You are on page 1of 19

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN


VINGROUP NĂM 2019 - 2021

GVHD: ThS. Nguyễn Tuấn Phong

SVTH:

Lớp: Tài chính doanh nghiệp

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 2
PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 3
NỘI DUNG ................................................................................................................................ 4
1. Tổng quan: .......................................................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu nền kinh tế: ................................................................................................. 4
1.2. Giới thiệu ngành: ......................................................................................................... 4
1.3. Giới thiệu công ty:....................................................................................................... 5
1.3.1. Giới thiệu công ty: ............................................................................................... 5
1.3.2. Phân tích SWOT: ................................................................................................. 5
1.3.2.1. Điểm mạnh: ...................................................................................................... 5
1.3.2.2. Điểm yếu: ......................................................................................................... 6
1.3.2.3. Cơ hội: .............................................................................................................. 6
1.3.2.4. Thách thức: ....................................................................................................... 6
2. Phân tích công ty: ............................................................................................................... 7
2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán:................................................................................... 7
2.1.1. Tổng tài sản .......................................................................................................... 8
2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn:.............................................................................................. 8
2.1.1.2. Tài sản dài hạn.................................................................................................. 8
2.1.2. Tổng nguồn vốn ................................................................................................... 9
2.1.2.1. Nợ phải trả ........................................................................................................ 9
2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu ................................................................................................ 9
2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: ...................................................................... 10
2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính: ....................................................................................... 12
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn .................................................... 13
2.3.2. Nhóm chỉ số hoạt động ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nhóm chỉ số sinh lời .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phân tích Dupont: ...................................................................................................... 14
2.5. Đánh giá tình hình tài chính của công ty:.................................................................. 16
2.5.1. Ưu điểm: ............................................................................................................ 16
2.5.2. Nhược điểm: ...................................................................................................... 16
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 17
1. Giải pháp: ......................................................................................................................... 17
2. Kết luận: ........................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 18

1
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu
các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển thì họ phải đảm bảo tình hình tài chính của mình
thật vững chắc. Và muốn như vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình bằng
cách nghiên cứu và phân tích cụ thể.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi
doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt
động kinh doanh và xác định được các nguyên nhân của những vấn đề phát sinh, phát hiện và
khai thác những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp; từ đó đưa ra được những biện pháp
phát huy những nguồn lực đó hoặc khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải,
giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhóm 1 chọn mốc thời gian 2019 - 2021 để phân tích rõ hơn sự phát triển và thay đổi
của tập đoàn VinGroup trước, trong và sau đại dịch Covid-19; thời điểm mà các doanh nghiệp
trên cả nước và trên thế giới rơi vào khủng hoảng. Từ đó có thể thấy được các chiến lược của
tập đoàn, khả năng lãnh đạo của ban điều hành; giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về VinGroup.

2
PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 CP Cổ phần
2 TSNH Tài sản ngắn hạn
3 TSDH Tài sản dài hạn
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
7 TTTM Trung tâm thương mại
8 VCSH Vốn chủ sở hữu
9 TSCĐ Tài sản cố định

3
NỘI DUNG
1. Tổng quan:
1.1. Giới thiệu nền kinh tế:
Giai đoạn 2019 - 2021 được xem là giai đoạn của những khó khăn và thách thức lớn
đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy
thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh
hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với
tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai,
dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân;
tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu
quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã
hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng.
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong giai đoạn 2019 - 2021, nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế -
xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp
trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch,
lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa
đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung
thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ
lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai
thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn
2019 - 2021.
1.2. Giới thiệu ngành:
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường
xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Phát triển và quản lý có hiệu quả
thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo
khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát
triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

