You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


-----------------------------------------

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Giảng viên hướng dẫn PGS, TS Đinh Hồng Vân


Họ và tên sinh viên MSSV
Nguyễn Thị Thu Lan 21041595
Lưu Ngọc Ánh 21041569
Hà Thu Hơn 21041648
Hoàng Ngọc Quỳnh 21041615
Mục lục
PHẦN 1: TÓM TẮT CÁC BÀI HỌC .............................................................................. 3
I. Châu Âu và châu Âu ............................................................................................... 3
II. Lịch sử hình thành ................................................................................................. 4
III. Thể chế, chính trị .................................................................................................... 5
IV. Các lĩnh vực hoạt động ........................................................................................... 6
V. Văn hóa, giáo dục.................................................................................................... 6
VI. Tương lai của liên minh châu Âu .......................................................................... 7
VII. Quan hệ quốc tế ...................................................................................................... 8
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHÂU ÂU ..... 10
A. Lời mở đầu ................................................................................................................ 10
B. Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu ............................... 10
I. Giới thiệu chung về EU ......................................................................................... 10
1. Các mục tiêu của EU.......................................................................................... 11
2. Giá trị cốt lõi của EU ......................................................................................... 11
3. Những lợi ích mà EU mang lại.......................................................................... 12
II. Lịch sử hình thành EU....................................................................................... 13
1. Những ý tưởng đầu tiên về Liên minh châu Âu .............................................. 13
2. Sự ra đời của Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) ................................ 14
3. Thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng
Nguyên tử Châu Âu (EURATOM) ......................................................................... 14
4. Sự phát triển của Cộng đồng Châu Âu (EC) ................................................... 15
5. Ra mắt thị trường chung và thành lập Liên minh Châu Âu (EU) ................ 16
6. Nỗ lực mở rộng các quốc gia thành viên và thúc đẩy hội nhập ..................... 19
7. EU từ năm 2020 đến nay ................................................................................... 22
C. Kết luận ...................................................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 24

2
PHẦN 1: TÓM TẮT CÁC BÀI HỌC
I. Châu Âu và châu Âu
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á - Âu, giới hạn từ 36°B 71°B, với diện tích hơn
10 triệu km2. Châu Âu được coi là một bán đảo khổng lồ vì 3 mặt đều là biển: phía Bắc
giáp với Bắc băng Dương, phía Nam giáp với biển Địa Trung Hải, phía Tây giáp với Đại
Tây Dương và phía Đông giáp với châu Á. Ở châu Âu, đồng bằng chiếm 2/3 diệntích, kéo

dài từ tây sang đông còn đồi núi chiếm ⅓ diện tích và tập trung ở phía Nam,có 5 dãy núi

lớn. Châu Âu chia làm 3 miền khí hậu đa dạng: miền khí hậu cực và cận cực; khí hậu ôn
đới và ôn đới lục địa; khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Cảnh quan chủ yếu là rừng lá kim ở
phía Bắc và núi cao, rừng lá rộng ở Tây Âu. Lục địa châu Âu bao gồm 47 nước (tuy nhiên
không phải nước nào cũng tham gia vào Liên minh châu Âu), nước lớn nhất là Nga (tính
cả phần diện tích trải dài ở Châu Á), nhỏ nhất là tòa thánh Vatican, trong trung tâm của
Rome. Châu Âu được chia thành 4 khu vực là Bắc Âu, Nam Âu, Đông Âu và Tây Âu.
Người dân châu Âu không chỉ khác người châu Á, châu Phi mà giữa những người châu Âu
với nhau cũng khác nhau: từ có màu da từ trắng đến ngăm đen, tóc nhiều màu, có người
cao đến trung bình, mũi cao, tóc gợn sóng, nhiều lông và râu rậm. Hiện nay ở châu Âu sử
dụng ba nhóm ngôn ngữ chính: đầu tiên là tiếng Đức. Tôn giáo chính trong khu vực này là
đạo Tin Lành. Tiếp theo là nhóm Latin với tôn giáo chính là Công giáo. Nhóm ngôn ngữ
thứ ba là Slav, tôn giáo chính là Cơ Đốc, Chính thống giáo, Công giáo và cả Hồi giáo. Bên
cạnh đó, nhiều người châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai.
Châu Âu từ lâu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động kinh tế, là cái nôi của khoa học hiện đại
và cách mạng công nghiệp. Chăm sóc sức khỏe ở châu Âu là một hệ thống theo tiêu chuẩn
ở cấp quốc gia của từng nước, chủ yếu được tài trợ từ nguồn thuế (dịch vụ chăm sóc sức
khỏe toàn cầu). Châu Âu không chỉ được đánh giá là nơi có nền chính trị ổn định, kinh tế
phát triển mà còn là môi trường học thuật bậc nhất thế giới. Các trường đại học ở châu Âu
từ lâu đã nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trường nghiên cứu hiện đại. Ngoại trừ

3
Anh, thì hầu như các trường Đại học tại các nước châu Âu đều có mức học phí thấp hoặc
hoàn toàn miễn phí.
II. Lịch sử hình thành

Liên minh châu Âu là tổ chức tự nguyện liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt
chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy
nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như văn hóa, dân tộc, lịch sử.
Các quốc gia thành lập liên minh châu Âu với mục đích mong muốn thúc đẩy việc thiết lập
một nền hòa bình bền vững và khắc phục tình trạng manh mún về kinh tế và chính trị của
châu Âu để nâng cao vị thế của châu Âu trên trường quốc tế, với điều kiện tất cả quốc gia
thành viên luôn giữ sự hòa hợp, công bằng, đoàn kết, tôn trọng và không phân biệt đối xử.
Liên minh châu Âu sử dụng 24 ngôn ngữ chính thức. EU mang giá trị cốt lõi . Lịch sử
thành lập EU gồm những dấu mốc chính:
• 1950 - Robert Schuman, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp đề xuất thành lập Cộng đồng
than thép châu Âu.
• 1951 - 6 nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua ký Hiệp ước Paris
thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) tổ chức tiền thân của EU.
• 1957 - 6 nước thành viên sáng lập ký 2 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Năng
lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
• 1967 - Hiệp ước hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung
là Cộng đồng châu Âu (EC)
• 12-1991 các nước thành viên EC đã ký Hiệp ước Maastricht (Hà Lan), có hiệu lực
ngày 1-2-1993, đổi tên EC thành Liên minh châu Âu (EU)
• 1995 - Hiệp ước Schengen về tự do đi lại có hiệu lực
• 01/01/1999 đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU
• 31-1-2020, Anh chính thức rời khỏi EU.
Từ khi thành lập EU đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích đến với các quốc gia thành
viên:
• Luôn sống trong yên bình, ổn định và thịnh vượng trong suốt hơn nửa thế kỷ.

