You are on page 1of 52

NGÀNH HÀNG KHÔNG

KỲ VỌNG THỜI TIẾT THUẬN LỢI


CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 1


MỤC LỤC
A. ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 .................................................................................................. 5
I. Đại dịch COVID-19 và cú sốc kinh tế thế giới toàn cầu...................................................................... 5
1. Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại ....................................... 5
2. Nền kinh tế toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 ..................................... 6
II. Kinh tế Việt Nam với đại dịch COVID-19 .............................................................................................. 6
1. Việt Nam là một trong các quốc gia chống dịch COVID-19 hiệu quả nhất thế giới ............................. 6
2. Kết quả trái chiều từ một số lĩnh vực kinh tế trước tác động của dịch bệnh COVID-19 ..................... 8
III. Triển vọng của nhóm ngành chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021 ................................. 9
B. NGÀNH HÀNG KHÔNG – Hồi phục chậm khi đường bay quốc tế vẫn bị hạn chế........................ 11
I. Nhìn lại năm 2020: Chịu thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 do việc tạm dừng khai thác các
đường bay ..................................................................................................................................................... 11
1. Mảng vận tải hàng không: Chịu thiệt hại lớn nhất, ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động của
doanh nghiệp .............................................................................................................................................. 12
2. Mảng dịch vụ hành khách: sản lượng hành khách giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh
doanh .......................................................................................................................................................... 13
3. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: Chịu thiệt hại thấp nhất do chuyến bay chuyên chở hàng hóa được
duy trì hoạt động ......................................................................................................................................... 14
II. Triển vọng năm 2021: Hồi phục chậm do đường bay quốc tế phần lớn chưa được mở lại ....... 14
1. Mảng vận tải và dịch vụ hành khách hồi phục chậm do đường bay quốc tế phần lớn chưa mở lại . 14
2. Mảng nhà ga hàng hóa hồi phục về mức năm 2019 do hoạt động thương mại thế giới hồi phục.... 15
III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Hàng không ......................................................................... 16
C. NGÀNH LOGISTICS - Triển vọng tích cực nhờ hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi .................. 18
I. Nhìn lại năm 2020: Phục hồi nhanh chóng sau cú sốc đại dịch COVID-19 đầu năm 2020 .......... 18
Dịch vụ cảng biển: Sản lượng container vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ xuất nhập khẩu hồi phục
vào nửa cuối năm ....................................................................................................................................... 18
Dịch vụ vận tải biển: Các doanh nghiệp nội địa chưa hưởng lợi nhiều từ sản lượng vận tải hồi phục
và giá nhiên liệu giảm ................................................................................................................................. 19
II. Triển vọng năm 2021: Tiếp diễn đà tăng trưởng nhanh và bền vững ............................................ 21
Dịch vụ cảng biển: Triển vọng tích cực nhờ hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng ....................... 21
Dịch vụ vận tải biển: Phần lớn doanh nghiệp nội địa khó tận dụng được tiềm năng tăng trưởng từ
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa .......................................................................................................... 23
Dịch vụ hậu cần, kho bãi: Tăng cường đầu tư mở rộng, đón đầu nhu cầu kho bãi tăng trưởng mạnh
trong tương lai............................................................................................................................................. 23
III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Logistics .............................................................................. 24
D. NGÀNH DỆT MAY - Các Hiệp định Thương mại tự do hỗ trợ ngành phục hồi sau đại dịch ...... 26
I. Nhìn lại năm 2020: Cú sốc cầu nối tiếp cú sốc cung........................................................................ 26
Cú sốc cung: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trong
T3/2020 do các nhà máy Trung Quốc ngưng hoạt động ........................................................................... 26
Cú sốc cầu: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị giãn/hủy đơn hàng từ T4/2020 do dịch lan rộng
sang Mỹ và EU ............................................................................................................................................ 27
II. Triển vọng năm 2021: Tốc độ hồi phục chậm ................................................................................... 29
Nhu cầu dệt may ở các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tăng trở lại khi tình hình kinh tế dần hồi
phục vào cuối năm 2021 ............................................................................................................................. 29

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 2


Các Hiệp định thương mại tự do sẽ hỗ trợ thúc đẩy giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
trong năm 2021 ........................................................................................................................................... 30
III. Cập nhập một số doanh nghiệp ngành Dệt may............................................................................... 32
E. NGÀNH THỦY SẢN - Cơ hội phục hồi khi dịch COVID-19 tại các thị trường xuất khẩu được
kiểm soát ........................................................................................................................................................... 34
I. Nhìn lại năm 2020 - Bức tranh đối lập giữa mảng tôm và mảng cá ................................................ 34
Mảng tôm: Tận dụng cơ hội khi các đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn, giá trị xuất khẩu tăng trưởng
mạnh mẽ ..................................................................................................................................................... 34
Mảng cá tra: Chịu tác động kép khi nhu cầu tiêu thụ hạ nhiệt cùng với giá bán xuất khẩu giảm ..... 36
II. Triển vọng năm 2021: Bức tranh tươi sáng hơn .................................................................................. 37
1. Mảng tôm: Tiếp tục tăng trưởng nhờ nguồn cung ổn định và nhu cầu tiêu thụ phục hồi .................. 37
2. Mảng cá tra: Nhu cầu gia tăng tại các kênh tiêu thụ chính nhờ tình hình dịch bệnh dần được kiểm
soát ............................................................................................................................................................ 39
III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Thủy sản .............................................................................. 41
F. NGÀNH DƯỢC PHẨM - Nguồn cung nguyên liệu hồi phục; Cơ hội cho dược phẩm nội địa chất
lượng cao .......................................................................................................................................................... 43
I. Nhìn lại năm 2020: Dịch bệnh COVID-19 gây tác động tiêu cực ngắn hạn .................................... 43
1. Nguồn nguyên liệu: Thiếu hụt trong 02 tháng đầu năm 2020 ............................................................ 43
2. Hoạt động sản xuất: Việc xét duyệt tiêu chuẩn sản xuất và chuyển giao công nghệ từ đối tác nước
ngoài bị ngưng trệ ....................................................................................................................................... 44
3. Đầu ra: Tiêu thụ ở kênh OTC tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhóm sản phẩm phòng dịch ................... 45
II. Triển vọng năm 2021: Kênh OTC tăng trưởng chậm lại, cơ hội cho dược phẩm nội chất lượng
cao ở kênh ETC ............................................................................................................................................ 46
1. Tiêu thụ ở kênh OTC tăng trưởng chậm lại do nhu cầu tích trữ giảm ............................................... 46
2. Cơ hội cho dược phẩm nội đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương ở kênh ETC ..................... 46
III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Dược .................................................................................... 49

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 3


TỪ VIẾT TẮT TRONG KHUÔN KHỔ BÁO CÁO

WB Ngân hàng Thế giới – World Bank

UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới - World Tourism Organization

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund

CAGR Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm - Compound annual growth rate

EC Ủy ban Châu Âu - European Commission

EMA Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu - European Medicines Agency

IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - International Air Transport Association

IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế - International Maritime Organization

VPA Hiệp hội Cảng biển Việt Nam - Vietnam Seaports Association

VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Vietnam Textile and Apparel Association

VASEP Hiệp hội Thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Hội nghị Triển vọng toàn cầu Nuôi trồng Thủy sản - Global Outlook for Aquaculture
GOAL
Leadership

GDC Tổng cục Hải quan - General Department of Vietnam Customs

GSO Tổng cục Thống kê - General Statistics Office

MoH Bộ Y tế Việt Nam - Ministry of Health

DoH Sở Y tế - Department of Health

BMI Đơn vị nghiên cứu và phân tích thị trường, sở hữu bởi Fitch Solutions

EUI Công ty nghiên cứu và phân tích thị trường - Euromonitor International

Nhà cung cấp dữ liệu, giải pháp công nghệ, các dịch vụ phân tích, nghiên cứu khoa học và
IQVIA
các thị trường y tế-dược phẩm (Tiền thân là Quintiles và IMS Health)

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 4


A. ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19
Cuối năm 2019, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều kỳ vọng bức tranh lạc quan cho triển vọng kinh tế toàn
cầu năm 2020, theo dự báo của WB, GDP toàn thế giới năm 2020 được dự kiến sẽ tăng trưởng 3,5%. Thế
nhưng, bước sang đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng, mọi dự báo và kế hoạch
đều phải thay đổi. Dịch bệnh đã tác động trực tiếp đến tình hình sức khỏe, an toàn của công dân toàn cầu, từ
đó gián tiếp gây áp lực lên sức khỏe nền kinh tế trên toàn thế giới.
Ngày 31/12/2019, dịch bệnh COVID-19 khởi phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng đến nhiều quốc gia
trên thế giới. Tính đến ngày 03/01/2021, cả thế giới có hơn 84 triệu ca nhiễm và hơn 1,8 triệu người tử vong.
Hiện Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm lớn nhất thế giới, hơn 7,1 triệu người, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil, Nga,… Số
ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng từng ngày trên thế
giới. Tại Việt Nam, tính đến ngày 03/01/2021, ghi nhận tổng số 1.494 ca nhiễm và 35 ca tử vong.
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Việt Nam với độ mở cửa nền kinh tế cao - kim ngạch xuất nhập
khẩu/GDP năm 2020 lên đến hơn 200%, do vậy, rất dễ tổn thương và nhạy cảm với các biến số tác động từ
bên ngoài. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trong nước trong năm 2020 đều đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu
năm, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, ngành nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng trực diện
nhất, khi hàng loạt các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản,… ứ đọng, không thể xuất khẩu. Tiếp theo, khi
dịch bắt đầu lan rộng, các ngành dịch vụ như du lịch, hàng không, logistics,… cũng bắt đầu lao dốc. Bên
cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 cũng gây ra nhiều thách thức cho các lĩnh vực phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu như dệt may, dược phẩm,… buộc các doanh nghiệp phải chủ động tạm ngưng một phần dây
chuyền sản xuất hoặc sa thải công nhân,… để cắt giảm chi phí. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lịch
trình di chuyển, khảo sát thực tế của các chuyên gia bị gián đoạn, làm tiến độ triển khai các dự án đầu tư chậm
hơn kế hoạch ban đầu, gây ra những khó khăn cho hầu hết các lĩnh vực.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, nhờ thành công trong công tác kiểm soát
dịch bệnh, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế trên thế giới vẫn được dự báo tăng trưởng dương trong
năm 2020. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam ước đạt 1,6%, và tăng trưởng
mạnh trong năm 2021, với mức 6,5%. Do đó, với kỳ vọng sự kết hợp giữa các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ
và niềm tin vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ dần được phân phối rộng rãi,… chúng tôi kỳ vọng rằng, hoạt động kinh
doanh của các ngành chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020, sẽ dần phục hồi trong
năm 2021.
I. Đại dịch COVID-19 và cú sốc kinh tế thế giới toàn cầu
1. Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại

Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới (triệu ca) Bản đồ số ca nhiễm theo khu vực trên thế giới

0,8 84,6 90

0,7 80

0,6 Hơn 1 70
triệu ca
tử vong 60
0,5
50
0,4 Lan rộng
sang khu 40
0,3 Bắt đầu vực châu
bùng phát Mỹ và EU 30
0,2 tại Trung 20
Quốc
0,1 10
0,0 0

Số ca nhiễm mới (cột trái) Tổng số ca nhiễm (cột phải)

Nguồn: Johns Hopkins University (CSSE), FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 5


Ngày 31/12/2019, chính quyền thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) xác nhận đang điều trị những bệnh nhân đầu
tiên nhiễm bệnh “viêm phổi lạ”. Và chỉ trong vòng hơn 1 năm, tính đến ngày 03/01/2021, cả thế giới đã có hơn
84 triệu ca nhiễm COVID-19. Trong đó, có hơn 1,8 triệu người tử vong, con số tử vong cao gấp nhiều lần so
với đại dịch SARS năm 2002-2003 (gần 800 trường hợp) và MERS năm 2011 (845 trường hợp) đều xuất phát
từ chủng virus corona. Tính đến thời điểm hiện tại, châu Âu và châu Mỹ là các khu vực ghi nhận số ca nhiễm
nhiều nhất thế giới. Số ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục
tăng từng ngày trên toàn cầu.
Dưới sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã nhanh chóng
được Chính phủ các quốc gia trên thế giới áp dụng. Các chính sách hạn chế tập trung công cộng, giãn cách
xã hội, đóng cửa biên giới, tạm dừng các chuyến bay thương mại nội địa và quốc tế, v.v… đã giúp ngăn chặn
tốc độ lây lan của virus corona, thế nhưng, các biện pháp này cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
2. Nền kinh tế toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19
Dự phóng GDP thế giới dưới ảnh hưởng của dịch Với diễn biến bất định cao, thời gian dự kiến kéo
COVID-19 (nghìn tỷ USD) dài và được xem là sự kiện thời bình tiêu cực nhất
120 trong hơn một thế kỷ (theo WB), dịch bệnh COVID-
Thế giới 19 đã tác động trực tiếp đến tình hình sức khỏe, an
100
toàn của công dân toàn cầu, từ đó gián tiếp gây áp
80 lực lên sức khỏe nền kinh tế trên toàn thế giới, buộc
Các nước
60 phát triển hàng loạt quốc gia phải đóng cửa, đẩy kinh tế thế
Các nước
giới vào tình trạng suy thoái.
40
đang phát
triển IMF dự phóng kinh tế thế giới đạt ~84.000 tỷ USD
20
năm 2020, -4,4% yoy. Điều này đồng nghĩa là phải
Trước dịch Sau dịch
- đến cuối năm 2021 hoặc xa hơn, nền kinh tế thế
giới mới có thể quay trở lại quy mô như năm 2019.

Nguồn: IMF, FPTS tổng hợp

II. Kinh tế Việt Nam với đại dịch COVID-19


1. Việt Nam là một trong các quốc gia chống dịch COVID-19 hiệu quả nhất thế giới
Tình hình số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam Ngày 23/01/2020, Việt Nam xác nhận 2 trường
(tính đến ngày 03/01/2020) hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên liên quan đến vùng
60 1.494 1.600 dịch của Trung Quốc. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam
1.400
đã triển khai hàng loạt các biện pháp quyết liệt
50
1.200
ngay từ đầu, cụ thể là hạn chế nhập cảnh, tạm
Cách ly xã hội
40 toàn quốc tại 1.000
dừng khai thác các chuyến bay quốc tế, siết chặt
30
Việt Nam từ
800
biên giới, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước
01/04-30/04
600
ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng,…
20
400
nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
10
200 Nhờ các hành động nhanh chóng và hiệu quả, Việt
0 - Nam ghi nhận kết quả khả quan trong công tác
phòng chống dịch, số người mắc và tử vong do
COVID-19 tương đối thấp so với các nước trên thế
Số ca nhiễm mới Tổng số ca nhiễm
giới. Tính đến ngày 03/01/2020, Việt Nam ghi nhận
Nguồn: Johns Hopkins University (CSSE), FPTS tổng hợp
tổng số 1.494 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, có
1.339 ca đã hồi phục, 120 ca đang điều trị và 35
ca tử vong.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 6


Các sự kiện nổi bật trong công tác phòng chống dịch
COVID-19 tại Việt Nam

Nguồn: FPTS tổng hợp

Tỷ lệ số ca nhiễm COVID-19 của Việt Nam chỉ chiếm ~0,002% dân số cả nước, thấp hơn nhiều so với con số
trung bình 1,092% của cả thế giới và 6,235% của Mỹ - quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 lớn nhất trên toàn
thế giới. Hiện tại, theo bảng xếp hạng của Bloomberg, Việt Nam đứng thứ 12 với điểm số 69,7 về khả năng
kiểm soát dịch bệnh COVID-19, cao hơn so với mức trung bình là 58,3 điểm.
Tỷ lệ Số ca nhiễm/Tổng dân số của một số quốc gia Điểm số về khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-
trên thế giới (tính đến ngày 03/01/2020) 19 của một số quốc gia trên thế giới
7,000%
6,235% Trung bình 58,3
U.A.E
6,000% Ai-len
Thái Lan
5,000% Hồng Kông
4,156%
Việt Nam 69,7
4,000% 3,922%
Canada
Đan Mạch
3,000% Trung Quốc
2,129% Hàn Quốc
2,000% Nhật Bản
1,092% Phần Lan
0,749% Singapore
1,000%
0,194% Na Uy
0,002%0,007% Úc
0,000%
Đài Loan
Thế Việt Trung Nhật Ấn Độ Đức Anh Pháp Mỹ New Zealand 85,6
giới Nam Quốc Bản
0 20 40 60 80 100

Nguồn: Johns Hopkins University (CSSE), FPTS tổng hợp Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp

Với thành công bước đầu trong công tác đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng, song song đó, chính phủ
Việt Nam đã ban hành một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh và người lao động chịu tác động bởi dịch bệnh, hướng tới mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-
19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. (tham khảo chi tiết tại Báo cáo triển vọng 2021 – Quyển 01 - Nhóm ngành
Xây dựng, Bất động sản Khu công nghiệp và Vật liệu xây dựng).

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 7


2. Kết quả trái chiều từ một số lĩnh vực kinh tế trước tác động của dịch bệnh COVID-19
2.1. Ngành du lịch và hàng không chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất
Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn Lượng hành khách luân chuyển của ngành
lượt) hàng không Việt Nam (triệu hành khách/km)
2.500 9.000
8.000
2.000 7.000
6.000
1.500 5.000
4.000
1.000
3.000
2.000
500
1.000
- -
T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2020

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, FPTS tổng hợp

Đại dịch COVID-19 đã khiến tăng trưởng của ngành du lịch thế giới bị kéo về mức độ của 30 năm trước, theo
thống kê của UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đã sụt giảm đến 75%, tương ứng thiệt hại
khoảng 1,1 nghìn tỷ USD. Tại Việt Nam, du lịch được coi là một trong những động lực quan trọng của tăng
trưởng kinh tế với tỷ trọng đóng góp trực tiếp vào GDP ngày càng tăng (năm 2019 là 9,2% GDP). Dưới ảnh
hưởng của các biện pháp phòng chống dịch, các lệnh cấm bay và cấm nhập cảnh của Việt Nam và nhiều quốc
gia khác, ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt đối với khách nước ngoài chứng kiến sự sụt giảm mạnh tương tự
với tình hình chung của thế giới. Và từ đó, kéo theo sự ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không Việt Nam.
Trong năm 2020, lượng khách quốc tế tới Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 79% yoy, gần như không ghi
nhận lượt khách từ T04/2020 tới nay do lệnh dừng nhập cảnh. Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, dịch
COVID-19 sẽ gây thiệt hại khoảng 23 tỷ USD tới du lịch Việt Nam trong năm 2020, tương ứng khoảng 8,8%
GDP năm 2019. Bên cạnh đó, lượng hành khách luân chuyển qua đường hàng không cũng sụt giảm 49% yoy.
Quá trình di chuyển bị gián đoạn đã gây trì hoãn lịch trình công tác, di chuyển của các đối tác, khách hàng và
chuyên gia quốc tế đến Việt Nam, gây khó khăn cho nhiều hoạt động sản xuất trong nước.
2.2. Cán cân thương mại xuất nhập khẩu ghi nhận giá trị xuất siêu kỷ lục
Cán cân thương mại lũy kế theo tháng Giá trị xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2020
của Việt Nam (triệu USD) Cán cân Tỷ USD
Thị trường
thương mại
300.000 25.000 76 (+26% yoy)
2019 2020 +62 Mỹ
+62
250.000 20.000 14 (-4% yoy)
49 (+17% yoy)
-35 Trung Quốc
200.000 15.000 84 (+11% yoy)
35 (-17% yoy) EU
150.000 10.000 +20
15 (-2% yoy)

100.000 5.000 23 (-9% yoy) ASEAN


-7 30 (-7% yoy)
50.000 - 19 (-5% yoy)
-2 21 (+5% yoy) Nhật Bản
- -5.000
07T
01T
03T
05T

09T
11T

02T
04T
06T
08T
10T
12T

19 (-6% yoy)
-27 46 (-2% yoy)
Hàn Quốc
Xuất khẩu
Nhập khẩu Xuất khẩu
Cán cân thương mại (cột phải) Nhập khẩu

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 8


Với việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị cung cầu trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định trước diễn biến của dịch COVID-19. Vào giai đoạn đầu khi dịch bắt
đầu lan rộng, tình hình sản xuất trong nước có sự chững lại, tuy nhiên, nửa cuối năm 2020, nhờ nền tảng về
kinh nghiệm và hiệu quả trong công tác kiểm soát dịch bệnh cùng với các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt
Nam, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là
điểm đến hấp dẫn trong làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các quốc gia như Mỹ, Nhật
Bản,… và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã tạo động lực lớn để Việt
Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngach xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 đạt 543,9 tỷ
USD, +5,1% yoy, với cán cân thương mại xuất siêu 19 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm xuất siêu liên tiếp kế
từ năm 2016. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất
của Việt Nam.
III. Triển vọng của nhóm ngành chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021
Trong năm 2021, chúng tôi kỳ vọng rằng, với sự kết hợp của các biện pháp kích cầu, hỗ trợ của chính phủ các
nước và quan trọng hơn là việc vắc-xin ngừa COVID-19 được phân phối rộng rãi, nền kinh tế toàn cầu và Việt
Nam sẽ trở nên ổn định hơn so với năm 2020. Theo thống kê của Bloomberg, tính đến hiện tại, đã có 03 loại
vắc-xin đã được chứng minh độ an toàn và hiệu quả >90% của Đức/Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; 07 loại vắc-
xin được cấp phép sử dụng sớm trước khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, khoảng 83 loại vắc-xin khác đang được thử nghiệm lâm sàng trên người tại nhiều nơi trên thế giới.
Như vậy, dựa trên kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng trong năm 2021:
(i) Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn còn dai dẳng, giãn cách xã hội sẽ phải tiếp tục,
nhưng sau đó được nới lỏng dần cùng với những tiến bộ về các liệu pháp điều trị và việc tiếp cận
với vắc-xin.
(ii) Tình hình dịch bệnh của Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt và không có ổ dịch mới phát sinh
trong cộng đồng.
(iii) Nền tảng nội lực kinh tế vững chắc, bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do
như Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực ASEAN+6 (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh
(UKVFTA),…
Do đó, nhóm các ngành có mức độ phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bị ảnh hưởng nặng nề bởi
diễn biến của dịch COVID-19 trong năm 2020 như Hàng không, Logistics, Dệt may, Thuỷ sản và Dược
phẩm sẽ đi vào chu kỳ hồi phục trong năm 2021. Tuy nhiên, mức độ phục hồi của mỗi ngành có sự khác biệt,
cụ thể như sau:

NGÀNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG NĂM 2020 TRIỂN VỌNG NĂM 2021

HÀNG KHÔNG Ảnh hưởng cao Phục hồi chậm

LOGISTICS Ảnh hưởng cao Phục hồi nhanh

DỆT MAY Ảnh hưởng cao Phục hồi chậm

THỦY SẢN Ảnh hưởng cao Phục hồi trung bình

DƯỢC PHẨM Ảnh hưởng thấp Phục hồi trung bình

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 9


NGÀNH HÀNG KHÔNG
HỒI PHỤC CHẬM KHI ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ VẪN
BỊ HẠN CHẾ
Bức tranh năm 2020 Hoàng Thị Tuyến
Dịch COVID-19 là cú sốc lớn đối với ngành hàng không Việt Nam khi các
Email: tuyenht@fpts.com.vn
đường bay nội địa và quốc tế bị yêu cầu tạm dừng khai thác. Trong đó:

 Mảng vận tải hàng không chịu thiệt hại lớn nhất, lượng hành khách
Tel: (+84) 24 3773 7070
luân chuyển giảm 45% so với năm 2019. Mảng dịch vụ hành khách Ext: 4304
cũng chịu tác động tiêu cực, kết quả kinh doanh giảm mạnh (lợi
nhuận trước thuế 09 tháng đầu năm giảm 91,6% yoy).

 Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa chịu thiệt hại thấp nhất do các
chuyến bay chuyên chở hàng hóa vẫn được duy trì hoạt động. Sản
lượng hàng hóa qua các cảng hàng không Việt Nam giảm 15,6%
so với năm 2019.
Triển vọng năm 2021

 Mảng vận tải và dịch vụ hành khách dự báo hồi phục chậm do các
đường bay quốc tế phần lớn vẫn chưa được mở lại. Lượng hành
khách luân chuyển của ngành hàng không Việt Nam năm 2021 dự
phóng đạt 90% mức của năm 2019.

 Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa được kì vọng hồi phục về mức năm
2019 trong năm 2021 do tình hình thương mại thế giới hồi phục.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 10


B. NGÀNH HÀNG KHÔNG – Hồi phục chậm khi đường bay quốc tế vẫn bị hạn chế
I. Nhìn lại năm 2020: Chịu thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 do việc tạm dừng khai thác các
đường bay

Triệu HK.km Lượng hành khách luân chuyển của ngành hàng không Việt Nam
8000 75%
6000 50%
4000 25%
2000
0%
0
23/04: Mở lại 08/09: Mở lại các -25%
-2000 các đường bay đường bay đi/đến
nội địa Đà Nẵng -50%
-4000
-6000 Cuối tháng 03: Dừng bay -75%
quốc tế và nội địa
-8000 28/07: Dừng bay -100%
đi/đến Đà Nẵng
-10000 -125%

Lượng hành khách luân chuyển %yoy

Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS tổng hợp

Lượng hành khách luân chuyển sụt giảm mạnh. Sau khi dừng các chuyến bay quốc tế và nội địa vào cuối
tháng 03, lượng hành khách luân chuyển của tháng 04 giảm 88% yoy, của tháng 05 giảm mạnh 91% yoy. Với
việc mở lại các đường bay nội địa từ ngày 23/04/2020, lượng hành khách luân chuyển dần được cải thiện, tuy
nhiên đến ngày 28/07, các chuyến bay chở khách đi/đến Đà Nẵng được yêu cầu tạm dừng khai thác (do xuất
hiện ca dương tính mới tại Đà Nẵng) đã làm sụt giảm lượng hành khách luân chuyển. Từ 08/09 đường bay
đi/đến Đà Nẵng được mở lại, lượng hành khách luân chuyển tăng dần, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp so với
cùng kỳ do các chuyến bay quốc tế (chiếm khoảng 60% tổng lượng hành khách luân chuyển của các hãng bay
Việt Nam năm 2019) vẫn chưa được mở lại.
Kết quả kinh doanh ngành hàng không Việt Nam
Tỷ VNĐ
140.000
120.000
100.000 -57,5%
80.000
60.000
40.000
-139,0% -170,7%
20.000
0
-20.000
9T2018 9T2019 9T2020 9T2018 9T2019 9T2020 9T2018 9T2019 9T2020
Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận trước thuế

* Số liệu từ BCTC các doanh nghiệp: HVN, VJC, ACV, AST, SAS, SGN, CIA, NCS, MAS, NCT, SCS. Doanh thu, lợi nhuận của
HVN và VJC chỉ tính ở mảng vận tải hàng không, bán hàng và hoạt động phụ trợ, loại bỏ phần doanh thu, lợi nhuận từ việc bán
và cho thuê máy bay.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không giảm mạnh. 09 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước
thuế của ngành hàng không giảm mạnh 171% yoy, đạt -9.821 tỷ đồng. Tác động cụ thể của dịch COVID-19 tới
03 mảng kinh doanh chính của ngành hàng không là vận tải hàng không, dịch vụ hàng không và phi hàng
không liên quan đến hành khách (phục vụ mặt đất, suất ăn hàng không, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nhà
hàng tại cảng) và dịch vụ nhà ga hàng hóa được thể hiện dưới đây.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 11


1. Mảng vận tải hàng không: Chịu thiệt hại lớn nhất, ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động của
doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh mảng vận tải hàng không Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận
trước thuế mảng vận tải hàng không giảm
Nghìn tỉ VNĐ 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2019, đạt -12
150 20% nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân do dừng các
chuyến bay chở khách nội địa và quốc tế
75 10%
khiến sản lượng hành khách sụt giảm,
0 0% trong khi vẫn chịu các chi phí như chi phí
2018 2019 9T2018 9T2019 9T2020 khấu hao tài sản, chi phí thuê máy bay, chi
-75 -10% phí bảo trì, bảo dưỡng máy bay...
-150 -20% * Số liệu từ BCTC của HVN, VJC. Doanh thu, lợi
nhuận loại bỏ phần doanh thu, lợi nhuận thu được
-225 -30%
từ việc bán và cho thuê máy bay.
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận gộp

Khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp vận tải hàng không. Nợ ngắn hạn của HVN và VJC cuối
quý 03/2020 vượt quá tài sản ngắn hạn 19.373 tỷ đồng. Tổng lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ
hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm của HVN và VJC giảm mạnh (số liệu cuối quý 03/2020 giảm 55,8% so với
đầu năm). Lũy kế 09 tháng đầu năm 2020, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HVN và VJC ghi nhận mức
-9.982 tỷ đồng.
Hãng hàng không đã thực hiện các giải pháp để duy trì hoạt động kinh doanh
Kích cầu thị trường nội địa, bù đắp lượng hành khách quốc tế sụt giảm: Với tình hình dịch trong nước ổn
định từ cuối tháng 04/2020, các hãng bay của Việt Nam đã mở thêm các đường bay nội địa mới phục vụ nhu
cầu du lịch vào cao điểm hè. Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng dần trở lại từ tháng 05.
Dịch bệnh bùng phát trở lại vào cuối tháng 07/2020, tuy nhiên sau khi dịch được kiểm soát, các hãng đã khôi
phục lại hoàn toàn các đường bay. Ngoài việc mở thêm đường bay mới, các hãng hàng không còn thực hiện
các chính sách giảm giá vé và quảng cáo để thu hút khách hàng.

Số đường bay nội địa của các Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam
hãng hàng không Việt Nam theo tháng
45.000 40%
60 30.000 20%
15.000
50 22 8 0%
0
40 -15.000 -20%
12 -30.000 -40%
30 60 -45.000
53 42 -60%
20 -60.000
-75.000 -80%
10 -90.000 -100%

0
Vietnam Vietjet Air Bamboo
Airlines Airways
Số chuyến bay %yoy
Cuối năm 2019 Tăng trong năm 2020
Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS tổng hợp
Thị trường nội địa đã có những dấu hiệu phục hồi. Tính riêng tại CHKQT Nội Bài, từ đầu tháng 09 đến cuối
tháng 10, lượng hành khách tăng trưởng từ 15 – 25%/tuần. Tháng 9/2020, sản lượng hành khách nội địa của
Vietnam Airlines đã khôi phục về mức tương đương năm 2019. Tuy nhiên, theo Vietnam Airlines, do các hãng
bay tăng tải nội địa đồng loạt, gia tăng áp lực cạnh tranh, giá vé giảm mạnh nên doanh thu thu được chưa đủ
bù đắp chi phí để có thể hòa vốn.
Đàm phán với các đối tác để hoãn tiến độ thanh toán đối với chi phí thuê hoạt động tàu bay, chi phí bảo
dưỡng, sửa chữa máy bay. Chi phí phải trả liên quan đến thuê và sửa chữa máy bay vào cuối quý 02/2020
của HVN và VJC tăng 1.974 tỷ đồng (+92% so với đầu năm).

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 12


Tìm kiếm nguồn thu khác từ thanh lý máy bay. Với sự sụt giảm lượng hành khách, đội tàu bay hiện tại bị
dư thừa, HVN và VJC đã đẩy mạnh hoạt động thanh lý tàu bay nhằm tạo thêm dòng tiền. Lũy kế đến cuối quý
03/2020, HVN và VJC thu được 1.662 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý máy bay và các bộ phận liên quan.
Vietnam Airlines tăng vay ngắn hạn, đàm phán giãn thanh toán nợ vay, giảm lãi suất vay tại một số
ngân hàng. HVN đã tăng vay ngắn hạn từ các ngân hàng như ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam... HVN cũng đã đàm
phán với các bên cho vay để giãn thanh toán nợ vay và đã được một số ngân hàng đồng ý. Cuối quý 03/2020,
vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của HVN là 11.684 tỷ đồng (+79,6% so với đầu năm).
Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không, đặc biệt hỗ trợ Vietnam Airlines
Theo Nghị quyết kì họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, Quốc hội thông qua đề xuất của Chính phủ về các giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines. Theo đó HVN được Chính phủ hỗ trợ thông qua hai hình thức là cho
vay với lãi suất ưu đãi và đầu tư mua cổ phần (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC
được giao thực hiện). Trước đó, Vietnam Airlines đã đề nghị gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng được chia ra làm hai
phần (1) 8.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cổ đông nhà nước có thể giao SCIC mua
cổ phần; (2) cho vay 4.000 tỷ đồng trong 03 năm với lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ chung cho ngành hàng không gồm giảm giá chi phí cất hạ cánh tàu bay, dịch
vụ điều hành bay đi, đến, các loại dịch vụ phục vụ mặt đất... Tuy nhiên, ngoài các dịch vụ mua ngoài trên, HVN
và VJC vẫn chịu các chi phí dịch vụ mua ngoài khác như chi phí sửa chữa động cơ máy bay (chiếm khoảng
34% chi phí dịch vụ mua ngoài của HVN năm 2019). Hơn nữa, chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm khoảng 31 –
33% tổng chi phí kinh doanh của HVN và VJC, ngoài ra có các chi phí khác như chi phí khấu hao, chi phí thuê,
mua máy bay nên chúng tôi cho rằng doanh nghiệp vận tải hàng không vẫn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch
COVID-19.
2. Mảng dịch vụ hành khách: sản lượng hành khách giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh
doanh
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, lượng
Kết quả kinh doanh mảng dịch vụ hành khách
Tỷ VNĐ hành khách đạt khoảng 53 triệu người
8.000 50% (-45,5% yoy), trong đó lượng khách nội
6.000 40% địa đạt khoảng 46 triệu người (-26,8%
30% yoy) và lượng khách quốc tế đạt khoảng
4.000
20% 7 triệu người (-79,4% yoy). Với sự sụt
-61,9%
2.000 10% giảm lượng hành khách, kết quả kinh
0 0% doanh của mảng dịch vụ hành khách
2018 2019 9T2018 9T2019 9T2020 giảm mạnh. Doanh thu thuần 09 tháng
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận gộp
đầu năm 2020 giảm 61,9% yoy, lợi
nhuận trước thuế giảm 91,6% yoy.
* Số liệu từ BCTC các doanh nghiệp: AST, SAS, SGN, CIA, NCS, MAS.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 13


3. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa: Chịu thiệt hại thấp nhất do chuyến bay chuyên chở hàng hóa được
duy trì hoạt động

Nghìn tấn Sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020E

2.000 40%

1.500 30%

1.000 20%

500 10%

0 0%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020E
-500 -10%

-1.000 -20%
-16%
Sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam %yoy

Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải, FPTS tổng hợp

Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2020, sản lượng hàng hóa qua các cảng hàng không Việt Nam ước đạt 1,3
triệu tấn, giảm 15,6 % yoy. Nguyên nhân do tình hình thương mại, cung cầu hàng hóa biến động do dịch
COVID-19 và hoạt động vận tải hàng không bị hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đây là mức
tăng trưởng âm đầu tiên từ năm 2009, tuy nhiên thấp hơn so với mức giảm mạnh của mảng vận tải và mảng
dịch vụ hành khách. Mảng dịch vụ nhà ga hàng hóa chịu ít tác động nhất từ dịch COVID-19 do các máy bay
chuyên chở hàng hóa vẫn được duy trì hoạt động nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa, duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh trên thế giới. Các hãng hàng không chở khách đã tiến hành tháo ghế ở khoang hành khách
của một số máy bay, chất xếp hàng hóa lên để vận chuyển.

Tỷ VND Kết quả kinh doanh mảng nhà ga hàng hóa Doanh thu thuần 09 tháng đầu năm 2020
2.000 70% mảng nhà ga hàng hóa giảm 8,2% yoy do
60%
1.500 sản lượng hàng hóa sụt giảm do dịch
-8,2% 50%
40% COVID-19. Biên lợi nhuận gộp giảm so với
1.000
30% các năm trước do các doanh nghiệp đã có
20%
500 các chính sách hỗ trợ hãng hàng không
10%
0 0% như hỗ trợ phí lưu kho hàng hóa cho các
2018 2019 9T2018 9T2019 9T2020 chuyến bay bị hoãn, hủy và các hoạt động
liên quan khác.
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận gộp

Nguồn: NCT, SCS, FPTS tổng hợp '


II. Triển vọng năm 2021: Hồi phục chậm do đường bay quốc tế phần lớn chưa được mở lại
1. Mảng vận tải và dịch vụ hành khách hồi phục chậm do đường bay quốc tế phần lớn chưa mở lại
Theo dự báo của Fitch Ratings1 (28/09/2020), năm 2021, lượng hành khách luân chuyển của Việt Nam được
kỳ vọng hồi phục, tuy nhiên chỉ đạt 90% mức cơ sở (của năm 2019) do:
 Chỉ một số đường bay quốc tế được kì vọng mở lại trong nửa cuối năm 2021. Trong năm 2020,
Việt Nam đã tiến hành mở lại một số đường bay thương mại quốc tế với một số nước kiểm soát dịch
tốt, tuy nhiên tạm dừng sau 02 chuyến bay quốc tế từ Hàn Quốc do quy trình cách ly chưa hoàn chỉnh.
Với kịch bản dịch COVID-19 trên thế giới được kiểm soát vào cuối năm 2021, việc tiêm vắc xin được
dần triển khai tại các nước từ năm 2021, kì vọng một số đường bay thương mại quốc tế được mở lại
vào giai đoạn cuối năm 2021. Theo thông tin từ VJC, VJC kì vọng đường bay thương mại quốc tế sẽ
bắt đầu mở lại vào giữa năm 2021. Tuy nhiên việc mở lại đường bay quốc tế giai đoạn đầu sẽ chỉ giới
hạn với một số nước và giới hạn số chuyến bay thực hiện.

1Fitch Ratings: là tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu trên thế giới, được thành lập năm 1914, có trụ sở chính tại New York,
Mỹ.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 14


 Các đường bay nội địa được duy trì hoạt động nhờ tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm
soát tốt. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, với việc các đường bay thương mại quốc tế chưa được khôi
phục hoàn toàn, các hãng bay sẽ tiếp tục cạnh tranh tại thị trường nội địa, áp lực giảm giá vé lớn, lợi
nhuận thu được từ thị trường nội địa sẽ không tác động nhiều tới kết quả kinh doanh chung.

Lượng hành khách luân chuyển của ngành hàng không Việt Nam
Triệu HK.Km
80.000
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021F

Nguồn: Fitch Ratings, FPTS tổng hợp

Ngoài ra, tâm lý hành khách bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hồi
phục. Theo khảo sát mới nhất vào tháng 09/2020 của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), khoảng 50%
người được khảo sát sẵn sàng di chuyển bằng đường hàng không sau khi dịch được kiểm soát, trong đó có
khoảng 35% sẽ chờ từ 01 đến 02 tháng và khoảng 15% sẽ lựa chọn di chuyển ngay.

Lựa chọn của hành khách về thời gian di chuyển lại bằng đường hàng không
sau khi dịch được kiểm soát
50%
% số người được khảo sát

40% 35%
30%
30%
20% 15% 15%
10% 5%
0%
Di chuyển ngay Đợi khoảng 01-02 Đợi khoảng 06 tháng Đợi khoảng 01 năm Chưa có ý định di
tháng chuyển

Tháng 04/2020 Tháng 06/2020 Tháng 09/2020

Nguồn: IATA

Theo ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, dự kiến thị trường hàng không mất
khoảng 03 năm để phục hồi đạt mức năm 2019. ACV nhận định ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 sẽ
còn tiếp diễn trong năm 2021 và 2022. Lưu ý rằng, rủi ro liên quan đến dịch COVID-19 của mảng vận tải và
dịch vụ hành khách vẫn khá lớn. Nhà đầu tư cần theo dõi thêm về tình hình dịch COVID-19 và việc phát triển,
tiêm vắc xin cũng như hiệu quả của vắc xin tại Việt Nam và thế giới.
2. Mảng nhà ga hàng hóa hồi phục về mức năm 2019 do hoạt động thương mại thế giới hồi phục
Theo dự báo của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tăng trưởng thương mại thế giới năm 2021 được kì
vọng đạt mức 7,2% trong năm 2021, giá trị thương mại thế giới năm 2021 hồi phục về gần tương đương mức
năm 2019. Theo IATA, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới được kỳ vọng
hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với các hình thức vận tải khác do các công ty đẩy mạnh vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không để đáp ứng nhanh nhu cầu tiêu dùng tăng lên sau dịch. Với sự hồi phục của tình
hình thương mại thế giới cùng với việc các chuyến bay chuyên chở hàng hóa vẫn được duy trì hoạt động, các
máy bay chở hành khách được tận dụng để vận chuyển hàng hóa, chúng tôi kỳ vọng mảng nhà ga hàng hóa
sẽ hồi phục trong năm 2021, về mức gần tương đương năm 2019. Một số doanh nghiệp dịch vụ nhà ga hàng
hóa Việt Nam cũng nhận định sản lượng hàng hóa năm 2021 sẽ khôi phục về mức gần tương đương năm
2019.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 15


 Ngành Hàng không Việt Nam sẽ HỒI PHỤC CHẬM trong năm 2021 do thị trường nội địa hồi phục, đường
bay quốc tế được kỳ vọng sẽ nối lại, tuy nhiên chỉ một số đường bay quốc tế có khả năng được mở lại trong
nửa cuối năm 2021, cùng với đó là tâm lý hành khách chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh nên tốc độ hồi
phục của ngành hàng không sẽ khá chậm. Khác với triển vọng chung của ngành, mảng nhà ga hàng hóa sẽ
hồi phục nhanh hơn, sản lượng hàng hóa năm 2021 được kì vọng hồi phục về mức gần tương đương năm
2019, do hoạt động thương mại thế giới hồi phục và các chuyến bay chuyên chở hàng hóa vẫn được duy trì
hoạt động và các máy bay chở hành khách được tận dụng để chuyên chở hàng hóa.
III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Hàng không

Doanh thu Lợi nhuận


Vốn hóa Tăng
Mã thuần sau thuế Tỷ suất ROE 4 quý
(14/01/2020) trưởng lợi P/E
CK 9T/2020 9T/2020 LNST gần nhất
(tỷ đồng) nhuận
(tỷ đồng) (tỷ đồng)
SCS 6.911,56 495,37 335,85 -8,5% 45,7% 3,8% 14,7x