4
1.3. Giới thiệu công ty:
1.3.1. Giới thiệu công ty:
Tiền thân của VinGroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu
những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất
động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom.
Đến tháng 1/2012, công ty cổ phần Vincom và Công ty cổ phần Vinpearl sáp nhập,
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn VinGroup - Công ty cổ
phần. VinGroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với
giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ.
Khởi đầu tại Việt Nam với lĩnh vực du lịch và bất động sản, VinGroup đã phát triển
mạnh mẽ trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành với hệ sinh thái toàn diện từ bất động sản
nhà ở, thương mại, du lịch đến các dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp.
Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh truyền thống vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, VinGroup đang
đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ với khát vọng ghi dấu ấn toàn cầu.
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, VinGroup hiện đang hoạt động trong ba
lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp, VinGroup đã tài trợ một con số kỷ
lục với 6.099 đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác.
Tính đến nay, VinGroup đã chi hơn 9.400 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phòng chống
Covid-19. Đồng thời, Tập đoàn cũng quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để
tập trung nguồn lực cho xe điện. Quyết định này sẽ giúp VinGroup hiện thực hóa nhanh hơn
chiến lược trở thành hãng xe toàn cầu, thâm nhập sâu vào các thị trường quốc tế, bởi trong
tương lai, xe điện sẽ dần thay thế xe chạy bằng động cơ đốt trong. Điều này dẫn đến trong kỳ,
VinGroup ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu hao nhanh các tài sản dự kiến không
sử dụng và khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng.
1.3.2. Phân tích SWOT:
1.3.2.1. Điểm mạnh:
- Thương hiệu lớn mạnh:
Tập đoàn VinGroup là doanh nghiệp tư nhân đa ngành lớn nhất tại Việt Nam được
thành lập vào năm 1993. Khi tham gia vào bất kì một lĩnh vực nào, thương hiệu VinGroup luôn
chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt và thay đổi theo xu hướng hiện đại hoá bằng việc cho ra
thị trường những sản phẩm dịch vụ mang chất lượng quốc tế.
- Tiềm lực tài chính tốt:

5
Với lợi thế về tiềm lực tài chính VinGroup đã tận dụng hiệu quả nguồn lực này để phát
triển trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ toàn diện trong tương lai.
1.3.2.2. Điểm yếu:
- Nguồn vay nợ lớn với lãi cao:
VinGroup có số dư vay nợ khá lớn dẫn đến áp lực lớn về dòng tiền trả nợ gốc và lãi vay
hàng năm đặc biệt trong bối cảnh lãi vay ngày một tăng cao như hiện nay. Và nếu việc tiêu thụ
các sản phẩm gặp khó khăn ở đầu ra sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán và chi trả nợ
lãi của doanh nghiệp hoặc buộc doanh nghiệp phải tiêu thụ không lợi nhuận để đảm bảo khả
năng thanh khoản đúng hạn.
1.3.2.3. Cơ hội:
- Tiềm năng tăng trưởng mạnh và thị trường rộng lớn:
Hệ sinh thái VinGroup mong muốn có mặt ở bất cứ nơi đâu trên đất nước và vươn tầm
Thế Giới bằng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng đáp ứng và đem lại giá trị cốt lõi
cho người sử dụng, vì vậy trong tương lai, VinGroup sẽ vươn xa hơn, cao hơn và không ngừng
đổi mới để chinh phục những đỉnh cao.
1.3.2.4. Thách thức:
- Đối thủ cạnh tranh:
Các tập đoàn đa ngành trong và ngoài nước lần lượt mọc lên như nấm sau mưa là đối
thủ cạnh tranh trực tiếp về thị phần với VinGroup ở cả trong và ngoài nước. Việc đổi mới, xây
dựng duy trì uy tín, chất lượng sẽ luôn là bài toán mà ban lãnh đạo cũng như tất cả thành viên
của tập đoàn cần không ngừng quan tâm.

