You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


-------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ ĐẾN
CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM VÀ GIÁ CÁ TRA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VĨNH HOÀN VIỆT NAM.
HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ

GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương


Nhóm 15:
Phạm Thị Thùy Diễm: 45K08.2
Trần Thị Thùy An : 45K08.2
Huỳnh Nữ Thu Trang : 45K08.2
Trần Bảo Trân : 45K08.2

Đà Nẵng, Tháng 04 năm 2022


NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................................4

DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................6

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn Việt Nam........................................................8

1.1 Giới thiệu chung:.......................................................................................................................8

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................................8

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:....................................................................................11

1.3.1 Tầm nhìn:.........................................................................................................................11

1.3.2 Sứ mệnh chung của Vĩnh Hoàn:.....................................................................................11

1.3.3 Giá trị cốt lõi.....................................................................................................................12

1.4 Cấu trúc tổ chức công ty:.......................................................................................................12

1.5 Mô hình chuỗi giá trị khép kín:.............................................................................................12

1.6 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm nổi bật:......................................................................13

Chương 2: Môi trường kinh tế tại Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của công ty Vĩnh Hoàn..............17

2.1 Tổng quan về Mỹ.....................................................................................................................17

2.1.1 Giới thiệu về nước Mỹ:....................................................................................................17

2.1.2 Quan hệ Việt Nam – Mỹ..................................................................................................17

2.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ:.........................................................19

2.3 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ:...............................................................................21

2.3.1 Phân tích cơ cấu nền kinh tế:..........................................................................................21

2.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế..........................................................................................................26

2.3.2.1 Phân tích GDP của Mỹ:...................................................................................................26

2.3.3 Cơ chế điều hành nền kinh tế.........................................................................................32

2.3.4 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế....................................................................................35

2
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

2.3.5 Cơ sở hạ tầng kinh tế.......................................................................................................39

Chương 3: Tác động của môi trường kinh tế đến chính sách Giá và Sản phẩm của công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu............................................................................................................45

3.1 Chính sách sản phẩm..............................................................................................................45

3.2 Chính sách giá.........................................................................................................................50

Chương 4: Đánh giá cơ hội, thách thức và những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của công
ty Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ..................................................................................58

4.1 Cơ hội, thách thức...................................................................................................................58

4.1.1 Cơ hội:...............................................................................................................................58

4.1.2 Thách thức:......................................................................................................................60

4.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty cổ phần Vĩnh Hoàn...........61

KẾT LUẬN:...........................................................................................................................................63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................64

3
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Logo công ty cổ phần thuỷ sản Vĩnh Hoàn..................................................................................8


Hình 2. Cơ cấu tổ chức công ty...............................................................................................................13
Hình 3. Mô hình chuỗi giá trị của Vĩnh Hoàn.........................................................................................14
Hình 4. Địa bàn kinh doanh của Vĩnh Hoàn trong nước.........................................................................15
Hình 5. Địa bàn hoạt động của công ty Vĩnh Hoàn ở nước ngoài...........................................................16
Hình 6. Cá tra phi lê thịt trắng của công ty Vĩnh Hoàn...........................................................................17
Hình 7.Hình ảnh về quốc kì và tượng nữ thần tự do nước Mỹ................................................................18
Hình 8. Top 10 những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ..............................................................20
Hình 9. Top 10 những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ.................................................................20
Hình 10. Giá cá tra phi lê đông lạnh trung bình xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2021.....................22
Hình 11. Diện tích vùng nuôi cá da trơn tại Mỹ......................................................................................24
Hình 12. Mức độ tiêu thụ thủy sản bình quân trên người của người Mỹ................................................26
Hình 13. Thống kê cán cân thương mại hàng háo của Hoa Kỳ...............................................................29
Hình 14. Xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ 2017-2020....................................................................................30
Hình 15. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ các đối tác NAFTA..............................38
Hình 16. Cán cân thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác USMCA......................................................38
Hình 17. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam (2010-2018)....................................47
Hình 18. Bảng xếp hạng các công ty thủy sản Việt Nam........................................................................48
Hình 19. Các sản phẩm cá tra của công ty Biển Đông............................................................................49
Hình 20. Các sản phẩm từ cá tra của công ty Vĩnh Hoàn........................................................................52
Hình 21. Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ; Diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ..................62

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2020-2021.................................27
Bảng 2. Bảng xếp hạng GCI của các quốc gia từ năm 2015-2019..........................................................42
Bảng 3. Giá cá tra phi lê thịt trắng của công ty Vĩnh Hoàn khi chưa tính phí vận chuyển.....................51
Bảng 4. Giá cá tra phi lê trắng đã bao gồm tất cả chi phí........................................................................51
Bảng 5. Nhập khẩu cá tra, cá da trơn của Mỹ, 8 tháng đầu năm 2021....................................................52
Bảng 6. Nhập khẩu các sản phẩm cá (trừ cá hồi, cá ngừ) của Mỹ tháng 1/2022 (Nguồn: USSA, GT:
nghìn USD)..............................................................................................................................................55

4
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

5
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

DANH MỤC VIẾT TẮT


STT Kí hiệu chữ viết tắt Mô tả

1 BTA  Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ

2 USD Bộ Nông Nghiệp Mỹ

3 NFI Hiệp hội thủy sản Mỹ

Là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực
4 HACCP
phẩm

5 FDA Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

Xác nhận cấp quốc tế đối với thuỷ sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác
6 ASC động xấu lên môi trường, cộng đồng dân cư và đảm bảo các quy định về an toàn lao
động.

Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng Thuỷ sản tốt nhất bởi Liên minh Nuôi trồng Thuỷ sản
7 BAP Toàn cầu (GAA) về môi trường và xã hội, phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy
xuất nguồn gốc.

Chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các hoạt động
8 Global G.A.P nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm đối với động vật việc nuôi cá, động vật giáp xác và
động vật thân mềm.

Là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo
9 GMP
tiêu chuẩn chất lượng.

10 BSCI Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp

11 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam

12 VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

13 NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

14 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

15 LHQ Liên Hiệp Quốc

Diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung
16 G20
ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Liên minh châu Âu

17 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

18 IOT Mạng lưới vạn vật kết nối Internet

6
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

19 AI Trí tuệ nhân tạo

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản hiện tại đang là một ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, sản xuất trong lĩnh vực này tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng
với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao
động, từ đó góp phần làm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Song song với nó, thủy sản là ngành kinh
tế đang được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh.

Nền kinh tế Mỹ - nền kinh tế đứng đầu trên thế giới về GDP. Nhập khẩu nông thuỷ sản và thực
phẩm của Hoa Kỳ có xu hướng tăng trong các năm gần đây do thị trường có nhu cầu đối với các loại
sản phẩm có trị giá gia tăng cao, tươi sống và cần nhiều lao động như các loại hoa quả, hạt, rau, cà phê,
chè, các loại đồ uống và thuỷ sản. Tăng thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến tăng
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có trị giá gia tăng cao được nhập khẩu từ nước ngoài như vừa nêu, đặc
biệt là trong thời gian không phải là mùa vụ đối với các loại nông sản này ở Hoa Kỳ và sự gia tăng
người nước ngoài nhập cư vào Hoa Kỳ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tăng nhập khẩu các loại
nông thuỷ sản và thực phẩm. Trong hai tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc và trở
thành thị trường nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam lớn nhất với giá trị kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ
USD (chiếm 28,2% thị phần). Nước Mỹ với nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định thì đây chính
là thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp ngành thuỷ sản muốn xuất khẩu vào thị trường này.

Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa
hàng đầu của Việt Nam. Công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng
cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa. Vĩnh Hoàn là công ty có quy mô thuộc vào
những doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến xuất khẩu của cả nước, tổng công suất hiện tại lên đến
250 tấn cá nguyên liệu/ngày. Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu do nằm tại tỉnh Đồng
Tháp, một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có môi trường và điều kiện được xem là
thuận lợi nhất của ngành nuôi thả cá Tra, Basa nguyên liệu với 8 vùng nuôi cá tra, tổng diện tích 136,5
ha, cung cấp 34% nhu cầu nguyên liệu. Các sản phẩm của công ty đủ điều kiện xuất khẩu rất nhiều
nước trên thế giới trong đó có Mỹ và các nước thuộc EU, thị trường khó tính nhất trong ngành xuất
khẩu thực phẩm từ các thị trường ngoài nước và dần trở thành thương hiệu có uy tín cả trong và ngoài
nước. Chính vì điều này nên nhóm đã quyết định lựa chọn công ty cổ phần Vĩnh Hoàn để nghiên cứu ,
tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và
Giá của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn”.

7
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Kết cấu của bài báo cáo gồm có:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn Việt Nam

Chương 2: Môi trường kinh tế tại Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của công ty Vĩnh Hoàn

Chương 3: Tác động của môi trường kinh tế đến chính sách Giá và Sản phẩm của công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu

Chương 4: Đánh giá cơ hội, thách thức và những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của
công ty Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ.

Để hoàn thành bài báo cáo, xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu
Hương. Trong phạm vi bài báo cáo ngắn, với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bài báo cáo của nhóm
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

8
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn Việt Nam

1.1 Giới thiệu chung:


Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN

Tên tiếng Anh: VINH HOAN CORPORATION

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1400112623

Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000

Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: +84 277 389 1166

Fax: +84 277 389 1062

Website: www.vinhhoan.com

Mã cổ phiếu: VHC

Logo:

Hình 1: Logo công ty cổ phần thuỷ sản Vĩnh Hoàn


1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Vĩnh Hoàn được thành lập năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
chuyên nuôi trồng và chế biến các sản phẩm cá tra đông lạnh. Hiện nay, Vĩnh Hoàn đã vươn lên dẫn
đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất, và xuất khẩu. Để đạt được vị thế đó, Công ty đã trải qua hành
trình hơn 20 năm hình thành và phát triển với nhiều mốc son đáng nhớ:

- 1997: Bà Trương Thị Lệ Khanh sáng lập Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn.
- 1998: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.

9
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

- 1999: Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên tại Thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đi vào hoạt
động.
- 2000: Được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Châu Âu (DL.147).
- 2005: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, BRC: 2005 và IFS phiên bản 4.
- 2007: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ hai (DL.61) đi vào hoạt động. Chính thức niêm yết cổ
phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- 2008: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ ba (DL.500) đi vào hoạt động.
- 2010
❖ Vượt lên đứng đầu ngành cá tra Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu theo thống kê của
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (“VASEP”).
❖ Đạt chứng nhận GLOBALG.A.P. về nuôi cá tra.
❖ Đạt tiêu chuẩn ISO 22000 cho hệ thống quản lý chất lượng.
- 2011
❖ Nhận Huân chương Lao động hạng ba cho tập thể Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và bà
Trương Thị Lệ Khanh, Tổng Giám đốc theo Quyết định số 150/QĐCTN ngày
28/01/2011 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
❖ Nhận giải thưởng Best Retail Product trong cuộc thi Seafood Prix d’Elite 2011 tại hội
chợ European Seafood Exhibition tại Brussel, Bỉ
❖ Đạt chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practice) với cấp độ “2 sao” cho nhà máy chế
biến và vùng nuôi.
- 2012
❖ Nhận Huân chương Lao động hạng nhì cho tập thể Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn theo
Quyết định số 1261/ QĐ-CTN ngày 21/08/2012 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam.
❖ Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận chứng nhận nuôi bền vững ASC
(Aquaculture Stewardship Council) cho trại nuôi cá tra.
- 2014
❖ Vĩnh Hoàn là công ty thủy sản duy nhất lọt vào Tốp 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt
Nam của tạp chí Forbes (Việt Nam).
❖ Lọt vào Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam do tạp chí Nhịp Cầu Đầu
Tư bình chọn.
- 2015
❖ Nhà máy Collagen và Gelatin đi vào hoạt động từ tháng 03/2015 và nhanh chóng đạt
các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, GMP-WHO và Halal.

10
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

❖ Tháng 06/2015, Vĩnh Hoàn tiếp tục nằm trong Tốp 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt
Nam của tạp chí Forbes (Việt Nam).
- 2016
❖ Nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% giúp Công ty tăng khả năng thu hút
nhà đầu tư chiến lược trong tương lai.
❖ Vĩnh Hoàn tiếp tục được vinh danh trong Tốp 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
của tạp chí Forbes (Việt Nam).
❖ Nhận Huân chương Lao động hạng nhất cho tập thể Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn theo
quyết định số 2248/ QĐ-CTN ngày 20/09/2016 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
❖ Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận Huân chương Lao động
hạng nhì theo Quyết định số 2262/QĐ-CTN ngày 25/10/2016 của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam.
❖ Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm – Tổng Giám đốc và ông Huỳnh Đức Trung – Giám đốc dự án
nhận Huân chương Lao động hạng ba theo Quyết định số 2053/QĐ-CTN ngày
20/09/2016 và Quyết định số 166/QĐ-CTN ngày 18/01/2016 của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam.
- 2017
❖ Mua lại 100% cổ phần tại Công ty Cổ phần Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, một bước
đi quan trọng trong chiến lược gia tăng năng lực sản xuất của Công ty.
❖ Chủ tịch HĐQT – Bà Trương Thị Lệ Khanh được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh
trong danh sách 50 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017.
❖ Lần thứ 4, Vĩnh Hoàn được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Tốp 50 Công ty
niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2017.
❖ Tiếp tục lọt vào Tốp Danh sách 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm
2016 của Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư.
- 2018
❖ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố dự thảo về việc công nhận tương đồng cho
cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.
❖ Sản phẩm cơm nắm Onigiri Rice Ball lọt vào vòng chung kết của cuộc thi Seafood
Excellence Global Awards tại Seafood Expo Global 2018, Brussels.
❖ Góp 100% vốn (300 tỷ đồng) thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Vĩnh Phước với
công suất chế biến fillet đạt 150 tấn cá nguyên liệu/ngày.
❖ Lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh trong Tốp 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt
Nam của tạp chí Nhịp cầu đầu tư.

11
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

❖ Vĩnh Hoàn được Bộ Công thương vinh danh trong danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu
uy tín năm 2018”.
❖ Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì
Nhà nông” và giải thưởng “Bông lúa vàng”.
❖ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ vinh danh Vĩnh Hoàn
là “Doanh nghiệp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” và “Doanh
nghiệp tiêu biểu ĐBSCL năm 2018”. Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh
Hoàn – cũng đồng thời được vinh danh là “Doanh nhân vì cộng đồng ĐBSCL” và
“Doanh nhân tiêu biểu ĐBSCL năm 2018”
- 2019
❖ Vào tháng tháng 1 năm 2019, Vĩnh Hoàn tự hào giành được giải thưởng “Sáng tạo của
Năm” do Woolworths trao cho sản phẩm Fish Bites.
❖ Chủ tịch HĐQT – Bà Trương Thị Lệ Khanh được Forbes Việt Nam bình chọn là một
trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất năm 2019.
❖ Vĩnh Hoàn được vinh danh là một trong 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm
2019. Năm nay là năm thứ 6 liên tiếp xuất hiện trong danh sách Forbes kể từ năm 2014
❖ Vào tháng 9 năm 2019, Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn khởi công
xây dựng. Khu cá giống mới này sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới,
cải thiện quy trình nhằm sản xuất ra con giống chất lượng cao.
❖ Vào tháng 11 năm 2019, Cục Thanh tra an toàn Thực phẩm (“FSIS”) thuộc Bộ Nông
nghiệp Mỹ (“USDA”) chính thức công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam.
- 2020
❖ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen được hoàn thành và đưa
vào hoạt động nhằm tập trung phát triển các sản phẩm mới cho Vinh Wellness.
❖ Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn đã thống nhất thông qua mua cổ phần của Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Sa Giang, chiếm 49,89% vốn
điều lệ.
❖ Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua việc thành lập Công ty Vinh
Technology tại Singapore.

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:


1.3.1 Tầm nhìn:

Trở thành Công ty dẫn đầu về sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững, góp phần xây dựng một
thế giới thực phẩm an toàn, ngon, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.

12
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

1.3.2 Sứ mệnh chung của Vĩnh Hoàn:

Khẳng định vị thế và phát triển tiềm năng của nuôi trồng thủy sản bền vững trên thế giới thông
qua cải tiến liên tục, bảo vệ môi trường và cải thiện hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.3 Giá trị cốt lõi

Thể hiện ở 5C

- CAM KẾT: Nói đúng và hành động đúng


- CẢI TIẾN: Không ngừng khác biệt để phát triển
- CỐNG HIẾN: Làm việc bằng cả tấm lòng, không vì lợi ích cá nhân
- CHIA SẺ: Sẵn lòng cho đi cũng là hạnh phúc nhận về
- CHUYÊN NGHIỆP: Tuân thủ và tốc độ trong mọi hành động
1.4 Cấu trúc tổ chức công ty:

- Vĩnh Hoàn được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông,
Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám Đốc gồm Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối chức năng
(khối Kinh doanh và tiếp thị, khối Tài chính, khối Sản xuất, khối Chất lượng, khối Phát triển bền vững)
và Giám đốc các công ty con.

- Báo cáo trực tiếp cho các Giám đốc phụ trách các khối chức năng là các Trưởng phòng. Các
phòng được tổ chức theo chức năng hoạt động từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến kinh doanh.

- Các công ty con có các Giám đốc phụ trách về kết quả sản xuất kinh doanh của chính công ty
con đó, báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc.

