You are on page 1of 9

1

Quá trình hình thành Kosovo

I. Một số nét chính về Kosovo


- Kosovo là vùng lãnh thổ tranh chấp nằm ở trung tâm bán đảo Balkan -
vị trí địa chiến lược quan trọng của khu vực Địa Trung Hải, Biển Đen,
Caucasus và Biển Caspi.
- Diện tích: hơn 10.000 km²
- Dân số: khoảng 1,9 triệu dân (trong đó 90% là người Albania).1
- Sự can thiệp quyết liệt của NATO cách đây hơn hai thập kỷ đã vạch rõ
ranh giới giữa Kosovo và Serbia, nhưng kể từ đó, những căng thẳng
âm ỉ trong nhiều năm qua vẫn đang trực chờ bùng phát.
II. Quá trình hình thành Kosovo

Vào thời kỳ trung cổ, Kosovo từng đóng vai trò là trung tâm văn hóa và thương mại
của đế chế Serbia. Nơi đây từng diễn ra trận chiến ác liệt giữa người Serbia và
Ottoman năm 1389. Tuy cuộc chiến thất bại, nhưng từ đó Kosovo được xem là cái
nôi lịch sử, nơi hội tụ tinh thần dân tộc Serbia. Sau đó, dưới sự cai trị của Ottoman,
người Albania, đạo Hồi cũng theo đó mà thâm nhập vào Kosovo.

Nhà nước Serbia ra đời vào đầu thế kỷ 19 sau cuộc nổi dậy chống lại Đế chế
Ottoman. Sau Thế chiến thứ nhất, Kosovo nằm trong lãnh thổ của Vương quốc
Nam Tư.Trong Thế chiến thứ hai, Kosovo được sáp nhập vào Cộng hòa Albania
dưới sự chiếm đóng của Ý. Sau khi kết thúc chiến tranh, Kosovo được sáp nhập
thành một tỉnh tự trị của Cộng hòa Serbia nằm trong Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Nam Tư, do Tổng thống Tito cai trị.

Từ năm 1989 đến năm 1999, Slobodan Milosevic xóa bỏ quyền tự trị của Kosovo .2
1
Lâm, P., & Sỹ, T. (2022, October 13). Nguy cơ tái bùng phát xung đột tại Kosovo. Retrieved from Tạp chí Quốc
phòng toàn dân website: http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/nguy-co-tai-bung-phat-xung-dot-
tai-kosovo/19326.html
2
Trần Thị Hoàng, M. (2012, March 28). Số 28 - Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế.
Retrieved from Học Viện Ngoại Giao Việt Nam website: https://dav.edu.vn/so-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-
doi-voi-quan-he-quoc-teso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-quan-he-quoc-te/
2

Tháng 3/1999, khối quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu quyết định can dự chống quân
đội của Tổng thống Milosevic. Qua 78 ngày đêm không kích, quân đội của Tổng
thống Milosevic cuối cùng chấp nhận thất bại và ký Hiệp ước Kumanovo, rút quân
khỏi Kosovo và trao quyền quản lý lại cho lực lượng quốc tế được lập ra bởi Liên
hợp quốc theo nghị quyết số 1244 của Hội đồng Bảo an. Kosovo sau đó được bảo
đảm an ninh chủ yếu bởi lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR của Liên hợp quốc.

Tình hình nơi đây không có nhiều xáo trộn trong khoảng thời gian 2006-2007 dù
từng xảy ra một số cuộc thanh trừng sắc tộc. Đến tháng 2/2008, Kosovo bất ngờ
tuyên bố độc lập. Một loạt nước phương Tây: Mỹ, Pháp, Anh, Đức công nhận
Kosovo. Tuy nhiên, Serbia cùng nhiều nước như Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc...
không công nhận.3

III. Tổ chức của Kosovo (thực thể gần như quốc gia)

Kosovo được quản lý như một nền dân chủ đại diện. Chính phủ bao gồm ba nhánh:
hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đất nước được điều chỉnh bởi hiến pháp được
thông qua vào ngày 7 tháng 4 năm 2008. Tổng thống được bầu bởi quốc hội với tư
cách là nguyên thủ quốc gia, cũng như đại diện cho sự thống nhất của đất nước.
4
Thủ tướng cũng được bầu bởi quốc hội và là người đứng đầu chính phủ.

