You are on page 1of 6

2B

Điều gì sẽ xảy ra với NATO,


nếu quân đội Nga và Trung Quốc liên kết với nhau
Trước đó không lâu, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã chỉ thị tổ chức đàm phán về hợp
tác quân sự giữa hai nước. Phương tiện truyền thông phương Tây đã dự đoán việc thành lập
liên minh quân sự giữa Bắc Kinh và Moskva, có khả năng thách thức NATO. Và mặc dù còn
quá sớm để nói về một liên minh như vậy, Sputnik đánh giá tổng sức mạnh chiến đấu của một
tổ chức như vậy.
Liên minh quân sự giả thiết giữa Trung Quốc và Nga thực sự có thể trở thành đối trọng
lý tưởng với NATO. Hai quốc gia chiếm phần lớn lục địa Á-Âu có nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân lực khổng lồ. Tổng sức mạnh của Lực lượng Vũ trang là hơn ba triệu người, chỉ
ít hơn một chút so với NATO.
Theo số lượng đầu đạn hạt nhân thì Nga và Trung Quốc có ưu thế hơn. Phần lớn số đầu
đạn trong kho hạt nhân của hành tinh thuộc về Hoa Kỳ và Nga. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố
rằng họ dự định duy trì kho vũ khí chiến lược của mình ở mức độ đủ tối thiểu. Số lượng đầu
đạn chính xác của Trung Quốc được giữ bí mật, nhưng các chuyên gia cho rằng con số đó ít
nhất là 270.
Về xe tăng, lực lượng tấn công chính của Lực lượng bộ binh, Nga và Trung Quốc vượt
trội đáng kể so với Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Có tính đến các phương tiện bọc thép nằm
trong kho dự trữ, liên minh tiềm năng có tới 26 000 phương tiện chiến đấu so với 15 000 từ
các nước NATO. Đồng thời, 8 trong số 29 quốc gia của Liên minh Bắc Đại Tây Dương không
hề có đơn vị bọc thép riêng.
"Thần chiến tranh" cũng đứng về phía Nga và Trung Quốc. Hai nước có 28 000 -30 000
lựu pháo, pháo, súng cối và nhiều bệ phóng tên lửa khác nhau. Về dự trữ, các chỉ số thậm chí
còn đáng kể hơn: chỉ riêng ở Nga đã có 22 500 đơn vị pháo trong kho dự trữ. Tuy nhiên, trong
quân đội của các quốc gia liên minh có tới 25 000 khẩu pháo.
Tất nhiên, NATO vượt trội Nga và Trung Quốc trên biển - chủ yếu là do Hải quân hùng
mạnh của Hoa Kỳ. Tàu chiến và tàu ngầm trong đội tàu của Liên minh gồm hơn 2200 chiếc,
bao gồm cả tàu hỗ trợ và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển. Về tàu tuần dương và tàu sân bay
tên lửa, NATO có ưu thế tuyệt đối. Hạm đội tàu ngầm lớn nhất thuộc về nước Mỹ (68 tàu).
Nga có 64 tàu và Trung Quốc 68 chiếc tương ứng.
Cuối cùng, NATO có lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Không quân của liên
minh có 20 500 máy bay, trực thăng và máy bay vận tải (bao gồm vận tải quân sự, trinh sát,
máy bay đặc biệt và máy móc huấn luyện). Không quân Mỹ có gần 14 000 máy bay. Nga và
Trung Quốc có thể cất lên không trung khoảng 6 500 máy bay và trực thăng.
Nga và Trung Quốc hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau trong lĩnh vực quân sự. Sự liên
kết giữa hai quốc gia này có khả năng trở thành một trung tâm quyền lực mới trong hệ thống
đa cực tương lai. Tất nhiên, ngày nay chúng ta không nói về một khối phòng thủ như vậy,
nhưng đường lối hướng tới việc tái lập quan hệ đã được thực hiện. Và thực hiện một cách triệt
để.
