You are on page 1of 2

1.

THÁCH THỨC:

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, châu Âu hiện đang phải đối mặt với khủng
hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Điều đáng nói
là, thách thức này gia tăng đột biến, phức tạp, tác động tới nhiều lĩnh vực, không chỉ về
kinh tê - xã hội, mà còn làm lung lay các giá trị “nhân văn” vốn có của Cựu lục địa, được
thể hiện ở một số nội dung sau:
 Thứ nhất, theo đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), chỉ tính 9
tháng đầu năm 2015, đã có hơn 620.000 người đăng ký tỵ nạn ở châu Âu (tương
đương với số lượng của cả năm 2014). Trong đó, riêng tháng 7-2015 con số người tỵ
nạn đã đến châu Âu khoảng 137.000 người. Hơn nữa, dòng người tỵ nạn không chỉ
đông về số lượng, mà còn gia tăng đột biến (trong thời gian ngắn) và phân bố không
đồng đều, chủ yếu tập trung vào một số nước, như: Đức, Pháp, Hung-ga-ri và I-ta-li-a,
…, nên đã tạo áp lực và là thách thức lớn đối với EU trong việc thống nhất tìm cách giải
quyết vấn đề nan giải này.
 Thứ hai, làn sóng di cư ồ ạt vào châu Âu đã tạo sự hỗn loạn về trật tự công cộng, nhất
là tại các cửa khẩu biên giới và hệ thống giao thông của một số quốc gia. Trong khi đó,
không loại trừ các phần tử Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là phiến quân thuộc Tổ chức Nhà
nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể trà trộn vào dòng người tỵ nạn để thâm nhập vào
châu Âu, nhằm thực hiện các hoạt động khủng bố. Vì thế, khủng hoảng di cư ở Lục địa
già hiện nay đã, đang trực tiếp đe dọa an ninh của nhiều nước, nhất là đối với các nước
tham gia hoạt động không kích chống IS ở I-rắc và Xy-ri.
 Thứ ba, khủng hoảng di cư còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với hầu hết các quốc gia
châu Âu, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền
chung châu Âu chưa được hóa giải. Riêng nền kinh tế một số nước, như: Hy Lạp, I-ta-li-
a, Hung-ga-ri,… không chỉ phải chia sẻ nguồn lực cho công tác cứu trợ nhân đạo về
lương thực, y tế cho người tỵ nạn mà còn thiệt hại nặng nề về doanh thu ngành du lịch.
Ngoài ra, việc tiếp nhận số lượng lớn người tỵ nạn sẽ đặt ra nhiều thách thức về giải
quyết chỗ ở, việc làm trong khi nạn thất nghiệp ở hầu hết các nước khu vực đồng tiền
chung châu Âu chưa được khắc phục.
 Thứ tư, áp lực từ làn sóng di cư đến châu Âu khiến bất đồng chính trị trong nội bộ EU
ngày càng sâu sắc. Thậm chí, do lo ngại về hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố (thông
qua con đường nhập cư) có thể buộc các thành viên EU tạm dừng áp dụng Hiệp định
Sen-gen1. Việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người tỵ nạn cho các thành viên cũng như
biện pháp cụ thể xử lý cuộc khủng hoảng khiến nội bộ EU chỉ trích lẫn nhau. (Trong khi
Hung-ga-ri buộc phải sử dụng biện pháp cứng rắn để ngăn chặn và giảm bớt sự hỗn
loạn do dòng người nhập cư gây ra thì Đức lại sẵn sàng tiếp nhận và phê phán cách
làm của Bu-đa-pét,... )

2. GIẢI PHÁP

Như vậy, làn sóng di cư vào châu Âu đã và đang tạo ra thách thức không nhỏ
đối với EU, buộc Liên minh này phải đề ra các giải pháp cấp bách, nhằm tháo gỡ những
nút thắt của khủng hoảng. 
 Thiết lập cơ chế “ Cơ chế đoàn kết tự nguyện”: Tháng 6/2022, từ đề xuất của Pháp, các
nước EU đã thống nhất và thiết lập nên cơ chớ này. Theo đó khoảng 10 nước châu Âu
đã đồng ý tiếp nhận mỗi năm khoảng 10 ngàn người tị nạn từ các nước EU giáp Địa
Trung Hải như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha… nhằm giảm tải gánh nặng cho các quốc gia
này.
 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp chặt hơn với các tổ chức phi chính phủ
(NGO) thực hiện việc cứu nạn trên biển. Đó là các tàu cứu nạn của NGO phải di chuyển
và cập cảng không chậm trễ sau khi giải cứu được người di cư, thay vì lênh đênh trên
biển để tìm kiếm thêm các thuyền chở người di cư gặp nạn khác rồi mới vào bờ. Tàu
thuyền vi phạm sẽ chịu mức phạt có thể lên tới hơn 53.000 USD. Nếu vi phạm nhiều
lần, phương tiện sẽ bị tịch thu. (cre)
 Tăng cường an ninh biên giới và siết chặt việc nhập cư: Trong Hội nghị cấp cao EU mới
kết thúc ở Brussels (Bỉ) các nhà lãnh đạo kêu gọi EC khẩn trương tăng cường an ninh
biên giới ngoại khối bằng cách tăng khả năng bảo vệ, củng cố hạ tầng, phương tiện
giám sát, trong đó có thiết bị và phương tiện giám sát trên không. Các nhà lãnh đạo EU
đạt thỏa thuận cho phép một quốc gia thành viên có thể sử dụng phán quyết của tòa án
ở một nước thành viên khác để trục xuất người di cư trái phép về nước xuất xứ, nhằm
ngăn chặn khả năng người di cư đến một nước khác để xin tị nạn sau khi bị quốc gia
đầu tiên từ chối tiếp nhận. (cre)
 Hỗ trợ hội nhập vào cộng đồng sở tại và tìm việc làm. Đồng thời, tăng cường cung cấp
tài chính cho những quốc gia ở gần nguồn dân di cư; hỗ trợ các hoạt động quản lý biên
giới ngoài của EU; xây dựng hệ thống pháp lý để tái định cư những người tỵ nạn và thu
hút nhân lực có trình độ phù hợp. (cre)

You might also like