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà ga hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất, với thị phần tại Tân Sơn
Nhất đạt 30,6% năm 2019. SCS có hoạt động kinh doanh chính là khai thác nhà ga hàng hóa, với đối tượng
khách hàng chính là các hãng hàng không.
SCS có lợi thế về trang thiết bị, máy móc phục vụ hàng hóa hiện đại và có khả năng mở rộng công suất thiết
kế thêm 75% công suất hiện tại, dự kiến triển khai từ năm 2021. Đối thủ cạnh tranh của SCS là TCS hiện đã
hoạt động hết công suất thiết kế, nhà ga hàng hóa đã được mở rộng hết phần đất tại CHKQT Tân Sơn Nhất
nên việc nâng công suất sẽ chỉ giới hạn ở việc mở rộng các mái che tại khu vực tiếp nhận hàng xuất và phát
hàng nhập với công suất tăng thêm thấp. Các hệ thống giá kệ trong nhà ga hàng hóa của TCS cũng đã được
nâng lên số tầng tối đa.
(Chi tiết Báo cáo định giá SCS – Tháng 12/2020)

NCT 1.904.87 476,04 154,26 -11,6% 32,4% 42,2% 9,5x

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài, với thị phần dẫn đầu tại Nội Bài,
đạt 55% năm 2019. NCT có hoạt động kinh doanh chính là khai thác nhà ga hàng hóa, với đối tượng khách
hàng chính là các hãng hàng không.
NCT có khách hàng là các hãng hàng không lớn, hoạt động trên các đường bay vận chuyển hàng hóa lớn
của Việt Nam. NCT có lợi thế là công ty con của HVN, nên có được lượng hàng hóa từ công ty mẹ. Sản
lượng hàng hóa từ HVN chiếm khoảng 55% tổng sản lượng hàng hóa của NCT năm 2019. HVN chiếm
khoảng 29,2% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam.
NCT thuê thêm nhà ga hàng hóa CT2 tại CHKQT Nội Bài với công suất khoảng 200 nghìn tấn/năm (+50%
công suất hiện tại) từ ACSV. Nhà ga CT2 đã được ACSV hoàn thiện xây dựng, theo kế hoạch, NCT sẽ đưa
nhà ga CT2 vào hoạt động trong khoảng tháng 06/2020, tuy nhiên với tác động tiêu cực từ dịch COVID-19,
kế hoạch đã bị lùi lại. Công suất còn lại của ACSV và ALS khá thấp, đã xảy ra hiện tượng ùn tắc hàng hóa
trong mùa cao điểm nên việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động có thể giúp NCT nâng cao lợi thế cạnh tranh,
thu hút khách hàng mới.
(Chi tiết Báo cáo định giá NCT – Tháng 09/2020)

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 16


NGÀNH LOGISTICS
TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC NHỜ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN LỢI

Bức tranh năm 2020 ĐẶNG VIỆT HOÀNG


 Dịch vụ cảng biển: Sản lượng container qua cảng vẫn duy trì đà tăng Email: hoangdv@fpts.com.vn
trưởng nhờ xuất nhập khẩu hồi phục vào nửa cuối năm. Ước tính năm
2020, sản lượng container đạt khoảng 22,1 triệu TEUs, +12,8% yoy. Tel: (+84) 28 6290 8686
 Dịch vụ vận tải biển: Các doanh nghiệp nội địa chưa hưởng lợi nhiều từ Ext: 7581
sản lượng vận tải hồi phục và giá nhiên liệu giảm.

 Dịch vụ hậu cần kho bãi: Chống đỡ tốt trong giai đoạn dịch bệnh nhờ
thời gian lưu kho, lưu bãi gia tăng khi chuỗi giá trị bị gián đoạn.
Triển vọng năm 2021
Năm 2021, chúng tôi đánh giá ngành Logistics sẽ TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG
nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan với kỳ vọng từ các Hiệp định Thương
mại tự do và tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam. Trong đó:

 Dịch vụ cảng biển: Sản lượng hàng hóa qua cảng kỳ vọng tăng trưởng
theo hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, phí dịch vụ cảng biển được
đề xuất tăng 10%/năm giúp hỗ trợ lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong
ngành.

 Dịch vụ vận tải biển: Chỉ một số ít doanh nghiệp có chi phí đầu tư tàu rẻ
và hoạt động theo chuỗi dịch vụ có thể hưởng lợi từ tăng trưởng hàng
hóa xuất nhập khẩu.
 Dịch vụ hậu cần, kho bãi: Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng quy
mô kho bãi như dự án mở rộng 28,5 ha kho bãi của TCL trong 2021 –
2025, Dự Trung tâm logistics Vĩnh Lộc của TMS (năm 2021),… nhằm
đáp ứng đầu nhu cầu ngày càng gia tăng.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 17


C. NGÀNH LOGISTICS - Triển vọng tích cực nhờ hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi
I. Nhìn lại năm 2020: Phục hồi nhanh chóng sau cú sốc đại dịch COVID-19 đầu năm 2020
Dịch vụ cảng biển: Sản lượng container vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ xuất nhập khẩu hồi phục
vào nửa cuối năm
Sản lượng container thông qua cảng biển Kim ngạch XNK Việt Nam với một số quốc
Việt Nam gia 11M/2020
140 25%
11,4% 19,2%
25.000 30% 120 20%
20.000 25% 100
15%
1.000 TEUs

20%

tỷ USD
15.000 80
15% -3,7% 10%
10.000 60 -2,9%
10% -1,1% 5%
40
5.000 5%
20 0%
- 4% 0%
0 -5%
Trung Mỹ Hàn Quốc EU Nhật Bản
Quốc
Giá trị %yoy
Sản lượng container %yoy

Nguồn: VPA, Cục Hàng hải, FPTS tổng hợp Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS tổng hợp
(*) Cục Hàng hải ước tính

Tăng trưởng mảng dịch vụ cảng biển phụ thuộc nhiều vào hoạt động giao thương của Việt Nam. Dịch COVID–
19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như là sản lượng hàng hóa
thông qua cảng biển. Tăng trưởng sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong đã tạo
đáy vào Quý 2 với mức tăng 4,1% yoy, thấp hơn hẳn so với mức 12,9%/năm của giai đoạn 2009 – 2019. Tuy
nhiên, sản lượng đã có sự phục hồi vào nửa cuối năm 2020, ước tính cả năm đạt khoảng 22,1 triệu TEUs,
+12,8% yoy (theo Cục Hàng hải Việt Nam).
Trong đó, động lực tăng trưởng chính đến từ hai thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung
Quốc và Mỹ, nhờ:
 Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cuối năm cao, trong khi hoạt động sản xuất tại thị trường Mỹ vẫn chưa hồi
phục do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Qua đó làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ
các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.
 Xu hướng hưởng lợi từ Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Chính sách gia tăng thuế suất đối với
hàng nhập từ Trung Quốc của Mỹ giúp tạo ra sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng container có sự phân
hóa giữa các khu vực. Lũy kế đến 10T/2020, khu vực TP. Sản lượng container thông qua một
HCM vẫn duy trì thị phần lớn nhất cả nước với sản lượng số khu vực
8,0 30%
container đạt 6,4 triệu TEUs, tăng 4,3% yoy. 22,8%
19,3%
6,0
Cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải ở khu vực Bà Rịa –
triệu TEUs

20%
Vũng Tàu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các 4,0
khu vực khác, đạt 22,8% yoy. Nguyên nhân do các cảng 2,0
4,3% 2,7%
10%

nước sâu có khả năng đón được tàu mẹ đi thẳng Châu Âu,
0,0 0%
Châu Mỹ mà không cần qua các cảng trung chuyển khác, TP. HCM Bà Rịa - Miền Bắc Miền Trung
giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Đồng thời, Mỹ hiện Vũng Tàu
đang là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 10T/2019 10T/2020 %yoy
xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020.
Nguồn: VPA, FPTS tổng hợp
Đối với khu vực Miền Bắc, sản lượng container chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 3,0 triệu TEUs, +2,7% yoy.
Cảng nước sâu Lạch Huyện (HICT) vẫn là điểm sáng tại khu vực này với sản lượng 503 nghìn TEUs, +57,2%
yoy nhờ các tuyến vận tải đi thẳng Châu Âu, Châu Mỹ vừa được thiết lập từ năm 2019. Trong khi đó, hoạt
động của các cảng biển khác đều sụt giảm so với cùng kỳ do áp lực cạnh tranh đến từ cảng HICT.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 18


KQKD 9M/2020 các doanh nghiệp cảng KQKD 9M/2020 các doanh nghiệp cảng
biển miền Bắc niêm yết biển miền Nam niêm yết
6.000 1.600

1.200
4.000
tỷ đồng

tỷ đồng
800
2.000
400

0 0
9M/2019 9M/2020 9M/2019 9M/2020 9M/2019 9M/2020 9M/2019 9M/2020
Doanh thu Lợi nhuận gộp Doanh thu Lợi nhuận gộp

Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp GMD, PHP, VSC, DVP, PDN, CLL, PNP, CCT, FPTS tổng hợp

Dịch vụ vận tải biển: Các doanh nghiệp nội địa chưa hưởng lợi nhiều từ sản lượng vận tải hồi phục
và giá nhiên liệu giảm
2.1. Sản lượng vận tải hồi phục nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan
Sản lượng vận tải biển Tương tự dịch vụ cảng biển, vận tải biển là
800 12% khâu dịch vụ có sự tương quan mạnh với hoạt
7,5% động xuất nhập khẩu của Việt Nam do có
600 8%
khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được
triệu tấn

3,7%
400
0,5%
4% vận chuyển bằng đường biển. Dưới tác động
200 0%
của dịch Covid – 19, sản lượng vận tải các mặt
-3,2%
hàng nhìn chung đều giảm tốc trong Q2/2020
0 -4% và dần hồi phục vào nửa cuối năm.
Hàng container Hàng lỏng Hàng khô Tổng
Sản lượng %yoy

Nguồn: Cục Hàng hải, FPTS tổng hợp


Đối với hàng hóa container: Sản lượng container vận tải tăng trưởng mạnh với động lực chính đến từ xuất
nhập khẩu với hai đối tác lớn là Mỹ và Trung Quốc. Về giá cước, giá cước vận tải container cũng đã hồi phục
từ tháng 5 và bắt đầu tăng đột biến từ tháng 8. Sự tăng giá xảy ra chủ yếu ở các tuyến vận tải phục vụ xuất
khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ.

Sản lượng container vận tải biển Chỉ số SCFI* từ T1/2019 - T12/2020
2.500 15,8% 20% 3.000 2.412
2.000 10,5% 15% 2.000
1.000 TEUs

1.500 1.023 1.022


8,2%
10%
1.000 1.000
818
5%
500 1,5% 0
0 0%
Q1/2020 Q2/2020 Q3/2020 Q4/2020
Nguồn: Shanghai Shipping Exchange, Bloomberg, FPTS tổng hợp
Container xuất Container nhập SCFI (Shanghai Containerized Freight Index): Chỉ số giá cước vận tải container
(*)

Nội địa %yoy container XNK đường biển, xác định dựa trên giá cước vận tải của 15 tuyến vận tải khác nhau từ
Shanghai đến các khu vực khác như Mỹ, EU, Ấn Độ,…
Nguồn: Cục Hàng hải, FPTS tổng hợp Nguồn: Shanghai Shipping Exchange, Bloomberg,
FPTS tổng hợp
Chúng tôi cho rằng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
 Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ở Mỹ, EU tăng mạnh sau giai đoạn bị kìm hãm bởi dịch bệnh và nhu cầu
tiêu dùng mùa cuối năm cao.
 Tình trạng thiếu hụt container rỗng ngày càng trầm trọng khi cán cân thương mại của Việt Nam ghi
nhận mức xuất siêu kỷ lục, lũy kế 11T/2020 đạt 20,1 tỷ USD, +86,1% yoy. Lượng container xuất khẩu

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 19


quá nhiều và tồn đọng tại các quốc gia khác, trong khi lượng container nhập khẩu về Việt Nam lại không
nhiều, gây ra sự thiếu hụt container rỗng. Qua đó, khiến các chủ hàng phải trả phí cao hơn để xuất
khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam vẫn chưa hưởng lợi nhiều từ sự tăng
trưởng này. Nguyên nhân do:
 Phạm vi hoạt động của đội tàu container Việt Nam hạn chế, chủ yếu chạy trên tuyến nội địa, chỉ một
số ít doanh nghiệp có thể chạy trên các tuyến quốc tế ngắn khác (từ Việt Nam đến cảng Singapore,
Shanghai, HongKong,…). Thị phần vận tải biển hầu hết rơi vào các hãng tàu ngoại (khoảng 90%).
 Chi phí đầu tư tàu cao, quy mô đội tàu nhỏ, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các hãng tàu ngoại.
Đối với hàng lỏng (dầu thô, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa
Sản lượng vận tải hàng lỏng năm 2020
lỏng (LPG),…)
Sản lượng vận tải biển nhóm hàng này ghi nhận mức sụt 14 25,0% 30%
18,2%
giảm nhẹ trong năm 2020, ước đạt khoảng 77,5 triệu tấn, 12 20%
-3,2% yoy (theo Cục Hảng hải). 10
3,6% 10%

triệu tấn
8 3,1%
Trong đó, các tuyến vận tại nội địa có sự suy giảm mạnh 0%
6
trong sản lượng (đạt 43,3 triệu tấn, -12,7% yoy) khi nguồn -10%
4
cung các sản phẩm dầu khí trong nước bị gián đoạn do -10,2% -11,0% -10,9% -20%
2
ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và sự kiện nhà máy lọc dầu -19,1%
Dung Quất bảo dưỡng trong 50 ngày kể từ tháng 8. 0 -30%
Q1/2020 Q2/2020 Q3/2020 Q4/2020
Điều này đã gián tiếp làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu các Sản lượng XNK Sản lượng nội địa
sản phẩm dầu khí, thể hiện qua sản lượng vận tải các %yoy XNK %yoy nội địa
tuyến quốc tế đã tăng mạnh trong năm 2020, ước đạt 34,1
triệu tấn, +12,1% yoy. Nguồn: Cục Hàng hải, FPTS tổng hợp

Đối với hàng khô: Sản lượng vận tải năm 2020 đạt 371 triệu tấn, +7,5% yoy, chủ yếu nhờ việc nhập khẩu
than đá cho các nhà máy nhiệt điện, sản lượng than đá nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 ước đạt gần 57
triệu tấn, +24,7% yoy.
2.2. Quy định của IMO khiến các doanh nghiệp không được hưởng lợi từ giá nhiên liệu giảm
Nhìn chung, giá dầu nhiên liệu trong năm 2020 đã ghi Diễn biến giá dầu nhiên liệu từ
nhận mức sụt giảm mạnh so với cùng kì do ảnh hưởng từ 800 T10/2019 đến T01/2021
dịch COVID–19. Điều này là một yếu tố tích cực hỗ trợ lợi 598
nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển. Tuy nhiên, năm 600
USD/tấn

2020 cũng là năm mà quy định mới của IMO chính thức 399
400
có hiệu lực. Quy định này yêu cầu tất cả các loại tàu biển
phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh tối 200
166
321
260
đa 0,5% (dầu VLFSO) thay vì 1,5% (dầu HSFO) trong quá
khứ. Trong khi đó, giá dầu VLSFO thường có giá cao hơn 0 77
10/2019 03/2020 08/2020 01/2021
khoảng 30% so với dầu HSFO, qua đó làm gia tăng chi
phí nhiên liệu. Dầu HSFO Dầu VLSFO

Dưới tác động đối nghịch từ 2 sự kiện trên, các doanh Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp
nghiệp vận tải biển gần như không hưởng lợi từ giá nhiên
liệu giảm trong năm 2020.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 20


2.3. Cập nhật kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp vận tải biển
KQKD 9M/2020 các DN vận tải biển niêm yết

10.000
8.000
tỷ đồng

6.000
4.000
2.000
0
9M/2019 9M/2020 9M/2019 9M/2020
Doanh thu Lợi nhuận gộp

Nguồn: Báo cáo tài chính HAH, HTV, PVT, VTO, VIP, FPTS tổng hợp

Dịch vụ hậu cần, kho bãi: Chống đỡ tốt trong giai đoạn dịch bệnh nhờ thời gian lưu kho, lưu bãi gia tăng khi
chuỗi giá trị bị gián đoạn

Hoạt động của các doanh nghiệp tại mảng dịch vụ này gần như không bị tác động nhiều bởi dịch Covid – 19.
Lũy kế đến Q3/2020, doanh thu và lợi nhuận gộp một số doanh nghiệp lớn trong ngành đa số đều có sự tăng
trưởng so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ:
 Đặc thù hoạt động kinh doanh của ngành giúp chống đỡ tốt hơn trong giai đoạn dịch bệnh. Chuỗi giá
trị bị gián đoạn và hoạt động luân chuyển hàng hóa chậm lại, làm gia tăng thời gian lưu kho, lưu bãi
hàng hóa. Từ đó, giúp các doanh nghiệp kho bãi vẫn duy trì được nguồn thu ổn định.
 Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hồi phục kể từ tháng 6 giúp gia tăng nhu cầu lưu kho, lưu bãi
hàng hóa.
KQKD 9M/2020 các DN hậu cần, kho bãi niêm yết
8.000

6.000
tỷ đồng

4.000

2.000

0
9M/2019 9M/2020 9M/2019 9M/2020
Doanh thu Lợi nhuận gộp
Nguồn: Báo cáo tài chính TMS, STG, TCL, SFI, TCW, ILB, IST, FPTS tổng hợp
Nguồn: Báo cáo tài chính TMS, STG, TCL, SFI, TCW, ILB, IST, FPTS tổng hợp

II. Triển vọng năm 2021: Tiếp diễn đà tăng trưởng nhanh và bền vững
Dịch vụ cảng biển: Triển vọng tích cực nhờ hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng
Theo BMI, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt gần 597 tỷ USD, +10,3% yoy, và
sẽ tiếp tục tăng trưởng 11,4%/năm đến năm 2024 nhờ những yếu tố sau:
 Kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam với các quốc gia khác. Đặc biệt là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) vừa có hiệu lực kể từ T1/2019 và T8/2020 tạo ra cơ hội giao thương với các thị
trường lớn như EU, Nhật Bản, Úc,…
 Thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam vẫn tiếp tục khả quan nhờ các lợi thế về chi phí nhân công rẻ,
ưu đãi về thuế suất cho các doanh nghiệp FDI, chi phí xây dựng công nghiệp rẻ,… Hoạt động sản xuất
sẽ được mở rộng, giúp gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm. Lũy kế
11T/2020, tổng vốn FDI đăng ký mới và FDI thực hiện đã lần lượt giảm 16,9% yoy và 2,4% yoy, cao
hơn nhiều so với mức giảm 40% của dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2020 (theo dự báo của Hội nghị
Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD).

