You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÁO CÁO ĐỀ TÀI


HỌC PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC ĐỨC

GVHD : Nguyễn Thị Thủy


Nhóm : Con Bò É
Họ và tên : Lê Thị Thanh Hoa
Hà Ngọc Ánh
Quảng Thị Thu Diệu
Lê Thị Ly
Nguyễn Trà My
Lớp : 48K23.1

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3
I. Kinh tế - chính trị ...............................................................................................................4
1. Hệ thống chính trị ............................................................................................................. 4
a. Quốc hội Liên bang (Hạ viện) ....................................................................................4
b. Hội đồng Liên bang (Thượng viện) ...........................................................................4
c. Tổng thống Liên bang ................................................................................................ 4
d. Thủ tướng Liên bang và Chính phủ ...........................................................................4
e. Tòa án Hiến pháp Liên bang ...................................................................................... 4
2. Hệ thống kinh tế ................................................................................................................5
a. Tổng quan nền kinh tế Đức ................................................................................. 5
b. Đối tác thương mại ..............................................................................................5
c. Các ngành kinh tế mũi nhọn ................................................................................6
d. Các chỉ số kinh tế Đức ........................................................................................ 6
e. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế ...................................... 8
3. Hệ thống pháp luật ............................................................................................................ 8
II. Mức độ phát triển và tăng trưởng kinh tế của Đức trong 20 năm qua .......................... 10
1. GNI bình quân đầu người ............................................................................................... 10
2. PPP GNI bình quân đầu người ....................................................................................... 11
3. HDI và tốc độ tăng trưởng kinh tế. .................................................................................13
III. Lợi ích, chi phí và rủi ro .............................................................................................. 14
1. Lợi ích: tiềm năng thị trường ..........................................................................................14
2. Chi phí: cơ sở hạ tầng, tham nhũng, thực thi hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu và các chi
phí khác ............................................................................................................................... 15
a. Chi phí cơ sở hạ tầng .........................................................................................15
b. Chi phí thực thi hợp đồng ................................................................................. 16
3. Rủi ro ...............................................................................................................................16
a. Rủi ro chính trị ...................................................................................................16
b. Rủi ro kinh tế .....................................................................................................17
c. Rủi ro pháp lý .................................................................................................... 18
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................................20
NGUỒN THAM KHẢO .....................................................................................................21

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với
9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là
một đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Nước Đức nổi tiếng với khung cảnh
tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu. Đây cũng là là
một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu
Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.

Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này
chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Đức có nền kinh tế thị trường,
với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức
độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền
kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa
và thứ năm theo sức mua tương đương.

Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20,
hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp
kiến. Mô hình nhà nước Đức theo chế độ nghị viện – liên bang.

Với sự phát triển kinh tế và có hệ thống chính trị chặt chẽ, nhóm chúng em chọn
nước Đức để nghiên cứu về hệ thống chính trị - kinh tế - pháp luật, từ đó đánh giá lợi
ích và rủi ro và mức độ phát triển khi một doanh nghiệp Việt Nam đến kinh doanh tại
Đức.

3
I. Kinh tế - chính trị
1. Hệ thống chính trị
a. Quốc hội Liên bang (Hạ viện)
Hệ thống bầu cử của Đức tương đối phức tạp, quy định mỗi đảng tranh cử phải
giành được ít nhất 5% số phiếu bầu mới được tham gia Quốc hội Liên bang (QHLB).
QHLB có các nhiệm vụ:
Bầu và có thể bãi nhiệm Thủ tướng Liên bang bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Lập pháp: Từ năm 1949 đã có khoảng hơn 10.000 dự án luật được đưa ra QHLB và
hơn 6.600 luật được thông qua, đa số là các luật sửa đổi.
Kiểm tra giám sát hoạt động của Chính phủ. Phần công việc kiểm tra của QHLB
được công bố trước công luận là do phe đối lập trong QH thực hiện.
Quốc hội Liên bang nhiệm kỳ thứ 18 (2013 – 2017) có 630 đại biểu.

b. Hội đồng Liên bang (Thượng viện)


Hội đồng Liên bang là cơ quan đại diện của 16 bang, không phải do tổng tuyển cử
bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số của từng bang.
Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng Liên bang với thời hạn 1 năm.
Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổng thống
vắng mặt.

c. Tổng thống Liên bang


Tổng thống là đại diện cho CHLB Đức với tư cách là Nguyên thủ quốc gia. Tổng
thống đại diện đất nước đối với quốc tế và bổ nhiệm các thành viên Chính phủ, thẩm
phán và quan chức cao cấp.
Nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm và có thể được bầu lại thêm một lần nữa.

d. Thủ tướng Liên bang và Chính phủ


Thủ tướng là thành viên duy nhất của Chính phủ Liên bang được bầu. Hiến pháp
trao cho Thủ tướng quyền tự chọn bộ trưởng là người đứng đầu các cơ quan chính trị
quan trọng nhất. Ngoài ra, Thủ tướng quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm
quyền của các bộ.
Hệ thống bầu cử của Đức khiến cho từng đảng riêng rẽ rất khó một mình đứng ra
thành lập chính phủ. Thông thường, các đảng phải liên minh với nhau.

e. Tòa án Hiến pháp Liên bang


Tòa án Hiến pháp Liên bang (TAHPLB) có trụ sở tại thành phố Karlsruhe, gồm 2
tòa, mỗi tòa có 8 thẩm phán gồm một nửa do QHLB và một nửa do Hội đồng Liên
bang bầu. Nhiệm kỳ của mỗi thẩm phán là 12 năm và không được bầu lại. TAHPLB
là một cơ quan đặc trưng của nền dân chủ Đức sau chiến tranh. Theo Hiến pháp,
TAHPLB có quyền huỷ bỏ những đạo luật nếu xác định rằng những đạo luật đó vi
phạm Hiến pháp.