6
2. Phân tích công ty:
2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán:
Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021
Tỷ trọng Tỷ trọng
TÀI SẢN Mã số Năm 2019 Tỷ trọng (%) Năm 2020 Năm 2021 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối
(%) (%)
(VND) (%) (VND) (%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 197.392.876 48,89% 166.013.805 39,21% 161.374.270 37,67% (31.379.071) -16% (4.639.535) -2,79%
I. Tiền và các khoản tương
110 18.446.968 9,35% 29.403.688 17,71% 18.352.236 11,37% 10.956.720 59% (11.051.452) -37,59%
đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 11.172.867 5,66% 10.413.625 6,27% 8.080.448 5% (759.242) -7% (2.333.177) -22,41%
III. Các khoản phải thu ngắn
130 63.871.798 32,35% 52.395.927 31,56% 72.186.627 44,73% (11.475.871) -18% 19.790.700 37,77%
hạn
IV. Hàng tồn kho 140 83.808.756 42,45% 62.495.269 37,64% 50.425.325 31,24% (21.313.487) -25% (12.069.944) -19,31%
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20.092.487 10,17% 11.305.296 6,80% 12.329.634 7,64% (8.787.191) -44% 1.024.338 9,06%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 206.347.877 51,11% 256.489.962 60,59% 267.010.195 62,33% 50.142.085 24% 10.520.233 4,10%
I- Các khoản phải thu dài
210 1.464.432 0,36% 7.379.649 1,74% 598.596 0,14% 5.915.217 404% (6.781.053) -91,89%
hạn
II. Tài sản cố định 220 108.268.894 26,82% 125.639.869 29,68% 130.695.959 30,51% 17.370.975 16% 5.056.090 4,02%
1. Tài sản cố định hữu hình 221 88.298.602 21,87% 103.813.162 24,52% 106.067.440 24,76% 15.514.560 18% 2.254.278 2,17%
2. Tài sản cố định vô hình 227 19.970.292 4,95% 21.826.707 5,16% 24.628.519 5,75% 1.856.415 9% 2.801.812 12,84%
III. Bất động sản đầu tư 230 33.872.258 8,39% 34.725.866 8,20% 35.133.258 8,20% 853.608 3% 407.392 1,17%
IV. Tài sản dang dở dài hạn 240 48.057.748 11,90% 67.921.619 16,04% 83.325.334 19,45% 19.863.871 41% 15.403.715 22,68%
V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 3.950.881 0,98% 7.413.828 1,75% 9.230.804 2,15% 3.462.947 88% 1.816.976 24,51%
IV. Tài sản dài hạn khác 260 10.733.664 2,66% 13.409.131 3,17% 8.025.884 1,87% 2.675.467 25% (5.383.247) -40,15%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 403.740.753 100,00% 423.340.877 100% 428.384.465 100% 19.600.124 5% 5.043.588 1,19%
C - NỢ PHẢI TRẢ (300=
300 283.152.164 70,13% 286.651.052 67,85% 268.812.599 62,75% 3.498.888 1% (17.838.453) -6,22%
310 + 330)
I. Nợ ngắn hạn 310 181.293.250 64,02% 169.222.607 59,03% 146.445.324 54,47% (12.070.643) -7% (22.777.283) -13,46%
II. Nợ dài hạn 330 101.858.914 35,97% 117.428.445 40,96% 122.367.275 45,52% 15.569.531 15% 4.938.830 4,21%
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 120.588.589 29,86% 135.852.715 32,15% 159.571.866 37,24% 15.264.126 13% 23.719.151 17,46%
TỔNG CỘNG NGUỒN
440 403.740.753 100,00% 422.503.767 100% 428.384.465 100% 18.763.014 5% 5.880.698 1,39%
VỐN (440 = 300 + 400)

Hình 1- Bảng cân đối kế toán của tập đoàn VinGroup năm 2019 - 2021

7
2.1.1. Tổng tài sản:
Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực
kinh tế của công ty dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ số liệu Hình 1
bảng kế toán qua 3 năm hoạt động ta thấy: Tổng quy mô nguồn vốn qua các năm đều tăng so
với năm 2019. Theo số liệu năm 2019 cho thấy, tổng tài sản tăng thêm 24.643.712 tương đương
1,06 lần; đây là mức tăng khá chậm.
2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn:
Nhìn chung kết cấu tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản thì nó chiếm chưa đầy ½. Năm
2019 mức TSNH này cao nhất chiếm 48,89%. Hai năm 2020 và 2021 tỉ lệ này thấp hơn xấp xỉ
chưa tới 40%. TSNH từ 2019 tới 2021 có dấu hiệu giảm dần 36.018.606 tức 1,2 lần, ngược lại
với TSDH tăng trưởng ổn định.
- Tiền mặt:
Công ty không sử dụng tiền mặt quá nhiều, trong vòng 3 năm gần đây chiếm tỷ trọng
chỉ 17,71% tổng giá trị tài sản là tỷ trọng cao nhất vào năm 2020. Và năm 2020 cũng chính là
năm có tỷ lệ mức tăng về tiền cao nhất so với năm gốc 2019 thì nó tăng đến 10.956.72 tương
đương 1,6 lần. Năm 2021 tỷ lệ này không tăng mà còn giảm đi 94.732 so với năm 2019. Nhưng
nhìn chung xu hướng lượng tiền mặt của cơng ty không cao, điều nàyxét ra có xu hướng tốt,
bởi lượng tiền mặt tồn không nhiều sẽ làm tăng khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Tài sản dài hạn:
Nhìn chung mức tăng tài sản dài hạn nó tăng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng
cao trên tổng số tài sản. Mức này chiếm cao nhất năm 2021 chiếm đến 62.33%.
- Tài sản cố định:
Khoản mục giá trị tài sản cố định phản ánh giá trị còn lại (sau khi lấy nguyên giá trừ đi
giá trị hao mòn) đến thời điểm báo cáo.
TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng cao, nó cũng là tỷ lệ trên tổng TSDH chiếm cao
nhất với năm 2021 nó chiếm đến 30.51% tăng 3,7 lần so với năm gốc 2019. Cho thấy trong
năm 2021 vừa qua các dự án, công trình, máy móc của công ty được tăng thêm để phục vụ cho
việc kinh doanh.
TSCĐ vô hình mức này lại chiếm tỷ trọng thấp chỉ chiếm 5.75% cao nhất năm 2021,
nhưng những năm trước chỉ chưa đầy 5% trên tổng TSDH. Chiếm tỷ trọng thấp nhưng vào năm
2021 cũng tăng 0,8 lần so với 2019 và các năm trước đó.