Hình 2. Cơ cấu tổ chức công ty

13
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

1.5 Mô hình chuỗi giá trị khép kín:

Thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín (từ khâu tạo giống, nuôi trồng, sản xuất thức
ăn cho đến chế biến) và có trách nhiệm; Vĩnh Hoàn hướng đến việc xây dựng một hệ sinh thái hoàn
chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế
giới với vị thế là nhà cung ứng các sản phẩm từ cá tra chất lượng hàng đầu được nuôi trồng bền vững.
Vĩnh Hoàn đặt mối quan tâm hàng đầu vào chuỗi nuôi trồng và sản xuất chế biến có trách
nhiệm với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về ao nuôi, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc cá và truy xuất
nguồn gốc minh bạch theo các tiêu chuẩn BAP 4*, ASC từ khâu con giống, thức ăn, cá nguyên liệu đến
khâu chế biến.
Để định vị được cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, Vĩnh Hoàn xác định đi theo định
hướng nâng cao giá trị cá tra và tổ chức sản xuất theo hướng bền vững. Theo đó, cần có giải pháp nuôi
tập trung, liên kết các mắt xích trong chuỗi giá trị, và áp dụng công nghệ cao để kiểm soát dịch bệnh,
cân bằng cung cầu về nguyên liệu, kiểm soát chi phí, và giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh với thị
trường thế giới.
Chuỗi hoạt động sản xuất tại Vĩnh Hoàn là một chuỗi tích hợp, áp dụng các công nghệ kỹ thuật
cao trong các giai đoạn từ con giống đến quá trình sản xuất chính, mang đến những sản phẩm chất
lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Vĩnh Hoàn đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát
triển nguồn con giống và quy trình nhân giống hoàn chỉnh giúp đảm bảo nguồn cá tra chất lượng cao và
ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả và chất lượng con giống. Với dự án cá giống công
nghệ cao này, Vĩnh Hoàn đã cải thiện hiệu suất vùng nuôi và đi đầu trong công nghệ nuôi cá tra.

Hình 3. Mô hình chuỗi giá trị của Vĩnh Hoàn

14
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

1.6 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm nổi bật:

 Lĩnh vực hoạt động


- Nuôi trồng thủy sản nội địa;
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
- Mua bán nông sản nguyên liệu và sơ chế, mua bán nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế
biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
- Mua bán thủy hải sản, mua bán nông sản thực phẩm, súc sản phục vụ sản xuất, chế biến
thủy hải sản;
- Mua bán hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản;
- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn
thủy sản
- Sản xuất bột cá;
- Sản xuất dầu mỡ, động thực vật;
- Chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen thủy phân;
- Xuất nhập khẩu gelatin, collagen thủy phân, hóa dược phẩm; nhập khẩu hóa chất, nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất Gelatin, Collagen thủy phân, hóa dược phẩm, mỹ phẩm và thực
phẩm chức năng.

 Địa bàn kinh doanh


 Trong nước:
- Trụ sở chính tại Thành phố Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp với 3 nhà máy sản xuất cá tra;
- Nhà máy chế biến bột cá và mỡ cá tại Huyện
Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp;
- Công ty con, Vạn Đức Tiền Giang với nhà máy
sản xuất cá tra và nhà máy bột mỡ cá tại Huyện
Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang;
- Công ty con, Vĩnh Hoàn Collagen tại Thành
phố Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp vừa hoàn
thành xây dựng, đưa vào hoạt động nhà máy
sản xuất Collagen và Gelatin với công suất
2.000 tấn thành phẩm/năm;
- Công ty con, Vĩnh Hoàn Food 2 với nhà máy
sản xuất gạo tại Huyện Lấp Vò – Tỉnh Đồng
Tháp;

15
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Hình 4. Địa bàn kinh doanh của Vĩnh Hoàn trong nước

- Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách bán hàng và quan hệ nhà đầu tư;
- Công ty Cổ phần Thủy Sản Cửu Long tại Thành phố Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh chuyên sản
xuất kinh doanh mặt hàng tôm;
- Các vùng nuôi cá tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre.
 Nước ngoài:
- Vĩnh Hoàn là nhà đầu tư chiến lược của Công ty Vinh Hoan (USA) Inc. tại Bang California
– Hoa Kỳ với hoạt động dịch vụ khách hàng và giao nhận tại thị trường Hoa Kỳ;
- Công ty con, Octogone Holdings Pte. Ltd. tại Singapore với hoạt động chính là mở rộng bán
hàng sang khu vực Châu Á, đầu tiên là đội ngũ và hoạt động bán hàng tại Tỉnh Quảng Châu,
Trung Quốc

Hình 5. Địa bàn hoạt động của công ty Vĩnh Hoàn ở nước ngoài
Sản phẩm của Vĩnh Hoàn hiện có mặt trên 46 quốc gia. Châu Âu và Mỹ là hai thị trường chính
chiếm khoảng 80% trên tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Vĩnh Hoàn duy trì sự tăng trưởng ở những
thị trường thế mạnh như UK, Hà Lan và Bỉ, giúp gia tăng thị phần Châu Âu của Vĩnh Hoàn trên toàn
ngành từ 12% lên 15%. Ngoài ra còn có thị trường Australia (5%), Canada (5%), Hong Kong (4%),
Trung Quốc (3%), Asean (2%) và các nước khác (1%).

16
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

❖ Các sản phẩm nổi bật


Gồm 4 nhóm sản phẩm chính: sản phẩm cá fillet, sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phụ và
sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cụ thể như sau:

- Sản phẩm cá tra fillet: các sản phẩm cá fillet đông lạnh;
- Sản phẩm giá trị gia tăng: các sản phẩm phổ biến là cá tẩm bột và cá tẩm gia vị;
- Sản phẩm phụ: gồm các sản phẩm tạo ra từ việc tận dụng nguyên liệu còn lại của quá trình
chế biến cá fillet chủ yếu là bột cá và mỡ cá;
- Sản phẩm chăm sóc sức khỏe: gồm collagen và gelatin.

->Trong đó, sản phẩm chủ lực của công ty là cá fillet đông lạnh, ngoài ra còn có các sản phẩm gia tăng
có biên lợi nhuận cao tạo ra từ chuỗi giá trị ngành cá.

Hình 6. Cá tra phi lê thịt trắng của công ty Vĩnh Hoàn

17
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Chương 2: Môi trường kinh tế tại Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của công ty Vĩnh
Hoàn
2.1 Tổng quan về Mỹ
2.1.1 Giới thiệu về nước Mỹ:

Hình 7.Hình ảnh về quốc kì và tượng nữ thần tự do nước Mỹ


Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Vị trí địa lý: nằm giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía
đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa
Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Liên bang Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang
Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương
Diện tích: 9.834.000 km2 
Dân số: 334.450.092 (23/4/2022) đứng thứ 3 trên thế giới
Thủ đô: Washington, D.C
Thành phố lớn nhất: New York
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh
Đơn vị tiền tệ: USD - Đô la Mỹ
Thể chế chính phủ:  là quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu
liên bang

2.1.2 Quan hệ Việt Nam – Mỹ

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành
đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối
quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước

18
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan
hệ thương mại hai bên cùng có lợi và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Năm 2020, Việt Nam và
Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.
Quan hệ hai nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết
Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000); Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường
vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (năm
2007); xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2013),…
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450
triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021 (tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020), bất chấp
đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoa Kỳ trở
thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam. Hoa
Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn
thứ 9 của Hoa Kỳ. Năm 2021 có tới 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở
lên, trong đó có 3 nhóm đạt hơn 10 tỷ USD. Nhóm đạt kim ngạch lớn nhất là máy móc, thiết bị với
17,82 tỷ USD; tiếp đến dệt may 16,1 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,76 tỷ
USD… Riêng nhóm hàng nông sản, thủy sản, đồ nội thất, trang trí… có vị thế quan trọng trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ, bởi đây là các hàng hóa thế mạnh của chúng ta trong khi
phía Mỹ lại có nhu cầu lớn. Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm từ gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ năm 2021 ước đạt gần 8,8 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm
2020. Còn thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ năm qua đạt trên 2,05 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm
2020. Ngay trong tháng 1-2022, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch
ước đạt 9 tỷ USD.
Thêm vào đó, nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại
Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ
11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.
Trong hai năm vừa qua, Việt Nam, Hoa Kỳ cũng như các nước phải gồng mình chống lại đại
dịch COVID-19 gây bất ngờ, lúng túng, bị động cho cả thế giới, gây ra nhiều hậu quả không mong
muốn. Về phần mình, Việt Nam xác định đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu,
kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để cùng nhau chống dịch và phát triển. Trên thực
tế, Việt Nam đã làm tốt việc này, bạn bè, đối tác quốc tế đã tích cực ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ về trang thiết bị y tế, vaccine khi Việt Nam kêu gọi. Tới nay, Việt Nam đã nhận được gần 220 triệu
liều vaccine, khoảng một nửa trong số đó đến từ các nguồn tài trợ, trong đó có khoảng 29 triệu liều từ
Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng tích cực chia sẻ với Việt Nam về phương tiện, trang thiết bị

19
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

phòng, chống dịch. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sang thăm Việt Nam trong những ngày khó
khăn do dịch bệnh.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tập trung vào dệt may; máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; lĩnh vực điện tử (điện thoại, máy vi tính); giày dép; gỗ và sản phẩm
gỗ, thủy sản,…và nhập từ Mỹ chủ yếu là sản phẩm hóa chất, phế liệu sắt thép, nguyên phụ liệu dệt,
may, da, giày, bông các loại, thức ăn gia súc,….

Hình 8. Top 10 những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hình 9. Top 10 những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ


2.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ:

20
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn do tác
động trực tiếp của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế, trong đó có ngành cá tra. Nếu như năm 2020,
ngành hàng cá tra bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa tại các thị trường xuất khẩu chính, thì năm 2021 bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra đã bị tác động mạnh, làm
cho toàn ngành gặp nhiều khó khăn. Riêng các tháng 7, 8 và 9-2021, diện tích thả nuôi cá tra giảm 30-
55% và sản lượng giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm 2020, do nhiều địa phương ở ĐBSCL thực hiện
giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tạm ngưng hoặc dừng hoạt động, do không đáp
ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”.
Các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm thủy sản đang trên đà phục hồi nhờ tiêm phòng vắc-
xin diện rộng và Chính phủ triển khai các biện pháp hỗ trợ sau đợt bùng phát dịch Covid-19. Theo
VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến hết tháng 11/2021 đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 1,3% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 22% và Trung Quốc chiếm 28% tỷ trọng xuất khẩu
cá tra của Việt Nam. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã từng bước hồi phục và tăng trưởng
dương. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường này đạt gần 324
triệu USD tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Kể từ tháng 7/2021, sau khi DOC công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế
chống bán phá giá lần thứ 16 (POR 16), theo đó mức thuế suất CBPG sang thị trường này tốt hơn. Lẽ
ra giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ phải tăng mạnh. Tuy nhiên, cho dù tốc độ tăng trưởng giá trị
vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước đó nhưng giá trị XK đã giảm do công suất của nhiều nhà máy chế
biến cá tra XK sang Mỹ trong quý 2 và quý 3//2021 giảm mạnh do Covid-19.
Tới quý 4/2021, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 122,9 triệu USD, tăng 68,6% so với so
với cùng kỳ năm 2020. Giá cá tra phile đông lạnh XK sang thị trường Mỹ lại tiếp tục tăng thêm, lên
mức từ 3,70 - 3,95 USD/kg trong quý này.
Việt Nam chủ yếu XK sản phẩm cá tra phile đông lạnh, cá tra cắt đông lạnh, cá tra cắt tẩm bột
đông lạnh, da cá tra chiên giòn, da cá tra trứng muối, khô cá tra sang thị trường Mỹ.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, 8 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị NK cá tra của Mỹ từ
Việt Nam chiếm tới hơn 90,2% tổng NK cá da trơn của nước này. Tiêu thụ cá tra của Mỹ trong năm
nay dự báo tăng trưởng tốt.
Hậu Covid-19, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng hồi sinh trở lại tất cả các
kênh tiêu thụ, nhà hàng, khách sạn, trường học.... chuỗi logistics thông suốt, lượng hàng tồn kho đã
được giải phóng. Điều này thúc đẩy các nhà XK cá tra Việt Nam có thêm cơ hội gia tăng XK sang Mỹ
hơn nữa trong năm 2022.

21
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Tình hình có vẻ khả quan trong năm nay do nhu cầu NK của thị trường này vẫn còn giữ được
nhịp độ. Tuy nhiên, cước phí vận chuyển tàu biển vẫn là thách thức của cả nhà NK và XK cá tra Việt
Nam trong năm nay nếu tình hình không được cải thiện.
Theo thống kê của ITC, 11 tháng đầu năm 2021, NK cá thịt trắng của Mỹ tiếp tục tăng. Trung
Quốc vẫn là nguồn cung lớn nhất, tiếp đó là Việt Nam. Cá tra phile đông lạnh vẫn đứng thứ 3 trong cơ
cấu sản phẩm cá thịt trắng NK của nước này.
Năm 2021, có hơn 10 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia XK sang thị trường Mỹ, trong đó
VINH HOAN CORP, BIEN DONG SEAFOOD và VD TG là 3 DN có giá trị XK lớn nhất sang thị
trường này.
Tháng 1/2022, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng mạnh tới 92,5% so với cùng kỳ năm
2021, đạt 52,6 triệu USD. Với kết quả này, tháng đầu năm nay, Mỹ tạm về vị trí số 1 trong top các thị
trường XK cá tra lớn nhất của DN Việt Nam.

Nguồn:vasep.com.vn
Hình 10. Giá cá tra phi lê đông lạnh trung bình xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2021
2.3 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ:
2.3.1 Phân tích cơ cấu nền kinh tế:
2.3.1.1 Cơ cấu nền kinh tế nước Mỹ:

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông
nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới, là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Đây không chỉ là một nền
kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn

22
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Mỹ có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế
giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016.
Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng
phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao. Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế
giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la năm 2016
Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hoa Kỳ bao gồm:
Dịch vụ: Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách sạn và kế toán
chiếm hơn 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ,
giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí,
tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ
uống. Ngành Dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến sàn giao
dịch chứng khoán New York được đặt tại thành phố New York là sàn giao dịch lớn nhất thế giới tính
về giá trị giao dịch.
Công nghiệp: chiếm 19.1% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp chính
của Hoa Kỳ hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế
biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin
học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ.
Nông nghiệp: chiếm 0.9 % các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện nay, nông nghiệp
chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị
của mình. Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng.
Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới. Các sản phẩm nông
nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mì, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia
cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu về rau củ và
2/3 trái cây và các loại hạt cho cả nước.
Sau khi chịu tác động bởi giai đoạn ngành đi xuống (2019) và hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh và chuỗi cung ứng đứt gãy (2020 – 2021), BSC cho rằng ngành thủy sản cá tra sẽ bước vào chu
kỳ tăng trong năm 2022. BSC cho rằng nhu cầu tiêu thụ cá tra ở các thị trường chính như Mỹ, Trung
Quốc, EU sẽ tăng trưởng mạnh sau thời gian dài bị dồn nén bởi COVID-19 và tỷ lệ phủ sóng vắc xin
trên 60% dân số. Với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi
mức tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ
giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn của nước này. Bên cạnh đó, tại
thị trường Mỹ khi các nhà nhập khẩu từ Ấn Độ bị ảnh hưởng COVID-19 nặng nề và Trung Quốc bị
giảm xuất bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và do chính quy định kiểm soát COVID-19 của nước

23
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

này. Đây cũng chính là những yếu tố tạo đà cho ngành cá tra của Việt Nam và công ty Vĩnh Hoàn nói
riêng đang có cơ hội lớn để tăng trưởng thị phần ở Hoa Kỳ.

Hình 11. Diện tích vùng nuôi cá da trơn tại Mỹ


2.3.1.2 Xác định quy mô của thị trường
Thị trường Mỹ luôn là một thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các nước châu Á (trong đó có
Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nước trong các châu lục khác. Trong số các thị trường tiêu thụ
sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì Mỹ là thị trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau
Nhật Bản. Nước Mỹ là một quốc gia đông dân đứng thứ 3 trên thế giới với hơn 334 triệu người phân bổ
trên khắp đất nước với diện tích là 9.834.000 km2, thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế
giới, đời sống vật chất của người dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả
về số lượng và chất lượng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của người dân
Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ . Mỹ cũng có
một ngành thuỷ sản khá phát triển, tuy nhiên nó vẫn không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người
dân về chủng loại và chất lượng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế có thể nói, Mỹ là một trong
những quốc gia đem lại nhiều lợi ích mà các nhà xuất khẩu hưởng đến nếu thâm nhập vào quốc gia
này.
Phát biểu trong Hội nghị trực tuyến về Khai thác và Nuôi trồng thủy sản bền vững ở Mỹ Latinh
vào ngày 29/10/2020, Wasserman (Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập của Change
Tastes- một công ty tư vấn thực phẩm) cho biết, Mỹ đã nhập khẩu hơn 22 tỷ USD thủy sản trong 12
tháng qua, chiếm khoảng 1/8 tiêu thụ thủy sản toàn cầu. Con số này đã tăng gấp 3 lần trong 25 năm qua
và tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19. Dự báo mức nhập khẩu này sẽ tiếp tục ổn định trong nhiều

24
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

năm tới. Lần đầu tiên, thủy sản trở thành lựa chọn phổ biến nhất của người tiêu dùng Mỹ để thay thế
thịt. Tính tới hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7%
so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 2/2022, giá trị xuất khẩu đạt gần 42 triệu USD, tăng 167%.
Kết thúc tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam.
Là một thị trường nhập khẩu cá tra lớn nên Mỹ rất thu hút các nhà xuất khẩu cá tra trên thế giới.
Mỹ nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh nhưng hai nguồn chính
là Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, lượng nhập khẩu cá tra đông lạnh từ Trung Quốc giảm mạnh tới
41% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường nguồn cung chủ yếu, chiếm tới gần 89,5% tổng
nhập khẩu cá da trơn của Mỹ.
Bên cạnh việc cạnh tranh với các doanh nghiệp tại các quốc gia khác thì việc cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp Việt Nam trên quốc gia Mỹ cũng xảy ra một cách gay gắt, các doanh nghiệp Việt
Nam cạnh tranh về giá cũng như chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập và dành thị phần tại thị
trường này.
Hầu hết các sản phẩm như cá tra khi được nhập khẩu vào Mỹ chủ yếu cung cấp cho thị trường
bán buôn lớn, một phần nhỏ sẽ nhập cho các cửa hàng, siêu thị…. Có thể nói thị trường bán buôn tại
Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra.
Các nhà nhập khẩu cá tra tại Mỹ: 7 Seafood LLC, AJC International Incorporated, Trinidad
Seafoods Limited, B&D Seafoods Inc, AJC International Inc,….
Tóm lại, Mỹ là một quốc gia có quy mô tiêu thụ thủy sản rất lớn đặc biệt là cá trong khi ngành
thủy sản tại đây rất phát triển nhưng nguồn cung không đủ để đáp ứng cho thị trường rộng lớn này nên
Mỹ đã nhập khẩu một lượng lớn cá tra hằng năm từ các quốc gia khác. Chính vì điều này, nên có thể
nói ngành nuôi trồng đánh bắt cá tra tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thâm nhập, phát triển mở
rộng thị phần tại đây nếu đảm bảo các tiêu chuẩn tốt hơn các quốc gia đối thủ. Không những thế hiện
có 4 doanh nghiệp Việt Nam không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá là: VINH HOAN Corp, VD TG,
NAVICO và NTSF SEAFOODS, vì vậy công ty Vĩnh Hoàn đang có lợi thế rất lớn cho thị trường đầy
tiềm năng này.
2.3.1.3 Đặc điểm nhu cầu của thị trường
Mỹ là một thị trường nhập khẩu thủy sản lớn hiện nay đặc biệt tôm và cá da trơn, theo các cuộc
khảo sát trong hơn 2 năm qua người tiêu dùng Mỹ hạn chế tiêu thụ thịt bò. Ngoài ra, 1/5 người tiêu
dùng giảm tiêu thụ thịt và muốn chuyển sang tiêu thụ thủy sản để thay thế. Việc này sẽ tăng đáng kể
mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở Mỹ. Hiện nay mức tiêu thụ thủy sản bình quân của người Mỹ là
16.5 pounds (lb) tương đương với 7.48 kg/người. Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) công bố danh sách 10
loại thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Mỹ theo thứ tự gồm tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi,

25
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

cá rô phi, cá minh thái Alaska, cá tra, cua, cá tuyết, cá da trơn và nghêu. Theo đó, cá tra đứng ở vị trí
thứ 6 trong bảng xếp hạng này với mức độ tiêu thụ bình quân là 0.68kg/người. Vì vậy để thâm nhập
phát triển tại thị trường này thì các doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng đến đặc điểm hành vi tiêu
dùng của khách hàng nhiều hơn.