4
• Với việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên EU, đã dẫn đến
việc thành lập khu vực Schengen. Khu vực này là nơi lý tưởng để sống, làm việc và
đi du lịch nước ngoài.
• Mọi quốc gia EU đều phải đối xử bình đẳng với những công dân EU khác đến để
làm việc, an ninh xã hội và thuế. Bằng việc tập trung làm cho các tổ chức quản lý
ngày càng minh bạch và có tính dân chủ.
• EU hoạt động dựa trên một nền kinh tế thị trường duy nhất, cho phép hầu hết hàng
hóa, dịch vụ và người dân tự do di chuyển. Đây là khối giao dịch lớn nhất trên thế
giới và là nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất, cũng như là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của hơn 100 quốc gia.
• EU hỗ trợ hơn 120 triệu người mỗi năm là nạn nhân của các thảm họa nhân tạo hoặc
thiên tai trên toàn thế giới, khiến khối liên minh này đã trở thành tổ chức quyên góp
lớn nhất thế giới về viện trợ nhân đạo.
• Trong suốt 60 năm kể từ khi thành lập, các nước trong Liên minh Châu Âu tiếp tục
củng cố chỗ đứng như là một lực lượng kinh tế mạnh mẽ, với giá trị của đồng euro
ngày càng gia tăng.
III. Thể chế, chính trị
Liên minh châu Âu có các định chế chính là: Hội đồng Chủ tịch châu Âu, Hội đồng
Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu,Âuỷ ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa
công lý châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu. Chức năng lập pháp, hoặc làm luật của EU
được thực hiện bởi 3 tổ chức: Nghị viện châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu.
Định hướng chính sách tổng thể và các ưu tiên của EU được quyết định bởi: Hội đồng
Chủ tịch châu Âu. Thực hiện chức năng tư pháp, chịu trách nhiệm giải quyết các tranh
chấp và thực thi luật pháp của EU là: Tòa công lý châu Âu. Và Tòa kiểm toán châu Âu
có chức năng giám sát ngân sách và đại diện cho lợi ích của những người nộp thuế ở
EU, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu quản lý đồng euro và thực hiện chính
sách tiền tệ của EU. Ngoài ra còn có các cơ quan giúp việc là Ủy ban kinh tế và xã hội
châu Âu, Ủy ban các vùng, Cơ quan Thanh tra châu Âu, Kiểm soát bảo vệ dữ liệu châu
Âu và Ngân hàng đầu tư châu Âu. Bên cạnh đó bài học cũng cung cấp kiến thức về "Khu

5
vực đồng euro" và "Không gian Schengen". Khu vực đồng euro hay còn gọi là Eurozone.
Hiểu một cách đơn giản thì khu vực đồng euro là một khu vực địa lý kinh tế bao gồm
tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền thống nhất của EU là
đồng euro. Và "Không gian Schengen" có thể hiểu một cách đơn giản là một lãnh thổ
chung của các nước không có kiểm tra trên đường biên giới chung giữa các nước này.
IV. Các lĩnh vực hoạt động
EU hoạt động trong các lĩnh vực cốt yếu vì lợi ích cao nhất của các nước thành
viên, được các nước thành viên cho phép, trong khuôn khổ của các hiệp ước của EU như
thị trường nội khối, đồng tiền chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an ninh, tư pháp và
đối ngoại, những chính sách đổi mới, thúc đẩy tiến bộ trong những lĩnh vực chủ chốt
trong tương lai và các chính sách đoàn kết trong các công tác quản lý vùng, xã hội, nông
nghiệp. 3 nguyên tắc hoạt động cơ bản của EU là: nguyên tắc trao quyền, nguyên tắc
vừa đủ, nguyên tắc bổ trợ. Giữa EU và các nước thành viên các chứng năng và nhiệm
vụ được phân chia như sau: những chức năng chuyên biệt của EU; những lĩnh vực thuộc
thẩm quyền riêng của EU; những lĩnh vực mà EU có vai trò đặc biệt hoặc có thể can
thiệp sâu hơn ngoài khuôn khổ những gì đã được quy định trong các hiệp ước; những
lĩnh vực mà các nước thành viên và EU đều có quyền ban hành luật, tuy nhiên có một
điểm cần chú ý là các nước thành viên chỉ được ban hành luật khi EU có quyết định
không ban hành hoặc chưa đề xuất dự án luật; những lĩnh vực mà các nước thành viên
sẽ ban hành luật và EU đóng vai trò hỗ trợ. Các ưu tiên của EU mà Ủy ban châu Âu đã
xác định từ năm 2014 là: đẩy mạnh tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và đầu tư; hình
thành một thị trường số duy nhất kết nối; xây dựng một liên minh hài hòa trên phương
diện năng lượng với một chính sách có tầm nhìn xa trong vấn đề biến đổi khí hậu; xây
dựng thị trường nội bộ sâu sắc và công bằng với nền tảng công nghiệp mạnh hơn; xây
dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ sâu sắc và công bằng hơn; một hiệp định thương
mại tự do hợp lý và cân bằng với Hoa Kỳ; công lý và các quyền cơ bản dựa trên sự tin
tưởng lẫn nhau; một chính sách di cư mới, tăng vị thế của EU ở cấp độ toàn cầu; thay
đổi dân chủ.
V. Văn hóa, giáo dục

