga sẽ phải đầu tư thay đổi nhãn mác, mỗi sản phẩm phải có 1 mã đăng
ký riêng và phải được đăng ký với cơ quan hải quan Nga.
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ hàng bị trả lại hoặc
phải xử lý lại ở mức độ khá cao. nên làm nhiều, lỗi nhiều là bình thường. Tuy
nhiên, với những lô hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của phía đối tác,
ví dụ như đối với các mặt hàng thuỷ sản, nông sản có nhiều nguyên nhân chủ yếu
xuất phát từ khâu sơ chế, chế biến, khâu sản xuất (có vật thể lạ trong quy trình,..)

Một số chính sách kinh tế khác

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách thương mại
quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác quốc tế và đẩy mạnh
xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc cân
đối cán cân thương mại:
Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) vào
tháng 1/2020 và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu- Việt Nam
(EVFTA) vào tháng 6/2020. Hai hiệp định này giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu
và thu hút đầu tư nước ngoài nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức
trong việc cân đối cán cân thương mại. Trong trường hợp của EVFTA, Việt Nam sẽ
phải giảm thuế quan và mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh
châu Âu. Điều này có thể làm tăng cân đối thương mại âm của Việt Nam với Liên

18
minh châu Âu, tuy nhiên EVFTA cũng giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt
hàng chủ lực.
Ví dụ: Hiệp định EVFTA giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam tăng 2%
lên 2,5%, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 75% và nhập khẩu tăng từ 25%
lên 35%. Trong giai đoạn 2020-2023, EVFTA giúp GDP bình quân hàng năm Việt
Nam tăng từ 2,18% lên 3,15%.
Áp dụng thuế quan cao trên một số mặt hàng nhập khẩu có thể giúp bảo vệ sản
xuất trong nước, nhưng đồng thời cũng làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về xuất khẩu, Việt Nam thực hiện
chính sách giảm giá thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng.
Ví dụ: Các dòng xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài phải chịu mức thuế nhập khẩu
khá cao từ 56 - 74% giá trị xe, khiến giá thành của một chiếc xe tăng lên vài trăm
triệu cho đến vài tỷ đồng. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
có cơ hội phát triển hơn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn do
đại dịch COVID-19, bao gồm giảm thuế, hỗ trợ vốn và giảm phí. Đại dịch COVID-
19 đã có tác động lớn đến thương mại toàn cầu. Việt Nam đã phải đối mặt với gián
đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm cầu tiêu thụ từ nhiều thị trường xuất
khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công việc kiểm soát đại dịch,
giúp giữ vững sự ổn định trong xuất khẩu và cán cân thương mại.

Ví dụ: Để khác phục hậu quả do đại dịch Covid ảnh hưởng đến doanh nghiệp,
Chính phủ đã ban hành các chính sách tiền tệ, tài khoá,... Các bộ, ngành, địa
phương đã nhanh chóng vào cuộc và ban hành khoảng 95 văn bản về các biện pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính
sách đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, thể hiện ở các gói hỗ trợ lớn.
Đó là chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín
dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời
19
hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với quy mô 180 nghìn tỷ đồng và chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ đồng.
Chính sách ưu đãi đầu tư: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc. Sự
gia tăng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể tạo cơ hội mới cho xuất
khẩu và tạo ra thặng dư thương mại.
Ví dụ: Trong tháng 7/2023, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đổ vào Việt Nam khoảng
hơn 1,1 tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
trong 7 tháng đầu năm đạt 2,34 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Chính sách kinh tế đối ngoại đối với các nước khác:
Ví dụ: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của nước ta, chiếm
hơn 50% tổng khối lượng xuất khẩu nông sản.Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải
quan cho thấy, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm
2023 đạt 1,27 tỷ USD, đưa Trung Quốc thành khách hàng lớn nhất trong 2 tháng
đầu năm, chiếm 20,2% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tích cực
Trung Quốc là quốc gia có thị trường tiêu thụ rộng lớn do dân số đông nhất thế giới
Việt Nam ký kết được nhiều nghị định thư xuất khẩu rau quả chính ngạch với
Trung Quốc (đặc biệt, sầu riêng là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa
chuộng nên sản lượng xuất khẩu tăng đột biến vài chục lần và trở thành sản phẩm
tỷ USD).
Hạn chế
Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn tiềm
ẩn những yếu tố thiếu bền vững. Tình trạng ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu hai
nước vẫn diễn ra. Nhiều mặt hàng có giá trị cao, thị trường Trung Quốc có nhu cầu
lớn nhưng chưa được mở cửa (hạ tầng khu vực cửa khẩu của cả hai bên hiện đều
đang quá tải,liên tục thay đổi những quy định về chính sách về nhập khẩu nông sản,
thực phẩm, hiếu tính bền vững trong giao thương như thiếu liên kết, thói quen
thương mại tiểu ngạch… các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến thương
mại còn tương đối hạn chế,....)

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-
hoi-xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/
2. https://www.gosell.vn/blog/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-tai-viet-nam-trong-6-
thang-dau-nam-2023/
3. https://goglobal.moit.gov.vn/vi/phan-tich-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-giua-
viet-nam-va-cac-nuoc-khu-vuc-chau-au.html
4. https://congthuong.vn/co-hoi-va-thach-thuc-nao-cho-hoat-dong-xuat-nhap-
khau-nam-2022-179090.html

5. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/kinh-te-chinh-
tri-mac-le-nin/chinh-sach-kinh-te-doi-ngoai/46741114
6. https://topi.vn/can-can-thuong-mai.html

21
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
Tên thành viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành
Nguyễn Khánh Vân Slide phần I, Làm word
(Nhóm trưởng)
Chu Thị Hải Yến Thuyết trình
Hoàng Hữu Tùng Nội dung phần II
Nguyễn Văn Nam Nội dung phần II
Phùng Hà Châu Slide phần II
Nguyễn Kiến Quốc Thuyết trình, Nội dung
phần I
Nguyễn Quỳnh Anh Nội dung phần II
Nguyễn Ngọc Như Nội dung phần I

22
23

You might also like