Hình 12. Mức độ tiêu thụ thủy sản bình quân trên người của người Mỹ
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản
phẩm, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Hầu như người tiêu dùng
Mỹ ngày càng quan tâm đến việc đánh bắt thủy hải sản và hậu quả đối với môi trường và xã hội của
việc đánh bắt đó. Họ mong muốn thuỷ sản họ sử dụng được đánh bắt hợp pháp và không vi phạm nhân
quyền hoặc quyền lao động. Vấn đề quan tâm này thường được hướng vào các nhà bán lẻ chính và các
nhà bán lẻ này phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm
được sản xuất.
Các sản phẩm thủy hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ. Chứng nhận được nhiều người biết đến là nhãn MSC (Marine
Stewardship Council, Hiệp hội quản lý hàng hải), được dán trên các túi bán lẻ và người tiêu dùng dễ
dàng nhận thấy được.
Theo Bộ luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện
chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Đây là một hệ
thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực
phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm
soát tới hạn. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình
HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. Nếu
FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. Tất cả các sản phẩm khi nhập khẩu đều

26
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP. Về nhãn mác, phải ghi đúng tên chủng loại
thường dùng ở Mỹ.
Đối với văn hóa ăn uống hằng ngày, người dân Mỹ thường ăn thủy sản tươi sống tại nhà hàng
vì họ cho rằng thủy sản tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến thủy
sản tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được
dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho
những chuyến du lịch ngắn ngày doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn cung của mình là cho đối tượng
nào để có sản phẩm phù hợp. Không chỉ thích ăn cá tra phi lê, người tiêu dùng Mỹ còn mua da cá tra
sấy, phi lê cá tra cắt tẩm bột, khô cá tra Việt Nam.
Nhìn chung, đặc điểm tiêu dùng của người Mỹ đối với mặt hàng cá tra cũng khá khắt khe so với
nhiều thị trường khác nhưng chúng ta có thể đáp ứng tốt nếu hiểu rõ những đặc điểm, tiêu chuẩn cho
sản phẩm của họ. Mặc dù có khá nhiều thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ nhưng Việt Nam nói chung
và công ty Vĩnh Hoàn nói riêng vẫn giữ vị thế cao trong ngành xuất khẩu cá tra sang Mỹ vì công ty có
được chứng nhận quốc tế ASC về nuôi trồng cá tra vào năm 2012 và là đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn
BAP 4 sao cho cá tra của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu - GAA vào năm 2015.

2.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế


2.3.2.1 Phân tích GDP của Mỹ:

GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Mỹ vào năm 2020 là 63.544 USD/người. Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Mỹ là -3.82% trong năm 2020, giảm -1736 USD/người so
với con số 65.280 USD/người của năm 2019.

Mỹ hiện có mức GDP đứng thứ nhất trên thế giới với con số ấn tượng, chạm mốc 23 nghìn tỷ
đô. Theo sau vẫn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng khả quan sau một năm 2020 ảm đạm. Theo ước
tính của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này năm 2021 là 5,7%,
mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984. Điều này đánh dấu sự phục hồi ấn tượng vì chỉ một năm
trước đó, kinh tế Mỹ suy giảm 3,4%, mức giảm sâu nhất trong 74 năm.
Đáng chú ý, quý IV/2021, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,9% dù đã bị cản trở do tác động của đợt
bùng phát mạnh dịch COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trước đó, các chuyên
gia kinh tế dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng trong khoảng từ 3,4%-7% trong quý IV/2021. GDP Mỹ
tăng trưởng 2,3% trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm 2020.
Đây sẽ là tín hiệu tốt để cho ngành hàng thuỷ sản của nước ta gia tăng sản lượng xuất khẩu vào
thị trường Mỹ. Thực tế cho thấy, trong năm 2021, Việt Nam XK thủy sản sang gần 170 thị trường. Chỉ
có một số ít thị trường bị giảm NK thủy sản từ Việt Nam như Nhật Bản giảm gần 7%, Trung Quốc

27
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

giảm 18%. XK sang các thị trường khác đều tăng trưởng khả quan như Mỹ tăng 27%, sang EU tăng
12%,... Theo báo cáo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2021, Mỹ là nước dẫn đầu trong top 10 thị
trường đơn lẻ nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam với 2.049,359 triệu USD, tăng trường 26.5% so với năm
2020.

Top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2020-2021 (triệu USD)

Thị trường 2020 2021 Tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%)

Mỹ 1.620,629 2.049,359 26,5 23,0

Nhật Bản 1.422,252 1.325,597 -6,8 14,9

Trung Quốc 1.203,234 990,648 -17,7 11,1

Hàn Quốc 768,518 807,785 5,1 9,1

Anh 344,638 316,137 -8,3 3,6

Thái Lan 244,357 267,034 9,3 3,0

Canada 262,760 265,618 1,1 3,0

Australia 228,202 265,457 16,3 3,0

Hà Lan 219,382 228,085 4,0 2,6

Đức 180,010 200,052 11,1 2,2

28
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Trích: Báo cáo Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2021

Bảng 1. Top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2020-2021

Qua những số liệu trên, ta có thể thấy Mỹ là nước tiêu thụ nhiều thuỷ sản cao. Trong những
năm gần đây, thủy sản trở thành lựa chọn phổ biến nhất của người tiêu dùng Mỹ để thay thế thịt. Việc
này sẽ tăng đáng kể mức tiêu thụ thủy sản và các sản phẩm thủy sản ở Mỹ. Đối với mặt hàng cá tra,
hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông
lạnh, cá tra cắt miếng/khúc đông lạnh, phi lê cá tra cắt đông lạnh, cá tra nguyên con cắt đầu/khúc đông
lạnh, da cá tra sấy, phi lê cá tra cắt tẩm bột, khô cá tra sang thị trường Mỹ.
Là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao, do đó thị trường
Mỹ giàu tiềm năng nhưng khá khắt khe. Khi đời sống lên cao thì nhu cầu đối với các loại thuỷ sản cũng
tăng mạnh, nhưng người tiêu dùng Mỹ lại đòi hỏi rất cao. Người dân sẵn sàng chi một số tiền lớn để
mua những sản phẩm ngon, chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe. Chính vì thế, sản phẩm thuỷ sản
phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm, hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới
đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị trường này. Bởi vì khi sản phẩm kém chất lượng thì chắc
chắn xảy ra tình trạng tẩy chay sản phẩm của số đông người tiêu dùng. Chưa kể, Hiệp hội Bảo vệ người
tiêu dùng Mỹ sẽ ra tay bảo vệ người tiêu dùng của họ, và những điều đó sẽ kéo theo hệ quả lớn, gây bất
lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Nếu ấn tượng của họ đối với những sản phẩm là
xấu thì hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại trên thị trường Mỹ. Vì thế các công ty xuất khẩu cần có
chiến lược sản phẩm, cũng như giá cả thật phù hợp để tiếp cận thành công thị trường tiềm năng này.

2.3.2.2 Cán cân thanh toán quốc tế

Từ những năm 1970, cán cân thương mại của Hoa Kỳ nói chung và cán cân thương mại hàng
hóa nói riêng luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Từ năm 2014 đến nay, khoảng cách giữa nhập khẩu và
xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 10 năm 2021, cán cân thương
mại (hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ chạm mốc thâm hụt 80,9 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử, tăng
10,36% so với mức kỷ lục nhập siêu 73,2 tỷ USD vào tháng 6 năm 2021. Trước đó, vào tháng 9 năm
2021, theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ (BEA), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ
cũng đạt mức thâm hụt kỷ lục 96,3 tỷ USD.

29
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Hình 13. Thống kê cán cân thương mại hàng háo của Hoa Kỳ

Riêng đối với ngành thuỷ sản, theo số liệu thương mại do Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại
dương Quốc gia Hoa Kỳ, trong năm 2020 Mỹ đã xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn thủy sản trị giá 4,5 tỷ
USD, thấp hơn 17% cả về khối lượng và giá trị so với 1,5 triệu tấn và 5,4 tỷ USD xuất khẩu trong năm
2019. Năm 2020, Mỹ nhập khẩu 2,9 triệu tấn thủy sản trị giá 21,9 tỷ USD, tăng 3% về lượng và giảm
2% về giá trị so với năm 2019.
Năm 2020, ngành thủy sản Mỹ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ đại dịch coronavirus
đến chiến tranh thương mại do chính quyền cựu tổng thống Donald Trump phát động. Nhưng cũng
đáng ý rằng xuất khẩu thủy sản của Mỹ đã có xu hướng giảm đều từ năm 2017 khi Mỹ xuất khẩu 1,7
triệu tấn thủy sản trị giá 5,9 tỷ USD.
EU, Canada và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành thủy sản Mỹ vào
năm 2020, nhưng cả 3 thị trường đều giảm nhập khẩu.
EU nhập khẩu 264.486 tấn thủy sản của Mỹ trị giá 938,5 triệu USD, giảm 21% về lượng và
giảm 23% về giá trị so với năm 2019. Canada nhập khẩu 163.103 tấn thủy sản của Mỹ trị giá 903,1
triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 18% về giá trị. Trung Quốc đã mua 298.773 tấn thủy sản của
Mỹ trị giá 782,6 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 12% về giá trị.

30
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Hình 14. Xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ 2017-2020

Trong khi lượng hải sản đánh bắt tự nhiên trên toàn thế giới vẫn giữ nguyên năm này qua năm
khác, thì số lượng được nuôi trồng thông qua nuôi trồng thủy sản đã tăng lên đáng kể. Hoa Kỳ nhập
khẩu 70 đến 85% lượng thủy sản của mình, và gần 50% lượng thủy sản nhập khẩu này được sản xuất
thông qua nuôi trồng thủy sản. Được thúc đẩy bởi nhập khẩu, thâm hụt thương mại thủy sản của Hoa
Kỳ đã tăng lên 16,9 tỷ USD vào năm 2019.
Tại Mỹ, sản lượng nuôi trồng thủy sản biển tăng trung bình 1,7% mỗi năm từ 2013-2018.
Doanh thu nuôi trồng thủy sản biển trong nước tăng trung bình 1,5% mỗi năm trong cùng khung thời
gian.

2.3.2.3 Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư

Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng
kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó, nền kinh tế sẽ phát triển. Với tài nguyên phong phú,
không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu
dài đã tạo cho Mỹ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập đó,
mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Nhiều người Mỹ có
châm ngôn "Hãy dành tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hôm nay", bởi vậy tiêu dùng cá nhân
ở đất nước này chiếm 70% tổng nền kinh tế. Để ổn định tăng trưởng kinh tế, xã hội Mỹ đang thay đổi
mô hình nhằm thúc đẩy tiêu dùng và không khuyến khích tiết kiệm. Hiện trung bình mỗi người Mỹ có
tới 8 thẻ tín dụng để cho vay tiêu dùng.
Kết quả một cuộc khảo sát qua điện thoại với hơn 1.000 người trưởng thành ở Mỹ do Bankrate
thực hiện vào đầu tháng 1/2022 cho thấy, hầu hết người Mỹ vẫn đang vật lộn để xây dựng các tài
khoản tiết kiệm và họ vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu dù đại dịch COVID-19 đã xảy ra suốt 2 năm
qua. Cụ thể, kết quả khảo sát ghi nhận khoảng 56% người Mỹ hiện nay không thể trang trải một khoản

31
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

chi 1.000 USD (tương đương khoảng 23 triệu đồng) cho tình huống bất ngờ bằng tiền tiết kiệm. Lý do
giải thích cho điều này là do nước Mỹ có phúc lợi xã hội tốt, người nghèo ở Mỹ được đảm bảo những
quyền lợi cơ bản: trợ cấp thu nhập thấp, được trợ cấp thực phẩm, được trợ cấp nhà và có bảo hiểm y tế
đầy đủ. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng thấp trong khi đó một số kênh đầu tư khác có thể mang lại thu
nhập cố định rất tốt cho người dân như thị trường chứng khoán. Bởi vậy người Mỹ chẳng mặn mà gì
khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng.
Còn lại 44% người Mỹ tham gia khảo sát khẳng định họ có thể trang trải khoản chi phí khẩn
cấp 1.000 USD từ khoản tiết kiệm, đây là tỷ lệ phần trăm cao nhất trong 8 năm qua, theo Bankrate. Khi
đại dịch COVID-19 xảy ra đã thổi bay hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ
tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có khi họ buộc phải ở nhà và
không thể đi du lịch hay vui chơi giải trí bên ngoài. Tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ, ở mức trung bình
khoảng 7-8% tổng thu nhập vào thời kỳ trước cuộc khủng hoảng COVID-19, đã tăng vọt lên mức kỷ
lục 33% tổng thu nhập vào tháng 4/2020, nhờ gói cứu trợ khổng lồ trị giá 2.200 tỷ USD của chính phủ
dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tỉ lệ này được giữ ở mức 13,7% vào cuối tháng 12/2020,
nhưng sau đó đã giảm xuống khi các chương trình cứu trợ hết hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm này đã
tăng vọt lên 20,5% vào tháng 1/2021, sau khi việc hỗ trợ 600 USD cho mỗi người dân nhằm xoa dịu
những tác động của đại dịch trong kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ
thông qua vào cuối tháng 12/2020.
Nhìn chung, xu hướng tiết kiệm đã làm nổi bật sự chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ, khi các hộ gia
đình giàu có tiết kiệm nhiều hơn so với các gia đình có thu nhập khiêm tốn, vốn lại là những người bị
ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19 do mất việc làm và chủ yếu sử dụng tiền cứu
trợ của nhà nước để chi trả cho cuộc sống.
Những người Mỹ giàu có nói chung có thể duy trì công việc của họ thông qua việc làm từ xa,
và thu nhập của họ không đổi trong khi chi tiêu giảm, dẫn đến số tiền tiết kiệm càng cao.
Một hệ quả khác là thị trường chứng khoán bất ngờ bùng nổ. Lãi suất siêu thấp thôi thúc dân
Mỹ đổ tiền vào chứng khoán, những người mắc kẹt trong nhà vì lệnh phong toả cũng thử sức với cổ
phiếu trong thời gian rảnh rỗi và các cổ phiếu công nghệ phát triển vì họ là nhóm được hưởng lợi từ
Covid-19.
Đà bùng nổ của thị trường chứng khoán đã trở thành động lực chính giúp tài sản của người Mỹ
tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng tới gần một nửa. Nhưng điều này cũng khiến chênh lệch giàu
nghèo càng gia tăng, bởi người giàu sẽ sở hữu cổ phiếu nhiều hơn. Hơn 70% số tài sản tăng lên đã rơi
vào tay nhóm 20% người dân Mỹ có thu nhập cao nhất. Nếu phân chia theo tài sản thay vì thu nhập, sự
phân hoá còn rõ ràng hơn nữa.

32
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Từ những phân tích trên ta thấy dịch Covid-19 xảy ra khiến đời sống người dân khó khăn hơn,
phân hoá giàu nghèo rõ ràng hơn, do đó người tiêu dùng Mỹ rất cẩn thận trong việc chi tiêu thường
ngày và người giàu có xu hướng đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên sau một thời gian bị kìm nén do giãn
cách xã hội chống COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hải sản của người Mỹ bùng nổ như tôm, cá ngừ, cá tra,
mực, bạch tuộc,.... Do đó các công ty xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ cần hiểu rõ tâm lý và hành
vi mua sản phẩm của họ để chế biến, đóng gói sản phẩm với nhiều kích thước khác nhau để người tiêu
dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và túi tiền.