8
2.1.2. Tổng nguồn vốn:
2.1.2.1. Nợ phải trả:
Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất cao có thời điểm nó lên đến 70.13% năm
2019. Mức tỷ trọng này giảm dần từ 2019 đến 2021, đến năm 2020 thì nó chỉ còn 62.75%
nhưng mức tỷ trọng này vẫn rất cao.
- Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn là con số nợ dưới 1 năm hoặc hơn 1 chu kì kinh doanh của công ty. Trong
đó, nợ ngắn hạn chiếm hơn nửa tỷ trọng của nợ phải trả. Vẫn là năm 2019 có mức tỷ trọng cao
nhất chiếm 64.02%. Qua các năm giá trị của khoản mục này giảm dần cho thấy dấu hiệu tích
cực của doanh nghiệp. Mức ngắn hạn này cao chủ yếu do: Chi phí phải trả, Các khoản phải trả
và dự phòng…
- Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn là những khoản nợ trên 1 năm và chưa đến kỳ đáo hạn trong thời kì kinh
doanh lập báo cáo. Nợ dài hạn của công ty tương đối lớn và có mức tăng trưởng nhanh. So với
2019 thì 2021 đã tăng lên 1.26 lần. Trong 3 năm trở lại nay tỷ trọng này chiếm từ 35 đến 45%
trên tổng số nợ phải trả.
2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu:
Tỷ trọng của VCSH qua các năm đều tăng. Mức tăng này cao nhất so với năm 2019 thì
2021 là 38.983.277 tương ứng 1,32 lần. Năm 2021 cũng là năm chiếm tỷ trọng cao nhất so với
tổng nguồn vốn là 37.24%.
Phân tích về tình hình lợi nhuận, qua bảng cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
năm 2020 có mức tăng cao nhất so với năm 2019 nhưng vẫn là con số nhỏ chỉ có 3,2%. Nhưng
xét về mức doanh thu tổng năm 2021 so với năm 2020 lại giảm. Nguyên nhân do các đợt giãn
cách xã hội kéo dài nên hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng và vui chơi
giải trí đều bị ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, việc quyết định dừng sản xuất xe xăng để tập trung
nguồn lực cho xe điện cũng khiến VinGroup ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu
hao nhanh các tài sản dự kiến không sử dụng và khoản phí trả cho nhà cung cấp do kết thúc
hợp đồng. Ngoài ra, trong khi dịch diễn biến phức tạp, tập đoàn này còn chi gần 6.100 tỉ đồng
để tài trợ cho các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và các hoạt động tài trợ khác.

9
2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:
Chênh lệch 2020-2019 Chênh lệch 2021-2020
Tỷ trọng Tỷ trọng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2019 Tỷ trọng (%) Năm 2020 Năm 2021 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối
(%) (%)
(VND) (%) (VND) (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
1 130.161.398 100,00% 110.755.497 100,00% 125.780.761 100,00% (19.405.901) -14,91% 15.025.264 13,57%
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 (125.384) -0,10% (265.464) -0,24% (92.891) -0,07% (140.080) 111,72% 172.573 -65,01%

3. Doanh thu thuần về bán hàng và


10 130.036.014 99,90% 110.490.033 99,76% 125.687.870 99,93% (19.545.981) -15,03% 15.197.837 13,75%
cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 (92.484.797) -71,05% (93.177.277) -84,13% (91.623.165) -72,84% (692.480) 0,75% 1.554.112 -1,67%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
20 37.551.217 28,85% 17.312.806 15,63% 34.064.705 27,08% (20.238.411) -53,90% 16.751.899 96,76%
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 14.000.889 10,76% 31.068.411 28,05% 16.045.903 12,76% 17.067.522 121,90% (15.022.508) -48,35%
7. Chi phí tài chính 22 (8.181.371) -6,29% (12.804.561) -11,56% (11.363.667) -9,03% (4.623.190) 56,51% 1.440.894 -11,25%
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 (7.147.357) -5,49% (11.402.385) -10,30% (10.288.893) -8,18% (4.255.028) 59,53% 1.113.492 -9,77%
8. Chi phí bán hàng 25 (14.248.448) -10,95% (7.253.585) -6,55% (6.909.908) -5,49% 6.994.863 -49,09% 343.677 -4,74%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 (12.677.438) -9,74% (13.403.089) -12,10% (24.034.459) -19,11% (725.651) 5,72% (10.631.370) 79,32%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
30 15.756.406 12,11% 14.654.704 13,23% 7.760.906 6,17% (1.101.702) -6,99% (6.893.798) -47,04%
doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}
11. Thu nhập khác 31 832.187 0,64% 982.699 0,89% 1.164.220 0,93% 150.512 18,09% 181.521 18,47%
12. Chi phí khác 32 (951.169) -0,73% (1.694.848) -1,53% (5.778.675) -4,59% (743.679) 78,19% (4.083.827) 240,96%
13. Lỗ/Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 118.982 0,09% (712.149) -0,64% (4.614.455) -3,67% (831.131) -698,54% (3.902.306) 547,96%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 15.637.424 12,01% 13.942.555 12,59% 3.146.451 2,50% (1.694.869) -10,84% (10.796.104) -77,43%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 (8.286.824) -6,37% (10.282.745) -9,28% (9.905.355) -7,88% (1.995.921) 24,09% 377.390 -3,67%
16. Thu nhập/Chi phí thuế TNDN hoãn
52 366.013 0,28% 885.763 0,80% (799.260) -0,64% 519.750 142,00% (1.685.023) -190,23%
lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
60 7.716.613 5,93% 4.545.573 4,10% (7.558.164) -6,01% (3.171.040) -41,09% (12.103.737) -266,28%
nghiệp (60 = 50 - 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.433 0,00% 1.691 0,00% 685 0,00% (742) -30,50% (1.006) -59,49%
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 71 2.383 0,00% 1.658 0,00% 685 0,00% (725) -30,42% (973) -58,69%