6
Tiến trình Bologna tạo ra khu vực Giáo dục Đại học Châu Âu (European Higher
Education Area) theo công ước Lisbon. Kết quả của ý chí chính trị 48 quốc gia trong
suốt 18 năm qua. Tự do ngôn luận, trao quyền tự tự chủ cho trường, đoàn thể sinh viên
độc lập, tự do học thuật. Quá trình phát triển, cải cách cơ bản: thống nhất quá trình đào
tạo bậc đại học trên toàn châu Âu, triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục, thực hiện
công nhận văn bằng, chứng chỉ và thời gian học tập giữa các trường. Tiêu chuẩn tiến
trình Bologna: bộ khung cơ bản có 3 chu kỳ đào tạo trình độ giáo dục đại học và sau đại
học: chương trình Erasmus: hỗ trợ giáo dục, đào tạo, thanh thiếu niên và thể thao ở châu
Âu, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, giảm thất nghiệp. Lịch sử hình thành và các
giai đoạn, đặc điểm của âm nhạc cổ điển (tính xã hội, góc thương mại, góc giáo dục).
Lịch sử hình thành và các phong cách thời trang đến từ châu Âu (New look, văn hóa
Hippie, thời trang đại chúng, đa trào lưu, vừa hào nhoáng vừa phức tạp, nét du hành cổ
điển đến hiện đại), các kinh đô lớn và thói quen thời trang, ảnh hưởng và các nhãn hàng
lớn của châu Âu. Dòng thời gian và các giai đoạn chính của Văn học (Văn học cổ đại,
Văn học phục hưng, Văn học trung đại, Văn học cổ điển Pháp). Mỗi giai đoạn văn học
châu Âu đều có bối cảnh xã hội đặc trưng. Khái niệm, châm ngòi, kết quả và ảnh hưởng
của Brexit (đối với thế giới, EU và các nước thành viên khác, đối với Việt Nam).
VI. Tương lai của liên minh châu Âu
EU hiện là nơi mà người châu Âu có thể tận hưởng sự đa dạng độc đáo của văn
hóa, ý tưởng và truyền thống. Những động lực tương lai của châu Âu: một nơi thay đổi
trong 1 thế giới đánh giá; nền kinh tế và xã hội đã thay đổi; các điều khoản nổi bật và
mối quan tâm về an ninh và biên giới; những câu hỏi về sự tin tưởng và pháp lý. Về 5
bối cảnh, kịch bản của châu Âu trong 5 năm tới. Điểm khởi đầu cho mỗi kịch bản là 27
quốc gia thành viên cùng nhau tiến lên với tư cách là một Liên minh. Kịch bản 1: Tiếp
tục duy trì( EU tập trung vào việc thực hiện và nâng cấp chương trình nghị sự cải cách
hiện tại của mình. Đến năm 2025, EU27 tiếp tục tập trung vào các vấn đề như việc làm,
tăng trưởng và đầu tư, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giao thông và
năng lượng. Thị trường đơn lẻ được củng cố, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và
kỹ thuật số);Kịch bản 2: Không có gì ngoài thị trường đơn lẻ, duy nhất(“Không có gì

7
ngoài một thị trường duy nhất” tập trung vào việc đào sâu thành tựu với cơ sở hỗ trợ
rộng rãi nhất: thị trường chung của khối. Đến năm 2025, hoạt động của thị trường chung
sẽ trở thành "xu hướng phát triển chính" của EU27. Thị trường chung được củng cố, các
tiêu chuẩn vẫn sẽ có sự khác biệt và việc di chuyển tự do của con người và dịch vụ
không được đảm bảo hoàn toàn); Kịch bản 3:Những người muốn nhiều hơn sẽ làm nhiều
hơn(Một nhóm các thành viên quyết định hợp tác chặt chẽ hơn trong vấn đề quốc phòng.
Thị trường đơn lẻ & thương mại: Như trong “Carrying on”, thị trường đơn lẻ được củng
cố và EU27 theo đuổi các hiệp định thương mại tiến bộ); Kịch bản 4:Làm ít- hiệu quả
hơn( Liên minh châu Âu tập trung cung cấp nhiều và nhanh hơn trong các lĩnh vực chính
sách được lựa chọn, trong khi làm ít hơn những nơi khác. các tiêu chuẩn chung được đặt
ra ở mức tối thiểu nhưng việc thực thi được tăng cường trong các lĩnh vực điều tiết ở
cấp EU) ;Kịch bản 5: Làm việc cùng nhau nhiều hơn( Liên minh Châu Âu quyết định
làm nhiều hơn để tiếp cận với các khu vực chính sách. Thị trường đơn lẻ & giao dịch:
được củng cố thông qua hài hòa hóa các tiêu chuẩn và thực thi mạnh mẽ hơn; thương
mại được xử lý độc quyền ở cấp EU).
VII. Quan hệ quốc tế
Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu: các chính sách đổi ngoại và an ninh
chung và quốc phòng được quy định bởi Hiệp ước Maastricht (1992), Hiệp ước
Amsterdam (1997), Hiệp ước Nice (2001), và các chính sách đối ngoại chung quy định
các nhiệm vụ chính của Liên minh về chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại của
Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo an ninh, ổn định, dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở tất
cả các điểm nóng trên thế giới, chủ yếu là khu vực lân cận như bán đảo Balkan, cũng
như Châu Phi, Trung Đông và Caucasus.
Vai trò của liên minh Châu Âu trong mối quan hệ quốc tế: liên minh đang dần có
ảnh hưởng trên toàn thế giới trong các cuộc đàm phán quốc tế. Đây là trường hợp đàm
phán thương mại với việc thiết lập chức chủ tịch ốn định của Hội đồng châu Âu năm
2009 và đại diện cấp cao của Liên minh chính sách ngoại giao và an ninh, liên minh cần
đảm bảo tầm nhìn. Trong lĩnh vực quốc phòng, dù thuộc liên minh quân sự như Liên
minh Đại Tây Dương hay có vị trí trung lập, các bang vẫn duy trì chủ quyền. Tuy nhiên,

8
các quốc gia đang cùng nhau tham gia vào các nhiệm vụ hòa bình đặc biệt và phát triển
hợp tác quân sự. Trong trường hợp lĩnh vực thương mại hoặc liên minh là một cường
quốc thực sự, nó ủng hộ thương mại quốc tế mở được thống trị theo quy tắc trong khuôn
khổ của cơ quan thương mại thế giới. Châu Phi đang nhận được sự quan tâm đặc biệt
của Liên minh châu Âu vì lý do lịch sử và sự gần gũi về địa lý (chính sách viện trợ phát
triển, ưu tiên thương mại, viện trợ lương thực, hợp tác và nhân quyền).
VIII. Liên minh châu Âu và Việt Nam
Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu-Việt Nam: chính thức thiết lập vào ngày
28-11-1990. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực. EU qua đó đã
đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. EU đã đặt ra 4 mục tiêu chủ yếu trong quan hệ với Việt Nam: Hỗ trợ phát
triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống cho người nghèo; Ủng
hộ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới bằng cách đưa kinh tế Việt
Nam gia nhập hệ thống thương mại thế giới, hỗ trợ cho các cải cách kinh tế và xã hội;
Hỗ trợ cho quá trình Việt Nam tham gia vào một xã hội mở dựa trên một nhà nước mạnh,
hệ thống luật pháp và quyền con người; Nâng cao vị trí của Liên minh Châu Âu ở Việt
Nam.
Hiệp định EVFTA và IPA được ký kết ngày 30 tháng 6 năm 2019. Là hiệp định
toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Giúp
thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu
của Việt Nam. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước
ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận
một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.

