You are on page 1of 53

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC


ĐANG PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiền


T.S Lâm Thanh Hà
Lớp : KTVĩM.12_LT
Sinh viên thực hiện : Bùi Mai Bảo Ngọc
Phạm Thị Bảo Châu
Đỗ Ngọc Linh
Đặng Đức Ngọc Trâm
Nguyễn Thị Thu Uyên

Hà Nội, 2022
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC


ĐANG PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Minh Hiền


T.S Lâm Thanh Hà
Lớp : KTVĩM.12_LT
Sinh viên thực hiện : Bùi Mai Bảo Ngọc
Phạm Thị Bảo Châu
Đỗ Ngọc Linh
Đặng Đức Ngọc Trâm
Nguyễn Thị Thu Uyên

Hà Nội, 2022

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 8

STT Họ và tên MSSV


Bùi Mai Bảo Ngọc
1 KDQT49-C1-0296
(Nhóm trưởng)
2 Phạm Thị Bảo Châu KDQT49-C1-0192

3 Đỗ Ngọc Linh KDQT49-C1-0251

4 Đặng Đức Ngọc Trâm KDQT49-C1-0339

5 Nguyễn Thị Thu Uyên KDQT49-A5-0350

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

Một tổ chức tư vấn theo chủ nghĩa


CATO tự do của Mỹ có trụ sở tại
Washington, D.C

CSTT Chính sách tiền tệ


EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HDI Chỉ số phát triển con người
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
PPI Chỉ số giá sản xuất
UN Liên hợp quốc
USD Đồng Đô la Mỹ
VAT Thuế giá trị gia tăng
WPI Chỉ số giá bán buôn
WTO Tổ chức thương mại thế giới

4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Diễn biến CPI các tháng năm 2010 và 2011................................20


Biểu đồ 2: Lạm Phát Của Việt Nam Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2010 –
2020...............................................................................................................21
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết yếu năm 2021....22
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng, giảm CPI so với tháng liền trước (%)......................23
Biểu đồ 5: Biến động giá xăng........................................................................25
Biểu đồ 6: Zimbabwe: Tỷ lệ lạm phát từ 1987 đến 2027 (so với năm trước)..29
Biểu đồ 7: Tỷ lệ lạm phát năm (%) trong tháng 8 năm 2022 tại các quốc gia
EU từ tháng 9 năm 2021.................................................................................33
Biểu đồ 8: Tỷ giá hối đoái Hungary - dữ liệu tháng 10/2022..........................34
Biểu đồ 9: Dự báo lạm phát 2022-2023 của các nước trong khu vực
ASEAN-5......................................................................................................38

Bảng 1: Siêu lạm phát tại Zimbabwe..............................................................27

5
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tờ bạc 100 triệu bpengő được phát hành trong đợt siêu lạm phát năm
1946..............................................................................................................32
Hình 2: Tờ bạc 1 tỷ bpengő đã được in ra nhưng chưa kịp đưa vào lưu
hành..............................................................................................................33
Hình 3: Dự báo lạm phát toàn cầu theo quốc gia..........................................37

6
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 9


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................. 10
1.1. Lạm phát ..............................................................................................10
1.1.1. Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan ......................10
1.1.2. Thước đo lạm phát ........................................................................10
1.1.3. Phân loại lạm phát ........................................................................12
1.1.3.1. Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát ...............................12
1.1.3.2. Phân loại dựa theo tính chất của tỷ lệ lạm phát ......................13
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.....................................................14
1.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo ................................................................14
1.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy ...........................................................15
1.1.4.3 Lạm phát tiền tệ .........................................................................15
1.1.4.4. Lạm phát do quy trình nhập khẩu và xuất khẩu.......................16
1.1.4.5. Lạm phát do cơ cấu ..................................................................16
1.1.5. Ảnh hưởng của lạm phát ...............................................................16
1.1.5.1. Tác động tiêu cực .................................................................... 16
1.1.5.2. Tác động tích cực .....................................................................17
1.2. Các nước đang phát triển....................................................................18
1.2.1. Định nghĩa theo các tổ chức kinh tế và xã hội .............................18
1.2.2. Các đặc điểm tổng quan về các nước đang phát triển .................18
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LẠM PHÁT Ở
CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN ................................... 20
2.1. Lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay....................................20
2.1.1 Diễn biến lạm phát ở nước ta từ đổi mới đến nay .........................20
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam .................................27
2.1.3. Tác động của lạm phát đến kinh tế Việt Nam ...............................28

7
2.1.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Việt Nam .............................30
2.2. Lạm phát ở Zimbabwe qua các giai đoạn tiêu biểu ............................30
2.2.1 Diễn biến lạm phát ở Zimbabwe qua các giai đoạn tiêu biểu .......31
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Zimbabwe ................................34
2.2.3. Tác động của cuộc siêu lạm phát lên nền kinh tế Zimbabwe .......36
2.2.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Zimbabwe ...........................37
2.3. Lạm phát ở Hungary qua các giai đoạn tiêu biểu ..............................38
2.3.1 Diễn biến lạm phát ở Hungary qua các giai đoạn tiêu biểu ..........38
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Hungary ..................................41
2.3.3. Tác động của các cuộc khủng hoảng lạm phát lên nền kinh tế
Hungary ......................................................................................................42
2.3.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Hungary ..............................43
CHƯƠNG III: DỰ ĐOÁN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH
TRẠNG LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN . 45
3.1. Dự đoán lạm phát ở các nước đang phát triển ...................................45
3.2. Giải pháp cho lạm phát ở các nước đang phát triển ..........................46
3.2.1. Giải pháp ngắn hạn .......................................................................47
3.2.2. Giải pháp dài hạn..........................................................................47
3.3. Hàm ý cho Việt Nam ...........................................................................48

KẾT LUẬN ................................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 52

8
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại, cho dù còn có các ý kiến khác nhau, song đa
số đã khẳng định rằng, ổn định giá cả phải là mục tiêu cuối cùng của chính
sách tiền tệ. Lịch sử kinh tế thế giới và thực tiễn các nước cho thấy hầu hết
các ngân hàng trung ương, trong thời gian này hay thời gian khác, đã sử dụng
các chỉ tiêu trung gian như tổng khối lượng tiền, tỷ giá hối đoái hay mục tiêu
lạm phát, như những cái “neo” buộc chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu
cuối cùng. Trong đó, lạm phát đã tỏ ra khá hiệu quả.

Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính
sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Ở các nước đang phát triển,
duy trì lạm phát ở mức ổn định là một việc không hề dễ.

Chính vì thế đề tài này cần tổng hợp, quan sát, khái quát lại tình hình lạm
phát của các nước đang phát triển và phương hướng giải quyết của chính phủ
từ đó hiểu rõ hơn về lạm phát ở nhóm các quốc gia này.

9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lạm phát

1.1.1. Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan

a. Khái niệm lạm phát


Ban đầu chưa có một định nghĩa thống nhất về lạm phát, vì vậy đã có nhiều
quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế học như:
+ Karl-Marx:” Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết”
+ V.Lenine :” Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong lưu thông “
+ R.Dornbusch và Fischer: “ Lạm phát là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên “
Từ đấy thì các nhà kinh tế học sau này đã tổng hợp các quan điểm của các
thế hệ trước và rút ra định nghĩa cụ thể nhất về lạm phát - được hiểu là sự tăng
mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn
vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do vậy lạm
phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với
các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so
với giá trị tiền tệ của quốc gia khác.

Lạm phát có thể xảy ra ở mọi quốc gia sử dụng tiền mặt để làm trung gian
thanh toán, nó được coi như một hiện tượng kinh tế tự nhiên mà đất nước nào
cũng từng trải qua.1

b. Một số khái niệm liên quan

- Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong
một khoảng thời gian nhất định.
- Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỷ lệ lạm phát
giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được sử dụng để
mô tả các trường hợp khi tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn

1.1.2. Thước đo lạm phát

1
Lương Thanh Hải, Những vấn đề cơ bản về lạm phát, https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nhu-
ng-va-n-de--co-ba-n-ve--la-m-pha-t--pha-n-1--4690.4050.html truy cập ngày 27-11-2022

10
Để có con số đo lường tỷ lệ lạm phát (được tính bằng phần trăm thay đổi
của mức giá chung) chính xác nhất, người ta thường theo dõi sự thay đổi giá
cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ đa dạng trong một nền kinh tế.
Hiện nay không có một phép đo chính xác nào có thể ước tính tỷ lệ lạm phát
của một nền kinh tế mà nó phụ thuộc rất nhiều vào tỉ trọng của mỗi loại hàng
hóa mà người ta gán vào. Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu sau để
đánh giá tỷ lệ lạm phát :

a. CPI
CPI là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, là thước đo tổng chi
phí mà một người tiêu dùng điển hình bỏ ra để mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ
số này biểu thị biến động về mức giá chung của một nhóm hàng hóa và dịch
vụ

- Công thức tính CPI:

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑘ì 𝑡


CPI = x 100%
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑘ì 𝑐ơ 𝑠ở

- Công thức tính tỷ lệ lạm phát:

𝑃𝑡−𝑃(𝑡−1)
πt = x 100%
𝑃(𝑡−1)

Trong đó:
πt: tỷ lệ lạm phát thời kỳ t
Pt: mức giá của thời kì t
P(t-1): mức giá của thời kì (t-1)2

b. Chỉ số giảm phát theo GDP


Là chỉ sự tính theo phần trăm, phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình
của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành ( năm t ) so với năm
gốc được sản xuất ra trong lãnh thổ của một quốc gia.

2
Pha Lê, Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?, https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-kinh-
te/chi-so-gia-tieu-dung-cpi-la-gi-y-nghia-va-cach-xac-dinh truy cập ngày 27-11-2022
11
- Công thức tính chỉ số giảm phát theo GDP:
𝐺𝐷𝑃 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎
Chỉ số giảm phát theo GDP = x 100 3
𝐺𝐷𝑃 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác được dùng để tính tỷ lệ lạm phát như :

● PPI: Đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung
qua đại lý hoặc thuế doanh thu
● WPI: Đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn
( thông thường là trước khi bán có thuế ). 4

1.1.3. Phân loại lạm phát

1.1.3.1. Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát

a. Lạm phát vừa phải


Lạm phát vừa phải hay còn được gọi lạm phát một con số. Loại lạm phát
này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở dưới mức một con số hằng năm
(dưới 10%) và có thể dự đoán được. Khi giá tương đối ổn định,lãi suất tiền
gửi không cao, không nảy sinh tình trạng thu mua, đầu cơ tích trữ hàng, nền
kinh tế lúc này ổn định. Nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng tin tưởng vào
đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì giá trị của nó được giữ nguyên trong vòng
một tháng hay một năm.

b. Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã hay lạm phát hai (hoặc ba) con số là khi tỷ lệ tăng giá trên
10% đến dưới 100%. Mức giá chung lúc này tăng lên nhanh chóng, gây biến
động lớn về mặt kinh tế. Đồng tiền lúc này mất giá nhiều, lãi suất thực tế
thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt và mọi người có xu hướng chỉ giữ
lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết để tiêu dùng hàng ngày. Thị trường tài
chính lúc này không ổn định (do vốn chạy ra nước ngoài).

c. Siêu lạm phát


3
N.Gregory Mankiw, Những nguyên lý của kinh tế học, Nhà xuất bản thống kê [tr.84]
4
Nguyễn Đức Thắng, Chỉ số giá tiêu dùng, thước đo lạm phát https://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chi-so-
gia-tieu-dung-thuoc-do-lam-phat-200853015417527.chn truy cập ngày 30-11-2022

12
Siêu lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao bất thường, tăng gấp nhiều
lần ở mức 3 con số hàng năm trở nên, khoảng trên 200% / năm. Đồng tiền gần
như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền
không còn làm chức năng trao đổi. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, khiến
nền kinh tế quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Nền tài chính
khủng hoảng (đã từng xảy ra ở Bolivia năm 1985 với 50.000% / năm hay ở
Đức vào năm 1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%).