Hình 2 - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn VinGroup năm 2019 - 2021

10
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh, năm 2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của tập đoàn VinGroup đạt hơn 130 tỷ đồng , tăng 7% so với cùng kì năm trước và được đánh
giá là đạt kết quả khả quan. Thế nhưng sang năm 2020, doanh thu của tập đoàn đạt hơn 110,7
tỷ đồng, giảm so với năm 2019 là 14,91%. Sự giảm trong doanh thu của VinGroup chủ yếu là
do không còn doanh thu từ hoạt động bán lẻ , bởi , vào quý 4/2019, Tập đoàn VinGroup và Tập
đoàn Masan đã đạt được thỏa thuận liên quan đến giao dịch hoán đổi cổ phần của Công ty
VinCommerce và Công ty VinEco để nhận phần sở hữu không kiểm soát trong một công ty
con về Tiêu dùng - Bán lẻ thuộc Tập đoàn Masan. Năm 2020, tuy mất đi doanh thu từ hoạt
động bán lẻ, thế nhưng VinGroup vẫn đạt doanh thu tốt chính là từ hoạt động chuyển nhượng
bất động sản và hoạt động sản xuất mẫu xe và điện thoại thông minh. Nhờ 3 đại dự án Vinhome
Ocean Park, Vinhome Samrt City, Vinhome Grand Park, hoạt động chuyển nhượng bàn giao
đã chiếm 65% tổng doanh thu của VinGroup. Trong lĩnh vực cộng nghiệp sản xuất, Vinfast đã
ghi dấu ấn xuất sắc khi trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong các phân khúc cùng giá trong quý
4/2020. Đến năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 125 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 13,75%.
Tuy nhiên, năm 2021 được đánh giá là năm đầy khó khăn và thách thức cho VinGroup bởi Đại
dịch Covid-19. Nguồn doanh thu chủ yếu vẫn là từ mảng bất động sản chiếm 63% tổng doanh
thu, sau đó là hoạt động sản xuất chiếm 14% tổng doanh thu, hoạt động kinh doanh dịch vụ
khách sạn du lịch, vui chơi giải trí chiếm 3% tổng doanh thu, hoạt động y tế và các dịch vụ liên
quan chiếm 2% tổng doanh thu, hoạt động giáo dục chiếm 2% tổng doanh thu. Các mảng kinh
doanh của VinGroup đều được ghi nhận là gặp khó khăn trong quá trình hoạt động do đại dịch
Covid cản trở.
Năm 2021, VinGroup thực hiện các giao dịch như sáp nhập Vinpearl và Ngọc Việt,
chuyển nhượng 100% tỷ lệ sở hữu Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Đầu tư và Phát
triển Thời đại giữa các công ty trong cùng tập đoàn, bán 60 triệu cổ phiếu quỹ của Vinhomes,
bán 3% vốn Vinhomes, góp vốn hòa Vinsmart và nhận chuyển nhượng 1,9% cổ phần Vinpearl
từ các đối tác. Năm 2020, tập đoàn chuyển nhượng 100% vốn tại công ty con - Công ty cổ phần
du lịch Hòn Một với giá 3700 tỷ đồng , mang về khoản lãi 2728 tỷ, Ngoài ra có các giao dịch
chuyển nhượng đầu tư khác và đem về 12.422 tỷ đồng doanh thu tài chính cho tập đoàn, góp
phần cải thiện kết quả kinh doanh.

