You are on page 1of 7

I.

Hệ thống chính trị của Đức


I.1. Chủ nghĩa cá nhân
 Đức là quốc gia có chỉ số tự do chính trị theo Freedom House là 1 (tự do). Cho
thấy xã hội Đức là một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, được chấm điểm 67 IDV
thể hiện tính cá nhân mạnh mẽ. Người Đức có xu hướng giữ một khoảng không
gian cá nhân rộng lớn để bảo vệ cuộc sống riêng tư của mình.
 Hiến pháp Đức đề cao việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do và quyền cá nhân
của công dân. Coi trọng sự độc lập và tự chủ của cá nhân trong quyết định về
các vấn đề như kinh doanh, tài chính cá nhân và lối sống.
 Hiến pháp nhấn mạnh việc bảo vệ quyền tự do cá nhân trong một danh mục
rộng rãi về quyền con người và quyền công dân.
I.2. Chế độ dân chủ
 Đức là quốc gia có nền dân chủ nghị viện và liên bang, hệ thống chính trị của
Đức được xây dựng vào năm 1949 khi Cộng hòa liên bang Đức được thành lập.
Trong đó người dân tham gia vào quá trình ra quyết định chính trị thông qua
việc bầu cử đại biểu cho quốc hội (Bundestag) và quốc hội bang (Landtag). Các
đại biểu được bầu cử đại diện cho ý chí của người dân và có trách nhiệm đại
diện cho lợi ích của cộng đồng.
 Chế độ nghị viện và hành chính chia làm 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư
pháp để tránh việc không có duy nhất một cơ quan nào nắm giữ quyền lực,
đồng thời ngăn chặn sự mất ổn định và độc tài.
 Nền dân chủ được thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất
là trong hệ thống và phương thức bầu cử, trong các cơ quan nhà nước, cơ quan
công quyền và các tổ chức, hiệp hội, cơ quan khác, trường học,…
2. Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chính trị nước đức đến hoạt động kinh
doanh quốc tế
Tác động tích cực của hệ thống chính trị Đức:
 Chế độ dân chủ: Đức có một chế độ dân chủ ổn định. Điều này tạo ra một môi
trường chính trị ổn định, tạo động lực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế
để đầu tư vào đất nước này. Ngoài ra, khung pháp lý rõ ràng và minh bạch, giúp
doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ luật pháp và giảm thiểu rủi ro.
 Ổn định chính trị: Đức là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới về sự
ổn định chính trị và an ninh xã hội. Với một lịch sử ổn định chính trị trong
nhiều năm, điều này làm tăng sự tin tưởng của doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc
tế vào nền kinh tế Đức.
 Ví dụ, chính phủ Đức có thể hỗ trợ cung cấp công nghệ và kĩ thuật tiên tiến cho
các nhà sản xuất cà phê ở Việt Nam để cải thiện chất lượng và năng suất của sản
phẩm. Đồng thời, các chính sách thương mại của Đức tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho việc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam bằng cách giảm thuế nhập khẩu
hoặc loại bỏ các rào cản thương mại không cần thiết.
Tác động tiêu cực của hệ thống chính trị Đức:
 Hệ thống chính trị phức tạp: Hệ thống chính trị Đức có nhiều cấp chính quyền
và nhiều đảng phái tham gia, dẫn đến việc ra quyết định chậm chạp và thiếu
hiệu quả. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự đoán và
tuân thủ các quy định pháp luật.
 Hệ thống thuế quan: Hệ thống thuế của Đức được coi là một trong những hệ
thống thuế phức tạp nhất trên thế giới với 37 loại thuế khác nhau. Thuế được
đánh vào nhiều loại hàng hoá, dịch vụ và giao dịch kinh doanh, có thể ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Ví dụ, chính phủ Đức có thể áp đặt các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an
toàn thực phẩm cao đối với cà phê nhập khẩu. Những yêu cầu này có thể làm
tăng chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo ra rào cản thị trường
đối với sản phẩm cà phê từ Việt Nam so với các sản phẩm cà phê nội địa ở Đức.
II. Hệ thống kinh tế của Đức
Hệ thống kinh tế của Đức được coi là một hệ thống kinh tế thị trường. Đức có
một nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng, với sự đóng góp lớn của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
II.1. Các yếu tố kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP
 Đức là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế
giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức vào năm 2021 là 4,223.12 tỷ
USD. Theo đó chỉ số GDP Đức tăng 376.70 tỷ USD so với con số 3,846.41 tỷ
USD trong năm 2020.