1.1.3.2. Phân loại dựa theo tính chất của tỷ lệ lạm phát

a. Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng


Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng tương ứng với thu nhập
thực tế của người lao động, tăng phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng
như cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.

Lạm phát không cân bằng là loại lạm phát có mức tăng không tương ứng
với thu nhập thực tế của người lao động cũng như các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế thì loại lạm phát này thường hay xảy
ra.

b. Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường


Lạm phát dự đoán trước là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời
kỳ tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định. Loại lạm phát này có thể dự đoán
trước được tỉ lệ của nó trong các năm tiếp theo và đã lên kế hoạch trước cho
loại lạm phát này. Vì vậy cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và
nền kinh tế

Lạm phát bất thường là loại lạm phát xảy ra đột ngột mà không có dự tính
trước đấy hoặc có thể chưa từng xuất hiện trước đấy. Lạm phát bất thường
thường do các yếu tố bên ngoài như chiến tranh,.. Loại lạm phát này gây ảnh
hưởng đến tâm lý, đời sống người dân. Từ đó mà gây ra biến động đối với nền
kinh tế rất lớn. 5

5
Theo website Dân kinh tế, https://www.dankinhte.vn/cac-loai-lam-phat/ truy cập ngày 27-11-2022
13
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư hay đơn giản
là người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến bởi nó phản ảnh đến mọi mặt của
nền kinh tế. Vậy nguyên nhân lạm phát do đâu? Đây là câu hỏi phổ biến và là
điều mà mọi người luôn thắc mắc song đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính
xác kể các nhà kinh tế học cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Cũng
có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích cho hiện tượng kinh tế này nhưng
dưới đây là một số lí thuyết chính.

1.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu keo diễn ra do tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản
xuất của một quốc gia, sẽ gây ra sự tăng giá cả và lạm phát xảy ra.

Trên thị trường có sự xuất hiện của các mặt hàng đa dạng, đồng thời chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau về mức giá. Vì vậy khi một mặt hàng bất
kì nào tăng giá cũng có thể kéo theo sự gia tăng chóng mặt của những mặt
hàng khác, làm cho mặt bằng chung giá cả các loại hàng hóa đều leo thang
gây khó khăn cho người mua.

Nếu gọi tổng cầu là AD thì AD= C+I+G+X-M thì khi tổng cầu tăng có thể
do một hoặc một số các yếu tố các yếu tố trong vế bên phải của biểu thức tăng
lên. Điều này dẫn đến tình trạng giá “leo thang” và làm cho đồng tiền mất giá.
6

Trong đó:

C: Chi tiêu của hộ gia đình


I: Đầu tư trong nền kinh tế
G: Chi tiêu của chính phủ
X: Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu
M: Lượng hàng hóa nhập khẩu

6
Diệu Nhi, Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation) là gì? Nguyên nhân tình trạng dư cầu,
https://vietnambiz.vn/lam-phat-do-cau-keo-demand-pull-inflation-la-gi-nguyen-nhan-tinh-trang-du-cau-
20190905100839736.htm truy cập ngày 27-11-2022
14
1.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy (hay còn gọi là lạm phát đình trệ) là do từ phía
cung, do chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp. Chi phí đẩy của doanh
nghiệp bao gồm những yếu tố như: giả cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, tiền
lương công nhân, thuế,.. Nếu giá thành của một trong những loại chi phí trên
tăng cao sẽ dẫn đến tổng chi phí sản xuất cũng tăng. Lúc này doanh nghiệp
buộc phải tăng mức giá chung để đảm bảo lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.
Từ đó dẫn đến tình trạng tăng giá chung của một ngành hoặc nhiều ngành
trong nền kinh tế. Mặt khác theo quy luật cung cầu khi giá bán tăng thì sẽ làm
tổng cầu giảm xuống, khiến các doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm sản xuất, sa
thải nhân công, dẫn đến việc nền kinh tế lúc này vừa có lạm phát vừa tăng tỉ
trọng thất nghiệp. 7

1.1.4.3 Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ là tình trạng khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng quá
cao. Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách
mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước

Bên cạnh đó lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông
gây ra, được giải thích bằng phương trình:

M*V=P*Y
Trong đó:
M: lượng cung tiền danh nghĩa
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
P: chỉ số giá
Y: sản lượng thực của nền kinh tế

Lúc này, V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền
danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm phát xảy
ra

7
Nguyễn Minh Ngọc, Lạm phát chi phí đẩy – Nguyên nhân và giải pháp để tránh lâm vào suy
thoái,https://www.dnse.com.vn/hoc/lam-phat-chi-phi-day truy cập ngày 27-11-2022
15
1.1.4.4. Lạm phát do quy trình nhập khẩu và xuất khẩu

Nếu xuất khẩu tăng sẽ dẫn tới tổng cầu cao hơn tổng cung, các sản phẩm
sản xuất ra sẽ được phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu làm cho lượng sản phẩm
cung cấp trong nước giảm sút. Cán cân cung và cầu lúc này sẽ có sự mất cân
bằng và nảy sinh lạm phát.

Trường hợp giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao do thuế tăng hoặc giá
chung trên thế giới tăng thì khi bán tại trong nước chắc chắn giá thành cũng
phải tăng cao, tạo nên tình trạng mức giá chung bị đội lên nhiều lần hình thành
nên lạm phát kinh tế.

1.1.4.5. Lạm phát do cơ cấu

Nếu trên thị trường một doanh nghiệp chỉ cung cấp độc quyền một sản
phẩm mà giá của sản phẩm không bao giờ giảm thì sẽ kéo theo các mặt hàng
khác phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo. Kết quả làm giá thành các
mặt hàng chung tăng gây ra lạm phát. 8

1.1.5. Ảnh hưởng của lạm phát

1.1.5.1. Tác động tiêu cực

Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và liên tục có ảnh
hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc
gia. Lạm phát ở mức cao làm nền kinh tế bị bất ổn, hàng hóa trở nên đắt đỏ
dẫn đến tính trạng đầu cơ tích trữ tăng tí giá hối đoái, hoạt động tín dụng rơi
vào khủng hoảng nguồn tiền gửi sụt giảm nhanh chóng.

a. Ảnh hưởng đến lãi suất

Ta có: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất ổn định thì bắt
buộc lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Điều đó sẽ dẫn

8
Nguyên nhân gây lạm phát – Theo tờ Pinetree securities : https://pinetree.vn/post/20220512/6-nguyen-
nhan-cua-lam-phat/ truy cập ngày 27/11/2022

16
đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh đó là suy thoái kinh tế và thất nghiệp
gia tăng.

b. Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, khiến cho những
người giàu dùng tiền của mình vơ vét, thu gom hàng hóa dẫn đến nạn đầu cơ
tích trữ, gây mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu trên thị trường, giá
cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Những người nghèo sẽ trở nên khốn
đốn, họ thậm chí còn không mua nổi hàng thiết yếu còn những kẻ đầu cơ thì
càng trở nên giàu có. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ gây rối loạn trong kinh
tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, mức sống giữa người giàu và nghèo.

c. Ảnh hưởng đến nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người
dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ
được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài vì: làm phát đã làm
tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng
tiền nước ngoài khiến cho các khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn.

1.1.5.2. Tác động tích cực

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế.
Khi tốc độ lạm phát vừa phải: 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các
nước đang phát triển thì sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích
đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân
phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu và
thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên đây là công việc khó, đầy mục tiêu
nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Tóm lại, lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên của nền kinh tế mà bất kì
một quốc gia nào cũng sẽ phải trải qua, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền

17
kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở mức độ vừa phải
thì nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.9

1.2. Các nước đang phát triển

1.2.1. Định nghĩa theo các tổ chức kinh tế và xã hội

- Theo định nghĩa của UN


Liên hợp quốc có nhiều tiêu chí để phân loại các quốc gia theo các mức
phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào chỉ số phát triển con người
HDI. Các nước có chỉ số HDI thấp hơn 0,79 được coi là các nước đang phát
triển.

- Theo định nghĩa của IMF


IMF phân loại các quốc gia dựa vào ba tiêu chí sau:
● Mức độ hội nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu
● Mức thu nhập bình quân đầu người
● Đa dạng hóa xuất khẩu
Từ đó, ta rút ra được định nghĩa chung về các nước đang phát triển: là
những nước có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp
còn chưa được phát triển một cách toàn diện và có chỉ số phát triển con người
(HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này,
ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến mức khá hoặc
cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số HDI chỉ ở
mức trung bình.

1.2.2. Các đặc điểm tổng quan về các nước đang phát triển

Từ định nghĩa trên, ta có cái nhìn tổng quan về đặc điểm các nước đang
phát triển như sau :
● Mức độ phát triển về cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu phát triển
như giáo dục và thông tin,... còn ở mức khiêm tốn

9
Nhũng vấn đề cơ bản về lạm phát. Tác động của lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nhung-van-de-co-ban-ve-lam-phat--tac-
dong-cua-lam-phat-anh- huong-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep--phan-7--4735.4050.html
truy cập ngày 28-11-2022

18
● Tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ còn cao
● Nợ chính phủ không bền vững
● Chênh lệch mức sống của người dân giữa các vùng
● Tận dụng nguồn lực còn chưa hiệu quả
● Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư của các nước phát triển10

10
Thanh Thủy, Các nước đang phát triển là gì?, https://accgroup.vn/cac-nuoc-dang-phat-trien-la-gi/ truy
cập ngày 29-11-2022

19
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LẠM
PHÁT Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Tỷ lệ lạm phát nhìn chung đều giảm ở hầu hết các nước phát triển nhưng
vẫn đang là mối lo đối với các nước đang phát triển. Nhiều nước trên thế giới
đã từng trải qua những vụ lạm phát phi mã tồi tệ với tỷ lệ lạm phát lên tới hàng
tỷ % và những đồng tiền với mệnh giá có tới 20 số 0. Sau đây là những cuộc
lạm phát tiêu biểu nhất từng xảy ra trong lịch sử đại diện cho các quốc gia
đang phát triển.

