You are on page 1of 4

1.

Giới thiệu chung


Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước
láng giềng. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ
mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu. Đây cũng là nơi có lịch sử phát triển
lâu đời chính vì thế nền văn hoá và con người Đức luôn toát lên vẻ lịch lãm, hiếu khách.
Và đặc biệt, Đức là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu với nền kinh tế phát triển.
2. Sự hình thành, phát triển của mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), Đức là nước bại trận, nước Đức đã gánh chịu
những thiệt hại to lớn về cả người và của: khoảng 8 triệu người Đức tử vong; nền kinh tế
bị tàn phá nặng nề; phần lớn kết cấu hạ tầng, nhà cửa, nhà máy, đường sá, cầu cống,
đường sắt, các cơ sở công nghiệp nặng bị bom đạn phá hủy; thực phẩm khan hiếm, đói rét
triền miên, nạn trộm cắp xảy ra khắp nơi. Năm 1949, nước Đức chính thức chia tách làm
hai: nửa Tây Đức tuyên bố thành lập Cộng hòa Liên bang Đức và đi theo con đường phát
triển tư bản chủ nghĩa; nửa Đông Đức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức và áp dụng
mô hình Nhà nước xôviết.
Ở Tây Đức, một mô hình kinh tế mới được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận KTTT xã
hội (Social Market Economy) của Alfred Muller-Amack được phát triển trên cơ sở kế
thừa lý thuyết “tự do trong trật tự” (Ordoliberalism) do các học giả thuộc trường phái kinh
tế Freiburg khởi xướng từ cuối thập niên 1930. Tinh thần của lý luận KTTT xã hội là:
“Kinh tế thị trường phải trở thành đầy tớ của loài người và các giá trị phi kinh tế khác.
Những giá trị xã hội, đạo đức, văn hóa và nhân học còn quan trọng hơn giá trị kinh tế,
nhưng chính nền kinh tế phải chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển đầy đủ nhất của các giá
trị trên. Vì lý do đó, nền kinh tế không được khoác lên mình những dạng thức không phù
hợp với các giá trị trên... Chỉ có một nền kinh tế thị trường xã hội mới đem lại tự do cá
nhân và cơ hội để hiện thực hóa các giá trị siêu việt trên. Thể chế của nền kinh tế thị
trường không được phép coi nhẹ các giá trị nhân bản vì thực tế là con người mới chính là
trung tâm của vạn vật trên thế gian”. Trên tinh thần đó, mô hình KTTT xã hội ủng hộ nền
KTTT tự do và được điều phối bởi hệ thống thể chế, pháp luật của nhà nước nhằm bảo
đảm cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Nét nổi bật trong mô hình KTTT
xã hội Đức là xử lý khéo léo mối quan hệ giữa thị trường tự do và công bằng xã hội. Chìa
khóa để làm điều ấy là xây dựng một nhà nước “mạnh”, có khả năng thiết lập và duy trì
“trật tự cạnh tranh” và một “chế độ xã hội” vận hành hiệu quả trong toàn bộ nền kinh tế.
Lý luận về nền KTTT xã hội không loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp của nhà nước vào quá
trình vận hành của nền kinh tế, nhưng yêu cầu sự can thiệp ấy là “tối thiểu” và nhất thiết
phải theo nguyên tắc phù hợp và hỗ trợ thị trường.
Người đưa lý luận KTTT xã hội trở thành mô hình thực tiễn là Ludwig Erhard - Bộ
trưởng Kinh tế, sau này trở thành Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức trong những năm
1963-1966. Kể từ khi Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập chính thức (tính từ ngày
23-5-1949 khi Hiến pháp được công bố), mô hình KTTT xã hội được Ludwig Erhard
cùng các đồng sự, vượt qua nhiều rào cản, quyết tâm triển khai từng bước trong thực tiễn.
Sự hồi phục và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Tây Đức sau chiến tranh thế giới
thứ hai và trong suốt nửa sau thế kỷ XX đã phần nào minh chứng cho tính phù hợp và sự
thành công của mô hình KTTT xã hội. Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, mặc
dù mô hình KTTT xã hội luôn được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn thay
đổi của nước Đức, nhưng những nguyên tắc căn bản trên vẫn được tôn trọng. Mục tiêu
cao nhất của mô hình này - như Ludwig Erhard từng khẳng định là tôn trọng phẩm giá
con người, đem lại hạnh phúc, thịnh vượng cho tất cả thành viên trong xã hội và duy trì
một cách hợp lý sự cân bằng giữa tự do cho thị trường và công bằng xã hội.
3. Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức và giá trị của nó trong việc tăng trưởng kinh tế và
phát triển an sinh xã hội
3.1. Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức
Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng
lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là
nền kinh tế thị trường tư bản truyền thống (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20), không phải là
nền kinh tế kế hoạch hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền
kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của
nhà nước và các vấn đề xã hội.
Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích toàn xã hội,
đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất
nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội. Các quyết định kinh tế và chính trị của nhà
nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyện vọng cá nhân.
Mô hình này theo đuổi các mục tiêu:
+ Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơ hội
kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội.
+ Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối.
+ Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cân đối).
Tư tưởng trung tâm của mô hình là:
+ Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ
quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và
chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để
đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội).
+ Được tổ chức theo kiểu "sân bóng đá" (Ropke và Erhard nêu ra)
Trong đó:
- Xã hội là một sân bóng đá
- Các giai cấp và tầng lớp xã hội là các cầu thủ
- Nhà nước là trọng tài, đóng vai trò bảo đảm cho trận đấu diễn ra theo luật, tránh khỏi
những tai họa.
3.2. Nền kinh tế thị trường xã hội của Đức trong việc phát triển kinh tế.
Từ một đất nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đức trở thành một cường quốc
kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 và lớn nhất trong các nước châu Âu, nếu tính theo
GDP sức mua tương đương thì Đức đứng thứ năm trên thế giới vào năm 2014. Điều gì là
nhân tố tạo nên sự thành công của nền kinh tế Đức, đặc biệt là nền công nghiệp, đó chính
là các chính sách hiệu quả đã được chính phủ Đức ban hành và áp dụng một cách thành
công trong thực tế, cụ thể là:
a. Chính phủ đã phát triển chiến lược cụm công nghiệp đồng bộ cho tất cả các bộ ngành,
đây là một chiến lược có phạm vi rộng, từ các biện pháp với các tác động rộng lớn trên
nhiều khía cạnh, đến các định hướng chuyên biệt nhằm vào công nghệ hoặc vào khu vực
nhất định nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy và tài trợ cho các cụm có sản lượng cao,
năng suất lao động lớn.
b. Đầu tư vào đội ngũ trí thức bao gồm một số nội dung sau:
- Đảm bảo độ khả dụng của một lực lượng nhân lực có kỹ năng, được đào tạo với trình độ
cao với một loạt chương trình có tên là “Dẫn đầu nhờ giáo dục”, “hiệp ước về việc làm
nhằm củng cố động lực tăng trưởng và hiện đại hóa”, chương trình “Đóng góp của lao
động di cư đảm bảo số lượng nhân công cần thiết tại Đức”
- Mở rộng cung cấp tài chính cho học tập bao gồm các đạo luật về đào tạo và giáo dục cho
phép thanh niên hoàn thành quá trình đào tạo không phụ thuộc vào tình trạng tài chính
của gia đình họ, đạo luật về thúc đẩy đào tạo nâng cao sự nghiệp theo hướng đào tạo
chuyên sâu.
- Phát triển liên tục hệ thống đào tạo hướng nghiệp với quan điểm đáp ứng những thách
thức trong tương lai thông qua Công ước Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp theo đó
ngành công nghiệp cam kết sẽ cung cấp 30.000 vị trí đào tạo thường xuyên mới và 25.000
vị trí đào tạo định kỳ hàng năm.
- Phát triển và cải thiện các quy trình đào tạo suốt đời và đào tạo hướng nghiệp liên tục
thông qua Ủy ban đổi mới về đào tạo liên tục trong đó phát triển chiến lược tổng thể về
học tập suốt đời và đào tạo hướng nghiệp liên tục.
c. Tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tỷ trọng đầu tư vào đổi mới của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nước Đức có hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó
có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vị trí hàng đầu trong công nghệ, bao gồm các
nội dung cụ thể như sau: (i) Củng cố năng lực đổi mới của doanh nghiệp vừa và nhỏ; (ii)
Mở rộng tài trợ cho nghiên cứu phát triển và đổi mới ở doanh nghiệp vừa và nhỏ; (iii) Tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm thiết kế các
chương trình cung cấp các khoản vay dài hạn, lãi suất thấp, liên tục cải tiến hệ thống thuế,
ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội tại Đức;
(iv) Giảm tình trạng quan liêu thông qua việc thành lập một cơ quan độc lập để đánh giá
các điều luật, chính sách đã ban hành nhằm giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp.
d. Hỗ trợ cho việc truyền bá và áp dụng công nghệ mới vào thực tế, chú trọng đến việc
khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập việc tiêu chuẩn hóa các quy trình đổi
mới, đồng bộ hóa các quy trình, đưa các kết quả nghiên cứu của các trường đại học và
viện nghiên cứu vào sử dụng thương mại.
3.3. Nền kinh tế thị trường xã hội của Đức trong an sinh xã hội
Yếu tố xã hội được quan tâm đặc biệt với nội dung: nâng cao mức sống của các nhóm dân
cư thu nhập thấp, bảo trợ xã hội đồng thời bảo vệ tất cả các thành viên trong xã hội.
Muốn giải quyết tốt các vấn đề xã hội cần phải tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phân
phối thu nhập một cách công bằng, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội.