2B
Nước Đức và vai trò dẫn dắt EU
Ngày 1/7, nước Đức chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên EU trong nhiệm kỳ kéo dài 6
tháng. Vai trò dẫn dắt và tầm ảnh hưởng của Berlin là đặc biệt cần thiết, trong bối cảnh Liên minh
châu Âu (EU) đang đối mặt với nhiều thách thức nội khối và ngoại khối. Tuy nhiên rất nhiều thách
thức đặt ra khiến nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Đức không dễ dàng.
Những khó khăn phải đối mặt
Thách thức lớn nhất là EU phải đối mặt hiện nay chính là đại dịch Covid-19. Trên khắp châu Âu
chứng kiến sự “càn quét” chưa từng có của dịch COVID-19 làm hơn 140.000 người chết, hàng trăm
triệu người phải sống trong tình trạng hạn chế đi lại khiến châu Âu phải đối mặt với một cú sốc kinh tế
nghiêm trọng, đẩy các nước trong khu vực Eurozone vào cuộc suy thoái sâu nhất trong gần 1 thế kỷ.
Ủy ban châu Âu (EC) công bố báo cáo cho biết kinh tế châu Âu sẽ giảm 7,4% trong năm nay. Tất cả
quốc gia thành viên EU đều được dự báo sẽ suy thoái nặng nề. Hoạt động kinh tế tại Hy Lạp, Italy,
Tây Ban Nha, Croatia và tiếp theo là Pháp được cho là sẽ chịu tác động lớn nhất. Tại Pháp, suy thoái
kinh tế được dự báo ở mức 8,2% trong năm nay. GDP của Đức, nền kinh tế hàng đầu trong khu vực
đồng euro và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sẽ giảm 6,5% năm 2020... Song song với GDP giảm sâu,
tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực châu Âu được dự báo sẽ tăng từ 7,5% vào năm 2019 lên 9% vào năm
2020.
Khó khăn thứ hai phải kể đến là sự chia rẽ giữa các thành viên EU đang ngày một lớn, đặc biệt trong
công tác phòng, chống và khắc phục hậu qủa dịch Covid-19. Ngày 27/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu
(EC) Ursula von der Leyen công bố đề xuất gói cứu trợ kỷ lục, trị giá 750 tỷ euro để đưa châu Âu ra
khỏi cuộc khủng hoảng do Covid - 19. Tuy nhiên, vẫn có 4 quốc gia thành viên EU phản đối kế hoạch
nói trên là Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Các nước này muốn EU cung cấp các khoản vay
thay vì hình thức trợ cấp.
Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt mà lần lượt các nước đều phải áp dụng do dịch Covid -
19 đã làm đảo lộn thị trường nội khối, làm lung lay ý tưởng về một châu Âu không biên giới. Cuộc
khủng hoảng hiện nay đã đẩy các nước thành viên châu Âu vào tình huống khó khăn chưa từng có cả
về kinh tế và xã hội, đòi hỏi phải các biện pháp xử lý quyết đoán của Đức trên cương vị Chủ tịch luân
phiên châu Âu.
Trên mặt trận đối ngoại, những khó khăn đã xuất hiện ngay trước thềm nước Đức tiếp nhận Chủ tịch
luân phiên của EU. Ngày 3/6, Đức buộc phải tuyên bố hoãn Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc dự
kiến diễn ra vào tháng 9 tới, tại thành phố Leipzig của Đức. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng đặt
rất nhiều kỳ vọng vào Hội nghị này khi coi đây là cơ hội để thúc đẩy Trung Quốc thực hiện các cam
kết về có đi-có lại trong quan hệ thương mại với EU.
Quan hệ với Nga cũng là một vấn đề đau đầu khác EU cần giải quyết, khi thách thức về mặt an ninh từ
Nga là lớn, song lợi ích đến từ hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, là khó có thể làm ngơ.
Ưu tiên của nước Đức
Nước Đức hiểu rất rõ những khó khăn phải đối mặt khi đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên châu Âu.