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 21


Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam
1.000 14%
11,4% 11,5% 11,5%
10,3% 12%
800
10%
600
tỷ USD
4,5% 8%

400 6%
4%
200
2%
0 0%
2020E 2021F 2022F 2023F 2024F

Xuất khẩu Nhập khẩu %yoy Tổng kim ngạch XNK

Nguồn: BMI, FPTS tổng hợp

Qua đó, sản lượng container thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong
những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có thể chậm lại trong
nửa đầu năm 2021 do: (1) Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chững lại sau giai đoạn mua sắm cuối năm 2020 và
(2) Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,…
 Các cảng nước sâu sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội nhờ bổ sung công suất

Với lợi thế có khả năng đón được tàu lớn, giúp tiết Hiệu suất hoạt động các cảng nước sâu ở
kiệm chi phí cho khách hàng, sản lượng container Việt Nam
thông qua các cảng nước sâu đã tăng trưởng khoảng 8.000 85% 100%
7.000 70%
23,2%/năm từ 2015 – 2019, cao hơn so với mức 6.000 63% 80%
1.000 TEUs

51%
13,3%/năm của toàn ngành. Hiệu suất hoạt động tính 5.000 47% 52%
60%
4.000
đến 10T/2020 đã đạt khoảng 84,6% công suất thiết kế 3.000 40%
và không nhiều tiềm năng tăng trưởng đối với các 2.000 20%
cảng nước sâu hiện hữu. 1.000
0 0%
Điều này mở ra cơ hội tăng trưởng cho các cảng nước
sâu mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở phân
khúc này. Dự kiến Q1/2021, giai đoạn 1 cảng nước Công suất thiết kế Sản lượng container
sâu Gemalink sẽ đi vào hoạt động, giúp gia tăng thêm % Hiệu suất hoạt động
công suất các cảng nước sâu khoảng 1,5 triệu TEUs, Nguồn: VPA, FPTS tổng hợp
tương ứng 25,2% công suất thiết kế hiện tại. (*) Hiệu suất hoạt động 10T/2020

 Kỳ vọng phí dịch vụ tại cảng biển tăng 10%năm trong giai đoạn 2021 – 2023, giúp cải thiện lợi nhuận
các doanh nghiệp

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 54/2018/TT – GBTVT của Bộ Giao thông Vận tải, giá các dịch vụ cảng biển
gồm bốc dỡ container, hoa tiêu hàng hải, lai dắt tàu và sử dụng cầu, bến, phao neo sẽ được đề xuất tăng
khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2021 – 2023. Cụ thể như sau:

Khu vực 2021 2022 2023

Hải Phòng (trừ Lạch Huyện) +10% +10% +10%


Lạch Huyện +10% 0% +10%
Miền Trung 0% +10% +10%
Hồ Chí Minh 0% +10% +10%
Cái Mép – Thị Vải +10% 0% +10%

Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 22


Dịch vụ vận tải biển: Phần lớn doanh nghiệp nội địa khó tận dụng được tiềm năng tăng trưởng từ
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Vận tải biển trong những năm tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan.
Tuy nhiên, từng phân khúc sẽ có mức độ tăng trưởng khác nhau:
 Đối với hàng hóa container: Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tận dụng được
tiềm năng này. Nguyên nhân do những hạn chế về trọng tải tàu nhỏ, chi phí đầu tư cao dẫn tới khả năng
cạnh tranh kém so với các hãng tàu ngoại. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp có lợi thế về chi phí đầu tư
tàu rẻ và hoạt động theo chuỗi dịch vụ giúp giảm chi phí như HAH, Tân Cảng Shipping,… có thể hưởng
lợi từ xu hướng tăng trưởng này.
 Đối với hàng lỏng: Nhập khẩu các sản phẩm dầu khí trong những năm tới sẽ tiếp tục gia tăng nhờ nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu và khí LPG tăng trưởng 4,9%/năm (theo BMI) và 5,7%/năm (theo Danish Energy
Agency) trong giai đoạn 2020 – 2024, trong khi đó nguồn cung nội địa vẫn chưa được bổ sung công suất.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu được dự báo có xu hướng tăng trong năm 2021 và tác động từ quy định của IMO sẽ
ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Theo EIA dự báo, giá dầu thô Brent và
WTI năm 2021 lần lượt đạt 48,53 USD/thùng và 45,78 USD/thùng, tương ứng tăng khoảng 12% yoy và 15%
yoy nhờ:
 Kỳ vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát giúp kinh tế thế giới hồi phục, kéo theo nhu cầu dầu thô tăng trở lại,
năm 2021 ước đạt 98,16 triệu thùng/ngày, +6,26% yoy.
 Liên minh OPEC+ tiếp tục thực hiện cắt giảm sản lượng theo cam kết từ ngày 12/04/2020.
Dịch vụ hậu cần, kho bãi: Tăng cường đầu tư mở rộng, đón đầu nhu cầu kho bãi tăng trưởng mạnh
trong tương lai
Với triển vọng về hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút Tổng nguồn cung nhà xưởng/nhà kho
vốn FDI khả quan, chúng tôi cho rằng nhu cầu kho bãi xây sẵn miền Bắc và miền Nam
sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Qua 5,0
đó kéo theo nguồn cung kho bãi sẽ phải được đầu tư 4,0
mở rộng để đáp ứng nhu cầu. Bất chấp dịch COVID-19
triệu m2

3,0
trong năm 2020, nguồn cung nhà xưởng, nhà kho xây
2,0
sẵn ở miền Bắc và miền Nam vẫn tăng trưởng mạnh so
với thời điểm đầu năm, đạt lần lượt 2,1 triệu m2, +25,3% 1,0
yoy và 2,7 triệu m2, +28,2% yoy (theo CBRE). Từ đó cho 0,0
thấy rằng các nhà cung cấp dịch vụ đã chủ động mở 2015 2016 2017 2018 2019 2020E
rộng quy mô nhằm đón đầu tăng trưởng.
Nguồn: CBRE, FPTS tổng hợp
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp lớn trong ngành sẽ tiếp tục đưa vào hoạt động những dự án đầu tư mới
như: TCL với kế hoạch gia tăng gấp đôi diện tích kho bãi trong 2021 – 2025; TMS có dự án Trung tâm logistics
Vĩnh Lộc (T4/2021 hoàn thành), dự án mở rộng Trung tâm logistics khu công nghệ cao, giai đoạn 2 Trung tâm
logistics Thăng Long từ 2021 – 2023;…
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng lạnh cũng đang là xu thế phát triển nhờ nhu cầu về các sản phẩm nhạy cảm với
nhiệt độ như hàng nông sản, thủy sản, dược phẩm,… gia tăng. Theo Allied Market Research, quy mô thị trường
chuỗi cung ứng lạnh toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 17,7% trong giai đoạn 2018 – 2026. Đối với Việt Nam,
chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ mạnh mẽ hơn do quy mô kho lạnh hiện tại chỉ đáp ứng được từ 30 – 35%
nhu cầu thực tế (theo Bộ Công Thương). Điều này mở ra cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp có sở hữu
kho lạnh như TMS, ILB.
 Năm 2021, chúng tôi đánh giá ngành Logistics sẽ TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG nhờ hoạt động xuất nhập
khẩu khả quan với kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do và tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI của Việt
Nam. Trong đó, từng mảng dịch vụ sẽ có những đánh giá khác nhau, cụ thể:
 Dịch vụ cảng biển: Kỳ vọng từ gia tăng phí dịch vụ cảng biển sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh
nghiệp trong mảng này. Bên cạnh đó, phân khúc cảng nước sâu vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt trội nhờ
bổ sung thêm công suất từ cảng Gemalink.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 23


 Dịch vụ vận tải biển: Chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ các hãng tàu nước ngoài, chỉ một số doanh
nghiệp Việt Nam có lợi thế về chi phí đầu tư tàu rẻ và hoạt động theo chuỗi dịch vụ giúp giảm chi phí
như HAH, Tân Cảng Shipping,… mới có thể hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng này.
 Dịch vụ hậu cần kho bãi: Nhu cầu kho bãi tăng trưởng tích cực nhờ triển vọng về hoạt động xuất
nhập khẩu và thu hút vốn FDI khả quan. Đồng thời, nguồn cung kho bãi trong tương lai sẽ được đầu
tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu.

III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Logistics


Doanh thu Lợi nhuận Tăng
Vốn hóa tại Tỷ suất ROE 4
thuần 9 sau thuế 9 trưởng
Mã CK 14/01/2021 lợi nhuận quý gần P/E
tháng 2020 tháng 2020 lợi nhuận
(tỷ đồng) sau thuế nhất
(tỷ đồng) (tỷ đồng) sau thuế
GMD 10.774 1.901 314 -30,3% 16,5% 5,8% 28,5x
CTCP Gemadept (HSX: GMD) là doanh nghiệp khai thác cảng biển có quy mô lớn nhất trong các doanh
nghiệp trên sàn ( chiếm 8,9% thị phần cảng biển Việt Nam 2019) với 5 cảng biển có tổng công suất thiết kế
đạt 2 triệu TEUs/năm và 2 triệu tấn hàng hóa tổng hợp.
Ngoài cảng biển, GMD cũng sở hữu các tài sản khác có tính liên kết bao gồm kho bãi, đội tàu, đội sà lan, đội
xe tải thông qua các công ty liên doanh, liên kết. Qua đó giúp công ty hình thành được chuỗi giá trị khép kín,
tiết kiệm được chi phí thuê ngoài.
Triển vọng: Cảng nước sâu Gemalink dự kiến đi vào hoạt động từ Q1/2021 sẽ là động lực tăng trưởng chính
GMD trong những năm tới. Cảng Gemalink có vị trí nằm ở cửa ngõ cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải, với
công suất thiết kế đạt 1,5 triệu TEUs, tương đương 75% công suất hiện tại của công ty. Theo GMD, nhờ sự
hỗ trợ từ hãng tàu đối tác là CMA – CGM, cảng Gemalink sẽ hoạt động với hiệu suất 60% ngay trong năm
đầu tiên và kỳ vọng lấp đầy công suất từ năm 2022. Qua đó tạo ra sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi
nhuận của GMD trong 2 năm tới.
HAH 972 830 89 -1,0% 10,7% 9,4% 8,1x
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HSX: HAH) hiện đang là doanh nghiệp sở hữu đội tài container lớn nhất
cả nước (chiếm khoảng 31% trọng tải đội tàu container Việt Nam), chủ yếu hoạt động trên tuyến nội địa Hải
Phòng – Đà Nẵng – TP. HCM và một số tuyến quốc tế từ Việt Nam tới HongKong, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Đội tàu của HAH có lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí đầu tư tàu rẻ và quy mô đội tàu lớn. Tỷ lệ lấp đầy hàng hóa
trên mỗi chuyến tàu của HAH trung bình ước tính đạt 88,2%. Lũy kế 9M/2020, HAH đã thực hiện được 198
chuyến tàu tăng 17,2% yoy nhờ đầu tư thêm tàu HAIAN MIND và HAIAN VIEW từ T5/2019 và T7/2020.
Vào Q2/2020, HAH đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 Trung tâm Logistics Pan Hải An giúp công ty hoàn thiện
chuỗi dịch vụ logistics gồm vận tải biển, cảng biển, kho bãi.
Triển vọng: Vận tải biển vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của HAH trong năm 2021 khi công ty tiếp
tục đầu tư thêm tàu HAIAN VIEW từ T7/2020. Đồng thời, Trung tâm Logistics Pan Hải An đi vào hoạt động
cũng giúp HAH tiết kiệm thêm chi phí thuê ngoài, cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp.
TMS 3.189 2.290 221 +37,6% 9,6% 11,9% 11,3x

CTCP Transimex (HSX: TMS) hoạt động chủ yếu trong mảng kho bãi với 5 kho bãi, tổng diện tích 25,8 ha,
đứng thứ 5 về quy mô kho bãi trong các doanh nghiệp niêm yết. Các kho bãi của TMS hướng tới cung cấp
đầy đủ các loại hình lưu kho, lưu bãi gồm kho ngoại quan, kho CFS, kho lạnh, kho mát, bãi container. Đặc biệt
là loại hình kho lạnh, kho mát đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam cũng như thế giới.
Triển vọng: Chúng tôi cho rằng, tiềm năng của TMS trong những năm tới sẽ phụ thuộc vào các dự án đầu tư
kho bãi mới, mở rộng diện tích kho lạnh, kho mát như Trung tâm Logistic Vĩnh Lộc (T5/2021 hoàn thành); mở
rộng kho lạnh tại Trung tâm Logistics Khu Công nghệ cao; Giai đoạn 2 Trung tâm Logistics Thăng Long;…
TMS đang có kế hoạch huy động vốn khoảng 400 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu chuyển
đổi và phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tài trợ cho các dự án trên.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 24


NGÀNH DỆT MAY
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO HỖ
TRỢ NGÀNH PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH

Bức tranh năm 2020 TRƯƠNG THỊ PHÚC NGUYÊN


Với việc phải nhập khẩu trên 60% nguyên phụ liệu và xuất khẩu trên
90% sản lượng thành phẩm, ngành dệt may Việt Nam đã lần lượt chịu
Email: nguyenttp@fpts.com.vn
các cú sốc cung và cú sốc cầu trong năm 2020: Tel: (+84) 28 6290 8686
 Cú sốc cung: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nguy cơ Ext: 7596
thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trong T3/2020 do các nhà máy
Trung Quốc ngưng hoạt động. Tuy nhiên, đến giữa T3/2020,
tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát và nguồn
cung nguyên liệu đã được nối lại.
 Cú sốc cầu: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị giãn/hủy
đơn hàng từ T4/2020 do dịch lan rộng sang Mỹ và EU.
Triển vọng năm 2021
Ngành dệt may Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2021 nhờ các yếu tố
sau:

 Nhu cầu dệt may ở các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tăng
trở lại khi tình hình kinh tế dần hồi phục vào cuối năm 2021;

 Các Hiệp định thương mại tự do sẽ hỗ trợ thúc đẩy giá trị xuất
khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2021. Cụ thể,
TPP có khả năng sẽ được tái khởi động dưới thời Tổng thống
Biden, đa số các sản phẩm dệt may sẽ bắt đầu được hưởng
thuế ưu đãi theo EVFTA và RCEP dự kiến sẽ có hiệu lực trong
Q1/2021.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nhu cầu của các loại hàng hóa không
thiết yếu như hàng dệt may sẽ phục hồi chậm trong năm 2021 và đến
năm 2022 giá trị xuất khẩu của ngành mới có thể quay trở lại như năm
2019 (đạt 39 tỷ USD).

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 25


D. NGÀNH DỆT MAY - Các Hiệp định Thương mại tự do hỗ trợ ngành phục hồi sau đại dịch
I. Nhìn lại năm 2020: Cú sốc cầu nối tiếp cú sốc cung
Ngành dệt may là một trong những ngành chịu ẢNH HƯỞNG LỚN của đại dịch COVID-19. Quy mô sản xuất
của ngành dệt may Việt Nam đã vượt xa nhu cầu nội địa, giá trị xuất khẩu dệt may năm 2019 đạt 39 tỷ USD,
trong khi quy mô thị thường nội địa chỉ khoảng 5 tỷ USD. Lần đầu tiên trong 20 năm, giá trị xuất khẩu dệt may
của Việt Nam có mức tăng trưởng âm, giá trị xuất khẩu dệt may năm 2020 ước đạt 35 tỷ USD, giảm 10% so
với năm 2019.

45
Giá trị và tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam 45%
35
35 35%

25 25%

15 15%

5 5%

-5 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -5%

-15 -10% -15%


Giá trị (tỷ USD) Tăng trưởng (%)
Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp
Với việc phải nhập khẩu trên 60% nguyên phụ liệu và xuất khẩu trên 90% sản lượng thành phẩm, ngành dệt
may Việt Nam đã lần lượt chịu các cú sốc cung và cú sốc cầu khi dịch COVID-19 bùng phát tại các thị trường
xuất nhập khẩu chủ lực như Trung Quốc, Mỹ và EU.

Các sự kiện tác động đến ngành dệt may Việt Nam trong năm 2020

Dịch lan rộng sang


Các nhà máy TQ Mỹ và EU, các
ngưng hoạt động khách hàng thông Làn sóng xin bảo hộ
gây gián đoạn báo giãn/ hủy đơn phá sản của các nhà
Dịch bùng hàng bán lẻ ở Mỹ
phát tại TQ nguồn cung NPL

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Cú sốc cung: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trong
T3/2020 do các nhà máy Trung Quốc ngưng hoạt động
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may lớn Thị trường nhập khẩu nguyên
nhất của Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhà liệu dệt may của Việt Nam (Triệu
máy ở Trung Quốc đã phải ngưng hoạt động 10 - 15 ngày trong USD)
T2/2020, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lo ngại thiếu hụt nguyên 21.000
liệu sản xuất sau khi lượng dự trữ cạn kiệt vào khoảng cuối 18.000
T4/2020.
15.000
Các hợp đồng dệt may thường được ký trước từ 2 - 3 tháng và 12.000
nguyên phụ liệu đã được bên đặt hàng phê duyệt trước. Khi nguồn
9.000
cung nguyên liệu đã được phê duyệt bị đình trệ, các doanh nghiệp
6.000
dệt may Việt Nam khó có thể đổi sang nguồn cung khác ngay lập
tức. Hơn nữa, việc chuyển đổi sang các nhà cung cấp trong nước 3.000
hay nhập khẩu vải từ Hàn Quốc, Đài Loan sẽ có giá thành cao hơn 0
khoảng 15% so với vải nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đến 2012 2014 2016 2018

giữa T3/2020, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm Trung Quốc Nhật Bản Mỹ Hàn Quốc Khác
soát và nguồn cung nguyên liệu đã được nối lại.
Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 26


Cú sốc cầu: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị giãn/hủy đơn hàng từ T4/2020 do dịch lan rộng
sang Mỹ và EU
Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt
Các thị trường xuất khẩu dệt may
Nam, chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu dệt may mỗi năm. Cuối
của Việt Nam (Triệu USD)
T3/2020, dịch lan rộng sang Mỹ và EU khiến tình hình tiêu thụ hàng
may mặc ở hai thị trường này sụt giảm mạnh. Giữa T4/2020, nhiều
khách hàng ở Mỹ và EU đã thông báo giãn/ hủy đơn hàng của Việt 36.000

Nam.
30.000
Đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ
24.000
(dưới 1.000 lao động) chủ yếu nhận đơn hàng thông qua các công
ty trung gian mà không làm việc trực tiếp với nhãn hàng. Các doanh 18.000
nghiệp này có vị thế yếu hơn, hợp đồng mua bán thường không quy
định về trách nhiệm của khách hàng khi hoãn/hủy đơn hàng. Do đó, 12.000

các doanh nghiệp phải ở trong tình thế bị động và rất khó yêu cầu
6.000
bên trung gian hỗ trợ hay bồi thường khi bị hoãn/ hủy đơn hàng.
-
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn (trên 1.000 lao động, 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
chủ yếu là các doanh nghiệp niêm yết) đã xây dựng được quan hệ
Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác
đối tác lâu dài với các nhãn hàng có thể giảm thiểu được rủi ro này.
Doanh nghiệp có thể trực tiếp đàm phán với nhãn hàng để điều Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp
chỉnh các điều khoản trong hợp đồng và thời gian thanh toán phù
hợp.
Kể từ T6/2020, làn sóng xin bảo hộ phá sản của các nhà bán lẻ ở Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt
may ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ. Trước dịch COVID-19, các nhà bán lẻ truyền
thống ở Mỹ cũng đã có một khoảng thời gian dài chật vật trước làn sóng thương mại điện tử. Dịch COVID-19
bùng phát càng khiến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân
khiến các nhà bán lẻ bị đánh gục bởi đại dịch đó là số lượng hàng tồn kho khổng lồ từ các bộ sưu tập Xuân -
Hè 2020. Với đặc tính mùa vụ và xu hướng thay đổi nhanh chóng, số hàng tồn kho này sẽ mất phần lớn giá trị
trong vòng vài tháng và chỉ còn cách đem ra thanh lý với giá thấp.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, do có vị thế đàm phán yếu hơn nên các đơn hàng gia công xuất khẩu
thường được thanh toán bằng phương thức TT trả sau (Telegraphic Transfer). Đây là phương thức thanh toán
không có tài sản đảm bảo, khi các nhà bán lẻ xin bảo hộ phá sản, các khoản thanh toán này sẽ khó có khả
năng thu hồi.
Tuy nhiên, Việt Nam là nhà cung cấp chịu ảnh hưởng nhỏ Thị phần xuất khẩu hàng may
nhất ở thị trường Mỹ. Dịch bệnh bùng phát khiến các nhà cung mặc của một số nhà cung cấp tại
cấp dệt may toàn cầu đều bị tác động tiêu cực, tuy nhiên mức Mỹ
độ ảnh hưởng là khác nhau. Tại Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp
40% 36%
ít bị ảnh hưởng nhất. Trong số 3 đối tác nhập khẩu hàng may
35%
mặc lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam,
30%
thì giá trị nhập khẩu từ Việt Nam có mức giảm thấp nhất, từ đó, 23%
25%
giúp Việt Nam gia tăng thị phần hàng may mặc tại Mỹ. Lần đầu
20%
tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng 20%
12%
15%
may mặc tại thị trường Mỹ, mặc dù xét về tổng giá trị xuất khẩu
10%
hàng may mặc trong năm 2020 vẫn chưa đạt mức của năm 2019. 5% 8%
6%
Điều này đến từ hai nguyên nhân: 1) Việt Nam kiểm soát được 0%
dịch tốt hơn nên vẫn đáp ứng được các đơn đặt hàng, 2) Xu
hướng các nhãn hàng may mặc đã và đang dịch chuyển đơn
hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng của Trung Quốc Việt Nam Bangladesh

chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 27


Giá trị xuất khẩu dệt may bắt đầu phục hồi từ T6/2020 nhờ các đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.
Trong khi giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng dệt may chủ lực của Việt Nam như áo thun, áo jacket,…
bị sụt giảm mạnh thì giá trị xuất khẩu đồ bảo hộ lao động (bao gồm cả đồ bảo hộ y tế) và quần áo mặc tại nhà
lại tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Chủng loại và giá trị xuất khẩu dệt may Diễn biến giá trị xuất khẩu dệt may Việt
10T/2020 Nam qua các tháng (Triệu USD)
123% 140% 4.500 80%
4.600 65%
120% 4.000
3.600 100% 60%
3.500
80%
2.600
60% 3.000 40%
1.600 23% 40% 2.500
600 20% 20%
2.000 2%
0%
-400 1.500 0%
-20%
-1.400 -40% 1.000
Áo sơ mi

Váy
Đồ lót

Khăn bông
Áo len

Tất

Quần

Vải

Áo jacket
Áo thun
Đồ BHLĐ

Quần short
Quần áo ngủ
Đồ mặc nhà

Găng tay

Quần áo vest
Quần áo bơi
Đồ trẻ em

-20%
500 -31% -18%
- -40%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11

Giá trị (Triệu USD) %yoy 2019 2020 %yoy

Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp Nguồn: VITAS, FPTS tổng hợp

Việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phòng dịch được xem là giải pháp tình thế của nhiều doanh nghiệp
để ứng phó với đại dịch. Đến nay, thị trường các sản phẩm phòng dịch đã dần bão hòa khi nguồn cung tăng
vọt và nhu cầu sử dụng không còn quá cao. Ngoài ra, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, người dân được
khuyến khích hạn chế ra đường và làm việc tại nhà (work-from-home) cũng thúc đẩy nhu cầu các sản phẩm
quần áo mặc tại nhà tăng so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù giá trị xuất khẩu các sản phẩm phòng dịch và quần áo mặc tại nhà không thể bù đắp hoàn toàn sự sụt
giảm từ các sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng cũng đã hỗ trợ sự hồi phục của ngành trong nửa cuối năm
2020. Cụ thể, tăng trưởng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam sau khi giảm xuống thấp nhất trong T4 – T5/2020,
đã có dấu hiệu phục hồi kể từ T6/2020. Lũy kế 11T/2020, giá trị xuất khẩu dệt may đạt 32 tỷ USD (-12% yoy).
Với tiến độ xuất khẩu như hiện nay, Bộ Công Thương ước tính giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam cả năm
2020 sẽ đạt 35 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong Kết quả kinh doanh của các doanh
9T/2020 bị sụt giảm mạnh. Tình trạng giãn/hủy đơn hàng nghiệp dệt may 9T/2020 (tỷ đồng)
khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh, giảm
35.000
từ 10 – 30% yoy. Lợi nhuận sau thuế thậm chí còn sụt giảm -17%
mạnh hơn (giảm từ 20 – 80% yoy), nguyên nhân do các doanh 30.000

nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản chi phí cố định để vận 25.000
hành nhà máy trong khi không có đơn hàng sản xuất, đặc biệt
20.000
là chi phí lương nhân công.
15.000
Một số doanh nghiệp như CTCP Đầu tư và Thương mại TNG
10.000
(HNX: TNG) hay CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại -23%
Thành Công (HSX: TCM) đã linh hoạt chuyển đổi sản xuất và 5.000 -39%
tìm được các đơn hàng xuất khẩu khẩu trang vải và đồ bảo 0
hộ y tế, giúp bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt 9T/2019 9T/2020 9T/2019 9T/2020 9T/2019 9T/2020
nên có mức sụt giảm doanh thu thấp hơn. Đặc biệt, nhờ ký Doanh thu Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau
được các đơn hàng sản phẩm phòng dịch với tỷ suất lợi nhuận thuế

cao hơn sản phẩm may mặc truyền thống mà lợi nhuận sau
Nguồn: BCTC của các doanh nghiệp VGT, VGG, MSH, TNG,
thuế 9T/2020 của TCM thậm chí đã tăng trưởng 31% so với
TCM, STK, GMC, FPTS tổng hợp
cùng kỳ.
FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 28


II. Triển vọng năm 2021: Tốc độ hồi phục chậm
Là một ngành phụ thuộc vào xuất khẩu, sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tình
hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Tuy có nhiều hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành trong năm
tới, chúng tôi cho rằng nhu cầu về các loại hàng hóa không thiết yếu như hàng dệt may sẽ PHỤC HỒI CHẬM
trong năm 2021.
Nhu cầu dệt may ở các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ tăng trở lại khi tình hình kinh tế dần hồi phục
vào cuối năm 2021
Nhìn lại lịch sử trong 12 năm gần nhất, thế giới đã từng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và mất
khoảng 2 năm (từ năm 2008 đến năm 2010) để tổng cầu dệt may ở các thị trường quay về với mức trước
khủng khoảng. Cho đến thời điểm hiện tại, các dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ở các thị trường đều được
các tổ chức đưa ra khá thận trọng, nhưng nhìn chung đều có sự tăng trưởng trở lại.
Chúng tôi kỳ vọng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2021 cũng sẽ phục hồi theo triển vọng phục
hồi kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên, tốc độ phục hồi
sẽ chậm và đến năm 2022 giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam mới có thể quay trở lại như năm 2019 (tức là giá
trị xuất khẩu đạt 39 tỷ USD). Cũng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam đến
2021 vẫn nằm trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của COVID-19, VITAS dự báo giá trị xuất khẩu dệt may năm
2021 có thể đạt khoảng 37 – 38 tỷ USD.
Tương quan giữa tổng cầu dệt may và tốc độ tăng trưởng GDP ở các thị trường

MỸ EU
140 6% 300 9%

120 4% 250 6%
100
2% 200 3%
80
0% 150 0%
60
-2%
40 100 -3%

20 -4%
50 -6%
0 -6%
0 -9%

Tổng cầu dệt may (Tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%) Tổng cầu dệt may (Tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%)

NHẬT BẢN HÀN QUỐC


45 6% 18 8%
40 16
4%
35 14 6%
30 2% 12
25 4%
10
0%
20 8
2%
15 -2% 6
10 4
-4% 0%
5 2
0 -6% 0 -2%

Tổng cầu dệt may (Tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%) Tổng cầu dệt may (Tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%)

Nguồn: Worldbank, Vinatex, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 29


Các Hiệp định thương mại tự do sẽ hỗ trợ thúc đẩy giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
trong năm 2021
 Hiệp định TPP có khả năng sẽ được tái khởi động dưới thời Tổng thống Biden
Trước đó, bản thỏa thuận của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký vào T2/2016 dưới
thời cựu Tổng thống Barack Obama nhưng chưa được Nghị viện thông qua. Tổng thống Donald Trump sau
khi đắc cử đã rút khỏi hiệp định này vào năm 2017. Theo đó, 11 nước còn lại phải ký kết một thỏa thuận mới
mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, hay TPP11) vào T3/2018.
CPTPP về cơ bản không mang lại nhiều lợi ích thuế quan cho ngành
dệt may Việt Nam do Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do với 7
nước thành viên CPTPP (Australia, New Zealand, Chile, Nhật Bản, CPTPP

Brunei, Malaysia, Singapore), các nước thành viên còn lại (Canada,
Mexico và Peru) có quy mô tiêu thụ dệt may khá nhỏ (khoảng 4 tỷ USD)
và không phải là các thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam. TPP
CPTPP có quy mô kinh tế chiếm khoảng 14% GDP toàn cầu thấp hơn
khá nhiều so với quy mô của TPP khi có Mỹ là 38% GDP toàn cầu. Ông US
Biden từng là Phó Tổng thống dưới thời Barack Obama và là người ủng
hộ hiệp định TPP, do đó TPP có khả năng sẽ được tái khởi động dưới
thời Tổng thống Biden.
Quy tắc xuất xứ “Từ sợi trở đi” đã được giữ nguyên từ bản thỏa thuận cũ của TPP sang CPTPP, nên nhiều
khả năng cho dù TPP được tái khởi động thì quy tắc này vẫn là rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp Việt
Nam. Theo đó, các công đoạn từ se sợi, dệt vải, cho đến gia công phải được thực hiện trong nội khối các nước
thành viên, trong khi đó Việt Nam đang bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Điều này dẫn đến một thực trạng là chỉ một số ít các doanh nghiệp có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan, đó
là các doanh nghiệp sợi và các doanh nghiệp may có chuỗi giá trị hoàn thiện sợi – dệt nhuộm – may.
 Các sản phẩm dệt may bắt đầu được hưởng thuế ưu đãi theo hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký vào T6/2019 và đã chính thức có hiệu lực kể từ
T8/2020, theo đó, thuế GSP2 9,6% trước đây đối hàng dệt may Việt Nam đã quay về thuế suất cơ sở MFN3
12%, sau đó giảm dần theo lộ trình về đến 0%. Đa số các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU
(thuộc nhóm B5 và B7) sẽ bắt đầu được hưởng thuế quan ưu đãi từ năm 2021.

Nhóm Tỷ trọng xuất khẩu Lộ trình xóa bỏ thuế theo EVFTA


hàng hóa sang EU 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027
A 12% 0%
B3 11% 9% 6% 3% 0%
B5 58% 10% 8% 6% 4% 0%
B7 19% 11% 9% 8% 6% 5% 3% 2% 0%
Nguồn: VCCI, FPTS tổng hợp

Rào cản lớn nhất để các doanh nghiệp dệt may có thể tận dụng được EVFTA là quy tắc xuất xứ “Từ vải trở
đi”. Theo đó, các doanh nghiệp may phải sử dụng vải được sản xuất ở Việt Nam hoặc vải nhập khẩu từ nước
thứ 3 cùng có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và EU, kể cả hiện tại (Hàn Quốc) và tương lai (Nhật
Bản và một số nước ASEAN đang đàm phát FTA với EU). Hiện nay, trên 50% nhu cầu vải của Việt Nam được
nhập khẩu từ Trung Quốc, để tận dụng được EVFTA, các doanh nghiệp may cần phải tìm kiếm được nguyên
liệu vải thay thế cho vải từ Trung Quốc bằng cách: (1) Hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước
để tạo tính liên kết cho chuỗi giá trị, hoặc (2) Tăng cường nhập khẩu vải từ các nước có hiệp định thương mại
với cả Việt Nam và EU như Hàn Quốc, Nhật Bản.

2 GSP (Generalized System of Preferences): Là ưu đãi thuế dành cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát
triển.
3 MFN (Most Favoured Nation): Thuế dựa trên nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên
WTO.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 30


 Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội xuất khẩu cho ngành dệt may
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, hay ASEAN +5) là hiệp định thương mại tự do bao gồm
10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia khác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New
Zealand. RCEP đã được ký kết vào ngày 15/11/2020 và dự kiến sẽ có hiệu lực trong Q1/2021. Hiệp định này
sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn cầu.
Các hiệp định thương mại đã ký kết giữa các nước thành viên RCEP

Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Úc và New Zealand

ASEAN ACFTA (2002) AJCEP (2008) AKFTA (2005) AANZFTA (2009)

Việt Nam - VJEPA (2008) VKFTA (2015) -

(*) Trong ngoặc đơn là năm các hiệp định được ký kết Nguồn: VCCI, FPTS tổng hợp

Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại song phương và/hoặc đa phương với tất cả các thành viên RCEP.
Như vậy, RCEP không mang tính mở cửa thị trường mới mà chỉ là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết
đã có. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất mà RCEP mang lại chính là quy tắc xuất xứ cộng gộp từ tất cả các thành viên.
Nếu như quy tắc xuất xứ trong các hiệp định trước đây là trở ngại thì quy tắc xuất xứ trong RCEP lại là một
điểm cộng khi có Trung Quốc – đối tác nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may lớn nhất của Việt Nam – cũng tham
gia hiệp định. Theo đó, các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất
khẩu đi các nước thành viên RCEP đều sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Dựa trên những phân tích trên, chúng tôi cho rằng ngành dệt may Việt Nam trong năm 2021 sẽ hình thành các
xu hướng sau:
 Đẩy mạnh liên kết thượng nguồn để đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP
và EVFTA. Câu chuyện về việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất
xứ của CPTPP và EVFTA đã có kể từ khi các hiệp định này còn đang trong quá trình
Sợi đàm phán. Tuy nhiên, đa số các nhãn hàng vẫn chỉ định nguyên liệu từ Trung Quốc
do nguồn vải đa dạng và giá rẻ. Dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc gây gián
đoạn nguồn cung nguyên liệu đã tạo động lực buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm
nguyên liệu trong nước và cũng có cơ sở để thuyết phục các nhãn hàng sử dụng
Dệt nhuộm
nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu.
Do sự khác biệt hoàn toàn trong hoạt động sản xuất ở các khâu se sợi, dệt nhuộm
May và gia công nên việc mở rộng chuỗi giá trị lên thượng nguồn cần phải có vốn đầu tư
lớn và nhiều rủi ro. Thay vào đó, các doanh nghiệp may sẽ chọn cách liên kết với
các doanh nghiệp sản xuất sợi và vải để tạo chuỗi khép kín. Theo đó, các dự án liên
minh sợi – dệt nhuộm – may sẽ bắt đầu được hình thành trong ngành dệt may Việt
Nam.
 Xu hướng thời trang xanh (Green Fashion) được đẩy mạnh sau đại dịch.
Giai đoạn 2015 – 2016, xu hướng thời trang xanh (Green Fashion) bắt đầu xuất hiện.
Theo đó, nhiều nhãn hàng thời trang lớn như Nike, Adidas, Decathlon,… đã có cam
kết tăng tỷ trọng sử dụng sợi tái chế trong các sản phẩm của mình. Theo báo cáo
của McKinsey, sau dịch COVID-19, quan điểm của người tiêu dùng sẽ thay đổi, xu
hướng thời trang nhanh (Fast Fashion) có thể không còn là xu thế dẫn đầu. Thay vào
đó, người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí về sức khỏe và thân
thiện với môi trường. Theo đó, nhu cầu các sản phẩm sợi tái chế sẽ tiếp tục là xu
hướng trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất sợi tái chế sẽ hưởng lợi từ xu
hướng này, điển hình là CTCP Sợi Thế Kỷ (HSX: STK). Công ty đã và đang tăng dần
tỷ trọng sợi tái chế trong doanh thu từ 3% (2016) lên 40% (9T/2020).

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 31


 Như vậy, là một ngành phụ thuộc vào xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam trong năm 2020 đã chịu ẢNH
HƯỞNG LỚN bởi dịch COVID-19. Giá trị xuất khẩu dệt may được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2021 nhờ
vào: (1) Sự phục hồi kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực và (2) Các hiệp định thương mại tự do như
EVFTA, RCEP bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nhu cầu của các loại hàng hóa không thiết
yếu như hàng dệt may sẽ PHỤC HỒI CHẬM trong năm 2021. Mức độ phục hồi của các doanh nghiệp trong
ngành cũng khác nhau, dựa vào các xu hướng trong ngành dệt may sau đại dịch COVID-19, chúng tôi cho
rằng những doanh nghiệp sau sẽ có tốc độ hồi phục nhanh hơn mặt bằng chung của ngành:
 Doanh nghiệp sản xuất sợi polyester và doanh nghiệp sản xuất vải;
 Doanh nghiệp may có quy mô lớn, đã xây dựng được mối quan hệ lâu năm với các nhãn hàng;
 Doanh nghiệp có chuỗi giá trị khép kín sợi – dệt nhuộm – may, hoặc tạo được chuỗi liên kết khép kín với
các doanh nghiệp khác trong ngành.

III. Cập nhập một số doanh nghiệp ngành Dệt may

Doanh thu Lợi nhuận


Vốn hóa tại Tăng trưởng Tỷ suất lợi
Mã thuần năm sau thuế ROE 4 quý
14/01/2020 lợi nhuận nhuận sau P/E
CK 2020 (tỷ năm 2020 gần nhất
(tỷ đồng) sau thuế thuế
đồng) (tỷ đồng)

STK 1.527 1.766 143 -33% 8,1% 13,3% 12,4x


Giống như bối cảnh chung của ngành dệt may, kết quả kinh doanh 9T2020 của STK sụt giảm rất mạnh do
ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng STK sẽ phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp
cùng ngành và tăng trưởng tốt sau đại dịch nhờ vào các yếu tố sau:

 Khác với tình trạng ảm đạm chung của các doanh nghiệp sản xuất sợi cotton bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sản phẩm của STK là sợi polyester, thị trường tiêu thụ đa dạng và
không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc;

 STK sẽ hưởng lợi từ CPTPP nhờ bán sợi cho các doanh nghiệp trong nước để đáp ứng quy tắc xuất xứ
“Từ sợi trở đi”;

 Sợi tái chế tiếp tục là động lực tăng trưởng của STK trong tương lai. Giai đoạn 2015 – 2016, xu hướng thời
trang xanh xuất hiện, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sợi tái chế tăng lên. Theo báo cáo của McKinsey, sau dịch
COVID-19, người tiêu dùng sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí về sức khỏe và thân thiện với
môi trường. Theo đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sợi tái chế sẽ tiếp tục là xu hướng.
TCM 3.774 3.470 276 +27% 8% 16,8% 10,9x
Bất chấp tình trạng hoãn/hủy đơn hàng diễn ra trong ngành dệt may do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kết
quả kinh doanh 9T/2020 của TCM vẫn tăng trưởng tốt nhờ:
 Từ T4 – T7/2020, TCM đã ký được các đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế, giúp bù đắp một phần
doanh thu thiếu hụt của các đơn hàng truyền thống;
 Từ T8/2020, làn sóng xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế qua đi nhưng TCM vẫn duy trì được tăng
trưởng doanh thu xuất khẩu nhờ các đơn hàng truyền thống quay trở lại. Với lợi thế đến từ tệp khách hàng
lớn lâu năm và lợi thế từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp linh hoạt ứng biến trong mùa dịch đã
giúp TCM có được các đơn hàng truyền thống nhanh hơn các doanh nghiệp khác.
Về dài hạn, TCM là một trong số ít các doanh nghiệp có chuỗi giá trị hoàn thiện sợi – dệt – may, đây sẽ là lợi
thế giúp doanh nghiệp đáp ứng quy tắc xuất xứ của hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng triển vọng của doanh nghiệp đã được phản ánh vào giá cổ phiếu TCM trong
thời gian qua. Cụ thể, giá cổ phiếu TCM từ mức 22.000 – 23.000 đồng/cp vào đầu T11/2020 đã tăng liên tục
và vượt mức 70.000 đồng/cp vào giữa tháng giữa T1/2021.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 32


NGÀNH THỦY SẢN
CƠ HỘI PHỤC HỒI KHI DỊCH BỆNH TẠI CÁC THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Bức tranh năm 2020


LÂM MẨN NHI
Hoạt động xuất khẩu của mảng Tôm và Cá tra - hai mặt hàng có giá trị lớn
nhất trong tổng cơ cấu ngành Thủy sản Việt Nam trong năm 2020, ghi nhận Email: nhilm@fpts.com.vn
kết quả đối lập trong bối cảnh chịu ảnh hưởng chung bởi diễn biến dịch
COVID-19 trên toàn thế giới. Tel: (+84) 28 6290 8686
 Giá trị xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng tích cực (+12% yoy), nhờ Ext: 7584
tận dụng cơ hội về nguồn cung tôm trong nước ổn định, trong khi
sản lượng của các đối thủ cạnh tranh chính sụt giảm mạnh do ảnh
hưởng nặng nề của dịch COVID-19 (Ấn Độ).
 Trái ngược, do chịu ảnh hưởng trực tiếp khi các kênh tiêu thụ chính
của sản phẩm cá tra như nhà hàng, khách sạn,… bị hạn chế hoạt
động do các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại thị
trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu mặt hàng cá tra Việt Nam sụt
giảm lên đến hai con số (-25% yoy).
Triển vọng năm 2021
Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 sẽ giảm dần, các
kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản dần hoạt động trở lại và sự
hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do.
 Mảng tôm được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nguồn cung tiếp
tục ổn định trong khi các đối thủ cạnh tranh mất nhiều thời gian để
quay trở lại hoạt động sản xuất bình thường như trước dịch.