11
2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính:
STT Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 2019 2020 2021 Công Thức
1 Hệ số thanh toán hiện thời 1,09 0,98 1,10 = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,63 0,61 0,76 = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
3 Hệ số tiền mặt (HS thanh toán tức thời) 0,04 0,05 0,07 = Tiền mặt/Nợ ngắn hạn

STT Chỉ số hoạt động 2019 2020 2021 Công Thức


1 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 0,67 2,04 0,78 = Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn
2 Vòng quay hàng tồn kho (lần) (1,33) (2,98) (1,61) = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
3 Vòng quay khoản phải thu (vòng) (1,60) (1,49) (1,38) = Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân
4 Vòng quay khoản phải trả (vòng) (1,38) (1,21) (1,13) = Giá vốn hàng bán/Phải trả cho người bán bình quân
7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần 6,7% -15,0% 13,8% =(DTT năm n-1 - DTT năm n-2)/DTT năm n-2
5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0,82 0,47 0,49 =Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân
6 Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân 0,19 0,13 0,15 =DTT/Tổng tài sản bình quân
8 Khoản phải thu/doanh thu thuần 0,50 0,54 0,58 = Khoản phải thu/Doanh thu thuần

STT Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn 2019 2020 2021 Công Thức
1 Hệ số nợ 0,70 0,59 0,54 = Nợ phải trả/Tổng tài sản
2 Nợ/Vốn CSH 2,35 2,11 1,68 = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
3 Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,84 0,86 0,77 =Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
4 Tài sản cố định/Vốn CSH 0,89 0,92 0,82 =Tài sản cố định/Vốn CSH
5 Tốc độ tăng trưởng tài sản 40,2% 4,9% 1,2% =(TS năm n-1 - TS năm n-2)/TS năm n-2

STT Chỉ số sinh lời (%) 2019 2020 2021 Công Thức
1 Tỷ suất lợi nhuận (ROS) 5,93% 4,11% -6,01% = Lợi nhuận sau thuế TNDN/Doanh thu thuần
2 Suất sinh lời trên tài sản (ROA) 1,91% 1,07% -1,76% = Lợi nhuận sau thuế TNDN/Tổng tài sản
3 Suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 6,40% 19,85% 3,35% = Lợi nhuận sau thuế TNDN/Vốn chủ sở hữu
4 Tỷ suất lợi nhuận gộp 28,88% 15,67% 27,10% = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
5 Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ -118,79% -22,28% 69,42% =EBIT/Chi phí lãi vay (EBIT=Thu nhập-Chi phí hoạt động)
6 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 29,83% -53,90% 96,76% =(LN năm n-1-LN năm n-2)/LN năm n-2

STT Khả năng tăng trưởng (%) 2019 2020 2021 Công Thức
1 Tỷ số lợi nhuận tích lũy 2,47 1,04 -1,60 = Lợi nhuận sau thuế/Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
2 Tỷ số tăng trưởng bền vững 0,03 0,03 0,03 = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/Vốn chủ sở hữu

Hình 3 - Bảng chỉ tiêu tài chính của tập đoàn VinGroup năm 2019 - 2021

12
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn:
- Hệ số khả năng thanh khoản hiện thời:
Hệ số khả năng thanh khoản hiện thời của công ty năm 2019 là 1,09 cho biết 1 đồng nợ
ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi 1,09 đồng tài sản ngắn hạn. Tương tự, hệ số khả năng
thanh khoản hiện thời của công ty năm 2020, 2021 lần lượt là 0,98 và 1,10. Hệ số khả năng
thanh khoản hiện thời của công ty trong duy trì ổn định trong hai năm 2019 và 2021. Từ năm
2019-2020 giảm từ 1,09 xuống 0,98 (nhỏ hơn 1). Cho biết, tài sản ngắn hạn của công ty không
đủ để chi trả các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 12 tháng. Bên cạnh đó ta cũng có thể
thấy được vị trí của công ty và uy tín trên thị trường khi các chủ nợ sẵn sàng cho công ty vay
mặc do hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2020 đã nhỏ hơn một. Chủ nợ và năng lực của công ty
đã chứng tỏ rằng công ty đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn này.
- Hệ số khả năng thanh khoản nhanh:
Cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài
sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ đi hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh khoản nhanh của doanh
nghiệp trong 3 năm lần lượt là 0,63; 0,61; 0,76.. Hệ số khả năng thanh khoản nhanh của doanh
nghiệp qua 3 năm đều nhỏ hơn 1 và không theo một xu hướng nhất định nào. Điều này cho
thấy tài sản ngắn hạn của công ty sau khi đã loại trừ đi hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp
và hàng tồn kho là khá lớn, tuy nhiên xét ở loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là
điều khá bình thường.