4
2. Hệ thống kinh tế
a. Tổng quan nền kinh tế Đức
Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng
hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Tính đến cuối năm 2019, Đức là một
trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về nguyên liệu
nền kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy
một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng
2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp). Trong thời gian gần
đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện yếu kém đối
với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập
các tiểu bang mới.

Nền kinh tế Đức thường được miêu tả là một nền kinh tế thị trường xã hội, kết hợp
các yếu tố của thị trường tự do với các yếu tố của chủ nghĩa phúc lợi. Nền kinh tế Đức
chịu sự điều tiết của Chính phủ nhưng vẫn có mức cạnh tranh cao.

Để hiện đại hoá và hòa nhập nền kinh tế của miền đông nước Đức với miền tây,
nước Cộng hòa Liên bang Đức mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 80 tỷ USD. Việc tăng
dân số cùng với nạn thất nghiệp đã khiến các khoản chi cho an ninh xã hội vượt quá
mức đóng góp của công nhân. Cấu trúc của thị trường lao động bao gồm những người
có việc làm và những người thất nghiệp hưởng trợ cấp của Nhà nước. Thất nghiệp vốn
vẫn là vấn đề đau đầu của nước Đức. Các khoản thuế kinh doanh và thuế thu nhập
đóng góp vào ngân sách quốc gia không đủ để bù đắp cho tình trạng nhập siêu và nạn
thất nghiệp đang ngày một gia tăng.

Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất
khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức.
Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên bình diện châu
Âu.

b. Đối tác thương mại


Theo Tổng cục thống kê liên bang Đức, Trong năm 2004 – cũng như năm trước đó
– Pháp đứng đầu trong danh sách các nước Đức xuất khẩu sang, trước Mỹ và Anh.
Trong năm 2004 tổng giá trị hàng hóa Đức xuất sang Pháp là 75,3 tỷ euro (chiếm tỷ lệ
10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), sang Mỹ là 64,8 tỷ euro (8,8%) và sang Anh
61,1 tỷ euro (8,3%).

Về nhập khẩu ba nước đứng đầu – cũng như năm trước đó – là Pháp (52,2 tỷ euro;
chiếm tỷ lệ 9,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), Hà Lan 47,9 tỷ euro; 8,3%) và Mỹ
(40,3 tỷ euro; 7,0%).

5
c. Các ngành kinh tế mũi nhọn
Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc,
thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử.

Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch
GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên,
xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20
triệu lao động).

Nông nghiệp: Phần lớn diện tích nước Đức dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2-
3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa
và ngựa. Vùng chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất
màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc,
củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức nằm trong số các nước sản xuất sữa,
chế phẩm sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo
chính sách nông nghiệp của EU.

Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất
vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong
những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ
2 sau Mỹ), bao gồm 11.980km đường cao tốc và 41.386km đường liên tỉnh. Bên cạnh
tài chính ngân hàng, Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu
thế giới (năm 2011 sân bay Frankfurt chuyên chở 53 triệu lượt khách). Hệ thống giao
thông đường thuỷ và đường biển có vị trí rất quan trọng đối với một nền kinh tế
hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3
cảng lớn nhất thế giới.

d. Các chỉ số kinh tế Đức

6
Nguồn: Germany Economy Overview: Forecast & Reports - FocusEconomics
(https://www.focus-economics.com/)
7
e. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế
Đức có môi trường đầu tư hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều công nghệ, know-how, có vị trí
địa lý - chính trị ở trung tâm châu Âu, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, pháp luật hoàn thiện,
nguồn nhân lực chất lượng cao. Do chi phí lao động ngày càng cao, nên Đức có lợi thế
thu hút đầu tư trong những ngành sử dụng công nghệ và vốn, mất dần lợi thế trong các
ngành sử dụng lao động. Những cải cách về thuế doanh nghiệp ngang bằng với mức bình
quân thế giới tạo thuận lợi nhất định cho giảm chi phí đầu tư ở Đức, góp phần giúp Đức
duy trì hấp dẫn đầu tư.

Đức cũng là nước đầu tư lớn nắm nhiều công nghệ nguồn. Hàng năm, Đức đầu tư ra
nước ngoài khoảng 30-45 tỷ Euro trong đó chủ yếu tập trung vào các nước EU và Trung
Quốc.

Đức có một hệ thống thuế đa dạng, với các loại thuế được áp dụng ở cấp quốc gia, tiểu
bang và địa phương. Do hệ thống dịch vụ xã hội rộng rãi, thuế suất đối với các công ty,
cá nhân và hàng hóa và dịch vụ đều tương đối cao so với các nước khác. Đức áp dụng
một hệ thống bình đẳng thuế, qua đó doanh thu thuế được phân bổ từ các khu vực giàu có
hơn đến các khu vực kém thịnh vượng hơn.

