You are on page 1of 53

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.

vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 1


MỤC LỤC
A. ĐÓN THỜI CƠ ĐỂ BỨT PHÁ ....................................................................................................... 5

B. NGÀNH XÂY DỰNG – KỲ VỌNG TỪ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀ FDI ............................................. 8

I. Nhìn lại 2021 – Thi công gián đoạn, chi phí nguyên vật liệu tăng cao ................................................ 8
1. Đà hồi phục gián đoạn bởi giãn cách xã hội .................................................................................... 8
2. Đầu tư tiếp tục chững lại, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chỉ tăng 3,2% yoy .............................. 8

3. Chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh ................................................................................................... 9

4. Cập nhật kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp xây dựng ...................................................... 11
II. Triển vọng 2022 – Hồi phục mạnh mẽ ............................................................................................... 12

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy bởi đầu tư công ở mức cao..................................................... 12
2. Xây dựng nhà ở sôi động trở lại để đáp ứng nhu cầu bị dồn nén giai đoạn dịch ......................... 14

3. Xây dựng nhà không để ở rất khả quan nhờ công nghiệp nội địa và FDI hồi phục ...................... 15
III. Các doanh nghiệp theo dõi ngành xây dựng ................................................................................. 17

C. NGÀNH DỆT MAY – THÚC ĐẨY BỞI SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU TĂNG TRƯỞNG ................ 19

I. Nhìn lại 2021 – Giãn cách trong Q3 làm gián đoạn đà hồi phục ....................................................... 19
Sản xuất gián đoạn trong Q3 do giãn cách, ảnh hưởng phần lớn tại miền Nam .......................... 19

2. Nhu cầu hồi phục chủ yếu đến từ tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ ..................................................... 22

3. Kết quả kinh doanh toàn ngành hồi phục tích cực, mảng xơ sợi là điểm sáng ............................ 24
II. Triển vọng 2022 – Tích cực nhờ sản xuất ổn định và nhu cầu hồi phục ......................................... 25

1. Sản xuất nội địa ổn định sau giãn cách ......................................................................................... 26

2. Nhu cầu thế giới hồi phục............................................................................................................... 27

III. Các doanh nghiệp theo dõi ngành dệt may ................................................................................... 31
D. NGÀNH HÀNG KHÔNG – HỒI PHỤC NHỜ MỞ ĐƯỜNG BAY NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ ......... 33
I. Nhìn lại năm 2021 – Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt dịch thứ tư .................................................... 33

1. Mảng vận tải hàng không: hồi phục chậm khi dần nối lại các đường bay nội địa ......................... 33
2. Mảng dịch vụ hành khách: chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt dịch thứ tư tại Việt Nam .................. 36
3. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: hồi phục nhanh sau khi hoạt động sản xuất được nối lại .......... 36

II. Triển vọng năm 2022 – Hồi phục nhờ mở lại đường bay nội địa và quốc tế .................................... 38
1. Mảng vận tải và dịch vụ hành khách: hồi phục từ mức đáy năm 2021 khi đường bay nội địa và
quốc tế dần được mở lại ........................................................................................................................ 38

2. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: kỳ vọng khả quan nhờ tăng trưởng xuất nhập khẩu .................. 39

III. Kết luận ........................................................................................................................................... 39


IV. Một số doanh nghiệp theo dõi ngành hàng không ......................................................................... 40

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 2


E. NGÀNH DƯỢC PHẨM – TĂNG TRƯỞNG NHỜ SẢN PHẨM PHÒNG DỊCH VÀ NHU CẦU KHÁM
BỆNH TRỞ LẠI ....................................................................................................................................... 43
I. Nhìn lại 2021 – Ảnh hưởng dai dẳng từ sự trở lại của các đợt bùng dịch ........................................ 43

1. Nguồn cung: ổn định; giá một số nguyên liệu tăng ........................................................................ 43

2. Việc xét duyệt tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao tiếp tục kéo dài ............................................. 44
3. Đầu ra: tiêu thụ ở kênh bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ; kênh bệnh viện bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
giãn cách xã hội ...................................................................................................................................... 45

II. Triển vọng 2022 – Tăng trưởng nhờ nhu cầu phòng dịch và khám, chữa bệnh .............................. 48
1. Tăng trưởng nhờ nhóm sản phẩm phòng dịch ở kênh bán lẻ và nhu cầu khám, chữa bệnh trở lại
ở kênh bệnh viện .................................................................................................................................... 48

2. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới ngành dược cần theo dõi ............................................................ 50

III. Kết luận: Khả quan hơn.................................................................................................................. 50


IV. Một số doanh nghiệp theo dõi ngành dược phẩm ......................................................................... 51

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 3


TỪ VIẾT TẮT TRONG KHUÔN KHỔ BÁO CÁO

API Hoạt chất dược phẩm (Active Pharma Ingredient)

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations)

BMI Business Monitor International

CHKQT Cảng Hàng không Quốc tế

CT16 Chỉ thị 16/CT-TTg

EBA Mọi thứ Trừ Vũ khí (Everything But Arms)

EMA Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (European Medicines Agency)

EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (European Union – Vietnam Free Trade Agreement)

FED Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System)

FRED Cơ sở Dữ liệu Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Economic Data)

FTA Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement)

GSO Tổng cục Thống kê (General Statistics Office of Vietnam)

HMA Cơ quan Dược phẩm Các nước thành viên (Heads of Medicines Agencies)

IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association)

IIP Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (Index of Industrial Production)

NQ128 Nghị quyết 128/NQ-CP

OWID Our World in Data

PMI Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index)

PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public-Private Partnership)

RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership)

VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel Association)

VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement)

VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (Vietnam – Korea Free Trade Agreement)

XNK Xuất nhập khẩu

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 4


A. ĐÓN THỜI CƠ ĐỂ BỨT PHÁ
Trong quyển “BỨT PHÁ”, các nhóm ngành được đề cập đều đang đợi chờ những yếu tố tích cực, góp phần
hỗ trợ tình hình kinh doanh. Ngoài những yếu tố riêng được phân tích trong từng ngành cụ thể, chúng tôi
cho rằng nhóm ngành Xây dựng, Dệt may, Hàng không và Dược phẩm đều có thể được hưởng lợi từ sự
thay đổi trong chính sách chống dịch mới.
Mục tiêu kép chống dịch – phát triển kinh tế xã hội kỳ vọng giúp kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
trong năm 2022, sau khi đã cơ bản đạt được mục tiêu vắc xin vào tháng 12/2021. Ngày 11/10/2021, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP (NQ128) về Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch Covid-19 với những thay đổi quan trọng như sau:
Bảng 1 - So sánh Nghị quyết 128/NQ-CP và Chỉ thị 16/CT-TTg

Nghị quyết 128/NQ-CP Chỉ thị 16/CT-TTg

Chủ động ngăn chặn, kiểm


Mục tiêu Mục tiêu kép: chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội.
soát dịch bệnh.

Chính sách Phân loại dịch thành 04 cấp độ, đánh giá từ cấp xã trở Giãn cách xã hội trên diện
chống dịch xuống và áp dụng biện pháp tương ứng. rộng.

Các cơ sở sản xuất, đơn vị thi các dự án, công trình giao
thông, xây dựng hoạt động bình thường.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ (gồm trung tâm thương Ngưng sản xuất hoặc sản
Sản xuất mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối hoạt động xuất theo "ba tại chỗ."
bình thường, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống) cơ
bản hoạt động bình thường, ở cấp độ nguy cơ cao nhất
vẫn được hoạt động hạn chế.

Nguồn: FPTS tổng hợp

So với Chỉ thị 16/CT-TTg (CT16), chính sách chống dịch mới dưới NQ128 sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh
tế nội địa, nhờ (1) áp dụng biện pháp chống dịch linh hoạt (tương ứng với 04 cấp độ dịch được đánh giá
trên quy nhỏ), và (2) ưu tiên ổn định các hoạt động sản xuất, xây dựng, dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm thấp
(phần lớn được hoạt động bình thường, dù ở mức độ nguy cơ cao nhất vẫn được hoạt động hạn chế). Dưới
kỳ vọng kinh tế hồi phục mạnh mẽ, triển vọng 2022 của các ngành sẽ được thúc đẩy từ:
• Ngành Xây dựng sẽ được hưởng lợi nhờ niềm tin của các nhà đầu tư được khôi phục, các dự án bất
động sản sẽ được đẩy mạnh triển khai (sau khi nhiều dự án phải dừng lại trong năm 2021 do lo ngại
về khả năng tiếp cận khách hàng) và các ngành công nghiệp trở lại đầu tư mở rộng khi sản xuất được
đảm bảo.
• Ngành Dệt may kỳ vọng sẽ hồi phục khi người lao động yên tâm quay trở lại làm việc, đặc biệt tại các
tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ giãn cách xã hội trong năm 2021.
• Kênh tiêu thụ bệnh viện của ngành Dược phẩm cũng sẽ hồi phục khi các bệnh viện đón tiếp bệnh nhân
bình thường, không còn phải toàn lực chống dịch Covid-19.
• Ngành Hàng không được hỗ trợ bởi các đường bay nội địa dần được nối lại, thúc đẩy hoạt động vận
chuyển hành khách, hàng hóa cũng như các dịch vụ đi kèm.
Bên cạnh ổn định kinh tế nội địa, chính sách chống dịch mới cũng sẽ dần khôi phục vận chuyển
hành khách quốc tế vào Việt Nam. Các đường bay thương mại quốc tế đã được thí điểm mở lại từ ngày
01/01/2021 và dự kiến tiếp tục mở rộng sau 02 tuần, bao gồm các nước có hệ số an toàn cao như Trung

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 5


Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hòa Kỳ, các nước khu vực Châu Âu… (chiếm khoảng 90% lượng
khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn trước dịch 2018 – 2019).
Thêm nữa, các hạn chế đối với người nhập cảnh cũng đang được Bộ Y tế dần nới lỏng. Ngày 16/12/2021,
Bộ Y tế đã ban hành Công văn 10699/BYT-MT về Phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh,
theo đó, yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh sẽ được giảm bớt từ ngày 01/01/2021:
Bảng 2 – So sánh yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh

Công văn 5599/BYT-


Công văn 10699/BYT-MT Công văn 6288/BYT-MT
MT

Giảm thời gian cách ly y tế Giảm thời gian cách ly,


Phòng, chống dịch Covid-19 đối tập trung đối với người thí điểm cách ly y tế F1
Về việc
với người nhập cảnh. nhập cảnh đã tiêm đủ liều tại nhà, quản lý điều trị
vắc xin phòng Covid-19. bệnh nhân Covid-19.

Ngày ban
16/12/2021 04/08/2021 14/07/2021
hành

03 ngày tự theo dõi tại nơi lưu trú Tổng cộng 14 ngày (cách
Tổng cộng 28 ngày:
đối với người đã tiêm đủ liều vắc ly y tế tập trung 07 ngày và
Yêu cầu cách ly y tế tập trung
xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. tiếp tục theo dõi y tế trong
cách ly với 14 ngày (giảm từ 21
07 ngày tiếp theo) đối với
người 07 ngày cách ly tại nơi lưu trú đối ngày) và tiếp tục theo
người đã tiêm đủ liều vắc
nhập cảnh với người chưa tiêm vắc xin hoặc dõi tại nhà/nơi lưu trú
xin phòng Covid-19 hoặc đã
chưa tiêm đủ vắc xin Covid-19. 14 ngày tiếp theo
khỏi bệnh Covid-19.

Nguồn: Bộ Y tế

Riêng đối với những đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam dưới 14 ngày, Bộ Y tế đã có quyết định miễn cách
ly y tế từ ngày 24/12/2021 (bao gồm người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, nhà đầu tư, chuyên
gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường và
thân nhân), theo Công văn 10943/BYT-MT.
Bên cạnh ngành Hàng không hiển nhiên được hưởng lợi rất lớn từ chính sách mới này, ngành Dược phẩm
và Xây dựng cũng sẽ được hỗ trợ nhờ quá trình xét duyệt tiêu chuẩn các nhà máy xây dựng theo EU-GMP
được đẩy nhanh và vốn FDI trở lại đà tăng trưởng.
Với những yếu tố hỗ trợ trên, chúng tôi kỳ vọng nhóm ngành Xây dựng, Dệt may, Hàng không và
Dược phẩm sẽ có bứt phá trong năm 2022:
• Ngành Xây dựng: hồi phục TÍCH CỰC với tăng trưởng thực dự phóng 7,7% nhờ đầu tư tư nhân nội
địa và quốc tế tăng trở lại.
• Ngành Dệt may: dự kiến TÍCH CỰC với kim ngạch xuất khẩu tăng 4,0 – 6,4% yoy nhờ sản xuất ổn định
và nhu cầu thế giới hồi phục.
• Ngành Hàng không: KHẢ QUAN HƠN nhờ đường bay nội địa và quốc tế mở lại.
• Ngành Dược phẩm: KHẢ QUAN HƠN khi không còn rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng đầu vào và kênh
bệnh viện tăng trưởng trở lại.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 6


NGUYỄN NGỌC ĐỨC
Email: ducnn2@fpts.com.vn
Tel: 1900 6446 – Ext: 4307

Nhìn lại năm 2021:


Ngành xây dựng có một năm nhiều khó khăn với tăng trưởng thực cả năm chỉ đạt 0,63%, thấp nhất trong
10 năm trở lại đây, do:
• Giãn cách xã hội trên diện rộng trong Q3/2021 gây gián đoạn nghiêm trọng tới hoạt động thi công.
Trong giai đoạn này, không chỉ các dự án nằm trong khu vực giãn cách phải tạm dừng mà các dự
án nằm ngoài khu vực giãn cách cũng chịu ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư và nhân
lực. Gián đoạn này cũng khiến cho vốn đầu tư tiếp tục chững lại, gia tăng áp lực cạnh tranh trong
ngành.
• Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt trong nửa đầu năm khi nhu cầu xây dựng hồi
phục. Trong đó, hai loại vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất là thép và xi măng tăng lần lượt khoảng
40% và 8,4% so với đầu năm.
Triển vọng năm 2022:
Chúng tôi kỳ vọng ngành sẽ hồi phục tích cực với tăng trưởng thực dự phóng đạt 7,9% trong năm 2022,
nằm trong nhóm cao nhất khu vực.
• Xây dựng cơ sở hạ tầng: dự phóng tăng trưởng thực đạt 6,5% nhờ khả năng đầu tư của chính
phủ được cải thiện khi trần nợ công được nới lỏng. Trong trung hạn, chú trọng đầu tư cơ sở hạ
tầng sẽ thúc đẩy xây dựng dân dụng nhờ cải thiện triển vọng kinh tế và tăng khả năng thu hút vốn
đầu tư quốc tế của Việt Nam.
• Xây dựng nhà ở và nhà không để ở: tăng trưởng thực dự phóng lần lượt đạt 7,7% và 9,0%, thúc
đẩy bởi nhu cầu đầu tư nội địa và quốc tế hồi phục. Chính sách chống dịch nới lỏng, hoạt động
sản xuất nội địa ổn định sẽ giúp tăng niềm tin của các nhà đầu tư bất động sản và các doanh
nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư quốc tế cũng sẽ dễ dàng hơn khi các hạn chế di
chuyển dần được gỡ bỏ.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 7


B. NGÀNH XÂY DỰNG – KỲ VỌNG TỪ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀ FDI
I. Nhìn lại 2021 – Thi công gián đoạn, chi phí nguyên vật liệu tăng cao
Nhìn chung, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn trong năm 2021, do (1) hoạt động thi công bị gián
đoạn nghiêm trọng trong Q3/2021 do giãn cách xã hội trên diện rộng và (2) lợi nhuận các doanh nghiệp xây
dựng bị bào mòn bởi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt trong nửa đầu năm khi nhu cầu
xây dựng bắt đầu tăng trở lại.
1. Đà hồi phục gián đoạn bởi giãn cách xã hội
Ngành xây dựng đạt tăng trưởng thực 0,6% trong năm 2021, rất thấp so với tăng trưởng trung bình
7,2% trong 10 năm trở lại đây. Sau dấu hiệu hồi phục 5,6% trong nửa đầu năm, giãn cách xã hội trên diện
rộng trong Q3/2021 đã khiến ngành sụt giảm thực tới 11,4% so với cùng kỳ (tương ứng lũy kế giảm 0,6%
yoy), kết thúc chuỗi tăng trưởng từ sau khủng hoảng kinh tế 2011 – 2012.
Biểu đồ 1 – Tăng trưởng thực ngành xây dựng và kinh tế Việt Nam lũy kế năm
10%
8%
5,2% 5,6%
6%
4%
2%
0%
0,6%
-2% -0,6%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
2019 2020 2021

Tăng trưởng xây dựng Tăng trưởng GDP

Nguồn: GSO

Ngoại trừ một số công trình trọng điểm, phần lớn dự án nằm trong các tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách
đều phải ngừng thi công trong thời gian có thể lên tới trên 04 tháng như tại thành phố Hồ Chí Minh. Thêm
nữa, các dự án nằm ngoài khu vực giãn cách cũng bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực.
2. Đầu tư tiếp tục chững lại, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chỉ tăng 3,2% yoy
Trong năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành tăng trưởng không đáng kể,
đạt 2.892 nghìn tỷ (+3,2% yoy, chỉ nhỉnh hơn lạm phát cơ bản trung bình năm ở 2,0%).
Biểu đồ 2 – Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành lũy kế năm
20%

15%

10%

5% +05% Khối Tư nhân


+03% Tổng
0%
-03% Khối Nhà nước
-5%

-10%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
2019 2020 2021

Nguồn: GSO

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 8


Trong đó, vốn đầu tư của khối Nhà nước đạt 714 nghìn tỷ, giảm 2,9% yoy sau tăng trưởng cao của năm
2020; khối kinh tế tư nhân đạt 2.178 nghìn tỷ, tăng 5,3% yoy. Như vậy, trong hai năm ảnh hưởng của dịch,
khối Nhà nước trở thành động lực tăng trưởng chính (+11,2%), thay thế khối tư nhân (+7,5%).
Sự phân hóa của vốn đầu tư trong hai năm dịch bệnh có ảnh hưởng tương ứng tới các doanh nghiệp xây
dựng. Chi đầu tư khối Nhà nước tăng cao sẽ có lợi cho các nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, và ngược lại
đầu tư tư nhân chậm lại sẽ hạn chế tăng trưởng của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng.
3. Chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh
Trung bình năm 2021, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng cho xây dựng1 tăng 6,4%
yoy do nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng tăng cao (không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới) trong khi
chuỗi cung ứng chưa thể khắc phục gián đoạn từ năm 2020.
Biểu đồ 3 – Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng cho xây dựng so với quý trước
+04%
3,0%
+03%
2,4%
+03%
2,1%
+02% 1,9%

+02%

+01%

+01%

00%

-01%

-01%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
2019 2020 2021

Nguồn: GSO

Trong đó, hai loại vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất là thép (30%) và xi măng (10%) lần lượt tăng
khoảng 40% yoy và 8,4% yoy. Ngoài ra, giá kính cũng tăng +30% yoy, ống nhựa +20% yoy, cát và đá +15%
yoy, gạch xây dựng và nhựa đường +10%yoy
Giá vật liệu tăng nhanh có thể đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng vào thua lỗ, do (1) nguyên vật liệu chiếm
tới ~70% chi phí xây dựng và (2) nhà thầu phải chịu phần lớn rủi ro biến động giá đầu vào khi thực hiện hợp
đồng (phần lớn là hợp đồng đơn giá cố định, thường kéo dài khoảng 03 – 24 tháng). Với biên lợi nhuận
trước thuế trung bình của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam luôn dưới 05%, mức tăng 6,4% yoy của chỉ số
giá trên tương ứng với khoảng 2/3 lợi nhuận toàn ngành xây dựng.
Do đó, nhiều dự án thậm chí đã phải tạm ngừng thi công khi giá vật liệu tăng mạnh (đặc biệt trong nửa đầu
năm 2021), bao gồm cả những dự án đầu tư công lớn như cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và các dự án
thành phần cao tốc Bắc – Nam và nhiều dự án bất động sản nhà ở khác.