→ Với những nền tảng vững chắc sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa

Việt Nam và EU trong trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và hiệu
quả, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, phát triển của hai bên cũng như của hai
khu vực Á-Âu và thế giới.

9
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LIÊN
MINH CHÂU ÂU
A. Lời mở đầu
Liên minh châu Âu là khối kinh tế và chính trị khu vực tích hợp nhất trên thế giới
hiện nay. Trong xu hướng mang tính tất yếu khu vực hoá và toàn cầu hoá của thế giới
hiện nay, sự hiện diện của một liên minh, tồn tại đầy sống động ở trung tâm châu Âu đã
và đang là một điểm sáng về sự liên kết từ kinh tế đến xã hội và chính trị. Đến nay, sau
một thời gian dài tồn tại và phát triển với những bước thăng trầm của nó, liên minh
đã phản ánh rõ nét những quan điểm, lợi ích kinh tế chính trị, xu hướng liên kết kinh tế,
chính trị của một số nước châu Âu nói riêng và cả thế giới hiện nay nói chung. Trước
ngưỡng cửa của thế kỷ mới, EU đang trở thành một cực rất mạnh của nền kinh tế thế giới,
thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất,
tiến tới thống nhất châu Âu. Tuy vậy, liên minh châu Âu ngày nay không được thành lập
trong một sớm một chiều mà phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
B. Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu
I. Giới thiệu chung về EU
• Liên minh châu Âu (the EuropeanÂunion, gọi tắt là EU) là thực thể kinh tế, chính
trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. EU hiện bao gồm 27 nước thành viên.
• Trụ sở: Brussels (Bỉ)
• Số ngôn ngữ chính thức: 24
• Dân số: 747.384.327 người, 27 nước thành viên (11/2022)
• Cờ EU:

10
• Cơ cấu tổ chức: Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Hội đồng Chủ
tịch châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu,Âuỷ ban châu Âu, Ngân hàng
Trung ương châu Âu, Tòa công lý châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu. Ngoài ra EU
còn có các cơ quan khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động
riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.
1. Các mục tiêu của EU
• Thúc đẩy hòa bình và phúc lợi xã hội cho người dân.
• Đem lại sự tự do, an ninh và công bằng xuyên biên giới.
• Duy trì phát triển bởi vững dựa trên tăng trưởng về kinh tế và ổn định giá cả, nền
kinh tế có sự cạnh tranh cao mang lại nhiều việc làm, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường.
• Kết hợp loại bỏ đói nghèo và phản biệt đối xử.
• Thúc đẩy tiền bỏ khoa học và kỹ thuật.
• Tăng cường sự gắn kết kinh tế, xã hội, liên kết lãnh thổ và sư đoàn kết giữa các quốc
gia trong EU.
• Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ,
• Thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ được sử dụng hiện tại là Euro.
2. Giá trị cốt lõi của EU
Tất cả 27 quốc gia thành viên đều coi sự hòa nhập, khoan dung, công bằng, đoàn
kết và không phân biệt đối xử là những trụ cột quan trọng của Liên minh châu Âu.
• Tự do - Tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong liên minh châu Âu. Các quyền tự
do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin được đề cập tại Hiến
Chương về các quyền cơ bản của EU.
• Dân chủ - EU được xây dựng theo mô hình dân chủ đại diện (Representative
Democracy), có nghĩa là tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng các quyền
chính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu cũng như
quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi
sinh ra.

11
• Bình đẳng - Nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ là trọng tâm trong tất cả các
chính sách của châu Âu, trong tất cả các lĩnh vực. Nguyên tắc trả lương ngang nhau
đã trở thành một phần của Hiệp ước Rome vào năm 1957. Mặc dù vẫn còn sự bất
bình đẳng trong đó, tuy nhiên EU đã hạn chế được phần nào.
• Luật pháp - Nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông
qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy
trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt. Tòa án Công lý châu Âu
(European Court of Justice) là nơi bảo vệ phán quyết cuối cùng và phải được tôn
trọng bởi các quốc gia thành viên.
• Quyền con người - Được bảo vệ bởi Hiến chương và các quyền cơ bản của EU,
những quyền này bao gồm: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính,
chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng
tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.
3. Những lợi ích mà EU mang lại
• Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Liên minh Châu Âu luôn sống trong yên
bình, ổn định và thịnh vượng trong suốt hơn nửa thế kỷ.
• Với việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên EU, đã dẫn đến
việc thành lập khu vực Schengen. Khu vực này là nơi lý tưởng để sống, làm việc và
đi du lịch nước ngoài.
• Mọi quốc gia EU đều phải đối xử bình đẳng với những công dân EU khác đến để
làm việc, an ninh xã hội và thuế. Bằng việc tập trung làm cho các tổ chức quản lý
ngày càng minh bạch và có tính dân chủ.
• EU hoạt động dựa trên một nền kinh tế thị trường duy nhất cho phép hầu hết hàng
hóa, dịch vụ và người dân tự do di chuyển. Đây là khối giao dịch lớn nhất trên thế
giới và là nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất, cũng như là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của hơn 100 quốc gia.
• EU hỗ trợ hơn 120 triệu người mỗi năm là nạn nhân của các thảm họa nhân tạo hoặc
thiên tai trên toàn thế giới, khiến khối liên minh này đã trở thành tổ chức quyên góp
lớn nhất thế giới về viện trợ nhân đạo.

12
Trong suốt 60 năm kể từ khi thành lập, các nước trong Liên minh Châu Âu tiếp tục
củng cố chỗ đứng như là một lực lượng kinh tế mạnh mẽ, với giá trị của đồng euro ngày
càng gia tăng.