Trong bài phát biểu hồi cuối tháng 4/2020, Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu rõ rằng, thời gian Đức
đảm nhận nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của EU "chắc chắn sẽ bị chi phối bởi vấn đề chống đại dịch
COVID-19 và những hậu quả của dịch bệnh". Bà Merkel nhấn mạnh, chừng nào chưa có vaccine
phòng bệnh COVID-19, virus gây bệnh sẽ vẫn chi phối cuộc sống ở châu Âu. Tuy nhiên, bà khẳng
định các vấn đề khí hậu "sẽ được chú trọng như các vấn đề y tế trong chương trình nghị sự".
Theo đó, nước Đức sẽ thúc đẩy ý tưởng về một hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả của châu Âu dành cho
tất cả các quốc gia thành viên, cũng như các vấn đề thuế giao dịch tài chính, thuế suất tối thiểu và một
hệ thống mua bán phát thải carbon dành cho tàu thủy và máy bay....
Đây không phải lần đầu, và cũng không phải là lần cuối Đức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên
EU. Tuy nhiên, nó chắc chắn là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trong lịch sử khối kể
từ khi thành lập năm 1993, và nước Đức phải vượt qua rất nhiều thách thức để “Cùng đưa châu Âu
mạnh mẽ trở lại”.
2B
Châu Âu “đau đầu” trước “quân bài di cư” của Thổ Nhĩ Kỳ
Trước những diễn biến bất lợi trên chiến trường Syria, “con bài di cư” đang được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhằm
gây sức ép với đồng minh Liên minh châu Âu, để nhận được sự ủng hộ lớn hơn về quan điểm và được hỗ trợ
nhiều hơn nữa trong vấn đề Syria. Dù chưa biết bước đi này sẽ đem lại hiệu quả tới đâu, song trước mắt, nó
khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu nhiều chỉ trích hơn là sự ủng hộ.

Với lý do chính là không thể “chịu tải” nổi dòng người di cư đổ về Thổ Nhĩ Kỳ do cuộc xung đột leo
thang ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố “mở cửa” biên
giới cho người tị nạn từ nước này vào châu Âu.

“Chúng tôi đã mở cửa biên giới. Ngay lập tức, khoảng 18.000 người đã tới khu vực biên giới Thổ Nhĩ
Kỳ - Hy Lạp. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Chúng tôi sẽ không đóng cửa biên giới trong những
ngày tới và điều này sẽ tiếp tục”, ông Erdogan nói.

Hầu hết những người di cư này đến từ Syria, Afghanistan và một số quốc gia Trung Đông khác. Họ đã
đổ dồn về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp khi “giấc mơ trời Âu” của họ 1 lần nữa được khơi dậy, bất
chấp việc Hy Lạp và các nước châu Âu đang tìm cách ngăn lại. Tuy nhiên, giấc mơ đó không dễ gì bị
dập tắt.

“Chúng tôi không quan tâm những gì họ nói, chúng tôi không quan tâm đến nơi chúng tôi sẽ đi đến và
dừng lại. Điều chúng tôi quan tâm là tìm một nơi an toàn cho những đứa con của mình. Chúng tôi
không quan tâm những gì họ nói, cho dù đó là các nước Ả Rập hay các nước châu Âu”, một người di
cư bày tỏ.

Để đối phó với làn sóng di cư “có nguy cơ sẽ ngày 1 lớn”, Hy Lạp và các nước châu Âu đang “đau
đầu” cùng nhau tìm cách đối phó. Hôm qua, 3 lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu là Chủ tịch
Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch
Nghị viện châu Âu David Sassoli đã tới Hy Lạp, để thể hiện tình đoàn kết với quốc gia này trong cuộc
khủng hoảng di cư “tiềm ẩn”; cam kết khoản hỗ trợ ban đầu cho Hy Lạp trị giá giá 700 triệu euro,
tương đương 782 triệu USD. Ngoài ra, một lực lượng bảo vệ biên giới của EU cũng sẽ được cử tới
biên giới Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ ngăn dòng người di cư.

