You are on page 1of 5

a.

Thể chế nhà nước và chế độ chính trị CHLB Đức


Hệ thống chính trị của Đức cũng điều hành theo mô hình cộng hòa liên bang, nghị viện,
và dân chủ đại diện. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm
và quyền lực tượng trưng.
Quyền lực nhà nước được phân chia thành nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự
phân chia quyền lực là một thành phần cốt lõi của tất cả các nền dân chủ và được ghi
trong hiến pháp của CHLB Đức, Hiến pháp. Nghị viện thuộc nhánh lập pháp, trong khi
chính phủ thuộc nhánh hành pháp. Ngành tư pháp giữ vai trò quan trọng vì các thẩm phán
tại tòa án ở cả cấp tiểu bang và liên bang đều độc lập và đưa ra quyết định chỉ dựa trên
luật pháp. Tòa án cao nhất ở Đức là Tòa án Hiến pháp Liên bang, nơi giám sát việc tuân
thủ Hiến pháp.
Sự cân bằng chính trị ở Đức được thiết lập cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo
chiều ngang, đó là nhờ chế độ nghị viện với chính quyền được chia làm ba nhánh: lập
pháp, hành pháp và tư pháp để không một cơ quan nào được duy nhất nắm giữ quyền lực,
điều cần thiết để tránh dẫn đến mất ổn định và độc tài. Cân bằng theo chiều dọc đạt được
nhờ cơ chế chính quyền liên bang và cơ quan đại diện của địa phương tại quốc hội liên
bang là thượng nghị viện.
Lập pháp
Hiến pháp Đức không khẳng định nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mà
tuyên bố rằng: hệ thống lập pháp bị ràng buộc bởi hiến pháp, còn hành pháp và tư pháp bị
ràng buộc theo luật pháp và công lý. Nghị viện liên bang gồm hạ nghị viện và thượng
nghị viện, trong đó hạ nghị viện là cơ quan quyền lực nhất trong thể chế nghị viện-liên
bang.
Hành pháp
Lãnh đạo hành pháp gồm thủ tướng và tổng thống với quyền lực tập trung vào thủ tướng.
Thủ tướng và nội các
Thủ tướng do hạ nghị viện bầu theo đề nghị của tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm, không giới
hạn số nhiệm kỳ. Người đứng đầu đảng đa số trong quốc hội hoặc liên minh đảng thắng
cử thường được đề cử giữ chức thủ tướng. Thủ tướng được quyền quyết định số bộ
trưởng và nhiệm vụ của họ, đề cử bổ nhiệm và miễn nhiệm bộ trưởng. Thủ tướng đề nghị
tổng thống phê chuẩn bộ trưởng, không qua quốc hội.
Thủ tướng một mình chịu trách nhiệm về chính sách của chính phủ liên bang, không chia
sẻ trách nhiệm và quyền lực với các bộ trưởng. Các bộ trưởng phải chấp hành chính sách
của quốc gia do thủ tướng đưa ra.
Nội các gồm 16 thành viên, đứng đầu là Thủ tướng, 1 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ
Kinh tế và Công nghệ. Ngoài ra có 14 bộ trưởng
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính lễ
nghi, nhiệm kỳ 5 năm, tối đa hai nhiệm kỳ.
Tư pháp
Hệ thống tư pháp của Đức theo một cấu trúc đơn nhất, được chia thành 7 nhánh, gồm có:
hiến pháp, phổ thông, hành chính, tài chính, lao động, xã hội và luật về bản quyền. Các
nhánh tư pháp này hoạt động độc lập và song song với nhau, đứng đầu mỗi nhánh là một
tòa án liên bang tối cao phụ trách lĩnh vực của mình.