II. Lịch sử hình thành EU


1. Những ý tưởng đầu tiên về Liên minh châu Âu
Để có được một liên minh châu Âu hùng mạnh như ngày hôm nay, liên minh châu
âu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Trong lịch sử, lục địa châu Âu từng bị chia rẽ
bởi các cuộc xung đột, chiến tranh với nhiều nguyên cớ khác nhau. Vào đầu thế kỉ 9,
Charlemagne (742-814) đã chinh phục hầu khắp châu Âu, xây dựng đế chế. “Hồi thế kỷ
19, quan điểm châu Âu là một thể thống nhất bắt đầu nổi lên. Những người đề xuất ra
quan điểm này cho rằng châu lục này luôn chia sẻ cùng một lịch sử, một nền văn hóa và
nhiều sự đồng nhất khác”, giáo sư John Loughlin của ĐH Cambridge cho biết.
Thời đó, năm 1849 tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp Victor Hugo là người nhiệt
tình ủng hộ cho quan điểm “châu Âu thống nhất”, ông đưa ra ý tưởng hình thành "Hiệp
chủng quốc châu Âu - EtatsÂunis d’Europe" và ông dự đoán: “Ngày đó sẽ đến khi tất cả
các cuộc chiến chấm dứt, mở ra kỷ nguyên mới với sự hội nhập sâu rộng của thị trường
thương mại. Ngày đó sẽ đến khi đạn bom được thay thế bằng lá phiếu”. Đến năm 1929,
Aristide Briand, Thủ tướng Pháp, đề xuất hình thành “một kiểu liên bang” giữa các nước
châu Âu. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, 1939-1945, Henri Frenay (Pháp) và Altiero
Spinelli (Ý) đề nghị xây dựng châu Âu thống nhất.
Sau thế chiến II, nhiều quốc gia châu Âu bị tàn phá nặng nề bởi hai cuộc chiến tranh
thế giới thảm khốc nối tiếp nhau. Người châu Âu bị đẩy vào tình thế kiệt quệ bởi bạo lực
triền miên, đau thương và mất mát.
Giữa đống đổ nát và tàn tích do chiến tranh để lại, các chính trị gia châu Âu cùng
bắt được thông điệp chung là phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ được phép
lặp lại. Và họ nhận thấy chỉ có sự hội nhập sâu rộng về kinh tế ở phạm vi toàn châu lục
mới có thể ngăn ngừa các cuộc xung đột tương tự trong tương lai. Tới năm 1946 -
Winston Churchill (Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh) đề nghị: “Chúng ta phải xây dựng

13
Hợp chủng quốc ở châu Âu". Ngày 9/5/1950, thế giới được biết đến một đề xướng của
Robert Schuman, đi vào lịch sử với tên gọi “Bản tuyên bố Schuman”, trong đó ông kêu
gọi nước Đức và các quốc gia Châu Âu khác hãy cùng hợp tác trong một dự án khai thác
và sản xuất than và thép, dưới sự điều hành của một liên minh chung mang tên Cộng
đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC). Pháp, Đức, Ý và ba quốc gia Benelux (Bỉ, Hà Lan
và Luxembourg) đã hưởng ứng kêu gọi đó.
2. Sự ra đời của Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC)
Từ những ý tưởng ban đầu về việc hội nhập châu Âu, Cộng đồng than - thép châu
Âu (ECSC), tiền thân của EU sau này, được thành lập với mục đích ban đầu là tập trung
tất cả các sản phẩm than và thép của châu lục, nhằm loại bỏ tất cả các khả năng hình
thành một cuộc xung đột. Chính trị gia người Pháp Robert Schuman, một trong những
người đầu tiên “đặt gạch” xây dựng nên EU từ ECSC nhấn mạnh, ECSC sẽ làm cho “bất
cứ xung đột nào giữa người Pháp và người Đức không chỉ đơn thuần là điều không thể
hình dung nổi mà còn là điều hoàn toàn không thể xảy ra”.
3. Thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng Nguyên
tử Châu Âu (EURATOM)
Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ( European Economic Community-EEC) Là một tổ
chức quốc tế được thành lập năm 1957 đem tới việc hội nhập kinh tế (gồm một thị trường
chung) giữa các nước Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Cộng đồng Năng
lượng nguyên tử Châu Âu (European Atomic Energy Community-EURATOM) là một
tổ chức quốc tế bán độc lập, nhưng hoàn toàn do Cộng đồng Châu Âu là Ba trụ cột của
Liên minh Châu Âu kiểm soát.
Lịch sử hình thành
Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg đã ký
một hiệp ước tại Roma, thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi
là Thị trường chung (Common Market). Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1958, EEC là
một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của châu Âu.
Đến năm 1950, những thế kỷ châu Âu chiếm ưu thế trên thế giới rõ ràng là đã đến
hồi kết thúc. Các thị trường quốc gia của châu Âu, vốn tách biệt với nhau bởi những quy

14
định pháp luật về thương mại cổ xưa, không còn phù hợp với thị trường khổng lồ mà Hoa
Kỳ được hưởng. Và từ phía Đông của châu Âu, Liên Xô đang dần nổi lên với các nhà
lãnh đạo cộng sản chỉ huy những nguồn lực kinh tế khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn dưới
một chế độ độc đảng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng sợ rằng các cuộc xung đột giữa
các quốc gia châu Âu có truyền thống thù địch như Pháp và Đức sẽ nối lại và làm suy
yếu các nền kinh tế châu Âu hơn nữa.
Một số chính khách và các nhà lý luận chính trị có ảnh hưởng đã đề xuất hội nhập
kinh tế như một phương tiện để cải thiện môi trường kinh tế của châu Âu và phòng ngừa
chiến tranh. Các bước quan trọng đầu tiên theo hướng này được đưa ra vào năm 1951,
khi Pháp và Tây Đức thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC), hội nhập hóa
các ngành công nghiệp than và thép của hai nước. Các nhà lãnh đạo Pháp đề xuất tổ chức
này với vai trò chủ yếu là một phương tiện giám sát ngành công nghiệp của Đức, và các
nhà lãnh đạo Tây Đức đã lập tức đồng ý nhằm xoa dịu những lo ngại về việc Đức tiến
hành quân sự hóa đất nước. Để giám sát ECSC, một số cơ quan siêu quốc gia đã được
thành lập, trong đó có một cơ quan điều hành, một hội đồng bộ trưởng, một hội đồng tư
vấn, và một tòa án công lý để giải quyết tranh chấp. Ý và ba quốc gia thuộc Liên minh
Kinh tế Benelux – Bỉ, Hà Lan, và Luxembourg – đều nhanh chóng gia nhập ECSC. Điều
đó đã đặt nền móng cho việc thành lập EEC.
Ngày 25 tháng 3 năm 1957, đại diện của 6 quốc gia châu Âu đã ký hai hiệp ước
Roma. Một hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu (Euratom) vì
sự phát triển chung và hòa bình của các nguồn năng lượng hạt nhân của châu Âu. Hiệp
ước còn lại thành lập EEC.
4. Sự phát triển của Cộng đồng Châu Âu (EC)
Cộng đồng châu Âu (European Community) là một cộng đồng được thành lập vào
năm 1967 bao gồm ba tổ chức của Liên minh châu Âu (EU), nhằm giải quyết các chính
sách và quản lí theo hình thức cộng đồng tất cả các quốc gia thành viên.
Lịch sử hình thành
EC được tăng trưởng sau Thế chiến II với kỳ vọng rằng một châu Âu thống nhất
hơn sẽ khó xảy ra cuộc chiến tranh với nhau hơn. Hội Đồng Châu Âu bắt đầu gồm có ba

