You are on page 1of 2

Đề bài: Giải quyết xung đột dân tộc Nga và Ucraina từ cương lĩnh dân tộc của chủ

nghĩa Mác-Lênin
➢ Nguyên nhân chiến sự:
VỀ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE HIỆN NAY
Cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết thúc
Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea,
tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine - nơi có hai nước
Cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).
Thứ nhất, từ góc độ chủ nghĩa hiện thực chính trị, khi tìm hiểu về quy luật vận động
và đấu tranh của nền chính trị quốc tế. Nằm trên lục địa Âu - Á, Ukraine là “vùng đệm
tự nhiên” giữa Đông và Tây. Cả Nga và phương Tây đều cho rằng, bên kia là mối
nguy cơ an ninh, đe dọa sự tồn tại của mình.
Theo Nga, việc Ukraine xin gia nhập NATO sẽ làm mất cân bằng cán cân quyền lực
an ninh ở sườn phía tây của Nga, đe dọa đến không gian sinh tồn của nước Nga, mất
vùng đệm chiến lược, suy giảm ảnh hưởng địa - chính trị từng có trong thời kỳ Liên
Xô.
Hiện nay, chiến sự vẫn diễn ra hết sức căng thẳng

2. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin
Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” thể hiện trên 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
3. Giải quyết xung đột Nga và Ukraine
-Cần nhận thức được vũ lực và lạm dụng quyền lực đế quốc không phải là những biện
pháp hợp pháp, mang tính xây dựng để giải quyết hợp lý vấn đề chủ quyền lãnh thổ
trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

-Cần phải mở rộng góc độ nhìn nhận trong quá trình làm việc để giải quyết “nhận thức
về mối đe dọa an ninh” tương ứng của Nga, Ukraine và các nước Đông Âu. Để làm
được điều này, cần thiết kế một cấu trúc an ninh toàn diện liên quan đến toàn bộ châu
Âu, bao gồm cả Nga.

-Cách thức phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Nga và
tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế khôi phục hoàn toàn quan hệ kinh tế và thương
mại với Nga cũng sẽ trở thành một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng để
giải quyết xung đột Nga-Ukraine.

Đối với cộng đồng quốc tế, duy trì công bằng an ninh trong vấn đề xung đột Nga-
Ukraine có nghĩa là:

Thứ nhất, duy trì an ninh chiến lược và an ninh quốc phòng của Ukraine. Là một
quốc gia có chủ quyền, an ninh lãnh thổ, an ninh tính mạng và tài sản của người dân,
và các quyền phát triển kinh tế của Ukraine cần được đảm bảo vĩnh viễn trong thời kỳ
hậu xung đột. Nếu các cuộc đàm phán song phương Nga-Ukraine và sự trung gian của
cộng đồng quốc tế không thể tính đến và kiên trì đạt được điều này, thì nguyên tắc
“công bằng an ninh” sẽ không được tuân thủ trong vấn đề này.
Thứ hai, duy trì “sự công bằng an ninh” của Nga. Cho dù Nga, phương Tây hay cộng
đồng quốc tế định nghĩa “vấn đề an ninh” của Nga như thế nào, thì có một điều cần
phải rõ ràng, nghĩa là “an ninh công bằng” đối với Nga chỉ có thể được tạo ra khi và
chỉ khi Nga và các bên công nhận và chấp nhận các thỏa thuận an ninh chung.
Thứ ba, duy trì “công bằng an ninh” ở châu Âu. Xung đột Nga-Ukraine là thách thức
an ninh hệ thống nghiêm trọng nhất mà châu Âu phải đối mặt sau Thế chiến II. Nếu
giải pháp cho cuộc xung đột không tính đến an ninh và hòa bình lâu dài của châu Âu,
thì “công bằng an ninh” hợp pháp của châu Âu sẽ không được đảm bảo.

You might also like