 Các kênh tiêu thụ chính cá tra được kỳ vọng phục hồi cùng với mức
độ kiểm soát dịch bệnh tại các thị trường. Và Trung Quốc sẽ là thị
trường chính dẫn dắt sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu cá tra
năm 2021.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 33


E. NGÀNH THỦY SẢN - Cơ hội phục hồi khi dịch COVID-19 tại các thị trường xuất khẩu
được kiểm soát
I. Nhìn lại năm 2020 - Bức tranh đối lập giữa mảng tôm và mảng cá
Đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng đến toàn thế
giới. Khả năng lây nhiễm từ người sang người của chủng vi-rút corona gây bệnh COVID-19 đã làm ngưng trệ
mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Trong đó, chuỗi giá trị ngành thủy sản thế giới cũng như Việt Nam
đối mặt với nhiều thách thức trước tác động của đại dịch.
(1) Ảnh hưởng trực tiếp của các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội,… khiến nhu cầu
tiêu thụ tại các kênh tiêu thụ thủy sản chính trên thế giới như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… (food
services) sụt giảm mạnh. Trong khi đó, kênh bán lẻ như siêu thị đánh dấu sự tăng trưởng tích cực khi
người tiêu dùng có tâm lý dự trữ thực phẩm trong các giai đoạn cách ly diện rộng và kéo dài.
(2) Kéo theo đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu phải thay đổi cách tiếp cận thị trường, vì thói quen của người
tiêu dùng đã thay đổi, khi ưu tiên sử dụng các sản phẩm đóng hộp, đông lạnh, không dễ hư hỏng,… thay
vì sử dụng thủy sản tươi sống; Các sản phẩm kích thước nhỏ hơn, giá bán thấp hơn được thay thế cho
các mặt hàng thủy sản cao cấp trong bối cảnh thu nhập giảm. Song song đó, kênh tiêu thụ trực tuyến,
giao hàng cho hoạt động chế biến tại nhà cũng là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.
(3) Song song đó, hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển gặp nhiều gián đoạn, do các quốc gia siết chặt các
biện pháp kiểm soát thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 khiến chi phí bán
hàng, logistics tăng cao,… ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các nhà sản xuất và phân phối.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn T1/2019- Là ngành sở hữu giá trị cao chủ yếu từ khâu xuất
T11/2020 (triệu USD) khẩu, do vậy, ngành thủy sản Việt Nam rất nhạy
Dịch COVID-19 bùng cảm với các thay đổi từ thị trường xuất khẩu. Dù
1.000 phát trên toàn cầu vậy, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm
800
2020 vẫn đạt khoảng 8,58 tỷ USD, tương đương
600 với giá trị xuất khẩu năm 2019 với bức tranh đối
400 lập từ hai mảng lớn nhất của ngành - Tôm và Cá
200 tra (lần lượt chiếm khoảng 39% và 23% trong tổng
- giá trị xuất khẩu năm 2019). Cụ thể, giá trị xuất
07/2019
01/2017
04/2017
07/2017
10/2017
01/2018
04/2018
07/2018
10/2018
01/2019
04/2019

10/2019
01/2020
04/2020
07/2020
10/2020

khẩu tôm tăng trưởng nổi bật, trong khi đó, hoạt
động xuất khẩu cá tra trong năm 2020 gặp nhiều
Tôm Cá tra Khác khó khăn.
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

Mảng tôm: Tận dụng cơ hội khi các đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn, giá trị xuất khẩu tăng trưởng
mạnh mẽ
Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm VIệt Nam giai đoạn Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam theo từng thị
T1/2017-T11/2020 trường giai đoạn T1/2017-T11/2020 (triệu USD)
tấn triệu USD 500
50.000 500
450 400
40.000 400
+20% yoy
350 300
+4% yoy
30.000 300
200 +1% yoy
250
+34% yoy
20.000 200
100 -3% yoy
150
10.000 100 +9% yoy
-
50
01/2017

07/2020
04/2017
07/2017
10/2017
01/2018
04/2018
07/2018
10/2018
01/2019
04/2019
07/2019
10/2019
01/2020
04/2020

10/2020

- -
07/2017

10/2018
01/2017
04/2017

10/2017
01/2018
04/2018
07/2018

01/2019
04/2019
07/2019
10/2019
01/2020
04/2020
07/2020
10/2020

EU Nhật Bản
Mỹ Trung Quốc - Hong Kong
Sản lượng (cột trái) Giá trị (cột phải) Hàn Quốc Khác
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 34


1.1. Nguồn cung tôm trong nước ổn định, tạo điền kiện đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh các đối
thủ cạnh tranh gặp khó khăn do dịch COVID-19
Mặc dù tình hình tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của dịch COVID-
19, tuy nhiên trong giai đoạn 11T/2020, tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt ~370.000 tấn,
+7% yoy, tương đương với tổng giá trị xuất khẩu ~3,4 tỷ USD, +12% yoy. Sự tăng trưởng tích cực này chủ
yếu là nhờ thành công của Việt Nam khi có thể sớm kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong nước, nhờ vậy,
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng, chế biến tôm tại Việt Nam diễn ra bình thường. Nguồn
cung ổn định là lợi thế để Việt Nam có thể đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các đơn hàng từ các thị trường xuất
khẩu.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu tôm với Việt Nam trên toàn cầu như Ấn Độ,
Ecuador, Indonesia,… đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19. Cụ thể như Ấn Độ là quốc gia
có số ca nhiễm COVID-19 lớn thứ 2 trên thế giới (với hơn 10 triệu ca nhiễm, cập nhật tại ngày 25/12/2020),
khiến công tác nuôi tôm của nước này bị ngưng trệ, nhiều nhà máy đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm
trọng công nhân chế biến, do đó nguồn cung bị sụt giảm đáng kể. Theo ước tính của các chuyên gia thủy sản
Ấn Độ, ngành tôm Ấn Độ trong giai đoạn 2020-2021, có thể bị thiệt hại ~1,5 tỷ USD dưới tác động của dịch
COVID-19.
Ấn Độ là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, việc Ấn Độ thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn diễn
biến của dịch COVID-19, đã giúp hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này ghi nhận mức
tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu, +34% yoy, đạt 807 triệu USD, trở thành thị trường xuất khẩu
tôm lớn nhất của Việt Nam. Hầu hết các thị trường trọng điểm còn lại như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc đều
ghi nhận mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ, duy chỉ có thị trường Nhật Bản sụt giảm nhẹ, -3% yoy.
1.2. Giá bán tôm xuất khẩu vẫn duy trì ổn định so với cùng kỳ năm 2019 do nhu cầu suy giảm tại các
thị trường tiêu thụ dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19
Trước tình hình khó khăn của các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang
các thị trường xuất khẩu nhằm gia tăng thị phần. Tuy nhiên, giá bán xuất khẩu trong 11T/2020 vẫn ổn định so
với cùng kỳ, bình quân đạt ~9,2 USD/kg, +3% yoy. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường
có phần hạ nhiệt do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội tại các kênh tiêu thụ chính như khu vực
nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… cũng như việc người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm tôm
ở phân khúc trung cấp, bán lẻ với kích cỡ tôm nhỏ hơn, giá bán thấp hơn trong bối cảnh thu nhập giảm.
Cùng với đó, giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL vẫn trong xu hướng giảm kể từ đầu năm 2020, do nguồn
cung tương đối ổn định. Đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg tại tỉnh Sóc Trăng, trong 11T/2020, giá
tôm nguyên liệu trung bình duy trì khoảng 83.000 đồng/kg, +1% yoy.

Giá bán xuất khẩu của tôm Việt Nam giai đoạn T01/2017-T11/2020 (USD/kg)
nghìn đồng/kg USD/kg

140 16
120 14
100 12
10
80
8
60
6
40 4
20 Tôm thẻ: 100 con/kg, Sóc Trăng
2
Tính toán từ dữ liệu của Tổng Cục Hải quan
0 0
05/2017

01/2020
01/2017

09/2017

01/2018

05/2018

09/2018

01/2019

05/2019

09/2019

05/2020

09/2020

Giá tôm nguyên liệu (cột trái) Giá bán xuất khẩu (cột phải)

Nguồn: Tổng cục hải quan, Agromonitor, FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 35


1.3. Chịu áp lực bởi giá bán xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp mảng tôm suy
giảm
Với diễn biến cung cầu như vậy, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đều ghi nhận doanh thu
có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, tuy nhiên, do giá bán xuất khẩu khó tăng tương ứng trong bối cảnh thu
nhập giảm, và hoạt động nuôi tôm trong điều kiện thời tiết mưa nhiều – chu kỳ La Niña, mưa nhiều không
thuận lợi, khiến tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này đều sụt giảm
so với cùng kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp mảng tôm Việt Nam
16% 15%
14%
12% 11%
10%
8% 6%
6% 4%
4%
2%
0%
Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
9T/2019 9T/2020
Dữ liệu được tính dựa trên BCTC của MPC, FMC, CMX Nguồn: FPTS tổng hợp

Mảng cá tra: Chịu tác động kép khi nhu cầu tiêu thụ hạ nhiệt cùng với giá bán xuất khẩu giảm
Sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra VIệt Nam Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam theo từng thị
tấn giai đoạn T1/2017-T11/2020 triệu USD trường giai đoạn T1/2017-T11/2020 (triệu USD)
120.000 250 250
100.000 200 200
80.000
150 150
60.000 -47% yoy
100 100 -46% yoy
40.000 Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp
-48% yoy
20.000 50 50
-31% yoy
-22% yoy
- -
-
07/2017

07/2018

07/2019

07/2020
01/2017
04/2017

10/2017
01/2018
04/2018

10/2018
01/2019
04/2019

10/2019
01/2020
04/2020

10/2020

01/2017
04/2017
07/2017
10/2017
01/2018
04/2018
07/2018
10/2018
01/2019
04/2019
07/2019
10/2019
01/2020
04/2020
07/2020
10/2020
Sản lượng (cột trái) Giá trị xuất khẩu (cột phải) Trung Quốc -Hong Kong Mỹ EU ASEAN Khác
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

2.1. Nhu cầu ảm đạm tại các kênh tiêu thụ chính (nhà hàng, khách sạn,…) do ảnh hưởng trực tiếp của
các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sụt giảm mạnh
Giai đoạn 11T/2020, sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt ~700.000 tấn, -11% yoy, tương ứng với
giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt ~1,4 tỷ USD, sụt giảm đến 25% yoy. Nguyên nhân của diễn biến tiêu cực
này là do (1) các biện pháp phong tỏa, cách ly xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, đã buộc
các khu vực food services (nhà hàng, khách sạn,..) – kênh tiêu thụ chiếm khoảng hơn 70% sản phẩm cá tra
Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu tạm ngưng hoạt động, cùng với đó, (2) mức độ nhận diện của sản phẩm
cá tra trong bức tranh thủy sản toàn cầu vẫn còn khá thấp, cũng như gặp phải sự cạnh tranh với các loài cá
thịt trắng thay thế khác, cụ thể như cá rô phi của Trung Quốc.
Hầu hết các thị trường xuất khẩu trọng điểm đều ghi nhận mức sụt giảm 2 con số so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam những năm gần đây – thị trường Trung Quốc là
nơi sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh so với các thị trường khác, đã bắt đầu phục hồi từ khoảng đầu
quý 2, tuy nhiên, sức mua của các khách hàng tại thị trường này vẫn khá chậm trong quý 3 và đã bắt đầu có
dấu hiệu cải thiện đầu quý 4. Trong 11T/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc đạt
~456 triệu USD, -22% yoy.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 36


2.2. Giá bán xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm kể từ đầu năm 2019
Giá cá tra nguyên liệu và giá bán cá tra xuất khẩu Nhu cầu tiêu thụ ảm đạm, khiến giá bán xuất khẩu tiếp
của Việt Nam giai đoạn T1/2017-T11/2020 tục đà suy giảm kể từ đầu năm 2019, trong 11T/2020,
giá bán xuất khẩu duy trì trung bình khoảng 1,9 USD/kg,
đồng/kg USD/kg
-18% yoy.
40.000 3,5
3,0
30.000 2,5
Cùng với đó, giá cá tra nguyên liệu cũng duy trì ở mức
2,0 thấp nhất trong lịch sử, chỉ ở mức 17.000-18.000
20.000
1,5 đồng/kg, đồng nghĩa với việc người nuôi phải chấp nhận
10.000 1,0 thua lỗ ~20%-30% so với mức chi phí sản xuất. Với mức
0,5
giá thấp duy trì khá lâu trong giai đoạn vừa qua, đã khiến
- -
các hộ nuôi thu hẹp đáng kể diện tích ao, ngần ngại thả
01/2017
04/2017
07/2017
10/2017
01/2018
04/2018
07/2018
10/2018
01/2019
04/2019
07/2019
10/2019
01/2020
04/2020
07/2020
10/2020
nuôi mới, mang tâm lý chờ đợi tín hiệu phục hồi từ thị
Giá cá tra nguyên liệu (cột trái)
trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
đều tập trung thu hoạch cá nguyên liệu ở vùng nuôi
Giá bán cá tra xuất khẩu (cột phải)
riêng, hạn chế việc thu mua bên ngoài. Năm 2020 – thực
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp
sự là một năm đầy khó khăn và thách thức cho cả phía
người nuôi, doanh nghiệp chế biến, đơn vị xuất khẩu,
kênh tiêu thụ và cả người tiêu dùng.
2.3. Tình hình tiêu thụ gặp khó khăn cùng giá bán xuống thấp, lợi nhuận của các doanh nghiệp mảng
cá tra chịu ảnh hưởng mạnh

Kết quả kinh doanh mảng cá tra trong Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đồng loạt
9T/2020 (tỷ đồng) ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng
20.000 kỳ, cả về doanh thu lẫn lợi nhuận do tác động kép của
-17% nhu cầu suy yếu cùng với giá bán xuất khẩu duy trì ở
15.000 mức thấp. Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu và
lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp cá tra niêm yết
10.000
trung bình sụt giảm lần lượt 17% và 46% so với cùng kỳ.
5.000 -46% Ngoài ra, do áp lực khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn
-61%
trong giai đoạn dịch bệnh, các chi phí bán hàng, vận
- chuyển,… phát sinh đáng kể, điều này khiến lợi nhuận
Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau
thuế
sau thuế của doanh nghiệp sụt giảm đến 61% so với
9T/2019 9T/2020
cùng kỳ.
Nguồn: BCTC của các doanh nghiệp VHC, IDI, ANV, ACL,
ABT, FPTS tổng hợp

II. Triển vọng năm 2021: Bức tranh tươi sáng hơn
1. Mảng tôm: Tiếp tục tăng trưởng nhờ nguồn cung ổn định và nhu cầu tiêu thụ phục hồi
1.1. Nguồn cung tôm trong nước được dự báo tiếp tục ổn định
Sau năm 2020, một năm mà các nguồn cung tôm trên toàn thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng bởi ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID-19. Theo ước tính tại Hội nghị GOAL 2020, sản lượng tôm nuôi trồng toàn cầu trong
năm 2020 đạt ~3,5 triệu tấn, -10,5% yoy. Bước sang năm 2021, dự báo sản lượng tôm nuôi trồng của các
quốc gia sẽ ổn định trở lại nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ổn định sản xuất, sản lượng tôm toàn cầu đạt ~3,8
triệu tấn, tăng ~8,4% so với năm 2020.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 37


Dự phóng sản lượng tôm nuôi trồng trên thế giới Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới,
(nghìn tấn) đồng thời cũng là quốc gia nuôi tôm chịu thiệt hại
GOAL Survey
GOAL Survey nặng nề nhất khi đại dịch COVID-19 diễn ra trong
4.500 +1,5% năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm
+8,4%
4.000 tại Ấn Độ đã giảm dần, nhưng chúng tôi tin rằng, quốc
-10,5%
3.500
3.000 gia này sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi, ổn định
2.500 lại công tác nuôi trồng và chế biến tôm trong nước.
2.000
1.500 Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia
1.000 tăng sản lượng tôm trong năm 2021, đạt ~730.000
500 tấn, +4% yoy. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng, nguồn tôm
-
cung cấp ổn định sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp
xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại
Trung Quốc Ấn Độ Ecuador Việt Nam các thị trường xuất khẩu.
Indonesia Thái Lan Còn lại
Nguồn: GOAL 2020, FPTS tổng hợp

1.2. Giá bán tôm xuất khẩu phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các thị trường tiêu thụ
Tuy nhiên, năm 2021, giá bán tôm xuất khẩu khả năng cao sẽ không tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất
khó dự báo và phụ thuộc rất lớn vào mức độ hồi phục của các kênh tiêu thụ chính. Trong khi đó, áp lực cạnh
tranh sẽ gia tăng, khi sản lượng tôm toàn cầu được dự báo tăng trở lại, cùng với đó là sự phát triển của xu
hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro của các cường quốc xuất khẩu tôm trên thế
giới. Với giả định tình hình dịch bệnh trên thế giới dai dẳng, nhưng mức độ sẽ giảm dần nhờ sự phân phối rộng
rãi hơn của vắc-xin trong năm 2021, các kênh tiêu thụ food services như nhà hàng, khách sạn, casino, khu du
lịch,… sẽ dần phục hồi, chúng tôi nghiêng về kịch bản, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ
tăng nhẹ ~5% yoy, trung bình đạt ~9,6 USD/kg.

Thống kê thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tôm sang thị
đối với sản phẩm TÔM của Việt Nam trường EU (chiếm ~21% tổng giá trị xuất khẩu tôm
Tôm nguyên liệu Tôm chế biến (HS: Việt Nam) kỳ vọng được hỗ trợ tích cực bởi Hiệp định
(HS: 0306) 1605) EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Khi đó, tôm
Thuế suất cơ sở 12,0% 20,0% nguyên liệu đông lạnh (Mã HS: 0306) ngay lập tức
Thuế ưu đãi GSP 4,2% 7,0% giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi mặt
Thuế ưu đãi EVFTA hàng tôm chế biến (Mã HS: 1605) sẽ được giảm dần
01/08/2020-31/12/2020 0,0% 7,0% về 0% sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực, cụ thể là kể
01/01/2021-31/12/2021 0,0% 7,0% từ ngày 01/01/2027.
01/01/2022-31/12/2022 0,0% 7,0%
01/01/2023-31/12/2023 0,0% Tỷ trọng của hai sản phẩm này trong cơ cấu mặt hàng
7,0%
01/01/2024-31/12/2024 0,0% 7,0% xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm
01/01/2025-31/12/2025 0,0% 5,0% gần nhất là khoảng 55%:45%. Do vậy, thuế suất hỗ
01/01/2026-31/12/2026 0,0% 3,0% trợ 0% cho mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ thúc đẩy
Từ 01/01/2027 về sau 0,0% 0,0% đáng kể lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này tại thị
trường EU. Trong khi đó, năm 2021, mức thuế cho
mặt hàng tôm chế biến vẫn là 7% - bằng với mức thuế ưu đãi GSP đang được hưởng. Do vậy, mặt hàng tôm
chế biến của Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều lợi thế từ EVFTA.
Bên cạnh các triển vọng tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi thuế suất
CBPG sang thị trường Mỹ có thể tăng trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14). Dù vậy, chúng tôi
vẫn duy trì sự lạc quan cho kỳ xem xét sắp tới, với kỳ vọng sản phẩm tôm Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được
mức thuế CBPG 0% sang thị trường Mỹ như đã thể hiện tốt trong lần xem xét vừa qua – POR 13.
Ngoài ra, dưới tác động của tình hình thời tiết biến đổi, giai đoạn La Niña pha lạnh đã bắt đầu hoạt động từ
T5/2020, và được dự báo sẽ kéo dài đến cuối Q1/2021. Tình hình sẽ gây bất lợi cho hoạt động nuôi tôm, bởi
khi đó, độ mặn trong ao nuôi có thể đột ngột suy giảm, môi trường dễ thay đổi, vi sinh vật gây bệnh dễ phát
tán và gây bệnh cho tôm. Do vậy, trong bối cảnh điều kiện thời tiết không thuận lợi, nguồn cung trong nước có
thể suy giảm, khi đó, chúng tôi dự báo, giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng trong năm 2021.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 38


2. Mảng cá tra: Nhu cầu gia tăng tại các kênh tiêu thụ chính nhờ tình hình dịch bệnh dần được kiểm
soát
Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần như tuyệt đối trên thế giới, chiếm ~95%, năm 2019 (theo
thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới - ITC). Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar
hay Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu hoạt động nuôi trồng cá tra, tuy nhiên, do đặc điểm môi trường nước, thời
tiết,… thịt cá tra được nuôi tại các khu vực này có đặc điểm là thịt vàng, do đó, không được ưa chuộng tại các
thị trường xuất khẩu và mới chỉ được tiêu dùng nội địa.
Sản lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng, trong khi sản lượng và giá bán
xuất khẩu phụ thuộc lớn vào sức mua của người tiêu dùng tại các kênh tiêu thụ chính
Theo dự báo của GOAL 2020, năm 2021, sản lượng nuôi trồng cá tra trên thế giới sẽ tăng ~11% yoy, đạt ~2,8
triệu tấn, sau khi sụt giảm ~7% yoy trong giai đoạn diễn biến dịch COVID-19 - năm 2020. Riêng sản lượng cá
tra nuôi trồng ở Việt Nam năm 2021 được dự báo sẽ đạt ~1,4 triệu tấn, +17% yoy.
Dự phóng sản lượng cá tra nuôi trồng trên thế giới Chúng tôi cunxg kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu
(nghìn tấn) sẽ phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu thụ sẽ ấm dần sau thời
GOAL Survey GOAL Survey
gian dài im ắng của các kênh nhà hàng, khách sạn,
3.000 +1% +11% khu du lịch,… khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại
-7%
các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ,
2.500
EU,… dần được kiểm soát.
2.000
Chúng tôi tin rằng, thị trường Trung Quốc sẽ là thị
1.500
trường dẫn dắt xu hướng hồi phục về nhu cầu tiêu
1.000 thụ cá tra trên toàn cầu, nhờ thành công trong nỗ lực
500 sớm kiểm soát được dịch bệnh, cũng như các kênh
-
tiêu thụ chính tại thị trường này gần như đã hoạt
động trở lại bình thường. Từ đầu Q4/2020, giá cá tra
nguyên liệu cũng sẽ bắt đầu tăng theo nhu cầu thu
Việt Nam Ấn Độ Indonesia Bangladesh Myanmar
mua của các doanh nghiệp chế biến khi thị trường
Nguồn: GOAL 2020, FPTS tổng hợp Trung Quốc gia tăng sản lượng nhập khẩu nhằm đáp
ứng cho nhu cầu tiêu thụ tăng lên cuối năm phục vụ
các dịp Lễ tết.
Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan này đã không kéo dài, kể từ ngày 10/11/2020, tại các cửa khẩu Trung Quốc bắt
đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc của 100% các lô hàng thủy sản đông lạnh
nhập khẩu nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm COVID-19, điều này gây nên tình trạng ách tắc tại các cảng,
phát sinh các chi phí lớn liên quan từ kiểm hàng đến lưu bãi, lưu công,… Theo đánh giá của VASEP, khả năng
cao tình hình này sẽ kéo dài đến hết Q1/2021, gây ra những khó khăn tạm thời cho hoạt động xuất khẩu cá tra
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Hiệp hội cũng tin rằng với thành quả kiểm soát tốt dịch
bệnh của Việt Nam trong thời gian vừa qua, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng chế
độ thông quan đặc biệt cho các lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Tại thị trường EU, tương tự với mảng tôm, các ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA áp dụng cho các sản phẩm
cá tra xuất khẩu sang thị trường này (chiếm khoảng 12% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam) sẽ là động lực
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra trong năm 2021. Cụ thể, thuế suất của tất cả các sản phẩm cá tra sẽ được
giảm về 0% sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực. Như vậy, năm 2021, các mức thuế đối với các mặt hàng cá tra
đã bắt đầu được cắt giảm, nổi bật nhất là mặt hàng cá tra phi-lê đông lạnh (Mã HS: 030462), mặt hàng này
chiếm tỷ trọng ~80% trong tổng cơ cấu các mặt hàng cá tra xuất khẩu sang thị trường EU, sẽ giảm về mức
2,75%, mức thuế thấp hơn ½ lần so với thuế suất ưu đãi GSP thông thường. Do đó, chúng tôi kỳ vọng mức
thuế này sẽ hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đẩy mạnh sản phẩm sang thị trường EU
trong năm 2021.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 39