1 Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất phản ánh xu hướng và đo lường mức biến động giá theo
thời gian của danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đại diện. Danh mục này được xây dựng theo từng thời kỳ và sử
dụng cố định trong một khoảng thời gian (thường là 05 năm). Trong đó, quyền số của từng nhóm nguyên, nhiên, vật liệu
dùng cho sản xuất được xác định dựa trên tỷ trọng chi phí của từng nhóm đó trên tổng chi phí.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 9


3.1. Thép: giá tăng đột biến trong nửa đầu 2021
Trong nửa đầu năm 2021, giá thép xây dựng tăng rất nhanh, đạt đỉnh ở ~17.500 VND/kg trong tháng
05/2021, tương ứng tăng tới 70% trong vòng 09 tháng từ đáy tháng 08/2020. Trong nửa cuối năm, giá thép
giảm nhẹ xuống ~16.410 VND/kg do nhu cầu giảm trong thời gian giãn cách xã hội và các động thái ổn định
thị trường của Bộ Xây dựng.
Biểu đồ 4 – Biến động giá thép xây dựng trong 03 năm gần đây
50%
37,8%
40% 29,2%
30%
20%
10%
0%
-10%
-20%
-30%
T01-19 T04-19 T07-19 T10-19 T01-20 T04-20 T07-20 T10-20 T01-21 T04-21 T07-21 T10-21

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam, FPTS tổng hợp

Giá thép nội địa tăng nóng do (1) giá thép thế giới tăng cao khi nguồn cung thép bị hạn chế, ngược lại nhu
cầu tăng đột biến, cộng thêm (2) giá nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt quặng sắt và
than coke có thời điểm tăng trên 200%.
Sang năm 2022, chúng tôi dự kiến giá thép nội địa sẽ hạ nhiệt. Giá thép thế giới dự phóng giảm 22%
trong năm 2022 và 27% trong năm 2023 khi nguồn cung thép dần khôi phục trong khi nhu cầu sẽ không
tăng đột biến như đầu năm 2021, theo Fitch Solutions. Thêm nữa, để ổn định giá thép trong nước, Chính
phủ sẽ hạ thuế nhập khẩu khoảng 05 – 10% đối với một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm từ ngày
01/01/2022, theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 15/11/2021. Quý nhà đầu tư có thể tham khảo
thêm đánh giá liên quan tới giá thép trong Quyển Niềm tin – Kinh tế vĩ mô trong chuỗi “Triển vọng 2022” của
FPTS.
3.2. Xi măng: tăng do áp lực than đầu vào
Trong năm 2021, giá xi măng tăng khoảng 8,6% so với trung bình năm 2020 sau hai lần điều chỉnh tăng,
lần lượt ~30.000 VND/tấn trong tháng 04 và ~85.000 VND/tấn trong tháng 10.
Biểu đồ 5 – Giá xi măng trung bình Việt Nam
2.000

1.500 1455,0
1340,0

1.000

500

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020E 2021E
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Giá bán trung bình

Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, FPTS ước tính

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 10


Sau nhiều năm chững lại do dư cung, giá xi măng tăng trong năm 2021 chủ yếu do sức ép từ giá than đầu
vào, do than chiếm khoảng 45% chi phí sản xuất xi măng. Trong 09 tháng đầu năm 2021, giá than nhập
khẩu (chiếm 66% tổng lượng than ngành xi măng sử dụng) tăng trung bình 83% do nguồn cung chính từ
Trung Quốc, Indonesia, Columbia bị ảnh hưởng nghiêm trọng (từ quan ngại an toàn lao động, thời tiết bất
lợi, chuỗi cung ứng đứt gãy…). Bên cạnh đó, giá than trong nước cũng tăng khoảng 9%yoy.
Về mặt tiêu thụ, xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng của xi măng trong năm 2021. Theo Hiệp hội Xi
măng Việt Nam, trong 10T2021, tổng tiêu thụ xi măng tăng nhẹ, đạt 88,7 triệu tấn (+7,0% yoy), trong đó tiêu
thụ nội địa ổn định (đạt 51 triệu tấn, -1,0% yoy) và xuất khẩu tăng khả quan (đạt 32,7 tiệu tấn, +16,3% yoy).
Tuy nhiên, cần lưu ý xuất khẩu xi măng thường có lợi nhuận thấp2, chủ yếu để giải quyết dư cung nội địa.
Trong năm 2022, chúng tôi dự kiến giá xi măng không còn nhiều dư địa tăng trưởng. Về mặt đầu vào,
giá than thế giới đã giảm ~50% từ đỉnh tháng 10/2021 (sau khi Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp tăng
nguồn cung than khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng năng lượng tại nước này) và dự kiến tiếp tục giảm
dần trong trung hạn, theo Fitch Solutions. Về mặt đầu ra, xuất khẩu sẽ khó khăn hơn trong 2022 khi Chính
phủ tăng thuế xuất khẩu clinker từ 05% lên 10% từ ngày 01/01/2022 (theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP).
4. Cập nhật kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp xây dựng
Nhìn chung, giãn cách xã hội trong năm 2021 có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới nhóm doanh nghiệp xây
dựng nhà ở và nhà không để ở so với nhóm xây dựng cơ sở hạ tầng.
4.1. Nhóm xây dựng nhà ở, nhà không để ở (CTD, HBC, VCG, PHC, VC9, VC2, ROS, Ricons)
Biểu đồ 6 – Tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận gộp xây dựng nhà ở, nhà không để ở
Tăng trưởng doanh thu Biên lợi nhuận gộp
50% 12%
36,6% 10,5%
9,6%
25%
8% 7,9%
7,0% 6,9% 7,2%
6,6%
0%
-5,0%
-17,8% 4%
-25%
-37,7%
-50% 0%
2017 2018 2019 2020 9T2021 2016 2017 2018 2019 2020 9T2021

Nguồn: BCTC

Trong 09T2021, doanh thu thuần nhóm doanh nghiệp xây dựng nhà ở, nhà không để ở giảm 18% so với
cùng kỳ, nối tiếp mức giảm 38% yoy trong năm 2020, chủ yếu do địa bàn chính của nhóm này là các tỉnh,
thành phố lớn, đặc biệt tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hợp đồng ký mới cũng
hạn chế lại do nhu câu đầu tư tư nhân đã chững lại từ 2020, doanh thu các nhà thầu trong giai đoạn này
phần lớn từ hợp đồng đã ký từ năm 2019.
Biên lợi nhuận gộp trung bình của nhóm này cũng giảm 0,6 điểm phần trăm (đpt) so với 09T2020, thể hiện
một phần ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu xây dựng và áp lực cạnh tranh gia tăng trong bối
cảnh thị trường chững lại.

2 Xuất khẩu xi măng, đặc biệt là clinker, thường có lợi nhuận rất thấp do (1) Việt Nam nằm tại khu vực nguồn cung xi
măng cao, đặc biệt từ Trung Quốc và Thái Lan, (2) xi măng có chi phí vận chuyển cao, trọng lượng lớn nhưng giá trị
thấp, và (3) clinker xuất khẩu đang chịu thuế xuất khẩu 5% bởi sử dụng nhiều tài nguyên.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 11


4.2. Nhóm xây dựng cơ sở hạ tầng (DPG, PC1, C4G, SJG, C47)
Biểu đồ 7 – Tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận gộp xây dựng cơ sở hạ tầng
Tăng trưởng doanh thu Biên lợi nhuận gộp
40% 25%
30,5%
20% 20,1% 20,2%
20% 19,2%
18,1%
16,8% 16,8%
15%
0% -1,7% 0,6%
-2,3%
10%
-11,7%
-20%
5%
-28,7%

-40% 0%
2016 2017 2018 2019 2020 9T2021 2016 2017 2018 2019 2020 9T2021

Nguồn: BCTC

Trong 09T2021, doanh thu nhóm tổng thầu cơ sở hạ tầng tăng 31% yoy, chủ yếu do PC1 tăng trưởng đột
biến nhờ tận dụng cơ hội từ cơ chế hỗ trợ đầu tư điện gió. Loại trừ PC1, doanh thu nhóm còn lại chỉ tăng
3,1% yoy. Như vậy, hoạt động của nhóm này nhìn chung ổn định, ít chịu ảnh hưởng của dịch.
Ngược lại, biên lợi nhuận gộp của nhóm tổng thầu cơ sở hạ tầng giảm đáng kể -3,4 đpt so với 2020, do các
nhà thầu cơ sở hạ tầng thường trực tiếp thi công dự án và chịu ảnh hưởng lớn hơn từ chi phí nguyên vật
liệu tăng cao (so với các tổng thầu dân dụng thường thuê thầu phụ).
II. Triển vọng 2022 – Hồi phục mạnh mẽ
Trong năm 2022, ngành xây dựng kỳ vọng hồi phục TÍCH CỰC với tăng trưởng thực 7,9% (theo dự
phóng của BMI), nằm trong nhóm cao nhất khu vực. Động lực tăng trưởng chính trong năm 2022 tới từ đầu
tư tư nhân và FDI hồi phục dưới chính sách chống dịch mới
Biểu đồ 8 – Tăng trưởng thực ngành xây dựng dự phóng

12%

10%
7,9%
7,5%
8% 6,8% 6,8%

6%

4%

2% 0,6%

0%
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022F 2023F 2024F

Nguồn: GSO, BMI, FPTS ước tính

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy bởi đầu tư công ở mức cao
Trong năm 2022, xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến tăng trưởng thực 6,5%, tăng 1,1 đpt so với dự
phóng tại cuối năm 2020, theo BMI, chủ yếu nhờ đầu tư công được giữ ở mức cao, không còn bị hạn chế
bởi trần nợ công trong trung hạn. Ngược lại, hoạt động đầu tư theo hình thức công tư (PPP – Public-Private
Partnership) vẫn gặp khó khăn huy động vốn trong năm 2021 do vướng cơ chế cũ.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 12


1.1. Đầu tư công duy trì ở mức cao nhờ trần nợ công được nới lỏng
Đầu tư công sẽ tiếp tục là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong 2021 – 2025: Dự toán chi đầu tư phát
triển năm 2022 ở mức 526,1 nghìn tỷ, tăng 10,2% so với 2021 và dự kiến tiếp tục tăng 8,6% tới năm 2025
(Dựa trên kế hoạch vốn đầu tư công 2021 – 2025 lên tới 2.870 nghìn tỷ, tăng ~44% so với kế hoạch của
giai đoạn 2016 – 2020). Nguồn vốn này sẽ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm như Cao tốc
Bắc – Nam, đường ven biển Quảng Ninh – Kiên Giang, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các
đường cao tốc khác.
Biểu đồ 9 – Dự toán chi đầu tư phát triển Việt Nam
800,0
Nghìn tỷ VND

674,3

600,0 526,1

400,0

200,0

,0
2018 2019 2020 2021 2022 2023F 2024F 2025F

Nguồn: Bộ Tài chính, FPTS Research

Trần nợ công được nới lỏng sẽ là cơ sở để Chính phủ duy trì đầu tư công ở mức cao. Sau điều chỉnh,
nợ công Việt Nam tương đương khoảng 43,7% GDP, giảm nhẹ so với mức 45,1% năm 2020 và cách rất
xa mức trần giai đoạn 2021 – 2025 ở 60% (theo Nghị quyết 23/2021/QH15) – xem thêm tại quyển Niềm tin
– về kinh tế vĩ mô trong chuỗi “Triển vọng 2022”
1.2. Dự án PPP gặp khó khăn huy động vốn do cơ chế cũ
Trong năm 2021, 03 dự án PPP thành phần Cao tốc Bắc – Nam đều gặp nhiều khó khăn trong huy động
vốn tín dụng ngân hàng, chủ yếu các dự án này không được áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu mới trong
luật PPP do được chấp thuận đầu tư trước khi luật có hiệu lực. Tới 07/12/2021, mới chỉ có dự án PPP cao
tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo huy động thành công, trong khi hai dự án còn lại (Diễn Châu – Bãi Vọt và Nha
Trang – Cam Lâm) có nguy cơ phải hủy hợp đồng BOT vì quá thời hạn ký hợp đồng tín dụng.
Để hoàn thành mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng, Chính phủ đang xem xét thí điểm một số cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc 2021 – 2025 (đề xuất bởi Bộ Giao thông Vận tải), bao gồm (1)
bỏ khống chế tỷ lệ vốn góp Nhà nước tại dự án PPP không quá 50%, (2) giao các địa phương làm cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các dự án qua địa phận (thay vì Bộ) và cho phép địa phương vay lại
nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cao tốc, (3) cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, giải phóng
mặt bằng, (4) cho địa phương cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các
nhà thầu thi công cao tốc chỉ để phục vụ dự án, không cần qua đấu giá. Hoàn thiện khung pháp lý và đưa
ra cơ chế đặc thù để thúc đẩy huy động vốn PPP sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xây dựng cơ
sở hạ tầng trong giai đoạn 2021 – 2025 do vốn ngân sách mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu đầu tư cơ
sở hạ tầng (dù đã tăng rất cao so với 2016 – 2020),
Trong trung hạn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng của tất cả các
lĩnh vực xây dựng, thúc đẩy nhu cầu đầu tư nội địa và tăng khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc
tế của Việt Nam.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 13


2. Xây dựng nhà ở sôi động trở lại để đáp ứng nhu cầu bị dồn nén giai đoạn dịch
Trong năm 2022, xây dựng nhà ở được dự phóng tăng trưởng thực 7,7%. Bước sang 2022, thị trường
xây dựng nhà ở thương mại được kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đã bị kìm nén hai năm
qua. Dù chỉ chiếm 07% tổng diện tích sàn hoàn thành hàng năm, đây là thị trường chính của các nhà thầu
quy mô lớn, chủ yếu tập trung tại trung tâm dân cư và rất nhạy cảm với các thay đổi kinh tế, pháp lý.
Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở vẫn ở mức cao, không bị mất đi bở ảnh hưởng dịch bệnh mà chỉ bị tạm thời
dời lại, do nhu cầu này tới từ các yếu tố nhân khẩu học dài hạn ổn định như xu hướng đô thị hóa và thu
nhập trung bình tăng. Nhu cầu nhà ở cao được thể hiện qua giá sản phẩm bất động sản vẫn tăng giữa đại
dịch khi nguồn cung hạn chế:
• Giá sản phẩm bất động sản tăng: Giá chung cư trung bình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng
khoảng 4,4 – 4,8% trong năm 2021, lần lượt đạt 33,8 triệu/m2 và 35,6 triệu/m2. Bên cạnh đó, các sản
phẩm bất động sản khác như nhà riêng cũng tăng ~06 – 15% yoy, nhà mặt phố tăng ~14 – 17% yoy,
theo batdongsan.com.
Biểu đồ 10 – Giá chung cư trung bình
40,0

30,0
Triệu VND/m2

33,8
(+4,8% yoy và +6,1% 35,6
so với 2019) (+4,4% yoy và
20,0 +11,7% so với 2019)

10,0

,0
2019 2020 2021 2019 2020 2021
Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: batdongsan.com

• Nguồn cung sụt giảm: Trong giai đoạn dịch bệnh 2020 – 2021, nhiều dự án bất động sản đã phải ngừng
lại do lo ngại về triển vọng kinh tế cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Theo Hội Môi giới Bất động
sản, nguồn cung bất động sản sơ cấp toàn quốc 09T2021 đạt 166 nghìn căn hộ, giảm đáng kể 13% so
với năm 2020. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung chung cư cũng giảm 27% trong
09T2021 sau khi đã giảm 70% trong 2020.
Biểu đồ 11 – Nguồn cung bất động sản sơ cấp

90 82
74 74
75
64
Nghìn căn hộ

60 53 56

45 36
30

15

0
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3
2020 2021

Nguồn: Hội Môi giới Bất động sản

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 14


• Nhu cầu hồi phục nhanh: Trái với nguồn cung, mức độ quan tâm của thị trường với bất động sản trong
năm 2021 đã trở lại tương đương với mức trước dịch năm 2019 (ngoại trừ Q3/2021 do giãn cách xã
hội khiến người mua không thể tiếp cận dự án), theo batdongsan.com. Đối với các quý còn lại, chỉ số
mức độ quan tâm thị trường bất động sản đều cao hơn năm 2019 khoảng 03 – 06%, chủ yếu tập trung
tại Hà Nội (40%) và thành phố Hồ Chí Minh (29%).
Biểu đồ 12 – Mức độ quan tâm thị trường bất động sản

80,0 So với 2019:


So với 2019: +3,0% So với 2019:
+5,9% -45,3%
60,0
So với 2019:
+4,8%
40,0

20,0

,0
Q1 Q2 Q3 Q4
2019 2020 2021

Nguồn: batdongsan.com

Bước sang năm 2022, thị trường xây dựng nhà ở kỳ vọng hồi phục khả quan khi các nhà phát triển
bất động sản trở lại thực hiện các dự án nhà ở đang dang dở, nhờ hỗ trợ từ (1) nhu cầu và giá bán sản
phẩm bất động sản vẫn ở mức cao và (2) khả năng tiếp cận khách hàng cải thiện nhờ chính sách chống
dịch mới. Theo Bộ Xây dựng, số căn nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng đạt tới 245.181 tại cuối
Q3/2021, gấp ~16 lần số căn hoàn thành trong 09T2021, thể hiện dự địa hồi phục lớn của xây dựng nhà ở
trong năm 2022.
3. Xây dựng nhà không để ở rất khả quan nhờ công nghiệp nội địa và FDI hồi phục
Trong năm 2022, xây dựng nhà không để ở được dự phóng tăng trưởng thực 9,0%, cao nhất trong
các lĩnh vực xây dựng, nhờ vào nhu cầu đầu tư từ sản xuất nội địa khôi phục và đầu tư quốc tế được hỗ
trợ bởi hạn chế di chuyển dần nới lỏng.
Hoạt động kinh tế nội địa khả quan sau giãn cách xã hội: Sau kết quả ảm đạm của Q3/2021, sản xuất
công nghiệp nội địa đã có hồi phục khả quan, thể hiện qua (1) Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) trong 2021
vẫn giữ được đà tăng trưởng, đạt +4,8% yoy, cải thiện so với tăng trưởng 3,4% trong 2020 và (2) Chỉ số
Nhà quản trị mua hàng (PMI) hồi phục tương đối, đạt lần lượt 52,1 và 52,2 điểm trong tháng 10 và 11/2021.