2.1. Lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay

Nhìn lại toàn cảnh quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong những
thập kỉ vừa qua thì lạm phát, đặc biệt các nhân tố quyết định lạm phát và
những biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều
nhất ở Việt Nam. Bởi lạm phát đã luôn là một trong những vấn đề dai dẳng
gây nhức nhối, làm tổn thương nhất đối với nền kinh tế Việt nam. Hiểu rõ
những nguyên nhân và hậu quả của những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô với nền kinh tế.

2.1.1 Diễn biến lạm phát ở nước ta từ đổi mới đến nay

a. Thời kì bắt đầu đổi mới 1986-1990

Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Sau Đại hội Đảng lần VI, công cuộc đổi mới đã đạt được
những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, nhất là từ năm 1989.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trong tình trạng khủng hoảng
kinh tế –xã hội: kinh tế phát triển chậm không ổn định; Trong giai đoạn này
hầu hết các cân đối lớn đều căng thẳng: thâm hụt ngân sách ở mức 8% so với
GDP, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp và chỉ bằng 54% kim ngạch
nhập khẩu (1986, kim ngạch xuất khẩu đạt 499 triệu USD và năm 1990 đạt
1734 triệu USD. Lạm phát phi mã tuy đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn rất cao
(từ 487,2% năm 1986 còn 67,1% năm 1990). Thu nhập bình quân trên đầu
người thấp cộng với lạm phát cao nên mức sống thực của người dân đã thấp
lại còn thấp hơn.

20
Trong giai đoạn 1986-1990, điểm đáng nhớ là hàng hoá sản xuất ra không
bán được, hàng hoá tồn đọng, nhiều cơ sở phải thu hẹp hoặc ngừng sản xuất,
tài chính doanh nghiệp rối ren, tình trạng ngăn sông cấm chợ vẫn còn diễn ra.

a. Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định (1991-1995)

Bước sang giai đoạn 1991-1995, tình hình kinh tế –xã hội nước ta có nhiều
chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn diện,
nền kinh tế đã bắt đầu vượt qua khủng hoảng để đi vào thế ổn định. Tổng sản
phẩm trong nước thời kì 1991-19995 tăng bình quân 8,2%, giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng bình quân hàng năm tăng 5,2%, sản lượng lương thực hàng
năm tăng 4%, lương thực bình quân đầu người đã tăng liên tục, và từ nước
nhập khẩu gạo đến giai đoạn này đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế
giới, nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp xuất hiện, hình thành nhiều hộ sản
xuất kinh doanh giỏi.

Trong giai đoạn 1991-1995, điểm nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế vượt
trội hơn tất cả các giai đoạn trước đó với tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định
và liên tục, tăng trưởng từ bản thân nền kinh tế ít dựa vào bao cấp và trợ lực
từ bên ngoài. Thành công trong quá trình đổi mới của nền kinh tế giai đoạn
1991-1995 là bước đầu chặn được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ
67,1% năm 1990 xuống 12,7% năm 1995. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở
mức hai con số, nhưng đây là một chỉ số rất nhỏ bé so với các năm trước đó,
tình hình kinh tế-xã hội đã có nhiều khởi sắc và đang càng ngày đi vào thế ổn
định và phát triển, đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước.

Do vậy, giai đoạn này, tình hình chính trị xã hội đã có nhiều hứng khởi,
lòng dân được khích lệ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
hơn. 11

c. Thời kỳ kinh tế có nhiều dấu hiệu trì trệ (1996-2000)

Bước sang giai đoạn 1996-2000, tình hình kinh tế –xã hội đã đi vào thế ổn
định và phát triển. Đây là giai đoạn được xác định là bước rất quan trọng của
thời kỳ phát triển mới-đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Năm
1996, kế thừa những thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước, tình hình

11
Theo website Dân kinh tế, http://www.dankinhte.vn/lam-phat-nuoc-ta-nhung-nam-1990-1995/, truy cập
ngày 28/11/2022
21
kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực,đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao (9,3%).

GDP bình quân đầu người năm 2000 tăng gấp 1,8 lần năm 1990. Trong
giai đoạn này, điều đặc biệt làm chúng ta quan tâm là đi cùng với tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế có chiều hướng chững lại và đi xuống thì tỷ lệ lạm phát
được kiểm soát, giảm xuống mức thấp đáng kể và chuyển sang xu thế thiểu
phát. Điều này được thể hiện ở chỗ tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 12,7% thì năm
2000 là một số âm (-0,6%) (năm 1996 tỷ lệ lạm phát là 4,5%,1997 là
3,6%,1998 là 9%, 1999 là 0,1%). Vào các năm cuối của giai đoạn 1996-2000,
tình hình lạm phát có thay đổi, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp như không thể thấp
hơn được nữa và nguy cơ thiểu phát đã xuất hịên. Chúng ta đã thành công
trong việc kiềm chế lạm phát bảo đảm lạm phát từ 3 con số xuống còn 2 con
số và giữ nguyên ở mức 1 con số. Nhưng kiềm chế được lạm phát thì lại phát
sinh vấn đề thiểu phát và từ thiểu phát tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm
xuống.

Như vậy diễn biến tình hình lạm phát và tăng trưởng trong giai đoạn 1996-
2000 là không tốt đối với nền kinh tế.

d. Thời kỳ kinh tế có bước phát triển mới (2001-2015)

Với những vấn đề nêu trên, những năm đầu của giai đoạn 2001-2005,
chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát, kích cầu nhằm đưa
tỷ lệ lạm phát lên một mức hợp lí và nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao hơn. Trong bốn năm 2001-2005, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương
đối cao,cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Mọi mặt của đời sống xã hội đã được cải thiện và phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh của nền kinh tế trong giai đoạn 2001-2004
như đã nói ở trên, thì lạm phát lại có nguy cơ tái diễn. Năm 2004 tình hình
biến động trên thị trường thế giới và biến động trên thị trường trong nước lạm
phát lại như một bóng ma một lần nữa rập rình gây bất ổn nền kinh tế. Với chỉ
số tiêu giá 9,5% năm 2004 là một ranh giới mỏng manh giữa lạm phát kiểm
soát được và lạm phát cao.

Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến năm 2008, lạm phát đã vượt
lên mức hai con số, đỉnh điểm lên đến 23%. Đây là mức lạm phát cao nhất
trong vòng 20 năm trở lại. Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, lạm phát đại phi
mã đã từng xảy ra vào năm 1986, với con số lên đến 776%.
22
Mức lạm phát hơn hai con số đã khiến đời sống người lao động, người làm
công ăn lương rơi vào khó khăn. Giá cả nhiều mặt hàng trong nhiều tháng của
năm 2008 đã vượt xa giá trị thật. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ triệt
tiêu thành quả kinh tế. Chính phủ đã phải thực hiện 8 nhóm giải pháp để kiềm
chế lạm phát và cơ bản đã đạt được kết quả như mong muốn.

Nổi bật nhất là vào năm 2011, khi lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%,
cao nhất kể từ sau năm 2008. Đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong
khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ 2.
Mức tăng 18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được
đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới. Chia
bình quân, CPI mỗi tháng trong năm 2011 tương ứng với mức tăng khoảng
1,4%, chỉ còn thấp hơn chút ít so với 2008.

Biểu đồ 1: Diễn biến CPI các tháng năm 2010 và 2011

(Nguồn: báo VNEconomy)

Ngoài ra trong năm này, dấu hiệu của tính quy luật chỉ còn rất mờ nhạt,
diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức
tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7. 12

Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các
chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia

12
Hưng Nguyễn-Anh Quân, Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự “đi hoang” của dòng tiền,
https://vneconomy.vn/nhin-lai-lam-phat-2011-hai-dot-bien-va-su-di-hoang-cua-dong-tien.htm, truy cập
ngày 28/11/2022
23
tăng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,.. Lạm phát có xu hướng giảm và
đạt mức thấp kỷ lục 0.63% vào năm 2015.
e. Lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây (2016-2022)

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay đều ở mức thấp và dưới
ngưỡng gây hại cho hoạt động kinh tế nhưng nguy cơ rủi ro lạm phát đối với
Việt Nam đang hiện hữu. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 nhìn chung tỷ
lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%.

Biểu đồ 2: Lạm Phát Của Việt Nam Qua Các Năm Trong Giai Đoạn
2010–2020
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

Năm 2021, nền kinh tế thế giới đã phục hồi ở mức tăng tưởng 5,9% nhờ
các động lực chính như dịch bệnh COVID-19 phần nào được kiểm soát, các
gói kích thích kinh tế lớn của các quốc gia phát huy tác dụng và sự gia tăng
trở lại của cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, chính những động lực phát triển này cũng
là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao tại các quốc gia. Lạm phát cơ
bản bình quân của năm 2021 chỉ tăng 0,81% so với bình quân của năm 2020,
cùng với mức tăng tổng phương tiện thanh toán là 8,93%, giảm so với mức
tăng 13,26% của năm 2020. Những thống kế nêu trên cho thấy, lạm phát tăng
chủ yếu xuất phát từ biến động giá năng lượng và lương thực. Trong khi đó,
kinh tế khó khăn do dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá các mặt hàng
tiêu dùng còn lại về cơ bản là ổn định hoặc suy giảm, đã giúp giảm nhịp tăng
của mức giá chung. Tuy nhiên, với những diễn biến tiếp tục trên cơ sở đó,

24
nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu trong năm 2022 và
những năm tiếp theo.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021, tăng
0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân
năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020. Tính chung quý
IV/2021, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý
IV/2020. Lý giải chỉ số CPI tháng 12 tăng, theo Tổng cục Thống kê thì giá
xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng
theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những
yếu tố làm cho chỉ số CPI tăng 0,1%.

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 2,31% so với bình quân năm
2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Ở góc độ điều hành vĩ mô,
Chính phủ luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm khống chế đà tăng CPI ngay
từ đầu năm. Cụ thể, Chính phủ triển khai hàng loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp
và người lao động, khắc phục tác động tiêu cực của dịch COVID-19 như giảm
giá điện; bảo đảm cung – cầu thịt lợn, kiềm chế đà tăng giá… góp phần đáng
kể vào mục tiêu khống chế lạm phát.

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết yếu năm 2021

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)


25
Vào năm 2022, lạm phát ở Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt nhờ chính
sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và tự chủ được nguồn cung cấp nhu yếu phẩm
ở trong nước. Những đứt gãy của chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 và
sau đó là những tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá năng
lượng và lương thực tăng vọt trên toàn cầu. Bắt đầu từ các nền kinh tế phát
triển, lạm phát trở thành câu chuyện chung của không ít các quốc gia. Tuy
nhiên, với Việt Nam, lạm phát hiện nay vẫn được kiểm soát tốt nhờ chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt và tự chủ được nguồn cung cấp nhu yếu phẩm ở
trong nước.