Tiếp đoàn quan chức châu Âu, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã lên tiếng chỉ trích hành
động mở cửa biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ để người di cư tràn vào châu Âu, coi đây là điều “không thể
chấp nhận”. Nhà lãnh đạo Hy Lạp khẳng định, nhiều người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào châu Âu
không đến từ tỉnh Idlib, hoặc nhiều người đang có cuộc sống tốt ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara đã sử dụng
người di cư như “một con tốt” để phục vụ “trò chơi địa chính trị trong khu vực”.

“Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm hoàn toàn tuyên bố của EU - Thổ Nhĩ Kỳ, khuyến khích và hỗ trợ một cách có
hệ thống hàng chục nghìn người tị nạn và người di cư vào Hy Lạp bất hợp pháp. Hành động này đã
thất bại và sẽ tiếp tục thất bại. Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng người di cư để thúc đẩy chương trình nghị sự
địa chính trị của mình, chuyển hướng sự chú ý ra khỏi tình hình khủng khiếp tại Syria. Chúng tôi sẵn
sàng hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề tị nạn và tìm một giải pháp cho câu hỏi hóc búa ở Syria, nhưng
không phải trong những trường hợp như thế này”, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis nói.

Đồng tình với quan điểm này, từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nêu rõ nước này hiểu
rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn từ châu Âu, song điều đó “hoàn
toàn không thể chấp nhận” được khi Ankara buộc người tị nạn phải gánh chịu hậu quả.
2B
Đối đầu quân sự giữa Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya
Thổ Nhĩ Kỳ vài tháng gần đây tăng cường can thiệp quân sự vào Libya, cử tàu chiến áp sát bờ
biển Libya, điều máy bay chở vũ khí, chuyển thiết bị bay không người lái chi viện cho lực lượng thuộc
Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA). Ý định của Ankara là hậu thuẫn cho GNA, làm suy yếu
“Quân đội Quốc gia Libya” (LNA) do tướng Halfar đứng đầu được Ai Cập hậu thuẫn, để hướng đến
mục tiêu lớn hơn là quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải.
Xung đột tại Libya mang đặc trưng của một cuộc chiến ủy nhiệm. Iran, Hy Lạp, Italy, Pháp
đều đang theo dõi sát diễn biến ở Libya. Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudis
Arabia, Nga và có thể là cả Pháp - ủng hộ tướng Haftar. Ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hậu
thuẫn GNA. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ còn có ý sử dụng Libya là chiến trường thử nghiệm loại vũ khí mới là
thiết bị bay không người lái (drone).
Đối đầu giữa hai lực lượng hiện ở mức báo động. Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ sự lão luyện với
bước đi chi viện vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng cho lực lượng GNA. Chính mẫu drone
Bayraktar do Ankara cung cấp đã giúp quân đội GNA đánh bại hệ thống phòng thủ Panstir của Nga do
UAE chuyển cho lực lượng thân tướng Haftar, đẩy lui các cuộc tấn công của LNA.
Giờ đến lượt Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi bắn tín hiệu về lập lằn ranh đỏ ở Libya. Tổng
thống al-Sisi ngày 20/6 khẳng định khu vực Sirte-Jufra là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập và GNA
không được đi quá giới hạn này. Ông viện dẫn tầm quan trọng của bảo vệ biên giới làm cơ sở để "sự
can thiệp trực tiếp" vào Libya. Theo ông, Ai Cập có quyền tự bảo vệ sau khi nhận thấy những mối đe
dọa trực tiếp từ các lực lượng được nước ngoài hậu thuẫn.
Ông al-Sisi công khai đề cập đến khả năng điều chuyển lực lượng quân sự ra nước ngoài với
mục đích chính là để Mỹ phải xem xét nghiêm túc yêu cầu của Ai Cập về thiết lập lệnh ngừng bắn tại
Libya. Về phần mình, Ankara tuyên bố sẽ xây dựng các căn cứ quân sự mới tại Libya, như đã làm ở
nhiều nước khác.
Chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang tìm cách chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ có đủ
khả năng kiểm soát Đông Địa Trung Hải và cũng chi phối luôn chính sách của Mỹ ở Syria, Libya và
Iraq. Ankara trước khi hành động đã yêu cầu chính quyền Trump can dự nhiều hơn ở Libya, nhưng
Mỹ chần chừ vì có hiện diện, vai trò của Nga ở đây. Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ ở thế yếu trong
xung đột Libya.
