You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(NHÓM THUYẾT TRÌNH)

ĐỀ TÀI :

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phúc Cảnh


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Thuyết Trình

1
MỤC LỤC
I. Tìm hiểu và trình bày sơ lược các thông tin về Đức:................................................4

1. Lịch sử:....................................................................................................................4

2. Kinh tế:...................................................................................................................4

3. Dân số:.....................................................................................................................5

4. Vị trí địa lý:.............................................................................................................6

5. Đất đai:....................................................................................................................6

6. Khí hậu:..................................................................................................................6

7. Các ngành kinh tế chính:......................................................................................7

II. Tìm hiểu và trình bày quá trình gia nhập WTO......................................................7

III. Tìm hiểu và trình bày tóm tắt về các thông tin liên quan đến chính sách thuế
quan.................................................................................................................................8

IV. Tìm hiểu và trình bày mối quan hệ thương mại của Đức với Việt Nam.............10

Kết luận........................................................................................................................11

2
Tên thành viên MSSV Mức độ đóng góp
Hứa Duy Tân 31211027073 100%
Nguyễn Anh 31221021649 100%
Võ Trần Duy (nhóm trưởng) 31221022488 100%
Lê Huỳnh Gia Linh 31221022565 100%
Trần Thị Thúy Hiền 31221022795 100%
Phạm Nguyễn Hiếu Vy 31221023880 100%
Đặng Xuân Trọng 31221024122 100%
Ngô Bảo Anh 31221026230 100%
Trần Ngọc Phương 31221026688 100%
Tạ Lê Mai 31221026849 100%
Lê Nguyễn Nguyên 31221026866 100%

I. Tìm hiểu và trình bày sơ lược các thông tin về Đức:

1. Lịch sử:

Lịch sử nước Đức bắt đầu từ thời kỳ tiền lịch sử với sự hiện diện của các bộ tộc
3
Germanic. Vương quốc Ostrogoth, Visigoth và Frank đã chiếm đóng vùng lãnh thổ
Đức hiện nay trong thời kỳ Trung cổ. Sau đó, Đế chế Carolingian được thành lập bởi
II. Tìm hiểu và trình bày quá trình gia nhập WTO
Quá trình Cộng hoà Liên bang Đức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) bắt đầu từ năm 1993 và kết thúc vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 khi Đức trở
thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Đức đã bắt đầu quá trình gia nhập bằng việc nộp đơn xin gia nhập vào WTO vào tháng
7 năm 1993. Sau đó, Đức đã tham gia vào các cuộc đàm phán với các thành viên WTO
khác để thương lượng và thực hiện các cam kết cần thiết để trở thành thành viên.

Quá trình đàm phán và thương lượng này bao gồm việc thảo luận về các cam kết về
thương mại hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại và các quy
tắc và quyền lợi của WTO.

Đức đã phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ các quy định và cam kết của
WTO, bao gồm việc điều chỉnh chính sách thương mại và thực hiện các biện pháp bảo
vệ thương mại theo quy định của tổ chức này.

Sau khi hoàn thành quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết, Đức đã được chấp
nhận làm thành viên chính thức của WTO vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Việc gia
nhập vào WTO đã mang lại nhiều lợi ích cho Đức, bao gồm việc mở rộng thị trường
xuất khẩu, tăng cường quyền lợi thương mại và tham gia vào quy tắc và quyền lợi của
tổ chức này.

4
III. Tìm hiểu và trình bày tóm tắt về các thông tin liên quan đến chính sách thuế
quan

Đức là một trong 27 quốc gia thuộc Liên minh châu EU. Điều này có nghĩa là Đức -
nước thành viên trao cho các cơ quan EU quyền lập pháp trong những lĩnh vực cụ thể
và áp dụng pháp luật này theo trật tự pháp lý của CHLB Đức.

Luật EU thâm nhập trực tiếp vào trật tự pháp lý của các nước thành viên EU. Luật
được cơ quan quản lý hành chính (như hải quan) và tòa quốc gia của các nước thành

5
viên EU áp dụng trực tiếp. Vì vậy chính sách thuế quan của CHLB Đức cũng áp dụng
trực tiếp chính sách thuế quan của EU.