Biểu đồ 13 – Chỉ số IIP 2021 so với năm gốc 2015 Biểu đồ 14 – Chỉ số PMI sản xuất Việt Nam 2021

200 60
166 54,7
55 51,3 52,1 52,5
150
50
100 45,1
120
45

50 40
40,2
0 35

30

Chỉ số IIP Trung bình chỉ số IIP năm 2019

Nguồn: GSO Nguồn: IHSMarkit

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 15


Đầu tư quốc tế vào Việt Nam thuận lợi hơn: Việc khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư của các đối tác nước
ngoài tại Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong năm 2022 khi các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ được thí
điểm khôi phục từ ngày 01/01/2021, đồng thời các yêu cầu cách ly với người nhập cảnh cũng đang dần
được gỡ bỏ, đặc biệt những người nhập cảnh dưới 14 ngày sẽ được miễn cách ly.
Việt Nam đang dần trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút nguồn vốn quốc tế nhờ kinh tế ổn định cộng thêm
nhiều yếu tố hỗ trợ khác như chính sách mở cửa, ưu đãi đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng đang được chú
trọng... Sự hấp dẫn này được thể hiện qua vốn FDI vào Việt Nam nhìn chung ổn định trong giai đoạn bất
định cao 2020 và gián đoạn kinh tế 2021, lần lượt chỉ giảm 1,9% và 1,3% yoy (để tương quan, trong năm
2020, vốn FDI khu vực Asean và thế giới đều giảm khoảng 25%, theo Báo cáo Xu hướng Đầu tư Thế giới
2021 của UNCTAD).
Biểu đồ 15 – Vốn FDI thực hiện lũy kế năm 2019 – 2021

25000,0
19.740
20000,0

15000,0

10000,0

5000,0

,0
T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12
2019 2020 2021

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài

Thêm nữa, xu hướng đa dạng hóa đầu tư ra khỏi Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục trong trung hạn:
Rủi ro tập trung chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đang ngày càng rõ ràng sau chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung 2018, 2019 và dịch bệnh bùng phát năm 2020. Rủi ro này đã thúc đẩy một số tập đoàn lớn xem xét
đa dạng hóa. Tới nay, nhiều tập đoàn quốc tế lớn đã chuyển sang đầu tư tại Việt Nam (gồm Samsung –
Hàn Quốc, Sonion – Đan Mạch, Sharp – Nhật Bản…) và nhiều tập đoàn khác cũng đang lên kế hoạch
(Microsoft, Nintendo, Ricoh, Dell…).

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 16


III. Các doanh nghiệp theo dõi ngành xây dựng
ROE
Đơn vị: Vốn hóa DTT LNST % yoy
BLNG (04 quý P/E (TTM)
Tỷ VND (06/01/2022) 09T2021 09T2021 LNST
gần nhất)
CTD 8.491,7 6.189,5 87,5 -76,3% 4,4% 2,2% 46,8x

• CTD là một trong những tổng thầu dân dụng hàng đầu Việt Nam với thị trường chính là nhà cao tầng.
• Trong năm 2021, kết quả kinh doanh của CTD sụt giảm mạnh do thị trường xây dựng nhà ở đã chững
lại từ năm 2020 và giãn cách xã hội trong Q3/2021 khiến thi công đình trệ và chi phí tăng cao.
• Triển vọng 2022 của CTD khả quan nhờ vào thị trường xây dựng nhà ở hồi phục. Theo CTD, doanh
nghiệp đã ký được khoảng 25.000 tỷ hợp đồng trong năm 2021 (gấp khoảng 10 lần so với 2020).

DPG 5.355,0 1.534,9 252,8 +234,4% 36,3% 35,1% 14,4x

• DPG chủ yếu thực hiện tổng thầu cầu và đường bộ, đầu tư thủy điện và phát triển dự án bất động sản.
• Lợi nhuận sau thuế 09T2021 của DPG gấp 03 lần so với cùng kỳ nhờ động lực từ mảng bất động sản tại
Hội An với biên lợi nhuận gộp lên tới 57%.
• Bước sang năm 2022, động lực tăng trưởng chính của DPG sẽ tới từ đầu tư công ở mức cao và thị
trường bất động sản nghỉ dưỡng ấm lại.

PC1 9.265,3 7.667,3 550,0 +47,5% 9,7% 16,6% 13,6x

• PC1 là tổng thầu xây lắp đường dây, trạm biến áp cao thế và các nhà máy năng lượng tái tạo hàng đầu
Việt Nam. Bên cạnh đó, PC1 còn tham gia đầu tư năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió) và bất động
sản.
• Trong năm 2021, kết quả kinh doanh PC1 tăng mạnh nhờ hoàn thành nước rút các dự án điện gió (cần
có ngày vận hành thương mại trước 01/11/2021 để được hưởng cơ chế hỗ trợ giá mua điện).
• Trong năm 2022, mảng năng lượng của PC1 dự kiến tăng trưởng cao nhờ 03 dự án điện gió hoàn thành
đúng hạn, được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư. Ngược lại, mảng bất động sản không có tăng trưởng do
các dự án đang chậm tiến độ pháp lý và mảng xây lắp điện dự kiến giảm do không còn cơ chế hỗ trợ đầu
tư năng lượng tái tạo.

TCD 4.866,3 2.101,4 264,2 +562,2% 12,8% 40,0% 14,2x

• TCD là tổng thầu dân dụng, cơ sở hạ tầng và kinh doanh đá xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long.
• Trong năm 2021, TCD đạt tăng trưởng cao nhờ nguồn công việc dồi dào từ hệ sinh thái công ty mẹ là
Tập đoàn Bamboo Capital và các hoạt động đầu tư tài chính bất động sản đạt hiệu quả cao.
• Từ năm 2022 trở đi, chiến lược phát triển của TCD gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó doanh nghiệp muốn trở thành nhà phát triển cơ sở hạ tầng thông qua
cơ chế PPP và tăng công suất, sản lượng tại mỏ đá để phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 17


HÀ HUY THẮNG
Email: thanghh@fpts.com.vn
Tel: 1900 6446 – Ext: 4306

Nhìn lại năm 2021:


Năm 2021, toàn ngành dệt may đã ghi nhận hồi phục tích cực. Mặc dù trong Q3 năng lực sản xuất của
ngành bị gián đoạn nhưng giá trị xuất khẩu cả năm vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó:
• Năng lực sản xuất bị gián đoạn trong Q3 do giãn cách xã hội, các doanh nghiệp cắt may, sản xuất
trang phục chịu tác động nặng nề nhất, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam.
• Nhu cầu hàng dệt may hồi phục chủ yếu đến từ tăng trưởng nhu cầu tại thị trường Mỹ, trong khi
đó các thị trường còn lại chưa hồi phục hoàn toàn, nhu cầu tăng trưởng so với nền thấp năm
2020, nhưng kém hơn năm 2019 – trước dịch. Lũy kế 11T/2021 xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam sang Mỹ đạt 14,3 tỷ USD (chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu) tăng trưởng 13,1% so
với 2020, 6,2% so với năm 2019.
• Điểm sáng là mảng xơ, sợi tăng trưởng tích cực, vượt mức trước dịch, nhờ giá xơ, sợi xuất khẩu
tăng cao và sản xuất ít chịu ảnh hưởng của giãn cách. Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi năm 2021
ước đạt 5,6 tỷ USD , tăng 50,8% so với năm 2020 và tăng 34,1% so với năm 2019.
Triển vọng năm 2022:
Ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,5-43,5
tỷ USD nhờ các yếu tố sau:
• Sản xuất nội địa ổn định sau dịch nhờ chính sách chống dịch linh hoạt, dần nới lỏng và sự hồi
phục của lực lượng lao động.
• Nhu cầu hàng dệt may thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng theo đà phục hồi của kinh tế và các Hiệp
định thương mại tự do sẽ hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 18


C. NGÀNH DỆT MAY – THÚC ĐẨY BỞI SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU TĂNG TRƯỞNG
I. Nhìn lại 2021 – Giãn cách trong Q3 làm gián đoạn đà hồi phục
Năm 2021, ngành dệt may hồi phục khả quan sau khi bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19, năng lực sản
xuất bị gián đoạn trong Q3 nhưng giá trị xuất khẩu lũy kế cả năm vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực so với
cùng kỳ. Theo ước tính của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu toàn ngành cả năm
ước đạt 40,9 tỷ USD tăng 16,8% so với năm 2020, và tăng 3,4% so với năm 2019.
Biểu đồ 16 – Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam
50 39 41 30%
36 35
28 31
21 23
25 15 18 15%
Tỷ USD

11 14

0 0%

%
-25 -15%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tăng trưởng (%) (cột phải)

Nguồn: VITAS, Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương

Trong đó, mảng dệt may mặc dù phải chịu Biểu đồ 17 – Kim ngạch xuất khẩu dệt may và sơ xợi
ảnh hưởng nặng nề của giãn cách trong Q3
nhưng vẫn hồi phục khả quan, nhờ nhu cầu 35 70%
2019
từ các thị trường xuấu khẩu tăng trưởng và 30 60%
+51%
đẩy mạnh sản xuất trong các quý còn lại. Kim
25 50% 2020
ngạch xuất khẩu mảng dệt may 2021 ước đạt
32,5 tỷ USD (chiếm 79% giá trị toàn ngành), 20 40%
Tỷ USD

tăng 9,1% so với năm 2020, nhưng giảm nhẹ 2021

%
0,9% so với năm 2019. 15 30%
+34%
Điểm sáng là mảng xơ, sợi xuất khẩu tăng 10 20% 2021/2020
(%YoY) - cột
trưởng cao hơn các năm trước, nhờ giá xơ, 5 10% phải
+09%
sợi xuất khẩu tăng cao và sản xuất ít chịu ảnh 2021/2019
hưởng của dịch. Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi 0 0% (%YoY) - cột
-01% phải
2021 ước đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 13,8% toàn -5 -10%
ngành), tăng 50,8% so với năm 2020 và tăng Dệt may Xơ, sợi
34,1% so với năm 2019.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Sản xuất gián đoạn trong Q3 do giãn cách, ảnh hưởng phần lớn tại miền Nam
1.1. Giãn cách xã hội gây gián đoạn sản xuất trong Q3, các quý còn lại tăng trưởng tốt
Trong nửa đầu năm 2021, năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam được ổn định nhờ dịch bệnh giai
đoạn này được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì và nguồn cung nguyên
phụ liệu ổn định. Sản lượng các loại quần áo mặc thường (sản phẩm chính của ngành), ghi nhận tăng
trưởng tích cực. Sản lượng quần áo mặc thường sản xuất trong Q1 đạt gần 1,1 tỷ cái và 1,2 tỷ cái trong
Q2, tăng trưởng lần lượt 2,4% và 18,1% so với cùng kỳ.
Sang đến Q3/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các địa phương phía Nam (chiếm 60% năng lực sản xuất
của ngành) giãn cách xã hội trong giai đoạn này đã gây gián đoạn sản xuất cho các doanh nghiệp ngành
dệt may. Trong đó, các doanh nghiệp cắt may chịu tác động nặng nề nhất, do những doanh nghiệp này sử
dụng nhiều lao động trong sản xuất, bên cạnh đó còn phải chịu thêm các chi phí xét nghiệm, quản lý. Sản
lượng trang phục sản xuất Q3 chỉ đạt 1,1 tỷ đơn vị giảm 6,1% so với cùng kỳ, trong khi mọi năm đây là quý

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 19


sản xuất cao điểm, cụ thể trong tháng 8 và tháng 9 sụt giảm mạnh so với các tháng trước đó, tháng 8 chỉ
đạt 355,8 triệu cái, giảm 11% so với tháng 7, giảm 7,6% (YoY), tháng 9 tăng nhẹ nhưng vẫn giảm 10%
(YoY).
Đến Q4/2021, sản xuất của ngành đã có sự hồi phục và tăng trưởng tốt, nhờ chính sách chống dịch mới đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nối lại sản xuất nhanh chóng. Hiệu quả của sự thay đổi này được thể
hiện ngay từ đầu quý, sản lượng quần áo sản xuất bắt đầu tăng lại vào tháng 10 và tiếp tục tăng trong các
tháng của Q4, đạt đỉnh vào tháng 12 với sản lượng ước đạt đạt 450,2 triệu cái – cao nhất cả năm, cả Q4
đạt gần 1,3 tỷ cái tăng 6,9% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 18 – Sản lượng quần áo sản xuất năm 2021 theo tháng

Kiểm soát được dịch.


800 Sản xuất bình thường 40%
600 30%
400 20%
Triệu cái

200 10%

%
0 0%
-200 -10%
-400 -20%
-600 -30%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Sản lượng % Thay đổi (MoM) - cột phải

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các doanh nghiệp bị hủy đơn hàng trong giãn cách:

Các doanh nghiệp dệt may cho Biểu đồ 19 – Khảo sát ảnh hưởng của Covid-19 tới doanh nghiệp dệt
biết phải chịu áp lực lớn từ may 09T2021
nhãn hàng, thậm chí bị hủy hợp
đồng, do không đảm bảo được
Nhãn hàng phạt giao chậm 68%
tiến độ giao hàng. Trong những
giai đoạn dịch bùng phát mạnh,
các doanh nghiệp buộc phải
thực hiện các biện pháp chống Chậm giao các đơn hàng đã ký 48%
dịch, điều đó đã gây ra tình
trạng gián đoạn sản xuất, dẫn
đến doanh nghiệp không thể
Hủy đơn chưa ký 13%
đảm bảo thời gian giao hàng,
ảnh hưởng lớn đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo thống kê của VITAS, có Bị hủy đơn hàng, phạt hợp đồng 12%
tới 68,1% doanh nghiệp nhãn
hàng phạt vì giao hàng chậm
trong 09T/2021. Nguồn: VITAS

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 20


1.2. Ảnh hưởng chủ yếu tại miền Nam
Phân hóa trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp miền Bắc và miền Nam:

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mảng Biểu đồ 20 – Thay đổi chỉ số IIP nhóm sản xuất trang
may ở miền Nam bị ảnh hưởng mạnh do các quy phục Q3/2021 so với cùng kỳ
định về giãn cách chống dịch. Chỉ số sản xuất 90%
công nghiệp IIP nhóm sản xuất trang phục giảm
mạnh tại một số địa phương tập trung nhiều 60%
doanh nghiệp dệt may ở phía Nam như: thành
phố Hồ Chí Minh giảm 18,5%, Bình Dương giảm
13,7% Bến Tre giảm 10,3%, Trà Vinh giảm 30%

13,2%, Đồng Nai giảm 3,5%.


0%
Trong khi đó, tình hình sản xuất các mặt hàng dệt
may tại phía Bắc tăng trưởng tốt, nhờ sản xuất
được đảm bảo và các doanh nghiệp nhận được -30%
thêm đơn hàng dịch chuyển từ miền Nam ra. Chỉ
số IIP mảng may đều tăng trưởng tốt tại một số
tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp dệt may như:
Nam Định tăng 31,5%, Bắc Ninh tăng 78%, Thái
Nguyên 9,5%. Nguồn: GSO

Ảnh hưởng này được phản ánh qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hai miền:

Doanh nghiệp miền Nam gặp khó khăn: Biểu đồ 21 – Thay đổi KQKD trong Q3/2021 của
một số doanh nghiệp hai miền
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cắt may
miền Nam sụt giảm mạnh do gián đoạn sản xuất và 100%
các chi phí vận hành tăng lên. Khi áp dụng giãn cách,
các doanh nghiệp chỉ duy trì được 30-40% công suất 80%
do đặc thù thâm dụng lao động. Thêm vào đó, sản xuất
60%
theo “3 tại chỗ”, xét nghiệm hàng ngày, tăng phúc lợi
giữ chân người lao động cũng khiến chi phí gia tăng. 90,3%
40%
Do đó, trung bình doanh thu nhóm may doanh nghiệp
cắt may trong Q3 giảm 40% yoy, lợi nhuận sau thuế 20%
giảm 85%. 12,8%
0%
Doanh nghiệp miền Bắc giữ đà tăng trưởng:
-20%
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp miền
Bắc tăng trưởng khả quan nhờ ổn định sản xuất và -40% -39,5%
nhận thêm đơn hàng từ các doanh nghiệp phía Nam
chuyển ra. Do phía Bắc ít bị ảnh hưởng bởi dịch, khả -60%

năng sản xuất của các doanh nghiệp ổn định trong cả -80%
năm 2021, từ đó đón được sự hồi phục nhu cầu hàng -85,5%
may mặc từ các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, -100%
lượng hợp đồng cũng được tăng lên nhờ sự dịch Tăng trưởng doanh Tăng trưởng lợi
thu (svck) nhuận (svck)
chuyển đơn hàng trong nước, khi các nhãn hàng đặt
may chuyển đơn hàng từ các doanh nghiệp miền Nam Miền Nam Miền Bắc
bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ra phía Bắc. Doanh thu
Nguồn: BCTC.
trong Q3 của một số doanh nghiệp tăng trưởng cao: Miền Nam: VGG, TCM, GMC, MNB.
MSH (+21% yoy), HTG (+27% yoy) Miền Bắc: TNG, MSH, HTG, HUG.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 21


2. Nhu cầu hồi phục chủ yếu đến từ tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ
Năm 2021, sự phục hồi của mảng dệt may chủ yếu đến từ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhờ
nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này tăng mạnh. Lũy kế 11T/2021 xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
sang Mỹ đạt 14,3 tỷ USD (chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu) tăng trưởng 13,1% so với 2020, 6,2% so
với năm 2019.
Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường chính khác hồi phục chậm, lũy kế 11T/2021 xuất khẩu sang EU
đạt 2,9 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD tăng lần lượt 4,4% và 2,8% so với nền thấp cùng kỳ, nhưng giảm
8,5% và 13,0% so với năm 2019. Xuất khẩu sang Nhật Bản chưa hồi phục, đạt 2,89 tỷ USD giảm 9,5% so
với cùng kỳ.
Biểu đồ 22 – Xuất khẩu hàng dệt may 11T2021 của Việt Nam

30 15%
20 10%
10 5%
0 0%
Tỷ USD

%
-10 -5%
-20 -10%
-30 -15%
-40 -20%
-50 -25%
Tổng Mỹ Nhật Bản EU Hàn Quốc Khác
11T/21 (tỷ USD) So với 11T/20 (cột phải) So với 11T/19 (cột phải)