Mỹ muốn loại Nga khỏi Libya và vì đó là lý do Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách “tống tiền” Mỹ.
Những gì Ai Cập có thể làm là tuyên bố khả năng can dự vào Libya để buộc Washington phải xem xét
lợi ích của Cairo tại quốc gia Bắc Phi này. Tuy nhiên, ông Trump đã phát đi tín hiệu Mỹ không muốn
có thêm can dự nào tại Trung Đông. Hôm 9/6, ông Erdogan cho biết đã đạt được thỏa thuận với Mỹ về
vấn đề Libya. Sau thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết từ chối lệnh ngừng bắn, cam kết sẽ không có
bất kỳ cuộc tiếp xúc, thảo luận nào với tướng Haftar về một lệnh ngừng bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ đang điều chuyển các tay súng thân Ankara ở Syria sang chiến trường Libya. Điều
này phù hợp với lợi ích của Đức, nước ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ vì muốn ngăn chặn dòng người di cư sang
châu Âu. Về phần mình, Nga có thể sẽ tìm cách gây căng thẳng tại Idlib/Syria để buộc Ankara giảm
can dự tại Libya. Mọi cuộc xung đột và người tị nạn vì thế đều có liên hệ với nhau.
Câu hỏi lớn hiện nay thuộc về ông Sisi. Ai Cập sẽ gửi quân tham chiến, hay là Mỹ sẽ lắng nghe
quan ngại của Ai Cập và thúc đẩy một lệnh ngừng bắn? Khó khăn với ông Sisi nằm ở chỗ GNA có
được sự hậu thuẫn vận động hành lang đầy tiềm lực ở Washington, với đại diện là những tiếng nói ủng
hộ Thổ Nhĩ Kỳ.
Số này cho rằng chính sách của Mỹ ở Trung Đông cần đi theo những định hướng của Ankara.
Họ tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đến một lúc nào đó sẽ ngoảnh mặt với Iran và Nga. Nhượng bộ của Mỹ trước
Thổ Nhĩ Kỳ càng lớn sẽ càng đẩy nhanh việc Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hợp tác với Moskva và Tehran.
2B
Khủng hoảng chính trị Belarus và hậu quả tiềm tàng
Diễn biến khó lường
Tình hình Belarus đang vô cùng bất ổn kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống hôm 9-8-2020. Theo
kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử trung ương Belarus công bố, Tổng thống Alexander Lukashenko
tái đắc cử với 80,1% số phiếu ủng hộ, trong khi ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovkskaya chỉ
được 10,12%. Bà Tikhanovkskaya không công nhận kết quả này. Sau đó, nhiều cuộc biểu tình đông
người đã diễn ra tại các thành phố và xảy ra đụng độ với cảnh sát. Hơn 6.700 người đã bị bắt giữ và
hàng trăm người bị thương, trong đó có hơn 120 nhân viên thực thi pháp luật.
Giữa bối cảnh ấy, Tổng thống Lukashenko ngày 31-8 đã thảo luận kế hoạch tổ chức một cuộc
trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp. Đề xuất của Tổng thống Lukashenko chủ yếu tập trung vào việc
cải cách hệ thống tòa án và bác bỏ những lời kêu gọi của phe đối lập quay trở lại hiến pháp năm 1994,
thời điểm văn kiện này chưa được sửa đổi theo hướng tăng thêm quyền lực cho tổng thống. Tổng
thống Lukashenko cho biết các chuyên gia pháp lý đang thảo luận về một số sửa đổi, trong đó hệ
thống tòa án sẽ độc lập hơn. Tuy nhiên, theo ông, điều này là không cần thiết. Mặc dù khẳng định các
tầng lớp dân cư trong xã hội đều có thể bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của mình, nhưng ông
Lukashenko cho rằng những người muốn sửa đổi hiến pháp chỉ là thiểu số. Trước đây, Tổng thống
Lukashenko đã từng hai lần tiến hành trưng cầu ý dân, thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp, vào các năm
1996 và 2004.