Từ số liệu bảng A1, Biểu thuế của Đức có mức trung bình là 5,1% với ngành nông
nghiệp là 12,2% và 4.1% đối với phi nông nghiệp. Cụ thể hơn, đối với ngành nông
nghiệp, có đến 31,4% các sản phẩm được miễn thuế nhưng vẫn có sản phẩm chịu thuế
trên 100%. Từ đó dẫn đến biểu thuế trung bình của ngành nông nghiệp khá cao dù đa
số sản phẩm được miễn thuế Các sản phẩm phi nông nghiệp thì tập trung chủ yếu ở
mức thuế dưới 10 với 62,3% và không có sản phẩm chịu mức thuế trên 25%. Số liệu
trên cho thấy Đức đã dần chuyển sang các biện pháp phi thuế quan để kiểm soát hàng
nhập khẩu chứ không còn tập trung vào các chính sách thuế quan nữa.

Từ bảng số liệu A2 ta thấy

Với sản phẩm nông nghiệp:

Mức trung bình đơn giản của các mức thuế ràng buộc cuối cùng cao nhất đối với các
sản phẩm từ sữa (42.4%) và thấp nhất đối với Cotton (0.0%).

Có 0.0% các sản phẩm từ sữa, và đường và bánh kẹo được miễn thuế ràng buộc cuối
cùng; 100% cotton được miễn thuế ràng buộc cuối cùng.

Mức trung bình đơn giản của thuế áp dụng MFN cao nhất đối với các sản phẩm từ sữa
(38.4%), và thấp nhất đối với cotton (0.0%).

Chất béo và dầu; các sản phẩm nông nghiệp khác; cotton có tỉ trọng miễn thuế áp dụng
MFN khá cao lần lượt là 45.6%; 65.6%; 100%.

Tỷ trọng nhập khẩu miễn thuế MFN cao nhất là cotton 100%, kế đến là cà phê và trà
(65.5%); và thấp nhất là các sản phẩm từ sữa (0.0%).

Với sản phẩm phi nông nghiệp:

Mức trung bình đơn giản của các mức thuế ràng buộc cuối cùng nhìn chung thấp hơn
đối với sản phẩm nông nghiệp. Cao nhất là quần áo (11.5%), kế đến là cá và các sản
phẩm từ cá (11,4%); 3 nhóm sản phẩm có mức thấp nhất là khoáng chất & kim loại,
máy móc không dùng điện, gỗ & giấy (lần lượt 1.9%, 1.7%, 0.9%).

Mức trung bình đơn giản của thuế áp dụng MFN của cá & sản phẩm từ cá và quần áo
cao nhất và bằng nhau 11.5%. Các sản phẩm phi nông nghiệp khác nhìn chung đa số
từ 2.5% trở xuống.

Gỗ, giấy có tỉ trọng miễn thuế áp dụng MFN cao nhất với 79.6%. Một số sản phẩm có
tỉ trọng miễn thuế áp dụng MFN cao khác là khoáng chất & kim loại (49.8%), thiết bị
điện (37.3%), hàng hóa công nghiệp (34.8%), xăng dầu (33.3%).

6
Tỷ trọng nhập khẩu miễn thuế MFN cao đối với xăng dầu (96.6%), gỗ và giấy
(83.1%), khoáng chất & kim loại (67.5%), thiết bị điện (63.5%), và các hàng hóa sản
xuất công nghiệp (62.3%). Tỷ trọng nhập khẩu miễn thuế MFN thấp đối với quần áo
(0%), văn bản (2.2%).

Trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, đối tác lớn nhất của Đức là vương
quốc Anh với 48,5 triệu đô, tiếp theo là Mỹ với 28,9 triệu đô, bên cạnh đó Trung
Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản cũng chiếm tỉ trọng khá lớn. Ngoài ra, đối với các sản phẩm
phi nông nghiệp, Đức xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ với 419,2 triệu đô, thứ 2 là Trung
Quốc với 284,7 triệu đô. Có thể thấy cùng một thị trường nhưng chênh lệch giá trị giữa
nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể lên đến 15 lần cụ thể là Mỹ và Trung Quốc là
11 lần.

IV. Tìm hiểu và trình bày mối quan hệ thương mại của Đức với Việt Nam
Đối tác thương mại: là đối tác lớn nhất tại châu Âu Về hợp tác kinh tế, thương mại,
kim ngạch hai chiều tăng dần đều trong 10 năm qua.