Nguồn: GSO

2.1. Thị trường Mỹ

Năm 2021, nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ tăng Biểu đồ 23 – Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ để đáp ứng cầu vào Mỹ 10T2021
tiêu thụ trong nước tăng cao. Lũy kế 10T/2021 giá 72
80 67
trị nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ đạt 67 tỷ USD
60 54
(+24% yoy, bằng 93% năm 2019 – trước khi dịch
Tỷ USD

xảy ra). 40
Cầu tiêu thụ hàng may mặc ở Mỹ tăng cao trong 20
năm 2021 được thúc đẩy bởi hai yếu tố: 1) thu 0
nhập hồi phục nhanh và 2) bùng nổ chi tiêu sau 10T/19 10T/20 10T/21
giãn cách.
Nguồn: Văn phòng Dệt may Mỹ

1) Thu nhập của người dân Mỹ hồi phục nhanh chóng nhờ các gói trợ cấp của chính phủ liên tục được
bơm ra để đảm bảo thu nhập, hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh.
2) Chi tiêu bùng nổ sau giãn cách do sức mua bị dồn nén trong thời gian đại dịch.
Sau khi mở cửa kinh tế, chi tiêu của người dân Mỹ bùng nổ, nhờ thu nhập vẫn được đảm bảo trong giãn
cách, nhưng lại không có chỗ chi tiêu do các hoạt động thương mại bị đứt gãy. McKinsey gọi đây là xu
hướng “revenge shopping” – tiêu dùng bù cho giai đoạn trước. Bên cạnh đó tâm lý lo ngại về việc thiếu
hàng hóa do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng khiến cầu tiêu dùng tăng lên trong suốt các
quý năm 2021.
Thống kê của FRED cho thấy chi tiêu của người dân Mỹ cho hàng may mặc đã tăng mạnh vào Q1/2021,
sau đó tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tốt trong các quý tiếp theo. Trong Q3/2021 đạt 481 tỷ USD, +22%
so với cùng kỳ năm 2020, +20% so với năm 2019

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 22


Biểu đồ 24 – Chi tiêu cho hàng may mặc của người dân Mỹ qua các quý

600

500 400
393 398 401
366 477 481
400 437
Tỷ USD

394 396
300
294
200

100

0
Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Q4/2019 Q1/2020 Q2/2020 Q3/2020 Q4/2020 Q1/2021 Q2/2021 Q3/2021

Nguồn: FRED

2.2. Thị trường EU (chỉ tính nhập khẩu từ ngoại khối) và Hàn Quốc

Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may từ ngoại khối Biểu đồ 25 – Giá trị nhập khẩu hàng may mặc tại các
của EU có sự hồi phục so với nền thấp năm 2020, thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
nhưng tốc độ hồi phục chậm do nền kinh tế tiếp 59.0
60 10%
tục chịu tác động tiêu cực bởi các đợt dịch. Bên
cạnh đó, mặt hàng dệt may là mặt hàng không 40
thiết yếu nên nhu cầu tăng trưởng không cao khi 19,1 5%
20 9,8
nền kinh tế mới bước vào giai đoạn hồi phục. GDP
Q1/2021 của EU vẫn ghi nhận -1,2% yoy, phải đến 0 0%
Q2/2021 mới ghi nhận hồi phục +13% so với nền EU Nhật Hàn
Tỷ USD

-20
thấp năm 2020. Lũy kế 10T/2021. Giá trị nhập

%
-5%
khẩu hàng may mặc đạt 59 tỷ USD tăng nhẹ 2% -40
so với 2020, nhưng vẫn giảm 14% so với năm
-60 -10%
2019.
-80
Nhu cầu hàng may mặc tại Hàn Quốc hồi phục tốt
-15%
do nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch -100
nhờ mở cửa sớm, tốc độ tiêm chủng nhanh. Bên
cạnh đó, Hàn Quốc đang có chiến lược đẩy mạnh -120 -20%

đầu tư cho các sản phẩm công nghệ cao, giảm tỷ Giá trị nhập khẩu
trọng sản xuất hàng tiêu dùng như quần áo, nên 10T21/10T20 (%YoY) - cột phải
cầu nhập khẩu mặt hàng may mặc cũng tăng lên. 10T21/10T19 (%YoY) - cột phải
Lũy kế 10T/2021 nhập khẩu hàng dệt may đạt 9,8
tỷ USD tăng 8% so với năm 2020, bằng năm 2019. Nguồn: FPTS Research

2.3. Thị trường Nhật Bản


Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc (tính theo mã HS 61, 62) tại thị trường Nhật Bản chưa phục hồi, do nhu
cầu tiêu thụ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID. Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản Q3/2021 vẫn
ghi nhận giảm 1% so với Q1/2021 và giảm 4% so với cùng kỳ 2020. Lũy kế 10T/2021 giá trị nhập khẩu hàng
may mặc của Nhật Bản đạt 19,1 tỷ USD gần bằng năm 2020, giảm 16% so với 2019.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 23


3. Kết quả kinh doanh toàn ngành hồi phục tích cực, mảng xơ sợi là điểm sáng

Kết quả kinh doanh của ngành Biểu đồ 26 – Kết quả kinh doanh của ngành dệt may 2021
dệt may trong 9 tháng đầu năm
70 40%
2021 ghi nhận sự hồi phục tích
cực mặc dù phải chịu những ảnh

Nghìn tỷ đồng
hưởng của giãn cách trong Q3,
35 20%
nhưng nhờ các doanh nghiệp đã tận
dụng được sự hồi phục sớm của

%
nhu cầu từ đầu năm ở các thị trường 0 0%
để đẩy mạnh sản xuất, nên doanh
thu lũy kế của ngành không bị sụt
giảm nhiều. Lũy kế 9 tháng năm -35 -20%
2021 doanh thu đạt 65,83 nghìn tỷ Doanh thu Lợi nhuận
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,24
9T21/9T20 (%YoY) - cột phải 9T21/9T19 (%YoY) - cột phải
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt
3% và 34% so với cùng kỳ 2020. Nguồn: Fiintrade, FPTS tổng hợp

Mảng xơ, sợi là điểm sáng


Mảng xơ, sợi là điểm sáng, xuất khẩu xơ, sợi năm 2021 tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6
tỷ USD, tăng trưởng 50,8% so với 2020 và 34,9% so với 2019, nguyên nhân do: 1) giá xuất khẩu sợi tăng
cao, trung bình 11 tháng 2021 đạt 2.890 USD/tấn, tăng 34,7% so với cùng kỳ, do cầu hồi phục nhưng cung
đứt gãy, và 2) sản lượng được đảm bảo, do sản xuất ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách.
Biểu đồ 27 – Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi của Việt Biểu đồ 28 – Đơn giá xuất khẩu xơ sợi của Việt
Nam qua các tháng Nam qua các tháng

0,6 3.500

0,5 3.000
2.500
0,4
USD/tấn
Tỷ USD

2.000
0,3
1.500
0,2 1.000
0,1 500

0,0 0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2021, giá sợi xuất khẩu tăng cao (trung bình + 34,7% yoy): Nhu cầu sợi tăng lên nhờ nhu cầu sản
xuất các mặt hàng may mặc tăng cao, do sau đại dịch một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ đã mở
cửa trở lại sớm, cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng, tiêu thụ các hàng may mặc cũng tăng lên. Trong khi
đó chuỗi cung ứng bông, sợi bị đứt gãy, nguyên nhân do:

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 24


1) Sản xuất bông kỳ 20/21 không đáp ứng Biểu đồ 29 – Diễn biến tồn kho và giá bông thế giới
được nhu cầu đột biến. Các nước sản xuất
25 150
bông lớn như Brazil, Ấn Độ vẫn bị ảnh hưởng 19
21 20 19
bởi dịch nên không tăng được sản lượng, 20 16 16 16

Triệu tấn
100

cent/kg
trong khi nhu cầu bông tăng lên, tồn kho bông 15
cuối kỳ giảm xuống, đã khiến giá bông tăng 10
50
cao. Giá bông năm 2021 tăng trung bình 5
46,7% so với năm 2020. 0 0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tồn kho bông thế giới Giá bông (cột phải)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

2) Tại Trung Quốc (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam), nhu cầu nhập khẩu sợi từ nước
ngoài được thúc đẩy bởi sự sụt giảm của sản xuất nội địa, do khả năng vận hành của các nhà máy kéo sợi,
dệt vải nước này bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện. Các tỉnh chịu ảnh hưởng thiếu điện nhiều nhất là
Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông cũng là các khu vực tập trung nhiều khu liên hiệp dệt may lớn nhất của
Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh, 9T/2021 đạt 2,2
tỷ USD, tăng 52.5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp sản xuất sợi ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách:
Mảng sản xuất xơ, sợi chủ yếu là sử dụng máy móc tự động hóa, số lượng lao động trực tiếp tham gia sản
xuất không nhiều, nên các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng khi thực hiện các biện pháp giãn cách để chống
dịch. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phần nào được đảm bảo. Sản lượng sợi xuất khẩu Q3/21 đạt
476 nghìn tấn, bằng với cùng kỳ năm 2020. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sợi cũng được cải
thiện so với cùng kỳ, trung bình doanh thu nhóm doanh nghiệp sợi tăng 23% yoy, lợi nhuận gộp tăng 116%
yoy.

Biểu đồ 30 – Sản lượng xơ sợi xuất khẩu của Việt Biểu đồ 31 – Kết quả kinh doanh 09T2021 của một
Nam năm 2021 theo quý số doanh nghiệp sợi

600 200% 1.500 140%


500 120%
150% 100%
Nghin tấn

400 1.000
Tỷ đồng

80%
%

300 100%
60% %
200 500
50% 40%
100
20%
0 0% 0 0%
Q1/21 Q2/21 Q3/21 Q4/21 E Doanh thu Lợi nhuận
Sản lượng % YoY (cột phải) %YoY (cột phải)

Nguồn: GSO Nguồn: BCTC ADS, NDT, HSM, STK

II. Triển vọng 2022 – Tích cực nhờ sản xuất ổn định và nhu cầu hồi phục
Năm 2022, chúng tôi kỳ vọng giá trị xuất khẩu dệt may và xơ sợi Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
dựa trên cơ sở: 1) sản xuất nội địa ổn định sau dịch và 2) nhu cầu thế giới hồi phục. Theo Hiệp hội dệt may
Việt Nam (VITAS), dự báo giá trị xuất khẩu dệt may năm 2022 có thể đạt 42,5-43,5 tỷ USD, tương đương
tăng trưởng khoảng 4,0-6,4% yoy.
Tại các thị trưởng xuất khẩu chính của Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Mỹ
và Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì ổn định đi cùng với tăng trưởng của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu thụ tại thị
trường EU, Nhật Bản được kỳ vọng sẽ khả quan hơn năm 2021 nhờ nền kinh tế hồi phục.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 25


Biểu đồ 32 – Dự phóng kim ngạch xuất khẩu dệt may và xơ sợi năm 2022

50,0
42.5
39,0 40,9
40,0 36,1 35,0
31,0
28,2
Tỷ USD

30,0

20,0

10,0

,0
2016 2017 2018 2019 2020 2021E 2022F

Nguồn: VITAS

1. Sản xuất nội địa ổn định sau giãn cách


Chúng tôi kỳ vọng sản xuất dệt may Việt Nam trong năm 2022 sẽ ổn định nhờ thay đổi chính sách chống
dịch và sự hồi phục của thị trường lao động.
Chúng tôi kỳ vọng đến hết Q1/2022, số lượng lao động trong ngành dệt may sẽ hồi phục bằng với mức
trước dịch, đạt 2,48 triệu người (tương tự như như diễn biến sau đợt dịch thứ nhất năm 2020), với giả định
số lượng lao động trong ngành dệt may tiếp tục giữ ở mức 5% tổng số lao động cả nước. Dệt may là ngành
có số lượng lớn lao động trực tiếp tham gia sản xuất, năng suất của ngành phụ thuộc vào năng suất làm
việc của công nhân, do vậy để ngành có thể hồi phục thì số lượng lao động quay lại làm việc là nhân tố
trọng yếu cần theo dõi.
Một số yếu tố chúng tôi cho rằng sẽ thúc đẩy sự hồi phục của thị trường lao động trong thời gian tới: người
lao động an tâm quay lại làm việc nhờ độ phủ vaccine đã rộng, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đang
tăng phúc lợi để thu hút lao động, và nhà nước tiếp tục có những chính sách để hỗ trợ người lao động quay
lại làm việc. Theo đó, từ ngày 1/11/2021 – 31/12/2021 Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho biết sẽ
kết hợp với doanh nghiệp để hỗ trợ phương tiện cũng như là các chi phí để đưa đón người lao động quay
lại làm việc.
Biểu đồ 33 – Số lượng lao động ngành dệt may qua các đợt dịch

3,0
2,53 2,48 2,48 2,52 2,47 2,47 2.43 2,48
2,38 2,34
2,5

2,0
Triệu người

1,5

1,0
Đợt dịch 1 Đợt dịch 2 Đợt dịch 3 Đợt dịch 4
0,5

0,0
Q4/19 Q1/20 Q2/20 Q3/20 Q4/20 Q1/21 Q2/21 Q3/21 Q4/21 Q1/22

Nguồn: GSO, FPTS ước tính

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 26


2. Nhu cầu thế giới hồi phục
Biểu đồ 34 – Dự phóng tổng cầu dệt may thế giới

1.000 10%
711 700 721 702 753 742 714 707 740
800 675 680 668 8%
609
600 6%
Tỷ USD

400 4%

%
200 2%
0 0%
-200 -2%
-400 -4%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E 2022F

Tổng cầu dệt may Tăng trưởng GDP (cột phải)

Nguồn: Vinatex, McKinsey, FPTS tổng hợp

Trong năm 2022, tổng cầu dệt may toàn cầu được dự báo sẽ hồi phục 4,7% yoy giá trị đạt 740 tỷ USD
(tương đương năm 2019), trên cơ sở kỳ vọng có nhiều hơn số lượng nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng
kinh tế sau đại dịch sẽ kích thích tiêu dùng hàng dệt may.
Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều kỳ vọng khả quan với triển vọng xuất khẩu và
các yếu tố hỗ trợ khác như sau:
(1) Thị trường Mỹ (chiếm 49% xuất khẩu 2021): Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 16,8 tỷ USD
tăng 7% so với năm 2021, nhờ nhu cầu tiêu thụ thị trường Mỹ ổn định và cơ hội gia tăng thị phần khi
thị phần của Trung Quốc tại thị trường này đang giảm nhanh.
(2) Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc (lần lượt chiếm 9,9% và 9,5% xuất khẩu 2021): Kim ngạch xuất khẩu
sang 2 thị trường này năm 2022 lần lượt ước đạt: 3,74 tỷ USD (+19% yoy) và 3,32 tỷ USD (+10% yoy),
nhờ nhu cầu tiêu thụ hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhờ nới lỏng quy tắc xuất xứ trong
hiệp định RCEP3.
(3) Thị trường EU (chiếm 9,9% xuất khẩu 2021): Kim ngạch đạt xuất khẩu năm 2022 ước đạt 3,52 tỷ USD
tăng 12% so với năm 2021, nhờ nhu cầu tiêu thụ hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu từ lộ trình
giảm thuế của EVFTA.
2.1. Thị trường Mỹ
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ:
1) Nhu cầu hàng dệt may tại Mỹ tăng trưởng cùng với nền kinh tế. Năm 2022, tiêu dùng hàng may mặc
Mỹ ước đạt 158 tỷ USD, tăng nhẹ 2%, bằng với trung bình giai đoạn 2010-2019. Nguyên nhân cầu tiêu dùng
sẽ không bùng nổ mạnh như năm 2021 là do tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế Mỹ dự báo sẽ chậm
lại, theo đó nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng sẽ giảm. FED dự báo năm 2022 kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,5%
sau khi đạt mức rất cao ở năm 2021 là 5,6%.

3
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, hay ASEAN +5) là hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên
ASEAN và 5 quốc gia khác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP đã được ký kết vào ngày
15/11/2020. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực vào 01/01/2022.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 27


Biểu đồ 35 – Dự phóng cầu dệt may của Mỹ

200 155 158 8%


120
96
150 6%
100 4%
Tỷ USD

%
50 2%
0 0%
-50 -2%
-100 -4%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E2022F

Tổng cầu dệt may Tăng trưởng GDP Mỹ (cột phải)

Nguồn: Vinatex, FPTS ước tính

2) Cơ hội gia tăng thị phần: Chúng tôi kỳ vọng thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ sẽ đạt 23%,
tiếp tục xu hướng tăng từ năm 2019. Tăng trưởng này một phần tới từ thị thị phần Trung Quốc giảm nhanh,
từ 35% xuống 20% trong 2019 – 2021 do ngành dệt may nước này đang dần chuyển hướng sang tập trung
vào thị trường trong nước, đồng thời đơn hàng quốc tế cũng giảm dần do chi phí nhân công Trung Quốc
ngày càng kém cạnh tranh.
Biểu đồ 36 – Thị phần hàng may mặc tại Mỹ

40%

30%

20%

10%

0%
Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Q4/2019 Q1/2020 Q2/2020 Q3/2020 Q4/2020 Q1/2021 Q2/2021

Việt Nam Trung Quốc

Nguồn: Văn phòng Dệt may Mỹ

2.2. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc


Thị trường Hàn Quốc: Năm 2022, dự báo nhu cầu hàng dệt may tại Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng, ước đạt
17 tỷ USD, tăng trưởng 6% so với năm 2021, đi cùng với sự hồi phục của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP
Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng chậm lại, đạt 2,5% trong năm 2022.
Biểu đồ 37 – Dự phóng cầu dệt may Hàn Quốc
20 16 15 16 17 8%
12,7
15 9,7 6%
7,3
Tỷ USD

10 4%
%

5 2%

0 0%

-5 -2%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E 2022F

Tổng cầu dệt may Tăng trưởng GDP Hàn Quốc (cột phải)

Nguồn: Vinatex, FPTS ước tính

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 28


Thị trường Nhật Bản: Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Nhật Bản được dự báo sẽ hồi phục sau dịch, ước
đạt 37 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2021, quay trở lại bằng với mức năm 2019, hỗ trợ bởi nền kinh tế hồi
phục, kích thích cầu tiêu dùng, GDP Nhật Bản ước tính sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2022.
Biểu đồ 38 – Dự phóng cầu dệt may của Nhật Bản

50 31 33 37 36 35 37 6%
32

25 3%
Tỷ USD

%
0 0%

-25 -3%

-50 -6%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E2022F

Tổng cầu dệt may Tăng trưởng GDP Nhật Bản (cột phải)

Nguồn: Vinatex, FPTS ước tính

Nới lỏng các quy tắc xuất xứ Bảng 3 - So sánh một số FTA
nhờ hiệp định RCEP: Chúng tôi
kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ thúc VJEPA VKFTA RCEP
đẩy nhiều hơn nữa doanh nghiệp
Quy tắc xuất
Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may Từ vải trở đi Cắt may trở đi Cắt may trở đi
sang Hàn Quốc và Nhật Bản. xứ
Nguyên nhân do điều kiện quy tắc
Nguồn gốc Việt Nam,
xuất xứ của hiệp định RCEP đã Việt Nam ASEAN +6
nguyên liệu Nhật Bản
giảm đi so với 2 FTA hiện tại là
VJEPA và VKFTA. Theo đó, khi Đang có hiệu Đang có hiệu Chưa có hiệu
hiệp định có hiệu lực vào ngày Hiệu lực
lực lực lực
01/01/2022 thì doanh nghiệp Việt
có thể sử dụng vải cắt may có Thuế suất với
nguồn gốc Trung Quốc (rẻ hơn 0% 0% 0%
Việt Nam
30% so với vải từ Nhật, Hàn) để
sản xuất mà vẫn được hưởng ưu Thuế suất với
10-12%
đãi thuế 0%. Trung Quốc

