You are on page 1of 2

NHỮNG MỐC CHÍNH TRONG CUỘC XUNG ĐỘT NGA – UKRAINE

 10/11/2021: NATO cáo buộc "Nga thực hiện hành vi gây hấn" sau khi Mỹ
công bố thông tin về "các đợt điều động lực lượng bất thường" của Nga
đến gần biên giới với Ukraine.
 28/11/2021: Nga phủ nhận và khẳng định mọi động thái triển khai lực
lượng quân sự trong lãnh thổ nước này là hợp pháp và phục vụ mục đích
phòng thủ.
 Đầu tháng 12/2021: Nga yêu cầu NATO đưa ra đảm bảo mang tính ràng
buộc pháp lý rằng Ukraine không bao giờ được kết nạp vào NATO.
 7/12/2021: Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga, cảnh báo sẽ áp
dụng "biện pháp kinh tế mạnh mẽ và các phương án khác" nếu Nga tấn
công Ukraine.
 Từ 10/1/2022: Mỹ, Nga, NATO bắt đầu tuần hội đàm tại Geneva (Thụy Sỹ)
song không đạt được đột phá do bất đồng quan điểm.
 25/1/2022: Nga khởi động các cuộc diễn tập với 6.000 quân và ít nhất 60
tiêm kích ở khu vực miền Nam, gần Ukraine và bán đảo Crimea.
 18/2/2022: Tại Hội nghị an ninh Munich, các quốc gia phương Tây chỉ trích
các cuộc tập trận của Nga ở khu vực biên giới Ukraine.
 23/2/2022: Đại Hội đồng Liên hợp quốc họp phiên toàn thể về tình hình
Ukraine.
24/2/2022: Nga thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người
dân tại Donetsk và Luhansk tại Donbass, miền Đông Ukraine. Ukraine ban bố
thiết quân luật trên toàn quốc. Ukraine cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA – UKRAINE ĐẾN


TOÀN THẾ GIỚI
Tháng 2/2022, khi thế giới vừa trải qua một đại dịch COVID-19 đầy cam go và chỉ vừa mới bước vào
giai đoạn phục hồi, chiến sự Nga – Ukraine bất ngờ nổ ra, giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế
toàn cầu vốn đã suy kiệt trong hai năm trước đó.

Chiến sự ngay lập tức làm đứt gãy một loạt chuỗi cung ứng mà Nga và Ukraine là những mắt xích cốt
lõi, làm trầm trọng thêm một loạt các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt khi đó, nhất là khủng
hoảng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cơ bản, logistics.... Những biện pháp trừng phạt lẫn
nhau sau đó giữa phương Tây và Nga khiến các ảnh hưởng tiêu cực lan rộng ra nhiều khía cạnh.

lạm phát
Theo Tổ chức lao động quốc tế, lạm phát đã tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới trong năm
2022, kể từ tháng 3/2021. Với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau hàng loạt
những lệnh trừng phạt mà EU áp lên Nga, khu vực phải đối mặt với mức lạm phát chưa từng có
là 9,2% vào năm 2022, cao gấp 3 lần so với mức lạm phát 2,9% năm 2021. Lạm phát trung bình
của Nga cũng tăng từ 6,7% năm 2021 lên 11,9% năm 2022 (đỉnh điểm là 17,8% vào tháng
4/2022).

Lạm phát phi mã trong năm 2022, nhất là ở EU và Nga, xuất phát chủ yếu từ tình trạng gián
đoạn chuỗi cung ứng nhiều mặt hàng quan trọng sau một loạt các lệnh trừng phạt của EU,
trong đó năng lượng và lương thực được đánh giá là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Khủng hoảng năng lượng và gia tăng biến đổi khí hậu
Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới năm 2021 với
241,3 tỷ m3, là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 2 và là nước xuất khẩu than lớn
thứ ba. Cho đến trước xung đột, ¾ lượng khí đốt và gần một nửa lượng dầu
thô của Nga đã chuyển đến châu Âu. Châu Âu vốn phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga, được cho là sẽ “đóng băng” sau khi xung
đột Nga - Ukraine nổ ra. Sau một năm chiến sự, tỷ lệ dự trữ khí đốt của các
nước EU đã tăng kỷ lục, đồng thời khối này đang xúc tiến các kế hoạch đầy
tham vọng nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và xanh hóa nền kinh tế. Trong
2023, EU đang dần thành công trong nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào năng
lượng nhập khẩu từ Nga. Một mặt, khu vực này đã tìm kiếm được nguồn cung
thay thế, đặc biệt là nguồn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Mặt khác, quyết
tâm thoát khỏi nguồn cung năng lượng của Nga cũng là động lực đẩy nhanh
một loạt các chính sách chuyển đổi năng lượng của nhiều nền kinh tế lớn trong
khu vực EU.

Khủng hoảng lương thực


Giá lương thực cũng tăng phi mã dưới ảnh hưởng của chiến sự. Thời điểm mới xảy ra xung đột, việc
Nga phong tỏa hoàn toàn các cảng ở biển Đen của Ukraine và việc EU cấm vận Nga khiến cho chuỗi
cung lương thực thế giới về lúa mì, ngô, lúa mạch, dầu ăn… bị gián đoạn, đẩy giá nhiều mặt hàng
lương thực tăng vọt. Tình hình bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi hàng loạt các quốc gia mạnh về nông
nghiệp sau đó ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu với lý do bảo vệ an ninh lương thực trong
nước.

You might also like