Thành tựu mà Việt Nam đạt được:

Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, đạt trên 10
tỷ USD với mức tăng trung bình trên 10%/năm.

Năm 2020, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á..

Trong đầu tư, Đức đã vươn lên vị trí thứ ba trong EU với 391 dự án còn hiệu lực với
tổng số vốn đăng ký hơn 2,22 tỷ USD ở Việt Nam. Việt Nam cũng có 41 dự án đầu tư
vào Đức với trị giá hơn 218 triệu USD.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020
giúp doanh nghiệp hai nước có điều kiện tiếp cận thị trường lẫn nhau.

Đức đã dành nguồn vốn ODA trị giá hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam, tập trung vào các
lĩnh vực quan trọng như phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, đào tạo
nghề.

Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa – du lịch, khoa học – công nghệ, tư pháp.

Về du lịch, hai nước đều là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch của nhau. Trước
đại dịch Covid-19, mỗi năm Việt Nam đón khoảng 100.000 nghìn khách du lịch Đức.

Nhiều thế hệ lãnh đạo cao cấp, trí thức, doanh nghiệp, nhà khoa học, bác sĩ… của Việt
Nam đã từng học tập tại Đức tích cực đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Sát cánh cùng nhau trong đại dịch Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Việt Nam và
Đức đã thể hiện tinh thần của Đối tác chiến lược, luôn sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau đối

7
phó với dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam trao tặng hàng trăm nghìn khẩu trang và các
thiết bị bảo hộ y tế tặng Chính phủ và nhân dân Đức. Chính phủ Đức cũng đã viện trợ
cho Việt Nam tổng cộng 3,35 triệu liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế với tổng
trị giá khoảng 20 tỷ đồng

Trong các cuộc tiếp xúc, Đức tiếp tục đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN,
khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong Định hướng chính sách đối với khu
vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Chính phủ Đức thông qua vào tháng
9/2020.

Khó khăn:

Các yêu cầu nhập khẩu bắt buộc và khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tiêu
chuẩn kỹ thuật và các quy định nhập khẩu khác của Đức/EU khó đáp ứng hơn nhiều
thị trường thương mại khác.

Các chế tài xử phạt đối với việc vi phạm các quy định cũng rất nghiêm khắc. Hàng hóa
vi phạm có thể bị tiêu buộc phải trả về hoặc tiêu hủy tại chỗ.

Đức thường yêu cầu sản phẩm thương mại phải có thêm các chứng nhận/chứng chỉ
như một số chứng nhận về an toàn thực phẩm, chứng chỉ xã hội, nhãn xanh, nhãn sinh
thái... Những yêu cầu này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải mất thêm thời gian
và chi phí đáp ứng, do đó cũng giảm mức độ quan tâm với thị trường Đức.

Đức có khoảng cách địa lý xa Việt Nam nên chi phí để hợp tác thương mại với Đức
cũng cao hơn so với các nước trong khu vực.

Mức độ cạnh tranh tại thị trường Đức hiện tương đối cao. EU đã có tổng cộng 42 FTA
đã có hiệu lực với 79 đối tác, và dành cơ chế ưu đãi GSP cho 67 nước đang và kém
phát triển.
Kết luận

Với vai trò đầu tàu kinh tế của EU, sự tham gia tích cực của Đức trong triển khai
EVFTA không chỉ góp phần nâng cao quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai bên mà
còn có giá trị lan tỏa, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính là “cánh cửa” để hàng
hóa Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường Đức, đặc biệt, các cơ hội từ cắt giảm
thuế quan, cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh và cơ hội tiết giảm
các rào cản phi thuế quan... mà EVFTA mang lại.

Các chuyên gia ước tính EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng thêm
33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU
được dự báo sẽ tăng lên khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.

8
Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp từ EU và Đức mở rộng hoạt động kinh doanh
đầu tư tại Việt Nam. Góp phần hơn nữa hợp tác kinh tế song phương Việt Nam -
CHLB Đức cũng như sự phục hồi tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN và EU.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung-lanh-
tho/chau-au/duc-germany-1579
http://www.vietnambotschaft.org/quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-duc-thuc-chat-
hieu-qua-va-ben-vung/

https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm

https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/tariff_profiles_list_e.htm

https://www.trademap.org/Index.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1

You might also like