Nguồn: FPTS tổng hợp

2.3. Thị trường EU


Nhu cầu hàng may mặc năm 2022 của EU kỳ vọng sẽ tốt hơn, tổng cầu dệt may tại EU dự phóng sẽ đạt
305 tỷ USD, tăng trưởng 1% so với năm 2021, đi cùng với sự hồi phục của nền kinh tế và hồi phục của việc
làm, thu nhập. Theo báo cáo Autumn 2021 Economic Forecast của Europe Commission, hầu hết các nền
kinh tế trong khối sẽ hồi phục vào cuối năm 2021, và số ít còn lại sẽ hồi phục trong năm 2022. Tăng trưởng
kinh tế của EU được dự báo sẽ đạt 4,3% vào năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp giảm và thị trường lao động sẽ
hồi phục hoàn toàn vào năm 2022.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 29


Biểu đồ 39 – Dự phóng cầu dệt may của EU

400 302 249 302 305 8%

200 4%
Tỷ USD

%
0 0%

-200 -4%

-400 -8%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E2022F

Tổng cầu dệt may Tăng trưởng GDP EU (cột phải)

Nguồn: Vinatex, FPTS ước tính

Triển vọng gia tăng thị phần nhờ thuế nhập Biểu đồ 40 – Thuế nhập khẩu EU
khẩu giảm từ 8% xuống 6% theo lộ trình
EVFTA: Việt Nam có thuế nhập khẩu hàng Bangladesh (14% thị phần) 00%
may mặc thấp thứ 2 trong các quốc gia có thị Việt Nam (3% thị phần) 06%
phần đáng kể tại EU, chỉ sau Bangladesh Ấn Độ (6% thị phần) 10%
(hưởng thuế 0% nhờ chương trình EBA4).
Pakistan (5% thị phần) 10%
Bên cạnh đó, các đối thủ khác cũng không
còn được hưởng các chương trình ưu đãi Campuchia (2% thị phần) 10%
như Trung Quốc chịu thuế 11,5% sau khi Trung Quốc (33% thị phần) 12%
không được hưởng ưu đãi thuế GSP từ 2021
Thổ Nhĩ Kỳ (14% thị phần) 12%
và Campuchia ở 9,6% sau khi chương trình
EBA kết thúc 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14%

Nguồn: FPTS tổng hợp

Rào cản lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là những yêu cầu trong nguyên
tắc xuất xứ của EVFTA. Theo đó nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc EU, Việt Nam, hoặc Hàn thì mới
được hưởng ưu đãi, trong khi đó ngành dệt may Việt Nam đang nhập khẩu 50% nguyên phụ liệu từ Trung
Quốc. Do vậy, khả năng tận dụng lợi thế thuế quan từ EVFTA cần phải tiếp tục theo dõi trong thời gian tới,
thông qua đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, một trong số
đó là “Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày từ năm 2021 đến năm 2030”. Chiến lược
được kỳ vọng sẽ đưa ra những định hướng để phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện gồm: dệt-nhuộm-may cho
ngành dệt may Việt Nam.

4EBA: Mọi thứ trừ Vũ khí (EBA –Everything But Arms) là một sáng kiến của Liên minh châu Âu, theo đó tất cả hàng hóa nhập khẩu vào
EU từ các nước kém phát triển nhất đều được miễn thuế và miễn hạn ngạch, ngoại trừ vũ khí.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 30


III. Các doanh nghiệp theo dõi ngành dệt may

ROE
Đơn vị: Vốn hóa DTT LNST % yoy P/E
BLNG (4 quý
Tỷ VND (06/01/2022) 10T/2021 10T/2021 LNST (TTM)
gần nhất)

TNG 3.346,4 4.977,6 193 +31% 14% 14,4% 16,1x

• TNG là một trong những doanh nghiệp có doanh thu nhanh trưởng nhanh trong ngành dệt may, với lĩnh
vực kinh doanh chính là sản xuất, cắt may theo đơn đặt hàng.
• Năm 2021, TNG ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, lũy kế 10T2021 doanh thu đạt
4977,6 tỷ đồng hoàn thành 104% KH2021, tăng trưởng 16,7% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu chủ
yếu vẫn đến từ mảng may xuất khẩu, giá trị mảng này ước đạt 4811,7 tỷ đồng (96% tổng doanh thu).
Kết quả kinh doanh của TNG khả quan do doanh nghiệp đón được sự hồi phục của nhu cầu ở các thị
trường chính, ngoài ra TNG còn nhận thêm được những đơn hàng của các doanh nghiệp không sản
xuất được do dịch ở miền Nam dịch chuyển ra Bắc. Bên cạnh mảng may tăng trưởng tốt, doanh nghiệp
còn mảng bất động sản khu công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ bắt đầu ghi nhận doanh thu trong năm
2021, doanh nghiệp dự kiến bán được 10% sản phẩm ở dự án KCN Sơn Cẩm, thu về 182 tỷ doanh thu.
• Triển vọng: Mảng dệt may của TNG kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ tiếp tục ký kết đơn
hàng vói đối tác, doanh nghiệp cho biết đã ký được đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất đến hết tháng
6/2022. Mảng bất động sản kỳ vọng trong năm 2022 sẽ ghi nhận được nhiều doanh thu hơn từ khả
năng bán hàng của dự án KCN Sơn Cẩm.

TCM 4.631,9 2.845 112 -54% 16% 11,6% 24,0x

• TCM là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam có chuỗi giá trị dệt may hoàn thiện, bao gồm sợi –
dệt/nhuộm –may.
• Kết quả kinh doanh của TCM năm 2021 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, lũy kế 10T/2021 đạt 2845 tỷ
đồng giảm 54% so với cùng kỳ. Nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp tăng trưởng tốt, lũy kế 6 tháng doanh
thu đạt 1923 tỷ, lợi nhuận đạt 121 tỷ, tăng trưởng lần lượt 11% và 5% (yoy), do nhu cầu hàng may mặc
tại các thị trường xuất khẩu hồi phục. Sang đến Q3/2021, do TCM nằm ở phía Nam nên chịu ảnh hưởng
mạnh của dịch COVID, doanh thu Q3 của doanh nghiệp chỉ đạt 782,9 tỷ sụt giảm 20,2% so với cùng kỳ
và 20% so với quý trước đó. Lợi nhuận của doanh nghiệp thậm chí âm 2,5 tỷ trong Q3, do TCM phải
chịu chi phí cao khi sản xuất theo “3 tại chỗ”. Đến Q4/2021, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp khả quan hơn do tiếp tục nhận được đơn hàng và dần ổn định sản xuất, tuy nhiên tốc độ hồi
phục chậm do tình trạng thiếu hụt công nhân. Doanh nghiệp cho biết 2 tuần đầu tháng 10 số công nhân
quay lại làm việc chỉ đạt 86% nên năng suất lao động chưa được đảm bảo.
• Triển vọng: Doanh nghiệp sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2022, khi tình hình dịch bệnh chung được
kiểm soát, doanh nghiệp ổn định được năng lực sản xuất và nhu cầu hàng dệt may từ các thị trường
tiếp tục tăng trưởng cùng với đà hồi phục kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, TCM còn có lợi thế cạnh tranh
nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện, có thể đảm bảo được các quy tắc xuất xứ của FTA thế hệ mới như:
EVFTA, CPTPP.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 31


HOÀNG THỊ TUYẾN
Email: tuyenht@fpts.com.vn
Tel: 1900 6446 – Ext: 4304

Nhìn lại năm 2021:


Đợt dịch Covid-19 thứ tư tại Việt Nam đã tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp Hàng không Việt Nam:
• Mảng vận tải và dịch vụ hành khách: với việc dừng các đường bay nội địa, lượng hành khách
của các hãng hàng không Việt Nam năm 2021 ước tính giảm 58,7% yoy. Các đường bay nội địa
được nối lại từ tháng 10/2021, tuy nhiên mức độ hồi phục khá chậm. Tháng 12/2021, lượng hành
khách luân chuyển của các hãng hàng không Việt Nam tương đương 8% mức tháng 04/2021
(trước đợt dịch thứ tư).
• Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: chịu ảnh hưởng do (1) dịch bệnh bùng phát khiến hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp bị gián đoạn và (2) các chuyến bay nội địa dừng hoạt động khiến
lượng hàng hóa vận chuyển trong phần bụng máy bay giảm. Sản lượng hàng hóa ghi nhận mức
hồi phục mạnh mẽ khi hoạt động sản xuất và các chuyến bay nội địa được nối lại.
Triển vọng năm 2022:
• Mảng vận tải và dịch vụ hành khách: dự báo hồi phục khi các đường bay nội địa và quốc tế
dần được mở lại. Lượng hành khách nội địa năm 2022 dự báo đạt tương đương 96,8% mức năm
2020 và 75% mức năm 2019. Lượng khách quốc tế của Việt Nam năm 2022 dự báo tăng 86,5%
yoy, đạt tương đương 19,5% mức năm 2019.
• Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: kỳ vọng tăng trưởng khả quan nhờ tăng trưởng từ hoạt động
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 dự báo tăng 14,1%
yoy.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 32


D. NGÀNH HÀNG KHÔNG – HỒI PHỤC NHỜ MỞ ĐƯỜNG BAY NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ
I. Nhìn lại năm 2021 – Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt dịch thứ tư
1. Mảng vận tải hàng không: hồi phục chậm khi dần nối lại các đường bay nội địa
Lượng hành khách luân chuyển giảm mạnh, hồi phục chậm khi dần nối lại các đường bay nội địa
Lượng hành khách luân chuyển giảm mạnh. Với sự bùng phát của đợt dịch thứ tư, các đường bay nội
địa tạm dừng khiến lượng hành khách luân chuyển của các hãng hàng không giảm mạnh từ tháng 05/2021
đến tháng 09/2021 (số liệu tháng 09 tương đương 1,2% so với mức trước đợt dịch thứ tư). Lượng hành
khách luân chuyển bắt đầu hồi phục khi Bộ Giao thông Vận tải cho phép nối lại một số đường bay nội địa
với tần suất hạn chế vào ngày 10/10/2021. Tần suất các đường bay được nới rộng dần. Tháng 12/2021,
lượng hành khách luân chuyển của các hãng hàng không Việt Nam tương đương 8% mức tháng 04/2021
(trước đợt dịch thứ tư).
Biểu đồ 41 – Lượng hành khách luân chuyển của các hãng hàng không Việt Nam
10.000 500%
Triệu HK.Km

5.000 250%

0 0%

-5.000 -250%

Lượng hành khách luân chuyển %yoy (bên phải)


Nguồn: GSO, FPTS tổng hợp

Kết quả kinh doanh giảm mạnh. 09 tháng đầu năm 2020, với ảnh hưởng của đợt dịch thứ tư khiến lượng
hành khách luân chuyển giảm mạnh, doanh thu thuần mảng vận tải hàng không giảm 40,1% yoy. Với việc
sụt giảm lượng hành khách trong khi vẫn phải chịu các chi phí như chi phí thuê máy bay, chi phí khấu hao
tài sản, chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy bay, lợi nhuận trước thuế 9T/2021 ghi nhận mức -10.566 tỷ đồng,
lỗ thêm 8,6% so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận mức giảm thấp hơn do trong 9T/2021 VJC có
doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 3,1 lần cùng kì, đến từ việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP
đầu tư và phát triển Pacific Star cho bên liên quan.
Biểu đồ 42 – Kết quả kinh doanh mảng vận tải hàng không

150 15%

0 0%
Nghìn tỷ VND

-150 -15%

-300 -30%

-450 -45%
2019 2020 9T2019 9T2020 9T2021
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận gộp (bên phải)
Nguồn: BCTC của HVN và VJC. KQKD đã loại doanh thu và lợi nhuận từ bán và thuê lại máy bay

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 33


Tăng vay nợ, phát hành tăng vốn để duy trì thanh khoản. Vietnam Airlines đã phát hành cổ phiếu để
tăng vốn thêm 7.961 tỷ đồng (trong đó Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC đầu tư
6.895 tỷ VND). Vietnam Airlines cũng đã ký kết hợp đồng tín dụng với 03 ngân hàng SeABank, MSB và
SHB với tổng hạn mức cho vay 4.000 tỷ VND. Đây là hai khoản hỗ trợ thuộc gói cứu trợ 12 nghìn tỷ VND
mà Quốc hội đã thông qua trong năm 2020. Về Vietjet Air, công ty phát hành trái phiếu với kỳ hạn từ 03 đến
05 năm, thu về 6.000 tỷ đồng và bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, thu về 2.350 tỷ. Cuối quý 03/2021, tổng vay và
nợ thuê tài chính của HVN và VJC tăng 10% so với đầu năm.
Trên đây là tình hình hoạt động kinh doanh chung của các hãng hàng không. Trong năm 2021, mảng vận
tải hành khách và vận tải hàng hóa có những sự thay đổi riêng, chúng tôi phân tích hai mảng này theo hai
mục dưới đây:
1.1. Mảng vận tải hành khách: tăng cường mở đường bay quốc tế nhằm hạn chế dư thừa máy
bay, tận dụng giá máy bay giảm và slot trống tại các sân bay quốc tế
Giai đoạn cuối năm 2021, các hãng hàng không công bố các đường bay quốc tế mới đến các thị trường lớn
như Mỹ, Nga, Úc và Anh. Cụ thể được phân tích dưới đây:
Biểu đồ 43 – Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc gia
100%

80%

60%

40%

20%

0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Mỹ Nga Úc Anh Khác
Nguồn: GSO, FPTS tổng hợp

1.1.1. Vietnam Airlines mở đường bay thẳng kết nối Việt Nam và Mỹ nhằm hạn chế dư máy bay
Ngày 28/11/2021, Vietnam Airlines bắt đầu khai thác thường lệ đường bay thẳng kết nối TP. Hồ Chí Minh
với San Fransisco (Mỹ). Thời điểm trước dịch năm 2019, Mỹ là quốc gia có lượng khách quốc tế đến Việt
Nam lớn thứ 05, chiếm 4,1% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (biểu đồ 48). Năm 2021, Mỹ chiếm 2,5%
lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có áp lực cạnh tranh cao khi có
khoảng 20 hãng hàng không nước ngoài (chủ yếu là của các nước Đông Bắc Á) đang khai thác bay nối
chuyến với điểm trung chuyển qua Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Theo Vietnam Airlines, với đội bay thân rộng hiện tại, để khai thác không điểm dừng đến Mỹ hãng phải giảm
số ghế cung ứng xuống 220 - 230 ghế (~80,3% - 83,9% tổng số ghế của Boeing 787) và dự kiến sẽ lỗ trên
đường bay này. Vietnam Airlines đang trong quá trình đàm phán với Airbus để tái cơ cấu đội bay và lựa
chọn máy bay phù hợp để khai thác đường bay Việt Nam/Mỹ. Hiện đường bay này chưa tạo ra lợi nhuận
cho hãng, tuy nhiên Vietnam Airlines vẫn triển khai nhằm giải quyết tình trạng dư thừa máy bay (Vietnam
Airlines dự kiến dư thừa 30/104 máy bay trong năm 2022) từ đó giảm lỗ hơn so với phương án không sử
dụng máy bay.
1.1.2. Vietjet Air mở đường bay thẳng kết nối Việt Nam và Nga, hưởng lợi từ giá máy bay giảm
Ngày 02/12/2021, Vietjet Air công bố đường bay thẳng kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nha Trang với
Moskva (Nga), dự kiến bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2022. Đường bay đến Nga là đường bay đầu tiên
trong chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường châu Âu của Vietjet Air. Thời điểm trước dịch, năm

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 34


2019, lượng khách quốc tế từ Nga xếp thứ 6, chiếm 3,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (biểu đồ 48).
Năm 2021, Nga chiếm 0,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Đường bay Hà Nội và Nha Trang đến Moskva dự kiến có thời gian bay là 10 tiếng và đường bay TP. Hồ
Chí Minh đến Moskva là 12 tiếng (nối chuyến tại Hà Nội). Đây là đường bay dài nhất so với các đường bay
hiện tại của Vietjet Air (thời gian bay của đường bay dài nhất hiện tại là 5 tiếng 30 phút). Vietjet Air sẽ khai
thác bằng máy bay thân rộng A330-300 thay vì các dòng máy bay thân hẹp trước đây. Dịch Covid-19 xảy
ra khiến lượng máy bay A330-300 dư thừa và các hãng hàng không có xu hướng chuyển sang dòng máy
bay hiện đại hơn như A350 nên giá máy bay A330-300 giảm khoảng 21,8% so với giai đoạn trước dịch
(theo dữ liệu từ Ishka, công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hàng không).
1.1.3. Bamboo Airways mở rộng mạng bay đến châu Á, châu Âu, Úc và Mỹ nhằm tận dụng cơ hội
về slot bay, phủ kín mạng bay quốc tế

Biểu đồ 44 – Số đường bay quốc tế của Vietjet Air, Do mới tham gia thị trường năm 2019 và chịu
Vietnam Airlines và Bamboo Airways ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020
và 2021, hiện mạng bay quốc tế của Bamboo
100 91
Airways rất ít so với Vietnam Airlines và Vietjet
Air. Theo thông tin từ Bamboo Airways, dịch
75 65 Covid-19 xảy ra khiến số lượng chuyến bay
giảm mạnh, việc có được slot tại các sân bay
50 quốc tế vì thế dễ dàng hơn so với giai đoạn
trước dịch. Do đó, Bamboo Airways đã tăng mở
25 rộng mạng bay quốc tế nhằm phủ kín mạng bay
10 như Vietnam Airlines và Vietjet Air. Cụ thể,
Bamboo Airways lên kế hoạch mở các đường
0
Vietjet Air Vietnam Airlines Bamboo Airways bay đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, các nước Đông Nam Á, châu Âu (Anh, Ý,
Nguồn: FPTS Research Đức, Cộng hòa Séc) và Úc.