Mô hình KTTT xã hội Đức hướng tới mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội và coi đây là
một phương thức nhằm duy trì sự cân bằng, ổn định của toàn bộ nền kinh tế, giúp thị
trường vận hành hiệu quả và tránh được các hạn chế tự thân của nó. Do đó, Chính phủ
Đức luôn dành sự quan tâm và nguồn lực cho vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội. Hệ thống
bảo đảm công bằng xã hội trong mô hình KTTT xã hội Đức vận hành trôi chảy và hiệu
quả là nhờ các điều kiện mang tính chất nền tảng sau:
1) Một trật tự kinh tế cạnh tranh vận hành có hiệu quả, ở đó các chủ thể kinh tế tự do phát
huy năng lực, sở trường và sự năng động của mình để hướng tới mục tiêu lợi nhuận cao
nhất trong khuôn khổ thể chế được nhà nước định sẵn; thực hiện phân phối lần đầu theo
cơ chế thị trường;
2) Một nhà nước làm tốt chức năng xây dựng “luật chơi” và đóng vai trò “trọng tài” điều
chỉnh các quan hệ kinh tế vận hành tự do, nhưng tuân thủ “luật chơi” đã định;
3) Một hệ thống thuế minh bạch với các quy định pháp luật có hiệu lực mạnh về thực thi
nghĩa vụ thuế đối với mọi công dân; thực hiện phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi
xã hội, cung cấp các dịch vụ công miễn phí (giáo dục, y tế...) chất lượng cao;
4) Hệ thống quỹ an sinh xã hội hoạt động theo nguyên tắc “đóng - hưởng” minh bạch, ổn
định, tự quản và độc lập;
5) Bộ máy hành chính công quyền hoạt động minh bạch, hiệu quả, bài trừ tham nhũng và
nhận được sự tin tưởng của người dân;
6) Nền tảng đạo đức xã hội giáo dục cho công dân tính tự chủ, trách nhiệm, kỷ luật, gắn
kết xã hội và lan tỏa tinh thần “mình vì mọi người và mọi người vì mình”. Có như vậy,
người lao động mới hăng say lao động, chấp nhận và tự giác nộp thuế theo quy định và
được hưởng tiện ích từ “hàng hóa công cộng” có chất lượng cao từ nguồn thuế đầu tư, vì
họ biết rằng tiền thuế do họ đóng góp đang được sử dụng như thế nào. Trẻ em, người yếu
thế, người già vẫn được bảo đảm cuộc sống.

You might also like