2.3.2.4 Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp

Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ công bố ngày 10-3-2022, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ đã tăng 7,9%
trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 1-1982. Đối với hầu
hết người Mỹ, lạm phát đang vượt xa mức tăng lương trong năm qua. Điều này khiến họ khó có thể chi
trả cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, khí đốt và thuê nhà.
Số liệu lạm phát hàng năm được công bố rất tồi tệ, tệ hơn so với dự đoán ban đầu với mức tăng
7,5% giá hàng hóa tiêu dùng thông dụng vào năm 2021. Và lạm phát đang lan rộng ra toàn bộ nền kinh
tế Mỹ tăng 40% đối với xe hơi đã dùng, tăng 27% giá năng lượng.
Mức tăng cũng rất ngoạn mục tại các siêu thị, giá thịt tăng 12% và giá thực phẩm tăng 7%. Tất
nhiên, lý do lạm phát là vì đại dịch đã làm bùng nổ chi phí đóng gói và vận chuyển. Trong những lĩnh
vực này, để chống lại sự thiếu hụt nhân công, tiền lương đã được tăng 20% và được phản ánh vào giá
cả.
Giá hàng hóa tăng một phần do các nhà bán lẻ, các kho hàng, nhà cung cấp và các công ty vận
chuyển chạy đua nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm. Trong lĩnh
vực nhà hàng, chi phí lao động cao hơn cũng làm tăng giá hóa đơn của thực khách, theo các nhà kinh
tế.
Từ những mức độ gia tăng của tỷ lệ lạm phát trên đặc biệt là ngành hàng thực phẩm dẫn đến
việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản hay thực phẩm sang thị trường Mỹ có mức giá cao hơn so với các
năm trước dẫn đến người tiêu dùng Mỹ sẽ dè chừng trong việc lựa chọn mua các sản phẩm, người tiêu
dùng có tâm lý so sánh giá các sản phẩm nhiều hơn so với các năm trước. Lượng tiêu thụ các mặt hàng
thực phẩm sẽ giảm dẫn đến tình trạng các loại thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ khó tiêu thụ.
Ở khía cạnh khác, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong đầu tháng 4 năm 2022 đã xuống tới mức thấp
nhất trong gần 54 năm qua bối cảnh thị trường lao động Mỹ cần thêm rất nhiều lao động cho quá trình
phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Quan sát của giới chuyên gia kinh tế còn cho thấy các công ty
thậm chí còn phải rất thận trọng trong việc sa thải nhân viên bởi họ biết rằng tìm người để trám vào chỗ
trống tại thời điểm này rất khó.

33
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 7/4/2022 cho thấy số người xin trợ
cấp thất nghiệp vì không có việc xuống rất thấp chỉ còn 166.000 người trong tuần vừa qua, thấp hơn tới
5.000 người so với con số được đưa ra chỉ một tuần trước đó. Trung bình trong một tháng qua, tỷ lệ
người xin trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần tại Mỹ chỉ khoảng 170.000 người, mức thấp nhất kể từ tháng
11/1968 tới nay.
Cứ mỗi người đang tìm việc có trung bình 1,8 cơ hội việc làm vào tháng 2/2022. Cũng trong
tháng 2, số người lao động bỏ việc khá cao, khoảng 4, 3 triệu người bởi nhiều công ty tăng lương và
đưa ra các mời chào hấp dẫn nhằm tuyển thêm lao động. Thêm vào đó, do thị trường không thiếu việc
làm, nhiều người kén chọn việc hơn và có tâm lý chờ đợi cho đại dịch qua hẳn để đảm bảo an toàn cho
chính mình. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3/2022 vừa qua ở mức 3,6%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với tỷ lệ
3,5% vào tháng 2/2020, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.
Đây là những tín hiệu khá tích cực của thị trường việc làm tại Mỹ. Tình hình cạnh tranh để có
nhân công làm việc đã khiến người lao động được hưởng mức lương cao hơn, đặc biệt trong các ngành
nghề thiếu lao động trầm trọng. Do đó đây là cơ hội cho các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như
thủy sản tăng lên, người tiêu dùng sẽ có tâm lý mua hàng thoải mái hơn một chút và các sản phẩm sẽ
được bán chạy hơn, hàng hóa sẽ không gặp tình trạng ứ đọng lâu ngày do thời gian thất nghiệp kéo dài
bởi sự bùng phát dịch Covid -19 cũng như lạm phát đang tăng cao.

2.3.3 Cơ chế điều hành nền kinh tế


2.3.3.1 Cơ chế điều hành nền kinh tế Mỹ:

Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả thị trường với các doanh nghiệp sở
hữu tư nhân tự do kinh doanh và Chính Phủ Nhà nước Hoa Kỳ với chức năng quản lý kinh tế (định ra
thể chế kinh tế; điều hành, thực thi thể chế kinh tế; xử lý, xét xử các vi phạm thể chế kinh tế) đều đóng
những vai trò quan trọng. Hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sở hữu tư nhân. Các
doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ và gần hai phần ba tổng số sản lượng kinh tế
của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân, một phần ba còn lại được mua bởi chính phủ và doanh
nghiệp. Trên thực tế vai trò của người tiêu dùng lớn đến mức quốc gia này thỉnh thoảng được mô tả là
“nền kinh tế tiêu dùng”.
Sự nhấn mạnh này đối với sở hữu tư nhân xuất phát một phần từ niềm tin của người Mỹ về tự
do cá nhân. Ngay từ thời lập quốc, người Mỹ đã lo sợ quyền lực quá mức của Chính phủ và họ luôn tìm
cách hạn chế uy quyền của Chính phủ đối với cá nhân - bao gồm cả vai trò của Chính phủ trong lĩnh
vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ nhìn chung đều tin rằng một nền kinh tế được đặc trưng bởi sở hữu tư
nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng bởi sở hữu nhà nước.

34
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Người Mỹ tin rằng khi các nguồn lực kinh tế được giải phóng, cung và cầu sẽ xác định giá cả
của hàng hóa và dịch vụ. Đến lượt nó, giá cả sẽ mách bảo các doanh nghiệp nên sản xuất cái gì; nếu
mọi người muốn một loại hàng hóa đặc biệt nào đó nhiều hơn lượng cung của nền kinh tế thì giá hàng
hóa đó sẽ tăng lên. Điều này thu hút sự chú ý của các công ty khác hoặc các công ty mới, những công
ty này cảm thấy cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và bắt đầu sản xuất hàng hóa này nhiều hơn.
Ngược lại, nếu mọi người có cầu ít hơn về một loại hàng hóa nào đó thì giá của nó sẽ giảm đi và các
nhà sản xuất có ít khả năng cạnh tranh sẽ ngừng kinh doanh hoặc tiến hành sản xuất loại hàng hóa
khác. Một hệ thống kinh tế như vậy được gọi là nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, doanh nghiệp tự do
cũng có những hạn chế. Người Mỹ luôn tin rằng một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn các
doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các hoạt động về tư
pháp, giáo dục (mặc dù có rất nhiều trường học và trung tâm đào tạo tư nhân), hệ thống đường giao
thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng. Hơn nữa, Chính phủ cũng thường được yêu cầu
can thiệp vào nền kinh tế để điều chỉnh những tình huống mà ở đó hệ thống giá cả không hoạt động.
Chính phủ cũng giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường.
Trong nền kinh tế hỗn hợp này, các cá nhân có thể giúp định hướng nền kinh tế không chỉ thông
qua các lựa chọn khi họ là người tiêu dùng mà còn thông qua các lá phiếu bầu chọn các quan chức,
những người thảo ra chính sách kinh tế. Trong những năm gần đây, những người tiêu dùng tỏ ra lo lắng
về tình trạng an toàn của sản phẩm, về thảm họa môi trường do một số ngành công nghiệp nhất định
gây ra, và những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe mà người dân có thể phải gánh chịu; Chính phủ đã đáp
ứng lại những mối quan ngại này bằng việc lập ra các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
nâng cao phúc lợi công cộng nói chung.
Trong khi người tiêu dùng và người sản xuất ra phần lớn các quyết định hình thành nền kinh tế,
thì các hoạt động của Chính phủ có tác động mạnh đến nền kinh tế Mỹ ít nhất trên bốn lĩnh vực: ổn
định và tăng trưởng, điều tiết và kiểm soát, các dịch vụ trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp.
Riêng đối với ngành thuỷ hải sản thì dù có nhu cầu cao, sức tiêu thụ lớn nhưng Hoa Kỳ là một
trong những thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ có yêu cầu rất cao về an
toàn vệ sinh thực phẩm, các rào cản kỹ thuật về lao động, môi trường. Bên cạnh đó hàng hóa thủy sản
Việt Nam phải cạnh tranh với các nhóm hàng khác được sản xuất ngay tại Hoa Kỳ hay từ các đối thủ
khác đến từ Châu Á, Nam Mỹ, thậm chí là Châu Phi.
2.3.3.2 Mức độ can thiệp của chính phủ
Nhà nước Hoa Kỳ can thiệp vào nền kinh tế của họ chủ yếu nhằm hạn chế sự tập trung quyền
lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị
kiểm soát. Do vậy, nền kinh tế Hoa Kỳ thường được mô tả như một “nền kinh tế hỗn hợp”, trong đó

35
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Nhà nước Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng cùng với thị trường mà ở đó các doanh nghiệp tư nhân
kinh doanh tự do.
Nhà nước Hoa Kỳ xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, bảo đảm việc tiến hành điều tiết và
kiểm soát thị trường, mà ở đó các doanh nghiệp tư nhân tự do kinh doanh theo quy định pháp luật, để
đạt được các mục tiêu xã hội như bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cộng đồng, hoặc giữ gìn môi trường
trong sạch. Đặc biệt, việc tiến hành điều tiết các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường là bước phát
triển tương đối mới mẻ ở nước Hoa Kỳ, nhưng nó là một ví dụ rõ nét cho sự can thiệp của Nhà nước
Hoa Kỳ vào thị trường vì mục đích của xã hội.

Sự can thiệp của Nhà nước Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp có thể được chia thành hai hình
thức hoạt động, đó là điều tiết kinh tế và điều tiết xã hội. Hoạt động điều tiết kinh tế chủ yếu tìm cách
kiểm soát giá cả. Được xây dựng về mặt lý thuyết để bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp
nhất định (thường là các doanh nghiệp nhỏ) trước các doanh nghiệp có thế lực mạnh hơn, hoạt động
này thường được biện hộ trên cơ sở cho rằng các điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tồn
tại và do đó bản thân chúng không thể tự tạo ra sự bảo hộ như vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
các hoạt động điều tiết kinh tế lại được tiến hành nhằm bảo vệ các doanh nghiệp tránh khỏi sự cạnh
tranh tiêu cực. Ngược lại, điều tiết xã hội lại thúc đẩy các mục tiêu không mang tính kinh tế - chẳng
hạn như điều kiện làm việc an toàn hơn hoặc một môi trường trong sạch hơn. Các hoạt động điều tiết
xã hội tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại mang tính tập thể hoặc khuyến khích các
hành vi được xã hội mong muốn.

→ Chính phủ Mỹ can thiệp vào các hoạt động nhập khẩu bằng cách bắt buộc các nhà kinh
doanh quốc tế cụ thể ở đây là các nhà xuất khẩu thuỷ hải sản phải tuân theo các quy định các hàng rào
kỹ thuật, hàng rào thuế quan nghiêm ngặt mà chính phủ Mỹ đề ra như các quy định về chống bán phá
giá, chống độc quyền, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, phí hải quan, kiểm dịch chặt chẽ trong quy
trình chế biến và xuất khẩu.

→ Các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang Mỹ thì các sản phẩm này
phải đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thuỷ sản của chính phủ Hoa Kỳ hiện nay như (1) tuân
theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật; (2) phù hợp với quy định về nhãn mác sản phẩm;
(3) kiểm soát được các hành động gian lận thương mại; (4) tuân theo các quy định về xuất xứ sản
phẩm; và (5) đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

2.3.3.3 Mức độ tự do kinh doanh của doanh nghiệp


Nền kinh tế thị trường tự do là nền kinh tế chủ yếu nằm trong tay tư nhân, với sự điều tiết tối
thiểu của chính phủ nhằm hạn chế việc mua và bán hàng hóa và dịch vụ. Hoa Kỳ nói chung được coi là

36
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

có nền kinh tế thị trường tự do. Về khái niệm, nền kinh tế thị trường tự do tự điều chỉnh và mang lại lợi
ích cho tất cả mọi người. Cung và cầu nên cân bằng khi các nhà kinh doanh chọn tạo ra và bán các mặt
hàng có nhu cầu cao nhất. Người tiêu dùng có được những gì họ muốn khi các nhà cung cấp cạnh tranh
để đáp ứng nhu cầu với mức giá mà người tiêu dùng muốn.
Không có quốc gia nào có nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do. Nền kinh tế của các quốc gia
tồn tại dựa trên mức độ thị trường tự do nhất định. Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế thị trường tự
do lớn nhất - mặc dù nó chắc chắn có một số quy định, các doanh nghiệp và cá nhân nói chung được tự
do kinh doanh khi họ thấy phù hợp.
Nền kinh tế Hoa Kỳ có các quy định trong một số ngành nhất định - ví dụ, ngành dược phẩm có
nhiều quy tắc - nhưng nền kinh tế Mỹ chủ yếu là mở và dựa trên các quyết định cá nhân. Nó được coi
là một nền kinh tế thị trường tự do rộng rãi, và nó là nền kinh tế thị trường tự do lớn nhất trên thế giới.
Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường tự do thì các
doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh theo giá thị trường trên toàn thế giới. Tham gia vào thị trường tự do
mang lại cho các doanh nghiệp sự linh hoạt để thành công trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Hệ thống kinh tế tự do của Hoa Kỳ có 5 nguyên tắc chính: tự do cho các cá nhân lựa chọn kinh
doanh, quyền sở hữu tư nhân, lợi nhuận như một động lực, cạnh tranh và chủ quyền của người tiêu
dùng.
→ Chính phủ Hoa Kỳ tạo ra một sân chơi chung để các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh
và tối đa hoá lợi nhuận mà vẫn đảm bảo các lợi ích xã hội. Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản vào thị trường Mỹ thì dựa trên các hiệp định song phương và đa phương hợp tác phát triển
kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được hưởng ít ưu đãi về thuế và tự do trong di
chuyển hàng hoá, vốn, dịch vụ, lao động tại Mỹ. Việc có thể phân phối hàng hoá vào Mỹ thì đồng
nghĩa là hàng hoá đó đã đáp ứng được các tiêu chí ngặt nghèo của một thị trường khó tính “bậc nhất”
như Mỹ, góp phần giúp sản phẩm có thể tự do phân phối ở một số nước khác. Chính những điều này
chính là cơ hội cho các nhà kinh doanh quốc tế.

2.3.4 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế


2.3.4.1 Mức độ hội nhập kinh tế của Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang là thành viên tích cực và có vai trò quan trọng tại USMCA, OECD,
ECOSOC, LHQ, G8, G20, IMF…

 Hiệp định thương mại USMCA

Hiệp định mới giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada (USMCA) là một hiệp định thương mại tự do
giữa Canada, México và Hoa Kỳ đã được mỗi quốc gia phê chuẩn. Thay vì là một hiệp định hoàn toàn

37
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

mới, nó đã được đặc trưng là "NAFTA 2.0" hoặc "NAFTA mới". Vào ngày 1 tháng 7 năm 2020,
USMCA có hiệu lực, thay thế NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ).
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ các đối tác NAFTA tăng từ 150,9 tỷ USD
năm 1993 lên 687,3 tỷ USD năm 2019 (355%), trong khi xuất khẩu hàng hóa tăng từ 141,8 tỷ USD lên
550,3 tỷ USD (288%) trong cùng thời gian (xem Hình 11). Vào năm 2020, những con số này đã giảm
đáng kể, phản ánh sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh Coronavirus 2019 (COVID 19). Nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ từ các đối tác USMCA giảm từ 941,9 tỷ USD năm 2019 xuống 780,0 tỷ
USD vào năm 2020, trong khi xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 652,5 tỷ USD xuống 544,8 tỷ USD. Hoa
Kỳ có thặng dư thương mại dịch vụ với Canada và Mexico là 30,6 tỷ đô la vào năm 2020 (xem hình
12)

Hình 15. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ các đối tác NAFTA

38
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Hình 16. Cán cân thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác USMCA

 Liên hiệp quốc

Hoa Kỳ là một thành viên sáng lập của liên Hiệp Quốc (LHQ):

- Nó là một trong năm thành viên thường trực (P5) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng
với Anh, Trung Quốc, Nga và Pháp
- Nó là đơn vị đóng góp đơn lẻ lớn nhất cho ngân sách Liên hợp quốc, cung cấp 22% tổng số
- Hoa Kỳ đóng góp 27% ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Mỹ là một thành viên quan trọng của LHQ. Mỹ đặt trụ sở LHQ ở New York và đóng góp nhiều
nhất so với bất kỳ quốc gia nào cho các chương trình của LHQ. Là thành viên thường trực của LHQ
Hội đồng An ninh, Mỹ có cơ hội phủ quyết bất kỳ đề xuất nào của Hội đồng Bảo an đưa ra. Do Hội
đồng Bảo an là một bộ phận của LHQ chịu trách nhiệm về việc xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình
cũng như các biện pháp trừng phạt quốc tế, điều này mang lại cho Mỹ một vai trò rất ảnh hưởng.
Trong những năm gần đây, dưới thời tổng thống Mỹ Joe Biden, ông đã tái khẳng định quan hệ
đối tác mạnh mẽ giữa Mỹ và Liên hợp quốc; cụ thể, dựa trên những giá trị chung, mà trong đó tôn
trọng nhân quyền phổ quát, các quyền tự do cơ bản và luật pháp quốc tế.
Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao chính thức với hầu hết các quốc gia. Điều này bao gồm tất cả các
quốc gia thành viên và quan sát viên của Liên hợp quốc ngoài Bhutan, Iran, Triều Tiên và Syria và

