You are on page 1of 7

1.

Đặc điểm địa lý:


Pháp là một nước nằm trong khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu và một số vùng lãnh
thổ hải ngoại khác. Giáp với Bỉ và Luxembourg phía Đông Bắc, Thụy Sĩ và Đức
phía Đông, Ý và Monaco phía Đông Nam, và Tây Ban Nha ở phía Nam; biến Bắc
phía Bắc, eo biển Manche phía Tây Bắc, Địa Trung Hải phía Đông Nam, và cuối
cùng là Đại Tây Dương phía Tây. Diện tích 674.843 km2, lớn nhất Tây Âu và gấp
đôi Việt Nam.
Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nên có địa hình và cảnh quan thiên nhiên phong
phú. Từ các dãy núi cao phía Đông Nam, cho đến những đồng bằng màu mỡ phía
Tây Bắc hoặc ven biển.
2. Đặc điểm tự nhiên:
Địa hình nước Pháp tương đối cao so với mực nước biển vì có nâng lên trong thời
kỳ kiến tạo địa chất thời kỳ cổ sinh. Khu vực đồng bằng sông Rhome thấp hơn
nước biển 2m còn đỉnh Mont Blance cách biển 4.808m.
Có hệ thống sông ngòi lớn với 4 con sông lớn là: sông Seine, sông Garonne, sông
Rhone, và sông Loire. 4 con sông này lại phân thành nhiều nhánh và tạo nên hệ
thống nuôi dưỡng đất nước. Nhờ đó mà Pháp có được hệ thống các đồng bằng màu
mỡ, tiền đề phát triển nông nghiệp hàng đầu trong quá khứ.
Khí hậu Pháp ôn hòa và thường dịu nhẹ, tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể giữa các
mùa. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, thời tiết khá dễ chịu; nhiệt độ vừa phải,
nắng đẹp nhưng cũng hay có mưa. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, trời hơi nóng,
chủ yếu là ở phía Nam, hiếm khi quá 35 độ C. Từ tháng 10 đến tháng 12, trời mùa
thu vẫn còn đẹp nhưng vẫn hay ẩm ướt; mùa đông lạnh nhưng không khắc nghiệt.
Thỉnh thoảng sẽ có tuyết rơi, kèm với mưa, nhiệt độ sẽ xuống mức âm, nhất là các
vùng cao.
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên như, than, sắt, bô xít, cá, gỗ, cali cacbonat và kẽm.
Đặc điểm kinh tế của Pháp:
Pháp là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm nội
địa (GDP) trong khu vực đồng Euro. Ngành công nghiệp dịch vụ là nhân tố trọng
yếu của nền kinh tế Pháp. Về sản xuất, Pháp là một trong những nhà lãnh đạo toàn
cầu về lĩnh vực sản xuất ô tô, đường sắt và hàng không vũ trụ cũng như sản xuất
mỹ phẩm và các mặt hàng xa xỉ. Ngoài ra, Pháp còn sở hữu lực lượng lao động có
trình độ cao.
Ở lĩnh vực đối ngoại, đối tác giao dịch thân cận nhất của Pháp là Đức. Pháp chủ
yếu xuất khẩu thiết bị hàng không vũ trụ, máy móc, thiết bị vận tải và nhựa, trong
khi nhập khẩu chủ yếu là máy móc, ô tô và dầu thô. Bên cạnh đó, Pháp còn là điểm
đến thu hút rất nhiều du khách trên toàn thế giới, do vậy du lịch đã trở thành một
ngành công nghiệp nổi bật trong nền kinh tế Pháp.
So với các quốc gia đối tác, nền kinh tế Pháp không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc
khủng hoảng kinh tế. Một phần do Pháp không phụ thuộc nhiều vào ngoại thương
và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân ổn định nên GDP của Pháp chỉ bị ảnh hưởng nhẹ vào
năm 2009. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn biến chậm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đặc
biệt là ở giới trẻ. Sau cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Pháp trì trệ và đất nước phải
đối mặt với nhiều thách thức kinh tế. Doanh thu thuế của chính phủ giảm đáng kể
và sức mua của người tiêu dùng cũng giảm. Các nhà hoạch định chính sách đã và
đang cố gắng hiện đại hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là một quá trình khó khăn.
Cơ cấu thương mại
Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ hai ở Châu Âu sau Đức. Đặc biệt, những mặt hàng
tiêu dùng mà Pháp nhập khẩu không đắt bằng những sản phẩm nội địa. Ngoài ra,
Pháp là nước nhập khẩu dầu lớn và rất nhạy cảm với những biến đổi về giá cả.