3. Hệ thống pháp luật


Hệ thống pháp luật Đức là hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang có một nghị viện
riêng, có thẩm quyền lập pháp.

Bộ luật dân sự Đức là bộ luật điển hình (bộ luật của các giáo sư), gồm 2400 đoạn, 5
quyển (phần chung, nghĩa vụ, các quyền tài sản và quyền sở hữu, luật gia đình, luật thừa
kế). Đức cũng có Bộ luật thương mại riêng.

Hệ thống Tòa án của Đức gồm tòa Hiến pháp, tòa án bang (16 bang) và tòa án liên
bang (6 toà án) và tòa khu vực. Những vụ việc dân sự được xét xử ở cấp khu vực, phúc
thẩm ở cấp bang và chung thẩm ở cấp liên bang; những vụ việc nghiêm trọng thì xét xử
cấp bang và phúc thẩm, chung thẩm cấp liên bang.

Tòa án Hiến pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tranh chấp giữa liên
bang và bang hoặc các bang với nhau. Tòa liên bang bao gồm: Toà thuế, các vấn đề xã
hội, các vấn đề lao động, các vấn đề hành chính và các vấn đề chung. Tòa án bang được
tổ chức như các tòa án của liên bang. Tòa khu vực xét xử các lĩnh vực xã hội, lao động,
hành chính dân sự, hình sự, thương mại được tách ra từ toà xét xử các vấn đề chung của
toà bang.

Ở Đức, sự phân chia quyền lực theo chiều ngang được thực hiện trên cơ sở Điều 20
của Đạo luật cơ bản. Trong một nền dân chủ đại diện, quyền lập pháp được trao cho
Quốc hội. Ở cấp liên bang, quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội liên bang, quyền
lập pháp được đại diện bởi các Quốc hội của các bang tương ứng. Ở cấp xã không tồn tại
quyền lập pháp.

8
Quyền hành pháp là quyền lực thực thi các danh nghĩa của Nhà nước. Quyền hành
pháp bao gồm cả sự cai trị và sự quản lý. Ở Đức, tính vào cấu trúc nhân sự của quyền
hành pháp là tất cả công chức liên bang, công chức bang và công chức xã. Ở Đức, viện
kiểm soát được xếp vào nhóm cơ quan hành pháp.

Quyền tư pháp kiểm soát sự tuân thủ pháp luật, duy trì, cụ thể hóa và phát triển của
pháp luật. Quyền tư pháp được trao cho các tòa án và thẩm phán, các tổ chức và công
chức có thẩm quyền tài phán hoạt động trên danh nghĩa của Nhà nước. Các tòa án độc lập
với Chính phủ và hoạt động độc lập theo Hiến pháp và chỉ tuân theo pháp luật chứ không
theo các chỉ thị (Điều 97 Đạo luật cơ bản). Tòa án hiến pháp liên bang được xem như
thiết chế tư pháp cao nhất. Cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các đạo luật
và xác định liệu các đạo luật có mâu thuẫn với hiến pháp hay không. Tòa án hiến pháp có
thể ngăn chặn Thủ tướng (bộ phận của quyền hành pháp) và Quốc hội (bộ phận của
quyền lập pháp) nếu như các thiết chế này làm hoặc quyết định điều gì đó trái với hiến
pháp.

Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được phân chia cho ba cơ quan
nhà nước khác nhau là Quốc hội, Chính phủ, và tòa án với các thẩm phán độc lập. Giống
các nền dân chủ nghị viện khác, hình thức cổ điển của sự phân chia quyền lực này chỉ
còn tồn tại trong một cách thức đã có sự thay đổi.

Sự phân chia quyền lực ở Đức được tiến hành theo Điều 20 của Đạo luật cơ bản. Sự
phân chia này không quá khắt khe và có thể chuyển giao cho nhánh quyền lực khác. Ở
Đức quyền tư pháp có vị trí rất mạnh.

Quyền sở hữu tài sản trong hệ thống pháp luật Đức được coi là quyền cơ bản và được
bảo vệ mạnh mẽ.

Pháp luật Đức bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản vật chất như đất đai, nhà cửa, xe cộ,
thiết bị và hàng hóa. Quyền sở hữu này được xác định và bảo vệ bởi các quy định về
quyền sở hữu tài sản trong Đạo luật Dân sự Đức.

Pháp luật Đức cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, bản quyền,
nhãn hiệu và thiết kế công nghiệp. Các quyền sở hữu này được bảo vệ bởi các luật như
Luật Bảo hộ Bằng sáng chế, Luật Bản quyền và Luật Nhãn hiệu trong phạm vi của Đạo
luật Về Sở hữu Trí tuệ.

Pháp luật Đức cung cấp khung pháp lý để bảo vệ và quản lý các hợp đồng và giao dịch
liên quan đến tài sản. Các quy định về hợp đồng và giao dịch được quy định trong
Bürgerliches Gesetzbuch (BGB) và Luật Thương mại (Handelsgesetzbuch - HGB).

Hệ thống pháp luật Đức cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản bằng cách thi hành luật pháp
và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hình phạt đối với vi phạm quyền sở hữu tài sản.

9
II. Mức độ phát triển và tăng trưởng kinh tế của Đức trong 20 năm qua
1. GNI bình quân đầu người
Thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI) là chỉ số kinh tế xác định tổng thu
nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm. Đây là chỉ tiêu đo thực
lực của quốc gia.