39
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Palestine - quốc gia mà Hoa Kỳ không công nhận. Ngoài ra, Mỹ có quan hệ ngoại giao với Kosovo và
Liên minh châu Âu.
Từ đây có thể thấy nền kinh tế Mỹ có mức độ thích nghi cao với nền kinh tế Thế giới, và đồng
nghĩa với điều đó thì cho phép Mỹ mở rộng thị trường nhanh hơn. Có chung một khung pháp lý định
hướng, các ưu đãi, chính sách thuế quan... đây chính là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản.
2.3.4.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế của nước Mỹ
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
lớn nhất. Hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng trong ngành thương mại của
nước Mỹ - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống và giúp cho các hoạt động
xuất nhập khẩu phát triển mạnh, cung cấp hàng hóa và dịch vụ giá cả phải chăng cho tiêu dùng. Năm
2017, Mỹ là quốc gia thương mại hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ đạt 2,35 nghìn tỷ USD.
Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế khu vực cho phép Mỹ:

- Nâng cao hiệu quả thị trường;


- Chia sẻ chi phí của hàng hóa công cộng hoặc các dự án cơ sở hạ tầng lớn;
- Quyết định chính sách một cách hợp tác và có điểm neo để cải cách;
- Có một khối xây dựng để hội nhập toàn cầu;
- Đạt được các lợi ích phi kinh tế khác, chẳng hạn như hòa bình và an ninh.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, đồng USD của Hoa Kỳ do được sử dụng chủ yếu trong các
giao dịch thương mại và tài chính toàn cầu nên bất cứ sự biến động nào của đồng USD cũng sẽ ảnh
hưởng tới toàn cầu. Hiện nay, đồng USD đang có xu hướng tăng giá. Mỗi đợt tăng giá của đồng USD
trùng với xu hướng hủy bỏ đòn bẩy tài chính của ngân hàng, các điều kiện tài chính toàn cầu được thắt
chặt hơn, dẫn đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính và tăng trưởng tại các nước mới nổi và đang
phát triển sẽ giảm.
Đồng USD tăng giá sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất - nhập khẩu. Riêng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ được hưởng lợi dù có sự phân hóa
trong ngành.
Đối với những hàng hóa được định giá quốc tế bằng đồng USD, khi đồng USD tăng giá so với
các đồng tiền khác, những hàng hóa này trở lên đắt hơn, làm cho nhu cầu ở các thị trường mới nổi
giảm. Sự gắn kết giữa đồng USD và VND ngày càng mạnh nên xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
khác (trừ Hoa Kỳ) và có đồng nội tệ giảm giá cũng sẽ gặp khó khăn hơn, do người mua hàng xuất khẩu
của Việt Nam sẽ phải chịu mức giá cao hơn khi thanh toán bằng nội tệ của họ. Do đó, các nước nhập
khẩu sẽ buộc phải giảm hoặc tạm ngừng mua hàng, hoặc nếu có thì sẽ yêu cầu giảm giá.

40
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Nước Mỹ đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế thế giới, là quốc gia góp phần định hình
cục diện kinh tế thế giới ở quá khứ và hiện tại. Đây là một trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Bắc
Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Được biết đến như là một cường quốc, Mỹ là nền kinh tế hàng đầu
và có vai trò dẫn dắt kinh tế của nhiều tổ chức, hiệp định quốc tế cũng như có sức ảnh hưởng lớn nền
kinh tế thế giới.
Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (BTA) là cột mốc quan trọng
trong quan hệ kinh tế. Trong thời gian qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 và xung
đột thương mại toàn cầu diễn biến gay gắt, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của
Hoa Kỳ. Đây vẫn chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Riêng đối với ngành thuỷ sản: Việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa
Kỳ đã mở ra cánh cửa cho hàng hoá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Hai bên đồng ý cắt giảm thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá. Các hạn ngạch, giấy phép và kiểm
soát xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được loại bỏ. 2 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các bên hạn chế tất
cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào áp dụng đối với xuất nhập khẩu, và đảm bảo rằng
những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc vì
mục đích thu ngân sách. Điều này đem đến nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh thuỷ sản của Việt
Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên cũng tồn tại một số tác động tiêu cực: Việc hội nhập quốc tế làm tăng sự phụ thuộc
của nền kinh tế Mỹ với các thị trường trong Bắc Mỹ và nhân tố bên ngoài khác. Các quyết định về
chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ có thể bị ảnh hưởng khi mà nền kinh tế có sự tham gia của các
chủ thể bên ngoài như các tập đoàn đa quốc gia hay các đối tác thương mại. Và Mỹ đã gánh thêm các
vấn đề liên quan đến chính trị xã hội về nạn nhập cư hay các chính sách tiền tệ. Tình trạng nhập cư trái
phép vào Mỹ ngày càng gia tăng kéo theo việc tăng thêm gánh nặng cho xã hội, dẫn đến tình trạng
khủng bố, chính trị bất ổn và làm mất việc làm của người dân Mỹ.

2.3.5 Cơ sở hạ tầng kinh tế


2.3.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Mỹ đứng thứ 16 về chất lượng cơ sở hạ tầng trên thế giới sau các quốc gia như Đức, Pháp và
Nhật Bản.
Một mạng lưới giao thông bề mặt mạnh mẽ và được duy trì tốt - bao gồm cầu đường, hệ thống
giao thông công cộng và đường sắt - đã trở thành nền tảng thiết yếu tạo nên sự năng động và thành
công về kinh tế của Hoa Kỳ: Khoảng 164.000 dặm đường và cầu trong hệ thống đường cao tốc quốc

41
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

gia mở rộng nguồn cung chuỗi và liên kết các đầu mối thương mại với các nguồn cung cấp nhu cầu;
hơn 800 hệ thống giao thông đô thị kết nối hàng triệu người lao động với các cơ hội kinh tế và việc
làm, trong khi ngày nay nhiều hơn 25% người Mỹ sử dụng phương tiện công cộng để đi làm so với một
thập kỷ trước; và khoảng 43% tổng vận tải hàng hóa liên tỉnh và một phần ba hàng hóa xuất khẩu của
đất nước được vận chuyển bằng đường sắt.
Các tuyến đường thủy ở Mỹ có thể điều hướng được trải dài khắp đất nước và tập trung vào hệ
thống sông Mississippi ở nội địa đất nước, hệ thống đường biển Great Lakes - St. Lawrence Seaway ở
phía bắc, và các tuyến đường thủy ven biển Gulf Coast dọc theo Vịnh Mexico. Các sà lan chở hơn 2/3
lưu lượng đường thủy nội địa, vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ, than và than cốc, và ngũ cốc. Các
cảng lớn nhất của đất nước về trọng tải được xếp dỡ là Cảng Nam Louisiana; Cảng Houston, Texas;
Cảng New York / New Jersey; và Cảng New Orleans. Mỹ có một hệ thống cảng và đường thủy hiện
đại, vận hành ổn định. Đây là yếu tố hoàn toàn quan trọng để hỗ trợ hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ và
tăng cường khả năng cạnh tranh trên hầu hết các lĩnh vực và ngành. Trên thực tế, hoạt động vận chuyển
hàng hóa tại các cảng của quốc gia này chiếm gần 4,6 nghìn tỷ USD tổng hoạt động kinh tế trong năm
2014.
Thương mại quốc tế đã phát triển đáng kể, và sự di chuyển của những hàng hóa này trong nước
Mỹ đang gây áp lực lên mạng lưới giao thông nội địa và trên tất cả các phương thức vận tải. Xe tải và
container là các phương thức phổ biến nhất được sử dụng để di chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa
các cửa khẩu quốc tế và các địa điểm nội địa. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục với trọng tài thương
mại quốc tế - Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng với tốc độ khoảng 2,9% mỗi năm trong giai đoạn 2018-
2045. Nhận thức được khả năng phát triển ngành dịch vụ logistics của đất nước nên một số cơ quan nhà
nước đã kết hợp với các công ty logistics tạo ra các khu vực gọi là làng chuyên chở, vận chuyển nên
một số cơ quan nhà nước đã kết hợp với các công ty logistics tạo ra các khu vực gọi là làng chuyên
chở, vận chuyển.
Bởi những điều kiện về kinh tế, xã hội phát triển đó, Hoa Kỳ sở hữu lên tới 15.095 cảng hàng
không, đứng đầu thế giới về quốc gia có nhiều sân bay nhất. Trong đó, ba sân bay hàng đầu của Hoa
Kỳ cùng xử lý gần một phần ba tổng trọng lượng hạ cánh của tất cả các hoạt động chở hàng hóa:
Memphis, Anchorage và Louisville. Memphis và Louisville lần lượt là trung tâm chính cho FedEx và
United Parcel Service, và Anchorage là một cửa ngõ quốc tế chính cho thương mại với châu Á.
Memphis đã ghi nhận mức tăng đáng kể 99,1% từ năm 2000 đến năm 2020, nó thay thế Anchorage trở
thành sân bay chở hàng số một dựa trên trọng lượng hạ cánh. Louisville đã tăng 110,2%, một con số
đáng kể. Cincinnati đã tăng 349,9%, thậm chí còn đáng kể hơn, để lên vị trí thứ sáu từ vị trí thứ chín
mươi. Trọng lượng tăng 61,5% tại 25 sân bay hàng đầu và 35,2% tại tất cả các sân bay.

42
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Mỹ có 95.471 dặm đường bờ biển và chung biên giới trên bộ với Canada ở phía bắc và Mexico
ở phía nam cũng như biên giới trên biển với Bahamas, Cuba và Nga cùng nhiều quốc gia khác. Cảng
NOLA có vị trí chiến lược với kết nối đường thủy tới 31 tiểu bang cho phép phân phối hàng hóa nhanh
chóng trên khắp nước Mỹ và thế giới. Cảng kết nối các thị trường hiện có như Memphis, Chicago và
Canada cũng như các thị trường mới như Dallas / Ft. Worth và Atlanta. Cảng nước sâu này nằm ngay
ngắn trên sông Mississippi, siêu đường cao tốc thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ, với khả năng tiếp cận
container lớn nhất của quốc gia. Không chỉ vậy, các cảng Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị để đáp ứng sự tăng trưởng liên tục của các tàu và container. Những khoản đầu tư này sẽ
cho phép cả hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu lớn hơn (lên đến 10K TEU) và tăng sản lượng
đi kèm.
Gần đây, chính phủ quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng: đầu tư đường cao tốc, xây dựng lại cầu,
nâng cấp cảng, sân bay và hệ thống vận chuyển. Kế hoạch sẽ hiện đại hóa 20.000 dặm đường cao tốc,
đường xá và đường phố chính. Dự định nâng cấp mười cây cầu quan trọng nhất về kinh tế trong cả
nước cần được xây dựng lại và sửa chữa 10.000 cây cầu nhỏ nhất tồi tệ nhất, cung cấp các liên kết quan
trọng cho cộng đồng. Không chỉ vậy, mục tiêu của dự án là thay thế hàng nghìn xe buýt và toa xe lửa,
sửa chữa hàng trăm nhà ga, làm mới các sân bay, và mở rộng phương tiện vận tải và đường sắt vào sử
dụng.
=> Mỹ thực hiện các bước quan trọng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy năng suất
lâu dài và mang lại tăng trưởng kinh tế trên diện rộng tiếp cận các cộng đồng trên khắp nước Mỹ. Điều
này không chỉ giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, thu hút đầu tư nước ngoài mà còn ảnh
hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của những quốc gia khác nói chung và Việt Nam nói riêng. Với cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải và chính sách sản xuất ở Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
khẩu sang Mỹ, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng
như chi phí vận chuyển.
2.3.5.2 Cơ sở hạ tầng viễn thông
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất cho các dịch vụ viễn thông trên thế giới. Hệ thống công nghệ
thông tin và truyền thông phát triển. Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thông. Mỹ cũng là thị trường điện thoại di động và thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế
giới.
Sự mở rộng của Internet băng thông rộng ở Hoa Kỳ gần ngang bằng với mức trung bình của
EU. Khoảng 89% tổng số cư dân có quyền truy cập Internet. Khoảng 37% có kết nối Internet nhanh
của riêng họ, ít nhất là nhanh hơn ISDN trước đây (hơn 256 kbit/s).
Với hơn 250 triệu người dùng di động và đang phát triển, thị trường viễn thông Mỹ đang trên
đà phát triển. Ngành công nghiệp này đã trải qua hoạt động đầu tư lớn vào việc triển khai cáp quang,

43
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

nâng cấp công nghệ HFC và mạng băng rộng di động để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của các thuê
bao. Lĩnh vực viễn thông đã trở thành tâm điểm của tăng trưởng, đổi mới và sự gián đoạn trong hầu hết
các lĩnh vực hoạt động của ngành và người tiêu dùng. Các thiết bị di động và kết nối ngày càng được
tích hợp trong cấu trúc của thế giới ngày nay và đang thúc đẩy động lực đằng sau phát trực tuyến video,
Payment và Internet vạn vật (IoT). Chính phủ Hoa Kỳ đã rót một khoản tiền đáng kể vào các lĩnh vực
thiếu hụt dịch vụ, chi 23,7 triệu đô la từ tài trợ của chương trình E-rate cho Wi-Fi cũng như 1,1 tỷ đô la
cho các dịch vụ băng thông rộng cho các trường học và thư viện vào ngày 30 tháng 12 năm 2015. Các
khoản tiền được lấy một phần thông qua một khoản phí được tính cho các nhà cung cấp. Là một phần
của nỗ lực trợ cấp các dịch vụ ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, Quỹ Connect America được
thành lập vào năm 2013, khi 5 công ty chấp nhận tài trợ 255 triệu đô la cho vòng CAF đầu tiên. Tiếp
theo là vòng tài trợ thứ hai (CAF-II) khi mười hãng vận tải chấp nhận tài trợ tổng cộng 1,5 tỷ đô la cho
giai đoạn thứ hai hiện đang được xử lý. Tất cả hoạt động này là cố gắng mang lại các dịch vụ băng
thông rộng cho khoảng 23 triệu người Mỹ ở các vùng nông thôn chưa được phục vụ.
Theo đánh giá của Nghiên cứu Chỉ số kết nối toàn cầu (Global Connectivity Index - GCI), Mỹ
đứng thứ 1/79 quốc gia phát triển trong 5 năm liên tiếp (năm 2015 - 2019) nhờ cam kết mạnh mẽ và
đầu tư liên tục cho sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, tạo ra được một thị trường
thực sự có sức cạnh tranh.

44
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Bảng 2. Bảng xếp hạng GCI của các quốc gia từ năm 2015-2019
Ngành công nghệ và viễn thông của Mỹ có một số công ty được công nhận trên toàn cầu, bao
gồm Apple, IBM, Intel, Microsoft và SAP, cũng như một loạt các nhà cung cấp viễn thông. Cạnh tranh
gay gắt tồn tại giữa các công ty khi họ muốn duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường, cũng như tiếp tục
phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo. Kết quả là, nhiều công ty hàng đầu trong ngành công nghệ
và viễn thông nằm trong số các công ty lớn nhất và giàu có nhất thế giới.
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai về Thương mại điện tử với doanh thu 599 tỷ đô la Mỹ vào năm
2021, xếp sau Nhật Bản và sau Trung Quốc. Với mức tăng 11%, thị trường Thương mại điện tử Hoa
Kỳ đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 29% trên toàn thế giới vào năm 2021. Doanh nghiệp chiếm thị
phần lớn nhất trên thị trường Thương mại Điện tử Hoa Kỳ là amazon.com. Cửa hàng đạt doanh thu 140
tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Tiếp theo là walmart.com với doanh thu 53,2 tỷ đô la Mỹ và bestbuy.com
với doanh thu 22,4 tỷ đô la Mỹ. Nhìn chung, ba cửa hàng hàng đầu chiếm 35% doanh thu trực tuyến ở
Hoa Kỳ.