 Trong những năm 2019-2021, COVID-19 xuất hiện là nguyên nhân kìm hãm
sự phục hồi của quốc gia công nghiệp hàng đầu châu Âu. Do tình hình dịch
bệnh vẫn phức tạp, những tháng đầu năm sẽ vẫn là giai đoạn kinh tế hoạt động
cầm chừng, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất
châu Âu này chỉ đạt tốc độ trở lại khi làn sóng dịch COVID-19 chững lại và
những “đứt gãy” trong chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khắc phục trong năm
2022.
b. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Đức đạt 57.660 USD
vào năm 2021. Đây là mức GNI/đầu người cao thứ 10 trên thế giới. Mức
GNI/đầu người cao cho thấy rằng người dân của một quốc gia có thu nhập cao
hơn và có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn
c. Chỉ số phát triển con người (HDI): Theo báo cáo của Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), chỉ số HDI của Đức năm 2021 là 0,924, thuộc nhóm
"Rất cao". Đây là mức HDI cao thứ 7 trên thế giới
d. Kim ngạch xuất nhập khẩu
 Kim ngạch nhập khẩu
Nhập khẩu của Đức vào năm 2021 là 1,776.91 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân
hàng thế giới. Theo đó chỉ số Nhập khẩu Đức tăng 322.75 tỷ USD so với con số
1,454.16 tỷ USD trong năm 2020. Trong khi, Số liệu Nhập khẩu của Đức được ghi
nhận vào năm 1970 là 35.79 tỷ USD
Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất ở châu Âu, và đứng thứ 2 trên thế giới,
với kim ngạch nhập khẩu năm 2022 đạt 5,70 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng nhập khẩu cà
phê của thế giới.

 Kim ngạch xuất khẩu


Xuất khẩu của Đức vào năm 2021 là 2,003.47 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân
hàng thế giới. Theo đó chỉ số Xuất khẩu Đức tăng 330.40 tỷ USD so với con số
1,673.07 tỷ USD trong năm 2020. Số liêu Xuất khẩu của Đức được ghi nhận vào năm
1970 là 32.65 tỷ USD, trải qua khoảng thời gian 52 năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất
2,003.47 tỷ USD vào năm 2021.

2.2 Kết luận nền kinh tế nước Đức


 Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Đồng thời,
Đức là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc
dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ
năm theo sức mua tương đương.
 Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước
này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ
 Đức có nền kinh tế thị trường với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản
lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao.
 Mặc dù thị trường tự do hoạt động ở Đức, nhưng chính phủ liên bang đóng một
vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
=> Hệ thống kinh tế của Đức là một hệ thống kinh tế thị trường. Chính phủ Đức có vai
trò quan trọng trong việc định hướng chính sách kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người
dân. Song đó, thường xuyên can thiệp vào thị trường để đảm bảo sự cân bằng giữa các
lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống kinh tế của Đức vẫn đảm
bảo tính cạnh tranh và động lực phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
 Ảnh hưởng của hệ thống kinh tế nước Đức đến hoạt động kinh doanh quốc tế
 Đức có một nền kinh tế phát triển, với một số đặc điểm như thành phố hóa cao,
ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, và xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ cao,
có môi trường kinh doanh ổn định, chuyên nghiệp. Điều này tạo ra một môi
trường kinh doanh đáng tin cậy và thu hút các doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm
cơ hội đầu tư và hợp tác.
 Mức độ tự do kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào
thị trường quốc tế.
 Chính sách kinh tế ổn định: Các chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính có thể
giúp doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu. Đức hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt
động trong môi trường ổn định và muốn mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
2.3. Đánh giá mức độ mở cửa kinh tế của Đức thông qua chỉ số tự do kinh tế
 Chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom Index) là một cách đánh giá mức độ
mở cửa của một quốc gia đối với hoạt động kinh tế. Chỉ số này được xếp hạng
bởi Viện Heritage, một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ.
 Theo Chỉ số Tự do Kinh tế (EFI) năm 2023 do tổ chức Heritage Foundation
(Quỹ Di sản) công bố, nước Đức có điểm số 74,2 đứng thứ 25 trên bảng xếp
hạng. Điều này cho thấy rằng Đức có một mức độ tự do kinh tế tương đối cao
và môi trường kinh doanh thuận lợi.
 Đức được đánh giá cao trong các lĩnh vực như sở hữu tài sản, quyền sở hữu, tự
do thị trường, và hiệu quả hành chính. Hệ thống pháp lý ở Đức được coi là ổn
định và công bằng, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Đức cũng có một nền kinh tế rộng mở, với sự tự do trong việc tham
gia thị trường và giao thương quốc tế.
 Đức cũng có những thách thức trong việc duy trì và cải thiện mức độ tự do kinh
tế. Các biện pháp quản lý và quy định có thể gây ra sự cản trở cho doanh
nghiệp, và các vấn đề như tham nhũng, biến động thị trường và bất ổn chính trị
cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tự do kinh tế của Đức.
 Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng
xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tổ chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế
Đức. Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một số hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên
bình diện châu Âu.
 Tổng quan lại, Đức có một mức độ tự do kinh tế tương đối cao và một trong
những nền kinh tế mở cửa và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. tuy nhiên, vẫn
cần cải thiện trong một số lĩnh vực để tăng cường sự cạnh tranh và thu hút đầu
tư nước ngoài.

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/thuong-
mai-quoc-te/tong-quan-kinh-te-duc-phap/39550371
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-
van/kinh-te-chinh-tri/duc-merci/42599434
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_do_tr%C3%AAn_th%E1%BA%BF_gi
%E1%BB%9Bi_(b%C3%A1o_c%C3%A1o)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_t%E1%BB
%B1_do_kinh_t%E1%BA%BF
https://solieukinhte.com/gdp-cua-duc/

You might also like