Trong khi tình hình nội bộ Belarus diễn biến khó lường thì các nước thuộc Liên minh châu Âu
(EU) lại đang chia rẽ về các biện pháp đối với cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này. Theo hãng
tin AFP, EU đang lên danh sách các cá nhân ở Belarus bị phong tỏa tài sản hoặc cấm đi lại do có liên
quan đến bất ổn tại nước này. Một số quan chức EU cho rằng danh sách này có thể bao gồm khoảng
20 nhân vật. Hiện danh sách cuối cùng vẫn chưa được thông qua chính thức, song cuộc họp của các
ngoại trưởng EU đã bộc lộ những bất đồng giữa các nước về danh sách này khi nhiều nước kêu gọi
tăng số người bị trừng phạt. Về phần mình, Tổng thống Lukashenko tuyên bố sẽ đáp trả các nước áp
đặt trừng phạt đối với Belarus, trong đó có thể cắt đứt tuyến đường vận chuyển hàng hóa. Liên quan
đến việc ba nước Lithuania, Latvia và Estonia áp đặt lệnh cấm đi lại đối với Tổng thống Lukashenko
và 29 quan chức khác của Belarus mà không đợi sự đồng thuận của các thành viên EU khác, Bộ Ngoại
giao Belarus ngày 31-8 tuyên bố Minsk sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt tương tự.
Bất ổn có nguy cơ lan rộng
Diễn biến ở Belarus cần được đánh giá ở góc độ địa-chính trị. Belarus nằm ở vị trí gần với
trung tâm của khu vực quan trọng hàng đầu được gọi là “đại lục Á-Âu”, mà quyền kiểm soát khu vực
này đóng vai trò thiết yếu trong việc thống trị thế giới. Thực ra, do vị trí gần gũi với khu đồng bằng
Bắc Âu và không có rào cản về mặt địa lý, nên Belarus là một cửa ngõ kết nối Nga với châu Âu. Một
vị trí địa lý như vậy của Belarus có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các mối quan hệ kinh tế
hoặc phô diễn sức mạnh, hoặc cả hai đường hướng này. Tuy nhiên, không dừng lại chỉ là sự việc nội
bộ đơn thuần, cuộc khủng hoảng Belarus gây ra những hậu quả địa chính trị sâu rộng đối với các
cường quốc gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Do tầm quan trọng về địa chính trị, Belarus đóng vai trò quan trọng đối với Nga như là một
vùng đệm phòng thủ. Do đó, việc đảm bảo Belarus là một đồng minh hoặc chí ít giữ vai trò trung lập
vẫn là một ưu tiên địa chiến lược đối với Moskva. Đối với Mỹ, làn sóng bất ổn hiện nay ở Belarus tạo
cơ hội để thu hẹp tầm ảnh hưởng chính trị của Nga. Trong khi đó đối với Trung Quốc, Belarus là một
đối tác kinh doanh quan trọng đồng thời cũng đóng vai trò trung gian để Bắc Kinh triển khai chiến
lược địa-kinh tế ở châu Âu, cụ thể là thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế với Tây Âu, nhất là thông qua
các hệ thống đường sắt.
Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định rằng cuộc khủng hoảng hiện nay tại Belarus chủ yếu
là hệ quả của những căng thẳng chính trị trong nước nhưng lại ẩn chứa một vấn đề quốc tế sâu sắc.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng này gây ra những hệ quả vốn có thể tác động đến bàn cờ địa chính trị
toàn cầu trong hàng chục năm tới.
2B
Mỹ - EU thêm rạn nứt
Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng
mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội. Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên
Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp phần củng cố các giá trị của trật tự phương
Tây do Mỹ dẫn dắt. Nhưng đến năm 2020, quan hệ này dường như đang được xem xét lại ở cả hai
phía. Hồi đầu tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) từ chối đưa Mỹ vào danh sách "các quốc gia an
toàn" giữa đại dịch Covid-19, đồng nghĩa những người đến từ Mỹ sẽ không được khối này chào đón
trong tương lai gần. Quyết định trên bắt nguồn từ thực tế là tình hình Covid-19 tại Mỹ vẫn chưa được
kiểm soát. Trong khi đó, danh sách của EU có tên cả Trung Quốc, quốc gia được cho là nơi khởi phát
dịch bệnh.