45
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Gần đây, nhà mạng viễn thông AT&T và Verizon ngày 19/1 đã bắt đầu triển khai công nghệ
băng thông rộng di động tốc độ cao 5G tại Mỹ mà không gây gián đoạn nghiêm trọng nào đối với hoạt
động hàng không.
=>Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại Mỹ rất phát triển. Đây là nền tảng cho việc
xây dựng và phát triển xã hội thông tin. Giúp cho khách hàng biết nhiều tới đặc tính sản phẩm qua đó
giúp thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Nó cũng tạo điều kiện để dễ dàng kết nối với các nhà
xuất nhập khẩu, các môi giới, các nhà bán buôn bán, lẻ trên toàn thế giới thông qua mạng Internet và
các sàn giao dịch thương mại điện tử.
2.3.5.3 Cơ sở hạ tầng thương mại
Các trung tâm thương mại lớn của Mỹ: Mall of America, King of Prussia Mall, Sawgrass
Mills,..là các trung tâm mua sắm lớn có tất cả các cửa hàng thương hiệu và khách truy cập đã có được
trải nghiệm mê hoặc.
Các siêu thị: Walmart (là chuỗi siêu thị lớn nhất của Mỹ và có khoảng 12.000 cửa hàng trải dài
trên 28 quốc gia khác nhau. Walmart được biết đến là công ty bán lẻ quốc tế với hơn 200 triệu khách
hàng nhờ hình thức mua bán trực tuyến và chuỗi các siêu thị, cửa hàng tạp hóa giảm giá. Tập đoàn
cũng nơi có lượng đồ chơi bán ra nhiều nhất trên thị trường Mỹ. Đặc biệt, nhiều sản phẩm ở Walmart
“độc quyền” không thể tìm thấy ở các siêu thị, cửa hàng khác. Ở Walmart bạn có thể tìm thấy mọi mặt
hàng, sản phẩm mong muốn. Bên cạnh đó hình thức bán hàng online của Walmart cũng rất phát triển
đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân. Từ đầu tháng 2 năm 2019 những khách hàng của Walmart có thể
trải nghiệm tính năng đặt hàng bằng Walmart Voice Order – một ứng dụng đặt hàng bằng giọng nói.
Sự phát triển mới mẻ của tính năng này giúp cho phép khách hàng trải nghiệm nhiều tiện ích trong quá
trình mua sắm. Thông qua đó, giúp lượng tiêu thụ hàng hóa của Walmart tăng hơn, cạnh tranh với
những thương hiệu bán hàng thông minh khác.); Kroger (là một trong những chuỗi siêu thị lớn đứng
thứ nhì sau Walmart ở Mỹ với khoản doanh thu khoảng 121,16 tỷ USD và 2.759 cửa hàng đang hoạt
động trong cả nước. Nó cung cấp hầu hết các sản phẩm có thương hiệu ở Mỹ); Siêu thị giảm giá như
Costco, Fareway, Trader Joe’s, Market Basket và Aldi có nguồn cung cấp sản phẩm tốt với mức giá rẻ
hơn; các chuỗi siêu thị chuyên đồ hữu cơ như Safeway, Whole Foods Market và Target.
Hệ thống kho bãi rộng và hiện đại. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kho bãi trong
phát triển dịch vụ hậu cần nên Mỹ rất chú trọng đầu tư phát triển. Hệ thống kho chứa ở Mỹ có diện tích
lớn, khả năng sắp xếp khoa học khiến cho việc dự trữ và bảo quản hàng hóa tốt. Xe container có thể đi
lại vào kho dễ dàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Để tiếp tục phát triển ngành hậu cần, chính phủ Mỹ
rất chú trọng việc đầu tư và mở rộng hệ thống kho bãi. Xu hướng mở rộng sự phân phối và kho vận tại
thị trường nước ngoài đang được đầu tư phát triển.

46
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới thì yếu tố hậu cần, logistic, hệ thống bán lẻ ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Nó không chỉ quyết định sự phát triển của nền kinh tế
quốc gia mà còn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ những dẫn chứng trên chúng ta có
thể thấy được Mỹ đang rất chú trọng trong lĩnh vực này để thúc đẩy kinh tế cũng như mở rộng quan hệ
hợp tác với các quốc gia trên thế giới thông qua hệ thống chuỗi cung ứng. Qua đó mở ra cơ hội cho các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp cận thị trường Mỹ.

47
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Chương 3: Tác động của môi trường kinh tế đến chính sách Giá và Sản phẩm của
công ty cổ phần Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu
3.1 Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm là nền tảng, là xương sống của chiến lược chung Marketing. Chính sách
sản phẩm đề cập đến chất lượng, bao bì, kích thước, sự đa dạng của sản phẩm...

 So sánh với các đối thủ cạnh tranh trong nước


 Hùng Vương

Chính sách sản phẩm của Vĩnh Hoàn tập trung chủ yếu vào các khách hàng ở Mỹ chiếm 45%
trong khi đó công ty Hùng Vương xuất khẩu vào thị trường này là 12%. Như chúng ta đã biết thị
trường Mỹ là thị trường rất khó tính. Việc tiêu thụ được vào thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm phải có
chất lượng cao, mẫu mã sản phẩm đẹp, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua cơ cấu thị trường xuất khẩu
của 02 công ty chỉ cho chúng ta thấy chất lượng sản phẩm của Công ty Vĩnh Hoàn cao hơn so với công
ty Hùng Vương.

Hình 17. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam (2010-2018)
Về số lượng các chủng loại sản phẩm thì Vĩnh Hoàn sản xuất rất nhiều loại sản phẩm từ cá tra
và tập trung thành 4 nhóm sản phẩm đó là:

- Nhóm sản phẩm file


- Nhóm sản phẩm gia tăng
- Nhóm sản phẩm phụ
- Nhóm sản phẩm khác.

48
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Trong khi đó sản phẩm của công ty Hùng Vương mới chỉ phát triển được 1 nhóm sản phẩm từ
cá tra đó là: Nhóm Sản phẩm Fillet. Hùng Vương không có đa dạng các sản phẩm từ cá tra như Vĩnh
Hoàn. Công ty hiện tại có ba nhóm sản phẩm về tôm, cá basa, và fille cá tra.

 Nam Việt (Navico)

CTCP Nam Việt (ANV) hiện là doanh nghiệp còn khá mới trong thị trường xuất khẩu cá tra
sang Mỹ này. Công ty cổ phần Nam Việt có trụ sở chính tại An Giang, là doanh nghiệp có hoạt động
xuất khẩu cá tra sang 30 thị trường trong đó có Mỹ. 
Vì là doanh nghiệp còn khá mới của thị trường nên nhìn chung các sản phẩm cá tra của Navico
còn khá đơn giản, ít các chủng loại sản phẩm. Công ty cho biết mình còn đang tiếp tục áp dụng công
nghệ cao để tự chủ về con giống cá tra chất lượng cao, đầu tư sản xuất Collagen và Gelatin.
Hiện nay, Nam Việt đang xuất khẩu các sản phẩm cá tra sản xuất theo công nghệ cao gồm: cá
tra phi lê, cá tra nguyên con cắt khúc, cá tra xẻ bướm, cá tra cắt lát và cá tra còn da, cùng các mặt hàng
giá trị gia tăng như: cá tra cắt xí ngầu tẩm bột,...
=> Với vị thế là ông lớn trong ngành của Vĩnh Hoàn và nhiều năm hoạt động phát triển trong
lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá tra fillet là sản phẩm chính và truyền thống của Vĩnh Hoàn,
chiếm khoảng 69% doanh thu hợp nhất của toàn Công ty. Với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng
với nguyên liệu cá tra được nuôi theo tiêu chuẩn bền vững, bảo vệ môi trường và chế biến với tiêu
chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản phẩm từ công ty Vĩnh Hoàn có
nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm Nam Việt ở thị trường khó tính như Mỹ.

Hình 18. Bảng xếp hạng các công ty thủy sản Việt Nam
 Biển Đông

Được thành lập năm 2007 tại Thành phố Cần Thơ, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông chuyên
sản xuất các sản phẩm từ cá Basa. Với định hướng mong muốn trở thành một công ty hàng đầu về sản

49
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

xuất và xuất khẩu cá Basa tại Việt Nam, nên Biển Đông hầu như tập trung quan tâm cải tiến sản phẩm
và chất lượng của loại sản phẩm cá basa này hơn. Hiện tại, về chủng loại sản phẩm cá tra thì công ty có
7 loại sản phẩm như hình dưới đây.

Hình 19. Các sản phẩm cá tra của công ty Biển Đông
Nhìn chung, sản phẩm cá tra của Biển Đông khá đơn giản về chủng loại sản phẩm và mẫu mã.
KL: Bên cạnh các lợi thế sản phẩm cá tra Vĩnh Hoàn như đa dạng chủng loại sản phẩm, sản
phẩm được sản xuất theo quy trình chất lượng cao, mẫu mã sản phẩm thì cũng có một vài bất lợi cho
sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn. Vì là ngành còn nhiều tiềm năng nên hằng năm số lượng các công ty
gia nhập thị trường khá lớn, đem theo rất nhiều công nghệ tiến tiến vào quá trình sản xuất và chế biến
cá tra, đòi hỏi Vĩnh Hoàn phải luôn cố gắng nỗ lực.
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng đầu thế giới với thu nhập bình quân đầu
người năm 2021 là 63.544 USD/người, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, nhất là thuỷ sản (cả số lượng và
chất lượng) ở mức cao; sức mua lớn, giá cả ổn định; mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt thì càng
dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, người Mỹ rất tự do trong việc chọn hàng tiêu dùng cho mình. Họ có thể chọn
sản phẩm trong hoặc ngoài nước tùy ý, miễn là đáp ứng được nhu cầu. Những yếu tố đó khiến Mỹ trở
thành thị trường hấp dẫn nhất, không chỉ đối với các nhà thuỷ sản ở châu Á (trong đó có Việt Nam), mà
còn là mục tiêu của nhiều nước thuộc châu lục khác.
Mỹ cũng là quốc gia có ngành thuỷ sản khá phát triển nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của
người dân về chủng loại và chất lượng một số mặt hàng thuỷ sản. Theo đó, vẫn phải nhập khẩu từ nước
khác, và Việt Nam cũng là thị trường được chọn trong số đó. Tuy nhiên, muốn gia nhập vào thị trường
Mỹ là điều không hề dễ dàng. Là một quốc gia phát triển, người dân có thu nhập cao nên họ rất quan
tâm đến vấn đề sức khỏe, họ luôn ưu tiên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với

50
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

môi trường. Do đó Chính phủ Mỹ có nhiều quy định đối với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Ngày càng
nhiều rào cản phi thuế quan xuất hiện: Luật hiện đại hoá thực phẩm (loại hàng rào cản SPS, TBT); Luật
trang trại (loại rào cản SPS); thuế chống bán phá giá (Vĩnh Hoàn được hưởng thuế suất bằng 0), thuế
chống trợ cấp,... Cùng với đó, hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục
Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường
Mỹ, gia tăng sản lượng xuất khẩu thì cần phát triển dòng sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng
cao và đảm bảo an toàn thực phẩm. Công ty cần tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm, bao bì,
các tiêu chuẩn, giấy chứng nhận xuất xứ cũng như chứng nhận ASC, BAP, HACCP, GMP, SSOP… để
người dân Mỹ tin dùng.
Mỹ là nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông vận tải tốt cũng như chuỗi cung ứng
vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng. Người dân ở đây còn có thói quen mua sắm
thường xuyên, do đó họ có thể mua bất cứ mặt hàng nào ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy họ thường không dự trữ một lượng lớn sản phẩm ăn uống trong nhà. Do đó, công ty đã
thiết kế quy cách đóng gói như kích cỡ bao bì, trọng lượng sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hằng ngày của người Mỹ. Cụ thể:

- Kích cỡ: cá Tra thường được phân ra các cỡ loại: 60 - 120, 120 - 170, 170 - 220, 220 – UP
- Đóng gói: sản phẩm cá Tra được đóng gói dưới hai hình thức là đông rời (IQF) và đông khối
(BLOCK). Ví dụ: Sản phẩm cá Tra fillet thịt trắng có hình thức đóng gói là IQF 1kg/túi x
10/thùng hoặc IQF 10 kg/thùng hoặc 5 kg/block x 2/thùng.
- Bao bì của sản phẩm sử dụng loại giấy carton, in nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) về quy định nhãn hiệu hàng hoá xuất khẩu. Các loại thùng, hộp carton được công ty
mua từ nhà cung cấp bên ngoài, Nhìn chung, bao bì, đóng gói của Công ty đều thoả mãn các
yêu cầu VIEW (Visibility, Information, Emotional impact, Workability).

Người tiêu dùng, cùng với các xu hướng ẩm thực không ngừng biến đổi, là động lực và nguồn
cảm hứng vô tận để các công ty chế biến thực phẩm như Vĩnh Hoàn làm phong phú thêm danh mục sản
phẩm, gia tăng sự thu hút với người tiêu dùng vốn có nhiều lựa chọn. Vì xã hội kinh tế phát triển, Vĩnh
Hoàn thấu hiểu rằng người tiêu dùng hiện đại không có nhiều thời gian chế biến thức ăn, nhưng lại ưa
thích trải nghiệm các sản phẩm ngon, độc đáo, bổ dưỡng, tiện lợi. Ngoài ra, xu hướng lựa chọn và trả
một mức giá cao hơn cho các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, ghi nhãn rõ ràng với các thành phần có thể
nhận biết, có tác động tối thiểu đến môi trường cũng đang dần phổ biến ở thị trường các quốc gia phát
triển và đang phát triển. Thêm vào đó dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng mua nhu yếu phẩm để tự
chế biến tại nhà thay vì ra ngoài. Chính vì thế, Vĩnh Hoàn không ngừng sáng tạo các dòng sản phẩm
thủy sản ngon, bổ dưỡng với thời gian chế biến nhanh, tiện lợi, giúp người tiêu dùng có những trải

51
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

nghiệm ẩm thực đáng nhớ mà vẫn có thời gian tận hưởng bản thân và các khoảnh khắc bên người thân,
bạn bè. Do đó các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Mỹ cần phải được phile, ướp sẵn để họ có thể mua
về nấu ngay lập tức. Vĩnh Hoàn đẩy mạnh chế biến các sản phẩm chính: sản phẩm cá fillet, sản phẩm
giá trị gia tăng, sản phẩm tinh chế ăn liền:

- Sản phẩm cá tra fillet: các sản phẩm cá fillet đông lạnh;
- Sản phẩm giá trị gia tăng: các sản phẩm phổ biến là cá tẩm bột và cá tẩm gia vị;
- Sản phẩm phụ: gồm các sản phẩm tạo ra từ việc tận dụng nguyên liệu còn lại của quá trình
chế biến cá fillet chủ yếu là bột cá và mỡ cá;

Qua những điều trên ta thấy công ty không ngừng nỗ lực là nhà cung cấp thủy sản có chất
lượng cao được nuôi trồng bền vững. Vĩnh Hoàn đặt mối quan tâm hàng đầu vào chuỗi nuôi trồng và
sản xuất chế biến có trách nhiệm với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về ao nuôi, quy trình nuôi dưỡng
chăm sóc cá và truy xuất nguồn gốc minh bạch theo các tiêu chuẩn BAP 4*, ASC từ khâu con giống,
thức ăn, cá nguyên liệu đến khâu chế biến. Có thể nói, cá tra là loài thủy sản nuôi được kiểm soát chất
lượng gắt gao nhất trên thế giới, nhằm trao đến tay người tiêu dùng sản phẩm tự nhiên, bổ dưỡng, an
toàn, có khả năng truy xuất nguồn gốc, đồng thời tối thiểu hóa các tác động tiêu cực đến môi trường và
cộng đồng xã hội quanh vùng nuôi và nhà máy sản xuất.
Vĩnh Hoàn đã trải qua hơn 23 năm hoạt động và liên tục giữ vững vị trí đầu ngành. Công ty đã
có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế thông qua việc liên tục mở rộng quy mô nuôi trồng, chế
biến và xuất khẩu, liên tục đầu tư phát triển các ngành hàng trong toàn chuỗi sản xuất. Vĩnh Hoàn định
hướng con đường phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, giảm thiểu
chất thải ra môi trường, tạo ra các sản phẩm giá trị từ phụ phẩm, phế phẩm.

52
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Hình 20. Các sản phẩm từ cá tra của công ty Vĩnh Hoàn
3.2 Chính sách giá

Giá bán các sản phẩm thủy sản tại Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu thị trường, chủng
loại, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… và giá bán sẽ rất nhạy cảm với tình hình thị trường. Công ty cố
phần thủy sản Vĩnh Hoàn luôn giữ vững nguyên tắc chiến lược về giá cả để tăng số lượng sản phẩm
tiêu thụ: Chiến lược của Công ty là bán giá thấp với số lượng lớn.

Dưới đây là dữ liệu minh hoạ cho giá Cá tra phi lê thịt trắng đông lạnh xuất khẩu của Vĩnh
Hoàn:

Đặc điểm Thông tin

Thùng 10 kg (1kg/túi x 10/thùng)

53
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Giá 3,74 USD/kg (1kg cá là 94.200 VNĐ)

Kích thước 30 x 30 x 20 cm

Tổng trọng lượng 10.4 kg

Khối lượng tịnh 10 kg

20ft FCL 12 tấn

CBM total 28.4 m3

Bảng 3. Giá cá tra phi lê thịt trắng của công ty Vĩnh Hoàn khi chưa tính phí vận chuyển

TỔNG CHI PHÍ XUẤT KHẨU (USD)

Giá xuất khẩu 44880

Phí vận chuyển hàng hóa đến cảng Los Angeles 1950

Giá CFR 46830

Phí cập bến

Phí văn kiện 35

Phí xử lý ở các trạm 90

Phí niêm phong 8,7

Các phí khác 80

Tổng chi phí vận chuyển 213,7

Giá đến nhà phân phối Mỹ 47043,7

Bảng 4. Giá cá tra phi lê trắng đã bao gồm tất cả chi phí

Vì vậy: Giá bán trên sản phẩm = Giá bán đến nhà phân phối Mỹ: Số lượng

= 47043,7 : (1154x10) =4.08 (USD)

→ Giá của 1 kg cá tra phi lê trắng của Vĩnh Hoàn sang Mỹ sẽ là 4.08 USD/KG

 So sánh giá nhập khẩu cá tra của Mỹ của các quốc gia 8 tháng đầu năm 2021

Nhập khẩu cá tra, cá da trơn của Mỹ, 8 tháng đầu năm 2021
Nguồn cung cấp KL (kg) GT (USD)

54
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Việt Nam 77.536.378 212.617.352


Trung Quốc 4.978.569 17.145.876
Hàn Quốc 199.233 2.638.278
Norway 98.854 1.997.975
Sierra Leone 73.025 314.942
El Salvador 10.827 160.470
Đài Loan 23.154 133.297
Guinea 84.781 104.067
Nigeria 10.229 88.915
Thái Lan 38.470 71.037
Ghana 12.847 50.155
Suriname 7.995 49.969
Iceland 3.126 38.000
Burma 3.630 31.073
Brazil 1.320 16.296
Malaysia 680 14.800
TQ - Hong kong 14.707 12.943
Philippines 2.198 10.012
Nga 2.718 9.576
Uganda 1.821 9.119
Tanzania 362 7.220
Rwanda 433 5.726
Ivory coast 318 3.156
Congo (kinshasa) 427 2.562
Nhật Bản 250 2.014
Tổng 83.106.352 235.534.830

Bảng 5. Nhập khẩu cá tra, cá da trơn của Mỹ, 8 tháng đầu năm 2021

Đối với sản phẩm cá tra phi thì giá trung bình sản phẩm của Vĩnh Hoàn ở ngưỡng 4,1 USD/kg
có giá thành cao hơn một số quốc gia như Thái Lan (1.85 USD/kg), Guinea (1.22 USD/kg), Trung
Quốc (3,48 USD/kg), Ghana (3,9 USD/kg), Nga (3,5 USD/kg), Sierra Leone (4.3 USD/kg),... thấp hơn
so với Hàn Quốc (13.2 USD/kg), Norway (20,2 USD/kg), Brazil (12,3 USD/kg) Đài Loan (5,78

55
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

USD/kg), … Vĩnh Hoàn định giá sản phẩm cá tra ở mức trung bình vừa phải so với các nước xuất khẩu
lớn khác khi nhập vào thị trường Mỹ, đó chính là một lợi thế của công ty Vĩnh Hoàn khi giá nhập khẩu
của các nước khác nhập khẩu vào ở mức giá quá cao.