15
tổ chức triển khai. Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế tài chính châu Âu ( EEC ), còn được
gọi là thị trường chung, và nó hoạt động giải trí để thống nhất những nền kinh tế tài chính
của châu Âu. Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, và nó được đưa ra để cố gắng
nỗ lực kiểm soát và điều chỉnh những hoạt động giải trí sản xuất trên khắp những vương
quốc thành viên. Cuối cùng, Cộng đồng nguồn năng lượng nguyên tử châu Âu được xây
dựng để thiết lập một thị trường cho nguồn năng lượng hạt nhân. Các tổ chức triển khai
hiệp ước này đã thao tác cùng nhau để bảo vệ những chủ trương công minh và thậm chí
còn được phát hành và thực thi trên khắp những vương quốc tham gia.
Các thành viên Cộng đồng châu Âu (EC)
Khi Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm 1957, có 6 quốc gia trong danh
sách thành viên là: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Năm 1993, Cộng đồng
Châu Âu được đưa vào Liên minh Châu Âu (EU). Tính đến năm 2018, EC đã có 28 quốc
gia nằm trong EU, bao gồm sáu quốc gia ban đầu. Các quốc gia thành viên của EC tính
đến hiện tại gồm 6 thành viện thuở ban đầu với Áo, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc,
Demark, Estonia, Phần Lan, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ
Đào Nha , Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
5. Ra mắt thị trường chung và thành lập Liên minh Châu Âu (EU)
Thị trường chung châu Âu
Tự do lưu thông: từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thi trường chung. Trong thị trường
này, hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các
nước thành viên. Các nước thành viên thuộc thị trường chung Châu Âu có chung một
chính sách thương mại trong quan hệ với các nước ngoài khối.
Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được
bảo đảm. Ví dụ: người Đan Mạch có thể làm việc ở bất cứ nơi nào trong khối.
Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin
liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,...Ví dụ: Một công ty vận tải của Bỉ có thể đảm
nhận một hợp đồng bên trong Đức như một công ty Đức
Tự do lưu thông hàng hoá: các sản phẩm sản xuất hợp pháp ở một nước thuộc EU
được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường châu Âu mà không phải chịu bất kỳ

16
thuế giá trị gia tăng. Ví dụ: một chiếc ô tô của Italy bán sang các nước EU khác không
phải nộp thuế.
Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán bị bãi bỏ. Các
nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng
trong khối. Ví dụ: Người Bồ Đào Nha có thể mở tài khoản tại ngân hàng Pháp.
Euro- đồng tiền chung của EU: đồng tiền chung euro của EU đã được đưa vào giao
dịch thanh toán từ năm 1999. Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB
Đức, Pháp, Phần Lan, Italia, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúc-xăm-bua, Hi
Lạp, Ailen và Slovenia) sử dụng euro là đồng tiền chung. Việc đưa vào sử dụng đồng
euro có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu, xóa bỏ những
rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn
giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng đồng tiền chung euro:
Thuận lợi: Tăng cường tự do lưu thông về hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn;
Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hoá EU về các mặt kinh tế, xã hội;Tăng thêm
tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối EU; Sử dụng đồng tiền chung có
tác dụng thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho lưu chuyển vốn và
đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
=> Việc sử dụng đồng Euro tránh mọi rủi ro.
Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng euro có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu
dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
Thành lập Liên minh châu Âu (EU)
Được hình hình thành dựa trên sự trao đổi và đồng ý của các nước châu Âu. Sau
chiến tranh thế giới thứ II, con người muốn tìm cách để chắc chắn sự hợp tác giữa các
nước hướng tới hòa bình. Vì thế những năm 1940 người ta muốn thành lập cộng đồng
liên minh châu Âu.
Năm 1993 Liên minh châu Âu chính thức được thành lập, thay tên EEC bằng EU.
Giới thiệu sự hợp tác của chính phủ và các nước nhằm mang nền kinh tế xích lại gần

17
nhau hơn. EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong
lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính là Hội đồng châu âu, hội đồng bộ
trưởng, nghị viện châu âu,ủy ban châu âu, tòa án châu âu và một số ủy ban chuyên môn
khác.
Hội đồng châu Âu: là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước
thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và
ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU
và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được
thông qua theo hình thức đồng thuận.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5
năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
Hội đồng bộ trưởng: gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành
viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị
EC xây dựng các đạo luật chung. Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về
Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ
trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
Nghị viện châu Âu: có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật
pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị
viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội
đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh.
Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần
bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm
chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
Ủy ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức
năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển
khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính
sách chung của cả khối theo quy định. Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành
viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên

18
được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê
chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu âu đầu tiên. Tháng 3-1995, 7
nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của
nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng Euro đã được phát
hành, và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho đồng bảy
tệ,đồng Franc cho Pháp, Lire cho Ý, Guilders cho Hà Lan và đồng Euro trở thành tiền tệ
của 12 nước trừ Anh, Đan Mạch, Thụy Điển muốn giữ tiền tệ của nước mình.Đến năm
2004 là khoảng thời gian các nước gia nhập nhiều nhất (10 nước) ( Từ năm 1993 đến nay
đã có 28 nước thành viên.) Như vậy, đến cuối thập kỷ 90, EU đã trở thành tổ chức liên
kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.
6. Nỗ lực mở rộng các quốc gia thành viên và thúc đẩy hội nhập
a) Mở rộng các quốc gia thành viên
Tiền thân của EU, Cộng đồng kinh tế châu Âu, được thành lập với các quốc gia
thành viên Nội Sáu vào năm 1958, khi Hiệp ước Rome có hiệu lực. Kể từ đó, tư cách
thành viên của EU đã tăng lên hai mươi tám, với quốc gia thành viên mới nhất là Croatia,
đã gia nhập vào tháng 7 năm 2013. Liên minh châu Âu nỗ lực kết nạp thêm nhiều thành
viên.
• Kết nạp Đan Mạch , Ai-len và Anh (1973), Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha (1986).
• 2001 - Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành
viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu.
• 2004 - Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hòa Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hungga-
ri, Lát-via, Lít-va, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và E-xtô-ni-a.
• 2007 - Kết nạp Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
• 2013 Crô-a-ti-a trở thành thành viên thứ 28 của EU.
• 2014 - Litva gia nhập khu vực sử dụng đồng Euro chính thức từ 01/01/2015.
Tuy nhiên, mới đây ngày 31-1-2020, sau khi mở một cuộc trưng cầu dân ý trong đó
đa số đã bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU, Anh chính thức rời khỏi EU.

