You are on page 1of 12

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


∞∞

Đề tài:
TÌM HIỂU VĂN HÓA KINHH DOANH CỦA NƯỚC PHÁP

GVHD: LÊ THỊ BIÊN THÙY


SVTH: Nhóm Pháp

1. Lê Phạm Bửu Xuân Tuyền (NT) - 2041210254


2. Huỳnh Thị Mỹ Chi - 2013210096
3. Trịnh Lê Hoa Viên - 2041210171
4. Trần Thảo Như - 2041210266
5. Lê Quý Đôn - 2013213178
6. Phạm Anh Thư - 2041214089
7. Nguyễn Thị Mỹ Lan - 2013210887

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC

1. Giới thiệu sơ lược về đất nước:.......................................................................................1


2. Phân tích môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật:.........................................................1
2.1. Môi trường kinh tế.....................................................................................................1
2.2. Môi trường chính trị - pháp luật................................................................................3
2.2.1. Môi trường chính trị...........................................................................................3
2.2.2. Môi trường pháp luật..........................................................................................3
3. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo:...............................................................4
3.1. Giá trị, thái độ, phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức......................................4
3.2. Ngôn ngữ...................................................................................................................5
3.3. Hệ thống tôn giáo và đạo đức....................................................................................5
3.3.1. Ảnh hưởng của Công Giáo.................................................................................5
3.3.2. Luật và quy định..................................................................................................5
3.3.3. Chủ nghĩa nhân văn............................................................................................5
3.3.4. Đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Pháp...........................................5
3.3.5. Các tổ chức giám sát đạo đức.............................................................................5
3.4. Đạo đức kinh doanh của người Pháp.........................................................................6
3.5. Đời sống vật chất.......................................................................................................6
3.6. Mỹ học.......................................................................................................................6
3.7. Giáo dục....................................................................................................................6
3.8. Thói quen và cách ứng xử.........................................................................................6
3.9. Cấu trúc xã hội trong kinh doanh..............................................................................7
4. Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công:...........................................................7
5. Những bài học kinh nghiệm:...........................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................10
1. Giới thiệu sơ lược về đất nước:
 Vị trí địa lý: Pháp nằm ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Tây
Ban Nha, Andorra và Monaco.
 Diện tích: 551.695 km²
 Dân số: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Pháp ước tính là 64.820.454
người.
 Thủ đô: Paris
 Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
 Tôn giáo: Đạo Công giáo chiếm đa số, ngoài ra còn có Tin Lành, Do Thái giáo,
Hồi giáo và các tôn giáo khác.
 Chính trị: theo thể chế Cộng hòa.
 Kinh tế: Pháp là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với GDP đạt 2.943 tỷ USD (2022).
 Văn hóa: Pháp có nền văn hóa phong phú và đa dạng, với nhiều di sản văn hóa thế
giới như tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, cung điện Versailles.

Một số thông tin khác:

 Tiền tệ: Euro (EUR)


 Múi giờ: GMT+1
 Khí hậu: Pháp có 3 dạng khí hậu : đại dương (phía tây), đại trung hải (phía nam),
lục địa (trung tâm và phía đông). Cụ thể, mùa đông mát mẻ và mùa hè ôn hoà,
nhưng dọc vùng biển Địa Trung Hải mùa đông ôn hoà và mùa hè nóng; thường có
gió mạnh, lạnh, khô, thổi từ phía bắc sang tây bắc được gọi là gió mixtran.

2. Phân tích môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật:

2.1. Môi trường kinh tế

Kinh tế Pháp là nền kinh tế phát triển cao và định hướng thị trường tự do. Pháp là
quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2020 tính theo GDP danh nghĩa

1
và lớn thứ 10 tính theo PPP. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020 Pháp là nền kinh tế lớn
thứ 3 châu Âu sau Đức và Vương quốc Anh. Năm 2020, Pháp là nước thu hút FDI lớn
nhất và chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhiều thứ hai châu Âu, trên tổng số 10
quốc gia tiên tiến nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg về chỉ số phát
triển năm 2020, ngoài ra Pháp cũng được xếp hạng thứ 15 về cạnh tranh toàn cầu
theo Global Competitiveness Report năm 2019 (tăng 2 bậc so với năm 2018).Là quốc gia
thương mại lớn thứ 5 thế giới (và lớn thứ 2 châu Âu chỉ sau Đức), Pháp là điểm đến được
nhiều du khách tham quan nhất thế giới, đồng thời là quốc gia dẫn đề về sức mạnh ngành
nông nghiệp trong Liên minh châu Âu.