Biểu đồ 4: Tốc độ tăng, giảm CPI so với tháng liền trước (%)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022 Việt Nam duy trì tỷ lệ lạm
phát ở mức 2,73%. Đây là một thành công trong việc kiểm soát lạm phát, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh lạm phát 9 tháng đầu năm 2022
tại nhiều nước tại khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như
Thái Lan, Indonesia… tăng cao, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có
tỷ lệ lạm phát thấp với bình quân 9 tháng năm 2022 ở mức 2,73%.

Cụ thể, tại Mỹ, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,3%, điều này khiến
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm
2022 với mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm. Tại khu vực châu Âu, ghi nhận
con số lạm phát kỷ lục vào tháng 8 là 9,1%. Ở khu vực châu Á, lạm phát hiện
26
cũng đang tăng rất cao, có thể kể đến như Thái Lan đạt mức lạm phát 7,9%
trong tháng 8, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,1%, Indonesia tăng 4,7%. 13

2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam

Nguyên nhân sâu xa là từ mô hình tăng trưởng – dựa chủ yếu vào tăng vốn,
chiếm vào khoảng 60% mức tăng trưởng GDP, và việc sử dụng vốn lại kém
hiệu quả. Nếu giảm chi công, giảm dư nợ tín dụng thì sẽ dẫn đến tình trạng
tăng trưởng thấp – đây là cái giá phải trả của kiểm soát lạm phát; nhưng nếu
nền kinh tế chỉ tăng trưởng 4-5% thì sẽ lại dẫn đến những hiệu quả tiêu cực
về kinh tế, xã hội. Chính phủ không thể để tình trạng tăng trưởng thấp kéo dài,
chính phủ phải ra tay thúc đẩy tăng trưởng và biện pháp dễ làm nhất là nới
lỏng chính sách tiền tệ và tài chính nghĩa là tăng chi công, tăng dư nợ tín dụng
hệ quả là lạm phát lại tái bùng phát cùng với tăng trưởng cao. Lạm phát còn
là một vòng xoáy luẩn quẩn: 14

Thắt chặt tài chính,


Tăng trưởng và lạm Lạm phát giảm và Nới lỏng tài chính,
tiền tệ để kiểm soát
phát cao tăng trưởng giảm tiền tệ
tài chính

Thứ hai, theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế cao, vượt quá khả năng
bên trong của nền kinh tế. Do sự chậm lại trong quá trình cải cách kinh tế và
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Năm cuối những năm 1990 đã chững lại, đi kèm
với hiện tượng thiểu phát trong giai đoạn 1999 đến 2001. Nhằm khôi phục đà
tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện liên tiếp chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng; chi ngân sách nhà nước, tỷ lệ
đầu tư trên GDP; cung tiền (M2) tăng liên tục.

Thứ ba, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ. Có thể nói để ổn định kinh tế vĩ mô thì rất cần sự phối hợp hài hòa
giữa điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, kể cả về thời điểm
và liều lượng của hai chính sách này. Tuy nhiên, trong điều hành chính sách
kinh tế vĩ mô chưa đạt được yêu cầu này. Cụ thể, mặc dù nền kinh tế Việt nam
13
Nhật Đức, Tại sao tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp?, https://markettimes.vn/tai-sao-ty-le-lam-
phat-cua-viet-nam-o-muc-thap-4948.html, truy cập ngày 01/12/2022
14
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1 (428) 01 - 2014, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học và xã
hội Việt Nam, truy cập ngày 28/11/2022
27
trải qua lạm phát cao vào nửa đầu năm 2008, Chính phủ vẫn thực hiện chính
sách tài khóa theo hướng mở rộng (chi ngân sách nhà nước đạt 51,8% dự toán
chi ngân sách nhà nước). Trong khi đó chính sách tiền tệ lại được điều hành
theo hướng thắt chặt. Hệ quả là hệ thống Ngân hàng Việt Nam chịu áp lực
thanh khoản, đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao, gây khó khăn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy trong khi chính sách
tiền tệ phải gồng mình chống chọi với lạm phát rồi suy giảm kinh tế thì chính
sách tài khóa không có sự điều chỉnh linh hoạt, tỏ ra chậm chạp trong việc
điều tiết nền kinh tế. 15

2.1.3. Tác động của lạm phát đến kinh tế Việt Nam

Mọi vấn đề đều có mặt lợi, mặt hại, lạm phát cũng vậy. Lạm phát tác động
đến nền kinh tế Việt Nam theo hai hướng: tích cực và tiêu cực

a. Ảnh hưởng tiêu cực:

Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh
hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc
gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất. Tại Việt
Nam, năm 2008, trước tỷ lệ lạm phát cao, sau khi ba lần tăng lãi suất cơ bản
mà mức cao nhất là 14%/năm vào tháng 6, kể từ hạ tuần tháng 10 Ngân hàng
Nhà nước đã năm lần giảm lãi suất cơ bản, chỉ còn 8,5%/năm vào cuối tháng
12. Như vậy, mức lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam giảm xuống
còn 12,75%. Từ việc đối mặt với khả năng mất tính thanh khoản, các ngân
hàng đột ngột chuyển sang tình trạng thừa vốn, không cho vay được nhiều dù
lãi suất đã giảm thấp. Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người
lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu
nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao
động giảm xuống.

Khi nói đến vấn đề lạm phát và thu nhập thực tế, ta liên tưởng ngay đến
thời điểm giá xăng tăng tạo kỉ lục mới về giá. Ngày 11/1/2022, xăng RON95-
III có giá 23.876 đồng/lít và xăng E5RON92 có giá 23.159 đồng/lít. Sau các
kì tăng giảm, giá xăng dầu lập đỉnh mới ngày 21/6/2022, xăng RON95-III có

15
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị thế
giới
28
giá 32.870 đồng/lít (tăng 8.994 đồng/lít) và xăng RON E5RON92 có giá
31,300 nghìn/lít (tăng 8.141 nghìn/lít) 16

Biểu đồ 5: Biến động giá xăng

(Nguồn: Lao Động Infographic)

b. Ảnh hưởng tích cực

Khi nói đến lạm phát, người ta thường chỉ nghĩ đến tác nhân gây hại cho
nền kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tiêu
cực. Khi tốc độ lạm phát ở mức vừa phải, từ 2-5% ở các nước phát triển và
dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang loại một số lợi ích cho nền kinh
tế như sau: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã
hội; Cho phép chính phủ có thêm khả năng lực chọn các công cụ kích thích
đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân
phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xẫ hội theo các định hướng mục tiêu

16
Bảo Bình-Dương Anh, Toàn cảnh giá xăng dầu nửa đầu 2022: Lập đỉnh lịch sử, tăng 8.994 đồng/lít,,
https://laodong.vn/infographic/toan-canh-gia-xang-dau-nua-dau-2022-lap-dinh-lich-su-tang-8994-donglit-
1059252.ldo , truy cập ngày 10/12/2022
29
và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên đây là công việc
khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.17

Ở Việt Nam, mặt tích cực của lạm phát được biểu hiện như sau: để kiểm
soát lạm phát chín tháng đầu năm 2022, Chính phủ thực hiện chính sách hỗ
trợ tiền thuê nhà cho người lao động, quy định mức lương tối thiểu đối với
người lao động làm việc theo hợp đồng. Có những doanh nghiệp đã tham gia
vào chương trình bình ổn giá, đảm bảo đủ lượng sản phẩm để cung ứng ra thị
trường, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm

2.1.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Việt Nam

Để có thể đạt được mục tiêu Quốc hội đã đặt ra trước mắt cho năm 2022 là
giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức trên dưới 4%, đồng thời hướng tới mục tiêu
dài hạn cho giai đoạn 2021-2025, nhóm chúng em có một số đề xuất khái quát
cho Việt Nam đó là cần thực thi các giải pháp ổn định thị trường tài chính tiền
tệ, đẩy mạnh kiểm soát dịch bệnh COVID-19, tạo tiền đề tốt cho ổn định sản
xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời
cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt,
cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu
hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh
bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo
điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng
thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người
tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Nhóm chúng em dự đoán rằng, áp lực kiểm soát lạm phát năm 2023 được
đánh giá là rất lớn, bởi khi khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên trầm
trọng, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước lớn
như dầu sẽ tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước. Bên cạnh đó
khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, thì lạm

17
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị
thế giới
30
phát cũng sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế
giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển,…

2.2. Lạm phát ở Zimbabwe qua các giai đoạn tiêu biểu

Siêu lạm phát đầu tiên trên thế giới xảy ra vào thời kỳ Cách mạng Pháp thế
kỷ 18. Siêu lạm phát thường có nguyên nhân từ chiến tranh và sự quản lý yếu
kém của chính phủ.

Đầu thập niên 90, Liên Xô cũ đã trải qua đợt siêu lạm phát nặng nề khiến
người dân tới bây giờ vẫn còn ám ảnh những khoảng thời gian thời kì đó, khi
lạm phát ảnh hưởng gần như hàng loạt số tiền tiết kiệm ngân sách và chi phí
của họ. Siêu lạm phát cổ xưa xảy ra ở Ukraine vào năm 1993. Một kg thịt ở
một trong những nước cộng hòa giàu sang nhất của Liên Xô cũ sau đó có giá
một triệu phiếu giảm giá. Nhưng tổng thể những nghịch cảnh kinh tế tài chính
của những nước hậu Xô Viết không hề so sánh với những gì đã xảy ra ở
Zimbabwe. Sau đây sẽ là diễn biến, nguyên nhân chính và hậu quả của lạm
phát ở Zimbabwe.

2.2.1 Diễn biến lạm phát ở Zimbabwe qua các giai đoạn tiêu biểu

a. Khủng hoảng siêu lạm phát 2007-2009

Tiền tệ của quốc gia này (đô la Zimbabwe) mở màn từ ngày 15 tháng 4
năm 1981. Những tờ tiền giấy mới được in mới dưới sự chỉ huy của nhà nước
trẻ được trình diễn cùng với cờ, hình tượng và quốc ca. Đây là những tờ tiền
giấy 1, 5, 10 và 20 đô la. Lúc đầu, tiền tệ mới giữ được ổn định. Nhưng đến
năm 2001, lạm phát ở Zimbabwe đã vượt qua ngưỡng 100 %.18
Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm
2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi này từ bỏ đồng nội tệ của
mình vào năm 2009.

18
Theo Báo Lao động Đồng Nai, https://laodongdongnai.vn/nguyen-nhan-lam-phat-o-zimbabwe-
1651623034/#Lam_phat_o_Zimbabwe_Mot_nien_dai_cua_cac_su_kien, truy cập ngày 30/11/2022
31
Bảng 1: Siêu lạm phát tại Zimbabwe
(Nguồn: Giáo sư Steve H. Hanke, Đại học The Johns Hopkins)

Trong lần siêu lạm phát gần đây nhất trên thế giới, khủng hoảng tiền tệ tại
Zimbabwe lên mức tồi tệ nhất vào tháng 11/2008 và tăng 79 tỷ %/tháng. Dù
chính phủ Zimbabwe ngừng công bố con số về lạm phát trong thời kỳ siêu
lạm phát tồi tệ nhất, báo cáo sử dụng lý thuyết kinh tế chuẩn (so sánh về ngang
giá sức mua) để tính toán.

