You are on page 1of 7

Đàm phán giữa Nga và Ukraine

Nguyên nhân: (sâu xa và trực tiếp)

o Nguyên nhân sâu xa:

Sau Chiến tranh lạnh, thế giới - nhất là khu vực châu Âu - Đại Tây Dương có
những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu
thế giới là Mỹ và Nga, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ cạnh tranh
nhiều hơn hợp tác, đôi khi đứng trước bờ vực đối đầu này đã chi phối mạnh mẽ
việc tập hợp lực lượng mới, đồng thời tác động không nhỏ đến chiều hướng quan
hệ hợp tác quốc phòng - an ninh trên thế giới, nhất là các quốc gia tầm trung và có
vị trí địa - chiến lược quan trọng như Ukraine.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Nga và NATO cũng lâm vào khủng hoảng. Sau sự kiện
Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014) - nơi có quân cảng chiến lược
Sevastopol - NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là
mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu. NATO cho rằng, Nga “vi phạm luật
pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực lượng ly khai ở Ukraine, sáp
nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga. NATO tăng cường trợ giúp
Ukraine về huấn luyện và cung cấp các trang thiết bị vũ khí hiện đại; đe dọa thắt
chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga
tấn công Ukraine; đồng thời, kêu gọi Nga “xuống thang” và triển khai hàng loạt
bước đi để ngăn chặn Nga tấn công Ukraine.

Thế nhưng, điều bất ngờ nhất đối với NATO kể từ sau năm 2014 là Nga đã giành
quyền chủ động hành động, cũng như ngày càng cảnh giác và quyết đoán hơn
trước bất kỳ động thái nào của NATO. Nga coi việc “NATO Đông tiến” là đường
lối lâu dài, là thách thức từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, đào sâu sự
mất cân bằng chiến lược Nga - NATO. Nga quan ngại việc không có thành viên
NATO nào phê chuẩn Hiệp ước về vũ khí thông thường châu Âu (CFE). Theo
quan điểm của Nga, tình hình này còn tồi tệ hơn do Mỹ bố trí hệ thống tên lửa
phòng thủ tại Ba Lan và Séc, vi phạm sự ổn định chiến lược. Nga quy kết NATO
thúc đẩy cuộc “cách mạng màu” bên trong không gian hậu Xô-viết. Cuộc khủng
hoảng Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào hầu hết các cơ chế hợp tác giữa Nga và
NATO, từ đấu tranh chống buôn lậu ma túy cho đến chống khủng bố... Các hoạt
động quân sự (tập trận, tăng thêm quân, chiến tranh thông tin…) được Nga và
NATO triển khai ở mức mạnh nhất, càng khoét sâu thêm căng thẳng giữa hai bên.
Hai bên đều xem nhau như mối đe dọa đầu tiên và thi hành các biện pháp thích
hợp. Các vụ va chạm trên không và trên biển, khả năng khó phá băng khủng hoảng
tại vùng Donbass cùng nhiều vấn đề khác đã khiến mối quan hệ Nga - NATO tiếp
tục leo thang căng thẳng kèm theo nhiều rủi ro xảy ra xung đột bùng phát tại chỗ.

Như vậy, có thể thấy nổi lên hai mâu thuẫn đối kháng khó giải quyết: Một là, mâu
thuẫn giữa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, kiểm soát cũng như khống chế các
hoạt động quân sự và dân sự của Ukraine ở Biển Đen với việc Mỹ cùng đồng minh
muốn ủng hộ Ukraine lấy lại bán đảo này, đẩy hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi
Biển Đen. NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là
mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu. Hai là, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ
cùng đồng minh NATO. Cụ thể, Nga muốn giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài
quốc tế, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn
về vị thế quốc tế mới của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong khi đó, Mỹ và NATO
muốn đưa Ukraine vào quỹ đạo kiểm soát của họ và việc “phương Tây hóa
Ukraine” sẽ có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên trong chính
nước Nga, góp phần làm suy giảm sức mạnh tổng hợp của Nga.

o Nguyên nhân trực tiếp:


1) Cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai Donbass do
Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10/2021, khiến tiến trình đàm phán
hòa bình theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng
hoảng chính trị Ukraine - khó đạt được kết quả.
2) Mỹ và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất là sau giai
đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9/2021), khi Mỹ và đồng minh
còn dư nhiều vũ khí, đạn dược (được dự kiến chuyển giao cho chính quyền
thân Mỹ ở Afghanistan), mà còn triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng
quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga.
3) Đáp lại những động thái đó, Nga đã triển khai trên 100.000 quân dọc biên
giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập trung
quân đội ở nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận
chung, cũng như phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen.
4) Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm
của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12/2021, với bốn nội dung cốt
lõi:
- NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc
gia độc lập.
- Loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi châu Âu.
- NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc
gia tham gia liên minh về thời điểm trước năm 1997, bao gồm các
nước như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia
- Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga.
 Những điều này được cho là đã đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng
minh NATO lên đỉnh điểm thành cuộc xung đột quân sự mà chiến trường là
Ukraine.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hai bên đã
tiến hành 3 vòng đàm phán trực tiếp.

Đàm phán: (Phân bổ - 4 vòng)

Vòng 1: 28/02 tại khu vực Gomel trên biên giới Belarus-Ukraine , đàm phán trong
5 giờ:

Nội dụng:

Nga yêu cầu Ukraine cam kết tình trạng ngoài khối (EU, NATO) của mình ở cấp
quốc hội, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. Bên cạnh đó, phía Nga
yêu cầu Ukraine công nhận Cộng hòa Donetsk và Lugansk, từ bỏ việc đòi lại
Crimea. Phía Ukraine yêu cầu ngừng bắn và rút quân đội Nga khỏi lãnh thổ của họ.

 Chưa có kết quả


Nguyên nhân thất bại:
- Không hiểu rõ đối tác
- Chỉ dựa vào trực giác
- Không bao giờ lùi bước

Vòng 2: 3/3 tại Belovezhskaya Pushcha thuộc vùng Brest, Belarus

Nội dung:

Nga và Ukraine đã thương lượng về hình thức của các hành lang nhân đạo an toàn
để người dân Ukraine sơ tán khỏi các thành phố và chuyển hàng cứu trợ, cũng như
vấn đề hòa giải chính trị trong tương lai.

Phái đoàn của hai nước đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ 2. Dù hai bên
chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến hoặc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc
biệt hiện nay của Nga ở Ukraine, song đã đạt tiến triển liên quan tới các vấn đề
nhân đạo.

 Không đạt được thỏa thuận ngừng bắn, hai bên thống nhất hành lang nhân
đạo
Nguyên nhân thất bại:
- Không hiểu rõ đối tác
- Không chịu lùi bước

Vòng 3: 7/3 ở phía tây Belarus, gần biên giới Ba Lan

Nội dung:

Có một số kết quả tích cực trong vấn đề hành lang nhân đạo. Hai bên tiếp tục tham
vấn về các vấn đề chính trị, cũng như lệnh ngừng bắn và đảm bảo an ninh

Phía Ukraine nói hai bên vẫn hướng tới lệnh ngừng bắn lâu dài và chấm dứt hoàn
toàn xung đột. “Cuộc đàm phán lần này chưa có bước đột phá. Nhưng họ vẫn
thống nhất rằng sẽ tiếp tục đối thoại”, ông Podolyak nói thêm.

 Không có đột phá, chưa đạt được những bước tiến sâu hơn
Nguyên nhân thất bại:
- Không chịu lùi bước

Vòng 4: 14/3 Brest, Belarus theo hình thức trực tuyến

Nội dung:
Cuộc gặp lần này thảo luận về hòa bình, ngừng bắn, rút quân khỏi Ukraine và đảm
bảo an ninh, Reuters dẫn lời ông Mykhailo Podolyak cho biết, nhấn mạnh lập
trường của Ukraine không đổi. Cuộc đàm phán diễn ra rất khó khăn.

Theo đó, ông Podolyak khẳng định Ukraine sẽ không nhượng bộ bất cứ điều gì,
song nhận định Nga đã bắt đầu đối thoại mang tính xây dựng.

các quan chức Nga và Ukraine đã đưa ra những đánh giá lạc quan nhất của họ về
tiến độ trong các cuộc đàm phán nhằm giải quyết khủng hoảng tại Ukraine.

Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả

Nguyên nhân thất bại:


- Không chịu lùi bước

Ukraine, Nga tạm dừng đàm phán, sẽ nối lại vào ngày 15-3

Nguyên nhân đàm phán thất bại

UK và Nga đều sử dụng chiến lược phân bổ

Như hầu hết tất cả các cuộc đàm phán ngoại giao để chấm dứt chiến tranh trên thế
giới, cuộc đàm phán để giải quyết việc chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine không
phải là một ngoại lệ. Có ít nhất bốn nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả
đàm phán.

Một là, so sánh lực lượng trên chiến trường giữa các bên tham chiến. Đây là yếu tố
quan trọng và mang tính quyết định nhất.

Nga cho rằng họ đang thắng áp đảo trên chiến trường nên không có bất cứ sự
nhượng bộ nào đối với các đòi hỏi của mình. Ukraine nghĩ mình đang "ghìm chân"
và gây cho Nga những tổn thất nặng nề.

Theo Ukraine, họ đang ở "thế mạnh" vì chiến tranh càng kéo dài thì thương vong,
phí tổn và sự phản đối ở trong và ngoài nước Nga càng lớn sẽ khiến Nga sớm "thu
quân" trong "thất bại".

- Chưa hiểu rõ đối tác


- Chỉ dựa vào trực giác
- Tranh thủ lấn át giành quyền lợi từ đối thủ yếu hơn
Hai là, lập trường của các bên tham chiến. Hiện nay lập trường của Nga và Ukraine
quá khác xa nhau.

Nga kiên quyết với 3 điều kiện, đòi Ukraine: (i) công nhận Crimea thuộc Nga và
"nền độc lập" của 2 nước cộng hòa tự xưng là Lugansk và Donetsk; (ii) phi phát xít
hóa và phi quân sự hóa; và (iii) không gia nhập NATO.

Trong khi đó, Ukraine cho rằng đây là "tối hậu thư" buộc họ "đầu hàng", Ukraine
chỉ chấp nhận đàm phán khi không có bất kỳ "điều kiện tiên quyết" nào.

- Đàm phán phân bổ là lựa chọn duy nhất khi mục tiêu của các bên hoàn
toàn đối lập nhau

Ba là, ý chí của lãnh đạo và sự ủng hộ của người dân. Cả Tổng thống Nga Putin lẫn
Tổng thống Ukraine Zelensky đều có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán và điều này
được thể hiện trong suốt cuộc chiến vừa qua.

Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông Putin được 71% người dân Nga ủng hộ,
ông Zelensky được sự ủng hộ của trên 90% dân Ukraine. Điều này làm cho 2 nhà
lãnh đạo rất khó xuống thang.

Cuối cùng, đó là bối cảnh khu vực và quốc tế. Trước khi Nga bắt đầu chiến dịch
quân sự, Mỹ và phương Tây khi đó "xem nhẹ" các lo ngại an ninh của Nga và hai
bên thiếu các cuộc tiếp xúc, đàm phán chân thành để có thể tránh được cuộc chiến.

Tuy nhiên, Nga sẽ chỉ đồng ý nếu như các điều kiện mình đưa ra được đáp ứng
phần lớn hoặc toàn bộ và an ninh của Nga phải được tính đến trong một cấu trúc an
ninh mới của châu Âu.

ĐƯỢC ÍT

- Chỉ thỏa thuận con đường nhân đạo cho người dân

MẤT NHIỀU

- Đàm phán không đi đến đâu dẫn đến mất người, tài sản, trang thiết bị, hai bên giờ
cạch mặt nhau, không bên nào chịu nhường bên nào.

- Không vun đắp được mối quan hệ giữa Uk và Nga đồng thời làm tốn thời gian
của 2 bên mà không đạt được lợi ích.
- Việc kéo dài và không chấp nhận các thỏa thuận của nhau dễ dàng khiến đối
phương cảm thấy mất thiện chí.

- Không hiểu rõ đối tác

- Chỉ dựa vào trực giác

- Không có ý định lùi bước

Làm mất thời gian nhưng lại không có kết quả

=> ĐÀM PHÁN THẤT BẠI

You might also like