13
2.4. Phân tích Dupont:
Đơn vị: Triệu đồng
Tập đoàn VinGroup (Mã: VIC)
2019 2020 2021
Doanh thu thuần 130.036.014 110.490.033 125.687.870
Chi phí lãi vay 7.525.182 11.402.385 10.288.893
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 15.637.424 13.942.555 3.146.451
Lợi nhuận sau thuế 7.716.613 4.545.573 -7.558.164
Tổng tài sản 403.740.753 422.503.767 428.384.465
Vốn chủ sở hữu 120.588.589 135.852.715 159.571.866
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 23.162.606 25.344.940 13.435.344
Vốn chủ sở hữu bình quân 120.588.589 128.220.652 147.712.291
Tổng tài sản bình quân 403.740.753 413.122.260 425.444.116

Mô hình Dupont ba bước: 2019 2020 2021


Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế ÷ Doanh thu thuần) 5,9% 4,1% -6,0%
Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản bình quân) 0,32 0,27 0,30
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản BQ ÷ VCSH bình quân) 3,35 3,22 2,88
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 6,4% 3,5% -5,1%

Mô hình Dupont năm bước: 2019 2020 2021


Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế ÷ Lợi nhuận trước thuế) 0,49 0,33 -2,40
Gánh nặng lãi vay (EBT ÷ EBIT) 0,68 0,55 0,23
Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT ÷ Doanh thu thuần) 17,8% 22,9% 10,7%
Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản bình quân) 0,32 0,27 0,30
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản BQ ÷ VCSH bình quân) 3,35 3,22 2,88
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 6,4% 3,5% -5,1%
Hình 4 - Bảng Dupont của tập đoàn VinGroup năm 2019 - 2021

14
Biên lợi nhuận ròng của Tập đoàn VinGroup trong giai đoạn 2019 - 2021 có chiều
hướng tụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, biên lợi nhuận dòng của VinGroup năm 2019 đạt 5,9%
nhưng năm 2020 tụt xuống chỉ còn 4,1%, năm 2021 còn tụt xuống -6%. Nguyên nhân dẫn tới
biến động xấu này chủ yếu là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 khiến cho doanh thu thuần thì
tụt giảm, lợi nhuận sau thuế giảm nghiêm trọng, thậm chí còn thua lỗ vào năm 2021.
Về hệ số đòn bẩy tài chính, chỉ tiêu này của VinGroup đang có xu hướng giảm nhẹ từ
năm 2019 đến năm 2021. Cụ thể, năm 2019, hệ số đòn bẩy tài chính của Vin là 3,35, nhưng
sang đến hết năm 2020 giảm chỉ còn 3,22, còn đến hết năm 2021 giảm xuống còn 2,88. Điều
này cho thấy VinGroup đang giảm việc sử dụng vay nợ để đầu tư sinh lời hơn. Đây cũng là
hướng đi an toàn bởi thị trường giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid 19 nên
các doanh nghiệp cần giảm bớt sử dụng nợ lại để tránh gây ra những tổn thất nặng nề hơn.
Về ROE, giai đoạn 2019 - 2021, chỉ số ROE của VinGroup có xu hướng tụt giảm
nghiêm trọng. Cụ thể, ROE năm 2019 là 6,4% nhưng năm 2020 chỉ đạt 3,5% và thậm chí ROE
của VinGroup còn xuống tới mức -5,1% vào năm 2021. Đây là một dấu hiệu đáng buồn với
một doanh nghiệp lớn như VinGroup. Nhưng nếu nhìn vào tình hình kinh tế thời điểm đó dịch,
dịch bệnh Covid -19 đang hoành hàng thì việc ROE của VinGroup giảm cũng không có gì quá
bất ngờ.
Về gánh nặng thuế và gánh nặng lãi vay của VinGroup đều có xu hướng giảm từ năm
2019 đến năm 2021. Cụ thể, năm 2019 gánh nặng thuế và gánh nặng lãi vay của Vin lần lượt
đạt 0,49 và 0,68 nhưng đến hết năm 2020, chúng chỉ còn 0,33 và 0,55 và năm 2021, chúng còn
- 2,4 và 0,23. Việc giảm gánh nặng thuế của doanh nghiệp xuất phát từ việc nhà nước giảm
chính sách thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kì dịch bệnh, đặc biệt là năm 2021, nhà
nước giảm nhiều chính sách thuế nên gánh nặng thuế của Vin phải chịu nhỏ hơn 0. Còn về
gánh nặng lãi vay giảm thì do chính sách của VinGroup. Khi mà trong thời kì thị trường chịu
nhiều ảnh hướng từ dịch bệnh, thì VinGroup đã quyết định giảm sử dụng vay nợ, từ đó dẫn tới
gánh nặng lãi vay giảm.
Biên lợi nhuận hoạt động của VinGroup giai đoạn 2019 - 2021 có nhiều biến động lớn.
Cụ thể, năm 2019, chỉ tiêu này của VinGroup đạt 17,8% sau đó tăng lên đạt 22,9% nhưng sau
đó lại giảm xuống còn 10,7% năm 2021. Việc gia tăng biên lợi nhuận hoạt động năm 2020 của
VinGroup xuất phát từ việc doanh thu thuần thì giảm nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì
lại tăng dẫn tới gia tăng chỉ số biên lợi nhuận hoạt động. Năm 2021 thì như ngược lại so với
năm 2020, khi mà doanh thu thuần thì tăng lên nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại giảm
xuống nặng nề dẫn tới chỉ số biên lợi nhuận hoạt động giảm nghiêm trọng.