Cứ 24 giờ trôi qua, giá cả tăng gấp đôi. Chỉ vài ngày sau khi phát hành tờ
tiền mệnh giá 100 triệu, Ngân hàng Trung ương phát hành tiền mệnh giá 200
triệu và hạn chế số tiền rút ra khỏi ngân hàng ở mức 500.000 tương đương
0,25 USD.

Khi tờ 100 triệu được đưa vào lưu hành, giá cả tăng nhảy vọt; báo cáo cho
thấy 1 ổ bánh mì tăng từ 2 triệu lên 35 triệu chỉ sau 1 đêm. Chính phủ còn
tuyên bố lạm phát là bất hộ pháp và bắt giữ giám đốc điều hành công ty nào
tang giá sản phẩm.19

19
Theo Báo lao động, Chuyện thật như đùa: Ở đất nước 50 tỉ đô la chỉ mua được 1 quả trứng,
https://laodong.vn/archived/chuyen-that-nhu-dua-o-dat-nuoc-50-ti-do-la-chi-mua-duoc-1-qua-trung-
689619.ldo, truy cập ngày 30/11/2022
32
Theo Los Angeles Times đưa tin, vào tháng 7/2008, chính phủ Zimbabwe
đã có lúc hết giấy để in tiền bởi phía châu Âu ngừng cung cấp giấy in tiền cho
Zimbabwe do lo ngại về lý do nhân đạo.

Tình hình tồi tệ đến mức nhiều cửa hàng tại đất nước này từ chối đồng nội
tệ và chỉ nhận đồng USD hay đồng rand của Nam Phi. Ngân hàng Trung ương
Zimbabwe cuối cùng phải định giá lại đồng tiền và neo nó vào đô la Mỹ.
Chính phủ cũng buộc phải đóng cửa sàn chứng khoán.

Chính quyền đã không thể đưa ra giải pháp triệt để để cứu nền kinh tế đang
sụp đổ của Zimbabwe. Ngân hàng dự trữ chỉ liên tục đưa ra ý tưởng in thêm
tiền giấy mới có mệnh giá ngày càng lớn. Đến cuối 2008, tỷ suất lạm phát ở
Zimbabwe đã đạt mức kỷ lục – 231 triệu %.

Ngày 29 tháng 1 năm 2009, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm
phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo
rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn
định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi,
bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.

b. Diễn biến lạm phát tại Zimbabwe những năm gần đây

Năm 2009, Zimbabwe đã phải từ bỏ đồng nội tệ bị lạm phát làm mất giá
trị và thay vào đó sử dụng ngoại tệ, phần lớn là USD. Đến năm 2019, Chính
phủ Zimbabwe áp dụng trở lại đồng nội tệ, nhưng đồng tiền này cũng một lần
nữa mất giá nhanh chóng.

Tháng 6 năm 2019, chính phủ nước này đã đưa ra quyết định cấm các giao
dịch bằng ngoại tệ trong nỗ lực làm cạn ngoại tệ trên thị trường chợ đen và
tránh sự quay trở lại của tình trạng siêu lạm phát.

Ngân hàng trung ương Zimbabwe sẽ bắt đầu bán tiền vàng từ tháng 7 năm
2022. Đây là bước đi nhằm chế ngự tình trạng lạm phát phi mã khiến đồng
tiền Zimbabwe suy yếu đáng kể.

Tại Zimbabwe, tình trạng lạm phát tăng vọt đã tạo sức ép nặng nề lên người
dân vốn đã gặp nhiều thiếu thốn. Lạm phát năm ở Zimbabwe lên đến mức
192% vào tháng 6 năm 2022.
33
Biểu đồ 6: Zimbabwe-Tỷ lệ lạm phát từ 1987 đến 2027 (so với năm trước) 20

(Nguồn: IMF © Statista 2022)

Từ ngày 29 tháng 6 năm 2022, Zimbabwe tăng gấp đôi lãi suất lên 200%
và vạch ra nhiều kế hoạch nhằm tăng lòng tin để đưa đồng USD trở thành
đồng tiền pháp định chính thức trong 5 năm tới.

2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Zimbabwe

Để khắc phục đói nghèo và nợ công từ các cuộc cải cách ruộng đất trong
quá khứ liên quan tới vị trí của người da trắng trong nguồn lực kinh tế tại

20
Zimbabwe: Inflation rate from 1987 to 2027,
https://www.statista.com/statistics/455290/inflation-rate-in-zimbabwe/ truy cập ngày
29/11/2022

34
Zimbabwe, chính phủ yêu cầu ngân hàng trung ương nước này in thêm tiền
để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm phát trầm trọng

Zimbabwe đầu những năm 1980 đã có những bước phát triển kinh tế đáng
kể. Tuy nhiên sang giai đoạn 1990, khi đà ảnh hưởng chính trị của Tổng thống
Robert Mugabe (lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980) suy yếu, chính quyền của
ông bị cáo buộc lợi dụng tham nhũng để duy trì quyền lực.

Đầu những năm 2000, khoảng 4.000 chủ đồn điền da trắng bị tịch thu đất
đai, nền nông nghiệp Zimbabwe sụp đổ chỉ trong vòng một đêm. Hai năm sau
đó, sản lượng nông sản của quốc gia châu Phi này sụt giảm nghiêm trọng, dẫn
tới nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm.

Cụ thể, những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất
nước đã bị Chính phủ cướp đoạt ruộng đất, xua đuổi, trong một cuộc cải cách
điền địa. Đất đai chia cho nhiều người dân bản địa nhưng họ không biết cách
canh tác, dẫn đến việc thiếu hụt nông sản và các sản phẩm thiết yếu. Đất nước
lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ
công sụp đổ.

Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005, chính phủ đã bắt đầu những
cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn
khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã
bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa. Tháng 1 năm 2007, chính phủ
thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài
hạn. Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu
yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ
phải đối mặt với việc bị bỏ tù.

Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng trung
ương nước này in thêm tiền để phục vụ nhập khẩu như yếu phẩm, dẫn tới lạm
phát trầm trọng.

Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ
nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc
đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in thêm
tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm
phát ngày một nghiêm trọng hơn. Zimbabwe in thêm 21 nghìn tỷ đồng
Zimbabwe để trả nợ IMF. Cùng trong năm đó, Zimbabwe tiếp tục in thêm 60
35
nghìn tỷ đồng Zimbabwe để trả lương cho quân đội, cảnh sát và nhiều viên
chức nhà nước. 21

2.2.3. Tác động của cuộc siêu lạm phát lên nền kinh tế Zimbabwe

Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi
này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được
coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các
nguồn tài nguyên giàu có. Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các
ngành khác bị sụp đổ. Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại
hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh
cuộc bầu cử toàn quốc. Tại đất nước này, có rất nhiều "tỷ phú" nghèo đói, khi
trong người sở hữu hàng tấn tiền mặt, nhưng lại chả thể mua bán được gì.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng lạm phát những năm 2000 lên quốc gia này
là rất kinh khủng. Zimbabwe thời nay là một trong những vương quốc nghèo
nhất ở Châu Phi và trên thế giới với tỷ suất thất nghiệp rất lớn (lên tới 80 %)
đi cùng với thực trạng nền kinh tế tài chính bị tàn phá nặng nề. Để tồn tại giữa
sự suy giảm kinh tế trầm trọng tại đất nước này, người dân địa phương buộc
phải trở nên đoàn kết trong các hợp tác xã nông thôn, cùng lúc thiếu đi các
nguồn năng lượng thiết yếu như điện và các công cụ, công nghệ hiện đại. Do
đó, dân làng canh tác đất theo phương pháp truyền thống, cũ kĩ – cày cuốc
nông nghiệp.

Khi Chính phủ Zimbabwe in thêm nhiều tiền hơn bao giờ hết, tỷ lệ lạm
phát tăng lên với mức cao đột biến, tăng từ 1.000% vào năm 2006 lên đến
12.000% vào năm 2007. Đây là một con số quá cao, đến nỗi chính phủ phải
bỏ đi 10 chữ số 0 trên tờ tiền Zimbabwe vào tháng 8/2008 để đảm bảo máy
tính có thể tính được. Nếu không có động thái này, 1 USD có thể tương đương
với 10.000 tỷ USD Zimbabwe.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề
tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, cộng với nền kinh tế quốc nội yếu
kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia
đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe
bắt đầu từ năm 1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến

21
Ngọc Diệp, 5 thảm kịch siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-
te/5-tham-kich-sieu-lam-phat-toi-te-nhat-trong-lich-su-nhan-loai-20110216101655228.chn, truy cập ngày
30/11/2022
36
nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó,
nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong
năm 2011.

2.2.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Zimbabwe

Năm 2008, ông Steve H. Hanke, giáo sư kinh tế tại đại học Johns Hopkins
University kiêm nghiên cứu viên tại viện CATO, nghiên cứu về tình hình siêu
lạm phát tại Zimbabwe để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát
mất kiểm soát.

Nghiên cứu của ông cho thấy siêu lạm phát nhìn chung thường đi kèm với
chiến tranh, chính sách tài khóa kém hiệu quả, tuy nhiên nguyên nhân trọng
tâm vẫn ở cung tiền tăng trưởng quá nhanh mà không được hỗ trợ bởi tăng
trưởng kinh tế.

Đối với trường hợp quốc gia Zimbabwe tại châu u, đây được xem là một
trong những đất nước có chính quyền quản lí kinh tế tài chính chưa thỏa đáng
nhất trong một thập kỷ vừa qua. Zimbabwe hiện là quốc gia có tình trạng siêu
lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu
%, người dân Zimbabwe đang lâm vào cuộc đấu tranh sinh tồn thực sự

Việc chính phủ không thể chi trả để ngân hàng in tiền theo kịp tốc độ lạm
phát đã dẫn tới thiếu hụt tiền mặt trầm trọng. Nguyên nhân của siêu lạm phát
là chính phủ liên tục in tiền để đáp ứng nhu cầu của mình, hủy hoại giá trị
đồng đô la Zimbabwe, đi kèm với kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề kém của
dân bản địa, gây nên sự thiếu hụt trong các mặt hàng thiết yếu, thị trường đã
đẩy giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao.

Với những khó khăn liên quan tới giá trị đồng tiền cũng như in ấn của đồng
tiền tại Zimbabwe, theo định hướng của nhóm chúng mình, quốc gia này thay
vì liên tục xử lý những vấn đề liên quan đến nội tệ, như thay hàng chục cái
mẫu mã in ấn hay tên gọi khác nhau nhưng vấn đề lịch sử vấn luôn lặp lại, họ
nên đào sâu nguyên nhân từ sâu bên trong và giải quyết nó, thay cho những
biện pháp bù nhìn nhằm giải quyết những vấn đề tạm thời nhưng chưa chắc
đã đem lại hiệu quả về lâu dài. 22

22
Theo báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/zimbabwe-ban-cac-dong-tien-vang-de-chong-lam-phat-
20220706143946731.htm, truy cập ngày 30/11/2022
37
2.3. Lạm phát ở Hungary qua các giai đoạn tiêu biểu

Việc 35 triệu tỷ đô la Zimbabwe mới đổi được 1 USD gần đây cho thấy
mức độ lạm phát tàn phá nước này thật kinh hoàng. Tuy nhiên, lạm phát của
Zimbabwe vẫn chưa phải là kinh hoàng nhất trong lịch sử. Vị trí quán quân
phải thuộc về Hungary trong giai đoạn 1945 – 1946, khi tốc độ tăng giá mỗi
ngày phải đạt tới gần 200 %.