Nhằm xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gần đây thường xuyên chỉ trích khối, giới
chức EU cam đoan rằng quyết định họ đưa ra không mang tính chính trị mà hoàn toàn dựa trên bằng
chứng dịch tễ học. Tuy nhiên, nhiều người đã ngầm thừa nhận rằng trước đây, để "viên thuốc đắng"
trở nên dễ uống hơn với công chúng Mỹ, Brussels đã bọc thêm bên ngoài "một lớp đường".
"Nếu như trước đây, tôi có thể đoán chắc rằng EU sẽ không đưa Trung Quốc vào danh sách để làm hài
lòng Mỹ", một nhà ngoại giao EU giấu tên nói.
Đặt trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, hành động này có lẽ là bằng chứng dễ thấy nhất về
mối rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giới chuyên gia nhận định. Washington rõ ràng ngày
càng ít quan tâm hơn đối với các vấn đề của châu Âu và các quốc gia châu Âu cũng không che giấu
việc họ đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với 27 nước thành viên
EU.
Một trong những cách Brussels nghĩ họ có thể tách rời khỏi Mỹ là tham gia nhiều hơn với
Trung Quốc trên tư cách đối tác chiến lược và kinh tế, giảm phụ thuộc vào một trong những siêu
cường toàn cầu bằng cách cân bằng mối quan hệ với siêu cường đối trọng. Một quan chức giấu tên
khác ở Brussels làm việc về chính sách đối ngoại của EU cho biết mục tiêu tách rời khỏi châu Âu đã
trở thành ưu tiên địa chính trị của Mỹ từ thời tổng thống Barack Obama. "Obama không quan tâm sâu
sắc tới Trung Đông như các tổng thống Mỹ đời trước và điều đó thực sự tạo ra vấn đề với EU. Ông ấy
còn chuyển các ưu tiên từ châu Âu sang Trung Quốc và châu Á", quan chức này nói.
Quan chức Brussels giải thích rằng việc Trump "xa rời chủ nghĩa đa phương" trước những vấn
đề quốc tế như Iran, kết hợp với việc Mỹ "thu hẹp trách nhiệm đối với an ninh châu Âu" đã thúc đẩy
châu Âu cân nhắc việc rời xa Mỹ và "tự làm theo cách của mình trên trường quốc tế".
"Vấn đề đặt ra là các quan chức ở Washington vẫn muốn làm việc với châu Âu lại không nhận được sự
ủy nhiệm của chính phủ để tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào", ông này nói và thêm
rằng nếu Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng.
Đây là lý do "các tổ chức của EU và lãnh đạo các quốc gia thành viên muốn Joe Biden đắc cử
vào tháng 11... Ông ấy ủng hộ chủ nghĩa đa phương và điểm khác biệt còn nằm ở việc ông ấy sẽ củng
cố mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu", Tchakarova nhận xét.
Một số nhà ngoại giao ở cả hai bờ Đại Tây Dương thừa nhận họ có chung quan điểm với
Tchakarova, dù phần lớn từ chối bình luận về vấn đề này. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: "Chúng tôi
sẽ nhảy với bất kỳ ai, nhưng không cần phải là thiên tài mới có thể nhìn thấy rằng mối hợp tác giữa
EU và Mỹ đang kém hiệu quả".
Dù vậy, chiến thắng của Biden cũng không thể mang đến giải pháp tức thời cho mối quan hệ
xuyên Đại Tây Dương, giới phân tích đánh giá. "Câu hỏi không phải là liệu bạn có thể đưa mối quan
hệ quay về như ban đầu hay không mà là bạn có thể thuyết phục Mỹ tái gia nhập trật tự phương Tây
không", nhà ngoại giao EU giấu tên bình luận.

You might also like