Nguồn: https://ycharts.com/indicators/germany_gni_per_capita_constant_us
=> Nhìn chung thu nhập quốc gia của Đức trong giai đoạn 2002-2022 ban đầu có tăng, có
suy thoái năm 2008 nhưng đã lấy lại sự ổn định và tăng dần ở các năm sau. Tuy nhiên do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Đức ảnh hưởng dẫn đến suy thoái nặng nề
từ năm 2020-2022.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Đức - nền kinh tế
đầu tàu của châu Âu - đang trượt dốc và sẽ suy giảm trong năm 2023.
Trong suốt nhiều thập niên qua, nền kinh tế Đức đã đạt hết thành công này đến thành
công khác, thống trị thị trường toàn cầu về các sản phẩm cao cấp như ô tô hạng sang và
máy móc công nghiệp. Đức luôn được xem là đầu tàu kinh tế của châu Âu và nhiều lần
vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục, thậm chí còn làm bệ đỡ cho một số nền kinh
tế yếu ớt của EU trong những giai đoạn suy thoái.
10
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế tươi sáng giờ đây không còn nữa khi Đức đang là nền
kinh tế phát triển hoạt động kém hiệu quả nhất thế giới. Theo dự báo của IMF, EU và Tổ
chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế Đức đang trên đà suy giảm và GDP
của Đức sẽ giảm 0,4% vào năm 2023 so với mức 0,2% dự kiến trước đó.

2. PPP GNI bình quân đầu người


GNI (Gross national income – GNI) là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một
quốc gia trong một thời gian, thường là một năm.
Năm GNI nước Đức

2002 1,953.07 USD

2003 2,157.76 USD

2004 2,613.92 USD

2005 2,949.67 USD

2006 3,152.15 USD

2007 3,329.51 USD

2008 3,584.35 USD

2009 3,575.76 USD

2010 3.653,93 USD

2011 3,789.77 USD

2012 3,744.75 USD

2013 3,807.84 USD

2014 3,585.31 USD

2015 3,740.02 USD


2016 3,646.62 USD

2017 3,617.06 USD

2018 3,937.44 USD

2019 4,089.75 USD

2020 3,996.15 USD


2021 4,298.33 USD
2022 4,488.99 USD

11
PPP (Public - Private Partnership) Đầu tư theo hình thức đối tác công tư: là hình thức
đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung
cấp dịch vụ công.

PPP của nước Đức Năm

2003 43,089 $

2004 43,605 $

2005 43,949 $

2006 45,678 $

2007 47,101 $

2008 47,643 $

2009 45,044 $

2010 46,999 $

2011 49,758 $

2012 49,872 $

2013 49,954 $

2014 50,846 $

2015 51,159 $

2016 51,880 $

2017 53,071 $

2018 53,431 $

2019 53,874 $

2020 51,840 $

2021 53,180 $

2022 53,560 $

12
Dự án PPP đầu tiên được triển khai ở nước Đức là vào năm 2003 và mô hình này đã
nhanh chóng phát triển trong một thời gian ngắn. Từ năm 2003 tới năm 2007, số dự án
PPP ở Đức đã tăng từ 1 dự án lên 35 dự án và tới cuối năm 2008, số dự án PPP đã chiếm
khoảng 15% tổng số dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng ở Đức. Đến đầu
tháng 4/2015, số dự án PPP ở Đức đã lên tới 243 dự án và được triển khai trên nhiều lĩnh
vực. Các dự án PPP ở Đức thường tập trung vào các dự án liên quan đến hợp tác trong
việc xây dựng, bảo trì hoặc vận hành các đường công cộng và các tòa nhà (ví dụ trường
học, bệnh viện).

3. HDI và tốc độ tăng trưởng kinh tế.


Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia
trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

Chỉ số phát triển con người (HDI) của Đức đã tăng từ 0,889 năm 2000 lên 0,944 vào
năm 2020, cho thấy Đức đã đạt mức phát triển con người rất cao. Bản thân HDI là một
thống kê kết hợp tuổi thọ, trình độ học vấn và GDP bình quân đầu người. Các quốc gia có
điểm trên 0,800 được coi là có trình độ phát triển rất cao so với các quốc gia có điểm thấp
hơn. Điểm HDI của Đức đã tăng liên tục từ 0,889 năm 2000 lên 0,944 vào năm 2020, cho
thấy Đức luôn có mức độ phát triển con người rất cao. Tuy nhiên, từ năm 2020, có thể
thấy chỉ số HDI của Đức đang giảm dần do dịch covid và vẫn tiếp tục giảm ở năm kế tiếp.

13
Tốc độ tăng trưởng có thể hiểu là độ nhanh hay chậm của sự gia tăng tổng sản phẩm
quốc nội của quốc gia (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hay những quy mô
sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Từ năm 2002 - 2022, GDP Đức có biến động tăng giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng
cao, tăng từ GDP 2,078.48 tỷ USD năm 2002 tăng đến 4,072.19 tỷ USD năm 2022. Nhìn
chung, kinh tế Đức từ năm 2002 - 2022 có sự tăng trưởng kinh tế tích cực với nền kinh tế
mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên, GDP
năm 2019 - 2020 giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch covid, GDP 2021 - 2022 tiếp tục
giảm và được dự đoán sẽ giảm thêm trong giai đoạn 2022 - 2023. Ông Oliver Holteröller,
Phó Chủ tịch Viện IWH, cho biết lý do đưa ra dự báo này là ngành công nghiệp và tiêu
dùng tư nhân ở Đức phục hồi chậm hơn mức dự báo trước đây. Nền kinh tế Đức đã phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hơn một năm qua. Giá năng lượng tăng vọt trong
năm 2022 đã chấm dứt quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tỷ lệ lạm phát tăng
cao khiến sức mua của người dân giảm mạnh.