Hungary là trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong
lịch sử xảy ra vào nửa đầu năm 1946..

2.3.1 Diễn biến lạm phát ở Hungary qua các giai đoạn tiêu biểu

a. Cuộc khủng hoảng lạm phát ở Hungary 1945-1946

Sau khi Áo - Hungary bị chia cắt, chính quyền Hungary tuy non trẻ nhưng
vẫn điều hành đất nước. Trước Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, 5 Kronen được
quy đổi thành 1 Đô la Mỹ, tuy nhiê n, dưới sự điều hành của chính phủ mới,
tới năm 1924, 70,000 Kronen mới được quy đổi thành 1 Đô la Mỹ, gấp 14
ngàn lần. Chính quyền thay đồng Kronen thành đồng Pengo (1 Pengo = 12,500
Kronen)

Tại đỉnh điểm của cơn lạm phát, vật giá hầu như tăng gấp đôi sau mỗi 15
giờ. Khi mới được phát hành năm 1927, tỷ giá quy đổi pengő so với USD là
5.26/1. Tháng 6/1944, khi lạm phát bắt đầu xuất hiện, pengő mất giá khoảng
33% so với USD, và khi đồng tiền sụp đổ – lên đến 460 nghìn tỷ nghìn tỷ
pengő/1 USD (tháng 6/1946).

Để đương đầu với tình trạng này, chính phủ không còn cách nào khác phải
tiếp tục in tiền mới với giá trị danh nghĩa không ngừng tăng lên. Pengő được
thay thế bằng các đơn vị tiền tệ mới đặc biệt: mpengő (1 mpengő = 1 triệu
pengő), bpengő (1 bpengő = 1 tỷ pengő), adopengö – được phát hành để đóng
thuế và chi trả dịch vụ bưu chính. Tất cả các đồng tiền đều có cùng mẫu thiết
kế, chỉ khác nhau về màu sắc.

Dưới đây là hình ảnh tờ giấy bạc 100 triệu bpengő có đến 20 số 0. Đó chính
là tờ tiền mệnh giá cao nhất từng được lưu hành, nhưng do tỷ lệ lạm phát siêu
tồi tệ, nó đã chỉ đổi được khoảng 1/20 xu (cent) tiền Mỹ. Thậm chí, một đồng
bạc ghi mệnh giá cao hơn – 1 tỷ bpengő – cũng đã được in ra (hình bên dưới),
38
nhưng chưa kịp đưa vào lưu hành.bạc ghi mệnh giá cao hơn – 1 tỷ bpengő –
cũng đã được in ra (hình bên dưới), nhưng chưa kịp đưa vào lưu hành.

Hình 1: Tờ bạc 100 triệu bpengő được phát hành trong đợt siêu lạm phát
năm 1946

(Nguồn: Wikipedia)

Hình 2: Tờ bạc 1 tỷ bpengő đã được in ra nhưng chưa kịp đưa vào lưu hành.
(Nguồn: Wikipedia)

Tháng 7/1945, Hungary phát hành lượng tiền trị giá 25 tỷ pengő. Đến tháng
1/1946, con số này tăng lên 1.646 nghìn tỷ pengő; 65 nghìn tỷ pengő (tháng
5); 47 nghìn tỷ nghìn tỷ pengő (tháng 7); và cuối cùng chính phủ hết cả giấy
để in tiền. Sang tháng 8/1946, Hungary quyết định khai tử đồng pengő cùng
các đơn vị tiền tệ đặc biệt dựa trên nó để bắt đầu lại từ đống đổ nát. Một đồng
tiền mới – forint – được phát hành với tỷ giá 1 ăn 400.000 quadrillion pengő
(sau 4 là 29 số 0).

39
Sau đó tình trạng kinh tế Hungary đã dần trở nên ổn định, đồng forint đã
vượt qua bao thăng trầm đến tận thập niên 1990 khi quá trình chuyển đổi sang
cơ chế thị trường đã gây ảnh hưởng bất lợi đến giá trị của nó..

b. Diễn biến lạm phát Hungary những năm gần đây

Theo số liệu được Cụ Thống kê Trung ương Hungary công bố ngày 11/10,
do giá lương thực và năng lượng tăng cao đã khiến tỷ lệ lạm phát trong tháng
9 ở Hungary đã tăng lên 20,1%, mức cao nhất trong 25 năm qua.

Biểu đồ 7: Tỷ lệ lạm phát năm (%) trong tháng 8 năm 2022 tại các quốc gia
EU từ tháng 9 năm 2021
(Nguồn: Eurostat thông qua Courthouse News)

Trong tháng 8, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức 18,6% và các chuyên gia cũng chỉ
dự báo nó có thể tăng tối đa lên 19% trong tháng 9. Tuy nhiên, thực tế tốc độ
lạm phát thậm chí còn tệ hơn.

Năng lượng là mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất khi đắt hơn 62,1% so
với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt tăng 121% và giá điện tăng 28,9%.
Giá lương thực cũng tăng đáng kể trong tháng 9 khi tăng 35,2% so với cùng
kỳ năm 2021. Trong đó, giá bánh mì tăng 76,2%; pho mát tăng 68%, bơ và
các sản phẩm từ sữa tăng 66,3% và trứng tăng 53,7%.

40
Lạm phát cũng khiến đồng nội tệ forint suy yếu trầm trọng. Tỷ giá hối đoái
đối với đồng USD là 422,25 Forint và đối với đồng euro là 429,06 forint. Đây
là đợt mất giá thấp nhất trong lịch sử của đồng tiền Hungary.

Biểu đồ 8: Tỷ giá hối đoái Hungary - dữ liệu tháng 10/2022

(Nguồn: Trading Economics)

Nhằm kiềm chế lạm phát, vào cuối tháng 9, Ngân hàng Trung ương
Hungary đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1,25% lên 13% khiến Hungary trở thành
nước có lãi suất cao nhất trong Liên minh châu Âu. Ngân hàng trung ương dự
kiến lạm phát sẽ còn tăng trong thời gian còn lại của năm 2022.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Hungary

Chiến tranh chính là nguyên nhân của tình hình lạm phát phi mã tại
Hungary.

Mới đầu, pengő đã trở thành một trong những đồng tiền ổn định nhất thế
giới, giúp Hungary vượt qua cuộc đại suy thoái trong thập niên 1930 và phần
lớn Đệ nhị Thế chiến với rất ít thiệt hại. Nhưng đến năm 1944, khi quân đoàn
của Hitler tràn sang, dẫn tới những cuộc giao tranh ác liệt giữa Đức Quốc xã
và Liên Xô, nền kinh tế Hungary lâm vào cảnh lầm than, giá trị của đồng
pengő cũng tụt xuống đáy và không thể phục hồi, ngay cả khi chiến tranh
chấm dứt.

41
Cụ thể, tại thời điểm đó, Đức và Liên Xô xảy ra chiến tranh tại Hungary,
khiến 90% nông sản trên cả nước bị hủy hoại, đường xá bị phá hủy, số tài sản
còn lại bị Đức và Liên Xô chiếm hết. Chính quyền Hungary mới lúc đó đã
đưa ra giải pháp trước mắt là in tiền kích thích nền kinh tế. Chính phủ vừa
bơm tiền thông qua ngân hàng với lãi suất rất thấp, vừa trực tiếp thuê công
nhân lao động và trả tiền cho họ với hy vọng khôi phục lại nền kinh tế bằng
tiền.

Bằng một tư duy “ngây thơ” rằng nếu không thể kiểm soát được đà sụt
giảm của đồng pengő thì ít nhất cũng phải đảm bảo cho mọi người có đủ tiền
chi tiêu, chính phủ quyết định in thêm tiền, khiến cả đất nước ngập chìm trong
những tờ giấy bạc. Chính lập luận theo kiểu ngụy biện và thiếu hiểu biết về
kinh tế thị trường như vậy đã đẩy nền kinh tế Hungary tới bên bờ vực. Tháng
7 năm 1945, tổng lượng tiền được in ra là 25 tỷ Pengo, sau một năm tăng lên
tới 47 tỷ tỷ Pengo. Số lượng tiền siêu lớn được in ra dẫn tới việc đồng tiền bị
mất giá trầm trọng.

Vào những năm gần đây, lạm phát lại một lần nữa trở thành mối lo lớn
nhất tại Hungary. Hiện tượng lạm phát này xảy ra không chỉ với mỗi quốc gia
này mà cả các quốc gia EU. Nguyên nhân chính của lạm phát cao chính là
chiến tranh, cụ thể là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Lạm phát đã tăng cao
từ trước khi cuộc chiến này diễn ra, do tình hình dịch bệnh và một số các xu
thế phi toàn cầu khác. Cùng lúc đó, giá cả tăng đột biến sau ngày 24 tháng 2
năm 2022, khi Nga tấn công Ukraine. Đợt tăng giá cao nhất diễn ra khi Ủy
ban châu u đã thông qua các dự luật trừng phạt Nga. Một nguyên nhân nữa
có khả năng rất cao chính là sự đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn chưa được hồi
phục sau trận dịch bệnh toàn cầu COVID-19.

2.3.3. Tác động của các cuộc khủng hoảng lạm phát lên nền kinh tế
Hungary

Vào đỉnh điểm của cuộc siêu lạm phát, giá cả tăng lên với tỷ lệ 150,000%
mỗi ngày. Tại thời điểm đó, chính phủ đã ngừng mọi hoạt động thu thuế, với
tình trạng nếu thu thuế chỉ chậm một ngày cũng có thể đánh bay giá trị toàn
bộ lượng tiền mà chính phủ thu thập bấy lâu nay. Hiện tượng này được tạo ra
bởi tình hình lạm phát đạt giá trị cao tới ngưỡng không tin được tại quốc gia
Hungary này.

42
Cuộc khủng hoảng siêu lạm phát diễn ra tại Hungary đã làm tăng cao
CAP (năng lực sản xuất công nghiệp) tại quốc gia này, đồng thời khiến vận
tải đường sắt đi vào hoạt động trở lại, cũng như thực hiện gần như hoàn toàn
chiến lược chứng khoán thay thế. Đó là những mặt tích cực hiếm hoi mà cuộc
khủng hoảng đã đem lại cho người dân và xã hội. Tuy nhiên, các công nhân
và nhân viên cũng đồng thời mất đi 80% lương tuần của mình, chủ nợ thì bị
lỗ, người tiêu dùng thì phải gánh chịu sự tăng vọt trong giá cả.