Thống kê thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA đối với sản phẩm CÁ TRA của Việt Nam

Cá tra tươi hoặc ướp Cá tra đông lạnh Cá tra phi-lê tươi hoặc Cá tra phi-lê đông
lạnh (HS: 030272) (HS: 030324) ướp lạnh (HS: 030432) lạnh (HS: 030462)
Thuế suất cơ sở 4,5% 4,5% 5,5% 5,5%
Thuế suất ưu đãi GSP 8% 8% 9% 5,5%
Thuế suất ưu đãi theo EVFTA
01/08/2020-31/12/2020 4,500% 4,500% 5,500% 4,125%
01/01/2021-31/12/2021 4,000% 4,000% 4,500% 2,750%
01/01/2022-31/12/2022 2,000% 2,000% 2,250% 1,375%
Kể từ 01/01/2023 0,000% 0,000% 0,000% 0,000%
Nguồn: FPTS tổng hợp

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam còn phải đối mặt với rủi ro về thuế CBPG sang thị trường
Mỹ - thị trường chiếm ~14% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2019. Năm 2021 là lần xem xét
hành chính lần thứ 16 (POR 16) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp dụng của sản phẩm cá tra Việt Nam.
Tại ngày 28/12/2020, DOC đã công bố kết quả sơ bộ của kỳ POR 16, thuế suất của toàn bộ các doanh nghiệp
cá tra Việt Nam tiếp tục là 2,39 USD/kg, trong khi đó, VHC và ANV được hưởng mức thuế 0,09 USD/kg. Kết
quả chính thức sẽ được công bố vào khoảng T04/2021. Kết quả cuối cùng của phán quyết này sẽ có ảnh
hưởng nhất định đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Dự báo sản lượng cá thịt trắng trên toàn cầu năm Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh với các loài cá thịt
2021 (nghìn tấn) trắng thay thế trên thế giới sẽ gia tăng khi hầu hết
8.000 sản lượng của cá rô phi, cá minh thái, cá hồi, cá
2018 2019 2020 2021
7.000 tuyết,… trong năm 2021 đều được dự báo sẽ tăng
6.000 Nguồn:Gorundfish Forum, Undercurrentnews, trưởng tích cực. Do vậy, giá bán cá tra xuất khẩu của
5.000 FPTS tổng hợp Việt Nam sẽ khó tăng mạnh.
4.000
Tuy nhiên, với kỳ vọng về lợi thế giá bán thấp hơn so
3.000
với các sản phẩm thay thế và nỗ lực của các doanh
2.000
nghiệp cá tra Việt Nam khi ngày càng tập trung vào
1.000
sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, đáp ứng đầy đủ
-
Cá tra Cá rô Cá minh Cá hồi Cá tuyết Cá hake Cá Cá tuyết các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất
thái Đại Tây Đại Tây
phi
Alaska Dương Dương
haddock Thái
Bình
nguồn gốc,… sẽ góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu
Dương biến cá tra Việt Nam năm 2021.
 Kết luận: Theo dự báo của Hiệp hội VASEP, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2021 đạt 9,4 tỷ
USD (+9,6% so với giá trị xuất khẩu ước tính năm 2020 là 8,6 tỷ USD). Bên cạnh các yếu tố hỗ trợ tích cực,
ngành thủy sản Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài cũng như tốc độ phục hồi
các kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường phục hồi chậm hơn dự báo. Tuy nhiên,
chúng tôi nhận định, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021 sẽ KHẢ QUAN HƠN. Cụ thể, triển
vọng ở hai mảng lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam như sau:
 MẢNG TÔM: TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG. Nhờ (1) Tiếp tục tận dụng lợi thế khi sản lượng tôm trong
nước ổn định trong khi nguồn cung của các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, được dự báo sẽ mất nhiều
thời gian để khôi phục so với mức sản xuất trước thời điểm đại dịch COVID-19. Và (2) Mức thuế của
các mặt hàng tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS:0306) chiếm ~55% tổng cơ cấu sản phẩm tôm xuất
khẩu sang thị trường EU đã chính thức về 0% nhờ Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực.
 MẢNG CÁ TRA: PHỤC HỒI TRUNG BÌNH. Thị trường Trung Quốc – thị trường xuất khẩu trọng điểm
của cá tra Việt Nam đang gặp phải những khó khăn do chính quyền nước này đang siết chặt các biện
pháp kiểm soát thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19. Tuy
nhiên, chúng tôi tin rằng với thành công trong công tác kiểm soát dịch bệnh trong nước, thủy sản Việt
Nam sẽ sớm được loại bỏ khỏi danh sách kiểm soát của nước này. Và với kỳ vọng tình hình dịch
bệnh tại các thị trường chính như Mỹ, EU,… dần được kiểm soát, các kênh nhà hàng, khách sạn,…
bắt đầu hoạt động trở lại, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ
phục hồi trong năm 2021.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 40


III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Thủy sản
Lợi nhuận Tăng
Vốn hóa tại Doanh thu Tỷ suất lợi ROE 4
Mã sau thuế trưởng lợi
14/01/2020 thuần 2020 nhuận sau quý gần P/E
CK 2020 nhuận sau
(tỷ đồng) (tỷ đồng) thuế nhất
(tỷ đồng) thuế
VHC 7.724 7.037 705 -40% 10% 14% 10x

VHC – doanh nghiệp với thị phần lớn nhất trong mảng cá tra Việt Nam, với chuỗi giá trị bài bản, cung cấp sản
phẩm cá tra chất lượng cao và sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn tại thị trường Mỹ, khi hưởng mức thuế CBPG
0%, do vậy, khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm phục hồi, VHC được kỳ vọng có sức bật mạnh
mẽ nhất.
Năm 2021, dây chuyền mở rộng sản xuất Collagen và Gelatin thêm 1.500 tấn thành phẩm/năm chính thức đi
vào họat động, +75% công suất so với năm 2020, tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng chung của VHC. Chúng
tôi kỳ vọng, doanh thu mảng này đạt ~1.000 tỷ đồng năm 2021, +60% yoy, đóng góp ~15% tổng doanh thu
của VHC.
VHC sở hữu cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay ở mức thấp nhấp so với các doanh nghiệp trong mảng. Cùng
với dòng tiền dồi dào, lượng tiền gửi ngân hàng cao, ~1.500 tỷ đồng (Q3/2020), dự kiến mỗi năm công ty có
thể nhận ~100 tỷ đồng lãi tiền gửi.

FMC 1.873 4.415 226 -2% 5% 21% 8x

Sở hữu diện tích nuôi tôm ~270ha, tương đương với mức tự chủ 30%, đây là tỷ lệ sở hữu cao tương đối so
với các doanh nghiệp trong ngành, trong khi MPC chỉ mới có thể tự chủ được 10% lượng nguyên liệu đầu
vào.
Đầu năm 2021, FMC sẽ triển khai xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Sao Ta, với công suất ~15.000
tấn/năm, nâng tổng công suất chế biến của công ty lên 35.000 tấn/năm. Nhà máy mới hướng tới tập trung sản
xuất sản phẩm tôm cao cấp, phục vụ thị trường EU – thị trường trọng điểm mà FMC hướng tới trong tương
lai để có thể tận dụng tối đa các cơ hội ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA.
Cấu trúc vốn của FMC khá an toàn, tỷ lệ D/E thời điểm Q3/2020 đạt ~0,7, trong đó FMC hoàn toàn không sử
dụng nợ vay dài hạn.
FMC duy trì mức chi trả cố tức rất đều đặn, ổn định trong giai đoạn từ thời gian đầu đi vào hoạt động cho đến
nay. Với mức chi trả cổ tức trung bình hằng năm khoảng 2.000-2.500 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi đánh giá đây
là một mức chi trả cổ tức khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu FMC.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 41


NGÀNH DƯỢC PHẨM
NGUỒN CUNG NGUYÊN LIỆU HỒI PHỤC, CƠ HỘI
CHO CÁC SẢN PHẨM NỘI ĐỊA CHẤT LƯỢNG CAO

Bức tranh năm 2020 Nguyễn Vũ Cương


Năm 2020, tổng giá trị tiêu thụ dược phẩm ở Việt Nam ước tăng trưởng
Email: cuongnv2@fpts.com.vn
tích cực ở mức 10,8% yoy. Ngành dược phẩm chịu một số tác động ngắn
hạn sau từ dịch bệnh COVID-19: Tel: (+84) 24 3773 7070
 Nguyên liệu sản xuất dược phẩm thiếu hụt trong 02 tháng đầu Ext: 4306
năm 2020.

 Các hoạt động hợp tác với nước ngoài ngưng trệ.
 Nhu cầu tiêu thụ ở kênh bán lẻ tăng trưởng tích cực.
Triển vọng năm 2021
Năm 2021, với việc dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam cùng những
diễn biến tích cực về vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu, ngành dược được
kỳ vọng sẽ chứng kiến các thay đổi sau:

 Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ở kênh bán lẻ giảm, đạt ~10,2% yoy.
 Nhu cầu cho các sản phẩm nội địa được sản xuất dưới tiêu chuẩn cao
như EU-GMP, Japan-GMP, v.v. tăng do nhu cầu thay thế dần biệt
dược gốc.
Xu hướng M&A trong ngành dược tiếp tục do nhu cầu hợp tác của doanh
nghiệp trong nước với các tập đoàn dược phẩm từ Châu Âu, Nhật
Bản, v.v

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 42


F. NGÀNH DƯỢC PHẨM - Nguồn cung nguyên liệu hồi phục; Cơ hội cho dược phẩm nội
địa chất lượng cao
I. Nhìn lại năm 2020: Dịch bệnh COVID-19 gây tác động tiêu cực ngắn hạn
1. Nguồn nguyên liệu: Thiếu hụt trong 02 tháng đầu năm 2020
1.1. Phụ thuộc vào nhập khẩu, nguồn cung nguyên liệu đứt gãy do dịch bệnh COVID-19
 Nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ
Tỷ trọng nguyên liêu dược phẩm nhập Nguyên liệu dược phẩm (API)(4) nhập khẩu chiếm
khẩu vào Việt Nam theo quốc gia khoảng 80-90% nhu cầu nguyên liệu sử dụng ở Việt
100% Nam, nguyên nhân do công nghệ sản xuất ở Việt
Nam chưa đủ khả năng chiết xuất các hoạt chất tân

17%
75%
dược theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô công
50% nghiệp.
25%
64%
Trung Quốc và Ấn Độ là 02 nguồn cung nguyên liệu
0% lớn nhất của Việt Nam với tổng tỷ trọng ở khoảng
2015 2016 2017 2018 2019 74,3%-80,7% giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập
Trung Quốc Ấn Độ Châu Âu Khác khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019,
nguyên nhân do chi phí sản xuất nguyên liệu dược
Nguồn: GDC, FPTS tổng hợp phẩm tại 02 quốc gia này thấp hơn so với tại Châu
Mỹ và Châu Âu.

 Nguồn cung nguyên liệu dược phẩm bị đứt gãy trong Q1 2020 do dịch COVID-19

Nguồn nhập khẩu Giá trị (triệu USD) Thay đổi so với cùng kỳ (% yoy)

Trung Quốc 27,2 triệu USD -30,0%

Ấn Độ 9,4 triệu USD -25,8%

Châu Âu 7,8 triệu USD -37,8%

Khác 1,7 triệu USD -14,2%

Nguồn: GDC, FPTS tổng hợp


Trong 02 tháng đầu năm 2020, nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc và Ấn Độ bị gián đoạn khiến giá trị
nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược
phẩm ở Việt Nam trong 02 tháng đầu năm đạt 46,5 triệu USD, giảm 30,8% yoy. Nguyên nhân do:
 Dịch bệnh bùng phát tại khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu dược phẩm ở phía Đông
Trung Quốc như Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Tính tới hết Q1 2020, các tỉnh phía Đông
Trung Quốc (i) có số người nhiễm COVID-19 ở mức cao tại Trung Quốc, (ii) có nhiều thành phố bị phong
tỏa và (iii) các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ do các yêu cầu về giãn cách xã hội.
 Ấn Độ hạn chế xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm do: (i) 70-85% giá trị nguyên liệu sử dụng trong ngành
dược tại Ấn Độ phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc và (ii) việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung
Quốc trong Q1 2020 bị trì hoãn. Để ưu tiên phục vụ nhu cầu trong nước, Ấn Độ đưa 13 nguyên liệu kháng
sinh, giảm đau-hạ sốt và vitamin như Paracetamol (nhóm giảm đau-hạ sốt), Chloramphenicol (kháng sinh),
và các vitamin B1, B6, B12, v.v.(5) vào danh mục hạn chế xuất khẩu.

(4)API (Active Pharmaceutical Ingredient(s)): Thành phần hoạt chất của dược phẩm, là chất hoặc hợp chất mang tác dụng
dược lý của mỗi loại thuốc, có hiệu quả trực tiếp trong việc chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa bệnh hoặc trong việc phục hồi, sửa
đổi các chức năng sinh lý của cơ thể.
(5)Danh mục hoạt chất bị hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ: Paracetamol, Tinidazole, Metronidazole, Acyclovir, Vitamin B1, Vitamin

B6, Vitamin B12, Progesterone, Chloramphenicol, Erythromycin, Neomycin, Clindamycin, Ornidazole và dẫn xuất của các hoạt
chất trên.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 43


1.2. Sự phục hồi nhanh chóng của nguồn cung ứng nguyên liệu ở Việt Nam từ tháng 03/2020
Giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam theo tháng
70,0 GTNK trung bình 11 tháng 2019: 32,0 triệu USD GTNK trung bình 11 tháng 2020: 33,8 triệu USD
60,0
50,0
triệu USD

40,0
30,0
20,0
10,0
,0
03/2019

04/2020
01/2019

02/2019

04/2019

05/2019

06/2019

07/2019

08/2019

09/2019

10/2019

11/2019

12/2019

01/2020

02/2020

03/2020

05/2020

06/2020

07/2020

08/2020

09/2020

10/2020

11/2020
2019 2020
Trung bình năm Trung Quốc Ấn Độ Châu Âu Khác

Nguồn: GSO, FPTS tổng hợp


Cuối Q1 2020, các nguồn cung nguyên liệu tại Trung Quốc và Ấn Độ dần phục hồi:
 Từ tháng 02/2020, một số nhà máy sản xuất dược phẩm và nguyên liệu ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động
trở lại, dù chưa ổn định do thiếu hụt nhân lực và nguồn cung khan hiếm.
 Từ tháng 04/2020, Ấn Độ gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu 12 loại nguyên liệu dược phẩm và các dẫn xuất
của chúng, trừ Paracetamol (nhóm giảm đau-hạ sốt).
Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam tăng cường mua nguyên liệu để tích trữ. Chỉ tính tháng
03/2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam tăng lên 61,5 triệu USD (+66,0% yoy),
đánh dấu sự kết thúc cuộc khủng hoảng thiếu hụt nguồn nguyên liệu dược phẩm kéo dài 02 tháng. Tính tới
tháng 11/2020, giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm trung bình đạt 33,8 triệu USD/tháng; tổng giá trị
nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu 11 tháng 2020 đạt 371,5 triệu USD (+5,6% yoy).
2. Hoạt động sản xuất: Việc xét duyệt tiêu chuẩn sản xuất và chuyển giao công nghệ từ đối tác nước
ngoài bị ngưng trệ
2.1. Chuyên gia nước ngoài gặp khó khăn trong việc di chuyển tới Việt Nam
Dịch bệnh COVID-19 tạo ra những rào cản lớn trong việc di chuyển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình
hình mở lại các đường bay quốc tế chưa ổn định và phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh:

Các chuyên gia nước ngoài gặp khó khăn trong việc tới Việt Nam do các chuyến bay thương mại bị hạn chế
từ cuối tháng 03/2020, khiến các hoạt động hợp tác bị gián đoạn. Các hoạt động này bao gồm:

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 44


Hoạt động bị gián đoạn Đối tác nước ngoài

Tư vấn và xét duyệt các tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao Chuyên gia từ các Cơ quan Quản lý Dược từ
như EU-GMP, Japan-GMP cho dây chuyền dược phẩm. Châu Âu và Nhật Bản.

Chuyên gia từ nhà cung cấp dây chuyền sản


Kiểm thử, hỗ trợ kết nối các dây chuyền sản xuất và đào
xuất và máy móc thiết bị, chủ yếu từ Trung
tạo vận hành
Quốc.

Tập đoàn dược phẩm nước ngoài chuyển giao,


Chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sản xuất sản phẩm nhượng quyền sản xuất cho doanh nghiệp Việt
Nam.

Nguồn: FPTS tổng hợp


2.2. Giải pháp thúc đẩy hợp tác với nước ngoài từ Chính phủ và các cơ quan quản lý dược Châu Âu
 Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 hỗ trợ cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh
Ngoài việc cho phép thực hiện các chuyến bay từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn tháng
09-10/2020, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài trong việc
hoàn thiện các thủ tục nhập cảnh để làm việc tại Việt Nam trong điều kiện các chuyên gia và đơn vị mời chuyên
gia phải đảm bảo chấp hành nghiêm túc các công tác phòng dịch như xét nghiệm, cách ly, v.v.
 Thay đổi trong cơ chế xét duyệt tiêu chuẩn sản xuất từ các cơ quan Châu Âu
Ủy ban Châu Âu (EC) và các đơn vị quản lý dược phẩm Châu Âu (HMA và EMA) đã cho phép (i) gia hạn các
chứng nhận EU-GMP sắp hết hạn tới năm 2021 nhằm đảm bảo tính liên tục của việc nhập khẩu dược phẩm
trong bối cảnh dịch bệnh và (ii) tiến hành xét duyệt EU-GMP từ xa(6) đối với các cơ sở sản xuất mới. Chúng tôi
cho rằng việc này việc này sẽ kéo dài quá trình xét duyệt tiêu chuẩn của các doanh nghiệp Việt Nam 02-03
quý hoặc cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát.
3. Đầu ra: Tiêu thụ ở kênh OTC tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhóm sản phẩm phòng dịch
Các sản phẩm thuộc nhóm thiết bị y tế như khẩu trang, trang phục phòng dịch, cồn, nước rửa tay, v.v. có nhu
cầu tăng đột biến, đặc biệt với các sản phẩm khẩu trang y tế và khẩu trang vải. 11 tháng 2020, sản lượng khẩu
trang y tế sản xuất trong nước ước đạt hơn 5,2 tỷ chiếc, số lượng sử dụng trong nước ước đạt hơn 3,9 tỷ chiếc
(mỗi người Việt Nam sử dụng ~40 chiếc khẩu trang y tế trong 11 tháng 2020).

Giá trị tiêu thụ một số nhóm dược phẩm và thực Nhu cầu một số nhóm thực phẩm chức
phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) năng và dược phẩm tăng mạnh, tập
12.000
trung ở các nhóm sản phẩm vitamin,
thuốc ho-cảm, giảm đau-hạ sốt, đặc biệt
tỷ VNĐ

8.000
trong 06 tháng đầu năm 2020. Nguyên
4.000 nhân do tâm lý lo sợ dịch bệnh và thời
gian giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến
0
nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm tăng cao.
2020E

2020E

2020E

2020E

2020E
2018
2019

2018
2019

2018
2019

2018
2019

2018
2019

Các hình thức thương mại bán lẻ không


chỉ bị giới hạn ở các nhà thuốc, quầy
Vitamin tổng Vitamin C TPBVSK gốc TPBVSK Thuốc
hợp thảo dược không thảo ho-cảm-
thuốc, cửa hàng tạp hóa truyền thống,
dược dị ứng mà còn được mở rộng hơn dưới các
dạng thương mại điện tử và mua bán
Nguồn: EUI, FPTS tổng hợp
trực tiếp qua các cá nhân kinh doanh nhỏ
lẻ.

