You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA CÔ GIANG

Họ và tên: Phạm Đình Dương

Lớp: K21 ĐHSP Lịch Sử CLC

Mã sinh viên: 186602CLC02

Câu hỏi 2. Khái quát sự ra đời các cộng đồng châu Âu. Ý nghĩa của sự ra đời
đó?

Bài Làm:

A, Bối cảnh ra đời

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước châu Âu, Nhật Bản
và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của.
Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh do bán vũ khí và phương tiện
chiến tranh) và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng 3 năm sau
chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của
thế giới tư bản. Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế và nắm trong tay một lợi thế khiến
các nước phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bom nguyên tử.

Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau Thế chiến II đã đặt
ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm
kịch như vậy tái diễn.

B, Khái quát sự ra đời các cộng đồng châu Âu.

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union),
cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị
bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành
lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng
châu Âu (EC). Dân số của Liên minh châu Âu vào năm 2015 là khoảng hơn 430
triệu dân. GDP của khu vựa này chiếm khoảng 22% GDP danh nghĩa và khoảng
17% GDP sức mua tương đương của thế giới.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh
hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá
trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

- 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia,
Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC),
nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên.
Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền
tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng
lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”
(EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu
Âu” (EC). Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội
địa thống nhất Châu Âu" năm 1992.

- Đến 7 - 2 - 1992 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước
Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh
châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

- Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số
thành viên lên 27 nước.

EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực
kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công
dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

B, Ý nghĩa

Trải qua quá trình thành lập lâu dài, các cộng đồng châu Âu đã tiếp nối, kết
hợp với nhau thành một chỉnh thể liên minh Châu Âu mạnh mẻ
* Cộng đồng châu Âu
Cộng đồng châu Âu ban đầu bao gồm ba tổ chức riêng biệt. Cụ thể như
sau:
– Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Cộng đồng kinh tế châu
Âu còn được gọi là thị trường chung, và nó hoạt động để thống nhất các nền
kinh tế của châu Âu.
– Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, và Cộng đồng Than và
Thép châu Âu ECSC được đưa ra để nhằm mục đích cố gắng điều chỉnh các
hoạt động sản xuất trên khắp các quốc gia thành viên.
– Cuối cùng, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập để
nhằm mục đích chính đó là để thiết lập một thị trường cho năng lượng hạt nhân.
Các tổ chức hiệp ước này đã làm việc cùng nhau để nhằm đảm bảo các chính
sách công bằng và thậm chí được ban hành và thực thi trên khắp các quốc gia
tham gia.
* Liên minh châu Âu
Hiệp ước Maastricht đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa
châu Âu và dẫn đến việc thành lập Liên minh châu Âu, sự kiện này là đỉnh cao
của quá trình thống nhất châu Âu.. Nó đã tạo ra một khối liên kết là Liên minh
châu Âu EU như ngày nay. Sự kiện này tạo ra một phương hướng phát triển mới
của các nước châu Âu đồng thời cũng đã giải quyết được những khó khăn thách
thức mới của các nước châu Âu lúc bấy giờ.
Như vậy, từ EC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp
với các hình thực liên kết quốc tế được phát triển chặt cẽ, toàn diện và hoàn
toàn mới về vật chất.

You might also like