Vật giá bắt đầu tăng phi mã, như tờ Business Insider viết: “Tại Budapest,
một món đồ có giá 379 pengő trong tháng 9/1945 sẽ phải mua bằng 72.330
pengő trong tháng 1/1946; 453.886 pengő trong tháng 2; 1.872.910 pengő
trong tháng 3; 35.790.276 pengő trong tháng 4; 11.267 triệu pengő vào 31/5;
862 tỷ pengő vào 15/6; 954 tỷ pengő vào 30/6; 3 tỷ tỷ pengő vào 7/7; 11 nghìn
tỷ tỷ pengő vào 15/7; và 1 nghìn tỷ nghìn tỷ pengő vào 22/7”

2.3.4. Đánh giá và đề xuất cho lạm phát ở Hungary

Với ý định ban đầu là in một lượng tiền vừa đủ sau đó thu hồi lại, Hungary
đã không tìm ra được cách kiểm soát lượng tiền và dòng tiền lưu thông, dẫn
đến việc “in tiền không phanh”. Để giải quyết tình hình, chính phủ Hungary
phải cho ra đời đơn vị tiền tệ mới – đồng forint – có thể quy đổi trực tiếp ra
vàng và ra các ngoại tệ khác.

Sau sự kiện đó, người dân Hungary vẫn dùng forint, nhưng nó đã chính
thức bị thay thế bằng đồng Euro kể từ 2020 theo cam kết trong lộ trình gia
nhập Liên minh châu u (EU). Theo dự đoán vào thời điểm đó, với chính sách
này, trừ khi EU bị khủng hoảng, còn lại Hungary sẽ không bao giờ chứng kiến
siêu lạm phát như trong quá khứ nữa. Nhưng những năm gần đây, tình hình
lạm phát tại Hungary lại trở nên nghiêm trọng, nguyên nhân chính lại một lần
nữa là bởi chiến tranh.

Lạm phát, tỷ giá đối hoái biến động và lãi suất tăng đều là những hậu
quả mà các lệnh trừng phạt dành cho Nga đem lại. Như chúng ta có thể thấy,
không có yếu tố nào về mặt thuần kinh tế là nguyên nhân dẫn tới lạm phát tại
Hungary những năm gần đây, mà đều là những nguyên nhân có nguồn gốc từ
chính trị địa lí và dịch bệnh toàn cầu. Chính vì thế, việc đưa ra dự đoán chính
xác về tình hình lạm phát tại Hungary và những quốc gia khác ở châu u trong
những tháng, năm sau sẽ rất khó khăn.
43
Ông Gyorgy Suranyi - Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary
cho biết: "Điều cần làm là để vật giá tự điều chỉnh theo nguyên tắc cung cầu.
Nếu giá tăng, chính phủ có thể đánh thuế công ty đang độc quyền trên thị
trường xăng dầu là MOL và dùng khoản lợi nhuận ấy hỗ trợ cho người tiêu
dùng".

Việc duy trì giá xăng thấp đang khiến ngân sách của Hungary thâm hụt
nặng nề và để có tiền hoạt động, chính phủ Hungary quyết định đánh thuế
hàng loạt lĩnh vực kinh tế quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm và hàng không
trong năm 2023, với hy vọng sẽ thu về 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản thuế bổ
sung này cũng được nhận định sẽ gây trở ngại cho quá trình phục hồi kinh tế
của Hungary.23

23
Theo VTV News, Hungary tìm cách kiềm chế lạm phát cao, https://vtv.vn/kinh-te/hungary-tim-cach-
kiem-che-lam-phat-cao-20220624152213146.htm, truy cập ngày 30/11/2022
44
CHƯƠNG III: DỰ ĐOÁN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH
TRẠNG LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN
3.1. Dự đoán lạm phát ở các nước đang phát triển

Do tác động của chiến tranh Nga - Ukraine và những nút thắt chuỗi cung
ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19 dẫn đến tỷ lệ lạm phát đã và đang tiếp
tục gia tăng trên toàn thế giới. Đà leo thang của giá cả đã gây áp lực buộc hầu
hết các nền kinh tế lớn phải tăng lãi suất, đẩy nền kinh tế toàn cầu đứng trước
nguy cơ suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng, năm nay các
quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn. Tình hình có
thể tồi tệ hơn ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi lạm phát dự kiến sẽ ở mức
trung bình 9,9% trong năm nay. Đặc biệt là với những nền kinh tế đang phát
triển và có tốc độ tăng trưởng mạnh, lạm phát ở đó có lẽ sẽ cao hơn mức dự
báo. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối
tháng 2, dự báo lạm phát có thể thêm tới 4 điểm phần trăm. Đối với các quốc
gia đang trải qua xung đột, biến động hoặc các vấn đề kinh tế lớn, lạm phát
năm nay dự kiến sẽ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 8,8%.
Những quốc gia này bao gồm Venezuela, Sudan, Zimbabwe, Thổ Nhĩ Kỳ và
Argentina. 24

Hình 3: Dự báo lạm phát toàn cầu theo quốc gia (Nguồn: báo Vneconomy.vn)

24
Lạm phát tại các quốc gia trên thế giới đang ở mức nào, https://vneconomy.vn/lam-phat-tai-cac-quoc-
gia-tren-the-gioi-dang-o-muc-nao.htm, truy cập ngày 11/28/2022

45
Xét riêng khu vực ASEAN-5 bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,
Philippines và Malaysia, tỷ lệ lạm phát của khu vực này năm 2022 sẽ đạt 4,7%
và hạ xuống mức 4,4% vào năm 2023. Nhìn chung, trong số 5 nền kinh tế của
khu vực này, trong khi Thái Lan có tỉ lệ lạm phát giảm mạnh đáng kể, lạm
phát tại Indonesia và Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong năm
2023. 25

Biểu đồ 9: Dự báo lạm phát 2022-2023 của các nước trong khu vực
ASEAN-5

(Nguồn: IMF)

3.2. Giải pháp cho lạm phát ở các nước đang phát triển

Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức độ vừa phải, tìm cách ổn
định thị trường tài chính tiền tệ và hạ thấp tỷ lệ lạm phát trong thời gian

25
Dự báo lạm phát 2022 của Việt Nam cao thứ mấy trong khu vực ASEAN-5 theo cập nhật mới nhất của
IMF?, https://cafef.vn/du-bao-lam-phat-2022-cua-viet-nam-cao-thu-may-trong-khu-vuc-asean-5-theo-cap-
nhat-moi-nhat-cua-imf-20221013152842077.chn, truy cập ngày 29/11/2022
46
tới, Nhà nước và Ngân hang Trung Ương cần phối hợp và có các biện pháp
như sau:

3.2.1. Giải pháp ngắn hạn

Tiếp tục phải có các biện pháp quyết liệt, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư
công. Bên cạnh đó thực hiện các chính sách ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định
thị trường tài chính, thị trường vàng, giảm mức độ đô la hóa, vàng hóa của
nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, các gói hỗ trợ giảm thuế,
nhất là VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã
có tác dụng tốt với việc kiềm chế lạm phát, đồng thời phối hợp chặt chẽ với
chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính
sách kinh tế vĩ mô chung.26

Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường để kịp thời xử lý nghiêm
các vi phạm về giá, đầu cơ, tháo túng giá. Tăng cường công tác tổng hợp, phân
tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy
định. Từ đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống
của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ
bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Chủ động hơn trong sản xuất, cung ứng một số nguồn lực đầu vào căn bản
cho nền kinh tế như xăng dầu, gas, phân bón..., giảm dần sự phụ thuộc của
nền kinh tế vào nhập khẩu, dẫn đến việc chuyển lạm phát từ thế giới vào qua
con đường thương mại quốc tế.

3.2.2. Giải pháp dài hạn

Cần hạn chế thực hiện kích thích tăng trưởng kinh tế mang tính “sốc” như
gói kích cầu hoặc việc thực hiện chính sách tài khóa-tiền tệ mở rộng kéo dài.
Thận trọng trong kích thích tăng tổng cầu bằng việc tăng tổng phương tiện
thanh toán (M) vì sẽ tạo rủi ro lạm phát tăng lên theo thuyết số lượng tiền tệ.
Hạn chế việc chính sách hóa, hành chính hóa các quan hệ thị trường, dần
hướng quá trình tăng trưởng của nền kinh tế tuân theo quy luật khách quan
26
Dự báo lạm phát năm 2022 sẽ trong tầm kiểm soát,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM220779, truy
cập ngày 29/11/2022
47
của cơ chế thị trường. Từ đó, các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ
được hình thành, vận hành, duy trì theo cơ chế thị trường, dẫn đến quá trình
tăng trưởng sẽ bền vững hơn.

Các cơ quan hoạch định chính sách cần phải coi việc kiểm soát lạm phát, ổn
định giá cả là thành tố cơ bản tạo nên sự ổn định của kinh tế vĩ mô, là yếu tố
căn bản để có được tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Kiểm soát lạm
phát phải được coi là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị chứ không phải
của riêng một bộ, ngành nào. Phải xác định kiểm soát lạm phát là một trong
các ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh
tế thời gian tới.

Nghiên cứu, thiết lập một khung khổ thống nhất để làm căn cứ cho việc điều
hành các chính sách kinh tế vĩ mô theo lạm phát mục tiêu. Từ đó, trọng tâm
thực hiện của các chính sách sẽ xoay quanh việc giữ ổn định lạm phát, giảm
tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy sản lượng của nền kinh tế hướng tới mức sản
lượng tiềm năng. Các cơ quan chức năng phải xây dựng cơ chế phối hợp đồng
bộ trong việc thực hiện các chính sách, cần phát huy tính cộng hưởng khi sử
dụng hỗn hợp nhiều chính sách cùng lúc. 27

3.3. Hàm ý cho Việt Nam

Thứ nhất, cần tăng cường và thúc đẩy hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia, xác định rõ cần phải “ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ
tiêu lạm phát"; thực hiện nghiêm túc và coi đó là nhục tiêu quan trọng trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ.

Thứ hai, cần nâng cao tính độc lập tương đối cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, tách bạch rõ vai trò, các giải pháp cũng như tác động của chính sách
tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa đến mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục
tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, tăng cường sự phối hợp đồng
bộ giữa CSTT, chính sách tài khóa, chính sách thương mại và đầu tư... đến
mục tiêu tổng thể là ổn định kinh tế vĩ mô.

Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 428, xuất bản bởi Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt
27

Nam
48
Thứ ba, tập trung vào điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi
suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.

Thứ tư, cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và
ngoài nước, tăng cường công tác phân tích, thống kê, để kịp thời có các đối
sách phù hợp. Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập mạnh với thế giới thì không
thể tránh khỏi những tác động của giá cả thị trường bên ngoài, hạn chế tối đa
nhập khẩu.

Thứ năm, đối với các khoản chi thường xuyên: tiếp tục thực hiện rà soát,
sắp xếp lại các khoản chi theo thứ tự ưu tiên, thực hiện tiết kiệm 10% chi
thường xuyên ngân sách nhà nước. Không bố trí kinh phí cho các việc chưa
thật sự cấp bách. Đối với chi đầu tư phát triển, trong ngắn hạn chỉ tập trung
bố trí chi cho các công trình thực sự cấp thiết, có trong dự toán và ưu tiên cho
các công trình có khả năng hoàn thành.