Theo IMF, Năm 2020 Pháp nằm trong top 20 nước có thu nhập bình quân đầu
người cao nhất thế giới với 39.257 Đô la Mỹ một người. Năm 2019, Pháp có tên trong
danh sách các quốc gia theo Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc với HDI đạt
0,901 (mức độ phát triển con người rất cao) và đứng thứ 23 về chỉ số nhận thức tham
nhũng trong năm 2019.

Paris là thành phố toàn cầu, là một trong những thành phó có GDP cao nhất thế
giới và là thành phố châu Âu đầu tiên (thành phố thứ ba thế giới) có các công ty được liệt
kê trong Fortune Global 500 của Fortune. Paris từng là thành phố toàn cầu hấp dẫn thứ 2
thế giới vào năm 2019 theo đánh giá của KPMG.

Nền kinh tế Pháp bước vào thời kỳ suy thoái cuối những năm 2000 muộn hơn đồng
thời cũng thoát khỏi nó sớm hơn so với hầu hết các nền kinh tế bị ảnh hưởng và chỉ trải
qua bốn quý suy thoái. Mặc dù vậy Pháp đã phải chứng kiến nền kinh tế của mình phát
triển một cách trì trệ vào giữa năm 2012 và 2014 khi mà nền kinh tế dậm chân tại chỗ
trong năm 2012, chỉ tăng có 0,8% năm 2013 và 0,2% vào năm 2014, mặc dù vậy tốc độ
tăng trưởng đã khả quan hơn vào năm 2015 khi tăng 0,8% và 1,1% năm 2016, 2,2% năm
2017 và sau đó 2,1% vào năm 2018. Theo OFCE, tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trong năm
2019 sẽ là 1,3%.

2
2.2. Môi trường chính trị - pháp luật

2.2.1. Môi trường chính trị


Pháp là nước theo thể chế cộng hòa, với một nền kinh tế, chính trị ổn định.

Chính phủ Pháp thiết lập những công cụ để nắm rõ hơn nhu cầu của các doanh
nghiệp xuất khẩu cũng như để cung cấp thông tin ban đầu cho các doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động này. Bản đồ xuất khẩu của Pháp được chi tiết hóa theo từng vùng, từng địa
phương và các ngành nghề, sản phẩm, được công bố tại website www.exporter.gouv.fr và
liên tục cập nhật dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp.

Chính phủ Pháp khuyến khích hình thành các doanh nghiệp mới. Liên kết với
Phòng thương mại Paris và các phòng thương mại khác trên cả nước, chính phủ Pháp
cung cấp dịch vụ tư vấn rộng rãi và hỗ trợ trong việc thành lập văn phòng mới tại Pháp.
Chi tiết “làm thế nào” luôn được hướng dẫn có sẵn ở các phòng thương mại khác nhau

Chính phủ ở cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi và tuyển
dụng lao động địa phương cũng như cho phép người có năng lực trình độ có thể được
định cư tại Pháp trong vòng 10 năm cùng gia đình. Ngoài ra, trên 50% các khoản thuế
của doanh nghiệp được hưởng miễn giảm.

Nước Pháp không có quy định riêng về thủ tục hải quan cũng như thuế, mà áp dụng
theo quy định chung của cộng đồng châu Âu.

Chính phủ Pháp duy trì độc quyền pháp lý trong các lĩnh vực: dịch vụ bưu chính
(La Poste duy trì độc quyền đối với những lá thư có dung lượng dưới 50 grams), ngành
giao thông vận tải đường sắt quốc gia (SNCF), xe buýt và các dịch vụ tàu điện ngầm tại
Paris (RATP), sản xuất và phân phối thuốc lá. Các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều cản trở khi
thâm nhập vào Pháp ở các lĩnh vực này.