IV. Mối quan hệ giữa Kosovo và Serbia


- Việc Kosovo tuyên bố độc lập đã bị Serbia kiện ra tòa án quốc tế. Vụ tranh
chấp đã cản trở nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Serbia và làm
tình hình ở Kosovo trở nên phức tạp. Khoảng 10 năm sau đó, EU đã nỗ lực
hòa giải Kosovo và Serbia, nhưng Serbia vẫn không thể công nhận Kosovo
như một quốc gia.5
3
Thiện, N. (2022, August 2). Kosovo – Thùng thuốc súng luôn trực chờ nổ giữa lòng châu Âu. Retrieved from Báo
Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/kosovo--thung-thuoc-sung-luon-truc-cho-no-
giua-long-chau-au-i662565/
4
Kosovo có phải là một quốc gia không? (n.d.). Retrieved from vi.history-hub.com website: https://vi.history-
hub.com/kosovo-co-phai-la-mot-quoc-gia-khong
5
Thiện, N. (2022, August 2). Kosovo – Thùng thuốc súng luôn trực chờ nổ giữa lòng châu Âu. Retrieved from Báo
Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/kosovo--thung-thuoc-sung-luon-truc-cho-no-
3

- Hơn thế, mối quan hệ rạn nứt giữa Kosovo và Serbia một lần nữa lại bị đe
dọa sau một trong những đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều năm.
- Theo Đài CNBC, sự thù địch âm ỉ giữa Serbia và Kosovo đã chuyển thành
thù địch công khai ở miền bắc Kosovo. Điểm bùng phát quan trọng gần đây
là cuộc bầu cử địa phương vào mùa xuân 2023, cộng đồng người Serbia ở
khu vực phía bắc Kosovo đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu, với lý do đòi hỏi có
nhiều quyền tự chủ hơn của họ đã không được đáp ứng. Sau đó, chính quyền
vùng lãnh thổ này bổ nhiệm người Albania làm thị trưởng một số thị trấn có
đông người Serbia sinh sống. Sự kiện trên đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng
đồng người Serbia ở Kosovo. Căng thẳng gia tăng hơn nữa trong mùa hè và
bùng phát vào cuối tháng 9 sau cuộc đấu súng đã nổ ra giữa một nhóm người
Serb được trang bị vũ khí hạng nặng và lực lượng cảnh sát Kosovo tại làng
Baniska phía bắc Kosovo, khiến một cảnh sát và ba tay súng thiệt mạng.6
V. Mở rộng: tác động từ sự kiện tuyên bố độc lập của Kosovo

Về lâu dài việc công nhận cho Kosovo độc lập sẽ gây tác hại làm bất ổn định khu
vực Balkan và một số khu vực nhạy cảm khác: sự nổi dậy đòi độc lập hoặc tăng
cường quy chế tự trị của cộng đồng người gốc Hungary tại Slovakia và Romania...
Vì thế, không riêng gì Serbia và Nga mà dư luận nói chung không muốn nhìn thấy
Kosovo độc lập theo cách mà Mỹ và một số nước trong EU đang muốn thúc đẩy.7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (1)

1. Lâm, P., & Sỹ, T. (2022, October 13). Nguy cơ tái bùng phát xung đột tại
Kosovo. Retrieved from Tạp chí Quốc phòng toàn dân website:
http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/nguy-co-tai-bung-
phat-xung-dot-tai-kosovo/19326.html

giua-long-chau-au-i662565/
6
ONLINE, T. T. (2023, October 6). Châu Âu lo lắng trước “thùng thuốc súng” Serbia-Kosovo (Minh Gia, Ed.).
Retrieved from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/chau-au-lo-lang-truoc-thung-thuoc-sung-serbia-
kosovo-20231006143645288.htm
7
cand.com.vn. (2007, October 9). Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc lập? (Trương Hùng, Ed.). Retrieved
from Báo Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao-phuong-Tay-
muon-cho-Kosovo-doc-lap-i290576/
4