Trong những đường bay trên, giai đoạn cuối năm 2021, Bamboo Airways đã công bố đường bay thẳng kết
nối Việt Nam/London (Anh) và Việt Nam/Melbourne (Úc), dự kiến khai thác thường lệ từ đầu năm 2022. Với
đường bay đến Mỹ, hiện Bamboo Airways chỉ mới được cấp bay thuê chuyến với 12 chuyến bay, mà chưa
được phép bay thường lệ.
1.2. Mảng vận tải hàng hóa: IPP Air Cargo đề nghị gia nhập thị trường, tăng áp lực cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh gia tăng nếu IPP Air Cargo gia nhập thị trường. Tháng 06/2021, CTCP IPP Air Cargo
do ông Nguyễn Hạnh làm chủ tịch HĐQT (hiện ông cũng là chủ tịch HĐQT SAS) đề nghị thành lập hãng
hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa. IPP Air Cargo dự kiến khai thác với quy mô gồm 05 máy bay
chuyên chở hàng hóa và vận chuyển 115 nghìn tấn hàng hóa trong năm đầu tiên, tương đương 10,3% sản
lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam năm 2020. IPP Air Cargo dự kiến khai
thác trên cả đường bay nội địa và quốc tế.
Hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vận tải
hàng hóa là nguồn thu quan trọng đối với các hãng hàng không khi dịch Covid-19 xảy ra. Cụ thể, tỷ trọng
doanh thu từ vận chuyển hàng hóa của HVN tăng từ mức 7,1% năm 2019 lên mức 24% trong 9T/2021 (VJC
không công bố chi tiết về doanh thu vận tải hàng hóa nên chúng tôi không đề cập đến trong phần này).

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 35


Biểu đồ 45 – Tỷ trọng vận tải hàng hóa trong tổng doanh thu của HVN Bộ Giao thông Vận tải đề xuất
100% sau khi thị trường hàng không
phục hồi (dự kiến năm 2022)
75% mới xem xét thành lập hãng
hàng không mới nhằm ổn định
50% thị trường khi các hãng đang
chịu thiệt hại nặng nề từ dịch
25% Covid-19. Trong lúc chờ thị
24%
trường hàng không hồi phục
0% 07% 13% như đề xuất của Bộ Giao
2019 2020 9T2021 thông Vận tải, IPP Air Cargo
hiện đang hoàn thành các thủ
Doanh thu vận tải hành khách, hoạt động phụ trợ và doanh thu khác
tục xin cấp phép bay và nghiên
Doanh thu vận tải hàng hóa
cứu đầu tư máy bay chuyên
Nguồn: HVN chở hàng hóa.

2. Mảng dịch vụ hành khách: chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt dịch thứ tư tại Việt Nam

Biểu đồ 46 – Kết quả kinh doanh mảng dịch vụ hành khách Với việc chịu ảnh hưởng tiêu cực
từ đợt dịch thứ tư, sản lượng hành
khách giảm mạnh (ước tính năm
27 45% 2021 đạt 15 triệu người, -58,7%
yoy) đã tác động tiêu cực tới kết
Nghìn tỷ VND

18 30%
quả kinh doanh của nhóm doanh
nghiệp dịch vụ hành khách. Lũy kế
9 15%
9T/2021, doanh thu thuần đạt
0 0% 4.732 tỷ VND, giảm 40,7% yoy.
Doanh thu sụt giảm, tuy nhiên
-9 -15% doanh nghiệp vẫn phải chịu các
2019 2020 9T2019 9T2020 9T2021 chi phí gồm chi phí khấu hao, chi
Doanh thu thuần phí thuê mặt bằng, chi phí nhân
Lợi nhuận trước thuế công... khiến lợi nhuận trước thuế
Biên lợi nhuận gộp (bên phải) nhóm dịch vụ hành khách giảm
Nguồn: BCTC ACV, AST, SAS, SGN, CIA, MAS, NCS 75,5% so với cùng kỳ năm 2020.

3. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: hồi phục nhanh sau khi hoạt động sản xuất được nối lại
04 tháng đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh của nhóm dịch vụ nhà ga hàng hóa ghi nhận mức tăng
trưởng tích cực nhờ tăng trưởng từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (+29,5% yoy). Tuy nhiên, từ
tháng 05/2021, mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa bắt đầu chịu ảnh hưởng của đợt dịch thứ tư, do:
(1) Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khu vực TP. Hồ Chí Minh bị gián đoạn từ tháng 07/2021
khi số ca nhiễm tăng cao đã tác động tiêu cực tới SCS và TCS (hoạt động tại CHKQT Tân Sơn Nhất). Cụ
thể, giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh tháng 07/2021 giảm 16,3% so với
tháng trước đó và tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 08/2021 với mức giảm 12,5%. Với tình hình dịch dần
được kiểm soát, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dần được nối lại, sản lượng hàng hóa của SCS hồi
phục từ tháng 09 (+6,1% so với tháng 08) và tháng 10 khôi phục về tương đương mức trước đợt dịch thứ
tư. Sản lượng hàng hóa tháng 11/2021 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 26,2% so với tháng trước đó.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 36


Biểu đồ 47 – Sản lượng hàng hóa của SCS và giá trị xuất nhập khẩu (XNK) của các doanh nghiệp tại TP.
HCM theo tháng

30 15.000

Triệu USD
Nghìn tấn

20 10.000

10 5.000

0 0
T1/2019
T2/2019
T3/2019
T4/2019
T5/2019
T6/2019
T7/2019
T8/2019
T9/2019

T1/2020
T2/2020
T3/2020
T4/2020
T5/2020
T6/2020
T7/2020
T8/2020
T9/2020

T1/2021
T2/2021
T3/2021
T4/2021
T5/2021
T6/2021
T7/2021
T8/2021
T9/2021
T10/2020
T10/2019
T11/2019
T12/2019

T11/2020
T12/2020

T10/2021
T11/2021
Sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS (bên trái) Sản lượng hàng hóa nội địa của SCS (bên trái)
Giá trị XNK của doanh nghiệp tại TP. HCM (bên phải)

Nguồn: GSO, FPTS tổng hợp

Các doanh nghiệp tại CHKQT Nội Bài (NCT, ALS, ACSV) không chịu ảnh hưởng này do tình hình dịch tại
khu vực miền Bắc được kiểm soát tốt. Giá trị xuất nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử và linh kiện tại
khu vực miền Bắc (có nhà máy của Samsung, Foxconn, LG...) tăng trưởng mạnh 16,8% yoy trong năm
2021 đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tại khu vực CHKQT Nội Bài.
(2) Hoạt động vận chuyển hành khách nội địa giảm từ tháng 05/2021 khiến lượng hàng hóa nội địa
vận chuyển trong phần bụng máy bay giảm: Sản lượng hàng hóa nội địa chiếm 29,2% tổng lượng hàng
hóa của các doanh nghiệp dịch vụ nhà ga hàng hóa Việt Nam năm 2020. Với việc nối lại các đường bay nội
địa từ tháng 10/2021, sản lượng hàng hóa nội địa hồi phục tuy nhiên tốc độ hồi phục khá chậm. Trong 05
doanh nghiệp nhà ga hàng hóa, chỉ có ALS không chịu tác động này do hiện chỉ phục vụ hàng hóa cho hãng
hàng không quốc tế.
Lũy kế 9T/2021, tổng sản lượng hàng hóa của NCT và SCS tăng 9,1% yoy, doanh thu thuần 9T/2021 tăng
13,6% yoy và lợi nhuận trước thuế tăng 17,2% yoy.

Biểu đồ 48 – Sản lượng hàng hóa qua NCT và SCS Biểu đồ 49 – KQKD dịch vụ nhà ga hàng hóa

700 1.600 70%


1.400 60%
600
1.200 50%
500
1.000
Tỷ VND

40%
Nghìn tấn

400 800
30%
600
300
400 20%
200 10%
200
100 0 0%
2019 2020 9T20199T20209T2021
0
2019 2020 9T2019 9T2020 9T2021 Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
NCT SCS
Biên lợi nhuận gộp

Nguồn: BCTC của NCT và SCS

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 37


II. Triển vọng năm 2022 – Hồi phục nhờ mở lại đường bay nội địa và quốc tế
1. Mảng vận tải và dịch vụ hành khách: hồi phục từ mức đáy năm 2021 khi đường bay nội địa
và quốc tế dần được mở lại
Chủ trương chống dịch của Việt Nam hiện nay đã thay đổi từ “Zero Covid” sang sống chung với dịch bệnh,
hạn chế phong tỏa diện rộng và hạn chế việc kiểm soát đi lại của người dân. Cùng với đó, tỷ lệ tiêm vắc xin
của Việt Nam đã đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể, theo dữ liệu cập nhật ngày 06/01/2022, Việt Nam đã tiêm đủ hai
liều vắc xin cho 57,44% dân số và tiêm một mũi vắc xin cho 76,04% dân số. Nhờ vậy, các đường bay nội
địa và quốc tế dần được nối lại và duy trì hoạt động trong năm 2022.
Với đường bay nội địa: tình hình dịch trong nước kỳ vọng được kiểm soát tốt trong năm 2022, thị trường
nội địa tiếp tục hồi phục trong năm 2022. Theo Vietnam Airlines, sản lượng hành khách nội địa năm 2022
dự báo đạt tương đương 96,8% mức năm 2020 và 75% mức năm 2019.
Với thị trường quốc tế:
Ngày 03/11/2021, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Căn cứ kết
quả của các chuyến bay thí điểm này để triển khai mở lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ. Lộ trình
mở được chia thành 03 giai đoạn:

Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, FPTS tổng hợp

Sau đó, Chính phủ đã đồng ý thêm TP. Hồ Chí Minh và Bình Định vào danh sách các tỉnh được thí điểm
đón khách du lịch quốc tế. Theo số liệu từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ước tính đến hết tháng 12, Việt
Nam đón khoảng hơn 15.000 khách (chưa đạt đến 1% mức trước dịch).
Ngoài chuyến bay chở khách du lịch, Chính phủ đã cho phép mở lại đường bay thương mại quốc tế
thường lệ (phục vụ đa dạng nhu cầu hơn như thăm thân, về nước, giao thương...) từ ngày 01/01/2022 với
nước có hệ số an toàn cao. Giai đoạn 1 (dự kiến kéo dài hai tuần) gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan - Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Hoa Kỳ. Giai đoạn 2 dự kiến mở rộng thêm
các nước khu vực châu Âu, Úc, Hồng Kông - Trung Quốc và Malaysia. Các thị trường này chiếm tổng lần
lượt 91% và 88,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 và năm 2020. Các chuyến bay trong giai
đoạn này sẽ về hai CHKQT lớn của Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Thêm vào đó, ngày 16/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-
19 đối với người nhập cảnh Việt Nam từ ngày 1/1/2022. Theo đó, người nhập cảnh đã tiêm đủ hai mũi
vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính, chỉ tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà mà không yêu cầu cách
ly tập trung, đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành Hàng không.
Theo dự báo của Fitch Solutions, lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam năm 2022 đạt mức 4,9 triệu
hành khách, tăng 86,5% yoy, đạt mức tương đương 19,5% mức trước dịch vào năm 2019. Đến năm 2025,
lượng hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam mới khôi phục về mức tương đương năm 2019.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 38


Biểu đồ 50 – Lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2025F

30

25
Triệu người

20

15

10

0
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021E 2022F 2023F 2024F 2025F

Khách quốc tế đến Việt Nam (Inbound) Người Việt Nam du lịch nước ngoài (Outbound)

Nguồn: Fitch Solutions, FPTS tổng hợp

2. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: kỳ vọng khả quan nhờ tăng trưởng xuất nhập khẩu
Theo dự báo của IATA, năm 2022, với triển vọng khả quan từ tình hình thương mại thế giới (2022F: +5,6%
yoy) và các chuyến bay chở khách dần được nối lại, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không của thế giới kỳ vọng tăng trưởng 4,7% yoy, đây là mức tăng trưởng khá tương đương mức trong giai
đoạn 2009 – 2018 với CAGR là 4,6%. Thêm vào đó, triển vọng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khả
quan trong năm 2022 khi được dự báo tăng trưởng 14,1% yoy nhờ việc Việt Nam tham gia các hiệp định
thương mại tự do, tiêu biểu có Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/2022 (theo Fitch Solutions).

Biểu đồ 51 – Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng Biểu đồ 52 – Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
không thế giới giai đoạn 2009 – 2025F

80 1200 35%
70 1000 30%
60 25%
800
Tỷ USD

20%
Triệu tấn

50
600
40 15%
30 400
10%
20 200 5%
10 0 0%
0
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022F

Giá trị xuất nhập khẩu %yoy (bên phải)


Nguồn: IATA, Fitch Solutions, FPTS tổng hợp

III. Kết luận


Ngành Hàng không Việt Nam KHẢ QUAN HƠN trong năm 2022 nhờ chủ trương chống dịch của Việt Nam
hiện nay đã thay đổi từ “Zero Covid” sang sống chung với dịch bệnh, hạn chế phong tỏa diện rộng và hạn
chế việc kiểm soát đi lại của người dân. Cùng với đó, tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam đã đạt tỷ lệ khá cao
nên tình hình dịch bệnh trong nước kỳ vọng được kiểm soát tốt trong năm 2022. Nhờ đó, các đường bay
nội địa và quốc tế dần được nối lại và duy trì hoạt động. Mảng nhà ga hàng hóa kỳ vọng tăng trưởng nhờ
sự tăng trưởng từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (dự báo tăng 14,1% yoy theo Fitch Solutions).

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 39


IV. Một số doanh nghiệp theo dõi ngành hàng không

ROE
Đơn vị: Vốn hóa DTT LNST LNST Tỷ suất
(4 quý P/E
Tỷ VND (06/01/2022) 09T/2021 09T2021 yoy LNST
gần nhất)
SCS 7.860,5 576,39 405,58 +20,8% 70,4% 45,0% 15,6x

• Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà ga hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất, với thị phần tại Tân
Sơn Nhất đạt 33,1% năm 2020. SCS có hoạt động kinh doanh chính là khai thác nhà ga hàng hóa, với
đối tượng khách hàng chính là các hãng hàng không.
• Trong 04 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa của SCS tăng mạnh 18,5% yoy nhờ (1) tăng trưởng
từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và (2) Vietjet Air và Bamboo Airways tăng cường vận chuyển
hàng hóa nội địa nhằm bù đắp cho sự sụt giảm lượng hành khách. Từ tháng 05/2021, SCS bắt đầu chịu
ảnh hưởng từ đợt dịch thứ tư, tuy nhiên đã hồi phục mạnh mẽ khi hoạt động sản xuất và các chuyến
bay nội địa được nối lại. Lũy kế 11T/2021, sản lượng hàng hóa của SCS tăng 10,1% yoy. Thêm vào
đó, trong bối cảnh nguồn cung vận chuyển hàng hóa từ các hãng hàng không giảm, cước phí vận
chuyển bằng đường hàng không tăng cao, SCS đã đàm phán tăng giá hợp đồng phục vụ hàng hóa và
các chuyến bay thuê chuyến (có mức phí dịch vụ cao hơn) tăng trong năm 2021 đã tác động tích cực
tới SCS.
• Triển vọng: SCS vẫn duy trì lợi thế từ việc có khả năng mở rộng công suất thiết kế thêm 75% công
suất hiện tại, dự kiến triển khai từ năm 2022. Đối thủ cạnh tranh của SCS là TCS đã hoạt động hết
110% công suất thiết kế năm 2019 và 94,2% công suất thiết kế năm 2020 (giảm do dịch Covid-19) và
dự báo năm 2022 tình trạng hoạt động quá công suất thiết kế sẽ tiếp tục diễn ra khi lượng hàng hóa hồi
phục.

NCT 2.182,2 527,16 168,64 +9,3% 32,0% 55,0% 9,9x

• Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài, với thị phần dẫn đầu tại Nội
Bài, đạt 51,1% năm 2020. NCT có hoạt động kinh doanh chính là khai thác nhà ga hàng hóa, với đối
tượng khách hàng chính là các hãng hàng không. NCT có khách hàng là các hãng hàng không lớn,
hoạt động trên các đường bay vận chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam. NCT có lợi thế là công ty con
của HVN, có được lượng hàng hóa từ công ty mẹ. HVN chiếm khoảng 17,6% thị phần vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không của Việt Nam năm 2020.
• Trong năm 2021, hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử và linh kiện (của Samsung,
LG, Foxconn...) tăng trưởng 16,8% yoy đã tác động tích cực tới NCT. Tuy nhiên, với việc khoảng 50%
lượng hàng hóa là từ HVN, sản lượng hàng hóa của NCT chịu tác động tiêu cực từ đợt dịch thứ tư khi
HVN dừng bay nội địa. Ước tính năm 2021, sản lượng hàng hóa của NCT tăng 10,6% yoy.
• Triển vọng: NCT vẫn duy trì lợi thế từ việc thuê thêm nhà ga hàng hóa CT2 tại CHKQT Nội Bài giúp
tăng 50% công suất hiện tại (dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 06/2020, tuy nhiên đã lùi lại do ảnh
hưởng của dịch). Công suất còn lại của ACSV và ALS khá thấp, đã xảy ra hiện tượng ùn tắc hàng hóa
trong mùa cao điểm. Thêm vào đó, với việc các đường bay nội địa và quốc tế dần được mở lại trong
năm 2022, sản lượng hàng hóa từ HVN (khách hàng lớn nhất của NCT) kỳ vọng hồi phục sẽ tác động
tích cực tới NCT.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 40


VJC 67.051,5 10.209,87 193,61 N/A 1,9% 1,6% 56,4x

• Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ
(LCC). Với thị trường vận chuyển hành khách bằng đường hàng không nội địa, VJC chiếm lần lượt
43,4% và 41,7% thị phần vào năm 2019 và năm 2020. Với thị trường quốc tế, VJC chiếm lần lượt 17,9%
và 18,9% thị phần năm 2019 và năm 2020. Lợi thế cạnh tranh của VJC đến từ việc có hệ số chi phí
bình quân trên ghế cung ứng (CASK) thấp so với các hãng LCC khác trong khu vực.
• Trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của VJC chịu ảnh hưởng từ đợt dịch thứ tư tại Việt Nam khiến
các đường bay nội địa dừng hoạt động từ tháng 05/2021. Tháng 10/2021, một số đường bay nội địa
được nối lại tuy nhiên mức độ hồi phục khá chậm. Năm 2021, số chuyến bay của VJC giảm 47,4% yoy.
Lợi nhuận sau thuế 9T/2021 đạt 193,61 tỷ VND, tăng 1.118 tỷ VND so với cùng kì năm 2020. Nguyên
nhân do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 3,1 lần cùng kì, đến từ việc chuyển nhượng cổ phần
tại CTCP đầu tư và phát triển Pacific Star cho bên liên quan.
• Triển vọng: Với việc nối lại các đường bay nội địa và quốc tế trong năm 2022, sản lượng hành khách
và kết quả kinh doanh của VJC kỳ vọng hồi phục từ mức đáy năm 2021.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 41


NGUYỄN VŨ CƯƠNG
Email: cuongnv2@fpts.com.vn
Tel: 1900 6446 – Ext: 4306

Nhìn lại năm 2021:


• Nguồn cung nguyên vật liệu dược phẩm ổn định, giá một số nguyên liệu sử dụng nhiều trong phòng
và điều trị bệnh nhân COVID-19 tăng.
• Trong 9T 2021, tiêu thụ dược phẩm ở kênh bán lẻ tăng trưởng mạnh ở mức >10% yoy nhờ (i) nhu
cầu chi tiêu tăng cho các sản phẩm phòng dịch và (ii) hình thức mua hàng đa dạng, dần mở rộng
ra các kênh thương mại điện tử và không bị giới hạn ở các mô hình nhà thuốc, quầy thuốc truyền
thống.
• Tiêu thụ dược phẩm ở kênh bệnh viện ước giảm ~07% yoy do tỷ lệ thăm, khám tại các bệnh viện
và cơ sở y tế giảm, ảnh hưởng bởi tình trạng giãn cách xã hội kéo dài trong dịch bệnh COVID-19.
Triển vọng năm 2022:
Năm 2022, giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam ước đạt ~140 nghìn tỷ VND, tăng trưởng ~9% yoy; trong
đó:
• Tiêu thụ ở kênh bán lẻ ước tăng trưởng chậm lại ở mức 5-8,5% yoy, nhờ nhu cầu (i) các sản phẩm
phòng dịch, cải thiện miễn dịch như vitamin C, nhóm vitamin B tổng hợp, thuốc từ dược liệu, thực
phẩm chức năng, và (ii) các sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà như các thuốc điều trị triệu
chứng ho, cảm, giảm đau, hạ sốt, thuốc chống dị ứng, chống viêm, ức chế miễn dịch.
• Nhu cầu tiêu thụ dược phẩm ở kênh bệnh viện được kỳ vọng sẽ hồi phục và tăng 8-10,5% yoy,
nhờ (i) tỷ lệ khám bệnh tại bệnh viện trở lại khi nới lỏng giãn cách xã hội, và (ii) nhu cầu điều trị các
di chứng sau khi mắc COVID-19.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 42


E. NGÀNH DƯỢC PHẨM – TĂNG TRƯỞNG NHỜ SẢN PHẨM PHÒNG DỊCH VÀ NHU
CẦU KHÁM BỆNH TRỞ LẠI
I. Nhìn lại 2021 – Ảnh hưởng dai dẳng từ sự trở lại của các đợt bùng dịch
1. Nguồn cung: ổn định; giá một số nguyên liệu tăng
1.1. Nguồn cung ổn định, Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp API chính
Biểu đồ 53 – Giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu 2019 - 2021

11T 2021 34,05

2020 33,99

2019 32,47

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450


Triệu USD
Tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu Giá trị nhập khẩu trung bình mỗi tháng

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt 363,6 triệu USD sau 11 tháng 2021. Giá
trị nguyên liệu nhập khẩu trung bình mỗi tháng đạt 34,0 triệu USD, tương đối ổn định so với mức trung bình
mỗi tháng trong năm 2019 và năm 2020.
Biểu đồ 54 – Nguồn gốc nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu (2021)

100%

75%

50%

25%

0%
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10

Trung Quốc Ấn Độ Châu Âu Khác

Nguồn: GDC, FPTS tổng hợp

Tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt 363,6 triệu USD sau 11 tháng 2021. Giá
trị nguyên liệu nhập khẩu trung bình mỗi tháng đạt 34,0 triệu USD, tương đối ổn định so với mức trung bình
mỗi tháng trong năm 2019 và năm 2020.
Trung Quốc, sau khi kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở mức <15.000 ca mắc mới và <10 ca tử vong trong
một năm qua (tính tới cuối tháng 11/2021), tiếp tục là nguồn cung API ổn định, đóng góp vào trung bình
70,2% giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu mỗi tháng ở Việt Nam.
Giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ có xu hướng giảm từ giữa năm 2021 do diễn biến dịch
bệnh phức tạp; tuy nhiên, vẫn là nhà cung cấp thứ hai, chiếm trung bình 14,1% giá trị nguyên liệu dược
phẩm nhập khẩu ở Việt Nam.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 43


1.2. Giá một số nguyên liệu tăng do nhu cầu sử dụng trong điều trị Covid-19

Biểu đồ 55 – Biến động giá nhập khẩu Trong năm 2021, giá API tăng vào thời điểm Q2, Q3 2021 do
một số nhóm vitamin nhu cầu phòng, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong các đợt
bùng phát dịch diện rộng. Tại Q4 2021, các thay đổi của giá
100
các loại API xuất hiện sự phân hóa: (i) giá các API được tích
trữ nhiều trong phòng, chống bệnh giảm; trong khi (ii) giá các
75
API sử dụng trong điều trị, cấp cứu vẫn ở mức cao.
USD/kg

50
Q2-3 2021, giá một số hoạt chất nhập khẩu tăng do nhu cầu
sử dụng cao trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhân
mắc COVID-19, chủ yếu thuộc các nhóm giảm đau-hạ sốt
25
(tăng 45-50%), chống viêm (tăng 10-50%), vitamin (tăng 20-
40%) và một số nhóm hoạt chất kháng vi-rút.
0
Cuối Q4 2021, giá nhóm hoạt chất kháng sinh và vitamin giảm
nhẹ do nhu cầu tích trữ trong giai đoạn giãn cách không còn.
Tuy nhiên, giá các nhóm hoạt chất nằm trong phác đồ điều trị
và cấp cứu bệnh nhân COVID-19 vẫn ở mức cao như nhóm
T01/2021 T05-6/2021 T11/2021
chống viêm (tăng 5-6% so với cuối Q2), nhóm vận mạch như
Nguồn: VITIC, FPTS tổng hợp adrenaline (tăng 10-12% so với cuối Q2).

2. Việc xét duyệt tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao tiếp tục kéo dài
2.1. Tình hình xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP trên thế giới
Tiến độ xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP cho các cơ sở sản xuất mới nằm ngoài Khu vực Kinh tế châu
Âu (EEA) bị trì hoãn, nguyên nhân do dịch bệnh cản trở việc di chuyển của các chuyên gia từ châu
Âu. Thông báo cuối Q3 2021 từ các cơ quan quản lý dược phẩm tại khu vực này, gồm Tổng cục Y tế và An
toàn Thực phẩm của Ủy ban châu Âu5 và một số đơn vị quản lý y tế châu Âu (HMA và EMA)6, xác nhận các
tiêu chí trong việc xét duyệt và cấp chuẩn như sau:
• Đối với các chứng nhận EU-GMP nằm ngoài EEA đang đăng ký gia hạn: Tự động gia hạn tới cuối
năm 2022 nhằm đảm bảo tính liên tục của việc nhập khẩu dược phẩm trong bối cảnh dịch bệnh.
• Đối với các đơn vị nằm ngoài EEA đang đăng ký xét duyệt chứng nhận EU-GMP mới: Xét duyệt
EU-GMP từ xa7 có thể được tiến hành đối với các cơ sở sản xuất mới nằm ngoài khu vực châu Âu nếu
thích hợp và khả thi. Trong trường hợp không vượt qua vòng xét duyệt từ xa, các doanh nghiệp sẽ phải
hoãn tới khi chuyên gia sắp xếp sang kiểm tra trực tiếp. Các cơ quan quản lý dược nhấn mạnh rằng các
phương án ưu tiên, trì hoãn hoặc cắt giảm các hoạt động xét duyệt sẽ được áp dụng theo từng trường
hợp cụ thể.

5Tổng cục Y tế và An toàn Thực phẩm - Ủy ban Châu Âu: Directorate-General for Health and Food Safety – European
Commission.
6 HMA: Heads of Medicines Agencies; EMA: European Medicines Agency.
7 Cơ sở tiếp nhận chứng nhận EU-GMP dựa trên việc xét duyệt từ xa sẽ được xét duyệt trực tiếp lại tại địa điểm sản xuất
ngay khi việc di chuyển của các chuyên gia được cho phép. Nếu một cơ sở không vượt qua quy trình xét duyệt từ xa,
việc xét duyệt sẽ bị hoãn lại cho tới khi việc xét duyệt trực tiếp được tiến hành (EMA, FPTS tổng hợp).

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 44


2.2. Tình hình xét duyệt và cấp chuẩn EU-GMP của các nhà máy tại VIệt Nam
• Đối với 17 chứng nhận EU-GMP được cấp trước năm 2021: Không có rủi ro bị hết hạn tới hết năm
2022.
• Đối với các đơn vị đang đăng ký xét duyệt EU-GMP mới:
o Cơ sở hoàn thành xét duyệt từ xa: tháng 05/2021, nhà máy sản xuất viên nén và nang cứng của
Davipharm (thành viên của Adamed Pharma từ Ba Lan) đạt EU-GMPDA8 cấp bởi Cơ quan Quản lý
Dược Ba Lan.
o Cơ sở chưa hoàn thành xét duyệt từ xa: Một số nhà máy ở Việt Nam đang trong quá trình xét duyệt
EU-GMP mới gồm: nhà máy IMP4 (sản xuất thuốc non-beta-lactam của IMP), nhà máy STADA-VN
(sản xuất thuốc non-beta-lactam của PME), và nhà máy Bidiphar CNC (sản xuất thuốc tiêm, truyền
điều trị ung thư của DBD). Theo cập nhật tháng 01/2022 của Bộ Y tế, các cơ sở này đã được cấp
chứng nhận WHO-GMP ở Việt Nam. Do đó, các sản phẩm sản xuất tại các cơ sở này có thể đấu thầu
ở các nhóm 3-4-5 kênh bệnh viện; chưa thể tham gia các nhóm thầu cao cấp 1-2 và thị trường xuất
khẩu.
3. Đầu ra: tiêu thụ ở kênh bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ; kênh bệnh viện bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi giãn cách xã hội
Theo IQVIA, giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam trong 09T2021 đạt hơn 100 nghìn tỷ VND (tăng ~2,0%
yoy). Trong đó, kênh bán lẻ và kênh bệnh viện chiếm lần lượt 62% và 38%.
• Tổng giá trị tiêu thụ ở kênh bán lẻ ước đạt >60 nghìn tỷ VND trong 09T2021 (+12% yoy). Tăng trưởng
này tới từ (i) chi tiêu tăng cho các sản phẩm phòng dịch bệnh và (ii) hình thức mua hàng đa dạng,
không còn giới hạn ở các nhà thuốc truyền thống mà bắt đầu mở rộng ra thương mại điện tử.
• Tổng giá trị tiêu thụ ở kênh bệnh viện ước đạt ~40 nghìn tỷ VNĐ trong 9T 2021 (-07% yoy). Nguyên
nhân do việc thăm khám tại các bệnh viện giảm do các khó khăn trong tiếp cận bệnh viện, cơ sở y tế
(không bao gồm bệnh nhân COVID-19) trong bối cảnh tình trạng giãn cách xã hội kéo dài bởi tác động
từ dịch bệnh COVID-19.
3.1. Kênh bán lẻ tăng trưởng cao nhờ nhu cầu phòng dịch và hình thức phân phối linh động
3.1.1. Chi tiêu tăng cho các sản phẩm phòng dịch bệnh Covid-19
Trong 09T2021, nhu cầu mua sắm, tích trữ các nhóm sản phẩm phòng dịch ở mức cao do dịch Covid-19
tiếp tục kéo dài. Tổng chi tiêu cho các nhu yếu phẩm bảo vệ (như khẩu trang, bộ đồ phòng dịch, v.v.) và
nhóm thuốc điều trị triệu chứng (như thuốc ho, cảm, giảm đau, hạ sốt, v.v.) tăng trưởng hơn 105% so với
trong và sau đợt bùng phát dịch đầu tiên năm 2020. Trong đó, các thuốc ho, cảm tăng trưởng >20% yoy
trong 1H 2021 và các nhóm vitamin B tổng hợp9 tăng trưởng gần 150% yoy trong Q3/2021.
3.1.2. Mô hình nhà thuốc truyền thống bị ảnh hưởng, hình thức bán hàng dần mở rộng sang thương
mại điện tử trong dịch bệnh Covid-19
Mô hình các nhà thuốc truyền thống bị ảnh hưởng tiêu cực do các đợt bùng phát dịch khiến tình trạng giãn
cách xã hội kéo dài trên quy mô rộng và người tiêu dùng lo ngại về việc tăng nguy cơ tiếp xúc khi đi mua
hàng trực tiếp.
Trong đợt bùng phát dịch thứ 04 vào cuối tháng 04/2021, lưu lượng người tới các hàng tạp hóa và nhà
thuốc, quầy thuốc truyền thống trên cả nước giảm mạnh so với thời điểm đợt dịch đầu tiên bùng phát vào

8 DA (Distant Assessment): Xét duyệt từ xa.


9Nhóm vitamin B tổng hợp gồm 08 loại vitamin là B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12; có các chức năng với nhiều hệ thống
và bộ phận trong cơ thể, giúp duy trì và cải thiện sức khỏe thần kinh, tiêu hóa, da dẻ, tóc, móng, và hệ thống miễn dịch.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 45


đầu năm 2020. Cuối Q3 2021, lưu lượng người qua lại các nhà thuốc, quầy thuốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh (chiếm >55% giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam), giảm lần lượt 28% và 66% so với đầu năm 2020.
Số lượng người qua lại các hàng tạp hóa và nhà thuốc, quầy thuốc bắt đầu có sự hồi phục trong Q4 2021
khi tình hình giãn cách xã hội giảm nhẹ. Tính tới đầu tháng 12/2021, mức giảm chỉ dao động từ -19% đến
0% tại Hà Nội và -19% đến -10% tại TP. Hồ Chí Minh so với giai đoạn đầu năm 2020.
Biểu đồ 56 – Thay đổi lưu lượng người qua lại hàng tạp hóa và hiệu thuốc so với đầu năm 2020

Nguồn: Google Mobility Report, FPTS tổng hợp

Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong giai đoạn 2020-2021, phương án sử dụng thương mại điện tử
để bán dược phẩm không kê đơn và nhu yếu phẩm phòng dịch dần được áp dụng nhiều hơn ở kênh bán
lẻ bởi cả các nhà cung cấp và người tiêu dùng:
• Các hình thức tiếp cận trực tiếp người dùng cuối trên thương mại điện tử được phát triển bởi cả nhà
sản xuất dược phẩm (DBD, TRA, DHG, v.v.) và nhà phân phối (Pharmacity, Phano, v.v.), chủ yếu qua
các các nền tảng bán hàng trực tuyến hoặc qua phương tiện mạng xã hội. Việc sử dụng thương mại
điện tử giúp (i) các nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp người dùng cuối trong khi tiết giảm các chi phí bán
hàng như hoa hồng, chi phí đi lại của trình dược viên, và (ii) nhà phân phối mở rộng độ phủ trong khi
tiết giảm được chi phí thuê mặt bằng.
• Hơn 50% người tiêu dùng chuyển dần sang sử dụng kênh thương mại điện tử để mua thuốc không kê
đơn. Theo thống kê về số lượng giao dịch trên các kênh thương mại điện tử, nhóm hàng sức khỏe,
gồm các sản phẩm như thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, v.v. chiếm 16,6%.

Biểu đồ 57 – Nhóm sản phẩm được giao dịch nhiều trên các
kênh thương mại điện từ (2020)

Nhóm sách-văn phòng phẩm 03% Sách, văn phòng phẩm, phiếu mua hàng

Nhóm phương tiện-phụ kiện 04% Xe đạp, xe máy, đồ dã ngoại, thể thao

Nhóm nhà cửa-đời sống 09% Nội thất, thiết bị trong nhà

Nhóm thời trang 10% Quần áo, phụ kiện, đồ chơi


Nhóm sức khỏe 17% Thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
Nhóm đồ điện tử 18% Điện thoại, máy tính

0% 5% 10% 15% 20%

Nguồn: MoIT, FPTS tổng hợp

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 46


3.2. Tiêu thụ thuốc ở kênh bệnh viện giảm trong 09T2021 do giãn cách xã hội; nhu cầu một số
nhóm thuốc trong phác đồ điều trị Covid-19 tăng
3.2.1. Tiêu thụ thuốc ở kênh bệnh viện giảm do giãn cách xã hội
Tổng giá trị tiêu thụ ở kênh bệnh viện ước đạt ~40 nghìn tỷ VNĐ trong 9T 2021 (-07% yoy). Một số nhóm
sản phẩm có mức tiêu thụ giảm mạnh gồm: thuốc xương khớp (-14% yoy), ức chế miễn dịch (-23%), kháng
sinh cephalosporins (-35%), các loại vắc-xin không bao gồm vắc-xin COVID-19 (-55% đến -35%).
Từ khi dịch bệnh bùng phát trong giai đoạn 2020-2021, số lượt khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế giảm,
đặc biệt đối với các trường hợp điều trị ngoại trú. Theo nghiên cứu của Hedima, tình trạng giảm số lượng
bệnh nhân diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà là tình trạng chung cho toàn khu vực Đông Nam Á. Theo báo
cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, số lượt khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế toàn thành phố
giảm trong năm 2020 và Q1 2021 so với cùng kỳ nắm trước. Tháng 09/2021, tỷ lệ bệnh nhân khám bệnh
tại bệnh viện giảm 40-60% so với trước khi có dịch.
Biểu đồ 58 – Thay đổi số lượt khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
10%

0%

-10%

-20%

-30%
TTYT-TYT PKĐK tư BV tư BV quận, BV thành BV Bộ TTYT-TYT PKĐK tư BV tư BV quận, BV thành BV Bộ
huyện phố ngành huyện phố ngành
2020 Q1 2021

Ngoại trú Nội trú

Nguồn: SYT TP. Hồ Chí Minh, FPTS tổng hợp

Nguyên nhân chính do tình hình giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh, thành phố. Theo hướng dẫn của Bộ
Y tế, khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng người bệnh có xu hướng “ôm
bệnh”, chỉ đi khám khi thực sự cần thiết trong thời gian giãn cách, bởi:
• Nhu cầu thăm, khám các bệnh không nguy hiểm giảm bởi các lo ngại về lây nhiễm chéo và nhiều thủ
tục phải chuẩn bị khi ra đường; và,
• Nhu cầu tái khám các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiều đường, ung thư tại các bệnh viện Trung
ương và tuyến tỉnh giảm bởi người bệnh có khả năng tự lấy thuốc ở các cơ sở y tế tuyến dưới hoặc ở
hiệu thuốc.
3.2.2. Nhu cầu một số nhóm thuốc trong phác đồ điều trị Covid-19 cao
Năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 1,7 triệu ca nhiễm mới. Chi tiêu cho các nhóm thuốc nằm trong phác đồ
điều trị bệnh nhân COVID-1910 vẫn ở mức cao, ước tính dao động từ 3.000-9.000 tỷ đồng. Một số hoạt chất
có mức tiêu thụ tăng trưởng mạnh, gồm (số liệu ước tính tại 1H 2021):

10Các nhóm thuốc quan trọng sử dụng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 trong phác đồ điều trị ở Việt Nam gồm: thuốc
kháng vi-rút/kháng thể kháng vi-rút, thuốc chống viêm chứa corticosteroid, thuốc chống đông máu, thuốc vận mạch, chất
điện giải, v.v.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 47


Bảng 4 – Một số hoạt chất tăng trưởng mạnh

Nhóm thuốc Ví dụ % yoy

Axit Salicylic và dẫn xuất


Giảm đau, hạ sốt
không chứa chất Pyrazolone (Phenazone, Metamizole, Aminophenazone, v.v) +27%
gây nghiện
Anilides (Paracetamol, Phenacetin, Bucetin, Propacetamol)

Nhóm Heparin (Heparin, Enoxaparin, Nadroparin, v.v.) +158%


Chống đông máu
Nhóm ức chế trực tiếp yếu tố Xa11 (Rivaroxaban, Apixaban, Edoxaban) +330%

Mineralocorticoids (Aldosterone, Fludrocortisone, Desoxycortone)


Corticosteroid +25%
Glucocorticoids (Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolone, v.v.)