19
b) Hiệp ước Lisbon

Hiệp ước Lisbon (ban đầu được gọi là Hiệp ước cải cách) là một thỏa thuận quốc tế
mà sửa đổi hai điều ước mà hình thành cơ sở hiến pháp của Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp ước Lisbon được ký kết bởi các quốc gia thành viên EU vào ngày 13 tháng 12 năm
2007 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 năm 2009. Nó sửa đổi Hiệp ước Maastricht
(1993), được biết đến dưới hình thức cập nhật là Hiệp ước về Liên minh châu Âu (2007)
hoặc TEU, và các hiệp ước Roma (1957), được biết đến dưới hình thức cập nhật là Hiệp
ước về chức năng của Liên minh châu Âu (2007) hoặc TFEU. Nó cũng sửa đổi các giao
thức hiệp ước đính kèm cũng như Hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên
tử châu Âu (EURATOM).

Những thay đổi nổi bật bao gồm việc chuyển từ nhất trí sang bỏ phiếu đa số đủ điều
kiện trong ít nhất 45 lĩnh vực chính sách trong Hội đồng Bộ trưởng, một sự thay đổi
trong việc tính đa số như vậy thành đa số kép mới, một Nghị viện châu Âu mạnh hơn
tạo thành một cơ quan lập pháp lưỡng viện cùng với Hội đồng Bộ trưởng theo thủ tục
lập pháp thông thường, một nhân cách pháp lý hợp nhất cho EU và thành lập một Chủ
tịch dài hạn của Hội đồng châu Âu và một Đại diện cao của Liên minh Chính sách đối
ngoại và chính sách an ninh. Hiệp ước cũng đưa ra dự luật về quyền của Liên minh,
Điều lệ về quyền cơ bản, ràng buộc về mặt pháp lý. Hiệp ước lần đầu tiên trao cho các
quốc gia thành viên quyền hợp pháp rõ ràng để rời khỏi EU và thủ tục để làm như vậy.

Mục đích đã nêu của hiệp ước là "hoàn thành quá trình bắt đầu bởi Hiệp ước
Amsterdam (1997) và bởi Hiệp ước Nice (2001) nhằm tăng cường hiệu quả và tính hợp
pháp dân chủ của Liên minh và cải thiện sự gắn kết của Liên minh hoạt động". Những
người phản đối Hiệp ước Lisbon, như cựu thành viên Đan Mạch của Nghị viện Châu Âu
(MEP) Jens-Peter Bonde, lập luận rằng họ sẽ tập trung vào EU, và làm suy yếu nền dân
chủ bằng cách "di chuyển quyền lực" khỏi các cử tri quốc gia. Những người ủng hộ lập
luận rằng nó mang lại nhiều kiểm tra và cân bằng hơn trong hệ thống EU, với các quyền
lực mạnh mẽ hơn cho Nghị viện châu Âu và vai trò mới đối với các nghị viện quốc gia.
Các cuộc đàm phán để sửa đổi các thể chế EU bắt đầu vào năm 2001, trước tiên là Hiệp
20
ước thiết lập Hiến pháp châu Âu, điều này sẽ bãi bỏ các hiệp ước châu Âu hiện có và
thay thế chúng bằng một "hiến pháp". Mặc dù được đa số các quốc gia thành viên phê
chuẩn, nhưng điều này đã bị bỏ rơi sau khi bị 54,67% cử tri Pháp từ chối vào ngày 29
tháng 5 năm 2005 và sau đó là 61,54% cử tri Hà Lan vào ngày 1 tháng 6 năm 2005. Sau
một "thời gian phản ánh", thay vào đó, các quốc gia thành viên đã đồng ý duy trì các
hiệp ước hiện có, nhưng sửa đổi chúng, cứu vãn một số cải cách đã được dự kiến trong
hiến pháp. Một hiệp ước "cải cách" sửa đổi đã được soạn thảo và ký kết tại Lisbon vào
năm 2007. Ban đầu dự định sẽ được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn vào cuối
năm 2008. Thời gian biểu này đã thất bại, chủ yếu do sự từ chối ban đầu của Hiệp ước
vào tháng 6 năm 2008 bởi cử tri Ireland, một quyết định đã bị đảo ngược trong cuộc
trưng cầu dân ý lần thứ hai vào tháng 10 năm 2009 sau khi Ireland bảo đảm một số
nhượng bộ liên quan đến hiệp ước.

Bối cảnh của Hiệp ước cải cách

Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước về Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập cộng
đồng châu Âu, hay Hiệp ước cải cách EU, được tạo ra để cải thiện chức năng của Liên
minh châu Âu trong 27 quốc gia thành viên và tăng cường vai trò và vị thế của nó trên
trường thế giới trong bối cảnh thay đổi toàn cầu, cuối cùng đã được đồng ý tại Hội nghị
liên chính phủ ở Lisbon vào ngày 19 tháng 10 năm 2007.

Được hình thành như một bộ công cụ của người Hồi giáo, hiệp ước chủ yếu đổi
mới này nhằm đặt nền móng cho hoạt động của Liên minh châu Âu trong 15-20 năm tới.
Việc ký kết Hiệp ước vào ngày 13 tháng 12 năm 2007, đã mở ra thời kỳ các quốc gia
thành viên đang trong quá trình phê chuẩn. Các biến chứng đã phát sinh ở các quốc gia
như Ireland và Cộng hòa Séc, nơi cần có 3/5 sự hỗ trợ của Quốc hội để phê chuẩn, và
trong trường hợp của Ireland, sự hỗ trợ của dân số đất nước trong một cuộc trưng cầu
dân ý. Hiệp ước cải cách đã bảo đảm sự cân bằng giữa các mục tiêu và lợi ích của các
quốc gia thành viên EU, tạo cho vị thế sau này trở thành một siêu cường quyền của Hồi
giáo. Văn bản của Hiệp ước sửa đổi ba tài liệu cơ bản của EU: Hiệp ước thành lập Cộng
đồng châu Âu (các hiệp ước Roma, 1957), Hiệp ước Maastricht, 1992 và Hiệp ước thành
21
lập Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, 1957. Sau khi ký kết và phê chuẩn Hiệp
ước cải cách chấm dứt tồn tại dưới dạng một văn bản duy nhất và các sáng kiến được
kết hợp vào ba tài liệu được liệt kê ở trên.