Pháp là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và phải tuân thủ chính sách
thương mại tương tự như các nước thành viên khác với mức thuế chung. Ngoài ra,
Pháp và các quốc gia thành viên khác của EU có một số hiệp định thương mại khu
vực và song phương. Pháp cũng là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Pháp có nền kinh tế tương đối cởi mở tuy nhiên vẫn tồn tại những rào cản
thương mại. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Pháp được bảo vệ ở Châu Âu, Pháp
rất ủng hộ chính sách này vì nông dân Pháp có lịch sử phụ thuộc vào trợ cấp của
chính phủ. Lĩnh vực tài chính của Pháp tương đối khép kín, chỉ có một vài ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Pháp.
3. Đặc điểm thể chế chính trị nước Pháp
Pháp là một quốc gia theo chế độ cộng hòa được xác định bởi Hiến pháp của Cộng
hòa thứ năm với các đặc điểm cơ bản sau:
- Hệ thống đa đảng phát triển
- Sự thừa nhận của Hiến pháp về vai trò của các bên
- Hoạt động của các nhóm nghị viện
- Sự tồn tại của các bên trong khu vực
- Sự đào tẩu chính trị và những thay đổi thường xuyên
- Các đảng cánh tả và cực hữu
- Đa dạng tổ chức
- Quyền hạn lãnh đạo đảng
4. Các đảng chính trị
Ở Pháp có nhiều đảng phái chính trị, các đảng lớn là: Cộng hoà ,Xã hội, Cộng sản,

5. Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổng thống :
- là người đứng đầu nhà nước với nhiệm kỳ 7 năm,
- được tuyển cử bằng phổ thông đầu phiếu
- có quyền bổ nhiệm thủ tướng và các thành viên nội các
- nắm quyền hành pháp
Thủ tướng và nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Thượng viện
Nghị viện và Thượng viện được các thành viên của các hội đồng thị chính khu vực
và địa phương bầu
6. Chế độ bầu cử
- Đại diện theo tỷ lệ
- Các cuộc thăm dò ý kiến đa số
- Hệ thống hỗn hợp
7. Đặc điểm văn hóa chính trị
Đặc điểm xã hội của Pháp:
Nền văn hoá nổi tiếng thế giới:
Đối với trong cuộc sống thường nhật của người dân Pháp, chúng ta có thể cảm
nhận qua sự phát triển của kinh đô thời trang thế giới thông qua sự chau chuốt
trong cách ăn mặc, bố trí và trang trí nhà cửa, phố phường. Nếp sống của người
Pháp được thể hiện rõ nét bởi 2 chữ ” tôn trọng”.
Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cuộc sống cũng như tự do cá nhân của người khác,
ngay cả với những người thân trong gia đình. Một điểm quan trọng được coi như
nguyên tắc sống của người Pháp đó là họ luôn tôn trọng trong giờ giấc và lên lịch
cho các buổi hẹn, hội họp hay làm việc. Với những yếu tố đặc trưng như vậy, từ
lâu, Pháp được đánh giá là “trung tâm văn hóa” của thế giới.
Y tế ở Pháp: Y tế ở Pháp luôn tuân theo những nguyên tắc nhất quán
Hệ thống y tế Pháp là thành quả một quá trình lịch sử dài, chuyển biến theo tình
hình xã hội, nhưng nền tảng là một số nguyên tắc nhất quán, không thay đổi và
minh bạch.
Một là quan niệm nhà nước có trách nhiệm làm sao cho người dân và người cư ngụ
thường xuyên trên đất Pháp không phải chi ra một số tiền quá sức mình mỗi khi
bệnh tật.
Hai là quan niệm đoàn kết. Đoàn kết giữa những người cùng ngành nghề. Đoàn kết
giữa các thế hệ nối tiếp nhau, thế hệ đang sức lao động gánh vác hưu bổng cho thế
hệ đến tuổi về nghỉ; vào thời tráng niên thế hệ này đã trợ cấp cho thế hệ đi trước
nữa. Và đoàn kết quốc gia. Ví dụ người làm nghề nông mỗi ngày mỗi ít đi, sút kém
khả năng tương trợ cho thế hệ sống vào thời nông dân còn chiếm tỷ lệ cao nay đến
tuổi nghỉ hưu. Quỹ Chế độ nông dân (Régime agricole) thiếu hụt, được trợ cấp của
quỹ Chế độ chung (Régime général) của đa số nhân dân Pháp. Năm 1991, Chế độ
chung dành ra 4,6% tổng số chi trợ cấp cho các chế độ khác .