2.2.2. Môi trường pháp luật


Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: Luật chống
độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế. Tạo ra cơ hội cạnh tranh lành

3
mạnh giữa các công ty trong ngành. Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi
ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của
người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng
cáo trung thực và có văn hóa.

Pháp có truyền thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ và đã phát triển bảo vệ
sở hữu trí tuệ ở mức cao. Theo hệ thống Pháp, bằng sáng chế và thương hiệu được dùng
để bảo vệ sở hữu công nghiệp, trong khi sở hữu văn học/nghệ thuật được bảo vệ bằng bản
quyền.

Chính phủ Pháp đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây trong việc
cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận hệ thống pháp quy của mình. Các Bộ
trưởng của chính phủ, các công ty, tổ chức người tiêu dùng và các hiệp hội thương mại có
quyền yêu cầu Cục Quản lý Cạnh tranh để điều tra các hành động không cạnh tranh. Mối
quan tâm nhất của các công ty nước ngoài được thiết lập tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn được
nghiêm túc kiểm tra và phê duyệt các thủ tục đôi khi phải được thực hiện trước khi hàng
hóa có thể bán tại Pháp

Hệ thống pháp luật của Pháp khá đồ sộ, phức tạp và chặt chẽ. Vì vậy, các doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trường Pháp cần hết sức tuân thủ và thực hiện đúng theo
những gì pháp luật đã qui định để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

3. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo:

3.1. Giá trị, thái độ, phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức
 Trân trọng tính chính thức và chuyên nghiệp.
 Đặt giá trị cao về lịch sự, tế nhị.
 Tin tưởng vào chuỗi cấp bậc và tôn trọng thẩm quyền.
 Tôn trọng hợp đồng và các nghĩa vụ pháp lý.
 Đề cao sự riêng tư và không can thiệp vào đời tư người khác.

4
3.2. Ngôn ngữ
 Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức trong kinh doanh.
 Nên học một số cụm từ tiếng Pháp cơ bản để thể hiện sự tôn trọng và xây dựng
mối quan hệ.
 Sử dụng kính ngữ và tránh sử dụng ngôn ngữ trực tiếp hoặc chỉ trích.

3.3. Hệ thống tôn giáo và đạo đức


3.3.1. Ảnh hưởng của Công Giáo
Đạo Công giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị đạo đức của người Pháp,
trong đó có các giá trị liên quan đến kinh doanh. Các nguyên tắc Công giáo như từ thiện,
công lý và trung thực thường được coi là nền tảng của đạo đức kinh doanh ở Pháp.
3.3.2. Luật và quy định
Khung pháp lý của Pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đạo đức
kinh doanh. Các luật bảo vệ người tiêu dùng, môi trường và quyền của người lao động
giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động theo cách có đạo đức.
3.3.3. Chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn, một phong trào triết học và văn học có nguồn gốc ở Pháp,
cũng đã ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh của người Pháp. Chủ nghĩa nhân văn tập
trung vào phẩm giá con người và nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng vị tha và trách
nhiệm của xã hội.
3.3.4. Đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Pháp
Các doanh nghiệp Pháp thường tuân thủ một bộ quy tắc đạo đức được công nhận,
gọi là "Charte éthique". Charte éthique đề cập đến các vấn đề như minh bạch, trách
nhiệm giải trình, sự tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường.
3.3.5. Các tổ chức giám sát đạo đức
 Ngoài luật pháp và quy định, một số tổ chức phi chính phủ (NGO) giám sát đạo
đức kinh doanh ở Pháp. Những tổ chức này bao gồm:
 Đài quan sát về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (ORSE).

5
 Viện đạo đức kinh doanh Pháp (IFME).
 Phong trào Doanh nghiệp vì Trách nhiệm Xã hội (MEDEF).

3.4. Đạo đức kinh doanh của người Pháp


 Đặt nặng tính trung thực và liêm chính.
 Cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường.
 Tôn trọng quyền của người lao động và người tiêu dùng.
 Tuân thủ luật pháp và quy định nghiêm ngặt.
 Minh bạch và trách nhiệm giải trình cao.

3.5. Đời sống vật chất


 Đề cao sự tinh tế và chất lượng.
 Ưa chuộng hàng hóa sang trọng và thương hiệu nổi tiếng.
 Trân trọng ẩm thực và văn hóa rượu vang.
 Đầu tư vào thời trang và ngoại hình.