7. EU từ năm 2020 đến nay


Vương quốc anh, vốn tham gia EU vào năm 1973 và đã không còn là nước thành
viên của EU từ 31/01/2020.
Theo ước tính của EEA, vào năm 2020, lượng phát thải khí nhà kính của EU-27
thấp hơn 31% so với năm 1990 (chỉ tính tổng lượng phát thải - xem bên dưới để biết
lượng khí thải ròng). Điều này tạo nên một kết quả vượt mức đáng kể của mục tiêu giảm
20%.
Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 ở châu Âu đã dẫn đến thảm kịch cho con
người, đóng cửa và suy thoái kinh tế chưa từng có. EU bảo vệ cuộc sống và sinh kế bằng
cách tập trung vào các hành động mang lại phản ứng nhanh chóng và hiệu quả cho cuộc
khủng hoảng. Trong suốt năm 2020, hơn 350 biện pháp đã được áp dụng để giảm thiểu
khủng hoảng, trong đó có gần 400 quyết định viện trợ của Nhà nước mang lại sự cứu
cánh cho các công ty châu Âu. 4,2 nghìn tỷ euro, tương đương hơn 30% tổng sản phẩm
quốc nội của EU, đã được EU và các nước thành viên huy động để giảm thiểu tác động
của cuộc khủng hoảng. Ngân sách của EU cũng được huy động tối đa để hỗ trợ tài chính
trực tiếp cho các Quốc gia thành viên có nhu cầu. Công cụ Hỗ trợ Khẩn cấp trị giá 2,7 tỷ
euro đã tài trợ cho nhiều hoạt động, với một phần lớn ngân sách hỗ trợ sáng kiến vắc xin,
trong đó tất cả 27 Quốc gia Thành viên đều tham gia.
Du lịch, đóng góp gần 10% vào tổng sản phẩm quốc nội của châu Âu và là nguồn
việc làm và thu nhập chính ở nhiều khu vực, là một trong những ngành bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi đại dịch.
Thỏa thuận Paris, được 195 quốc gia thông qua vào năm 2015, đặt ra khuôn khổ
toàn cầu để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm. Tất cả các bên tham gia Thỏa thuận Paris
xác định nỗ lực của riêng mình để đạt được các mục tiêu chung. Vào ngày 18 tháng 12,
EU và các Quốc gia Thành viên đã đệ trình một bản Cập nhật Đóng góp chung do Quốc

22
gia xác định - kế hoạch hành động của họ để hạn chế phát thải khí nhà kính. EU đã có
một trong những mục tiêu tham vọng nhất thế giới, cam kết giảm phát thải khí nhà kính
ít nhất 40% vào năm 2030, so với mức năm 1990. Mục tiêu giảm phát thải mới đầy tham
vọng là 55% cho thấy cam kết của EU trong việc dẫn đầu về khí hậu toàn cầu.
Vào tháng 12 năm 2020, Nghị viện và Hội đồng đã đạt được một thỏa thuận chính
trị tạm thời về Quy chế Không gian của EU , quy định này đưa tất cả các thành phần của
Chương trình Không gian EU vào chung một ô, với ngân sách 13 tỷ euro (lớn nhất từ
trước đến nay ở cấp EU. cho không gian). Quy định mới phản ánh sự tham gia và tham
vọng ngày càng tăng của EU vào không gian, vượt ra ngoài các chương trình hàng đầu
của Copernicus và Galileo để bao gồm các hành động mới nhằm hỗ trợ an ninh không
gian, tiếp cận độc lập vào không gian và tinh thần kinh doanh trong không gian. Song
song đó, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đối tác khung tài chính giữa Ủy ban, Cơ quan
Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Chương trình Vũ trụ EU trong tương lai cũng tiếp tục nhằm
xác định cách thức phân bổ nhiệm vụ giữa hai cơ quan phù hợp với Quy chế Không gian.
C. Kết luận
Sau hơn 60 năm kể từ những bước đi đầu tiên, liên minh châu Âu là một ví dụ toàn
cầu duy nhất về sự hội nhập thực sự của các quốc gia khác nhau, một thực tế bao gồm
gần 750 triệu người sống ở 27 quốc gia. Cuộc hành trình không phải lúc nào cũng suôn
sẻ. Đó là câu chuyện về những giá trị chung, mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung và chính
sách chung được phát triển cùng nhau, dẫn đến sự xuất hiện của một liên minh mạnh mẽ
hơn giữa những người châu Âu. Việc liên minh châu Âu được thành lập không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với châu Âu nói riêng mà còn đối với thế giới nói chung. EU đã thúc
đẩy hiệu quả sự phát triển kinh tế và chính trị của châu Âu, nâng cao vị thế kinh tế và
chính trị của châu Âu trên thế giới, đóng một vai trò mẫu mực trong quá trình hội nhập
kinh tế của các khu vực khác trên thế giới, củng cố xu hướng đa phân cực của nền kinh
tế thế giới và thúc đẩy sự hình thành một mô hình chính trị thế giới mới.

23
Tài liệu tham khảo
1. The EU in 2020. Truy cập từ: https://op.europa.eu/webpub/com/general-report-
2020/en/ [ Ngày truy cập: 8-11-2022]
2. Liên minh châu Âu(EU). Truy cập từ: https://chinhphu.vn/lien-minh-chau-au-eu-
68411 [Ngày truy cập: 7-11-2022]
3. EU achieves 20-20-20 climate targets, 55 % emissions cut by 2030 reachable with
more efforts and policies. Truy cập từ: https://www.eea.europa.eu/highlights/eu-
achieves-20-20-20 [ Truy cập ngày: 8-11-2022]
4. Cộng đồng kinh tế Châu Âu. Truy cập từ
https://nghiencuuquocte.org/2015/03/25/cong-dong-kinh-te-chau-au/
[ Ngày truy cập 6/11/2022]
5. Cộng đồng Châu Âu. Truy cập từ:
https://thevesta.vn/cong-dong-chau-au-ec-1647859682/ [ Ngày truy cập 8/11/2022]
6. Giới thiệu chung về Châu Âu. Truy cập từ:
https://kornova-viet.com/gioi-thieu-ve-chau-au/ ( Ngày truy cập 05/11/2022)
7. Đinh Hồng Vân (2020). Tìm hiểu cộng đồng châu Âu. Tập bài giảng. Lưu hành nội
bộ ĐHNN - ĐHQGHN
8. Tại sao Châu Âu cần hợp nhất?. Truy cập từ:
http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8x
Bz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!
/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/tin
tucsukien/tulieu/thegioi/tin98 ( Ngày truy cập 05/11/2022)

24

You might also like