III. Lợi ích, chi phí và rủi ro


1. Lợi ích: tiềm năng thị trường
Có vị trí địa lý quan trọng và thuận lợi: nước Đức nằm ở khu vực trung tâm EU, giáp
biên với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo, CH Séc, Ba Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua và cách Việt Nam khoảng
11 giờ bay thẳng, là điểm đến hấp dẫn cho hàng hoá Việt Nam và thuận lợi cho hàng hoá
Việt Nam sang các thị trường Châu Âu khác.

Đức có quy mô thị trường lớn: Đức là quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 4
trên thế giới và lớn nhất Châu Âu, người dân ở đây có thu nhập cao, chỉ số HDI của Đức
đứng trong top 10 của thế giới, là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất Châu Âu,
Đức thực sự là một quốc gia cung cấp một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt
động và phát triển.

Có hệ thống pháp lý mạnh mẽ: Quyền sở hữu tài sản trong hệ thống pháp luật Đức
được coi là quyền cơ bản và được bảo vệ mạnh mẽ, đảm bảo sự công bằng trong hợp
đồng và giải quyết tranh chấp. Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và
đáng tin cậy.

Có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Chính phủ Đức thường áp dụng các chính
sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp có thể kể đến như các chính sách thuế, hỗ trợ
tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ.
Đặc biệt trong nhiều năm gần đây, Đức có rất nhiều các chương trình nhằm hỗ trợ sự
phát triển khu vực kinh tế tư nhân của nước ta. Trong đó có hỗ trợ đào tạo nghề và tìm
kiếm việc làm cho người lao động, cho công tác xoá đói giảm nghèo. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển và đầu tư của doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng phát triển: Là một trong những nước có nền khoa học hiện đại phát triển
bậc nhất, Đức có một cơ sở hạ tầng vững chắc và hiện đại, bao gồm hệ thống giao thông,

14
viễn thông và nguồn nhân lực có trình độ cao. Điều này sẽ rất dễ dàng cho các doanh
nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.

Có những cơ hội rất tốt để khai thác tiềm lực hợp tác : Thị trường Đức có sự đa dạng
trong nhiều ngành nghề như công nghệ thông tin, ô tô, máy móc, năng lượng, tái tạo,
thực phẩm,.... mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các đối tác,
khách hàng và thị trường mới. Đặc biệt với giai đoạn hiện nay khi Việt Nam và EU đang
nỗ lực khẩn trương kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do thì việc đẩy mạnh kết
nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đức sẽ giúp làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác
chiến lược Việt Nam - Đức.

2. Chi phí: cơ sở hạ tầng, tham nhũng, thực thi hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu và
các chi phí khác
a. Chi phí cơ sở hạ tầng
Trung bình mức sống ở Đức được đánh giá cao trên nghiên cứu về chất lượng cuộc
sống của Mercer: Năm 2017, có 7 thành phố của Đức lọt vào top 30, 3 trong số đó nằm
trong top 10: Munich (4), Dusseldorf (6), Frankfurt (7), Berlin (13), Hamburg (18),
Stuttgart (24) và Nuremburg (25). Munich và Frankfurt cùng xếp thứ 2 trong danh sách
những thành phố có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới (sáu Singapore), Dusseldorf xếp thứ
15 (xếp trên London) và Hamburg đồng hạng với Zurich ở vị trí thứ 19. Vậy nên để để có
thể thuê mặt bằng và xây dựng doanh nghiệp trên đất nước này sẽ trở nên khá đắt đỏ.
Doanh nghiệp cần tính đến chi phí thuê hoặc mua đất, xây dựng hoặc thuê nhà xưởng,
văn phòng và các công trình khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ.

Chi phí điện nước của Đức được đánh giá là một trong những nước có mức giá cao
nhất thế giới, cao gấp 4 lần Việt Nam và trong những năm trở lại đây, giá điện của Đức
có mức tăng đáng báo động, nhất là từ sau tình hình chiến sự tại Ukraine, vậy nên chi phí
phải bỏ ra chắc chắn là rất lớn, vậy nên muốn chắc chắn doanh nghiệp có thể hoạt động
lâu dài thì cần có sự cân nhắc trong việc tổ chức và xây dựng doanh nghiệp trên đất nước
này cũng như cần sự quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng điện nước.

Giao thông và vận chuyển: Đức có hệ thống giao thông và vận chuyển phát triển, bao
gồm đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thuỷ. Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý
đến chi phí vận chuyển chuyển, logistics khi muốn kinh doanh ra nước ngoài. Nhưng
hiện nay chi phí logistics vẫn ở mức cao, phí vận chuyển đi Châu Âu đang tăng gấp nhiều
lần so với thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19. Không chỉ vậy thời gian vận chuyển
hàng hoá cũng kéo dài thêm 1,5 -2 lần so với thời điểm đầu năm 2020.