(6)Cơ sở tiếp nhận chứng nhận EU-GMP dựa trên việc xét duyệt từ xa sẽ được xét duyệt trực tiếp lại tại địa điểm sản xuất ngay
khi việc di chuyển của các chuyên gia được cho phép. Nếu một cơ sở không vượt qua quy trình xét duyệt từ xa, việc xét duyệt
sẽ bị hoãn lại cho tới khi việc xét duyệt trực tiếp được tiến hành.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 45


II. Triển vọng năm 2021: Kênh OTC tăng trưởng chậm lại, cơ hội cho dược phẩm nội chất lượng
cao ở kênh ETC
Nguồn cung nguyên liệu đã phục hồi từ cuối Q1 2020 và không còn là một rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm. Ở mảng sản xuất, tiến độ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài
được kỳ vọng sẽ tăng tốc sau khi cả việc di chuyển của các chuyên gia tới Việt Nam và việc xét duyệt tiêu
chuẩn từ xa được cho phép.
Tổng giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, ước đạt 123,6 nghìn tỷ VNĐ
(~8,0% yoy) (theo IQVIA). Với việc dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở Việt Nam và việc nghiên cứu sản xuất
vắc-xin COVID-19 được đẩy nhanh tiến độ trên toàn cầu (xem thêm), chúng tôi cho rằng tiêu thụ ở kênh OTC
sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong năm 2021 khi nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm giảm dần. Ở
kênh ETC, trong bối cảnh chi tiêu quỹ bảo hiểm y tế bị thâm hụt do tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc ở mức
cao, cơ hội sẽ dành cho các doanh nghiệp nội địa có khả năng sản xuất dược phẩm với chất lượng cao như
EU-GMP và Japan-GMP.
1. Tiêu thụ ở kênh OTC tăng trưởng chậm lại do nhu cầu tích trữ giảm
Tiêu thụ một số sản phẩm dược phẩm Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát
và thực phẩm bảo vệ sức khỏe 2021F tốt nhờ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của
Chính phủ như cách ly và giãn cách xã hội. Do đó, tình
15.000
+08% trạng tích trữ nhu yếu phẩm như khẩu trang, nước rửa
tay, v.v. đã và sẽ tiếp tục suy yếu dần trong năm 2021.
10.000
tỷ VNĐ

Động lực tăng trưởng kênh OTC sẽ đến từ các sản


phẩm như vitamin và sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề
5.000 +08% kháng. Một số nhóm sản phẩm như vitamin tổng hợp,
+14% +20% vitamin C và một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược
0 được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8,0%-
Vitamin Vitamin C SP gốc SP không
tổng hợp thảo dược thảo dược 20,0%/năm do nhận thức của người tiêu dùng trong
việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: EUI, FPTS tổng hợp chung của kênh bán lẻ ước giảm từ 15,5% yoy (2020E)
xuống 10,2% yoy (2021F) (theo EUI).
2. Cơ hội cho dược phẩm nội đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương ở kênh ETC
Trong bối cảnh số dư lũy kế quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) có xu hướng giảm từ năm 2015 trong khi số thu quỹ
bình quân vẫn tăng trong giai đoạn 2015-2019, các biện pháp điều chỉnh cân bằng thu-chi quỹ đang và sẽ tiếp
tục tập trung vào việc giới hạn tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc có giá thành cao. Nhằm đáp ứng được cả về
số lượng và chất lượng thuốc, các sản phẩm nội địa có giá thành thấp hơn và được sản xuất dưới dây chuyền
EU-GMP, Japan-GMP hoặc tương đương được hưởng lợi thế cạnh tranh nhờ một số ưu tiên pháp lý. Tuy
nhiên, mới chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước đủ khả năng sản xuất tân dược với các tiêu chuẩn sản xuất
trên do các giới hạn về vốn, trình độ công nghệ và khả năng nghiên cứu. Do đó, chúng tôi cho rằng, để (i) các
doanh nghiệp nội địa mở rộng quy mô sản xuất tân dược có chất lượng cao để thay thế biệt dược gốc và (ii)
các tập đoàn dược phẩm quốc tế tăng khả năng cạnh tranh về giá ở Việt Nam nhờ việc nhượng quyền sản
xuất thay thế cho nhập khẩu, việc hợp tác doanh nghiệp Việt Nam và các tập đoàn dược phẩm toàn cầu là cần
thiết và là yếu tố thúc đẩy xu hướng mua-bán và sáp nhập trong ngành dược phẩm ở Việt Nam.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 46


2.1. Xu hướng giới hạn tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc để giảm chi quỹ BHYT

150.000 Chênh lệch thu-chi quỹ BHYT 2010-2020E 1.500

100.000 1.000

nghìn VNĐ
tỷ VNĐ

50.000 500

0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020e
Tổng thu Tổng chi Số dư lũy kế Mức đóng bình quân (phải)

Nguồn: GSO, DoH of Ho Chi Minh City, MoH, Vietnam Social Security, FPTS tổng hợp
Số dư quỹ BHYT lũy kế giảm từ 49,6 nghìn tỷ đồng (2015) xuống 39,2 nghìn tỷ đồng (2019) dù mức đóng
BHYT bình quân tăng trong giai đoạn 2015-2019. Nguyên nhân do tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc(7) cao, chiếm
~26-27% tổng chi phí thuốc chi trả qua BHYT giai đoạn 2016-2019. Trong đó, tỷ lệ này tại các thành phố lớn
như TP. HCM và Hà Nội chiếm lần lượt đạt ~45% và ~39%.

Tỷ lệ sử dụng Biệt dược gốc được giới hạn Do chỉ với phương án tăng mức đóng BHYT bình quân
là không đủ, tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc có giá thành
% Biệt dược gốc/
Tuyến BV cao dần được giới hạn bằng các biện pháp pháp lý:
Tổng chi thuốc
 Tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc so với tổng chi phí
Bệnh viện tuyến TW 30% thuốc được giới hạn từ 0-30% theo tuyến bệnh viện.
Bệnh viện tuyến tỉnh 5%  Khuyến khích doanh nghiệp trong nước nghiên cứu,
sản xuất thuốc generic với tiêu chuẩn tương đương
Bệnh viện tuyến huyện 0%
ngay khi biệt dược gốc hết hạn bảo hộ bản quyền.
Nguồn: Vietnam Social Security, FPTS tổng hợp
2.2. Các ưu tiên pháp lý khuyến khích doanh nghiệp nội địa sản xuất thuốc generic chất lượng cao
 Luật Dược 105/2016/QH13 khuyến khích việc phát triển các thuốc Generic trong nước khi hết hạn bảo hộ
bản quyền, đồng thời yêu cầu ưu tiên trúng thầu sản phẩm nội địa nếu có khả năng tương đồng với sản
phẩm nhập khẩu về (i) chất lượng sản phẩm, (ii) giá đấu thầu và (iii) khả năng cung cấp.
 Thông tư 03/2019/TT-BYT tăng số lượng hoạt chất ưu tiên đấu thầu cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa
từ 146 lên 640 hoạt chất.
Các ưu tiên pháp lý này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất trong nước ở các nhóm thuốc đấu
thầu chất lượng cao như nhóm 1-2 do các doanh nghiệp này (i) có lợi thế cạnh tranh về giá nếu được sản xuất
với cùng tiêu chuẩn so với sản phẩm nhập khẩu và (ii) nằm khác nhóm thầu và không phải cạnh tranh với số
đông các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm khác chưa đạt được tiêu chuẩn tương đương.
2.3. Xu hướng M&A giữa tập đoàn dược phẩm nước ngoài và doanh nghiệp nội địa tiếp tục diễn ra
Để tận dụng được các ưu tiên pháp lý trong đấu thầu, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa cần đạt
được các các tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao như EU-GMP, Japan-GMP, v.v. và nhận được sự hỗ trợ
trong công tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm generic từ các tập đoàn dược phẩm toàn cầu.
Đây cũng yếu tố thúc đẩy xu hướng mua-bán và sáp nhập (M&A) giữa các tập đoàn dược phẩm nước ngoài
và các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở Việt Nam.
Các sự kiện M&A chính giữa các tập đoàn dược phẩm nước ngoài và các công ty sản xuất dược phẩm niêm
yết trong nước trong năm 2020 gồm:

(7) Thuốc được bảo hộ bản quyền, thường được nhập khẩu và có giá thành cao.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 47


DN Tập đoàn mua Tỷ lệ sở hữu Ghi chú

SK Investment Vina III (thuộc Tháng 05/2020, SK Group nhận chuyển nhượng
IMP 24,94%
tập đoàn SK Group) vốn IMP chủ yếu từ các quỹ của Dragon Capital.

Tháng 12/2020, STADA Service Holding B.V. đã


STADA Service Holding B.V.
PME ~92,23% * ( )
được chấp thuận việc nâng tỷ lệ sở hữu lên
(thuộc STADA Arzneimittel AG)
100%.

Tháng 09/2020, DHT thông qua việc phát hành


DHT ASKA Pharmaceutical Co., Ltd. 20,0%
cổ phiếu cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd.
(*)FPTS
ước tính dựa trên sở hữu của Công ty TNHH Đầu tư Well Light (Công ty con của
STADA) và dựa trên số lượng cổ phiếu các cổ đông nội bộ của PME đăng ký bán ra trong tháng
12/2020.
Chúng tôi cho rằng xu hướng M&A trong ngành dược ở Việt Nam sẽ tiếp tục trong năm 2021 do mang lại lợi
ích cho cả phía doanh nghiệp sản xuất Việt Nam và tập đoàn dược phẩm nước ngoài:

Đối với doanh nghiệp nội địa Đối với tập đoàn nước ngoài

 Tiếp cận tiêu chuẩn sản xuất Japan-GMP, EU-GMP,  Tiếp cận với nguồn lực sản xuất có chi phí
v.v. thấp.
 Tiếp cận với công nghệ, công trình và dữ liệu nghiên  Tiếp tục tham gia thị trường Việt Nam với các
cứu và thử nghiệm; giúp tiết kiệm thời gian và vốn khi sản phẩm giá thấp hơn qua phương án
phát triển các sản phẩm mới. nhượng quyền sản xuất thay vì nhập khẩu.
 Tận dụng hệ thống phân phối của các tập đoàn lớn,  Mở rộng thị trường tới các nước trong khu vực
mở rộng thị trường xuất khẩu. Châu Á.

 Chúng tôi đánh giá triển vọng ngành dược phẩm trong năm 2021 sẽ KHẢ QUAN HƠN do:
 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã hồi phục.
 Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài được hỗ trợ tối đa từ cả
phía Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu.
 Giá trị tiêu thụ ở kênh OTC tiếp tục tăng trưởng nhờ tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
 Cơ hội ở kênh ETC dành cho các sản phẩm được sản xuất trong nước với tiêu chuẩn EU-GMP,
Japan-GMP hoặc tương đương nhờ lợi thế cạnh tranh với cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội
địa được sản xuất với tiêu chuẩn thấp hơn.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 48


III. Cập nhật một số doanh nghiệp ngành Dược
Vốn hóa tại Doanh thu Lợi nhuận Tăng trưởng
Tỷ suất lợi
Mã ngày thuần sau thuế lợi nhuận ROE 4 quý TTM
nhuận sau
CK 14/01/2021 9T2020 9T2020 sau thuế gần nhất P/E
thuế
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%yoy)
IMP 3.770,7 882,4 139,3 +26,1% 15,8% 11,7% 19,7x

IMP sản xuất và kinh doanh tân dược, các sản phẩm tập trung ở nhóm kháng sinh, các thuốc tim mạch, tiểu
đường, kháng histamin và dị ứng, giảm đau-hạ sốt. Cơ cấu doanh thu năm 2019 của IMP gồm mảng doanh
thu từ kênh bán lẻ – OTC (~57%), kênh đấu thầu – ETC (~29%), xuất khẩu (~1%) và phân phối (~12%). 9T
2020, IMP đạt 51,1% kế hoạch doanh thu 2020 và 64,3% kế hoạch lợi nhuận 2020.
- Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 không tác động nhiều lên nguồn nguyên liệu đầu vào của IMP do doanh
nghiệp (i) dự trữ nguyên liệu đủ cho khoảng 4-5 tháng sản xuất mà không cần nhập thêm và (ii) đa dạng hóa
nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, về hoạt động sản xuất, dịch bệnh đã làm chậm tiến độ xét duyệt
tiêu chuẩn EU-GMP cho nhà máy Non-beta-lactam Bình Dương (IMP4) do việc di chuyển của các chuyên
gia từ Châu Âu sang Việt Nam bị trì hoãn. Tiến độ xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP cho nhà máy IMP4 là yếu
tố quan trọng cần theo dõi do có ảnh hưởng tới triển vọng đấu thầu các sản phẩm non-beta-lactam ở nhóm
1 và khả năng xuất khẩu của IMP.
- IMP hoàn thành xây dựng nhà máy Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tháng 07/2020 và đạt chứng nhận HS-GMP
tháng 10/2020. Đây là mảng sản phẩm có biên lợi nhuận cao, dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh trong bối cảnh
dịch bệnh do nhu cầu cho các sản phẩm tăng cường miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tăng. Ngoài ra, sản phẩm
Cephalexin 500mg dạng viên nang cứng của nhà máy IMP3 vừa được cấp giấy phép lưu hành bởi Cục
Quản lý Thuốc và Sản phẩm Y tế Tây Ban Nha, giúp mở rộng thị trường và phân khúc tiêu thụ Cephalexin
500mg của IMP sang (i) xuất khẩu Châu Âu và (ii) đấu thầu ở nhóm 1 kênh ETC.
TRA 2.984,7 1.306,8 141,4 +31,0% 10,8% 17,0% 14,6x

TRA có thế mạnh ở mảng Đông dược, có khả năng tự trồng trọt, thu hái và cung cấp nguyên liệu thảo dược
đạt chuẩn WHO-GACP. Năm 2019, cơ cấu doanh thu của TRA gồm mảng doanh thu từ Đông dược (58,6%),
Tân dược (23,5%), mảng phân phối và dịch vụ (17,8%). 9T 2020, TRA đạt 65,3% kế hoạch doanh thu 2020
và 78,6% kế hoạch lợi nhuận 2020.
- Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 không tác động mạnh lên nguồn nguyên liệu đầu vào của TRA do doanh
nghiệp (i) tự trồng trọt, thu hái và chiết xuất nguyên liệu Đông dược, (ii) nhà cung cấp một số API chính cho
các dòng thuốc mắt nằm cách xa vùng dịch, hoạt động sản xuất ít bị trì hoãn, và (iii) chủ động tìm các nguồn
cung dự phòng tại Ấn Độ, Thụy Sỹ, Đức và cả Việt Nam (đối với bao bì). Đối với hoạt động sản xuất, dịch
bệnh làm kéo dài tiến độ chuyển giao công nghệ 07 sản phẩm tân dược từ đối tác Daewoong Pharmaceutical
(Hàn Quốc) sang năm 2021.
- Do cạnh tranh tăng cao đến từ các sản phẩm tương đồng, TRA chủ động tái cơ cấu danh mục sản phẩm,
vừa sản xuất, vừa phân phối thương mại các sản phẩm mới. Ở mảng sản xuất, dựa trên sản phẩm truyền
thống Boganic Forte, TRA phát triển một số sản phẩm mới như Boganic Lippi và trà thảo dược Boganic, lần
lượt tham gia vào các phân khúc thuốc cao cấp của dòng sản phẩm truyền thống và phân khúc đồ uống giải
khát, giải nhiệt. Ở mảng phân phối, TRA ngừng phân phối cho đối tác Sandoz và dần chuyển sang phân
phối các sản phẩm vitamin và thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho các đối tác mới là Natural Factors (Canada)
và các đối tác từ Hàn Quốc như CJ, JW Holdings, Daewoong Pharmaceutical. Việc đa dạng hóa danh mục
sản phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, là bước đi phù hợp của TRA khi nhu cầu cho các
sản phẩm này tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 49


PHỤ LỤC (quay lại)
 Việt Nam có thể nhập vắc-xin cho tối đa khoảng 1/3 dân số trong năm 2021
Ngày 04/01/2021, Việt Nam công bố sẽ mua được 30 triệu liều vắc-xin từ AstraZeneca, đủ để tiêm cho 15 triệu
người (~15,3% dân số). Ngoài ra, theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg về các hợp đồng mua vắc-xin đã đạt
được trên thế giới, ước tính Việt Nam đã có thêm một hợp đồng mua vắc-xin khác cho gần 05 triệu người
(~5,0% dân số). Bên cạnh đó, do nằm trong số 92 quốc gia/vùng lãnh thổ có thu nhập thấp và trung bình được
hỗ trợ bởi chương trình COVAX, Việt Nam có thể sẽ được hỗ trợ quyền mua vắc-xin đủ cho khoảng 16% dân
số. Một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cũng đang trong quá trình đàm phán với Nga và Trung Quốc để mua vắc-xin
từ các nước này. Tổng kết lại, giả định các hợp đồng vắc-xin từ các nguồn công bố không trùng nhau, Việt
Nam hiện có khả năng nhập được vắc-xin đủ cho ~36,3% dân số, tuy nhiên, việc vận chuyển vắc-xin sẽ được
sắp xếp theo lộ trình và chưa có cam kết Việt Nam được nhận đủ từ tất cả các nguồn cung trong năm 2021.
 Vắc-xin nội địa được thương mại hóa sớm nhất trong nửa cuối năm 2021
Hiện chỉ 04 nhà sản xuất vắc-xin ở Việt Nam tham gia nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19:

Sản phẩm nổi


Nhà sản xuất Thông tin doanh nghiệp Thông tin Vắc-xin COVID-19
bật

Công ty TNHH Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Vắc-xin bệnh tả, Hợp tác với Đại học Bristol (Vương
MTV Vắc-xin và được thành lập năm 2000. viêm gan A, viêm quốc Anh). Trong quá trình đánh giá
Sinh phẩm số 1 gan B, v.v. tính an toàn trên động vật tại Việt
(VABIOTECH) Nam.

Viện Vắc-xin và Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Vắc-xin bệnh ho Hợp tác với Đại học Icahn (Hoa Kỳ).
Sinh phẩm Y tế thành lập năm 1978. gà, uốn ván, lao, Trong quá trình gửi mẫu sang Hoa Kỳ
(IVAC) v.v. để đánh giá tính an toàn trên động
vật.

Trung tâm Nghiên Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Vắc-xin vi-rút Tự nghiên cứu và trong quá trình
cứu Sản xuất Vắc- thành lập năm 1994. Rota, bệnh bại hoàn thành phê duyệt của Bộ Khoa
xin và Sinh phẩm Y liệt, sởi, v.v. học và Công nghệ.
tế (POLYVAC)

CTCP Công nghệ Thành lập năm 1997. Tổng Thuốc sinh học Vắc-xin Nano Covax được
Sinh học Dược Giám đốc là ông Hồ Nhân, hỗ trợ tủy xương NANOGEN tự nghiên cứu. Quá trình
NANOGEN Tiến sĩ Công nghệ Sinh sản sinh bạch đánh giá an toàn trên động vật được
học, từng có 20 năm kinh cầu; thuốc sinh thực hiện ở Hàn Quốc và Thái Lan.
nghiệm trong ngành công học kháng vi-rút NANOGEN kết hợp với Học Viện
nghệ sinh học ở nước viêm gan B, viêm Quân y thử nghiệm lâm sàng trên
ngoài. gan C, v.v. người tháng 12/2020.

Nguồn: FPTS tổng hợp


Các vắc-xin Việt Nam đều đang trong giai đoạn tiền thử nghiệm hoặc vừa bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng
giai đoạn 01, chủ yếu để đánh giá độ an toàn. Để đánh giá hiệu quả toàn diện của vắc-xin, các cơ sở nghiên
cứu cần tiến hành các bước thử nghiệm giai đoạn 02 và 03, ước tính lần lượt trên quy mô 400-600 người và
3.000-30.000 người và nghiên cứu, đánh giá kết quả trong nhiều tháng trước khi có thể bắt đầu sản xuất
thương mại. Do đó, chúng tôi cho rằng các vắc-xin nội địa cần ít nhất 0,5-1,5 năm nữa để hoàn thiện và đưa
vào sử dụng rộng rãi.

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 50


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Phó giám đốc phân tích đầu tư:
Nguyễn Thị Kim Chi
chintk@fpts.com.vn

Nhóm phân tích cơ bản Nhóm phân tích dữ liệu Nhóm phân tích kỹ thuật

Chuyên viên: Chuyên viên: Trưởng nhóm:


Nguyễn Ngọc Đức Đặng Việt Hoàng Vũ Thị Hồng Nguyễn Ngọc Tuấn
ducnn2@fpts.com.vn hoangdv@fpts.com.vn hongvt@fpts.com.vn tuannn@fpts.com.vn
Bùi Đức Duy Nguyễn Thị Cúc Nguyễn Tuấn Nghĩa Chuyên viên:
duybd@fpts.com.vn cucnt@fpts.com.vn nghiant@fpts.com.vn Nguyễn Đức Anh
Tạ Việt Phương Trương Thị Phúc Lê Thị Thùy Dương anhnd2@fpts.com.vn
phuongtv@fpts.com.vn Nguyên duongltt@fpts.com.vn
Bùi Thị Phương nguyenttp@fpts.com.vn
phuongbt@fpts.com.vn Lâm Mẩn Nhi
Dương Bích Ngọc nhilm@fpts.com.vn
ngocdb@fpts.com.vn Đỗ Quốc Việt
Đậu Đức Nam vietdq@fpts.com.vn
namdd@fpts.com.vn Trịnh Hào Tín
Hoàng Thị Tuyến tinth@fpts.com.vn
tuyenht@fpts.com.vn Trần Kỳ Duyên
Nguyễn Vũ Cương duyentk@fpts.com.vn
cuongnv2@fpts.com.vn Nguyễn Đức Thành
Nhân
nhanndt@fpts.com.vn

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 51


TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM
Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin
cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên
phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị phụ
thuộc vào bất kỳ ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Báo cáo này không được phép sao chép, phát hành và phân phối dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự chấp thuận
của FPTS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin từ báo cáo này.

Các thông tin có liên quan đến các ngành ở trên có thể được xem tại https://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung
cấp khi có yêu cầu chính thức

Bản quyền © 2010 Công ty Chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Trụ sở chính Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh TP. Đà Nẵng
52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times Tầng 3, 4 Tòa nhà Tràng Tiền, số 130
Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Đống Đa, phường Thuận Phước, quận
ĐT: (84.24) 3 773 7070 / 271 7171 Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam.
Fax: (84.24) 3 773 9058 ĐT: (84.28) 6 290 8686 ĐT: (84.236) 3553 666
Fax: (84.28) 6 291 0607 Fax: (84.236) 3553 888

www.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO>| 52

You might also like