2. Trần Thị Hoàng, M. (2012, March 28). Số 28 - Khủng hoảng Kosovo và tác
động đối với quan hệ quốc tế. Retrieved from Học Viện Ngoại Giao Việt
Nam website: https://dav.edu.vn/so-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-
doi-voi-quan-he-quoc-teso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-
quan-he-quoc-te/
3. Thiện, N. (2022, August 2). Kosovo – Thùng thuốc súng luôn trực chờ nổ
giữa lòng châu Âu. Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử website:
https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/kosovo--thung-thuoc-sung-luon-truc-
cho-no-giua-long-chau-au-i662565/
4. Kosovo có phải là một quốc gia không? (n.d.). Retrieved from vi.history-
hub.com website: https://vi.history-hub.com/kosovo-co-phai-la-mot-quoc-
gia-khong
5. ONLINE, T. T. (2023, October 6). Châu Âu lo lắng trước “thùng thuốc
súng” Serbia-Kosovo (Minh Gia, Ed.). Retrieved from TUOI TRE ONLINE
website: https://tuoitre.vn/chau-au-lo-lang-truoc-thung-thuoc-sung-serbia-
kosovo-20231006143645288.htm
6. cand.com.vn. (2007, October 9). Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc
lập? (Trương Hùng, Ed.). Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử
website: https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao-phuong-Tay-
muon-cho-Kosovo-doc-lap-i290576/

Qúa trình hình thành thành quốc Vatican


5

I. Một số nét chính về Vatican


- Thánh quốc Vatican là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, nằm lọt trong thủ
đô Rome của Ý được thành lập theo Hiệp ước Laterano vào năm 1929. Nhà
nước Vatican là hậu thân của nhà nước của các Giáo hoàng (756 - 1870). Với
tư cách là thủ phủ của cộng đồng Thiên Chúa giáo thế giới, Vatican được
xây dựng rất quy mô, xứng tầm với danh tiếng của mình.
- Vatican chỉ có diện tích tương đương 0,5 km² và dân số khoảng 1.000 người.
Mặc dù có quy mô rất nhỏ nhưng ảnh hưởng của Vatican nói chung và bản
thân các giáo hoàng nói riêng lại vô cùng to lớn. Theo cơ quan thông tấn
Zenit của Vatican, dựa trên những thống kê từ năm 2000 - 2008, công giáo
có khoảng 1,16 tỉ tín đồ khắp thế giới. Cũng theo thống kê này, tính đến năm
2008, công giáo có tổng cộng 5.002 giám mục trên thế giới, tăng hơn 10% so
với con số 4.541 hồi năm 2004. Sự góp sức của mỗi giám mục trong việc
phụ trách các giáo phận đã góp phần tạo dựng nên một tổ chức lâu đời, rộng
lớn trên toàn thế giới.8
- Thành quốc Vatican (Vatican City State) và Tòa thánh (the Holy See) là hai
thực thể riêng biệt. Tòa thánh là đại diện cao nhất của Giáo hội Công giáo La
Mã toàn cầu, là chủ thể của luật pháp quốc tế, có địa vị như một quốc gia, có
quyền gửi đại diện và tiếp nhận đại diện ngoại giao trong khi Thành quốc
Vatican chỉ vùng lãnh thổ cụ thể của Tòa thánh.
- Người đứng đầu Vatican là Giáo hoàng, người nắm quyền trị vì trọn đời,
không thể bị phế truất mặc dù ông có thể từ chức. Giáo hoàng hiện tại là
Francis, được bầu ngày 13/3/2013 thay Giáo hoàng Benedict XVI. Bên cạnh
Giáo hoàng, các quan chức chính phủ chủ chốt của Vatican gồm có Quốc vụ
khanh kiêm Ngoại trưởng, Thủ hiến và Chưởng ấn. 9

8
thanhnien.vn, & Hoàng Đình. (2013, February 17). Vatican - quốc gia không biên giới. Retrieved from
thanhnien.vn website: https://thanhnien.vn/vatican-quoc-gia-khong-bien-gioi-18537921.htm
9
Đức Trí (Ed.). (2023, July 22). Vatican - Một quốc gia đặc biệt. Retrieved from ttdn.vn website: https://ttdn.vn/tin-
tuc-su-kien/thoi-su-chinh-tri/vatican-mot-quoc-gia-dac-biet-82784
6

II. Lịch sử hình thành nhà nước Vatican

Năm 754, vua Astolfe của nước Lombardi (thuộc phía bắc nước Ý ngày nay) đưa
quân xuống phía nam, tấn công bao vây thành Rome, nơi ở của giáo hoàng. Lúc
này, Giáo hoàng đương nhiệm là Stephanus II chạy sang cầu cứu vua Pépin nước
Pháp. Pháp đưa quân sang đánh bại vua Lombardi giải thoát thành Rome.