Chi phí tham nhũng: Đức được coi là một trong những quốc gia ít xảy ra vấn đề tham
nhũng nhất trên thế giới. Từ năm 2021, Đức đứng thứ 9 trên Bảng xếp hạng chỉ số tham
nhũng của tổ chức Hành động Quốc tế (Transparency International), vậy nên các doanh
nghiệp khi đầu tư vào quốc gia này sẽ không phải mất quá nhiều khoản phí cho chi phí
tham nhũng, nhưng việc tham nhũng vẫn sẽ xảy ra nên việc đề phòng vẫn rất cần thiết để
tránh làm phát sinh nguồn chi phí không cần thiết.

15
b. Chi phí thực thi hợp đồng
Luật pháp Đức không có sự phân biệt giữa người Đức và công dân nước ngoài khi họ
muốn thành lập công ty tại Đức và cũng không có hạn chế về việc thu hồi lợi nhuận. “Có
rất nhiều phòng ban, tổ chức chính phủ, cũng như ngân hàng có chương trình hỗ trợ khởi
nghiệp với nhiều gói không hoàn lại. Ví dụ, gói hỗ trợ của Cơ quan Việc làm Liên bang
Đức với 6 tháng hỗ trợ tài chính cho nhóm sáng lập hoặc của IFB Hamburg với gói trị giá
75.000 – 150.000 Euro cho những công ty khởi nghiệp, dù mới dừng ở ý tưởng hay đã
gọi vốn thành công ở các nhà đầu tư khác.

Với mỗi dạng hình thức pháp lý doanh nghiệp khác nhau, yêu cầu về vốn khởi đầu, số
người sáng lập và trách nhiệm doanh nghiệp cũng khác nhau. Quan trong việc thành lập
công ty ở Đức không bị ràng buộc nơi cư trú hay quốc tịch nhà sáng lập. Các nhà đầu tư
Việt Nam đều có thể tham gia. Một lưu ý duy nhất là Giám đốc Điều hành, người đại
diện pháp lý cho công ty nên cư trú ở Đức. Loại hình công ty phổ biến nhất ở Đức là
GmbH (Gesellschaft mit beschränkter Haftung – Công ty trách nhiệm hữu hạn). Vốn cổ
phần tối thiểu cho một GmbH là 25.000 Euro và chi phí đăng ký thành lập công ty tại
Đức chỉ khoảng 400 Euro. Nhưng nhà đầu tư cũng có thể thành lập công ty “mini-
GmbH” với số vốn chỉ 1 Euro. Với mức đầu tư thấp như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài
nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể coi đây là một lợi thế trong chiến
lược phát triển và tăng trưởng kinh doanh ở Đức nói riêng và Châu Âu.

3. Rủi ro
a. Rủi ro chính trị
Trong những năm qua, Đức vẫn luôn dẫn đầu châu Âu về số người nhập cư và số đơn
xin tị nạn hàng năm. Sự việc này để lại nhiều hệ quả như khối Liên minh châu Âu lao đao
và có nguy cơ tan rã vì Brexit ở Anh; các phong trào cực hữu với khẩu hiệu chống nhập
cư lên như diều gặp gió khắp chính trường châu Âu mà Đức với tư cách là thành viên chủ
chốt của Liên minh châu Âu nên ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và việc ra quyết định
của Đức. Ngoài ra, còn làm gia tăng các tệ nạn xã hội ở quốc gia khiến nảy ra những
cuộc biểu tình phản đối việc di cư và sự gia tăng của người nhập cư vào đất nước này.

=> Tạo ra không chắc chắn và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, có thể làm thay
đổi quy định pháp lý, chính sách thuế và môi trường kinh doanh tổng thể, gây khó khăn
cho doanh nghiệp nước ngoài.

Mặc dù Đức có một hệ thống chính trị dân chủ mạnh mẽ, nhưng những phong trào
chủ nghĩa dân túy và cực đoan có thể gây căng thẳng chính trị, làm dấy lên lo ngại chủ
nghĩa dân túy có thể đưa đến những hệ lụy gây bất ổn đối với nền chính trị của quốc gia,
thậm chí làm thay đổi đường lối, chính sách của các đảng cầm quyền và các chính phủ.
Các phong trào dân túy có thể tạo ra sự phân cắt và căng thẳng trong xã hội và gây ảnh
hưởng đến sự ổn định chính trị.

=> Điều này có thể tạo ra một môi trường chính trị không ổn định và có thể ảnh hưởng
đến quyết định kinh doanh và ưu tiên của chính phủ. Ngoài ra, còn gây ra sự bất ổn và

16
không chắc chắn về chính sách kinh tế và quy định, ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh và đầu tư.

Sự ổn định chính trị ở Đức bị đe dọa bởi các cuộc bầu cử, thay đổi chính phủ hoặc sự
không đồng nhất trong các quyết định chính trị, cộng với sự đa dạng chính trị với nhiều
đảng và phong trào chính trị. Các đảng chính trị chính ở Đức bao gồm Cơ đốc viện Liên
minh Dân chủ Christian (CDU/CSU), SPD, Đảng Xanh, và Đảng Dân chủ tự do (FDP).
Ngoài ra, các quyết định chính trị cấp địa phương (ví dụ: ở các bang, thành phố) có thể
ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua các chính sách địa phương, thuế địa phương,
hoặc hỗ trợ kinh doanh địa phương.