Nguồn: IQVIA, NIH, WHO, FPTS tổng hợp

Về nguồn gốc các thuốc nằm trong phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19, tỷ trọng giá trị của thuốc sản xuất
trong nước và thuốc nhập khẩu gần tương đương nhau, lần lượt đạt 49,5% và 50,5%. Trong đó, thuốc sản
xuất trong nước chủ yếu thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt và các nhóm vitamin. Các nhóm thuốc phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu gồm các thuốc chống huyết khối, thuốc ức chế phản ứng miễn dịch, thuốc chống viêm
chứa corticoid, và thuốc vận mạch.
Biểu đồ 59 – Tỷ trọng trúng thầu các nhóm thuốc quan trọng sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh nhân
Covid-19 ở Việt Nam (09T2021)

Thuốc ức chế phản ứng quá mức


Thuốc chống huyết khối
Thuốc vận mạch
Dung dịch lọc máu
Thuốc chống viêm chứa corticoid
Vitamin nhóm B và C
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Tổng 49,5% 50,5%

Trong nước Nhập khẩu

Nguồn: BYT, FPTS tổng hợp

II. Triển vọng 2022 – Tăng trưởng nhờ nhu cầu phòng dịch và khám, chữa bệnh
1. Tăng trưởng nhờ nhóm sản phẩm phòng dịch ở kênh bán lẻ và nhu cầu khám, chữa bệnh trở
lại ở kênh bệnh viện
Nhu cầu cho dược phẩm được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong bối cảnh Việt Nam sống chung với dịch bệnh,
do (i) dịch bệnh liên tục có những biến chủng mới, tạo nhiều rào cản với những nỗ lực chấm dứt hoàn toàn
dịch bệnh trên quy mô toàn cầu trong giai đoạn 2022-2023, (ii) các bệnh hình thành trên cơ thể người đã
từng mắc COVID-19. Năm 2022, chúng tôi kỳ vọng quy mô ngành dược phẩm Việt Nam đạt ~141,4 nghìn
tỷ VNĐ (tăng ~9,2% yoy), đến từ (i) nhu cầu cho các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng dịch tiếp

11Yếu tố Xa là enzym phân giải protein, góp phần vào chuyển hóa prothrombin thành thrombin. Thrombin là chất đóng
vai trò quan trọng trong các phản ứng của quá trình đông máu.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 48


tục tăng trưởng và (ii) nhu cầu điều trị các bệnh hướng thần kinh, tim mạch, hô hấp, rối loạn nội tiết, v.v. do
các di chứng sau khi mắc COVID-19.
1.1. Kênh bán lẻ: Nhu cầu sản phẩm phòng dịch duy trì, không tăng trưởng đột biến
Tiêu thụ kênh bán lẻ ước đạt hơn 80 nghìn tỷ VND (tăng 5,0-8,5% yoy), đến từ nhu cầu (i) các sản phẩm
phòng dịch, cải thiện miễn dịch như vitamin C, nhóm vitamin B tổng hợp, thuốc từ dược liệu, thực phẩm
chức năng, và (ii) các sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 tại nhà như các thuốc điều trị triệu chứng ho, cảm,
giảm đau, hạ sốt, thuốc chống dị ứng, chống viêm, ức chế miễn dịch.
Biểu đồ 60 – Dự báo tốc độ tăng trưởng một số nhóm sản phẩm ở kênh bán lẻ (2020 – 2022F)

20 20%

15 15%
Tỷ VND

10 10%

5 5%

0 0%
Thực phẩm chức năng Thuốc dược liệu Vitamin Ho, cảm, dị ứng

2020 2021E 2022F

Nguồn: EUI, FPTS tổng hợp

1.2. Kênh bệnh viện: tăng trưởng được kỳ vọng từ hoạt động khám chữa bệnh hồi phục và nhu
cầu điều trị di chứng COVID-19
Chúng tôi cho rằng nhu cầu sử dụng dược phẩm ở kênh bệnh viện sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong năm
2022, đạt gần 60 nghìn tỷ VNĐ (tăng 08-10,5% yoy) nhờ (i) tỷ lệ khám bệnh tại bệnh viện trở lại khi nới lỏng
giãn cách xã hội, và (ii) nhu cầu điều trị các biến chứng hậu COVID-19.
Tỷ lệ khám bệnh tại các bệnh viện trở lại khi nới lỏng giãn cách xã hội. Đầu Q4 2021, số lượng người
dân khám, chữa bệnh được cải thiện khi tình hình giãn cách xã hội được nới lỏng. Tại TP. Hồ Chí Minh,
các bệnh viện ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân khám tăng từ 50%-600% tại nhiều bệnh viện trong đầu tháng
10/2021 so với trong thời điểm điểm giãn cách xã hội. Chúng tôi cho rằng tỷ lệ khám, chữa bệnh tại bệnh
viện sẽ hồi phục trong năm 2022, nhờ các phương án:
• Bệnh nhân COVID-19 dần điều trị tại nhà: Một số tỉnh, thành phố cho phép các F0 không triệu chứng
hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, sử dụng thuốc các thuốc điều trị triệu chứng, vitamin, và một số
loại thuốc kháng vi-rút. Bệnh nhân có thể nhập viện khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn12.
• Bệnh viện được phân loại dựa trên mức độ nặng-nhẹ của bệnh nhân COVID-19: Một số tình, thành
phố bắt đầu áp dụng mô hình “tháp 03 tầng”; theo đó: tầng 01 điều trị F0 bị nhẹ, tầng 02 điều trị F0 có
triệu chứng, và tầng 03 tập trung vào hồi sức chuyên sâu cho F0 bị nặng.
Nhu cầu điều trị các bệnh di chứng sau khi mắc COVID-19 tăng. Theo quan sát của CDC, bệnh nhân
từng mắc COVID-19 có rủi ro mắc 02-03 di chứng hậu COVID-19, gồm các bệnh đa cơ quan (rối loạn chức
năng tim, phổi, thận, da, não) hoặc một số bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong
cơ thể) kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi hồi phục từ COVID-19. Dựa trên các tỷ lệ ước tính từ
IQVIA, chúng tôi ước tính cơ cấu số các ca di chứng ở Việt Nam trên mỗi 01 triệu người khỏi bệnh như sau:

12Các triệu chứng cần thông báo với nhân viên y tế gồm: khó thở, nhịp thở tăng, SpO2 <96%, mạnh nhanh >120 nhịp/phút
hoặc dưới 50 lần/phút, huyết áp thấp, đau ngực, thay đổi ý thức, tím tái, không thể ăn uống, trẻ sốt cao, v.v. (BYT, FPTS
tổng hợp)

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 49


Biểu đồ 61 – Số di chứng ở các bệnh nhân hồi phục từ Covid-19 trên 01 triệu người

300.000
trên 1.000.000 người

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

0
Hệ thần Hô hấp Tim mạch Cơ, xương Tiêu hóa Thận Nội tiết Da liễu Khác
kinh

Nguồn: IQVIA, FPTS tổng hợp

Với mỗi nhóm di chứng trên, chúng tôi cho rằng các nhóm thuốc và sản phẩm cải thiện chức năng tương
ứng sẽ có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2022, gồm các nhóm thuốc điều trị bệnh về hệ thần
kinh, hô hấp, tim mạch, cơ-xương, và tiêu hóa.
2. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới ngành dược cần theo dõi
2.1. Biến động giá các hoạt chất phục vụ phòng, điều trị Covid-19
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu không còn là rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, diễn biến giá một số hoạt chất nằm trong danh mục phòng, điều trị, và cấp
cứu bệnh nhân COVID-19 như nhóm vitamin, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, vận mạch, v.v. là các yếu tố
cần theo dõi do nhu cầu biến động cùng chiều với diễn biễn dịch bệnh trên toàn cầu.
2.2. Tiến độ xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP tại một số cơ sở sản xuất
Các cơ sở sản xuất mới và đã được chứng nhận đạt WHO-GMP từ Bộ Y tế Việt Nam, gồm các nhà máy
mới của IMP, PME và DBD, được kỳ vọng sẽ đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam và tham gia đấu thầu
ở các nhóm 3-4-5 trong năm 2022. Do việc xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP cho các cơ sở này tiếp tục bị trì
hoãn và phụ thuộc nhiều vào khả năng xét duyệt của các cơ quan quản lý dược phẩm từ châu Âu, sản
phẩm tại các nhà máy sẽ chưa thể tham gia các nhóm thầu cao 1-2 và chưa thể xuất khẩu trong năm 2022.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật tiến độ xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP tại các cơ sở sản xuất dược
phẩm này khi có thêm thông tin.
III. Kết luận: Khả quan hơn
Chúng tôi đánh giá triển vọng ngành dược phẩm trong năm 2021 sẽ KHẢ QUAN HƠN do:
• Không còn rủi ro thiếu hụt nguyên liệu;
• Nhu cầu tiêu thụ thuốc ở kênh bán lẻ tiếp tục được duy trì, các hình thức bán lẻ được mở rộng;
• Các hoạt động khám, chữa bệnh ở bệnh viện trở lại và tăng nhờ nhu cầu khám, điều trị các di chứng
hậu COVID-19.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 50


IV. Một số doanh nghiệp theo dõi ngành dược phẩm

Đơn ROE
Vốn hóa tại Doanh thu LNST
vị: LNST Tỷ suất TTM
ngày thuần (04 quý
Tỷ 09T2021 (%yoy) LNST P/E
06/01/2022 09T2021 gần nhất)
VND

14.983,5 2.909,7 605,8 +14,5% 20,8% 22,5% 18,4x

• Trong 09T2021, doanh thu thuần của DHG đạt 2.909,7 tỷ đồng (+14,4% yoy); trong đó, doanh
thu từ nhóm hàng sản xuất đạt ~2.498,9 tỷ đồng (+10,1% yoy), chiếm ~86% doanh thu thuần.
o Kênh bán lẻ: Dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu tích trữ các sản phẩm phòng dịch tăng như
nhóm thuốc điều trị triệu chứng (giảm đau, hạ sốt, thuốc ho, cảm) và nhóm sản phẩm nâng
cao sức khỏe, cải thiện miễn dịch (vitamin, khoáng chất). Nhờ hình thức marketing tập trung
vào từng nhóm khách hàng cụ thể, DHG đã đẩy mạnh doanh thu một số sản phẩm chiến
lược như Hapacol (giảm đau, hạ sốt), và Bocalex (vitamin, khoáng chất). Ngoài ra, với sức
hỗ trợ từ tập đoàn Taisho, DHG từng bước tiếp nhận các sản phẩm chuyển giao từ các
thương hiệu thực phẩm chức năng và thiết bị y tế cho thị trường Việt Nam như collagen
Hoshi, men Yunpro, dán hạ sốt Mitoyo.
DHG
o Kênh bệnh viện: Các dây chuyền viên nén và viên bao phim được nâng cấp lên tiêu chuẩn
Japan-GMP giúp các sản phẩm của HDG tham gia đấu thầu ở các nhóm 1-2. Doanh số
trúng thầu của DHG ở kênh bệnh viện đạt 292,5 tỷ đồng (+90,3% yoy), trong giá trị các hợp
đồng trúng thầu ở các nhóm thầu cao 1-2 tăng trưởng 34x so với cùng kỳ 2020.
• Lợi nhuận gộp đạt 1.372,8 tỷ đồng (+10,5% yoy). Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 48,8% (9T
2020) xuống 47,2% (09T2021), nguyên nhân do (i) chi phí bao bì và đóng gói tăng và (ii) giá
một số API nhập khẩu tăng mạnh như Paracetamol (+72,6% yoy), vitamin C (+10,3% yoy), v.v.
trong thời điểm dịch bệnh.
• Chi phí bán hàng tăng 12,1% yoy do DHG đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động marketing kênh
bán lẻ. Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu giảm từ 18,3% (9T 2020) xuống
18,0% (09T2021) nhờ (i) hiệu quả cao của chiến lược quảng cáo tập trung vào từng nhóm
khách hàng cụ thể và (ii) hoạt động phân phối qua đối tác trung gian được cắt giảm và định
hướng bỏ hẳn. Lợi nhuận sau thuế của DHG đạt 605,8 tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% yoy.

3.776,1 1.589,5 196,0 +38,6% 12,3% 20,8% 13,9x

• Trong 9T 2021, doanh thu thuần của TRA đạt 1.589,5 tỷ đồng (+21,6% yoy). Doanh thu từ nhóm
hàng sản xuất đạt ~1.298,9 tỷ đồng (+19,3% yoy), chiếm >80% doanh thu thuần; trong đó, kênh
bán lẻ chiếm 80-90% trong cơ cấu doanh thu. Trong bối cảnh dịch bệnh, TRA tích cực mở rộng
thị trường cho các sản phẩm truyền thống và mở rộng danh mục sản phẩm mới:
o TRA tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ cho các phân khúc khác nhau của các sản phẩm
TRA truyền thống, gồm (i) trà thảo mộc Boganic tham gia phân khúc đồ uống, bắt đầu xuất hiện
tại các siêu thị, quầy tạp hóa và (ii) các loại thực phẩm chức năng được bán qua các hình
thức thương mại điện tử.
o Tận dụng nhu cầu tích trữ cao đối với một số nhóm sản phẩm hỗ trợ phòng dịch, TRA tích
cực đưa ra thị trường một số sản phẩm mới như Traphaton (vitamin, khoáng chất), Boganic
Premium (giải độc gan, tăng sức đề kháng), các dung dịch rửa mắt, mũi; và đẩy mạnh
quảng cáo các sản phẩm chiến lược trong tình hình dịch bệnh như Antot Thymo, nước
muối, nước súc miệng T-B.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 51


o Trong Q4 2021, TRA bắt đầu thương mại hóa sản phẩm Acid Ursodeoxycholic (UDCA)
chuyển giao công nghệ từ Daewoong Pharmaceutical. Tháng 08/2021, TRA và Daewoong
tiếp tục ký kết các hợp đồng chuyển giao 12 sản phẩm/hoạt chất cho Giai đoạn hợp tác 02,
dự kiến được thương mại hóa sau 02-03 năm.
• Doanh thu từ mảng phân phối đạt 288,3 tỷ đồng (+33,1% yoy), chủ yếu đến từ các sản phẩm
bảo vệ sức khỏe và thiết bị y tế được TRA phân phối cho các đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản
như Curcumin Fast (CJ), Hinom (JW Holdings), Gomzat (Daewoong Pharmaceutical), v.v.
• Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 53,6%, không biến động mạnh so với cùng kỳ 2020. Nguyên nhân do
nguồn cung dược liệu chính của TRA được doanh nghiệp chủ động trồng trọt, thu hái, tích trữ
trong dịch bệnh.
• Chi phí bán hàng tăng 19,2% yoy, chủ yếu từ các khoản chi cho trình dược viên và quảng cáo;
tuy nhiên, tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu giảm từ 27,2% (9T 2020) xuống 26,7% (9T
2021). Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế cải thiện từ 10,8% (9T 2020) lên 12,3% (9T 2021).Nhờ
đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế cải thiện từ 10,8% (9T 2020) lên 12,3% (09T2021).

1.875,3 1.041,4 105,0 -22,3% 10,1% 11,4% 12,4x

• Trong 9T 2021, doanh thu thuần của DMC đạt 1.041,4 tỷ đồng (+3,3% yoy). Doanh thu từ nhóm
hàng sản xuất đạt 516,7 tỷ đồng (-18,3% yoy), chiếm 49,6% cơ cấu doanh thu thuần. Nguyên
nhân chính do (i) danh mục sản phẩm chưa hưởng lợi từ dịch bệnh, và (ii) mô hình phân phối
sản phẩm ở kênh bán lẻ chưa linh động:
o Các nhóm dược phẩm chủ lực do DMC tự sản xuất, gồm các sản phẩm điều trị bệnh tim
mạch, tiểu đường, và một số dòng kháng sinh phổ thông, không nằm trong các sản phẩm
có nhu cầu tích trữ cao trong thời điểm dịch bệnh.
o Với việc hoạt động của nhà thuốc, quầy thuốc bị ảnh hưởng do giãn cách, nhiều doanh
nghiệp đẩy mạnh các phương thức tiếp cận khách hàng trực tuyến. Trong khi đó, DMC vẫn
DMC tập trung vào các mô hình nhà thuốc, quầy thuốc truyền thống qua việc tăng các chi phí
tiếp thị, tặng quà, khuyến mãi, chiết khấu (+138,4% yoy) nhằm giữ khách hàng cũ và tiếp
cận khách hàng mới. Chi nhánh phân phối hoạt động không hiệu quả bị đóng cửa (như chi
nhánh Vinh), ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh tại các địa bàn này sau khi dịch bệnh kết
thúc.
• Doanh thu từ nhóm hàng phân phối đạt 524,7 tỷ đồng (+39,5% yoy), chiếm 50,4% cơ cấu doanh
thu thuần, chủ yếu gồm các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ nhu cầu phòng dịch như khẩu trang,
bộ đồ phòng dịch. Phần lớn các mặt hàng này mang thương hiệu DMC, tuy nhiên được sản
xuất bởi một bên thứ ba hoặc do DMC thuê nhà máy sản xuất.
• Lợi nhuận gộp đạt 275,4 tỷ đồng (-11,7% yoy). Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 30,9% (9T 2020)
xuống 26,4% (9T 2021). Nguyên nhân chính do cơ cấu doanh thu thay đổi: doanh thu các mặt
hàng phân phối có tỷ suất lợi nhuận thấp (11,1%) tăng, trong khi doanh thu từ các mặt hàng
sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao hơn (42,1%) giảm.

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 52


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc phân tích đầu tư Nhóm phân tích cơ bản

Nguyễn Thị Kim Chi Nguyễn Ngọc Đức Hoàng Thị Tuyến
chintk@fpts.com.vn Trưởng nhóm – Xây dựng Chuyên viên – Hàng không
ducnn2@fpts.com.vn tuyenht@fpts.com.vn

Hà Huy Thắng Nguyễn Vũ Cương


Chuyên viên – Dệt may Chuyên viên – Dược phẩm

thanghh@fpts.com.vn cuongnv2@fpts.com.vn

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM


Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng
tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên
phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị
phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Báo cáo này không được phép sao chép, phát hành và phân phối dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự chấp thuận
của FPTS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin từ báo cáo này.

Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến cổ phiếu này có thể được
xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.

Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Trụ sở chính Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chi nhánh Tp. Đà Nẵng

52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Tầng 3, 4 Toà nhà Tràng Tiền, 130
Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Đống Đa, Quận Hải Châu, TP. Đà
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nẵng, Việt Nam.

ĐT: 19006446 ĐT: 19006446 ĐT: 19006446


Fax: (84.24) 3773 9058 Fax: (84.28) 6291 0607 Fax: (84.236) 3553 888

http://www.ezadvisorselect.fpts.com.vn/ Bloomberg – FPTS <GO> | 53

You might also like