You are on page 1of 6

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

----------

MÔN: MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Lớp: Chiều thứ 2 –A404

GV: Hà Đức Sơn

Người thực hiện: Trần Thị Kim Liên

MSSV: 1621000682

HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY BETRIMEX.......................................................................3
II. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG.....................................................................................3
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀ LAN...................................................................3
1. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ.................................................................................3
2. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA...................................................................................3
3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ.....................................................................................3
5. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH...........................................................................3
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY BETRIMEX

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) - một thành viên của
Tập đoàn TTC - đã nhanh chóng khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực chế
biến, xuất khẩu các sản phẩm từ dừa.

Betrimex đã xây dựng được một hệ thống hoàn thiện với 5 nhà máy sản xuất, 1
công ty thành viên, hơn 950 nhân viên giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết cùng một đội
ngũ đông đảo công nhân lành nghề.

Các sản phẩm mũi nhọn: cơm dừa sấy khô, chỉ xơ dừa, lưới xơ dừa, thảm xơ
dừa, mụn dừa ép viên, than gáo dừa, than hoạt tính, dầu dừa…

Sản phẩm của Betrimex có mặt rộng khắp trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
(Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Cộng hòa Séc, New Zealand,
Australia, Đức, Bỉ, Ukraina, Ba Lan, Anh, Nam Phi, Phần Lan, Nga, Li-Băng,
Slovakia, Cộng hòa Mauritius, Hồng Kông…).

Với nhiều hoạt động đã triển khai, Betrimex đã vinh dự nhận được nhiều bằng
khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bến Tre, Bộ Công Thương,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và các tổ chức quốc tế khác:

- Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2009

- Danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009

Betrimex hiện là thành viên của các tổ chức:

- Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit)

- Hiệp hội Dừa Bến Tre (BTCA)

- Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD).
II. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG

Chiết xuất dầu dừa nguyên chất thường được thực hiện ở các vùng nhiệt đới nơi
sản xuất dừa. Sản phẩm không được sản xuất ở Châu Âu, làm cho Châu Âu hoàn toàn
phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu dầu dừa ở các nước châu Âu
tăng cao.

Hiện tại, Bitremex đã xuất khẩu sang một số nước châu Âu như Anh, Pháp,
Bỉ,... Trong đó, Anh là nước tiêu thụ lớn nhất, sau đó là Pháp. Tuy nhiên sản phẩm ở
Pháp hầu hết đều chuyển sang Hà Lan, trong khi Bitremex chưa xuất sang nước này.
Vì vậy, BITREMEX sẽ lựa chọn thị trường tiếp theo để xuất khẩu dầu dừa là Hà Lan.

III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀ LAN

1. Quy mô thị trường


- Tổng dân số: 17.036.351 người (04/03/2018) theo số liệu từ Liên Hợp Quốc,
chiếm 0,23% dân số thế giới
- Cơ cấu tuổi tác: dưới 15 tuổi (17%), từ 15-64 tuổi (67,4%), trên 64 tuổi (15,6%)
- Mật độ dân cư: Mật độ dân số của Hà Lan là 505 người/km 2
 Thị trường rộng lớn, tập trung
- Mức độ đô thị hóa: 90% => tăng cơ hội tiêu dùng
- Cơ sở hạ tầng cảng được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ nhất
=> Thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm san Hà Lan

2. Môi trường chính trị

- Chế độ chính trị: quân chủ Lập hiến và Nghị viện

- Chế độ chính trị ổn định, chính sách ít thay đổi

 Rủi ro chính trị thấp

3. Môi trường văn hóa

a. Thái độ
 Chuyển sang dầu thực vật lành mạnh

Cụ thể, người Hà Lan đang chú ý nhiều hơn đến mối liên hệ giữa chế độ ăn
kiêng và sức khoẻ. Điều này dẫn đến nhu cầu về thực phẩm lành mạnh hơn, bao gồm
dầu thực vật. Dầu dừa có một sức hút tuyệt vời trên thị trường này: nó không chứa axit
béo chuyển vị (chất béo trans), nó có hàm lượng axit lauric cao và không tinh chế.
Như vậy, sản phẩm đã trở thành một trong những sản phẩm biểu tượng của xu hướng
sức khỏe và thịnh vượng trên thị trường châu Âu.

Trong khi các nghiên cứu gần đây cho thấy dầu hướng dương làm giảm đáng kể
nồng độ hóa chất độc hại khi được nung nóng trong thời gian dài, dầu dừa cho thấy
một số mức thấp nhất. Thông tin này đã được xuất bản trên các phương tiện truyền
thông chính thống. Những nghiên cứu này có ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn của
người tiêu dùng

b. Thói quen
Người Hà Lan không có truyền thống nấu ăn nhiều, vì vậy loại hình “fast food”
ở đây rất phổ biến. Nhưng ăn nhiều thức ăn nhanh dẫn đến tăng cân, béo phì. Trong
khi đó, dầu dừa có tác dụng rất tốt trong giảm cân.

=> Nhu cầu sử dụng dầu dừa lớn.

4. Môi trường kinh tế

- Hà Lan có nền kinh tế lớn thứ 6 trong EU, đóng vai trò quan trọng như 1 trung
tâm giao thông, với thặng dư thương mại liên tục tăng cao, quan hệ lao động ổn
định và tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình
- GDP năm 2017 là 907,619 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 53,139 USD
Tỷ lệ người có xe hơi và hàng tiêu dùng lâu bền
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hà Lan là 762,12 tỷ USD vào năm 2016
theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. GNP của Hà Lan tăng 1,94% trong năm
2016, với mức thay đổi 14,52 tỷ USD so với con số 747,60 tỷ USD của năm 2015. =>
Tỷ lệ GNP cao
 Công ty gia tăng thu nhập tương ứng với mức tăng trưởng chung của nền kinh
tế
- Mặt hàng nhập khẩu tại Hà Lan có đặc trưng là:
+ Sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, thức
ăn chăn nuôi
 Nhu cầu nhập khẩu dầu dừa lớn
+ Là những sản phẩm trong nước không tự sản xuất được như ca cao, cà phê, chè,
quả nhiệt đới, thuốc lá, hoa bia, sắn được gọi là “kinh tế tài nguyên số không”
5. Môi trường pháp luật
- Sử dụng Luật châu Âu lục địa
- Chính sách thuế:
+ Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Hà Lan phải qua thông quan và chịu thuế hải
quan trừ khi là hàng hoá đó được miễn thuế hoặc thuế hải quan theo pháp luật. Nói
chung thuế hải quan là một mức tỉ lệ được tính theo giá hàng (1%) được áp dụng cho
giá trị giao dịch (đồng euro của EU) của hàng nhập khẩu dựa trên chi phí của hàng
hoá, bảo hiểm và cước vận chuyển.
+ Dầu dừa không phải hàng hóa miễn thuế

6. Môi trường cạnh tranh

- Hà Lan nhập khẩu dầu dừa từ Philippin (57%), Malaysia (11%), Papua new
guinea (7,3%), Indonesia (6,6%)…
=> Bitremex phải cạnh tranh với các đối thủ lớn đến từ Philippin. Tuy nhiên, diện tích
trồng dừa của Việt Nam lớn và có vùng đất Bến Tre từ lâu vốn rất thích nghi với cây
dừa sẽ là một lợi thế cạnh tranh.
https://atlas.media.mit.edu
https://solieukinhte.com
http://danso.org

You might also like