Theo số liệu trên vào 8 tháng đầu năm 2021. Nhập khẩu cá tra từ Việt Nam chiếm 93% về khối
lượng và 90,5% về giá trị với 77,5 nghìn tấn, trị giá gần 213 triệu USD. đạt 408,8 triệu USD, tăng 11%
so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung cấp lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ là Trung Quốc với gần 5 nghìn
tấn, trị giá trên 17 triệu USD, chiếm 6% về khối lượng và 7,3% về giá trị. Các nguồn cung cấp khác
chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trên thị trường Mỹ, khả năng cạnh tranh về giá của cá tra phi lê Việt
Nam thấp hơn so với các nước đối thủ như Hàn Quốc, Norway, Brazil,... Nước Mỹ cũng nhập khẩu sản
phẩm thủy sản đông lạnh từ Brazil, El Salvador, Nauy, Hàn Quốc, Guinea, Sierra Leone, Nigeria,
Burma và Ghana,... Với mức độ cạnh tranh gay gắt trong thị trường cá tra phi lê tại Mỹ sẽ ảnh hưởng
đến việc định giá cá tra phi lê thịt trắng xuất khẩu của Vĩnh Hoàn.

Xuất xứ GT Tăng, giảm (%) Tỉ trọng (%)

Tổng 518.660 31 100

Trung Quốc 101.923 7 19,7

Việt Nam 53.107 31 10,2

Canada 35.272 4 6,8

Iceland 22.133 5 4,3

Nhật Bản 21.486 51 4,1

Ecuador 20.873 118 4,0

Mexico 20.125 10 3,9

Brazil 18.301 168 3,5

Indonesia 17.879 37 3,4

Thái Lan 14.693 35 2,8

Peru 14.420 195 2,8

Đài Loan 13.809 28 2,7

56
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Nga 11.827 194 2,3

Hàn Quốc 11.613 77 2,2

Na Uy 10.837 9 2,1

Các sản phẩm cá (trừ cá hồi, cá ngừ) nhập khẩu vào Mỹ tháng 1 năm 2022 (nghìn USD)

Mã HS Sản phẩm GT Tăng, giảm Tỷ trọng (%)


(%)

Tổng 518.660 31 100

0304610000 Cá rô phi phile đông lạnh 38.877 5 7,5

0304895055 Cá dũa phile đông lạnh 36.871 182 7,1

0304620020 Cá tra phile đông lạnh 34.448 39 6,6

0304715000 Cá tuyết cod phile đông lạnh 30.537 12 5,9

0304895091 Cá khác phile đông lạnh 29.805 45 5,7

0303830000 Cá răng cưa đông lạnh 24.110 99 4,6

0303890080 Gan cá, trứng cá 22.364 23 4,3

0304310000 Cá rô phi phile tươi/ướp lạnh 12.193 11 2,4

0302895058 Cá hồng tươi/ướp lạnh 11.683 37 2,3

0304725000 Cá haddock đông lạnh 11.117 63 2,1

0303230000 Cá rô phi tươi 10.442 76 2,0

0302210010 Cá bơn halibut tươi 6.671 -6 1,3

0302845000 Cá chẽm tươi/ướp lạnh 6.068 38 1,2

Cá tuyết Đại Tây Dương phile đông


0304440010 5.727 -2 1,1
lạnh

57
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

0511910090 Cá, giáp xác, nhuyễn thể khác 5.602 54 1,1

TỔNG
518.660 31 100
Bảng 6. Nhập khẩu các sản phẩm cá (trừ cá hồi, cá ngừ) của Mỹ tháng 1/2022 (Nguồn: USSA, GT:
nghìn USD)
Thị trường Mỹ là thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe tiêu chuẩn chất lượng, quy định nhãn
mác, bao bì. Muốn xuất khẩu mặt hàng cá tra phi lê thịt trắng qua Mỹ thì rất khó khăn, phải chứng
minh xuất xứ từng loại nguyên liệu và thời gian gia công, kiểm định chất lượng, quy định, luật pháp
của nước sở tại mới được xuất khẩu vào Mỹ dù có thuế hay không có thuế. Vì vậy, công ty Vĩnh Hoàn 
phải có các chứng nhận quốc tế như Aquaculture Stewardship Council (“ASC”) và Best Aquaculture
Practices 4 sao (“BAP 4-star”), Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001, Hệ thống Quản lý An toàn
Thực phẩm ISO 22000, Yêu cầu chung về Năng lực của Phòng thí nghiệm và Hiệu chuẩn ISO 17025,
Thực hành Sản xuất Tốt (“GMP”), Phân tích Mối nguy và Kiểm soát Điểm tới hạn (“HACCP”),… Mặc
dù phía Mỹ đã nới lỏng một số quy định nhưng nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ thì việc đáp ứng các tiêu
chuẩn vẫn tốn rất nhiều chi phí. 

Xuất khẩu cá tra phi lê thịt trắng Việt Nam sang Mỹ tận dụng được lợi thế từ Hiệp định BTA.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 17 và mới nhất là kết quả cuối
cùng POR 17 thuế chống bán phá giá với cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thêm DN cá
tra Việt Nam được hưởng mức thuế 0% sang thị trường Mỹ, dự báo giá trị xuất khẩu cá tra sang thị
trường này trong thời gian tới tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ
thường phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất này khác nhau đối với từng loại hàng và nước xuất
khẩu. Đối với sản phẩm thuỷ sản thuế suất là 7%, ngoài ra còn có thuế chống bán phá giá, thuế chống
trợ cấp những thuế này đánh trực tiếp vào giá cá tra phi lê thịt trắng xuất khẩu sang Mỹ của Vĩnh Hoàn.

Một đặc điểm quan trọng ở thị trường Mỹ đó là người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh
môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa (giảm lượng hóa chất trong thực phẩm và không
gây ô nhiễm môi trường). Vĩnh Hoàn đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống Quản lý
Môi trường. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 này, các cơ sở hoạt động của Vĩnh Hoàn thường
xuyên được đánh giá bởi bên thứ ba để đảm bảo việc tuân thủ các hướng dẫn và quy trình bảo vệ môi
trường nhằm cải thiện môi trường. Các chứng nhận nuôi trồng bền vững như chứng nhận Hội đồng
Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (“ASC”), Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt (“BAP”) và Thực hành
Nông nghiệp tốt Toàn cầu (“Global GAP”) đưa ra các yêu cầu quản lý chặt chẽ về môi trường. Bao bì
có khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện môi trường.
Bên cạnh đó, người Mỹ còn trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ quan điểm

58
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

đạo đức. Tại Vĩnh Hoàn, cá tra được sử dụng 100% không loại thải. Công ty liên tục nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới từ cá tra, tạo ra các sản phẩm có giá trị từ phụ phẩm. Cũng trong năm 2020, Vĩnh
Hoàn có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải, nghiên cứu các mô hình sản xuất tiết kiệm
điện nước, cụ thể: Công Ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen đã đầu tư vào Công ty TNHH Mai
Thiên Thanh. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp thông thường và sản
xuất phân bón. Công ty thu gom chất thải từ nhà máy và vùng nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ và đất
sạch phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực nuôi trồng, Vĩnh Hoàn đã đạt được mục
tiêu 100% các vùng nuôi của công ty có chứng nhận quốc tế (BAP, Globalgap, ASC). Đây là một cột
mốc quan trọng trong việc phát triển vùng nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
Không chỉ vậy, công ty cũng áp dụng thành công và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế có yêu cầu cao về
chính sách cho người lao động như BSCI, BAP, GRASP (Global G.A.P), ASC… Đây là yếu tố tiên
quyết để sản phẩm của Công ty được xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu… những nơi
có các tiêu chuẩn rất cao về chính sách cho người lao động. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc cho
đời sống, sức khỏe của người lao động, và đảm bảo an toàn lao động được công ty rất chú trọng thực
hiện nghiêm túc. Chính vì vậy tập đoàn đã có được các chứng nhận: ASC, BAP 4,... chính những chi
phí từ sản phẩm, sản xuất, phân phối, truyền thông này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá của 
Vĩnh Hoàn.

Vĩnh Hoàn khởi động dự án sản xuất giống cá tra tại cồn Vĩnh Hoà, An Giang. Thực tế, Vĩnh
Hoàn hiện chưa thể tự cung 100% nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất, mà buộc phải hợp tác, thu
mua từ các đối tác (hộ nuôi) khác từ 30-40% tổng sản lượng. Điều này có thể kéo giảm biên lợi nhuận
sản phẩm, chưa kể rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó những chi phí đầu vào khác như: Vật tư, bao bì,
nguyên phụ liệu, chi phí Logistic không ngừng tăng đột biến, chính vì vậy đã ảnh hưởng đến giá cá tra
phi lê thịt trắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Mỹ ngày càng tăng nhu cầu với sản phẩm tiện lợi, ăn liền,
dễ chế biến tại nhà (cá tra phi lê thịt trắng, cá hồi, cá basa,…), sản phẩm đóng hộp. Sản phẩm cá tra phi
lê thịt trắng đạt chứng nhận quốc tế và được kiểm duyệt gắt gao nên được người tiêu dùng Mỹ lựa
chọn. Mỹ với dân số hơn 329,5 triệu triệu người và là quốc gia phát triển nhất nhì trên thế giới, nhu cầu
tiêu dùng và nhập khẩu của Mỹ tăng nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ sẽ còn tăng trong thời
gian tới và với mức cầu ngày càng tăng như thế này, Vĩnh Hoàn đã đẩy mạnh chế biến các sản phẩm cá
tra tạo ra sự khác biệt với công nghệ hữu cơ thân thiện với môi trường. Thêm vào đó là thúc đẩy nguồn
cung để đảm bảo nguyên liệu đầu vào chủ động nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Vĩnh
Hoàn, trong khi gặp các khó khăn về cung ứng cá tra phi lê thịt trắng thì giá cá tra phi lê thịt trắng xuất
khẩu của Vĩnh Hoàn sang Mỹ sẽ tăng.

59
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Cá tra là một trong bốn loại cá được ưa chuộng nhất tại Mỹ vì cá tra có giá thành hợp lý, dễ chế
biến và cũng rất bổ dưỡng. Dự báo, nhu cầu đối với cá tra tại Mỹ sẽ còn cao vì sản lượng đánh bắt cá
biển nhìn chung giảm, mà nhu cầu đối với thuỷ sản lại tăng lên. Giới bán lẻ cho rằng nhu cầu đối với cá
tra năm nay sẽ cao hơn nếu có một chiến dịch tiếp thị bài bản. Bởi vậy, khi xuất hàng vào Mỹ, cần phải
nghiên cứu, thay đổi theo nhu cầu riêng của từng vùng, chứ không thể bán hàng theo thói quen cố hữu.
Ví như, hiện nay, các nhà nhập khẩu ở bờ Tây nước Mỹ thích sử dụng chữ Swai, trong khi các nhà ở
bờ Đông lại thích dùng tên Pangasius đối với cá tra. Bởi vậy, cá tra Việt Nam thường được doanh
nghiệp ở phía Tây nước Mỹ đóng nhãn mác với tên sản phẩm Swai. Còn phía Đông lại dán nhãn cá tra
Pangasius. Nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng mua những món
họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội dư thừa về thực phẩm thì bao bì bắt mắt, nhãn
hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành
xuất khẩu thủy sản khuyến cáo, tên các loài cá khác nhau có thể khiến người tiêu dùng Mỹ nhầm lẫn vì
có đa dạng cách ghi tên sản phẩm trên nhãn mác. Bởi vậy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam Vasep nên tiến hành nghiên cứu, đưa ra tên chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp
dụng chung cho các sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu vào Mỹ. Thực tế này xuất phát từ thói quen của
người tiêu dùng, nhưng đang ảnh hưởng đến nỗ lực trong quảng bá sản phẩm của Việt Nam ở Mỹ, về
lâu dài có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Chi phí này cũng phát sinh trong quá trình nghiên cứu
về hành vi người tiêu dùng tại Mỹ nên đây cũng là yếu tố làm tăng giá xuất khẩu sang Mỹ của công ty
Vĩnh Hoàn.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hải sản Việt Nam
bao gồm các sản phẩm cá tra cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Mỹ sẽ
áp thuế 5% và 10% đối với các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc trong đó có cá tra thì đây cũng là
sản phẩm mạnh của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Chính vì vậy, khi áp thuế lên mặt hàng này, Trung
Quốc sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Mỹ và dòng chảy thương mại này có thể chuyển hướng sang
Việt Nam, các nhà nhập khẩu của Mỹ có thể chọn Việt Nam là thị trường nhập khẩu cá tra. Từ đó, Việt
Nam có thể tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ và hơn thế nữa, cá tra Việt Nam sẽ có vị trí nhất
định với người tiêu dùng Mỹ vì vậy nguồn cung từ Trung Quốc sẽ giảm, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ
chọn Việt Nam là nguồn cung thay thế. Từ đó giá cá tra của Việt Nam sẽ tăng cao hơn khi xuất khẩu
sang quốc gia này.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị toàn cầu khá nặng nề. Đặc biệt, các mắt xích
trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn có nền kinh tế mang tầm ảnh hưởng thế giới như Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc… lại bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi sự lan tràn của đại dịch. Đây cũng chính
là những đối tác thương mại lớn, những thị trường xuất khẩu khá tiềm năng của Việt Nam. Chính vì

60
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

vậy, khi các đối tác này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì gần như các hoạt động đầu tư, thương
mại và tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Dịch bệnh Covid-19 tác
động tiêu cực lên ngành logistics toàn cầu đã, đang làm tắc nghẽn các tuyến vận tải container. Tình
trạng thiếu container rỗng trên diện rộng từ năm 2020 đến nay đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng
tới xuất khẩu của Việt Nam. Nói về cước tăng trước tháng 11/2020 hầu hết khi đi thị trường Mỹ mức
giá cao nhất ở Bờ Đông là 3.500 USD/container giờ là 17.000 USD. Bờ Tây (Hoa Kỳ) khoảng 13.000 -
14.000 USD/container. Điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi phải đưa
được hàng hóa đến khách hàng đã ký theo hợp đồng. Bên cạnh đó, các loại phí đều tăng trong thời gian
qua: phí THC (khoản phí thu trên mỗi container), phí nhiên liệu sạch, phí cân bằng container, phí vệ
sinh, phí kẹt cảng… làm giá thành sản phẩm cao. Trong khi đó, thời gian vận chuyển sang Mỹ thường
30-35 ngày tối đa nhưng giờ hầu hết đều tăng lên 7-10 ngày. Có đơn hàng trễ 2-3 tháng khách mới
nhận được (từ khi đưa container ra cảng cho đến khi khách nhận được).  Mặc dù vậy Vĩnh Hoàn đã chủ
động trong việc sản xuất và chuyển sang thuê các hãng tàu nhỏ dù giá cước có cao hơn nhưng để
hướng tới mục tiêu hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu kịp thời, chính vì vậy mà giá cá tra phi lê thịt
trắng xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang thị trường Mỹ cũng tăng.

Hậu Covid-19, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng hồi sinh trở lại tất cả các
kênh tiêu thụ, nhà hàng, khách sạn, trường học.... chuỗi logistics thông suốt, lượng hàng tồn kho đã
được giải phóng. Điều này thúc đẩy các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam có thêm cơ hội gia tăng xuất
khẩu sang Mỹ hơn nữa trong năm 2022. Đồng thời tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ thủy sản đang tăng mạnh
trở lại không chỉ ở phân khúc bán lẻ mà cả các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, giải trí sau khi nhờ
tiêm vắc xin Covid-19 rộng rãi cùng với gói kích thích kinh tế kịp thời của chính phủ. Không chỉ vậy,
các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mức tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp
sau hai năm dịch bệnh. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng cá tra tại Mỹ giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh
hưởng đến nguồn cung cấp cá tra của nước này. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo đà cho ngành cá tra
của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ quý IV/2021 đến nay dẫn đến việc giá cá tra xuất khẩu cũng tăng
lên gần 4,1 USD/kg. 