3.6. Mỹ học
 Có gu thẩm mỹ tinh tế và sang trọng.
 Đề cao sự cân đối, hài hòa và chú ý đến từng chi tiết.
 Ưa thích các thiết kế thanh lịch và vượt thời gian.

3.7. Giáo dục


 Đề cao nền giáo dục chặt chẽ và toàn diện.
 Các chương trình giáo dục kinh doanh nổi tiếng trên thế giới.
 Tôn trọng các học vị và kinh nghiệm chuyên môn.

3.8. Thói quen và cách ứng xử


 Chào hỏi nhau bằng cách bắt tay hoặc hôn má (trong một số hoàn cảnh).
 Đến các cuộc họp đúng giờ và ăn mặc lịch sự.
 Giữ khoảng cách xã hội và tôn trọng không gian cá nhân.

6
 Thể hiện sự lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp.

3.9. Cấu trúc xã hội trong kinh doanh


 Chuỗi cấp bậc rõ ràng và tôn trọng thẩm quyền.
 Quyết định kinh doanh thường được đưa ra bởi các giám đốc điều hành cấp cao.
 Các mối quan hệ cá nhân và xây dựng mạng lưới rất quan trọng.

Các nhóm xã hội và hiệp hội chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh.

4. Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công:

 Xây dựng mối quan hệ cá nhân : Người Pháp coi trọng các mối quan hệ cá nhân
trong kinh doanh. Dành thời gian để hiểu đối tác của bạn, sở thích và mối quan
tâm của họ.
 Chú ý đến giao tiếp phi ngôn ngữ: Người Pháp thường giao tiếp một cách tinh tế.
Chú ý đến cử chỉ, nét mặt và giọng điệu để hiểu toàn bộ thông điệp.
 Học tiếng Pháp: Mặc dù nhiều doanh nhân Pháp có thể nói tiếng Anh, nhưng việc
thể hiện nỗ lực học tiếng Pháp sẽ được đánh giá cao và giúp bạn xây dựng uy tín.
 Tôn trọng phân cấp: Xã hội Pháp vẫn còn mang tính phân cấp cao. Nhận thức
được vị trí của mình và giao tiếp một cách tôn trọng với những người có cấp bậc
cao hơn.
 Chuyên nghiệp và lịch sự: Người Pháp đánh giá cao sự chuyên nghiệp và lịch sự.
Đến đúng giờ, ăn mặc chỉn chu và cư xử một cách lịch thiệp.
 Đàm phán thận trọng: Người Pháp thường là những nhà đàm phán thận trọng và
khéo léo. Chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng dành thời gian để đạt được thỏa thuận mà
cả hai bên đều chấp nhận được.
 Coi trọng tính minh bạch: Người Pháp coi trọng tính minh bạch và trung thực
trong kinh doanh. Đảm bảo chia sẻ thông tin một cách rõ ràng và chính xác.
 Biết về văn hóa Pháp: Hiểu biết về lịch sử, văn hóa và phong tục Pháp sẽ giúp bạn
định hướng hiệu quả trong bối cảnh kinh doanh.

7
5. Những bài học kinh nghiệm:

Doanh nhân Pháp chia sẻ con đường khởi nghiệp tại Việt Nam

Bài học khởi nghiệp của vị doanh nhân Pháp khởi nghiệp tại Việt Nam

Nhìn lại bài học để rút kinh nghiệm, doanh nhân người Pháp Jacques có những lời
chia sẻ về khởi nghiệp sau được giáo sư Trường ghi lại trong cuốn sách về quản trị của
mình:

"Thứ nhất, đừng quá chú trọng về tính độc quyền của sản phẩm => Đó là ưu điểm,
nhưng cũng là khuyết điểm do sản phẩm quá đặc thù".