B, Đặc trưng mô hình của Nhà nước pháp quyền CHLB Đức
- Cộng hòa liên bang Đức là nhà nước dân chủ
Điểm qua về nền dân chủ, tự do trong lịch sử nước Đức: Nhà nước cộng hòa Weimar
(1918-1933) đánh dấu sự nổi tiếng với nền dân chủ nghị viện (mặc dù do hạn chế về mặt
lịch sử nên không hoàn toàn thành công), Hiến pháp Weimar 1919 và “Tòa án nhà nước”
để giải quyết các “tranh chấp hiến pháp” của Vương quốc Đức. Trong Nghị viện cộng
hòa thời đó đã có tới 6 đảng phái chính trị khác nhau. Những truyền thống quý báu được
kế thừa và phát triển kể cả khi thành lập nước CHLB Đức vào năm 1949, vốn được
khẳng định tại khoản 1 Điều 20 LCB cho đến ngày nay.
Nền dân chủ được thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong
hệ thống và phương thức bầu cử, trong các cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền và các
tổ chức, hiệp hội, cơ quan khác, trường học…Có thể lấy một trong nhiều ví dụ để minh
họa: theo quy định của pháp luật về thi hành án của CHLB Đức thì tù nhân cũng có chế
độ nghỉ phép hàng năm và có tài khoản để tích lũy khoản tiền trong thời gian lao động,
cải tạo để khi ra tù tái hòa nhập tốt vào đời sống xã hội.
- Cộng hòa liên bang Đức là nhà nước liên bang
Nhà nước liên bang được quy định tại khoản 1 Điều 20 LCB.
Hiện nay, CHLB Đức gồm có 16 bang, vì thế có quốc hiệu đầy đủ là Cộng hòa Liên bang
Đức. Mỗi bang Mỗi bang trở thành “một nhà nước địa phương” với cơ cấu, tổ chức gần
như cấp liên bang, là một thực thể có chủ quyền, có hiến pháp riêng, có nghị viện riêng,
có chính quyền riêng, có tòa án riêng. Tuy nhiên theo điều 31 Hiến pháp Đức thì Luật
liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.
Để bảo đảm ý nghĩa về mặt xã hội, sự công bằng, bình đẳng trên nguyên tắc “phân chia
và kiểm soát tốt quyền lực” giữa cơ quan nhà nước cấp trung ương cũng như địa phương,
các bang đều có đại diện tại Hội đồng liên bang, Ủy ban hỗn hợp, Tòa án tối cao liên
bang…
- Cộng hòa liên bang Đức là nhà nước xã hội
Khoản 1 Điều 20 LCB cũng khẳng định CHLB Đức là nhà nước xã hội, vì lẽ đó nhân
phẩm con người được đặt lên hàng đầu và quy định tại khoản 1 Điều 1, tiếp theo là các
quy định về quyền cơ bản của công dân.
Chúng ta nghe nói nhiều về thuật ngữ “quyền lực nhà nước”, thế nhưng trong NNPQ thì
“tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” (khoản 2 Điều 20 LCB) hay còn gọi là “nhà nước
dân sự”, vì vậy nhân dân phải là “đối tượng điều chỉnh đầu tiên của pháp luật” (từ Điều 1
đến Điều 19 LCB) mà “hiến pháp của hiến pháp” lần lượt thể hiện: bảo vệ nhân phẩm, tự
do cá nhân, tự do ngôn luận, bảo vệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền sở hữu…
Cộng hòa liên ban Đức bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội tốt nổi tiếng thế giới, trong đó
nguyên tắc công bằng xã hội là tâm điểm, mục đích của NNPQ, không bị thay đổi và có
hiệu lực vô thời hạn. Nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà nước thật lớn lao trong nhiều lĩnh
vực, trong đó không thể không kể đến việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em (khoản 4 Điều 6
LCB); bình đẳng nam nữ trong việc làm và tiền lương; chế độ bảo hiểm xã hội, chăm sóc
y tế ưu việt, tôn trọng, giúp đỡ người tàn tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, trợ cấp
tiền nhà ở; các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo vệ môi trường, thực hiện
tốt mục tiêu cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân.