15
2.5. Đánh giá tình hình tài chính của công ty:
2.5.1. Ưu điểm:
Trong giai đoạn 2019-2021, chỉ số ROE của toàn ngành trong tập đoàn là ở mức 6,40%
( năm 2019), 19,85% ( năm 2020), 3,35% ( năm 2021). Ta có thể thấy chỉ số ROE luôn dương
cho thấy tập đoàn đã sử dụng vốn của cổ đông rất hiệu quả và ổn định, từ đó cổ phiếu của tập
đoàn VIC được rất nhiều ngưòi săn đón. Chỉ số ROA của tập đoàn không có sự thay đổi giữa
năm 2019 và 2020, nhưng có sự thay đổi rõ nhất là giữa năm 2020 và 2021, chỉ số ROA là -
1,76, Nhưng sự thay đổi thất thường của chỉ số ROE và ROA nguyên nhân chủ yếu là do dịch
bệnh Covid.
2.5.2. Nhược điểm:
Do không có phương án đề phòng cho những tình huống bất ngờ xảy ra nên tập đoàn
dễ xa vào thế bị động. Bên cạnh đó, do chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh chủ yếu từ lĩnh vực sản
xuất ô tô chạy xăng sang ô tô, xe máy chạy bằng điện, tập đoàn phải xây dựng, lắp đặt các trạm
sạc pin cho chúng nên làm tăng chi phí.

16
KẾT LUẬN
1. Giải pháp:
VinGroup cần tái hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại nhanh chóng. Giai đoạn 2019 -
2021 là một giai đoạn khó khăn với mọi doanh nghiệp khi phải đối mặt với dịch bệnh nhưng
sang đến năm 2022, dịch bệnh đã được kiểm soát, kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại. Tập đoàn
VinGroup cần nhanh chóng trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cũng
cần đưa ra những chiến lược marketing hợp lý nhằm nhanh chóng thu hút lại các khách hàng
để từ đó phục hồi và phát triển kinh doanh tốt hơn.
VinGroup cần tiếp tục hạn chế sử dụng nợ vay. Dù trong những năm gần đây, VinGroup
đã giảm thiểu sử dụng nợ nhưng vẫn cần tiếp tục giảm sử dụng vay nợ xuống. Do nền kinh tế
của toàn thế giới đang dễ bị tổn thương. Dịch bệnh vừa qua đã cho thấy sự mong manh của thị
trường, đặc biệt là thị trường bất động sản và nhà ở.
2. Kết luận:
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy VinGroup là doanh nghiệp có hoạt động kinh
doanh tốt. Bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19, VinGroup đã duy trì hoạt động kinh
doanh rất tốt với hầu hết các dự án của mình. Ta đánh giá cao khả năng huy động vốn và việc
sử dụng các nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, điều này giúp VinGroup duy trì tiến độ phát
triển của các dự án cũng như cam kết sản phẩm chất lượng cao.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vietstock, https://vietstock.vn/ ,truy cập ngày 23/05/2022
2. VinGroup, https://VinGroup.net , truy cập ngày 28/05/2022
3. Th.Dương (2022), “Vì sao VinGroup lỗ 7.500 tỉ đồng trong năm 2021?”,
https://nld.com.vn/kinh-te/vi-sao-VinGroup-lo-7500-ti-dong-trong-nam-2021-
2022013013013142.htm , truy cập ngày 01/06/2022.
4. Phúc Minh (2020), “Không còn Vinmart, lợi nhuận quý đầu năm 2020 của VinGroup
chỉ còn hơn 500 tỉ đồng”, https://vietnammoi.vn/khong-con-vinmart-loi-nhuan-quy-
dau-nam-2020-cua-VinGroup-giam-mot-nua-chi-con-hon-500-ti-dong-
20200429190128243.htm , truy cập ngày 02/06/2022

18

You might also like