=> Tạo ra sự biến động và thay đổi trong chính trị nội bộ. Và việc có nhiều đảng và quan
điểm chính trị khác nhau có thể tạo ra sự cạnh tranh và đa chiều trong chính trị nội bộ.

Mức độ rủi ro chính trị trong kinh doanh tại Đức được đánh giá là tương đối thấp so
với một số quốc gia khác trên thế giới. Đức là một quốc gia ổn định chính trị với hệ
thống chính trị đa đảng và đảm bảo tính dân chủ. Đặc biệt đúng trong bối cảnh Đức được
biết đến với tính ổn định chính trị và hệ thống pháp luật đáng tin cậy.

b. Rủi ro kinh tế
Tỷ lệ lạm phát của Đức ở mức 3,80%, so với 4,50% của tháng trước và 8,80% của
năm ngoái, con số này cao hơn mức trung bình dài hạn là 2,00% và cao hơn mức trung
bình ở Eurozone (Khu vực sử dụng đồng euro). Điều này dẫn đến tăng chi phí vận hành
của doanh nghiệp, bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, lao động và các chi phí khác, từ
đó làm giảm lợi nhuận và cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tiêu
dùng và nhu cầu, người tiêu dùng có thể trở nên cảnh giác hơn với việc tiêu dùng và giảm
chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ không cần thiết, việc này sẽ đến nhu cầu của doanh
nghiệp và làm giảm doanh số bán hàng.

Nạn thất nghiệp đang ngày càng gia tăng tại Đức điều này khiến các doanh nghiệp
Việt Nam có thể đối mặt với sự suy giảm trong đầu tư, giảm nhu cầu và sự cạnh tranh
khốc liệt từ các doanh nghiệp địa phương hoặc quốc tế khác. Với nạn thất nghiệp ngày
càng gia tăng, quốc gia này có thể đưa ra những chính sách và quy định lao động mới
nhằm bảo vệ người lao động và giảm thất nghiệp, dẫn đến việc làm tăng chi phí lao động
và đặt ra những yêu cầu phức tạp hơn đối với việc tuyển dụng và quản lý nhân sự của
doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ thống thuế đa dạng ở Đức có thể làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp. Các
mức thuế và quy định thuế có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh và giá cả của sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam so với các đối thủ địa phương và quốc tế khác tại
Đức. Nếu mức thuế cao hoặc quy định thuế khắt khe hơn, doanh nghiệp Việt Nam có thể
phải đối mặt với khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh.

Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu
hiện yếu kém dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại Đức có thể tăng cao.
Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Đức sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ

17
từ các đối thủ địa phương và quốc tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tìm cách tạo ra sự độc đáo để duy trì và mở rộng thị
phần trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, các doanh nghiệp Đức có thể giảm
đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh, làm giảm cơ hội hợp tác và đối tác kinh doanh
với các doanh nghiệp Việt Nam tại Đức.

Mặc dù có những rủi ro nhất định, Đức vẫn duy trì một nền kinh tế vững chắc với cơ
sở hạ tầng tốt, nguồn lao động chất lượng cao và năng lực cạnh tranh. Chính sách kinh tế
của chính phủ cũng thường xuyên được đánh giá cao về tính ổn định và hiệu quả. Mức độ
rủi ro kinh tế trong kinh doanh tại Đức ở mức trung bình so với một số quốc gia khác trên
thế giới.

c. Rủi ro pháp lý
Quyền pháp lý ở Đức cung cấp khung pháp lý và đảm bảo sự ổn định và đáng tin cậy
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Đức. Quyền sở hữu tài sản cá
nhân được bảo vệ rất mạnh mẽ theo luật pháp. Quyền sở hữu tài sản cá nhân là một
quyền cơ bản được bảo vệ bởi Hiến pháp Đức. Theo luật pháp Đức, việc bảo vệ tài sản cá
nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp liên bang và địa phương. Đất nước này có
khung pháp lý rộng rãi bao gồm việc bảo vệ tài sản cá nhân của cả công dân lẫn người
nước ngoài mua bất động sản ở Đức . Đức cũng có luật pháp rất rõ ràng về việc bảo vệ sở
hữu trí tuệ.

Ví dụ: khi doanh nghiệp Việt Nam có một sáng chế độc đáo thì có thể đăng ký bằng
sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ Đức (German Patent and Trade Mark Office - DPMA).
Điều này sẽ bảo vệ quyền độc quyền của doanh nghiệp đối với sáng chế và ngăn ngừa
người khác sao chép, sử dụng hoặc bán sáng chế của doanh nghiệp mà không có sự cho
phép. Hoặc là khi tham gia vào các giao dịch thương mại hoặc kinh doanh, việc ký kết
hợp đồng có thể là một cách để bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân. Hợp đồng có thể
quy định rõ ràng về quyền sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng tài sản.

Đức là một quốc gia có hệ thống pháp luật phức tạp, chi tiết và nghiêm ngặt. Việc
tuân thủ các quy định và thủ tục địa phương, quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động, quy
định thuế và tài chính, cũng như quy định về thương mại và cạnh tranh là rất quan trọng
để tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Mức độ rủi ro pháp lý khi kinh
doanh tại Đức có thể được xem là trung bình đến cao, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
loại hình kinh doanh, ngành nghề, quy mô và tuân thủ pháp luật.

d. Các nguồn rủi ro tiềm ẩn


Đức là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều doanh nghiệp địa phương và quốc
tế hoạt động. Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ mạnh
và phải tìm cách nổi bật và tạo ra lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng và duy trì thị
phần.

