You are on page 1of 4

Khái quát về Nga và Ukraine

1. Nga
https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-khai-quat-ve-lien-bang-nga-dien-tich-
dan-so-bo-may-nha-nuoc.aspx
Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya IPA: [rɐˈsʲijə]), tên gọi đầy đủ
là Liên bang Nga (tiếng Nga: Российская Федерация, chuyển tự.
Rossiyskaya Federatsiya IPA: [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]) là một quốc gia
cộng hòa liên bang nằm ở phía bắc của lục địa Á - Âu. Đây là quốc gia có
diện tích lớn nhất trên thế giới.
- Tên nước: tên dài chính thức: Liên bang Nga (Russian Federation); tên
ngắn chính thức: Nga.
- Thủ đô: Matxcơva.
- Ngày quốc khánh: Ngày 12 tháng 06.
- Quốc kỳ: Có 3 dải nằm ngang có kích thước bằng nhau với 3 màu trắng
(trên cùng), xanh lơ, và đỏ.
- Diện tích: 17.075.400 km2.
- Dân số: 142,2 triệu người (theo số liệu thống kê năm 2007), gồm trên 100
dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%, Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%.
- Kiểu nhà nước: Ngày 12-12-1993, Liên bang Nga thông qua Hiến pháp
mới theo đó mô hình nhà nước của Liên bang Nga được xếp vào mô hình
chính thể lưỡng tính hay bán tổng thống (semi-presidential republic).
- Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới trong năm 2021. Đây là
một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và
đồng thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một thành
viên của G-8 (nhưng đã bị khai trừ từ năm 2014), G-20, APEC, SCO và
EurAsEC, lãnh đạo của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Nga có truyền
thống lâu đời về nhiều lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, bao gồm những
thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người. Nga cũng là
một cường quốc về mặt quân sự, có tiếng nói đối trọng với NATO nói
chung và Hoa Kỳ nói riêng.

2. Ukraina
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ukraina
https://vnexpress.net/nhung-du-lieu-co-ban-ve-dat-nuoc-ukraine-
4435233.html
Ukraina bao gồm 24 tỉnh, một nước Cộng hòa tự trị (Krym) và hai thành
phố có địa vị pháp lý đặc biệt là thủ đô Kiev và Sevastopol. Ukraina theo
thể chế cộng hòa tổng thống.
Lịch sử Ukraina bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX của Công Nguyên khi vùng
đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Rus
Kyiv hùng mạnh tồn tại đến thế kỷ XII. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành
Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Rus Kyiv bị Mông Cổ chinh phục và
chịu cảnh nô lệ trong suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông Cổ suy yếu, lãnh thổ
của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại Châu Âu, cụ
thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỷ XIX, khi Nga bành trướng và
đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina nằm trong Đế
quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên
bang Xô viết đồng thời trở thành một nhà nước cộng hòa theo thể chế Xã
hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina lại
trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina tiến hành mở cửa,
xây dựng nền kinh tế thị trường và trở thành quốc gia có trình độ phát triển
cao ở Đông Âu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khủng hoảng chính
trị, tham nhũng cùng chiến tranh với Nga đã làm Ukraina mất quyền kiểm
soát ở một số vùng lãnh thổ trọng yếu, khiến cho tình hình đất nước đi
xuống trầm trọng.
3. Nato
https://spiderum.com/bai-dang/Chien-tranh-Nga-Ukraine-Goc-nhin-cua-
Nga-c0EEMepgKWHE
NATO (North Atlantic Treaty Organization), tức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương, là một liên minh quân sự được thành lập vào ngày 4 tháng 4
năm 1947 trên cơ sở Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Mục đích thành lập
của khối là để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và ảnh
hưởng của Liên Xô lên các nước châu Âu khi đó. Điều này dẫn đến việc
các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp Ước
Warszawa như là một đối trọng của NATO. Việc hai khối quân sự thù địch
nhau chạy đua vũ trang cũng là cuộc đối đầu chính trong Chiến tranh Lạnh
(1947 - 1991).
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, đại diện của Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria,
Tiệp Khắc và Romania đã đặt bút ký nghị định thư chấm dứt hoàn toàn
Hiệp ước Warszawa. Sự tan rã của khối Warszawa dẫn đến việc NATO
không còn đối trọng nào nữa. Tuy nhiên, NATO không những không giải
tán mà còn tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh, tiêu biểu là NATO
ném bom Nam Tư trong Chiến tranh Kosovo (24/03/1999 - 10/06/1999).

Từ khi cuộc không kích diễn ra, Liên bang Nga đã kêu gọi Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc họp để xem xét “một tình huống cực kỳ nguy hiểm do
hành động quân sự đơn phương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư”. Tuy nhiên, dự
thảo nghị quyết do Nga, Belarus và Ấn Độ cùng biên soạn yêu cầu “chấm
dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực đối với Cộng hòa Liên bang Nam
Tư” đã không nhận được sự thông qua của hội đồng. Trong số 15 quốc
gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi ấy, có ba quốc gia ủng hộ
(Nga, Trung Quốc và Namibia) và mười hai quốc gia phản đối, không có
phiếu trắng. Từ những sự kiện này, nước Nga không xem NATO là một
khối quân sự “phòng thủ” đơn thuần mà là một mối nguy hại thường trực
đến an ninh quốc gia. Xét cho cùng, không một cường quốc nào lại muốn
đối thủ của họ đứng ngay trước cửa mang vũ khí chĩa vào lãnh thổ cả!

You might also like