61
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Chương 4: Đánh giá cơ hội, thách thức và những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh
tranh của công ty Vĩnh Hoàn khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ.
4.1 Cơ hội, thách thức
4.1.1 Cơ hội:

Tháng 1/2022, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng mạnh tới 92,5% so với cùng kỳ năm
2021, đạt 52,6 triệu USD. Với kết quả này, tháng đầu năm nay, Mỹ tạm về vị trí số 1 trong top các thị
trường XK cá tra lớn nhất của DN Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, 8 tháng đầu năm
2021, tổng giá trị NK cá tra của Mỹ từ Việt Nam chiếm tới hơn 90,2% tổng NK cá da trơn của nước
này. Tiêu thụ cá tra của Mỹ trong năm nay dự báo tăng trưởng tốt.
Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của Mỹ tăng. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam
trong đó có Vĩnh Hoàn thì đây sẽ là cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu sang Mỹ nhờ tận dụng tốt Hiệp
định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) cùng với luật bán chống phá giá với những sản
phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực mà Việt Nam có lợi thế về thuế quan nên có thể điều chỉnh giá cạnh
tranh hơn. Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 17 và mới nhất là
kết quả cuối cùng POR17 thuế chống bán phá giá với cá tra phile đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt
Nam, thêm DN cá tra Việt Nam được hưởng mức thuế 0% sang thị trường Mỹ, dự báo giá trị XK cá tra
sang thị trường này trong thời gian tới tiếp tục tăng trưởng mạnh. 
Xu hướng tiêu dùng mặt hàng thủy sản thân thiện với môi trường tăng cao và Vĩnh Hoàn là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực sản xuất chế biến cá tra phi lê
thịt trắng sinh thái, cá tra phi lê thịt trắng hữu cơ nên đây có thể thấy chính là cơ hội lớn cho Vĩnh
Hoàn.
Chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản bền vững của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ
cũng đang hỗ trợ các dự án xanh cho các doanh nghiệp Thuỷ sản.
Việt Nam là một trong một số ít quốc gia trên thế giới kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh
Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tiềm năng phát triển của các sản phẩm mới, đặc biệt hàng chế biến sẵn cho kênh bán hàng trực
tuyến.
Nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao về an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm và
các yếu tố bền vững.
Cá tra vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cá thịt trắng khác, chưa có sản
phẩm thay thế một cách trực tiếp và đáng kể.
Hiệp định FTAs mà Việt Nam tham gia ký kết với Mỹ có hiệu lực: BTA - Hiệp định thương
mại Việt-Mỹ.

62
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Bắt đầu từ tháng 10 năm 2019, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức quyết định phê duyệt việc
kiểm tra tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cho cá tra Việt Nam theo tiêu chuẩn của
Hoa Kỳ. Việc xác định tương đương một lần nữa khẳng định uy tín của ngành cá tra Việt Nam trong
việc kiểm soát an toàn thực phẩm và mở ra cơ hội phát triển cho hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
Mặt khác cá tra thuộc top 10 loài thủy sản được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất thế giới; xếp
thứ 6 tại Mỹ. Qua đó có thể thấy nhu cầu thị trường là rất lớn.
Hoạt động xuất khẩu vào Mỹ có nhiều thuận lợi khi doanh nghiệp vượt qua kỳ đánh giá thực
địa của chương trình thanh tra cá da trơn Farm Bill.
Nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh sau thời gian dài bị dồn nén bởi Covid-19, trong đó thị trường Mỹ
đang tăng mạnh, các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mà diện tích nuôi trồng
cá da trơn tại Mỹ vẫn đang giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn nội
địa tại Mỹ. Đây cũng chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ quý 4/2021 đến thời
điểm hiện tại.

Hình 21. Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ; Diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga của các nước phương Tây kỳ
vọng sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm thủy sản thay thế từ các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam)
tại các thị trường Mỹ và EU.
Sau khi kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá POR 17 được công bố, DN Vĩnh Hoàn xuất
khẩu cá tra không bị áp thuế đẩy mạnh XK sang thị trường Mỹ.
Hiện nay, tình trạng lạm phát kỷ lục đang diễn ra ở Mỹ do chuỗi cung ứng đứt gãy và tác động
của khủng hoảng Ukraine, giá cả tăng chóng mặt, nhu cầu nhu yếu phẩm thiết yếu, trong đó có thực
phẩm, thủy sản tăng mạnh nên sắp tới là cơ hội tốt cho các DN XK cá tra đông lạnh sang thị trường
này.

63
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

4.1.2 Thách thức:

Năm 2020 được dự báo là năm thứ hai mà thị trường cá tra sẽ được điều chỉnh sau đợt thiếu hụt
cá nghiêm trọng và chi phí nguyên liệu tăng cao trong năm 2017 và 2018.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng,
chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng
loạt địa phương trên cả nước. Thiếu hụt người lao động trong khi số lượng đơn hàng rất nhiều. Bên
cạnh đó, giao thông đi lại trong nước chưa được thông suốt; các chính sách hỗ trợ giảm chi phí đầu vào
như điện, lãi suất ngân hàng, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn... chưa được triển khai nhanh chóng.
Hơn nữa, dù chất lượng cá tra phi lê thịt trắng của Vĩnh Hoàn được đánh giá tốt tại thị trường
Mỹ nhưng giá cả lại kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Các sản phẩm cá tra của Việt Nam
đang phải cạnh tranh rất mạnh với các nguồn cung cấp khác cho Mỹ. Điều này đang tạo ra nhiều thách
thức lớn cho hoạt động xuất khẩu cá tra phi lê thịt trắng của Vĩnh Hoàn tới Mỹ.
Xuất nhập khẩu cũng lưu ý: tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong BTA vẫn đang là
một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
Nam muốn xuất khẩu cá tra chế biến vào thị trường Mỹ phải đảm bảo 3 tiêu chí gồm: có hệ thống pháp
luật kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền; có năng lực thực thi pháp luật;
trong toàn bộ quá trình chuỗi sản xuất từ con giống, ao nuôi, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu
phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu
Theo một đạo luật (mang tên Farm Bill) đang được soạn thảo ở Mỹ, cá tra VN muốn nhập khẩu
vào Mỹ phải được nuôi theo đúng tiêu chuẩn áp dụng với cá da trơn tại vùng Đông Bắc Mỹ. Điều này
sẽ gây khó khăn lớn cho việc nhập khẩu cá tra VN do những điều kiện này rất khó đáp ứng. Cá da trơn
ở Mỹ được nuôi trong các ao nông và nước giếng khoan, trong khi cá tra VN được nuôi trên mặt nước
sông Cửu Long. Thức ăn của cá da trơn nuôi tại Mỹ cũng hoàn toàn khác với cá tra nuôi tại VN. Rồi
phương pháp, tập quán nuôi cũng rất khác biệt. Từ khi đạo luật Farm Bill ra đời, hầu hết các doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam đều trăn trở với nguồn chi phí phát sinh khi tiếp cận thị
trường Mỹ.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhu cầu nhập khẩu của các thị trường trọng điểm.
Chi phí vận chuyển hàng hải tăng từ quý 4 năm 2020 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các rào cản về thương mại và kỹ thuật ở các nước nhập khẩu: Trung Quốc gia tăng các biện
pháp kiểm soát Covid trên bao bì hàng đông lạnh và kéo dài thời gian thông quan, vụ kiện phá giá cá
tra tại Mỹ.
Gia tăng áp lực cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác như cá rô phi, cá basa...

64
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

4.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Tạo ra các sản phẩm cá tra phi lê thịt trắng có giá trị cạnh tranh khác biệt: cá tra phi lê thịt trắng
sinh thái, hữu cơ: Vĩnh Hoàn là Công ty duy nhất tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ cao để nghiên
cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm collagen và gelatin từ da ca tra, từ đó tối ưu hóa việc sử
dụng hiệu quả da cá từ quá trình chế biến cá fillet.

- Sản phẩm collagen có khả năng hòa tan cao và 100% tự nhiên, không chứa phẩm màu, hương
liệu, không chứa chất phụ gia, bảo quản. Sản phẩm này cũng không chứa chất béo, đường và
cholesterol. Không giống như các sản phẩm collagen từ cá biển, collagen từ Vĩnh Wellness có
hàm lượng muối thấp.
- Bên cạnh đó, sản phẩm còn đạt chứng nhận Halal với việc nuôi và sản xuất nói không với các
sản phẩm từ heo, bò. Điều này có nghĩa là các sản phẩm được chấp nhận rộng rãi trên khắp các
nền văn hóa và tôn giáo trong ngành công nghiệp thực phẩm chức năng và làm đẹp.
- Sản phẩm gelatin đáp ứng nhu cầu khắt khe nhất của ngành dược phẩm. Điều này cũng giúp
sản phẩm gelatin Vĩnh Wellness trở thành một lựa chọn tốt để ứng dụng trong thực phẩm và
đồ uống cao cấp. Và cũng bởi sản phẩm gelatin này nói không với sản phẩm từ heo, bò nên sản
phẩm được chấp nhận rộng rãi trên khắp các nền văn hóa và tôn giáo để sản xuất dược phẩm.

Nhà nước cần tạo ra các hành lang pháp lý cũng như cơ chế, chính sách thông thoáng để các dự
án được triển khai trong thời gian nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp có thể được tiếp cận và giải ngân
vay ưu đãi các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của chính phủ, được tiếp cận và vay các nguồn vốn từ các
ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài.
Đối với chiến lược bán hàng dài hạn, Vĩnh Hoàn sẽ thực hiện các chính sách bán hàng theo định
hướng thị trường và sản phẩm, mở rộng doanh số tại những thị trường lớn và thị trường mới, thúc đẩy
thương mại tự do và hình ảnh của ngành cá tra Việt Nam, đổi mới những kỹ thuật nuôi trồng để gia
tăng tính bền vững. Vĩnh Hoàn tin tưởng rằng những chiến lược như này sẽ giúp cải thiện giá bán, xây
dựng quan hệ khách hàng lâu dài, phát triển doanh số bán hàng và đa dạng hóa doanh thu.
Tại các vùng nuôi, sức khỏe và vệ sinh động vật luôn được xem xét từ giai đoạn thiết kế đến
hoạt động hàng ngày. Công ty cũng đã áp dụng các giải pháp an toàn sinh học, bao gồm kiểm soát ra
vào cơ sở sản xuất, kiểm soát dịch bệnh và quản lý chất thải tại các vùng nuôi. Tại các vùng nuôi, hồ sơ
được ghi chép đầy đủ từ cá bố mẹ đến cá giống, cá nuôi thương phẩm liên quan đến sức khỏe cá, nguồn
gốc của thức ăn cá để đảm bảo độ an toàn và tính bền vững.

65
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Chuyển dần từ phương thức bán hàng B2B sang B2C và bán hàng trực tuyến. Đồng thời mở
rộng thị trường mới và tận dụng tối đa hiệp định BTA để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và bên cạnh đó
cũng nên phát triển thị trường nội địa.

66
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

KẾT LUẬN:
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng Mỹ là một trong những đối tác thương mại
tiềm năng của Việt Nam và vì đây là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới nên điều đó sẽ giúp
đảm bảo sự thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ. Thị trường với hơn 334 triệu dân
cùng với mức thu nhập cao và nhu cầu tiêu thụ thủy sản rất lớn. Đặc biệt là cá tra phi lê thịt trắng, đã
giúp cho công ty Vĩnh Hoàn nói riêng và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung đã thành công
chiếm lĩnh thị trường khó tính và nghiêm ngặt bậc nhất này. Và bằng sự nỗ lực không ngừng để trở
thành doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước được chứng nhận quốc tế ASC về nuôi trồng cá tra
vào năm 2012 và là đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn BAP 4 sao cho cá tra của Liên minh nuôi trồng thủy
sản toàn cầu - GAA vào năm 2015, Vĩnh Hoàn đã vượt qua các thách thức lớn về môi trường Kinh tế
Mỹ cũng như sự khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường và đạt được nhiều thành
công như ngày hôm nay. Với mạng lưới hơn 200 khách hàng, sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã được tiêu
thụ ở 34 quốc gia trong năm 2018. Một số siêu thị đa quốc gia mà sản phẩm Vĩnh Hoàn đang hiện diện
bao gồm: Walmart, Casino, Coop, Aldi và Woolworths. Ngoài vấn đề về an toàn thực phẩm và chất
lượng sản phẩm, cá tra của Vĩnh Hoàn cũng nổi tiếng do sự khác biệt trong khả năng cung ứng các sản
phẩm có chứng nhận nuôi bền vững của quốc tế. Với con số xuất khẩu tích cực không ngừng tăng lên
theo thời gian, Vĩnh Hoàn đã chứng tỏ được vị thế của mình trên thị trường Mỹ cũng như trên thị
trường quốc tế. Tuy đạt được thành công nổi bật, Vĩnh Hoàn vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu,
sáng tạo và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, vẫn còn một số thách thức mà tập đoàn Vĩnh Hoàn và
các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt không những từ các đối thủ trong
nước mà từ các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh,… Thêm vào đó
một trong những vấn đề lớn của công ty Vĩnh Hoàn nói riêng, ngành cá tra Việt Nam nói chung, là tình
trạng chưa tự chủ được 100% nguyên liệu đầu vào, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu chất
lượng cao. Hiện Vĩnh Hoàn tự chủ được khoảng 65% cá tra nguyên liệu đầu vào, phần còn lại phải thu
mua từ các hộ kinh doanh, nên kết quả kinh doanh của công ty sẽ bị tác động một phần bởi biến động
giá cá tra nguyên liệu trên thị trường, không những thế cước vận tải tăng theo giá xăng dầu thế giới
buộc các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng phải xây dựng
các chiến lược hành động dài hạn và nỗ lực nhiều hơn nữa trong tương lai.

67
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. https://www.vinhhoan.com/
2. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1024617/nhieu-du-dia-xuat-khau-sang-thi-truong-
my
3. https://baochinhphu.vn/thuc-day-quan-he-viet-nam-hoa-ky-voi-loi-ich-hai-hoa-rui-ro-chia-se-
102220308102126308.htm
4. https://dnbvietnam.com/tin-tuc-su-kien/thi-truong-my-se-la-luc-do-cho-vinh-hoan-khi-dich-
duoc-kiem-soat.html
5. https://www.vinhhoan.com/wp-content/uploads/2020/04/VH-AR-
2019_VN_FA_0507_View.pdf
6. https://www.vinhhoan.com/wp-content/uploads/2021/10/3B_Annual-Report-2015-
Vietnamese_Bao-cao-thuong-nien-2015-da-nen.pdf
7. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/chu-tich-hdqt-vinh-hoan-nam-
ngoai-thieu-ca-tra-nam-nay-se-thieu-hon-va-toan-nganh-deu-co-loi-24372.html
8. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/xuat-khau-ca-tra-vao-my-phai-
co-chien-luoc-ban-hang-phu-hop-10309.htm
9. https://mekongfishmarket.com/vi/san-pham/white-pangasius-fillet-vinh-hoan
10. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/gia-ca-tra-tang-phi-ma-co-
phieu-vua-ca-vinh-hoan-tang-30-ke-tu-dau-nam-lap-dinh-moi-23951.html
11. https://baohiemnhanh.com/vi/tin-tuc/1039/quy-tac-bieu-phi-va-tinh-phi-bao-hiem-hang-hoa-
xuat-nhap-khau.html
12. https://vantainhanhvn.com/van-chuyen-hang-di-my-bang-duong-bien-quoc-te/
13. https://www.gosell.vn/blog/chi-phi-xuat-khau-hang-
hoa#1_Phi_cau_cang_THC_Terminal_Handling_Charge
14. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/nhu-cau-tieu-thu-don-nen-hai-
nam-sap-bung-ra-xuat-khau-ca-tra-du-bao-se-bung-no-24349.html
15. https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/xuat-khau-ca-tra-dang-hoi-sinh-o-nhieu-thi-truong-lon-
post932395.vov
16. https://www.exportgenius.in/usa-importers-of-pangasius-fillet
17. https://www.intrafish.com/markets/us-seafood-per-capita-consumption-sets-record-but-thats-
not-the-full-story/2-1-1013749

68
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

18. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1024617/nhieu-du-dia-xuat-khau-sang-thi-truong-
my
19. http://www3.grips.ac.jp/~21coe/share_docs/VDFDP7V.pdf
20. https://www.thebalance.com/america-is-not-really-a-free-market-economy-3980689
21. http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan---thuc-tien/tieu-chi-nen-kinh-te-thi-truong-cua-hoa-ky---kinh-
nghiem-cho-viet-nam.html
22. http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan---thuc-tien/tieu-chi-nen-kinh-te-thi-truong-cua-hoa-ky---kinh-
nghiem-cho-viet-nam.html
23. https://www.bbc.co.uk/bitesize/guides/z6frqp3/revision/3
24. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-nam-bat-co-hoi-thich-ung-
tinh-hinh-moi.html
25. https://vietnambiz.vn/ssi-gia-ban-ca-tra-khoi-sac-vinh-hoan-co-the-dat-loi-nhuan-khung-
2022427212747337.htm
26. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/bsc-nganh-ca-tra-nam-2022-
hua-hen-bung-no-sau-thoi-gian-dai-o-day-trien-vong-sang-cho-co-phieu-nu-hoang-va-mot-tay-
choi-moi-24352.html
27. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/doanh-nghiep/doanh-nghiep-ca-tra-viet-dang-
tran-nang-luong-di-cac-thi-truong-24341.html
28. https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-hoa-ky/
29. https://baotintuc.vn/the-gioi/kinh-te-my-nam-2021-tang-truong-manh-nhat-trong-gan-40-nam-
20220127222224092.htm#:~:text=GDP%20M%E1%BB%B9%20t%C4%83ng%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Fng%202,ph%C3%A1t%20t%C4%83ng%203%2C9%25.
30. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/thi-truong-the-gioi/tieu-thu-thuy-san-
cua-my-du-bao-tiep-tuc-tang-10979.html
31. https://www.intrafish.com/markets/us-seafood-consumption-flatlines-trade-deficit-widens/2-1-
652067
32. http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/157907/tai-sao-nguoi-my-tieu-xai-trong-khi-ca-the-gioi-tiet-
kiem.aspx
33. https://www.vietnamplus.vn/lam-phat-gia-tieu-dung-tai-my-tiep-tuc-tang-cao-trong-thang-dau-
nam/772283.vnp
34. https://baotintuc.vn/the-gioi/my-ghi-nhan-ti-le-that-nghiep-thap-nhat-trong-hon-nua-the-ky-
20220408082702432.htm#:~:text=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t
%20nghi%E1%BB%87p%20th%C3%A1ng,tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20vi%E1%BB
%87c%20l%C3%A0m%20t%E1%BA%A1i%20M%E1%BB%B9

69
NHÓM 15 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Mỹ đến chính sách Sản phẩm và Giá cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

70

You might also like