Năm 756, vua Lombardi lại tấn công thành Rome và vua Pépin một lần nữa đưa
quân cứu nguy. Để tỏ lòng biết ơn, Giáo hoàng Stephanus II đã long trọng tổ chức
lễ xức dầu thánh tại nhà thờ lớn trong thành Rome cho vua Pépin. Sau khi được
xức dầu thánh, vua Pépin tuyên bố dâng tặng đức giáo hoàng Stephanus II toàn bộ
miền Trung nước Ý (vùng đất Lavinium và khu vực phụ cận thành Rome) mà
người Pháp đã chiếm được trong chiến tranh với vua nước Lombardi. Từ đó,
Stephanus II thành lập quốc gia Giáo hoàng và thành Rome là thủ đô.

Bắt đầu từ năm 926, nước Giáo hoàng trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã
thần thánh. Năm 1198, Innocent III lên ngôi giáo hoàng và buộc các nước châu Âu
phải xưng thần nạp cống. Thế nhưng, từ thế kỷ XIV trở đi giáo hoàng bắt đầu bị
giới quý tộc châu Âu ép phải đến lưu trú tại thành Avignon, thuộc Vương quốc
Naples (nay là miền nam nước Pháp).Năm 1417, Hội nghị Giáo hội Constance đã
bầu Martin V làm giáo hoàng. Hội nghị cũng đã đề nghị chính quyền Pháp cho
phép giáo hoàng trở lại Rome để tránh tình trạng ly giáo trong Giáo hội. Cuối thế
kỷ XVIII, Napoleon nắm quyền thống trị châu Âu dẫn đến việc giáo hoàng mất đi
quyền lực vốn có và phải thành lập nước Cộng hòa Rome. Từ năm 1879, phong
trào đấu tranh đòi thống nhất nước Ý dâng cao nên giáo hoàng buộc phải sáp nhập
nước Cộng hòa Rome vào Vương quốc Italia. Năm 1929, nhà độc tài phát xít
Mussolini lên nắm quyền ở Ý. Vì muốn nhận được sự ủng hộ từ Giáo hội và giáo
hoàng, ông đã ký hiệp định công nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền. Từ
đây, nước Ý cho phép Vatican tách khỏi Rome để giáo hoàng có thể thành lập một
7

nhà nước riêng biệt tọa lạc trong lòng quốc gia này. Đó chính là thành quốc
Vatican, tên thường gọi là Tòa thánh Vatican.10

III. Tổ chức nhà nước Vatican


- Chính thể: Quân chủ thần quyền tuyệt đối
- Hiến pháp: Hiến pháp Tòa thánh năm 1967 (có hiệu lực từ ngày 1-3-1986).
Ngày 26-11-2000, thông qua Hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 22-2-2001.
- Đứng đầu nhà nước là Giáo Hoàng trị vì trọn đời và có quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp tối cao đối với Tòa thánh và Giáo hội Công giáo La Mã toàn
cầu. Giáo hoàng cũng là giám mục Giáo phận Rome.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Phủ Quốc vụ khanh, 16 bộ và cơ quan tư pháp.
- Phủ Quốc vụ khanh chịu trách nhiệm về các vấn đề nội vụ, ngoại giao và
nhân sự ngoại giao. Người đứng đầu hiện nay là Hồng y Pietro Parolin do
Giáo hoàng bổ nhiệm - tương đương với chức vụ thủ tướng, giữ vai trò quan
trọng thứ hai sau Giáo hoàng. Phủ Quốc vụ khanh là cơ quan duy nhất của
Giáo triều nằm tại thành phố Vatican, các cơ quan còn lại nằm rải rác ở
Rome.
- Bầu cử: Giáo hoàng do Hội đồng các Hồng y giáo chủ bầu, nhiệm kỳ suốt
đời. Thư ký Nhà nước do Giáo hoàng bổ nhiệm.11
- Về an ninh và quân đội: từ năm 1506, Tòa thánh có bộ phận lính gác Thụy Sĩ
mang trọng trách bảo vệ sự an toàn của Giáo hoàng. Tòa thánh không có
quân đội vì việc phòng vệ Tòa thánh do Ý đảm nhiệm12
IV. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican

10
Nhóm biên soạn (NXB Văn hóa thông tin) (2001). 102 sự kiện nổi tiếng thế giới, Hà Nội.
11
Acomm(http://www.acomm.com.vn), C. 2018. (2015, October 1). Tòa thánh Vatican (Vatican City Stale) | Hồ sơ -
Sự kiện - Nhân chứng. Retrieved from tulieuvankien.dangcongsan.vn website:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung-lanh-tho/chau-au/toa-thanh-
vaticang-vitican-city-stale-3212
12
ONLINE, T. T. (2023a, July 27). Thành quốc Vatican và Tòa thánh khác nhau thế nào? (Duy Linh, Ed.). Retrieved
from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/thanh-quoc-vatican-va-toa-thanh-khac-nhau-the-nao-
20230727121341726.htm
8

Những dấu mốc trong quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican

- Từ năm 1990, hàng năm Tòa thánh cử đoàn cấp Thứ trưởng Ngoại giao thăm
Việt Nam trao đổi các vấn đề mục vụ của Giáo hội.
- Tháng 1/2007, tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai bên: Nhân chuyến thăm Ý,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedict XVI và Quốc vụ
khanh Tarcisio Bertone
- Tháng 11/2008, hai bên nhất trí thành lập Nhóm Công tác hỗn hợp về quan
hệ Việt Nam-Vatican với cơ chế họp thường niên và luân phiên ở hai nước.
- Từ tháng 1/2011, Tòa thánh bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú tại
Việt Nam13

Vào ngày 27/7/2023, nhận lời mời của Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Tòa thánh
Vatican. Đây là sự kiện quan trọng để hai bên trao đổi về việc thúc đẩy quan hệ
cũng như hoạt động của Công giáo Việt Nam. Việc Việt Nam và Vatican đang tích
cực chuẩn bị để chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đại diện thường trú của Tòa
thánh tại Việt Nam được xem là một trong những bước tiến mới mang tính lịch sử
trong quan hệ song phương. Đây cũng là tiền đề quan trọng để mở ra một giai đoạn
mới nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Vatican. 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (2)

13
Hoàng Hà (Ed.). (2023, July 25). Những dấu mốc trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Retrieved
from Báo Nhân Dân điện tử website: https://nhandan.vn/infographic-nhung-dau-moc-trong-quan-he-giua-viet-nam-
va-toa-thanh-vatican-post763922.html
14
NLD.COM.VN. (2023, July 28). Triển vọng mới cho quan hệ Việt Nam - Vatican (Dương Ngọc, Ed.). Retrieved
from https://nld.com.vn website: https://nld.com.vn/thoi-su/trien-vong-moi-cho-quan-he-viet-nam-vatican-
20230727212056987.htm
9

1. thanhnien.vn, & Hoàng Đình. (2013, February 17). Vatican - quốc gia
không biên giới. Retrieved from thanhnien.vn website:
https://thanhnien.vn/vatican-quoc-gia-khong-bien-gioi-18537921.htm
2. Đức Trí (Ed.). (2023, July 22). Vatican - Một quốc gia đặc biệt. Retrieved
from ttdn.vn website:https://ttdn.vn/tin-tuc-su-kien/thoi-su-chinh
tri/vatican-mot-quoc-gia-dac-biet-82784
3. Nhóm biên soạn (NXB Văn hóa thông tin) (2001). 102 sự kiện nổi tiếng thế
giới, Hà Nội.
4. Acomm(http://www.acomm.com.vn), C. 2018. (2015, October 1). Tòa
thánh Vatican (Vatican City Stale) | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng.
Retrieved from tulieuvankien.dangcongsan.vn website:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-
vung-lanh-tho/chau-au/toa-thanh-vaticang-vitican-city-stale-3212
5. ONLINE, T. T. (2023a, July 27). Thành quốc Vatican và Tòa thánh khác
nhau thế nào? (Duy Linh, Ed.). Retrieved from TUOI TRE ONLINE
website: https://tuoitre.vn/thanh-quoc-vatican-va-toa-thanh-khac-nhau-the-
nao-20230727121341726.htm
6. Hoàng Hà (Ed.). (2023, July 25). Những dấu mốc trong quan hệ giữa Việt
Nam và Tòa thánh Vatican. Retrieved from Báo Nhân Dân điện tử website:
https://nhandan.vn/infographic-nhung-dau-moc-trong-quan-he-giua-viet-
nam-va-toa-thanh-vatican-post763922.html
7. NLD.COM.VN. (2023, July 28). Triển vọng mới cho quan hệ Việt Nam -
Vatican (Dương Ngọc, Ed.). Retrieved from https://nld.com.vn website:
https://nld.com.vn/thoi-su/trien-vong-moi-cho-quan-he-viet-nam-vatican-
20230727212056987.htm

You might also like