"Thứ hai, chớ bao giờ nghĩ là mình đủ vốn. Tôi nghiệm ra rằng khi khởi nghiệp,
không bao giờ chỉ xuất vốn một lần. Lần đầu còn rẻ, những lần tăng vốn sau này tốn kém
hơn nhiều, trên sức tưởng tượng. Người khởi nghiệp luôn luôn đánh giá sai, hơi lạc quan
với những nhu cầu như quảng cáo, quà cáp, hành chính...Đến khi doanh nghiệp bắt đầu
thành hình cũng là lúc doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn hoặc mượn tiền. Số đông công
ty khởi nghiệp chết ở đúng thời điểm này. Thế rồi đến khi sản phẩm ra đời và sắp giao
hàng thì tình hình tài chính công ty lại có vấn đề. Đó là lúc bơm thêm chút vốn để chi
tiêu.=> đừng bao giờ nghĩ mình đã đủ vốn

"Thứ ba, không bao giờ thành công nếu không có sự trung thành của nhân viên và
thầu phụ. Trong 9 tháng, tôi không có khả năng trả lương cho họ, vậy mà họ vẫn trung
thành. Người Việt thật tuyệt vời. => hãy làm việc cùng với nhau sẽ có một kết quả tốt

"Thứ tư, không nên đặt hết sự tin tưởng vào ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho mượn
tiền khi mình đang giàu có, tức khi mình đã thành công, nhưng thử hỏi rằng mượn tiền
ngân hàng còn lợi ích gì khi đã thành công! Họ sẽ bỏ rơi mình khi mình sa cơ lỡ vận.
‘Người bạn ngân hàng' là nhân vật đã cho tôi nếm mùi cay đắng nhiều nhất. Không
những thế, các bạn của tôi đều có nhận xét tương tự.=> không nên đặt sự tin tưởng vào
bất kì ai khác ngoại trừ mình

8
"Thứ năm, khi khởi nghiệp, nên bỏ công nghiên cứu kỹ lưỡng những góc cạnh pháp
lý. Pháp lý đối với những phép tắc, pháp lý với các đối tác, nhất là đối tác cùng đầu tư.
Khi đầu tư với một người bạn thân, mình không thể ngờ được rằng chính cuộc đầu tư đó
sẽ gây vấn đề sau này và biến tình bạn thành mối thù sau khi kinh qua một giai đoạn dài
sống với nhau trong nghi hoặc. Một bộ pháp lý tốt mới giúp cho một công cuộc phiêu lưu
vui vẻ dài lâu".=> nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi làm một công việc gì đó không quá
nóng vội, hấp tấp để dẫn đến hậu quả không mong muốn.

"Và cuối cùng, bạn phải cố sống lạc quan. Những năm khởi nghiệp là một thời kỳ
vô cùng tai hại đối với sức khỏe. Những ai có ý định khởi nghiệp nên có sức khỏe tốt.
Giống như một mẹ thỏ mới sinh đàn thỏ non giữa cánh đồng đầy hổ, báo và sói vậy. Sự
trông nom doanh nghiệp sơ sinh phải cẩn mật, bởi nó sẽ làm cho người khởi xướng phải
chịu ốm đau trong nhiều tháng".

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS, TS Lưu Văn An (2017), Báo chí và chính trị ở Cộng hòa Pháp, Tạp chí Lý
luận chính trị số 7-2016, URL:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1908-bao-chi-va-chinh-tri-o-
cong-hoa-phap.html
[2] Giáo sư Phan Văn Trường (2019), Doanh nhân Pháp chia sẻ con đường khởi
nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp, URL: Doanh nhân Pháp chia
sẻ con đường khởi nghiệp tại Việt Nam | Khởi nghiệp (diendandoanhnghiep.vn)
[3] Diemparis (2020), Văn Hoá Giao Tiếp, Kinh Doanh Với Người Pháp , URL:
https://diemparis.com/van-hoa-giao-tiep-kinh-doanh-voi-nguoi-phap/
[4] Theo SGTT, Kinh nghiệm làm ăn với người Pháp, CareerViet, URL:
https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/kinh-nghiem-lam-an-voi-nguoi-
phap.35A4ECBF.html
[5] Kinh tế Pháp, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, URL:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Ph%C3%A1p
[6] Tổng quan về đất nước pháp, Công ty tư vấn giáo dục và phát triển hội nhập
Việt Pháp Á Âu, URL: https://vietphapaau.com/tong-quan-ve-dat-nuoc-phap/

10

You might also like