Pháp còn tôn trọng hai nguyên tắc nữa là quyền được tự do chọn lựa thầy thuốc
của mình và người thầy thuốc được quyền điều trị cho người bệnh khi thấy mình
đủ khả năng chăm sóc cho người đó.
1. Một hệ thống y tế không ngừng phát triển để thích nghi với tình hình kinh tế, xã
hội suốt nửa thế kỷ nay mà vẫn bền vững và được đa số nhân dân quyến luyến hẳn
có những ưu điểm. Đó là tính cách thống nhất và trong suốt của các nguyên tắc tổ
chức và điều hành. Đó là tác dụng bảo vệ hữu hiệu sức khoẻ cho toàn thể nhân dân,
che chở một cách bình đẳng hầu hết mọi người kể cả người ngoại quốc sinh sống
trên đất Pháp. Lại không quá tốn kém như hệ của Hoa Kỳ.
Một đặc tính khác là kết hợp hài hoà hai khu vực công và tư. Mạng lưới phòng
mạch tư đi sát với người dân và thực hiện một phần không nhỏ công cuộc ngừa
bệnh như tiêm chủng cho trẻ em, như giáo dục kiến thức về cách ăn uống, lối sống
để tránh những bệnh xã hội: sơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, v.v..., bảo vệ sức
khoẻ cho mỗi người. Có một sự cạnh tranh lành mạnh giữa bệnh viên công và tư:
bệnh viện tư phải cố gắng trang thiết bị hiện đại cho theo kịp mức tiến triển của
bệnh viện công, bệnh viện công phải tổ chức lại cho giá hạ, cho cách tiếp đãi được
niềm nở, hướng tới lý tưởng nằm bệnh viện cảm thấy thoải mái như ở khách sạn.
2. Căn bản vững chãi dựa trên các nguyên tắc nhất quán và bất biến đã trình bày ở
trên giúp cho hệ thống thích nghi được với các biến đổi kinh tế, xã hội mà vẫn bền
vững.
Các nguyên tắc đó được hết thế hệ này đến thế hệ khác tuân theo – vì được chấp
nhận qua thảo luận rộng rãi và dân chủ đã đành – chính vì chúng phù hợp với
truyền thống văn hoá Pháp. Một truyền thống nhiều thế kỷ tập trung quyền trong
tay chính phủ trung ương. Và một truyền thống đoàn kết, tương trợ giữa người dân
trong nước, giữa người cùng ngành nghề với nhau.
Lá lành đùm lá rách, thế hệ sau liên đới cho thế hệ đi trước được an hưởng tuổi già
là chuyện người Pháp chấp nhận. Truyền thống Hoa Kỳ có khác. Tôi đóng tiền thì
tôi hưởng, chưa chắc gì người dân Hoa Kỳ chịu đem một phần tiền mình đóng góp
làm hưu bổng cho thế hệ cha chú. Theo tâm lý đóng nhiều được hưởng nhiều, đóng
ít phải hưởng ít, đã chắc gì người dân Hoa Kỳ chấp nhận đóng bảo hiểm theo tỷ số
lương bổng – thực tế có nghĩa là người lương cao đóng nhiều hơn người lương
thấp – mà, trên nguyên tắc, dịch vụ lại bình đẳng cho mọi người?
Nguyên tắc rõ ràng, trong suốt và nhất quán là căn bản cho một hệ thống vững
chắc. Nhưng không thể áp đặt. Nguyên tắc hệ y tế Pháp được tôn trọng qua nhiều
thế hệ chính là vì được sự đồng thuận của đa số nhân dân, giới chủ nhân cũng như
giới lao động, và các tầng lớp dân chúng.
3. Tương thân tương trợ, lá lành đùm lá rách cũng là một giá trị truyền thống của
ta; nguyên tắc đoàn kết đáng được ghi nhận cho hệ thống y tế của Việt Nam ta.
Xây dựng được một căn bản vững chắc cho cả hệ thống, dựa trên sự đồng thuận
của các tầng lớp nhân dân là một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên áp dụng nguyên
tắc trong cơn biến chuyển kinh tế và xã hội không đơn giản chút nào. Xin nêu một
ví dụ: đoàn kết giữa các thế hệ, nguyên tắc rất đẹp. Tỷ số sinh đẻ dân Pháp tương
đối thấp, thế hệ đến tuổi nghỉ hưu đông, trong khi thế hệ trong tuổi lao động tương
đối quá ít. Đóng góp bảo hiểm dĩ nhiên sút, không đáp ứng được nhu cầu chính
đáng của thế hệ về dưỡng già. Làm sao giải quyết, nếu không nhận diện vấn đề từ
xa, trù liệu hàng mươi năm trước giải pháp êm thắm và thích đáng. Chiến lược dài
hạn – dữ liệu đầy đủ đáng tin cậy để xây dựng chiến lược thích nghi – cần thiết biết
là nhường nào!