Thứ sáu, đảm bảo cân đối cung cầu, đặc biệt là các mặt hàng lương thực -
thực phẩm: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định
về quản lý giá. Tiếp tục từng bước thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một
số mặt hàng quan trọng theo lộ trình phù hợp (xăng dầu, điện, than); theo dõi
sát diễn biến giá thị trường trong nước và quốc tế để có các biện pháp điều
tiết, bình ổn giá thị trường hợp lý.

Thứ bảy, hiện tại, tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam vẫn lệ thuộc nhiều vào
vốn đầu tư. Do đó, để có thể kiểm soát lạm phát hiệu quả trong bối cảnh
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từng bước từ chiều rộng sang chiều
sâu, đòi hỏi các chính sách tài khóa - tiền tệ của Chính phủ phải phản ứng
nhanh, linh hoạt trước các tín hiệu về lạm phát xuất hiện, tránh trường hợp
khi lạm phát tăng cao mới phản ứng chính sách. Khi đó, thời gian để đưa lạm
phát xuống thấp sẽ kéo dài và gây tổn thất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt
đối với khu vực sản xuất.

Thứ tám, công cụ lãi suất không phải là một công cụ tối ưu trong kiểm soát
lạm phát, mức độ ảnh hưởng của việc tăng lãi suất tới kiểm soát chỉ số CPI là
khá nhỏ, khả năng phản ứng chậm so với các công cụ tiền tệ khác. Do đó,
trong tương lai cần phải nghiên cứu và nâng cao hiệu quả công cụ lãi suất của
NHTW trong việc điều tiết thị trường tiền tệ. Cụ thể:

49
(i) Điều hành lãi suất theo nguyên tắc Taylor là một trong những lựa chọn
của NHNN trong thời gian tới. Bởi lẽ, nguyên tắc Taylor sẽ giúp cho
NHNN xác định được các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn trong điều kiện
các yếu tố kinh tế liên tục biến động để đạt được các mục tiêu như ổn
định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn.

(ii) Từng bước xây dựng và triển khai mô hình kinh tế lượng vĩ mô
(Macroeconometric model) trong việc dự báo lạm phát và xây dựng
chương trình tiền tệ trong khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ theo
đuổi lạm phát mục tiêu (việc kết hợp mô hình nói trên với Khuôn khổ
lập trình tài chính trong việc hoạch định và xây dựng các chương trình
tiền tệ của NHNN sẽ giúp cho công tác điều hành và hoạch định CSTT
theo đuổi lạm phát mục tiêu có khoa học, hiệu quả và tối ưu hơn trên
cơ sở các đặc tính của nền kinh tế nói chung và khu vực tiền tệ - ngân
hàng được cụ thể hóa thông qua các phương trình định lượng).

(iii) Nghiên cứu và xây dựng mô hình định lượng về cơ chế truyền dẫn tiền
tệ phục vụ công tác phân tích và hoạch định chính sách tiền tệ tại
NHNN. Điều này cho phép NHNN xác định và đánh giá các tác động
của các cú sốc (shock) từ bên trong cũng như bên ngoài tới nền kinh tế
nói chung và khu vực tiền tệ - ngân hàng nói riêng cũng như hiệu quả
trong công tác điều hành CSTT thông qua các kênh truyền dẫn28

Cuối cùng, cần thiết lập hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch
đối với các kỳ vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ
quan hoạch định và thực thi chính sách. Phối hợp của các cơ quan truyền
thông để định hướng tâm lý thị trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng có,
ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào điều hành chính sách.29

Lạm phát, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới, ThS. Lê Quốc Hưng
28

Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 407, xuất bản bởi Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt
29

Nam
50
KẾT LUẬN
Tóm lại, lạm phát ở các quốc gia đang phát triển thể hiện gần như tất cả
các đặc điểm của siêu lạm phát cổ điển: một quốc gia bị thâm hụt tài khóa
ngày càng tang, dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tài khóa bên trong và bên
ngoài. Khi lạm phát xảy ra, các cơ quan tài chính đã đấu tranh để điều chỉnh
hệ thống kém hiệu quả và trong thời gian đó họ đã tiếp tục in thêm tiền.

Một nền kinh tế khỏe mạnh là nền kinh tế có mức lạm phát vừa phải, tốc
độ tăng lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để kiềm chế lạm
phát,ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội,
thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta trong thời
gian tới,Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách, thể chế, kỹ năng
ứng phó với lạm phát do tác động từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế
khỏe mạnh từ bên trong. Lạm phát cũng không phải hoàn toàn xấu mà nó cũng
có nh ững ưu điểm nhất định. Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu
quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi
mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát cũng có thể được xem là một
công cụ góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Vì vậy, chúng
ta cần phải kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay
lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá
trình phát triển của đất nước

Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm cũng không thể không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của
cô để cho bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

Nhóm 8

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Thanh Hải, Những vấn đề cơ bản về lạm phát, https://vioit.org.vn/vn/chien-


luoc-chinh-sach/nhu-ng-va-n-de--co-ba-n-ve--la-m-pha-t--pha-n-1--4690.4050.html truy
cập ngày 27-11-2022
2. Pha Lê, Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?, https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-
lam/kien-thuc-kinh-te/chi-so-gia-tieu-dung-cpi-la-gi-y-nghia-va-cach-xac-dinh truy cập
ngày 27-11-2022
3. N.Gregory Mankiw, Những nguyên lý của kinh tế học, Nhà xuất bản thống kê [tr.84]
4. Nguyễn Đức Thắng, Chỉ số giá tiêu dùng, thước đo lạm phát https://cafef.vn/tai-chinh-
ngan-hang/chi-so-gia-tieu-dung-thuoc-do-lam-phat-200853015417527.chn truy cập ngày
30-11-2022
5. Theo website Dân kinh tế, https://www.dankinhte.vn/cac-loai-lam-phat/ truy cập ngày
27-11-2022
6. Diệu Nhi, Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation) là gì? Nguyên nhân tình trạng
dư cầu, https://vietnambiz.vn/lam-phat-do-cau-keo-demand-pull-inflation-la-gi-nguyen-
nhan-tinh-trang-du-cau-20190905100839736.htm truy cập ngày 27-11-2022
7. Nguyễn Minh Ngọc, Lạm phát chi phí đẩy – Nguyên nhân và giải pháp để tránh lâm
vào suy thoái, https://www.dnse.com.vn/hoc/lam-phat-chi-phi-day truy cập ngày 27-11-
2022
8. Nguyên nhân gây lạm phát – Theo tờ Pinetree securities :
https://pinetree.vn/post/20220512/6-nguyen-nhan-cua-lam-phat/ truy cập ngày
27/11/2022
9. Nhũng vấn đề cơ bản về lạm phát. Tác động của lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nhung-van-de-co-
ban-ve-lam-phat--tac-dong-cua-lam-phat-anh- huong-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-
doanh-nghiep--phan-7--4735.4050.html truy cập ngày 28-11-2022
10. Thanh Thủy, Các nước đang phát triển là gì?, https://accgroup.vn/cac-nuoc-dang-
phat-trien-la-gi/ truy cập ngày 29-11-2022
11. Theo website Dân kinh tế, http://www.dankinhte.vn/lam-phat-nuoc-ta-nhung-nam-
1990-1995/, truy cập ngày 28/11/2022
12. Hưng Nguyễn-Anh Quân, Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự “đi hoang” của
dòng tiền, https://vneconomy.vn/nhin-lai-lam-phat-2011-hai-dot-bien-va-su-di-hoang-
cua-dong-tien.htm, truy cập ngày 28/11/2022
13. Nhật Đức, Tại sao tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp?,
https://markettimes.vn/tai-sao-ty-le-lam-phat-cua-viet-nam-o-muc-thap-4948.html, truy
cập ngày 01/12/2022
14. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1 (428) 01 - 2014, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện hàn
lâm khoa học và xã hội Việt Nam, truy cập ngày 28/11/2022
15. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện
kinh tế và chính trị thế giới
16. Bảo Bình-Dương Anh, Toàn cảnh giá xăng dầu nửa đầu 2022: Lập đỉnh lịch sử, tăng
8.994 đồng/lít,, https://laodong.vn/infographic/toan-canh-gia-xang-dau-nua-dau-2022-
lap-dinh-lich-su-tang-8994-donglit-1059252.ldo , truy cập ngày 10/12/2022
52
17. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện
kinh tế và chính trị thế giới
18. Theo Báo Lao động Đồng Nai, https://laodongdongnai.vn/nguyen-nhan-lam-phat-o-
zimbabwe-1651623034/#Lam_phat_o_Zimbabwe_Mot_nien_dai_cua_cac_su_kien, truy
cập ngày 30/11/2022
19. Theo Báo lao động, Chuyện thật như đùa: Ở đất nước 50 tỉ đô la chỉ mua được 1 quả
trứng, https://laodong.vn/archived/chuyen-that-nhu-dua-o-dat-nuoc-50-ti-do-la-chi-mua-
duoc-1-qua-trung-689619.ldo, truy cập ngày 30/11/2022
20. Zimbabwe: Inflation rate from 1987 to 2027,
https://www.statista.com/statistics/455290/inflation-rate-in-zimbabwe/ truy cập ngày
29/11/2022
21. Ngọc Diệp, 5 thảm kịch siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại,
https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/5-tham-kich-sieu-lam-phat-toi-te-nhat-trong-lich-su-
nhan-loai-20110216101655228.chn, truy cập ngày 30/11/2022
22. Theo báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/zimbabwe-ban-cac-dong-tien-vang-de-chong-lam-
phat-20220706143946731.htm, truy cập ngày 30/11/2022
23. Theo VTV News, Hungary tìm cách kiềm chế lạm phát cao, https://vtv.vn/kinh-
te/hungary-tim-cach-kiem-che-lam-phat-cao-20220624152213146.htm, truy cập ngày
30/11/2022
24. Lạm phát tại các quốc gia trên thế giới đang ở mức nào, https://vneconomy.vn/lam-
phat-tai-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-dang-o-muc-nao.htm, truy cập ngày 11/28/2022
25. Dự báo lạm phát 2022 của Việt Nam cao thứ mấy trong khu vực ASEAN-5 theo cập
nhật mới nhất của IMF?, https://cafef.vn/du-bao-lam-phat-2022-cua-viet-nam-cao-thu-
may-trong-khu-vuc-asean-5-theo-cap-nhat-moi-nhat-cua-imf-20221013152842077.chn,
truy cập ngày 29/11/2022
26. Dự báo lạm phát năm 2022 sẽ trong tầm kiểm soát,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM220779, truy cập ngày 29/11/2022
27. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 428, xuất bản bởi Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa
học xã hội Việt Nam
28. ThS. Lê Quốc Hưng, Lạm phát, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong
thời gian tới.
29. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 407, xuất bản bởi Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa
học xã hội Việt Nam

53

You might also like