C, Các đảng chính trị
Nước Đức hiện có nhiều chính đảng nhưng có ảnh hưởng nhiều hơn cả là 6 đảng sau:
- Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) hiện là đảng cầm quyền của Thủ
tướng A.Mác-ken, được thành lập năm 1945 gồm những lực lượng được thống nhất từ
Đảng Trung tâm Đức. Đảng có khuynh hướng bảo thủ nhưng không có cương lĩnh. Chỉ
sau thất bại tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang 1969, Đảng mới coi trọng cải cách trong
Đảng và lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh của Đảng năm 1978. Đảng quan tâm thu hút
mọi tầng lớp dân cư, quan hệ với nhiều nhóm cử tri khác nhau nhưng đặc biệt là giới chủ
của các tập đoàn kinh tế lớn. Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo luôn có quan hệ liên
minh chặt chẽ với Đảng Liên minh xã hội Thiên chúa giáo. Tại Quốc hội Đức, nghị sĩ của
hai đảng này sát nhập lâu dài với nhau trong một đoàn nghị sĩ chung.
- Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) - chính đảng lớn và lâu đời nhất nước Đức. Tiền thân
của Đảng là Tổng hội Công nhân Đức thành lập năm 1863 và Đảng Công nhân Dân chủ
xã hội thành lập năm 1869. Khác với Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng
Dân chủ xã hội Đức là một chính đảng được tổ chức chặt chẽ, có cương lĩnh ngay từ thời
kỳ đầu thành lập. Đảng luôn đề cao giá trị cơ bản: Tự do, công bằng, đoàn kết. Đảng là
thành viên của Đảng Dân chủ xã hội châu Âu và Liên hiệp Xã hội chủ nghĩa quốc tế -
một tổ chức có sự tham gia của hơn 160 đảng và tổ chức từ tất cả các châu lục. Là đảng
mạnh thứ hai trong hệ thống đảng chính trị ở Đức với hơn 700 ngàn đảng viên. Hiện tại
Đảng tham dự vào chính phủ của 13 tiểu bang, trong đó thủ hiến của 9 tiểu bang là người
của Đảng Dân chủ xã hội.
- Đảng Dân chủ tự do (FDP) được thành lập năm 1948 là một chính đảng trung hữu, lớn
thứ ba ở Đức, thường xuyên có đảng đoàn trong Quốc hội liên bang nhờ vượt tỷ lệ 5%
phiếu bầu tại các cuộc bầu cử Quốc hội. Quan điểm chính trị chủ đạo của đảng này là chủ
nghĩa tự do, nhà nước can thiệp ít nhất vào thị trường. FDP nhận được sự ủng hộ chủ yếu
từ những tầng lớp có thu nhập và học thức cao hơn trong xã hội.
- Đảng Xanh bắt nguồn từ phong trào xã hội - sinh thái theo quan điểm bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững, khẳng định mối quan hệ sống còn giữa con người và tự
nhiên. Do đó, mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” (1980) so với những chính đảng khác nhưng
lớn mạnh rất nhanh, được mọi tầng lớp cư dân ủng hộ, nhất là giới trẻ và vượt 5% phiếu
bầu ngay tại cuộc bầu cử Quốc hội chỉ sau 3 năm thành lập. Từ năm 1998 đến nay, Đảng
Xanh thường liên minh với đảng cầm quyền trong Chính phủ liên bang.
- Đảng Liên minh xã hội Thiên chúa giáo là chính đảng duy nhất ở Đức chỉ hoạt động ở
một bang Ba-va-ri-a nhưng lại có tầm ảnh hưởng cả liên bang bởi luôn có quan hệ chặt
chẽ với Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo và các chính đảng trong khối liên minh
cầm quyền. Ra đời năm 1946, Đảng lấy tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng Thiên chúa giáo
làm thế giới quan.
- Đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức (PDS) kế thừa Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất
Đức - chính đảng duy nhất lãnh đạo ở Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây. Về nội dung,
Đảng dựa trên lý tưởng xã hội chủ nghĩa và trong các đảng phái đứng về phía cánh tả của
Đảng Dân chủ xã hội Đức. Thắng lợi quan trọng trong bầu cử hiện nay được giới hạn
trong miền Đông của nước Đức. Đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức hiện đã đổi tên
thành Đảng Cánh tả.

You might also like