Cấu trúc dân số ta khác hẳn Pháp, các vấn đề đặt ra cho ta khác. Nhưng không thể
dựa vào phỏng đoán mơ hồ để lập chiến lược. Mà những cơ quan quan sát – chính
xác và sát với thực tại – các chuyển biến xã hội để dự trù cho tương lai, ở nước ta
còn kém cả về chất lẫn về lượng.
4. Chế độ bảo hiểm xã hội của Pháp điều hành như một bộ máy tốt. Được vậy là
nhờ một số điều kiện.
Trước hết, Pháp ngày nay là một nước phát triển. Lương công nhân viên cao; sức
đóng góp bảo hiểm đáng kể. Vào thế kỷ 19, khi thu nhập công nhân Pháp còn thấp,
bảo hiểm xã hội đã vấp phải những thất bại đau thương. Vì đóng góp không là bao.
Bỏ tiền vào quỹ là tốp mồm bóp miệng bớt phần ăn phần mặc cho sống còn. Thế
mà khi đau ốm, thực sự cần đến bảo hiểm thì quỹ quá nhỏ, không sức chịu đựng.
Phúc lợi chưa thấy, chỉ lỗ lã, phá sản và thất vọng.
Chế độ bảo hiểm xã hội có nhà nuớc Pháp đứng sau. Thiếu hụt – 1993, 57 tỷ, 1994,
dự trù 43 tỷ phrăng – nhà nước đem uy thế, thể chế, phương tiện của cả nước ra
tìm giải pháp. Một đảm bảo mà bảo hiểm tư nhân không thể nào sánh nổi. Kinh
nghiệm đau thương của công nhân viên làm cho Maxwell còn sờ sờ ra đó, bao năm
đóng bảo hiểm vào quỹ công ty của nhà tỷ phú trùm tư bản báo chí này, hôm trước
hôm sau mất bảo hiểm trắng tay, khi công ty bị phá sản.
Giáo dục chất lượng và tiên tiến:
1. Chất lượng giáo dục tốt và nền giáo dục thuộc top 4 thế giới
Chất lượng giáo dục tốt và nền giáo dục là một trong những điểm mạnh của các
trường Đại học Pháp. Điều này đã được công nhận trên rất nhiều trang báo và tạp
chí giáo dục, nhất là trong lĩnh vực quản lý.
Một số chương trình đào tạo của Pháp đã được triển khai tại nhiều nước trong đó
có Việt Nam đó là Trung tâm Đại học Pháp (PUF) có các chương trình đào tạo cấp
bằng của Pháp được công nhận ở châu Âu và trên thế giới.
2. Nghiên cứu khoa học tiên tiến
Theo tin tức, ngoài chất lượng giáo dục tốt, thì điểm mạnh của nền giáo dục Pháp
là nền tảng khoa học tiên tiến, với vô số các giải thưởng lớn về nghiên cứu khoa
học, trong đó có rất nhiều giải Nobel. Mặt khác, nước Pháp cũng có rất nhiều các
trường đại học đào tạo phương pháp nghiên cứu vô cùng tốt. Hầu hết tại các trường
đại học đều có các phòng thí nghiệm quy mô lớn và uy tín đầu tư tốt cho học sinh
3. Giáo dục Pháp coi trọng việc thực hành
Chương trình đào tạo và giảng dạy của Pháp đều được thiết kế với sự tham gia của
các chuyên viên, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, các chương trình
học này có tính ứng dụng và tính thực tế rất cao.
Bên cạnh đó, khác với Việt Nam, giáo dục Pháp coi trọng việc thực hành nhiều
hơn, các đợt thực tập của sinh viên thường kéo dài từ 3-6 tháng và thực tập trực
tiếp tại các doanh nghiệp. Các khóa thực tập này tạo điều kiện cho các bạn sinh
viên có cơ hội làm việc thực tế, có được kha khá kinh nghiệm phục vụ cho công
việc trong tương lai.
Đặc điểm về quan hệ quốc tế của Pháp:

You might also like