18
Đức có văn hóa và ngôn ngữ riêng, khác biệt với Việt Nam. Sự khác biệt này có thể
tạo ra thách thức trong việc giao tiếp và hiểu biết khách hàng, đối tác và nhân viên. Vì
vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào việc nắm vững văn hóa và ngôn ngữ Đức để
tạo mối quan hệ kinh doanh hiệu quả.

Đức là một quốc gia có nền công nghệ phát triển và luôn được đổi mới nên các doanh
nghiệp Việt Nam phải thường xuyên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
để không bị bỏ lại trong sự cạnh tranh và mất cơ hội phát triển kinh doanh. Ngoài ra, với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và dữ liệu thì các doanh nghiệp phải đảm bảo trong
việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng hoặc thông tin quan trọng, nếu không có
thể gây tổn thất về uy tín và tài chính cho doanh nghiệp

19
PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung, khi kinh doanh tại thị trường Đức, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt
với những khó khăn và rủi ro về kinh tế, chính trị, pháp lý. Đức đã và đang đối diện với
tỷ lệ lạm phát và nạn thất nghiệp gia tăng, cùng với đó là hệ thống pháp lý phức tạp, các
doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách nổi bật và tạo ra lợi thế cạnh tranh để thu hút
khách hàng và duy trì thị phần.

Song, tiềm năng phát triển tại thị trường này là vô cùng tích cực, nhất là sau khi Hiệp
định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực. Không chỉ là đất
nước nằm ngay trung tâm EU, Đức luôn vươn mình khẳng định sự phát triển cơ sở hạ
tầng - công nghệ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và đầu tư của doanh
nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ tối ưu.

Điều quan trọng là nắm vững thông tin và nghiên cứu kỹ về lĩnh vực và ngành nghề
của trước khi bắt đầu kinh doanh tại Đức. Tìm hiểu về quy định pháp lý, tìm hiểu văn hóa
kinh doanh và xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết có thể giúp giảm thiểu những
rủi ro và khai thác tốt các cơ hội tiềm năng trong quá trình kinh doanh.

20
NGUỒN THAM KHẢO
[1] Thâm nhập thị trường Đức (https://nhandan.vn/)
[2] thị trường đức(http://www.itpc.gov.vn/)
[3] HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG ĐỨC (https://wtocenter.vn/)
[4] Cần bao nhiêu tiền để thành lập công ty tại Đức?(https://bsop.com.vn/)
[5] Chi Phí Sống Ở Đức – Bạn Cần Bao Nhiêu Tiền ? - Eurolink - Tư Vấn Du Học Đức
(https://eurolinkedu.com/)
[6] “Hạ nhiệt” chi phí logistics, không để nền kinh tế rơi vào “bất thường”, khó cạnh
tranh (https://vneconomy.vn/)
[7] Hệ quả kinh tế của cuộc khủng hoảng di cư đối với nước Đức (https://sti.vista.gov.vn/)
[8] Ngày càng nhiều người Đức phản đối tiếp nhận người tị nạn | Vietnam+ (VietnamPlus)
(https://www.vietnamplus.vn/)
[9] Làn sóng chủ nghĩa dân túy ở một số quốc gia châu Âu và những tác động đến chiến
lược phát triển chung - BÌNH LUẬN - Tạp chí Cộng sản
(https://www.tapchicongsan.org.vn/)
[10] Germany Inflation Rate (I:GCCPIUM). (https://ycharts.com/)
[11] Lạm phát của Đức vẫn cao hơn mức trung bình ở Eurozone | Vietnam+
(VietnamPlus) (https://www.vietnamplus.vn/)
[12] Dự báo nền kinh tế Đức sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2023 | Vietnam+
(VietnamPlus)(https://www.vietnamplus.vn/)
[13] Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức tăng lên mức kỷ lục trong tháng 7
(https://daibieunhandan.vn/)
[14] Private Property Laws in Germany (https://www.lawyersgermany.com/)
[15] Đức: Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao hơn dự báo (https://hanoimoi.vn/)
[16] Country Risk Report Germany (https://www.allianz.com/)
[17] HDI - Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/)
[18] Human Development Index (HDI) by Country 2023
(https://worldpopulationreview.com/)
[19] Đức - Wikipedia
[20] Germany GNI Per Capita 1972-2023 | MacroTrends (https://www.macrotrends.net/)
[21] Kinh tế Đức đang trượt dốc? (https://thanhnien.vn/)
[22] Germany GNI 1972-2023 | MacroTrends. (https://www.macrotrends.net/)
[23] Kinh tế Đức – Wikipedia tiếng Việt (https://vi.wikipedia.org/)
[24] Học viện tư pháp - Hệ thống pháp luật Đức (https://hocvientuphap.edu.vn/)
[25] Bảo vệ đối với tài sản vật chất tại Đức (https://quochoi.vn/)
[26] Tổng quan nền kinh tế Đức (https://www.nhadep.net/)
[27] kinh tế Đức (https://vi.wikipedia.org/)
[28] Germany - Railways, Roads, Telecommunications | Britannica
(https://www.britannica.com/)

21

You might also like